LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng lớn ở Việt Nam với mạng lưới hoạt động rộng khắp, từ khi ra đời đến nay đã thực hiện hoạt động kinh doanh đa năng và có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu là ngân hàng số một tại Việt Nam và là một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực thì Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó huy động vốn từ dân cư luôn được đặt lên hàng đầu do nguồn huy động này đa dạng về kỳ hạn, chủng loại, đối tượng khách hàng phong phú nên ngân hàng không bị phụ thuộc vào một khách hàng lớn cụ thể nào đó, giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng. Là một thành viên trong đại gia đình Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn vốn nói chung và nguồn vốn huy động từ dân cư nói riêng đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây, để tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của tôi. Mục tiêu nghiên cứu: -Hệ thống hoá cơ sở lý luận về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại; -Phân tích đánh giá thực trạng về huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong huy động vốn từ dân cư của Vietcombank chi nhánh Hà Tây; -Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn dân cư của Vietcombank chi nhánh Hà Tây. Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu: Huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank chi nhánh Hà Tây từ năm 2012 đến năm 2014 Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây. Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương này luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó đi sâu vào nghiên cứu nội dung, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại, cụ thể : Thứ nhất, những vấn đề cơ bản về nguồn vốn của NHTM -Khái niệm, các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại: NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ, là một trong những trung gian tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. -Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại gồm: nguồn tiền gửi, nguồn đi vay và các nguồn khác (nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán). -Nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại có vai trò: Nguồn vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh; Nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại; Nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán, uy tín trên thị trường và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Thứ hai, những vấn đề cơ huy động vốn từ dân cư của NHTM - Khái niệm huy động vốn từ dân cư của NHTM: Huy động vốn từ dân cư của NHTM là hoạt động NHTM huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của nhóm đối tượng là dân cư trong xã hội thông qua hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá. - Đặc điểm nguồn vốn huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại Huy động vốn từ dân cư có những đặc điểm sau: Thứ nhất, huy động vốn từ dân cư có yêu cầu về tính thanh khoản cao, ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu thanh toán của khách hàng ngay cả khi đó là khoản tiền gửi có kỳ hạn và chưa đến hạn. Thứ hai, nguồn vốn huy động từ dân cư có quy mô lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng thương mại. Thứ ba, đa số nguồn vốn huy động từ dân cư có kỳ hạn ngắn. Thứ tư, nguồn vốn huy động từ dân cư ổn định hơn so với nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Thứ năm, chi phí cho nguồn vốn huy động từ dân cư cao hơn các nguồn vốn huy động khác Thứ sáu, tiền gửi của dân cư, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm với biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. -Vai trò và ý nghĩa của huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại + Đối với người dân: Huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại cung cấp cho người dân hình thức cất trữ tiền an toàn và sinh lời. + Đối với ngân hàng thương mại: huy động vốn từ dân cư giúp tăng cường nguồn vốn của NHTM, giúp ngân hàng có đủ nguồn vốn kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, mở rộng thị phần, giữ thế chủ động trong kinh doanh và gia tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng các nhu cầu chi trả khác của ngân hàng. + Đối với nền kinh tế: đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Huy động vốn từ dân cư còn làm giảm lượng lưu thông tiền mặt do người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của ngân hàng thương mại, từ đó tiết kiệm chi phí phát hành và lưu thông tiền mặt cho xã hội. - Các hình thức huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. Thứ ba, tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM Quan điểm về tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM Quan điểm về tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM được sử dụng trong luận văn như sau: Tăng cường huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại là việc các ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp nhằm gia tăng quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư, tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư với tốc độ cao và cơ cấu hợp lý. Các chỉ tiêu phản ánh tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM gồm: Quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn huy động, Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại: Nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế - Môi trường chính sách pháp luật - Nguồn thu nhập của dân cư - Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng của dân cư - Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý - Sự cạnh tranh trong môi trường huy động vốn từ dân cư Nhân tố chủ quan - Uy tín, thương hiệu của ngân hàng - Mạng lưới chi nhánh - Cơ sở vật chất của ngân hàng - Chính sách lãi suất huy động - Các hình thức huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại - Chính sách khách hàng, chính sách marketing - Chất lượng dịch vụ của ngân hàng - Đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng - Công nghệ của ngân hàng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY Ngày 09/10/2008, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã có Quyết định số 1186/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT thành lập Chi nhánh Hà Tây trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam kể từ ngày 14/10/2008. Vietcombank Hà Tây chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại trụ sở 484 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội từ ngày 03/04/2009. Kết quả hoạt động kinh doanh: hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Tây (bao gồm hoạt động huy động vốn, tín dụng và cung cấp các dịch vụ) có sự tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2012 – 2014. Huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng tốt qua các năm: năm 2012 đạt 1.313,36 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011. Năm 2013, do tình hình kinh tế trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, cộng với lượng tiền gửi của 2 Tổ chức kinh tế (TCKT) lớn giảm mạnh (Tiền gửi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) giảm 350 tỷ đồng do chủ trương chung của Hội sở chính (HSC), Tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) giảm 150 tỷ đồng do quy định của Luật BHTG về việc không được gửi vốn tại các Ngân hàng thương mại), huy động vốn của Chi nhánh năm này giảm khoảng 10% so với năm 2012, đạt 1.175,67 tỷ đồng tuy nhiên đã có sự tăng trưởng trở lại vào năm 2014, đạt 1.497,78 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2013. Bên cạnh huy động vốn, dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng tốt qua các năm, mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh: năm 2012 đạt 637,83 tỷ đồng, tăng 0,83% so với năm 2011; năm 2013 đạt 755,42 tỷ đồng, tăng 18,44% so với năm 2012 và năm 2014 đạt 1.037,25 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2013. Các hoat động dịch vụ khác của chi nhánh cũng tăng trưởng đều trong giai đoạn 2012 – 2014, đặc biệt là các chỉ tiêu bán lẻ, điều này phù hợp với định hướng của Vietcombank Hà Tây nói riêng và Vietcombank nói chung. Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây Từ khi chính thức đi vào hoạt động (tháng 4/2009) đến hết tháng 6/2015, số dư huy động vốn từ dân cư đã tăng lên 1.259,69 tỷ VNĐ, huy động vốn từ dân cư năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012, sau đó tăng đều qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nguồn huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây không ngừng tăng trưởng qua các năm, cụ thể: năm 2012, huy động vốn từ dân cư đạt 533,58 tỷ đồng, chiếm 41% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh; các năm tiếp theo con số này lần lượt: năm 2013 là 778,47 tỷ đồng và 66%, năm 2014 là 1.074,47 tỷ đồng và 72%, tính đến hết tháng 6/2015 là 1.259,69 tỷ đồng và 77% . Đạt được kết quả như trên là do chi nhánh đã áp dụng các hình thức huy động vốn của Vietcombank linh hoạt, các hình thức huy động đa dạng, các tiện ích không ngừng được nâng cao thuận tiện và đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc khách hàng cũng luôn được chú trọng, tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, yên tâm khi gửi tiền tại Vietcombank Hà Tây. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư theo kỳ hạn: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây phần lớn là tiền gửi tiết kiệm, đây là hình thức được người dân ưa chuộng. Trong những năm gần đây, dựa trên vấn đề giải phóng mặt bằng xây dựng chung cư, Vietcombank Hà Tây đã triển khai chương trình “Huy động vốn lưu động” trên địa bàn Cự Khê, Cự Đà với chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Kết quả thu được chỉ sau 02 tuần đầu thực hiện chương trình, Vietcombank Hà Tây đã huy động được từ dân cư của khu vực được đền bù là hơn 30 tỷ đồng. Tiền gửi không kỳ hạn từ dân cư của Vietcombank Hà Tây tăng khá tốt qua các giai đoạn cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư, từ chỗ chỉ chiếm 2,07% nguồn vốn huy động từ dân cư trong thời gian đầu hoạt động, đến cuối năm 2014, sau gần 6 năm có mặt trên địa bàn Hà Tây (cũ) đã đạt 117,61 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng nguồn vốn huy động từ dân cư, tăng hơn 5 lần so với những ngày đầu đi vào hoạt động và đến cuối tháng 6/2015, tiền gửi không kỳ hạn của dân cư tại Vietcombank Hà Tây đã tăng lên 140,85 tỷ đồng. Đây là nguồn tiền gửi giúp cho Vietcombank Hà Tây tận dụng được nguồn vốn với lãi suất rẻ và đảm bảo khả năng thanh khoản tốt. Việc tăng cường huy động nguồn vốn này là cần thiết, tuy nhiên tính ổn định của nguồn vốn này không cao. Tiền gửi có kỳ hạn tập trung chủ yếu ở kỳ hạn dưới 12 tháng, số lượng gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên không đáng kể và chỉ chiếm 0,1% tổng nguồn vốn huy động từ dân cư. Tính đến 31/12/2014, tiền gửi có kỳ hạn từ dân cư chỉ đạt 33,9 tỷ đồng, con số này rất khiêm tốn so với các loại hình khác. Cơ cấu nguồn vốn huy động dân cư theo loại tiền: loại tiền huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây chủ yếu là Việt Nam đồng, chiếm tỷ trọng trên 80%. Huy động vốn bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư. Đến hết tháng 6/2015, số dư huy động vốn bằng VND đạt 1.085,46 tỷ đồng, chiếm 86,17% tổng nguồn vốn huy động từ dân cư; số dư huy động vốn bằng các ngoại tệ khác đạt 8.039,08 nghìn USD và chỉ chiếm 13,83% tổng nguồn vốn huy động từ dân cư. Lãi suất huy động vốn từ dân cư bằng VND, EUR hay USD tại Vietcombank Hà Tây đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Kể từ đầu năm 2012 đến tháng 6/2015, lãi suất huy động VND liên tục giảm mạnh, đến tháng 6/2015 chỉ còn 6%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Lãi suất huy động EUR và USD cũng có xu hướng giảm nhưng tốc độ nhỏ hơn VND. Việc điều chỉnh giảm lãi suất phù hợp với xu hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào, thị trường tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định. Lãi suất huy động giảm sẽ kéo theo việc giảm lãi suất cho vay, điều này đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền, người vay và các TCTD. Theo đó, người gửi tiền vẫn có lãi suất thực dương; doanh nghiệp được tiếp cận vốn với lãi suất thấp hơn, đặc biệt là đối với 4 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa); ngân hàng đảm bảo được chi phí hoạt động, dự phòng chi trả và có lợi nhuận ở mức hợp lý.
Trang 1NGUYỄN THỊ MINH NGÂN
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ
QUẢN LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG NGỌC ĐỨC
Trang 2Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và cónguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Minh Ngân
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
Trang 3để tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Ngọc Đức đã tận tình hướng dẫn tôitrong thời gian thực hiện luận văn Những gì thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôirất nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã chotôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cũng như cáccán bộ nhân viên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam –chi nhánh Hà Tây đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thu thập dữ liệu
và thông tin cho luận văn này
Kính mong nhận được ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô để luận văn được hoànthiện hơn
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về nguồn vốn của ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại 9
1.1.3 Vai trò của nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại 12
1.2 Khái quát về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại 14
1.2.1 Khái niệm huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại 14
1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại 14
1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại 16
1.2.4 Các hình thức huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại 18
1.3 Tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM 20
1.3.1 Quan điểm về tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM 20
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM 20
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại 23
1.4.1 Nhân tố khách quan 23
1.4.2 Nhân tố chủ quan 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY 32
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây (Vietcombank Hà Tây) 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32
2.1.2 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động 33
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2012 – 2014 34
Trang 52.2.1 Các hình thức huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 492.2.2 Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam – Chi nhánh Hà Tây 50
2.3 Đánh giá tình hình huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 62
2.3.1 Kết quả đạt được 622.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY 72 3.1 Định hướng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 72 3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 75
3.2.1 Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, từ đó đề ra chiếnlược huy động vốn từ dân cư phù hợp 753.2.2 Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng 763.2.3 Đa dạng hóa hoạt động quảng bá thương hiệu Vietcombank Hà Tây trênđịa bàn 773.2.4 Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, nghiệp vụ củacán bộ 793.2.5 Triển khai kế hoạch kinh doanh của chi nhánh tới từng phòng nghiệp
vụ, từng nhân viên và trả lương dựa trên hiệu suất lao động 80
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 81
3.3.1 Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệngân hàng 813.3.2 Nghiên cứu để đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ 833.3.3 Nghiên cứu ban hành thêm các văn bản quy trình, quy chế nghiệp
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC
Trang 7ATM Máy rút tiền tự động
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt NamBIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
KTKSNB Kiểm tra kiểm soát nội bộ
MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTƯ Ngân hàng Trung Ương
PGD Phòng giao dịch
Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCTD Tổ chức tín dụng
Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Trang 8Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Hà Tây giai đoạn 2012 –
2014 35Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của Vietcombank Hà Tây giai đoạn 2012 – 2014 37Bảng 2.3: Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank Hà Tây giai
đoạn 2012 - 2014 41Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Hà Tây giai
đoạn 2012 - 2014 43Bảng 2.5: Dịch vụ bảo lãnh của Vietcombank Hà Tây qua các năm 45Bảng 2.6: Các dịch vụ bán lẻ của Vietcombank Hà Tây qua các năm 47Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư theo kỳ hạn tại Vietcombank
Hà Tây qua các giai đoạn 52Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư theo loại tiền tại Vietcombank
Hà Tây qua các giai đoạn 55Bảng 2.9: So sánh lãi suất tiền gửi tiết kiệm VNĐ và USD của các ngân
hàng trên địa bàn Hà Nội cuối tháng 6/2015 61Bảng 2.10: Mục tiêu huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây 74
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây qua
các giai đoạn 51Biểu đồ 2.2: Diễn biến lãi suất VND, USD, EUR kỳ hạn 12 tháng tại
Vietcombank Hà Tây những năm gần đây 58Biểu đồ 2.3 Mức tăng huy động vốn dân cư qua các giai đoạn 66
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức và mạng lưới hoạt động của Vietcombank Hà Tây 33
Trang 9NGUYỄN THỊ MINH NGÂN
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 11đó huy động vốn từ dân cư luôn được đặt lên hàng đầu do nguồn huy động này đa dạng
về kỳ hạn, chủng loại, đối tượng khách hàng phong phú nên ngân hàng không bị phụthuộc vào một khách hàng lớn cụ thể nào đó, giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng
Là một thành viên trong đại gia đình Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây luôn ý thứcđược vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn
hệ thống Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn vốn nói chung và nguồn vốn huyđộng từ dân cư nói riêng đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - chi nhánh Hà Tây, để tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân
cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của tôi.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về huy động vốn từ dân cư của ngân hàngthương mại;
- Phân tích đánh giá thực trạng về huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank
Hà Tây, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong huy độngvốn từ dân cư của Vietcombank chi nhánh Hà Tây;
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn dân cư củaVietcombank chi nhánh Hà Tây
Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mạiPhạm vi nghiên cứu: Huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank chi nhánh HàTây từ năm 2012 đến năm 2014
Trang 12Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong chương này luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản về huyđộng vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó đi sâu vào nghiên cứunội dung, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ dân cư của ngânhàng thương mại, cụ thể :
Thứ nhất, những vấn đề cơ bản về nguồn vốn của NHTM
- Khái niệm, các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại: NHTM làmột doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ, là một trong những trung gian tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụcủa xã hội
- Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại gồm: nguồn tiền gửi,nguồn đi vay và các nguồn khác (nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán)
- Nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại có vai trò: Nguồn vốn là cơ sở
để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh; Nguồn vốn quyết định quy mô hoạtđộng tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại; Nguồnvốn quyết định khả năng thanh toán, uy tín trên thị trường và năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng thương mại
Thứ hai, những vấn đề cơ huy động vốn từ dân cư của NHTM
- Khái niệm huy động vốn từ dân cư của NHTM:
Huy động vốn từ dân cư của NHTM là hoạt động NHTM huy động vốn từ
Trang 13nguồn tiền nhàn rỗi của nhóm đối tượng là dân cư trong xã hội thông qua hình thứctiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá.
