Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 c
Trang 11
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin (CNTT) là rất quan trọng và cấp thiết Trong quyết định số 81/2001/QĐ - TTG, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho Ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo
* Những chủ trương của Đảng về ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị nêu rõ
+ Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước
+ Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định với việc
ứng dụng và phát triển CNTT trong đó có nội dung:“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học”
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 cũng đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học Đến năm 2020, toàn
bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác được học ứng dụng CNTT Trong những năm qua, Ngành GD&ĐT cũng đã có rất nhiều những văn bản hướng dẫn thực hiện ứng dụng CNTT:
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;
Trang 22
Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục;
+ Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012 Trong đó có đề cập đến vấn đề: Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail của ngành, có tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn, trong đó tên-cơ-sở-giáo-dục có thể là moet, tên sở, tên phòng
+ Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 - 2013
Trang 33
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ……… … Trang 1
PHỤ LỤC ……… 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài ……… ……… … 4
II Lịch sử vấn đề nghiên cứu ……… ……… 6
III Mục tiêu nghiên cứu ……… ………7
IV Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ………7
V Phương pháp, thời gian nghiên cứu ……….… 8
VI Điểm mới của đề tài ……… …… 7
PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I Cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi……… ……… 9
II Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi 18
1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi tại trường MN Bình Thuận ………18
2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi tại lớp 3 tuổi C …….……… ……… 19
* Thuận lợi ……….……… …… 19
* Khó khăn……….……… ……… … 19
CHƯƠNG II KẾT QUẢ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI I Một số giải pháp của đề tài ……… 21
II Kết quả của việc nghiên cứu đề tài ……… ………24
III Bài học kinh nghiệm ……….……… …… 25
IV Khả năng ứng dụng của đề tài ……….…….… …… … 26
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận ……… 27
II Kiến nghị ……… 27
1 Về phía nhà trường ……….….……… 27
2 Đối với phòng giáo dục……… 27
Trang 4ở giai đoạn này cũng vì vậy mà trở nên vô cùng quan trọng với các bậc làm cha, làm
mẹ và những người chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm non chúng ta Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác Đặc biệt giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Mầm non
Từ 3 tuổi trở đi, đứa trẻ tiếp tục mở rộng vốn từ, hoàn thiện ngữ pháp và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình hơn nữa Trẻ đã có thể nhớ được giai điệu và lời ca của những bài hát ngắn, thích xem quảng cáo và ngân nga theo những câu slogan của nhà cung cấp Nếu chúng ta trêu đùa, trẻ đã biết phản ứng với tên gọi của mình, chẳng hạn chúng ta gọi “Mimi mít ướt”, trẻ sẽ phản ứng: “Con không phải là Mimi mít ướt” Nếu đưa trẻ ra ngoài, ở tuổi lên ba, trẻ đã rất thích giao tiếp, và có thể nhận diện được màu sắc và reo hò lên “Kia là màu xanh, kia là màu vàng…” một cách thích thú Thậm chí, một số từ của trẻ sử dụng lúc này có thể không có nghĩa hoặc khiến người đối diện không hiểu