- Đặc điểm nguồn vốn huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại
Huy động vốn từ dân cư có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, huy động vốn từ dân cư có yêu cầu về tính thanh khoản cao, ngân
hàng phải đáp ứng được yêu cầu thanh toán của khách hàng ngay cả khi đó là khoảntiền gửi có kỳ hạn và chưa đến hạn
Thứ hai, nguồn vốn huy động từ dân cư có quy mô lớn trong tổng nguồn vốn
huy động của ngân hàng thương mại và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của cácngân hàng thương mại
Thứ ba, đa số nguồn vốn huy động từ dân cư có kỳ hạn ngắn.
Thứ tư, nguồn vốn huy động từ dân cư ổn định hơn so với nguồn vốn huy
động từ tổ chức kinh tế
Thứ năm, chi phí cho nguồn vốn huy động từ dân cư cao hơn các nguồn vốn
huy động khác
Thứ sáu, tiền gửi của dân cư, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm
với biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác
-Vai trò và ý nghĩa của huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại
+ Đối với người dân: Huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mạicung cấp cho người dân hình thức cất trữ tiền an toàn và sinh lời
+ Đối với ngân hàng thương mại: huy động vốn từ dân cư giúp tăng cườngnguồn vốn của NHTM, giúp ngân hàng có đủ nguồn vốn kinh doanh, quyết địnhquy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, mở rộng thị phần, giữ thế chủđộng trong kinh doanh và gia tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứngcác nhu cầu chi trả khác của ngân hàng
+ Đối với nền kinh tế: đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Huy động vốn từ dân cư còn làm giảm lượng lưu thông tiền mặt do người dân sửdụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của ngân hàng thương mại, từ
đó tiết kiệm chi phí phát hành và lưu thông tiền mặt cho xã hội
Trang 14- Các hình thức huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại: tiền
gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá
Thứ ba, tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM
Quan điểm về tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM
Quan điểm về tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM được sử dụngtrong luận văn như sau: Tăng cường huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thươngmại là việc các ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp nhằm gia tăng quy mônguồn vốn huy động từ dân cư, tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động từ dân cưvới tốc độ cao và cơ cấu hợp lý
Các chỉ tiêu phản ánh tăng cường huy động vốn từ dân cư của NHTM gồm: Quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy
động từ dân cư, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn huy
động, Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư.
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại:
Nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
- Môi trường chính sách pháp luật
- Nguồn thu nhập của dân cư
- Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng của dân cư
- Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý
- Sự cạnh tranh trong môi trường huy động vốn từ dân cư
Nhân tố chủ quan
- Uy tín, thương hiệu của ngân hàng
- Mạng lưới chi nhánh
- Cơ sở vật chất của ngân hàng
- Chính sách lãi suất huy động
- Các hình thức huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại
- Chính sách khách hàng, chính sách marketing
Trang 15- Chất lượng dịch vụ của ngân hàng
- Đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng
- Công nghệ của ngân hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY
Ngày 09/10/2008, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương ViệtNam đã có Quyết định số 1186/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT thành lập Chi nhánh Hà Tâytrực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam kể từ ngày 14/10/2008.Vietcombank Hà Tây chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại trụ sở 484Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội từ ngày 03/04/2009
Kết quả hoạt động kinh doanh: hoạt động kinh doanh của Vietcombank HàTây (bao gồm hoạt động huy động vốn, tín dụng và cung cấp các dịch vụ) có sựtăng trưởng tốt trong giai đoạn 2012 – 2014 Huy động vốn của chi nhánh tăngtrưởng tốt qua các năm: năm 2012 đạt 1.313,36 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011.Năm 2013, do tình hình kinh tế trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, cộng với lượngtiền gửi của 2 Tổ chức kinh tế (TCKT) lớn giảm mạnh (Tiền gửi của Bảo hiểm xã hội(BHXH) giảm 350 tỷ đồng do chủ trương chung của Hội sở chính (HSC), Tiền gửi củaBảo hiểm tiền gửi (BHTG) giảm 150 tỷ đồng do quy định của Luật BHTG về việckhông được gửi vốn tại các Ngân hàng thương mại), huy động vốn của Chi nhánh nămnày giảm khoảng 10% so với năm 2012, đạt 1.175,67 tỷ đồng tuy nhiên đã có sự tăngtrưởng trở lại vào năm 2014, đạt 1.497,78 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2013
Bên cạnh huy động vốn, dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng tốt qua cácnăm, mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh: năm 2012 đạt 637,83 tỷ đồng, tăng0,83% so với năm 2011; năm 2013 đạt 755,42 tỷ đồng, tăng 18,44% so với năm 2012
và năm 2014 đạt 1.037,25 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2013
Các hoat động dịch vụ khác của chi nhánh cũng tăng trưởng đều trong giaiđoạn 2012 – 2014, đặc biệt là các chỉ tiêu bán lẻ, điều này phù hợp với định hướngcủa Vietcombank Hà Tây nói riêng và Vietcombank nói chung
Trang 16Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây
Từ khi chính thức đi vào hoạt động (tháng 4/2009) đến hết tháng 6/2015, số dưhuy động vốn từ dân cư đã tăng lên 1.259,69 tỷ VNĐ, huy động vốn từ dân cư năm
2013 giảm nhẹ so với năm 2012, sau đó tăng đều qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷtrọng trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
Nguồn huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây không ngừng tăngtrưởng qua các năm, cụ thể: năm 2012, huy động vốn từ dân cư đạt 533,58 tỷ đồng,chiếm 41% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh; các năm tiếp theo con số này lầnlượt: năm 2013 là 778,47 tỷ đồng và 66%, năm 2014 là 1.074,47 tỷ đồng và 72%,tính đến hết tháng 6/2015 là 1.259,69 tỷ đồng và 77% Đạt được kết quả như trên là
do chi nhánh đã áp dụng các hình thức huy động vốn của Vietcombank linh hoạt, cáchình thức huy động đa dạng, các tiện ích không ngừng được nâng cao thuận tiện vàđáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng đến giao dịch Bên cạnh đó, côngtác chăm sóc khách hàng cũng luôn được chú trọng, tạo cho khách hàng cảm giácthân thiện, yên tâm khi gửi tiền tại Vietcombank Hà Tây
Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư theo kỳ hạn: Cơ cấu nguồn vốn huyđộng từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây phần lớn là tiền gửi tiết kiệm, đây là hìnhthức được người dân ưa chuộng Trong những năm gần đây, dựa trên vấn đề giảiphóng mặt bằng xây dựng chung cư, Vietcombank Hà Tây đã triển khai chươngtrình “Huy động vốn lưu động” trên địa bàn Cự Khê, Cự Đà với chương trìnhkhuyến mãi hấp dẫn Kết quả thu được chỉ sau 02 tuần đầu thực hiện chươngtrình, Vietcombank Hà Tây đã huy động được từ dân cư của khu vực được đền
bù là hơn 30 tỷ đồng Tiền gửi không kỳ hạn từ dân cư của Vietcombank Hà Tâytăng khá tốt qua các giai đoạn cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốnhuy động từ dân cư, từ chỗ chỉ chiếm 2,07% nguồn vốn huy động từ dân cư trongthời gian đầu hoạt động, đến cuối năm 2014, sau gần 6 năm có mặt trên địa bàn HàTây (cũ) đã đạt 117,61 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng nguồn vốn huy động từ dân cư,tăng hơn 5 lần so với những ngày đầu đi vào hoạt động và đến cuối tháng 6/2015,
Trang 17tiền gửi không kỳ hạn của dân cư tại Vietcombank Hà Tây đã tăng lên 140,85 tỷđồng Đây là nguồn tiền gửi giúp cho Vietcombank Hà Tây tận dụng được nguồnvốn với lãi suất rẻ và đảm bảo khả năng thanh khoản tốt Việc tăng cường huyđộng nguồn vốn này là cần thiết, tuy nhiên tính ổn định của nguồn vốn này khôngcao Tiền gửi có kỳ hạn tập trung chủ yếu ở kỳ hạn dưới 12 tháng, số lượng gửi kỳhạn từ 12 tháng trở lên không đáng kể và chỉ chiếm 0,1% tổng nguồn vốn huyđộng từ dân cư Tính đến 31/12/2014, tiền gửi có kỳ hạn từ dân cư chỉ đạt 33,9 tỷđồng, con số này rất khiêm tốn so với các loại hình khác.
Cơ cấu nguồn vốn huy động dân cư theo loại tiền: loại tiền huy động vốn từdân cư tại Vietcombank Hà Tây chủ yếu là Việt Nam đồng, chiếm tỷ trọng trên80% Huy động vốn bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huyđộng từ dân cư Đến hết tháng 6/2015, số dư huy động vốn bằng VND đạt 1.085,46
tỷ đồng, chiếm 86,17% tổng nguồn vốn huy động từ dân cư; số dư huy động vốnbằng các ngoại tệ khác đạt 8.039,08 nghìn USD và chỉ chiếm 13,83% tổng nguồnvốn huy động từ dân cư
Lãi suất huy động vốn từ dân cư bằng VND, EUR hay USD tại Vietcombank
Hà Tây đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây Kể từ đầu năm 2012 đếntháng 6/2015, lãi suất huy động VND liên tục giảm mạnh, đến tháng 6/2015 chỉ còn6%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng Lãi suất huy động EUR và USD cũng có xuhướng giảm nhưng tốc độ nhỏ hơn VND Việc điều chỉnh giảm lãi suất phù hợpvới xu hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào, thị trườngtiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định Lãi suất huy động giảm sẽkéo theo việc giảm lãi suất cho vay, điều này đảm bảo hài hòa lợi ích của ngườigửi tiền, người vay và các TCTD Theo đó, người gửi tiền vẫn có lãi suất thựcdương; doanh nghiệp được tiếp cận vốn với lãi suất thấp hơn, đặc biệt là đốivới 4 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,doanh nghiệp nhỏ và vừa); ngân hàng đảm bảo được chi phí hoạt động, dựphòng chi trả và có lợi nhuận ở mức hợp lý
Trang 18Đánh giá tình hình huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Hà Tây năm 2014 tăng 38% so với cuối năm 2013 và tăng 1,062% so với cuối năm
2009 Mức tăng như trên rất cao trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay
- Cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng tăng trong tổng nguồn vốnhuy động từ dân cư của Vietcombank Hà Tây Đây là nguồn vốn có chi phí vốn rẻ,đảm bảo khả năng thanh khoản tốt cho ngân hàng, tạo niềm tin cho người gửi tiền.Tuy nhiên tính ổn định của nguồn vốn này thấp
- Cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm tăng khá mạnh về số dư, từxuất phát điểm bằng 0 lên 1.118,84 tỷ quy đồng trong gần 7 năm hoạt động
- Tỷ trọng nguồn vốn huy động VND của Vietcombank Hà Tây có xu hướngtăng qua các giai đoạn, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ mặc dù có tăng số dư quacác năm nhưng tỷ trọng ngày càng giảm xuống Đây là điều dễ hiểu khi mà tỷ giáUSD/VNĐ trên thị trường tự do tăng cao, lăi suất huy động USD liên tục giảmtrong những năm gần đây gây sụt giảm huy động ngoại tệ ở ngân hàng
- Ban lãnh đạo Vietcombank nói chung và Vietcombank Hà Tây nói riêngbắt đầu quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Đây là chuyển biến tích cực trong
xu thế phát triển của các ngân hàng Điều này rất có lợi cho công tác huy động vốn
từ dân cư của Vietcombank Hà Tây khi vừa có được nguồn vốn dồi dào, vừa cóđược một lượng khách hàng ổn định
Hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế:
+ Huy động vốn từ dân cư của Vietcombank Hà Tây tuy có tăng, nhưng mứctăng còn thấp, vẫn chưa tương xứng với vị thế và thương hiệu Vietcombank Hà Tâytrên địa bàn
Trang 19+ Kỳ hạn nguồn vốn huy động từ dân cư chủ yếu vẫn là ngắn hạn.
+ Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồnvốn huy động từ dân cư
- Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan:
+ Nguyên nhân đến từ nền kinh tế - xã hội
+ Khu vực Hà Tây (cũ) phần lớn làm nông lâm nghiệp, thủ công mỹ nghệ,làng nghề truyền thống, đây không phải là địa bàn dân cư đông đúc
+ Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt
Nguyên nhân chủ quan:
+ Việc xác định chiến lược chú trọng phát triển ngân hàng bán lẻ còn chậm.+ Thương hiệu cũng như tiếng nói và hình ảnh của Vietcombank Hà Tây trênđịa bàn vẫn còn khá mờ nhạt
+ Mạng lưới các Chi nhánh và phòng giao dịch còn ít
+ Các chính sách lãi suất và các sản phẩm huy động của Vietcombank Hà Tâynói riêng cũng như của hệ thống Vietcombank chưa thực sự linh hoạt và đa dạng
+ Công tác Marketing và chăm sóc khách hàng còn yếu
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN
CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH HÀ TÂY
Trong chương này luận văn đưa ra định hướng huy động vốn từ dân cư của chinhánh trong thời gian tới và đề xuất những giải pháp cũng như kiến nghị để có thểtăng cường huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây
Định hướng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Theo định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,Vietcombank Hà Tây đã xây dựng định hướng huy động vốn từ dân cư trong nhữngnăm tới như sau:
- Không ngừng tăng trưởng về nguồn vốn, đưa ra nhiều gói sản phẩm đa dạng
Trang 20nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư Tiếp tục phát huy các thế mạnh về côngnghệ và uy tín thương hiệu Vietcombank, đồng thời kết hợp đa dạng hoá các hình thức,các công cụ huy động vốn như kỳ phiếu, trái phiếu, phát triển các sản phẩm ngân hànghiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lưới giao dịch… để cung cấp các sảnphẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và hiện đại hơn đến khách hàng.
- Tiếp tục mở rộng đối tượng khách hàng, bên cạnh việc duy trì và phát triển cáchoạt động ngân hàng dành cho các khách hàng doanh nghiệp, cần đẩy mạnh việc cungcấp các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng khách hàng là cá nhân đặc biệt là việc cungcấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến
- Mở rộng mạng lưới và chuẩn mực hoá không gian giao dịch của các Phònggiao dịch trên địa bàn; bổ sung đầy đủ chức năng nhiệm vụ cho các Phòng giao dịchthực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ với mục đích phục vụ tất cả cácđối tượng khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn; từng bước mởrộng thị trường với phương châm phát triển ổn định, vững chắc nhằm tăng thêm thịphần, đảm bảo mạng lưới giao dịch được bố trí thích hợp, thuận tiên cho kháchhàng, phát triển tốt công tác huy động vốn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn chovay, đồng thời ngày càng củng cố vị thế của Vietcombank Hà Tây trên địa bàn
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ vàvăn minh trong giao tiếp, từng bước áp dụng mô hình quản lý và tổ chức giao dịchtrong khối ngân hàng bán lẻ theo chuẩn mực của một ngân hàng thương mại hiện đại
- Đẩy mạnh quảng cáo, khuếch trương sản phẩm, tuyên truyền rộng rãi cácsản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại của Vietcombank Hà Tây tới khách hàng
Mục tiêu huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank Hà Tây:
- Về quy mô huy động vốn từ dân cư: năm 2015 đạt 1.386 tỷ đồng, tăng29% so với năm 2014; năm 2016 đạt 2.148 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2015;năm 2017 đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2016; năm 2018 đạt 4.000 tỷđồng, tăng 33% so với năm 2017
- Về huy động vốn từ dân cư bình quân: năm 2015 đạt 1.016 tỷ đồng, tăng
Trang 2144% so với năm 2014; năm 2016 đạt 1.524 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2015;năm 2017 đạt 2.443 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2016; năm 2018 đạt 3.310 tỷđồng, tăng 35% so với năm 2017.
Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Hà Tây
- Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, từ đó đề ra chiến lượchuy động vốn từ dân cư phù hợp
- Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng
- Đa dạng hóa hoạt động quảng bá thương hiệu Vietcombank Hà Tây trên địa bàn
- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, nghiệp vụ của cán bộ
- Triển khai kế hoạch kinh doanh của chi nhánh tới từng phòng nghiệp vụ, từngnhân viên và trả lương dựa trên hiệu suất lao động
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
KẾT LUẬN
Thông qua luận văn thạc sĩ với đề tài “Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây”, tác giả
đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
Một là, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về huy động vốn của NHTM
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn từ dân cư tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây, từ đó tìm ra cáchạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó
Ba là, trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất một sốgiải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Trang 22NGUYỄN THỊ MINH NGÂN
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
TỪ DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ
QUẢN LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG NGỌC ĐỨC
Trang 23HÀ NỘI, 2015
Trang 24LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại là loại hình kinh doanh đặc biệt, khác với các loạihình doanh nghiệp khác, sản phẩm kinh doanh của các ngân hàng thương mại chính
là tiền, kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài, vốn chủ sởhữu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ Phần lớn lợi nhuận của ngân hàng thương mại thuđược là từ hoạt động tín dụng Do đó, để đáp ứng tốt nguồn vốn phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh, yêu cầu khai thác tối đa những nguồn vốn dồi dào và ổn địnhtrong các tổ chức kinh tế và dân cư luôn là một thách thức lớn đối với mỗi ngânhàng thương mại
Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập WTO, sự xuất hiện của các ngân hàng nướcngoài tại Việt Nam đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng đuanhau tăng lãi suất để thu hút khách hàng Muốn tồn tại và phát triển được trong nềnkinh tế hiện đại và năng động đó, các ngân hàng cần phải tìm ra cho mình nhữngchính sách riêng giúp huy động được nhiều nguồn vốn tốt, ổn định, tiết kiệm chi phí
và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng lớn ở Việt Namvới mạng lưới hoạt động rộng khắp, từ khi ra đời đến nay đã thực hiện hoạt độngkinh doanh đa năng và có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tếđất nước Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu là ngân hàng số một tại Việt Nam và làmột ngân hàng tầm cỡ trong khu vực thì Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namcần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để tạo điều kiện phát triển các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng, trong đó huy động vốn từ dân cư luôn được đặt lên hàngđầu do nguồn huy động này đa dạng về kỳ hạn, chủng loại, đối tượng khách hàngphong phú nên ngân hàng không bị phụ thuộc vào một khách hàng lớn cụ thể nào
đó, giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng
Là một thành viên trong đại gia đình Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây luôn ý thứcđược vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn
Trang 25hệ thống Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn vốn nói chung và nguồn vốn huyđộng từ dân cư nói riêng đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - chi nhánh Hà Tây, để tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân
cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của tôi.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về huy động vốn từ dân cư của ngân hàngthương mại;
Phân tích đánh giá thực trạng về huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank
Hà Tây, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong huy độngvốn từ dân cư của Vietcombank chi nhánh Hà Tây;
Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn dân cư
của Vietcombank chi nhánh Hà Tây.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu: Huy động vốn từ dân cư tại Vietcombank chi nhánh
Hà Tây từ năm 2012 đến năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
- Phương pháp tổng hợp, thống kê: được sử dụng để tìm kiếm, thu thập,tổng hợp các số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
- Phương pháp phân tích: trên cơ sở dữ liệu thu thập được tiến hành phântích đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu đánh giá quacác năm, so sánh các chỉ tiêu với nhau, so sánh chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thực tếthực hiện, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình huy động vốn từ dân cư củaVietcombank chi nhánh Hà Tây
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ: Bảng cân đối kế toán năm
2012, 2013, 2014 của chi nhánh; Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh từ năm
2012, 2013, 2014; các số liệu do phòng Tổng hợp Vietcombank chi nhánh Hà Tây
Trang 26cung cấp; các nguồn dữ liệu về huy động vốn từ dân cư từ sách, báo, website chínhthức Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, của Vietcombank và các ngân hàngthương mại khác.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Trang 27CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ
DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm nămgắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàngthương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nềnkinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn nềnkinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trởthành những định chế tài chính không thể thiếu được
Các ngân hàng thương mại có thể được khái niệm qua chức năng, các dịch
vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế, như doanh nghiệp kinh doanhtiền tệ, là trung gian tài chính, là tổ chức tín dụng Khái niệm trên cơ sở xem xétnhững loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: là các tổ chức tài chính cung cấp mộtdanh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch
vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổchức kinh doanh nào trong nền kinh tế Khái niệm về ngân hàng thương mại có sựkhác nhau giữa các quốc gia:
Tại Mỹ, theo chương 12 của Tuyển tập luật Hoa Kỳ có tên gọi là “Ngânhàng và các hoạt động ngân hàng”, ngân hàng thương mại là công ty kinh doanhtiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệpdịch vụ tài chính
Tại Pháp, theo Đạo luật ngân hàng của Pháp, ngân hàng thương mại đượcđịnh nghĩa là những xí nghiệp hay cơ sở thường xuyên nhận tiền của công chúngdưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó chochính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính"