Tuy nhiên vốn từ của trẻ cũng rất khác nhau, chênh rất xa có trẻ từ vài trăm từ nhưng cũng có trẻ tới vài ngàn từ với từng trường hợp cụ thể Trong quá trình phát triển, một số trẻ có thể gặp những khó khăn trong phát triển ngôn ngữ như có thể hiểu ý nghĩa lời nói của người khác nhưng lại không nói ra từ hoặc câu để thể hiện nhu cầu
Trang 55
và hiểu biết của mình Nếu trẻ 3 tuổi rồi mà vốn từ của cháu còn quá nghèo nàn, chưa biết cách phối hợp các từ để thể hiện nhu cầu của mình, đặc biệt nếu không hòa nhập giao tiếp với bạn bè hoặc nhiều người thì rất có thể trẻ đã gặp một bất thường trong giao tiếp, lúc này cha mẹ phải gặp chuyên gia tâm lý để xác định trẻ có bị chậm phát triển trí tuệ, có mắc chứng tự kỷ hoặc có vấn đề với thính lực hay hoảng sợ lo âu…Vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các bậc làm cha mẹ và giáo viên là: giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ
Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ được tiếp cận với môi trường đa phương tiện kết hợp hình ảnh video, camera, âm thanh, chữ cái…được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối
đa qua một quá trình học đa giác quan Kỹ thuật đồ họa cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng thiên nhiên, các hình ảnh sống động mà theo phương pháp truyền thống thì khó mà thực hiện được giúp tiết kiệm được thời gian cho giáo viên, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy Nếu trước đây giáo viên Mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử Chỉ
cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ
màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú phát âm của trẻ Trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của
Vưgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng
Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục phát triển ngôn ngữ Mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục
Trang 66
Mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa cô giáo và trẻ Năm học 2015 - 2016, Phòng giáo dục và đào tạo Đại Từ tiếp tục triển khai nhiệm vụ năm học đến các cấp học là: tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục Dạy và Học trong các Nhà trường
Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ - đặc biệt trong việc phát triển ngôn ngữ là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của trẻ, tạo một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần như kiểu truyền thống Trẻ được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khả năng và
ý kiến của bản thân, được tạo cơ hội để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình Ứng dụng CNTT trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ không với riêng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ với bộ môn chính là Làm quen với văn học, mà với tất cả các lĩnh vực phát triển nhận thức, thẩm mỹ, thể chất bộ môn khác: Toán; Tạo hình; Âm nhạc; Khám phá khoa học; Thể dục
Năm học 2015-2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo bé 3 tuổi A, với tổng số học sinh là 38 cháu Đa số cháu đã biết nói, nhưng về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói, phát âm chưa rõ ràng, một số còn nói ngọng, nói lắp, nói chưa trọn câu…
Để đạt hiệu quả tốt ở mục tiêu phát triển ngôn ngữ, đặc biệt tạo ra hứng thú phát âm cho các cháu, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu:
“Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp 3 tuổi A trường Mầm non Bình Thuận.”
II Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngôn ngữ là một trong những phương tiện truyền đạt của cuộc sống, ta có thể nói như vậy, bởi không có ngôn ngữ, chúng ta khó có thể mang đến hay tiếp nhận từ mọi người xung quanh các thông tin cần thiết
Lứa tuổi Mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé là tuổi đang "Học ăn học nói" vì
vậy ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
Trang 77
cách trẻ Dẫn dắt trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để kết nối với thế giới xung quanh nhờ
sự hỗ trợ các phương tiện công nghệ hiện đại là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên Mầm non vì phải dành nhiều thời gian và tâm huyết ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới giúp trẻ hòa nhập và nắm bắt được thế giới
đa dạng, phong phú xung quanh mình
III Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho cô và trẻ lớp 3 tuổi A, thực hiện tốt nhiệm
vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường
Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển ngôn ngữ giúp trẻ hào hứng, chủ động
và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, mạch lạc, làm tiền đề cho việc học hỏi các ngoại ngữ sau này của trẻ cũng như tạo điều kiện cho sự hoạt động tương tác giữa trẻ và cô, giữa trẻ với thế giới xung quanh.Góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trong công tác giáo dục trẻ, hình thành ở trẻ nhận thức về vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt Nam, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống
IV Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm, biện pháp trong thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lớp 3 tuổi A trường Mầm non Bình Thuận
2 Phạm vi nghiên cứu
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động giáo dục trẻ ở lớp 3 tuổi A trường Mầm non Bình Thuận – Đại Từ tác động đến quá trình giáo dục trẻ của nhà trường
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, tôi đã đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể:
1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động phát triển ngôn ngữ
Trang 8V Các phương pháp và thời gian nghiên cứu
* Các phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công tác thực hiện phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu các thông tin mới nhất về công tác thực hiện phát triển ngôn ngữ qua các phương tiện thông tin và truyền thông và mọi người xung quanh
2 Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp điều tra - Kiểm tra
- Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ của bản thân và đồng nghiệp
3 Phương pháp thống kê toán học
Và để phục vụ cho quá trình nghiên cứu Tôi còn sử dụng một số thủ pháp như: hệ thống, phân loại, phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát, tổng hợp
* Thời gian nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này trong khoảng thời gian một năm học: từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
Trang 99
VI Điểm mới của đề tài
Đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ đã được mốt số đồng nghiệp của tôi nghiên cứu và áp dụng vào công tác giảng dạy trong những năm học trước Tuy nhiên sau khi tham khảo các nghiên cứu của đồng nghiệp, tôi thấy một số phương pháp sử dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã không còn phù hợp Ví dụ: chưa ứng dụng được nhiều về công nghệ thông tin, chưa thực hiện được hình thức trò chuyện ở “mọi lúc mọi nơi”, tạo điều kiện cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học” (theo chuyên đề mới của năm học 2014 -2015) Đặc biệt về sự phát triển của công nghệ thông tin là không ngừng, so với khả năng nhận thức của trẻ, ở thời điểm hiện tại thì việc áp dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ những năm học trước đã không còn phù hợp
Vì vậy trong năm học 2015 – 2016, tôi quyết định nghiên cứu đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo bé với một số nội dung mới hơn
PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ
I Cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo bé