Trang 28Tại Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “NHTM làloại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận’ Trong luậtcũng quy định về hoạt động ngân hàng: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh,cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi, cấp tíndụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Các định nghĩa trên tuy có cách diễn đạt khác nhau song nhìn chung đã thểhiện được các đặc trưng cơ bản về ngân hàng thương mại: Thứ nhất, là một tổ chứcđược phép nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả Thứ hai, sử dụng tiền gửi củakhách hàng để cho vay, chiết khấu và đầu tư Thứ ba, thực hiện các khoản thanhtoán và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọngbậc nhất trong nền kinh tế thị trường Các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xãhội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời được sử dụng để cấp tín dụng cho các
tổ chức kinh tế, cá nhân khác cần vốn để phát triển kinh tế, xã hội
1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
- Các khoản đi vay: vay từ các tổ chức tín dụng qua thị trường liên ngânhàng; vay từ Ngân hàng Trung ương qua hình thức tái cấp vốn hoặc tái chiết khấu
- Tiền nhận ủy thác: uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷthác giải ngân và thu hộ
- Phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…Nhìn chung có nhiều nguồn và phương thức để các ngân hàng thương mại có thểhuy động được vốn Song cần cân nhắc khi lựa chọn để có một cơ cấu vốn hợp lý đểđảm bảo hiệu quả của từng đồng vốn, không nên lãng phí gây tổn thất cho ngân hàng
Trang 29 Hoạt động sử dụng vốn
Đây là hoạt động trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại,hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín, quyết định kết quả kinhdoanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thị trường
Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hình thức các ngân hàng cho khách hàng mượn tạm một
số tiền và khách hàng cam kết sẽ trả gốc và lãi cho ngân hàng theo thỏa thuận củahai bên, khoản lãi nhận được sẽ được trang trải cho các khoản chi phí phải bỏ ra để
có được khoản tiền mà ngân hàng đưa cho khách hàng vay Cho vay là một trongnhững hoạt động đặc trưng nhất của ngân hàng thương mại, bao gồm:
- Cho vay ngắn hạn: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinhdoanh hay cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình
- Cho vay trung, dài hạn: để tài trợ cho các dự án phát triển sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ hay đầu tư tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuậtnhằm phục vụ cuộc sống
Hoạt động đầu tư
Các ngân hàng thương mại có thể dùng nguồn vốn huy động được để đầu tưvào việc mua chứng khoán (của chính phủ, của chính quyền, địa phương, doanhnghiệp) và góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty Hoạt động này, một mặtmang lại thu nhập cho ngân hàng thương mại, mặt khác giúp ngân hàng thương mạinâng cao khả năng thanh toán, bảo tồn ngân quỹ và phân tán rủi ro, từ đó nâng caohoạt động kinh doanh của ngân hàng
Các hoạt động sử dụng vốn khác
- Bảo lãnh: là sự cam kết của ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo
lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh)khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kếtvới bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng
số tiền đã được trả thay Các loại bảo lãnh ngân hàng thương mại thường thực hiệngồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnhđấu thầu, bảo lãnh hoàn tiền tạm ứng…
Trang 30- Chiết khấu: ngân hàng thương mại được chiết khấu các giấy tờ có giá
ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các các giấy tờ
có giá ngắn hạn đối với các tổ chức tín dụng khác
- Cho thuê tài chính: NHTM được phép hoạt động cho thuê tài chính
nhưng phải được thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Các ngân hàng thươngmại cho khách hàng quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông quahợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê vớiđiều kiện khách hàng phải trả tới hơn 70% hoặc 100% giá trị của tài sản cho thuê
Các hoạt động dịch vụ khác
Mua bán ngoại tệ
Đây là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là traođổi (mua bán) ngoại tệ, một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này lấymột loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiệnnay, các hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển thì nhu cầu trao đổi, mua bánngoại tệ ngày càng tăng đòi hỏi ngân hàng phải có những chính sách thích hợp đảmbảo thu hút lượng lớn khách hàng tham gia giao dịch
Bảo quản tài sản hộ
Các ngân hàng thương mại thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá vàcác tài sản khác cho khách hàng trong két (dịch vụ cho thuê két) với nguyên tắc antoàn, bí mật, thuận tiện Dịch vụ này còn phát triển cùng với những dịch vụ khácnhư mua bán hộ các giấy tờ có giá cho khách, thanh toán lãi hoặc cổ tức hộ,…
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
Hình thức thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho việc thanh toán khôngdùng tiền mặt Dịch vụ này có rất nhiều tiện ích: an toàn, nhanh chóng, chính xác,tiết kiệm chi phí,… góp phần rút ngắn thời gian giao dịch và khuyến khích kháchhàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Cùng với sự phát triển của côngnghệ thông tin, bên cạnh các thể thức thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu,L/C, đã phát triển các hình thức thanh toán bằng điện, thẻ…
Trang 31 Quản lý ngân quỹ
Do có nhiều kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thungân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong
đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh, tiến hànhđầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụngngắn hạn, cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán
Tài trợ các hoạt động của chính phủ
Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chínhphủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng Ngày nay,Chính phủ cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng Các ngân hàng đượccấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào
đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ Các ngân hàng thườngmua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngânhàng huy động được
Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia
về quản lý tài chính Vì thế có nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhờ ngân hàng quản
lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Dịch vụ ủy thác các ngân hàng thươngmại thực hiện gồm: Dịch vụ ủy thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ uỷ thác phát hành,
ủy thác đầu tư Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được uỷ thác trong
di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảoquản các tài sản có giá Nhiều khách hàng coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấntài chính Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính, thành lập, muabán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng
Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Trên thị trường tài chính, nhiều ngân hàng đang phấn đấu để trở thành mộtngân hàng cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọinhu cầu Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán cácdịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái
Trang 32phiếu và các chứng khoán khác Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức
ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụmôi giới
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng
để đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng vay vốn bị chết, bị tàn phếhay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán Ngân hàng liên doanh vớicông ty bảo hiểm hoặc tổ chức công ty bảo hiểm con, ngân hàng cung cấp dịch vụtiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiểm an sinh, tiết kiệm hưu trí…
Cung cấp các dịch vụ đại lý
Nhiều ngân hàng (thường là ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại
lý cho các ngân hàng khác mà trong trong quá trình hoạt động không thể thiết lậpchi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Các dịch vụ ngân hàng đại lý các ngânhàng thực hiện gồm thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngânhàng đầu mối trong đồng tài trợ…
Trên đây là các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, trong đó huyđộng vốn là một trong những hoạt động quan trọng, quyết định sự tồn tại và pháttriển của mỗi ngân hàng thương mại Muốn phát triển đa dạng hoạt động kinh doanhngân hàng, cần phải thực hiện tốt hoạt động huy động vốn
1.1.2 Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Nguồn tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất và là khoảnmục nợ chủ yếu trong các ngân hàng thương mại Để gia tăng tiền gửi trong môitrường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngânhàng thương mại đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau:
- Tiền gửi thanh toán: đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vàongân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép,các nhu cầu chi trả hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thựchiện Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân có thể được nhập vào