1 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo bé
Từ khi công nghệ thông tin còn chưa ra đời thì ngôn ngữ của con người đã có trước,
và không thể phủ nhận việc ngôn ngữ của trẻ luôn phát triển cùng sự tiến bộ của loài người, nhưng vận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một hiệu quả lớn trong công việc phát triển ngôn ngữ của trẻ Có nhiều cách để ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: Sử dụng
trò chơi để kích hoạt ngôn ngữ cho bé yêu của bạn: Có nhiều cách thức bạn có thể
Trang 1010
giúp bé yêu phát triển tư duy ngôn ngữ, trong đó không ngoại trừ thói quen sử dụng các trò chơi bởi những lợi ích trò chơi mang lại cho bé là vô cùng lớn Các trò chơi ghép nối-các trò chơi này dạy cho trẻ cách miêu tả những thứ chúng đang tìm kiếm; các bài hát - khi trẻ hát đi hát lại các bài hát, đó là lúc chúng tập nói, thay vì phải đi mua các đĩa nhạc thiếu nhi ngoài cửa hàng, ta có thể tự tải các bài hát trên mạng về, chọn các bài mà trẻ thích, lưu vào một file riêng cho trẻ, để khi mở lên trẻ sẽ được nghe toàn những bài mình thích, tạo hứng thú cho trẻ ca hát, đọc lời bài hát theo đĩa nhạc, giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ; đọc - việc đọc thơ, kể truyện giúp trẻ nhận biết từ và ngữ pháp, vẫn là sử dụng việc cop – paste các câu truyện và bài thơ mà trẻ thích, lưu vào một file riêng cho trẻ được nghe và xem những bài thơ, câu truyện mình thích; Bạn có thể sử dụng bức tranh có hình vẽ mà trẻ thích, thay vì mua tranh ảnh, chúng ta sẽ cop các ảnh đẹp về, chiếu trên màn hình lớn, tạo một số hiệu ứng hấp dẫn cho trẻ xem và đặt các câu hỏi cho bé, yêu cầu bé trẻ lời, sử dụng câu chuyện bài thơ bài hát để đặt câu hỏi liên quan đến nội dung nhân vật, chúng ta cũng
có thể đóng vai những nhân vật hoạt hình, các con vật trẻ yêu thích để trẻ có thể tự
kể ra các câu chuyện xung quanh nhân vật đó
PGS.TS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia cao cấp của Trường mầm non Hoàng Gia (Hà Nội) từng chia sẻ rằng khi trẻ lên ba tuổi, trẻ có một vốn từ vựng khoảng trên một ngàn từ, một số chuyên gia ngôn ngữ khác cũng cho rằng vốn từ của bé lúc này
có thể dao động từ 500-900 từ, và trẻ đã biết dùng các cụm từ và câu dài từ 7-8 từ Khi bước vào tuổi thứ ba, bé yêu của bạn có thể biết đặt câu hỏi và bày tỏ ý kiến khiến bạn đôi lúc phải kinh ngạc như một người mẹ từng tâm sự rằng chị chuẩn bị quần áo cho con đi học, cô bé nói “Theo con là, hôm nay con sẽ mặc màu hồng” Và lúc này, bé đã học cách yêu cầu, một cách lịch sự như nhờ bố mẹ, anh chị lấy cái này cái kia đã biết dùng từ “làm ơn” Chúng có thể nói về những sự việc trong tương lai
và nhắc lại những gì đã qua, chính vì vậy bạn sẽ phải phá lên cười khi một buổi sáng
bé tâm sự với bạn rằng mai này bé thích làm bác sỹ, hay giáo viên bởi đơn giản bé
Trang 1111
thấy cô giáo thật xinh hay bác sỹ thì sẽ chữa bệnh giúp mọi người Lúc này trẻ đã có thể nói câu đầy đủ (có đủ chủ vị ngữ và động từ), sau đó hoàn thiện hơn với những câu kép, có thán từ rất ngộ nghĩnh như bé có thể cầm chiếc điện thoại lên rồi nói dõng dạc “Alo….mẹ Na à, về ngay nhé…ừ ừ ừ, sao, kẹt xe rồi à….nhanh lên nhé” như thật Chúng cũng biết “hứa hẹn” một cách rất người lớn như bạn yêu cầu bé thức dậy đến lớp, bé sẽ nói gọn lỏn “con hứa 5 phút nữa con sẽ dậy” Hơn nữa, bé yêu của bạn lúc này đã biết đặt yêu cầu, nếu bạn dẫn bé vào hàng tạp hóa mua bim bim, bé sẽ chỉ vào món snack khoai tây bé ưa thích và nói “Mua tây tây”(Mua khoai tây) Và không đơn giản, bé đã bắt đầu biết nói dối, nếu bé gây ra một lỗi gì đó bé sẽ biết cách
đổ lỗi cho anh trai, hay những người xung quanh mà bé biết…
“Những điều trình bày dưới đây là một cách nhìn tổng quát về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 tuổi đến 6 tuổi Dựa và những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ theo từng giai đoạn tuổi của trẻ, chúng ta có thể có cái nhìn sơ bộ về khả năng ngôn ngữ của trẻ Từ đó, có thể có quyết định thực hiện ứng dụng công nghệ công tin như thế nào vào việc hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển ngôn ngữ.” (Thạc sĩ ngôn ngữ học Trương Thanh Loan tổng hợp)
* Năm thứ nhất
- Ngôn ngữ tiếp nhận :
+ 0 – 3 tháng
- Đáp ứng âm thanh và tiếng nói
- Giao tiếp mặt đối mặt
- Chú ý đến môi trường xung quanh
+ 3 – 6 tháng : Hướng mắt và đầu về phía âm thanh và tiếng nói
+ 6 – 9 tháng : Trẻ biết nhìn vào tranh và thực hiện được một vài yêu cầu đơn giản
có kèm động tác minh hoạ của người yêu cầu
+ 9 – 12 tháng : Trẻ hiểu những yêu cầu như vỗ tay, ngưng hành động khi được yêu cầu, biết quay lại khi nghe gọi tên mình
Trang 1212
- Ngữ diễn đạt
+ 0 – 3 tháng : - Trẻ biết khóc, phát ra một âm nào đó hoặc là gừ…gừ….trong cổ họng Trẻ biết cười , làm cử động, phát âm với giọng nhẹ khi được người khác nói chuyện
+ 3 – 6 tháng :
Phát ra hai nguyên âm khác nhau
Phát một âm tiết gồm một phụ âm đầu và một nguyên âm
Phát ra những âm khác nhau thể hiện cảm xúc khác nhau
Biết làm hay bắt chước người khác làm những cử động của miệng
+ 6 – 9 tháng :
Phát ra bốn nguyên âm khác nhau, có thể nói ba, ma
Bập bẹ nói chuyện với người quen
Bắt chước làm lại âm thanh mà trẻ đã làm khi nghe người lớn phát ra âm đó Bắt chước hành động đơn giản
+ 9 – 12 tháng :
Phát ra âm có ngữ điệu để thể hiện ý muốn hay trao đổi thông tin nào đó
Bắt chước các cử động của miệng, các hành động kèm theo phát âm như vừa vỗ bụng vừa kêu bum….bum
* Năm thứ hai
- Ngôn ngữ tiếp nhận
+ 12 -15 tháng : Trẻ biết chọn, chỉ và đưa vật theo yêu cầu (chọn 1 trong 2 vật) + 15 -18 tháng
Bắt đầu nhận biết 1 bộ phận cơ thể
Biết làm theo 2,3 yêu cầu đơn giản gồm 2, 3 từ
+ 18 – 24 tháng
Biết thực hiện hành động trên vật khi được đưa vật
Nhận biết đế 7 bộ phận cơ thể
Trang 1313
Bắt đầu chọn 1 hình trong 2, 4 vật
- Ngôn ngữ diễn đạt
+ 12 – 15 tháng :
Bắt chước phát âm một từ, hai từ với mức độ gần giống
Thực hiện các hành động và kèm theo phát âm lời phù hợp với hành động đó
Biết trả lời câu hỏi đơn giản bằng một từ
+ 15 – 18 tháng
Phát âm cùng với cử chỉ khi trẻ chưa biết từ
Cố gắng hát các bài hát quen thuộc
Lặp lại từ cuối câu
+ 18 – 24 tháng : Có thể nói 25 từ Bắt chước câu 2 từ (có thể chưa sử dụng được) Tính dễ hiểu của lời nói : người thân hiểu rõ
- Ngôn ngữ diễn đạt
+ 0 – 3 tháng :
Trẻ biết khóc, phát ra một âm nào đó hoặc là gừ…gừ….trong cổ họng
Trẻ biết cười , làm cử động, phát âm với giọng nhẹ khi được người khác nói chuyện + 3 – 6 tháng :
Phát ra hai nguyên âm khác nhau
Phát một âm tiết gồm một phụ âm đầu và một nguyên âm
Phát ra những âm khác nhau thể hiện cảm xúc khác nhau
Biết làm hay bắt chước người khác làm những cử động của miệng
+ 6 – 9 tháng :
Phát ra bốn nguyên âm khác nhau, có thể nói ba, ma
Bập bẹ nói chuyện với người quen
Bắt chước làm lại âm thanh mà trẻ đã làm khi nghe người lớn phát ra âm đó
Bắt chước hành động đơn giản
+ 9 – 12 tháng :
Trang 1414
Phát ra âm có ngữ điệu để thể hiện ý muốn hay trao đổi thông tin nào đó
Bắt chước các cử động của miệng, các hành động kèm theo phát âm như vừa vỗ bụng vừa kêu bum….bum
Bắt đầu nhận biết 1 bộ phận cơ thể
Biết làm theo 2,3 yêu cầu đơn giản gồm 2, 3 từ
Bắt chước phát âm một từ, hai từ với mức độ gần giống
Thực hiện các hành động và kèm theo phát âm lời phù hợp với hành động đó Biết trả lời câu hỏi đơn giản bằng một từ
+15 – 18 tháng
Phát âm cùng với cử chỉ khi trẻ chưa biết từ
Cố gắng hát các bài hát quen thuộc
Lặp lại từ cuối câu
+ 18 – 24 tháng
Có thể nói 25 từ