Trang 33tiền gửi thanh toán theo yêu cầu Ngân hàng cung cấp nhiều tiện ích gắn với tiền gửithanh toán như thu hộ, chi hộ, phát séc, chuyển tiền, phát hành thẻ… Nhìn chung,lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản cóthể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: để đáp ứng nhucầu tăng doanh thu của người gửi tiền, các ngân hàng thương mại đã đưa ra hìnhthức tiền gửi có kỳ hạn Người gửi tiền không được sử dụng các hình thức thanhtoán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này Nếu cần chitiêu, người gửi tiền phải đến ngân hàng để rút tiền ra Tuy không thuận lợi cho tiêudùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãisuất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: các tầng lớp dân cư đều có các khoản thunhập tạm thời chưa sử dụng cho tiêu dùng cá nhân (tiết kiệm) do tổng thu nhập lớnhơn tiêu dùng Trong điều kiện đó, họ có thể gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thươngmại nhằm mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm Người dân cóthể gửi tiết kiệm với những kỳ hạn khác nhau và có thể dùng khoản gửi tiết kiệmnày để thế chấp vay vốn nếu được ngân hàng cho phép
- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một
số mục đích khác, ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác.Tuy nhiên, quy mô nguồn này thường không lớn
1.1.2.2 Nguồn đi vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM, tuy nhiên khi cần thêm vốn
để phục vụ kinh doanh hay vì một mục đích nào đó, các NHTM có thể chủ động đivay Hoạt động này chủ yếu được thực hiện để đáp ứng nhu cầu chi trả khi mànguồn vốn huy động bị hạn chế NHTM cũng sử dụng nhiều hình thức đi vay là:
- Vay Ngân hàng Trung ương
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả củaNHTM Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh
Trang 34toán), các NHTM thường vay Ngân hàng Trung ương với hình thức chủ yếu là táichiết khấu hoặc tái cấp vốn Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu trởthành tài sản của họ Khi cần tiền, NHTM mang những thương phiếu này lên táichiết khấu tại Ngân hàng Trung ương Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTMgiảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân hàng Trung ương) tăng lên Trongđiều kiện chưa có thương phiếu, Ngân hàng Trung ương cho ngân hàng thương mạivay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định Ngân hàng Trungương với vai trò là người cho vay cuối cùng sẽ xem xét có cho các NHTM vay haykhông bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến khối lượng tiền trong lưu thông
dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh toán Như vậy nguồn vaymượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách vàtrong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàngTrung ương Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng cácchứng khoán của chất lượng cao dựa trên cơ sở uy tín của NHTM đi vay hoặc mốiquan hệ giữa các NHTM với nhau
- Vay bằng cách phát hành giấy nợ
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng thương mại cũng vaymượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) Ngân hàngthương mại cần nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất
và thời hạn vay mượn thích hợp Tuỳ quy định của mỗi quốc gia, việc NHTM pháthành giấy nợ phải được sự đồng ý của Ngân hàng Trung ương
Trang 351.1.2.3 Các nguồn khác
Loại này bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, các nguồn khác
- Nguồn uỷ thác
Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như: uỷ thác cho vay,
uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… Các hoạt động nàytạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng Cùng với sự phát triển các mối quan hệ đaphương, rất nhiều các tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như củangân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng mạng lưới của ngân hàng như các kênhdẫn vốn tới các mục tiêu Kết quả hình thành nguồn vốn uỷ thác, làm gia tăngnguồn vốn của ngân hàng
- Nguồn trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trongthanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C ) hoặc những ngânhàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàngthành viên chuyển về để thực hiện cho vay
1.1.3 Vai trò của nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Nguồn vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Đối với ngân hàng thương mại, nguồn vốn không chỉ là phương tiện kinhdoanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọihoạt động kinh doanh Những ngân hàng có nguồn vốn lớn sẽ có thế mạnh trongkinh doanh Chính vì thế, có thể nói nguồn vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinhdoanh của ngân hàng, là khâu quan trọng của ngân hàng Do đó, ngoài nguồn vốnban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì ngân hàng phải thườngxuyên chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động kinhdoanh của mình
1.1.3.2 Nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động
kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
Ngoài vai trò là cơ sở để ngân hàng tổ chức các hoạt động kinh doanh, nguồnvốn còn quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tin dụng va các hoạt
Trang 36động khác của NHTM Thông thường, các ngân hàng nhỏ thì phạm vi hoạt độngkinh doanh, khoản mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn Do đó,nguồn vốn thu hút được từ các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư sẽ bị ảnh hưởng,thậm chí không đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp Họ sẽ mất kháchhàng và không tận dụng được cơ hội kinh doanh Nếu là ngân hàng lớn, nguồn vốndồi dào chắc chắn họ sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn, có điều kiện để mở rộngquan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thị trường tín dụng.
Nguồn vốn lớn còn giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hìnhkhác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanh chứngkhoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo thêm nguồn vốncho ngân hàng Đồng thời, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh trên thị trường Vìvậy, nguồn vốn có vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh
1.1.3.3 Nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán, uy tín trên thị trường và
năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM ngày càng mở rộng cả về số lượnglẫn quy mô, hệ thống ngân hàng trong nước và trên toàn thế giới đang hình thành vàngày càng được hoàn thiện hơn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh
mẽ và quyết liệt hơn Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tínlớn trên thị trường là điều trọng yếu Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khảnăng sẵn sàng thanh toán, chi trả khi khách hàng có yêu cầu
Với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi nhu cầu vay vốn trên thị trường làrất lớn, nếu cho vay tối đa nguồn vốn huy động đuợc, dự trữ ít sẽ dẫn đến mất khảnăng thanh toán Trong khi đó, với một ngân hàng trường vốn, họ thực hiện dự trữ đủkhả năng thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của nền kinh tế,
do đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao Với nguồn vốn lớn, ngân hàng có thể hoạtđộng kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh
có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng và của nền kinh tế nên nguồn vốn nói chung và nguồn vốn huy động từ dân cưnói riêng phải thường xuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô
Trang 371.2 Khái quát về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại
Huy động vốn từ dân cư của NHTM là hoạt động NHTM huy động vốn từnguồn tiền nhàn rỗi của nhóm đối tượng là dân cư trong xã hội thông qua hình thứctiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá
1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn huy động từ dân cư có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, huy động vốn từ dân cư có yêu cầu về tính thanh khoản cao, ngân
hàng phải đáp ứng được yêu cầu thanh toán của khách hàng ngay cả khi đó là khoảntiền gửi có kỳ hạn và chưa đến hạn Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thayđổi nhu cầu thanh khoản của ngân hàng
Thứ hai, nguồn vốn huy động từ dân cư có quy mô lớn trong tổng nguồn vốn
huy động của ngân hàng thương mại và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của cácngân hàng thương mại
Do xu hướng tâm lý chung của đại bộ phận dân cư về nhu cầu tích lũy cánhân nên họ luôn có những khoản tiền phục vụ cho mục đích tiết kiệm Tuy quy môcác khoản tiền gửi của một cá nhân nhỏ hơn nhiều so với các đối tượng khác nhưngdân cư là đối tượng đông nhất trong nền kinh tế, số lượng cá nhân gửi tiền rất lớn,
do đó quy mô của nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổngnguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại
Thứ ba, đa số nguồn vốn huy động từ dân cư có kỳ hạn ngắn.
Tiền gửi thanh toán của người dân là những khoản tiền được dùng cho mụcđích tiêu dùng hoặc kinh doanh, nó thường luân chuyển từ tài khoản này sang tàikhoản khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc được rút tiền mặt để chitiêu Do đó những khoản tiền này tồn tại thời gian rất ngắn trong tài khoản củakhách hàng
Chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư là cáckhoản tiền gửi tiết kiệm Các khoản gửi tiết kiệm của dân cư tại ngân hàngthường được gửi với kỳ hạn dưới 12 tháng Với mục đích gửi tiền để tăng thêm
Trang 38thu nhập song khách hàng cá nhân không thể nắm bắt được sự thay đổi của nềnkinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến lãi suất, đến các kênh đầu tư khác và các chínhsách tiền gửi của ngân hàng như thế nào Ðồng thời, gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắncòn giúp người dân giải quyết được nhu cầu tài chính đột xuất trong tương laigần mà vẫn được hưởng nguyên lãi suất, vì nếu gửi kỳ hạn dài sẽ phải tất toántrước thời hạn và chỉ được hưởng lãi suất rất thấp, đồng thời việc gửi kỳ hạnngắn cũng là yếu tố giúp đối tượng khách hàng này tính toán lợi ích liên quanđến biến động lãi suất trên thị trường Chính vì những lý do trên, người dânthường có xu hướng gửi tiền với kỳ hạn ngắn.
Thứ tư, nguồn vốn huy động từ dân cư ổn định hơn so với nguồn vốn huy
động từ tổ chức kinh tế
Dân cư gửi tiền vào ngân hàng thương mại phần lớn là dưới hình thức tiềngửi tiết kiệm với thời hạn và lãi suất được xác định cụ thể ngay tại thời điểm gửitiền Khi cần thiết, người dân có thể tất toán trước hạn nhưng phần lớn khách hàngxác định được thời hạn gửi tiền của mình và chỉ tất toán khi đến hạn hoặc tiếp tụcgửi kỳ hạn mới nếu không có nhu cầu bất thường Do đó kỳ hạn thực tế của cáckhoản tiền gửi dân cư thường dài hơn kỳ hạn danh nghĩa (kỳ hạn ghi trên thẻ tiếtkiệm) Khác với đối tượng dân cư, phần lớn tiền gửi của tổ chức kinh tế nằm trên tàikhoản thanh toán, số lượng tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức chỉ chiếm phần nhỏ và kỳhạn thường ngắn Lý do là các tổ chức kinh tế luôn cần luân chuyển nguồn vốnthường xuyên để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, số tiền nhàn rỗi của các
tổ chức kinh tế chỉ tạm thời có được trong thời gian ngắn, sau đó doanh nghiệp phảidùng nguồn vốn này để thanh toán cho các khoản chi phí thường xuyên hoặc phátsinh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Do đó vốn huy động từ tổchức kinh tế thường kém ổn định hơn nguồn vốn huy động từ dân cư
Thứ năm, chi phí cho nguồn vốn huy động từ dân cư cao hơn các nguồn vốn
huy động khác
Do tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, mang tính chất ổn địnhnên lãi suất trả cho những khoản tiền gửi này thường cao hơn đối với tổ chức kinh
Trang 39tế (chủ yếu là tiền gửi thanh toán, lãi suất thấp) Tiền gửi của dân cư thuộc đốitượng phải dự trữ bắt buộc Ở nhiều quốc gia, các khoản tiền gửi này thuộc đốitượng phải mua bảo hiểm tiền gửi Bảo hiểm tiền gửi được xem như một phương án
dự phòng khi bất ổn xảy ra cho ngân hàng cũng như trấn an người dân để họ khôngrút toàn bộ tiền gửi do lo ngại ngân hàng mất khả năng thanh toán Do đó, chi phícho nguồn vốn huy động từ dân cư thường cao hơn các nguồn huy động khác
Thứ sáu, tiền gửi của dân cư, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm
với biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác
Lãi suất cao là một phần nhân tố kích thích người gửi tiền Trong điều kiện
có lạm phát cao, người gửi tiền thường quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa
là lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiền tiết kiệm Các yếu tốkhác như địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy giao dịch, các loại hìnhhuy động đa dạng… đều ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc của nguồn tiền Thời vụchi tiêu ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc của nguồn tiền Vào các dịp lễ tết, việchuy động có chiều hướng giảm sút do nhu cầu sử dụng tiền mặt của dân cư vào dịpnày rất lớn Thu nhập gia tăng là điều kiện gia tăng quy mô và kỳ hạn của nguồn tiền.Khi ngân hàng mở rộng cho vay, yêu cầu về nguồn tiền gửi cũng gia tăng Các nguồntiền gửi thanh toán thường kém ổn định hơn nguồn tiền gửi tiết kiệm
1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại
Vai trò của hoạt động huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mạiđược thể hiện qua:
- Đối với người dân
Huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại cung cấp cho người dânhình thức cất trữ tiền an toàn và sinh lời Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các trung gian tài chính, dân cư thay vì giữ tiềntrong két vừa không đảm bảo an toàn, vừa không sinh lời, họ có thể gửi tiết kiệmvào ngân hàng hoặc đầu tư vào các kênh khác như chứng khoán, vàng… Phần lớnngười dân không ưa thích mạo hiểm, đầu tư chứng khoán có thể mang lại lợi nhuậncao nhưng cũng đồng nghĩa với việc rủi ro cao Giá vàng có thể biến động lên
Trang 40xuống mạnh không lường trước được nên đầu tư vào vàng cũng không được nhiềungười dân ưa thích Chính vì vậy, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng được đa phầnngười dân lựa chọn Thu nhập của người dân sẽ được tăng thêm thông qua cáckhoản thu nhập từ lãi, quà tặng của các hình thức tiết kiệm dự thưởng.
- Đối với ngân hàng thương mại
Do nguồn vốn huy động từ dân cư là thành phần chiếm tỷ trọng rất lớntrong tổng nguồn vốn huy động của NHTM nên huy động vốn từ dân cư của NHTM
có vai trò giúp tăng cường nguồn vốn của NHTM, giúp ngân hàng có đủ nguồn vốnkinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, mở rộngthị phần, giữ thế chủ động trong kinh doanh và gia tăng lợi nhuận, đảm bảo khảnăng thanh toán, đáp ứng các nhu cầu chi trả khác của ngân hàng
- Đối với nền kinh tế
Huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại tăng cường tiết kiệmcủa người dân, chuyển những khoản dự trữ, tiết kiệm thành những khoản đầu tư,chuyển những khoản vốn nhỏ lẻ, nằm rải rác trong xã hội thành những khoản vốnlớn đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhânkinh doanh, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Huy động vốn từ dân cưcòn làm giảm lượng lưu thông tiền mặt do người dân sử dụng các dịch vụ thanhtoán qua tài khoản thanh toán của ngân hàng thương mại, từ đó tiết kiệm chi phíphát hành và lưu thông tiền mặt cho xã hội
Nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đốivới phát triển của nền kinh tế đất nước, được thể hiện qua:
Thứ nhất, việc khai thác vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ tránh được tình trạnglãng phí một nguồn lực được coi là khan hiếm bậc nhất của nền kinh tế
Thứ hai, trên cơ sở nguồn vốn huy động được từ dân cư, các NHTM dùng đểphục vụ hoạt động kinh doanh của mình trong đó có hoạt động cho vay phục vụ chonhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, cho các mục tiêu phát triển kinh tế củavùng, ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội, giúpcho việc cân đối giữa cung và cầu về vốn, giúp cho cỗ máy kinh tế được bôi trơn,hoạt động một cách nhịp nhàng và có hiệu quả nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển