1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy phân bón Quế Lâm công suất 100.000 tấnnăm

193 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 6,77 MB

Nội dung

Tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và căn cứ theo phụlục III của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định vềquy hoạch bảo vệ môi trường, đánh

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT IV DANH MỤC BẢNG VI DANH MỤC HÌNH VẼ IX

1 XUẤT XỨ DỰ ÁN 1

1.1 Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 1

1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 2

1.3 Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 3

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 3

2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật 3

2.1.1 Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Môi trường 3

2.1.2 Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực hóa chất phân bón 5

2.1.3 Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Xây dựng 6

2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 6

2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án cung cấp, tạo lập 7

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7

3.1 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM 7

3.2 Trình tự thực hiện 8

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 15

1.1 TÊN DỰ ÁN 15

1.2 CHỦ DỰ ÁN 15

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 15

1.3.1.Vị trí địa lý 15

1.3.2.Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án 18

1.3.3.Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án 19

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 22

1.4.1.Mô tả mục tiêu của dự án 22

1.4.2.Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 24

1.4.3.Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 29

1.4.4.Công nghệ thực hiện, vận hành dự án 32

1.4.5.Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 40

1.4.6.Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án 47

1.4.7.Vốn đầu tư 59

1.4.8.Tiến độ thực hiện dự án 59

1.4.9.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 60

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 64

2.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 64

2.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất 64

2.1.2 Điều kiện về khí tượng 64

2.1.3 Điều kiện về thủy văn 66

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 66

Trang 2

2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 71

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 72

2.2.1 Điều kiện kinh tế 72

2.2.2 Điều kiện xã hội 74

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 76

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN 76

3.1.1.Tác động có liên quan đến chất thải 76

3.1.2.Tác động không liên quan đến chất thải 76

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN 81

3.2.1.Đánh giá tác động liên quan đến chất thải 82

3.2.2.Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải 97

3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN 103

3.3.1.Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 105

3.3.2.Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 119

3.4 TÁC ĐỘNG DO CÁC RỦI RO, SỰ CỐ 123

3.4.1.Trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị 123

3.4.2 TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 123

3.5 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 128

CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 130

4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA 130

4.1.1 Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng cơ bản 130

4.1.2 Giai đoạn hoạt động của dự án 134

4.2 PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI RỦI RO, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 156

4.2.1 Biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn xây dựng

156

4.2.2 Biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn hoạt động 157

4.3 PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 162

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 164

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 164

5.1.1 Cơ cấu tổ chức 164

5.1.2 Nhiệm vụ của Phòng Môi trường 165

5.1.3 Chương trình quản lý môi trường của dự án 165

5.1.3.1 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN 165

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 177

5.2.1 Mục tiêu của Chương trình: 177

5.2.2 Nguyên tắc thiết kế 177

5.2.3 Yêu cầu của chương trình quan trắc 177

5.2.4 Nội dung của chương trình giám sát 178

5.3 KINH PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 180

CHƯƠNG 6 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 181

6.1 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THAM VẤN 181

6.1.1.Tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 181

6.1.2.Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 181 6.2 KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 182

Trang 3

6.2.1 Ý kiến của Ủy ban nhân dân, Ủy bản MTTQ xã Đạo Đức 182

6.2.2 Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 182

6.2.3 Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 183

CAM KẾT 184

1 CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: 184

1.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng: 184

1.2 Cam kết hoàn nguyên môi trường sau thi công: 185

2 TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH: 185

2.1 Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 185

2.2 Cam kết tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường: 186

2.3 Cam kết thực hiện công tác quan trắc, giám sát 187

TÀI LIỆU THAM KHẢO 188

PHỤ LỤC 189

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 5

PCCC Phòng cháy chữa cháy

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0.1 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 8

Bảng 0.2 Nội dung và phương pháp lập báo cáo ĐTM 11

Bảng 0.3 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM 12

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm khép góc khu vực dự án 15

Bảng 1.2 Mốc tọa độ giải phóng mặt bằng của nhà máy 3

Bảng 1.3 Thống kê diện tích đất bồi thường, giải phóng mặt bằng 3

Bảng 1.4 Quy hoạch sử dụng đất 1

Bảng 1 5 Bảng nguyên vật liệu giai đoạn thi công xây dựng 7

Bảng 1 6 Danh mục máy móc thiết bị dự kiến 8

Bảng 1.7 Danh mục các loại máy móc, thiết bị của Dự án 18

Bảng 1.8: Tổng hợp nguyên liệu đầu vào phân bón hữu cơ vi sinh 25

Bảng 1.9 Tổng hợp nguyên liệu đầu vào phân hữu cơ sinh học 26

Bảng 1.10 Tổng hợp nguyên liệu đầu vào phân hữu cơ khoáng 26

Bảng 1.11 Tổng hợp nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón NPK 20 – 20 - 10 28

Bảng 1.12 Tổng hợp nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón NPK 16 – 16 - 8 28

Bảng 1.13 Tổng hợp nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón NPK 18 – 8 - 16 29

Bảng 1.14 Tổng hợp nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón NPK 13 – 13 - 13 30

Bảng 1.15 Tổng hợp nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón NPK 12 – 6 - 3 30

Bảng 1.16 Tổng hợp nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón NPK 10 – 5 - 5 31

Bảng 1.17 Tổng hợp các nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất phân của nhà máy 32

Bảng 1.18 Nhu cầu sử dụng nước 34

Bảng 1.19 Nhu cầu sử dụng nhân lực 39

Bảng 1.20 Bảng tóm tắt các thông tin dự án 40

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Vĩnh Yên 41

Bảng 2.2 Độ ẩm trung bình các năm tại trạm Vĩnh Yên 42

Bảng 2.3 Tổng số giờ nắng các năm tại trạm Vĩnh Yên 42

Bảng 2.4 Lượng mưa trung bình năm tại trạm Vĩnh Yên 43

Bảng 2 5 Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh khu vực dự án 44

Trang 7

Bảng 2 6 Bảng phương pháp và kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án 44

Bảng 2 7 Vị trí lấy mẫu nước mặt 45

Bảng 2 8 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại khu vực dự án 45

Bảng 2 9 Vị trí lấy mẫu đất 47

0.33Bảng 2 10 Kết quả và phương pháp phân tích chất lượng môi trường đất 48

Bảng 3 1 Thống kê các nguồn tác động giai đoạn xây dựng dự án 59

Bảng 3 2 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 60

Bảng 3 3 Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 61

Bảng 3 4 Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động san nền 63

Bảng 3 5 Hệ số ô nhiễm bụi phát sinh từ các phương tiện vận tải 63

Bảng 3 6 Dự báo tải lượng bụi phát sinh 64

Bảng 3 7 Khối lượng nguyên, vật liệu phục vụ dự án 65

Bảng 3 8 Hệ số ô nhiễm bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển 65

Bảng 3 9 Dự báo tải lượng bụi và khí thải phát sinh 66

Bảng 3 10 Phát tán bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên liệu 67

Bảng 3 11 Định mức tiêu thụ năng lượng đối với các máy móc thi công 68

Bảng 3 12 Dự báo tải lượng bụi và khí thải phát sinh 69

Bảng 3 13 Phát tán bụi và khí thải từ các máy móc, thi công 69

Bảng 3 14 Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) 72

Bảng 3 15 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) 72

Bảng 3 16 Mức ồn phát sinh do các máy móc, thiết bị thi công (dBA) 75

Bảng 3 17 Mức ồn gây ra do các thiết bị thi công và vận tải theo khoảng cách(dBA) 76

Bảng 3 18 Mức ồn tổng cộng do các thiết bị thi công và vận tải gây ra (dBA) 77

Bảng 3 19 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 81

Bảng 3 20 Các ô nhiễm môi trường theo công đoạn sản xuất của nhà máy 82

Bảng 3 21.Hệ số ô nhiễm theo tải trọng xe (định mức cho 1.000 km) 85

Bảng 3 22 Tải lượng chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển 85

Bảng 3 23 Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO 86

Bảng 3 24 Tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO 86

Trang 8

Bảng 3 25 Thống kê lượng bụi phát sinh theo công đoạn từ dây chuyền sản xuất phân bón

88

Bảng 3 26 Các thông số của nguyên liệu củi trấu thanh 89

Bảng 3 27 Thành phần khói thải khi đốt củi trấu 89

Bảng 3 28 Tải lượng và nồng độ khí thải khi đốt củi trấu 90

Bảng 3.29 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 93

Bảng 3 30.Bảng thành phần chất thải rắn sản xuất 96

Bảng 3 31.Bảng thành phần chất thải nguy hại 97

Bảng 3 32 Mức độ tác động tổng thể được xác định theo thang bậc điểm 103

Bảng 3.33 Tóm tắt các tác động tiêu cực của Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội105

Bảng 3.34 Mức độ tin cậy củ các phương pháp sử dụng 106

Bảng 4.1 Các hạng mục hệ thống xử lý nước thải của nhà máy 119

Bảng 4.2 Danh mục các thiết bị hệ thống xử lý nước thải của nhà máy 120

Bảng 4.3 Danh mục các loại hóa chất dùng cho hệ thống xử lý nước thải của nhà máy 121

Bảng 4.4 thống kê lượng nước thải của nhà máy 121

Bảng 4.5 Bảng đặc tính của hệ thống xử lý khí thải lò hơi 126

Bảng 4.6 Bảng đặc tính của hệ thống xử lý khí thải lò hơi 129

Bảng 4.7 Đặc tính, kích thước của hệ thống xử lý bụi bằng túi vải 130

Bảng 4.8 Thống kê các loại chất thải rắn và phương pháp xử lý của nhà máy 133

Bảng 4.9 Phương pháp khắc phục hư hỏng thiết bị 135

Bảng 4.10 Tóm tắt kinh phí dự kiến cho các hạng mục bảo vệ môi trường 140

Bảng 5 1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 146

Bảng 5 2 Chi phí giám sát môi trường giai đoạn xây dựng và hoạt động của Dự án 147.

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí địa lý khu đất của dự án 1

Hình 1.2 Bản đồ tương quan vị trí của nhà máy phân bón Quế Lâm Biotech 2

Hình 1 3 Mặt bằng khu đất của dự án 1

Hình 1 4 Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ của nhà máy 9

Hình 1 5 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón 3 màu 12

Hình 1 6 Sơ đồ công nghệ sản xuất kèm dòng thải phát sinh của dây chuyền phân bón 3 màu

13

Hình 1 7 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón 1 hạt 14

Hình 1 8 Sơ đồ công nghệ sản xuất kèm dòng thải phát sinh của dây chuyền sản xuất phân bón

1 hạt 15

Hình 1.9 Sơ đồ tổ chức quản lý trong giai đoạn vận hành 38

Hình 3 1 Tác hại của tiếng ồn đối với con người 98

Hình 4 1 Rãnh thoát nước mặt bằng112

Hình 4 2 Sơ đồ khối và nguyên lý bể tự hoại có vách ngăn mỏng dòng hướng lên và ngăn lọc kỵ khí (BASTAF) 116

Hình 4.3: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của dự án 118

Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống bể nước xử lý nước thải sản xuất (đốt hoàn toàng bằng trấu) 122

Hình 4.5: Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn 122

Hình 4.6 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò 125

Hình 4.7 Sơ đồ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi 126

Hình 4.8 Sơ đồ hệ thống xử lý bụi, khí của 2 ống sấy và ống làm nguội 127

Hình 4.9 Sơ đồ hệ thống xử lý bụi bằng túi vải 130

Hình 4.10 Sơ đồ quản lý chất thải rắn 131

Hình 5 1 Sơ đồ phân cấp tổ chức hệ thông quản lý môi trường của dự án 142

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ DỰ ÁN

1.1 Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Công ty cổ phần tập đoàn Quế Lâm (Tập Đoàn Quế Lâm) thành lập vào năm

2001, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Quế Lâm theo giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp số 0303126788, do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tưthành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 18/11/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày10/06/2015.Địa chỉ trụ sở chính: Ấp Trạm Bơm, xã Tân phú Trung, huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh với ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh phân bónHữu cơ vi sinh, phân NPK và phân bón khác … và sản xuất, chế biến các loại nôngsản hữu cơ phục cho hoạt động nông, lâm nghiệp trên địa bàn cả nước

Sản phẩm của Công ty đã được đưa vào thị trường Vĩnh Phúc từ những năm

2007, cho đến nay, người dân khu vực Vĩnh Phúc và 25 tỉnh thành phía Bắc đã quenthuộc với thương hiệu phân bón Quế Lâm, nên việc triển khai thị trường là rất thuậnlợi Nhận thấy được tiềm năng phát triển Tập Đoàn Quế Lâm đã quyết định thànhlập Công ty TNHHMTV Biotech Quế Lâm và phê duyệt dự án “Đầu tư nhà máy sảnxuất phân bón Quế Lâm Biotech công suất 100.000 tấn/năm” tại thôn Đại Phúc, xã

công suất 100.000 tấn/năm phân bón các loại

Theo kế hoạch sản xuất của Công ty, với tổng công suất 100.000 tấn phânbón/năm, khối lượng sản phẩm sẽ là 60.000 tấn/năm phân bón hữu cơ và 40.000tấn/năm phân bón NPK các loại Sản phẩm phân bón NPK là phân trộn NPK theo các tỷ

lệ khác nhau Sản phẩm phân bón hữu cơ của công ty được chế biến từ các loại nguyên liệuhữu cơ được pha trộn và xử lý công nghệ lên men ủ háo khí với các chủng vi sinh vật có íchnhư phân giải xen lu lo, phân giải lân, cố định đạm giúp cân bằng hàm lượng các chất dinhdưỡng cần thiết cho cây trồng

Địa điểm thực hiện dự án tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có hệ thốnggiao thông thuận tiện, cho phép việc cung cấp nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm

đi các thị trường một cách thuận lợi như Quốc lộ 2A, tỉnh lộ 310B dẫn lên đườngXuyên Á, đường trục đô thị Mê Linh, quốc lộ 23, tỉnh lộ 30B…Hệ thống hạ tầng dịchvụ: Ngân hàng tài chính, bưu chính viễn thông, vận tải logistic, thông tin liên lạc, cấp

Trang 11

điện, cấp thoát nước… cơ bản đã được đầu tư đầy đủ và thuận tiện Đây là dự án phùhợp với quy hoạch chung của tỉnh, của huyện Bình Xuyên và quy hoạch xây dựng, quyhoạch kế hoạch sử dụng đất của khu vực

Tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và căn cứ theo phụlục III của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định vềquy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường, kế hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng

5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Công ty TNHHMTVBiotech Quế Lâm (thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Quế Lâm) tiến hành lập báo cáođánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuấtphân bón Quế Lâm Biotech công suất 100.000 tấn/năm” tại thôn Đại Phúc, xã ĐạoĐức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánhgiá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên Môi trường

Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech côngsuất 100.000 tấn/năm” là loại dự án mới Theo Thông báo ý kiến của Thường trực tỉnh

ủy số 1034-TB/TU ngày 03/11/2017 về dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phânbón Quế Lâm tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên và Công văn số 8814/UBND-CN1ngày 07/11/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện chỉ đạo củaThường trực tỉnh ủy về dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón Quế LâmBiotech của Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm tại khu Kếu, xã Đạo Đức, huyệnBình Xuyên; Tỉnh Vĩnh Phúc đã chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án và sau khi cóquyết định thành lập Cụm công nghiệp Đạo Đức – huyện Bình Xuyên sẽ cập nhật vị trínhà máy vào quy hoạch chi tiết của Cụm công nghiệp Dự án có quy mô sản xuất phânbón với công suất hoạt động: 100.000 tấn/năm, trong đó phân bón hữu cơ: 60.000 tấn/năm vàphân bón vô cơ: 40.000 tấn/năm Căn cứ theo quy định tại danh mục 5 Phụ lục III Nghị định

số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án thuộcthẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Dự án “Đầu tư nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech công suất 100.000tấn/năm” do Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm phê duyệt

Trang 12

1.3 Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Dự án “Đầu tư nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech công suất 100.000tấn/năm” của Công ty TNHHMTV Biotech Quế Lâm hoàn toàn phù hợp với các chủtrương, quy hoạch phát triển chung của ngành sản xuất phân bón, hóa chất Việt Nam

và định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như sau:

- Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Namđến năm 2020, có tính đến năm 2030”

- Quyết định số 676/QĐ-BCT ngày 06 tháng 3 năm 2017của Bộ Công Thương

về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản ViệtNam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035"

- Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc vềviệc phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2030

- Tờ trình số 44/TTr-BCS ngày 20/9/2017, Ban cán sự Đảng đã đề nghị Tỉnh ủyVĩnh Phúc xin chấp nhận chủ trương đầu tư điều chỉnh khu đất đã quy hoạch cây xanhtại QHPKC2 để thành lập CCN Đạo Đức, huyện Bình Xuyên

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật

2.1.1 Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Môi trường

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam thông qua ngày 23/06/2014;

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001

- Luật số 40/2013/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữacháy số 27/2001/QH10 ngày 22/11/2013;

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quyhoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Trang 13

- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ Quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chấtthải và phế liệu;

- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thihành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 130/2006/NĐ-CPngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và

- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về Bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao;

- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường; ;

- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạchbảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về quản lý chất thải nguy hại;

Trang 14

- Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường - Quy chuẩn về giới hạncho phép của một số kim loại nặng trong đất;

- Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường - Quy chuẩn về chấtlượng nước mặt;

- Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế qui địnhquy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làmviệc;

- Quyết định số 113/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

- Quyết định số 57/2017/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

về việc ban hành qui định phân vùng tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc;

- Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 24/01/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc vềviệc phê duyệt quy hoạch chi tiết 271 ha đất (tỷ lệ 1/2000) khu công nghiệp BìnhXuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2 Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực hóa chất phân bón

- Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội nướcCộng hòa XHCN Việt Nam;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ về việc quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất,

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của bộ Công thương quy định

cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất,

- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/09/2017 của Chính phủ về quản lýphân bón,

- Công văn số 2242/BVTV-QLPB Cục Bảo vệ Thực vật ngày 28/9/2017 về việctriển khai thực hiện Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón

Trang 15

2.1.3 Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Xây dựng

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hộinước Cộng hòa XHCN Việt Nam;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ vềQuản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chấtlượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự ánđầu tư xây dựng;

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫnxác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chitiết một số nội dung về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xungquanh;

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuần kỹ thuật quốc gia về giới hạn chophép của một số kim loại nặng trong đất;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước mặt;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thảinguy hại;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải côngnghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 21:2016/BYT về Điện từ trường tần số cao - Mức tiếp xúc cho phépđiện từ trường tần số cao tại nơi làm việc;

Trang 16

- QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;

- QCVN 23:2016/BYT về Bức xạ tử ngoại - Mức tiếp xúc cho phép bức xạ tửngoại tại nơi làm việc;

- QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làmviệc;

- QCVN 25:2016/BYT về Điện từ trường tần số công nghiệp - Mức tiếp xúc chophép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làmviệc;

- QCVN 27:2016/BYT về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 29:2016/BYT về Bức xạ ion hóa - Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ ion hóatại nơi làm việc;

- QCVN 30:2016/BYT về Bức xạ tia X - Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ tia x tạinơi làm việc;

- TCVN 5208-91: “Kỹ thuật an toàn trong lao động”;

- TCVN 205-1998-Móng cọc-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCXDVN 356-2005-Kết cấu BT và BTCT-TC thiết kế

2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án cung cấp, tạo lập

- Số liệu về khí tượng, khí hậu, đặc điểm địa hình, địa chất công trình khu vực;

- Báo cáo khảo sát địa chất công trình;

- Thuyết minh dự án đầu tư

- Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng dự án

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM

Báo cáo ĐTM Dự án:“Đầu tư nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech công suất 100.000 tấn/năm” được Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm tổ chức

thực hiện và thuê đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Khoa học công nghệ và phân tíchMôi trường Việt Nam tư vấn thực hiện

Trang 17

Cơ quan chủ trì thực hiện ĐTM

CÔNG TY TNHH MTV BIOTECH QUẾ LÂM

Địa chỉ: Thôn Đại Phúc, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 02112 213 112

Cơ quan tư vấn thực hiện ĐTM

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 19A/29/218, đường Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây

Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0974 289 229

Danh sách những người trực tiếp tham gia ĐTM

Bảng 0.1 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

T

Chuyên môn Đơn vị Nội dung phụ trách Chữ ký

1 Khắc Ngọc Bá Giám đốc Biotech Quế Lâm Chủ trì

2 Nguyễn Thiên Lương TP Kế hoạch Biotech Quế Lâm Thànhtham gia viên

3 Phạm Đình Thứ

Nhân viênPhòng Kế

Thành viêntham gia

4 Bùi Mạnh Tùng Giám đốc CN Quản lý đất đai KHCN&PTMTVN Thànhtham gia viên

5 Phạm Văn Đức Phó giám đốc Ths môi trường KHCN&PTMTVN Thànhtham gia viên

6 Bùi Thị Thủy Trưởng

phòng

Ths môi trường KHCN&PTMTVN Thànhtham gia viên

7 Vũ Thị Hương Nhân viên CN môi trường KHCN&PTMTVN Thànhtham gia viên

8 Nguyễn Việt Dũng Nhân viên CN môi trường KHCN&PTMTVN Thànhtham gia viên

3.2 Trình tự thực hiện

Trang 18

- Bước 1: Lập và thông qua đề cương chi tiết của báo cáo

+ Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình của dự án (bao gồm thuyết minh

và thiết kế cơ sở)

+ Các tài liệu, thông tin liên quan thu thập được

+ Kết quả khoan khảo sát địa chất công trình

đạc, lấy mẫu và phân tích

+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thựchiện dự án

+ Sử dụng các thiết bị thí nghiệm, khảo sát đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánhgiá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án

+ Điều tra xã hội học: Đoàn cán bộ khảo sát tiến hành tham khảo ý kiến của

Uỷ ban nhân dân, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án và tổ chứchọp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

+ Phân tích và xử lý số liệu về hiện trạng môi trường khu vực dự án

+ Trên cơ sở số liệu nhận được, tiến hành nhận dạng và dự báo mức độ gây

ô nhiễm, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.+ Tổng hợp số liệu, soạn thảo báo cáo

+ Tổ chức hội thảo và xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, chỉnh sửa vàhoàn chỉnh báo cáo sau hội thảo

+ Trình báo cáo ĐTM xin thẩm định tại cơ quan có thẩm quyền

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Muốn dự báo và đánh giá đúng các tác động chính của dự án đến môi trường tựnhiên và KT-XH trong quá trình ĐTM và lập Báo cáo ĐTM cần phải có các phươngpháp khoa học có tính tổng hợp Dựa vào đặc điểm của dự án và dựa vào đặc điểm môi

Trang 19

trường, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp dự báo với mức độ định tínhhoặc định lượng khác nhau.

- Phương pháp đánh giá nhanh (rapid assessment) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

đề xuất: Được áp dụng để (i) Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nướcthải của dự án và (ii) Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống ô nhiễm;

- Phương pháp phân tích hệ thống: Tổng hợp, xem xét nhiều khả năng giải quyết

các vấn đề phát sinh giữa các hoạt động của Dự án và các yếu tố môi trường vàbiện pháp quản lý, xử lý thích hợp

Các phương pháp khác

- Phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu hiện trường: phương pháp nhằm xác

định vị trí các điểm đo và lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho việcphân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường (không khí, tiếng ồn,nước mặt, đất, tài nguyên sinh vật) khu vực dự án và vùng xung quanh;

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm: được thực hiện

theo quy định của TCVN/QCVN về bảo quản và phân tích các thông số môitrường phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự

án;

- Phương pháp đánh giá so sánh: so sánh kết quả đo đạc và phân tích với các

QCVN/TCVN nhằm đánh giá hiện trạng môi trường;

- Phương pháp thống kê: phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí

tượng thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án;

- Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu thu thập được từ

nhiều nguồn khác nhau, các kết quả nghiên cứu ĐTM của dự án có liên quan nhằmxác định, phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường;

- Phương pháp lập bảng liệt kê: lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và

các tác động đến các thành phần môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởngcủa các tác động do các hoạt động của dự án đến môi trường

- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các

tác động của dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế xã hộikhu vực thực hiện dự án;

- Phương pháp điều tra xã hội học: trên cơ sở gặp gỡ, lấy ý kiến của lãnh đạo

UBND xã thực hiện Dự án và cộng đồng dân cư xung quanh chịu tác động trựctiếp bởi Dự án

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: thu thập số liệu kinh tế xã hội khu vực dự

án và ý kiến của chính quyền địa phương về những vấn đề có liên quan đến

Dự án

Trang 20

Danh mục các nội dung và phương pháp lập báo cáo ĐTM của Dự án đượcthống kê như sau:

Bảng 0.2 Nội dung và phương pháp lập báo cáo ĐTM

T

1 Nghiên cứu dự án, xây dựng kế hoạch thực hiện

khảo sát hiện trạng môi trường

Điều tra khảo sát hiện trạng môi trường và lấy mẫu

khảo sát hiện trạng môi trường (các thành phần môi

trường đất, nước, không khí, trầm tích, sinh vật) tại

địa điểm triển khai dự án và khu vực xung quanh

Phương pháp khảo sát thựcđịa, đo đạc lấy mẫu phân tíchngoài hiện trường và phân tíchtrong phòng thí nghiệm

3 Quan trắc tại hiện trường và phân tích tại Phòng thí

nghiệm

4 Tham vấn cộng đồng

- Phương pháp phỏng vấn trựctiếp

- Phương pháp điều tra xã hộihọc

- Thu thập thông tin về điều kiệnkinh tế xã hội

5 Xây dựng các hợp phần và nội dung báo cáo ĐTM

- Xây dựng nội dung Chương 1 Tổng hợp và phân tích hệ

thống

- Xây dựng nội dung Chương 2

- Phương pháp thống kê;

- Phương pháp đánh giá sosánh;

- Xây dựng nội dung Chương 3

- Phương pháp đánh giánhanh;

- Phương pháp kế thừa

- Xây dựng nội dung Chương 4

- Phương pháp phân tích đánhgiá tổng hợp;

6 Hiệu chỉnh báo cáo

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phân tích đánhgiá tổng hợp

Trang 21

Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech côngsuất 100.000 tấn/năm” xây dựng theo các phương pháp được trình bày trong bảng 0.2.

Bảng 0.3 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM

Liệt kê kèm theo mô tả nội dung, khối lượng

và quy mô các hạng mục của dự án được triểnkhai trong từng giai đoạn: chuẩn bị, thi công lắpđặt và hoạt động của dự án cũng như liệt kê cáctác động môi trường, các đối tượng bị tác động Sửdụng để đưa ra thành hệ thống các hoạt động của

dự án và các tác động đến các thành phần môitrường để đánh giá tổng hợp các ảnh hưởng củacác tác động do các hoạt động của dự án đến môi

trường (trong các mục 3.1.2, 3.1.3, 3.1.4 tại

chương 3 của báo cáo).

độ của các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động khácnhau của dự án, phục vụ cho việc đánh giá tác

tác động môi trường của dự án trình bày (trong

các mục 3.1.2, 3.1.3 tại chương 3), đồng thời để

chọn lọc và đánh giá các tác động môi trườngquan trọng chủ yếu của dự án

I

1 Phương pháp điều tra

thực địa và lấy ý kiến

người dân, chuyên gia

Sử dụng để thu thập hiện trạng về khu vực thựchiện dự án, trực tiếp lấy ý kiến người dân vùng dự

án và chuyên gia trong việc xây dựng dự án.Các ý

Trang 22

kiến thu nhận được này sẽ được phân tích, sànglọc và đưa vào trong báo cáo

để đánh giá mức độ tác động môi trường của dự ántrên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy địnhtrong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường ViệtNam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịutải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học củamôi trường)

3 Phương pháp thu thập

số liệu

Phương pháp được ứng dụng để thu thập và xử

lý các số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế - xãhội khu vực dự án Các số liệu thu thập được sửdụng trong chương 2 và chương 6 của báo cáoĐTM

2 của báo cáo này để đánh giá hiện trạng môitrường tại khu vực dự án

5 Phương pháp tính toán

thực nghiệm

Sử dụng các phương trình thực nghiệm của các tácgiả trong nước, cũng như nước ngoài để tính toántải lượng các chất ô nhiễm phát sinh, dự báo biếnđổi chất lượng nước, áp dụng chương 3 của báocáo

tính toán, đánh giá, so sánh với tiêu chuẩn môitrường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác Xâydựng ma trận tương tác giữa các hoạt động xâydựng, vận hành tác động tới các yếu tố môi trường

Trang 23

để xem xét đồng thời nhiều tác động, rút ra nhữngkết luận ảnh hưởng đối với môi trường, đề xuấtgiải pháp

Trang 24

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN

Dự án “ Đầu tư nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech công suất 100.000tấn/năm”

1.2 CHỦ DỰ ÁN

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm

Địa chỉ: Thôn Đại Phúc, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

1.3.1 Vị trí địa lý

Dự án “ Đầu tư nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech công suất100.000 tấn/năm” có vị trí xây dựng tại thôn Đại Phúc, xã Đạo Đức, huyện BìnhXuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 16 km về phía

Dự án có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp: đất lúa hiện hữu; Phía Đônggiáp kênh thủy lợi cấp và thoát nước của khu vực; Phía Tây giáp đường giao thônghiện hữu liên xã, huyện của khu vực; Phía Nam giáp: Công ty TNHH G.home

Ranh giới khu vực dự án được giới hạn bởi các điểm khép góc ký hiệu từ M1,

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm khép góc khu vực dự án

Trang 25

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí địa lý khu đất của dự án

Trang 26

Hình 1.2: Bản đồ tương quan vị trí của nhà máy phân bón Quế Lâm Biotech

Trang 27

Theo sơ đồ vị trí của nhà máy (hình 1.1) và bản đồ tương quan vị trí của nhàmáy phân bón Biotech Quế Lâm (hình 1.2), Dự án tọa lạc tại khu vực thôn Đại Phúc,

xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên; cách trung tâm TP Vĩnh Yên 16 km về phía ĐôngNam Dự án nằm cách khu công nghiệp Bình Xuyên khoảng 13 km, cách khu côngnghiệp Khai Quang 14,5 km Xung quanh khu vực xây dựng dự án đã có một số công

ty như Công ty TNHH G.home, Công ty Đại Phước Thịnh, Công ty TNHH Quế LâmPhương Bắc, Công ty Tâm Anh, Công ty Kết Hiền, Công ty chè Vị trí dự án cónhiều điều kiện thuận lợi về phát triển công nghiệp sản xuất (gần các khu công nghiệplớn của tỉnh), giao thông (gần sân bay Nội Bài, gần cao tốc Hà Nội Lào Cai, nằm gầnđường Quốc lộ 2A) và có khả năng liên kết hiệu quả với các khu vực trọng điểm kháctrong tỉnh Vĩnh Phúc cũng như miền Bắc như sau:

- Đường hàng không: gần sân bay quốc tế Nội Bài (HAN)

Hệ thống đường quốc lộ, xuyên Á: nằm gần QL 2A (AH14), CT05 (Hà Nội Lào Cai), QL18

Đường sắt: Cách ga Phúc Yên

- Đường sông: cách cảng Vĩnh Thịnh 35km; cách cụm cảng Đa Phúc 30km

1.3.2 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án

Các đối tượng tự nhiên, kinh tế và xã hội xung quanh khu vực thực hiện dự ánnhư sau:

- Hồ Đại Lải: Cách 15km về phía Đông Bắc

- Thị trấn Tam Đảo: cách 37km về phía Bắc

- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên: cách 34km về phía Bắc

- Làng gốm Hương Canh: cách 5km về phía Tây Bắc

- Tháp Bình Sơn: cách 46km về phía Tây Bắc

- Sông Cà Lồ: cách 0,1km về phía Đông

- Các đối tượng kinh tế xã hội xung quanh khu vực thực hiện dự án: QL 2A(AH14) cách 0,3km về phía Tây Nam, CT05 (Hà Nội - Lào Cai) khoảng 9km

- Trung tâm thị xã Phúc Yên: cách 5km về phía Đông

Trang 28

- QL 18 cách 12km về phía Đông, AH17cách khoảng 0,3km về phía Tây Nam

- Nhà máy Toyota Việt Nam: cách 5 km về phía Đông

- UBND xã Đạo Đức: cách 1,5 km về phía Tây

- Ga Phúc Yên: khoảng 5 km về phía Đông

- Sân bay Nội Bài: cách khoảng 15km về phía Đông

- Khu Công nghiệp Khai Quang: Cách 15 km về phía Tây

- Khu Công nghiệp Bình Xuyên: Cách 17 km về phía Bắc

- Khu Công nghiệp Bá Thiện 2: Cách 22 km về phía Bắc

- Khu du lịch Flamingo Đại Lại: Cách 20km về phía Bắc

Khu đất dự án nằm trong khu Kếu, thôn Đại Phúc, xã Đạo Đức, huyện BìnhXuyên, Vĩnh Phúc Hiện tại trong khu có 7 doanh nghiệp đang hoạt động, các doanhnghiệp tự đầu tư hạ tầng và chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu vực đấtthực hiện dự án nằm trong đất đã quy hoạch cây xanh tại QHPKC2 được duyệt tạiQuyết định số 618/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúcvới diện tích 10,7 ha hiện đang là đất lúa khó canh tác Theo Quyết định số 1104/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 18 tháng 05 năm 2018 về việc thu hồi, cho phép chuyểnmục đích sử dụng đất và giao đất để thực hiện dự án Nhà máy sản xuất phân bón QuếLâm Biotech của Công ty Cổ phần tập đoàn Quế Lâm tại xã Đạo Đức, huyện BìnhXuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty Cổ phần tập đoàn Quế Lâm được giao 40.281,2m2

cho việc thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech (Chi tiết

văn bản đính kèm Phụ lục 1 của Báo cáo)

1.3.3 Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án

1.3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất

Khu đất Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm khảo sát nghiên cứu lập dự ántại thôn Đại Phúc, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích là

đang canh tác thuộc diện cần hỗ trợ đền bù khi chủ đầu tư giải phóng mặt bằng

Việc đền bù giải phóng mặt bằng không thuộc phạm vi báo cáo ĐTM này, Công

ty chỉ mô tả vào báo cáo để làm rõ hơn hiện trạng sử dụng đất của Dự án và Công ty

Trang 29

TNHH MTV Biotech Quế Lâm cam kết sẽ chỉ thực hiện sau khi hoàn tất các thủ thủtục đền bù, giải phóng mặt bằng.

*) Phạm vi giải phóng mặt bằng:

Phạm vi giải phóng mặt bằng là toàn bộ diện tích khu đất quy hoạch tại xã Đạo

*) Vị trí cắm mốc giải phóng mặt bằng:

Được xác định thông qua các mốc giới có tọa độ như trong bảng sau:

Bảng 1.2 Mốc tọa độ giải phóng mặt bằng của nhà máy

Bảng 1.3 Thống kê diện tích đất bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trang 30

- Khối lượng nhà ở phải di dời: Không có.

- Khối lượng hộ tái định cư: Không có

có thẩm quyền phê duyệt

*) Dự toán kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tính toán sơ bộ:

Dự toán kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tính toán sơ bộ theo đơn giáquy định tại các Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh VĩnhPhúc “V/v ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơngiá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 16/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Về việcsửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 củaUBND tỉnh Vĩnh Phúc (chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ, tái định cư nếu có)

Tổng kinh phí dự kiến là: 10.000.000.000 (Bằng chữ:Mười tỷ đồng).

1.3.3.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực thực hiện dự án

(1) Hiện trạng các công trình xây dựng

Tại khu vực dự án là khu đất nông nghiệp, không có công trình xây dựng

(2) Hiện trạng các công trình giao thông

- Bên trong khu vực dự án: Khu đất xây dựng toàn bộ là đất nông nghiệp nênkhông có đường giao thông nội bộ

- Bên ngoài khu vực dự án: đường bê tông nông thôn, nền đường rộng Bn = 5,0

m, mặt đường rộng Bm = 3,5 m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng nằm bên cạnhkhu vực dự án về phía Tây Bắc

(3) Hiện trạng hệ thống cấp nước

Trang 31

Trong khu đất dự kiến xây dựng dự án chưa có tuyến ống cấp nước Tuy nhiênkhu vực xung quanh đã có, cách khu vực đất thực hiện dự án khoảng 50m về phíaQuốc lộ 2 hiện tại có nhà máy cấp nước của Công ty Cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc.Khi tiến hành triển khai dự án, CĐT sẽ kí hợp đồng thỏa thuận cấp nước với đơn vịcấp nước trên để dẫn tuyến cấp nước tới dự án phục vụ nhu cầu sử dụng nước chonhà máy.

(4) Hiện trạng hệ thống cấp điện

Khu vực dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech đượccấp điện từ điện lưới quốc gia chạy qua khu vực

(5) Hiện trạng thoát nước thải, điểm thu gom, xử lý chất thải rắn

Hiện nay khu vực thực hiện dự án chưa có hệ thống thoát nước thải, hệ thốngthu gom và xử lý chất thải rắn

(6) Hiện trạng hệ thống thoát nước mặt và thủy lợi

Sát khu đất của Dự án có hệ thống đường kênh mương thoát nước của khuvực, đây cũng là hệ thống chủ yếu để thoát nước mặt của khu vực khi có mưa lớn,ngoài ra nước chảy tràn bề mặt còn có thể thoát tự nhiên theo các rãnh đường, rồichảy về các khe tụ thủy theo độ dốc địa hình và qua hệ thống kênh mương này rồichảy ra các ao hồ xung quanh sau đó chảy vào sông Cà Lồ Hướng thoát nước chủ yếu

là ra sông Cà Lồ cách đất của Dự án khoảng 150m (xem sơ đồ hệ thống thoát nướckhu vực nhà máy Quế Lâm Biotech

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Mô tả mục tiêu của dự án

Trang 32

Hình 1 3 Mặt bằng khu đất của dự án

Trang 33

Dự án “Đầu tư nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech công suất 100.000tấn/năm” được đầu tư nhằm các mục tiêu sau:

+ Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

+ Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương

- Mục tiêu kinh tế:

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty và tận dụng được nguồn vốn tự có

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

1.4.2.1 Quy mô của dự án

Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Biotech dự kiến được xây dựng trên khu

văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, lắp đặt dây chuyền thiết bị và giai đoạn vận hành sẽsản xuất phân bón với công suất hoạt động: 100.000 tấn/năm, trong đó phân bón phânhữu cơ: 60.000 tấn/năm và phân bón vô cơ: 40.000 tấn/năm

Sự phân bố diện tích sử dụng đất và quy mô của dự án được thiết kế như sau:

Trang 34

II Sân, đường nội bộ và phụ

(Nguồn: Thuyết minh Đầu tư của Dự án, 2017)

đất xây dựng

- Diện tích các hạng mục sân, đường nội bộ, khu vực để xe và công trình phụ trợ

tổng diện tích đất

- Diện tích cây xanh: 8.100m2, chiếm 20,25% tổng diện tích đất Diện tích câyxanh quan trọng đối với một dự án, ngoài tác dụng để ngăn bụi, tiếng ồn còn có tácdụng giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực

Bản vẽ tổng thể mặt bằng chi tiết của dự án được đính kèm trong Phụ lục 2 của Báo cáo.

Trang 35

Hệ thống giao thông bên trong sân bãi và đường nội bộ đều được đổ bêtông, thảm bêtông mác 150 dày 10 cm, độ dốc thoải 4% Dưới lớp thảm bêtông làlớp đá dăm và dưới cùng là lớp đá hộc dày 40 cm, đạt tiêu chuẩn xây dựng (YEC-1190DAN/cm3) Xen kẽ là vỉa hè, các khu vực sân chơi lát gạch terrazo màu sắc đểtrang điểm thêm cho khu vực.

(2) Hệ thống cây xanh:

- Diện tích cây xanh: 8.100m2, chiếm 20,25% tổng diện tích đất Hệ thống diệntích cây xanh, tiểu cảnh, bảo đảm điều hoà không khí, bụi, tiếng ồn và bảo đảmthẩm mỹ cho toàn bộ dự án Công ty sẽ chọn những loại cây xanh có diện tích phủbóng mát tốt, dễ sinh trưởng và phát triển; ưu tiên các loài cây bản địa đặc trưngcủa khu vực và hệ thống tiểu cảnh hài hòa, hợp lý, đảo đảm cho dự án vừa mangtính hiện đại, tiện nghi, nhưng cũng vừa gần gũi với thiên nhiên khu vực, gồm:

+ Cây bóng mát: Lộc vừng (mưng), gội nếp (lội), hoa sữa …các loài câynày được trồng thành hàng cây cách cây 5m, trồng ở cổng và đường nội bộ củanhà máy

+ Cây ăn quả: Mít, mãng cầu, ổi, sake, bưởi, chanh… trồng theo khu vực,cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m

+ Cây trang trí: gồm những loại bonsai đẹp như: sung, si, đa, mai trồngtrang trí ở văn phòng, nhà ăn, nhà nghỉ của công nhân và các phân xưởng của nhàmáy

+ Hoa và thảm cỏ: gồm các loài hoa trang trí và thảm cỏ trồng theo đám

(3) Hệ thống thoát nước:

* Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế và xây dựng kết hợp giữa hệ thốngống xối từ các máng xối xuống rãnh xây có nắp đan hở rãnh và hệ thống cốngngầm

Nước mưa trên mái: Lắp đặt các ống xối PVC D200 nối từ các máng xốixuống hố ga trên mặt đất chảy vào hệ thống cống thu gom nước

Thoát nước mưa chảy tràn trên mặt đất là hệ thống cống D300, D400 có nắpđậy chạy quanh các nhà xưởng và sân bãi

Hệ thống mương thoát nước thu gom nước mưa chảy tràn trên mặt đất và từcác ống xối theo hệ thống cống chảy quanh các nhà xưởng thoát ra hệ thống thoát

Trang 36

nước chung của khu vực (ra kênh thoát nước ở phía Nam đất Dự án và các khe cạncủa khu vực sau đó chảy ra sông Cà Lồ)

* Hệ thống thoát nước thải

Hoạt động sản xuất của nhà máy ít phát sinh nước thải, chủ yếu là nước thải

Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại được thu gom vào bể xử lý nướcthải của nhà máy Nước thải sản xuất được chứa trong bể xử lý được xả thải thugom định kỳ (2 tuần đối với bể chứa nước phục vụ hệ thống xử lý bụi và khí lòhơi, 1 tháng đối với bể chứa nước phục vụ hệ thống xử lý bụi và khí của 2 ống sấy,

1 ống làm nguội) vào bể thu gom nước thải sản xuất theo mạng lưới cống thoátnước thải có kích thước D450 – D700 mm Nước thải sau khi xử ở bể xử lý nướcthải và nước thải sản xuất được tái sử dụng sản xuất phân bón hữu cơ (công đoạnủ) nên không phải thải ra ngoài khu vực hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh môitrường

(4) Hệ thống cấp nước:

Nhu cầu nước sử dụng cho dự án dự tính là:

Nước dùng cho sinh hoạt: tham khảo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006: Cấpnước – mạng lưới đường ống và công trình – tiêu chuẩn thiết kế, Bộ xây dựng,3/2006 tính toán lượng nước cấp cho sinh hoạt như sau: 400x100 lit/ngày=40

Nước cấp cho dự án dự kiến sẽ được lấy từ nguồn nước cấp từ Công ty cổphần nước sạch Vĩnh Phúc CĐT sẽ kí hợp đồng thỏa thuận cấp nước với đơn vịcấp nước để phục vụ nhu cầu sử dụng nước cho dự án

(5) Hệ thống báo cháy và PCCC

Áp dụng hệ thống báo cháy tự động (TCVN 5738) an toàn PCCC (Bộ Nội

vụ - Cục cảnh sát PCCC tập I, II, III xuất bản 1996) - thiết kế báo cháy tự động

Trang 37

(b) Các hạng mục công trình chính của nhà máy

(1) Khu văn phòng:

không gian chức năng: Khu kế toán, khu hành chính, khu kỹ thuật, khu thí nghiệm,khu kiểm nghiệm, hội trường, khu vệ sinh; chiều dài nhà 50m, gồm các bước cột 7,5m,chiều ngang nhà dài 40m; chiều cao đỉnh cột một số vị trí theo yêu cầu về sử dụng, độdốc mái 10%, đỉnh mái cao 8,0m so với cốt nền nhà; trần thạch cao toàn nhà; kết cấumóng đơn BTCT M250 dưới cột kết hợp hệ giằng móng BTCT M250; kết cấu phầnthân, mái bằng khung thép tiền chế: Hệ kèo thép kiểu zamin: H(800-450-450)x295x8x10; H(300-600)x295x8x10; kết cấu mái gồm hệ giằng mái, khung cửatrời kết hợp xà gồ thép, trên lợp mái tôn dày 0,47, dưới lớp tôn là lớp chống nóng,chống ồn; kết cấu bao che xây tường gạch bê tông rỗng; nền bằng lát gạch ceramic60x60cm

Bên trong khu văn phòng chia các không gian chức năng: khu kế toán, khuhành chính, khu kỹ thuật, khu thử nghiệm, hội trường, khu vệ sinh…, phương phápchia dùng hệ thống vạch ngăn

(2) Nhà xưởng:

không gian chức năng: khu sản xuất, khu vệ sinh; chiều dài nhà 100m, gồm các bướccột 7,5m, chiều rộng 90m gồm 03 nhịp khẩu độ 30m/01 nhịp; độ dốc mái 10%, đỉnhmái cao nhất của công trình 10,8m so với cốt nền nhà; kết cấu móng đơn BTCT M250dưới cột kết hợp hệ giằng móng BTCT M250; kết cấu phần thân, mái bằng khung théptiền chế: hệ cột thép: H(600-950)x395x14x20, H600x600x14x20 vàH600x395x14x20; hệ kèo thép kiểu zamin: H(950-700-950)x395x14x20; kết cấu máigồm hệ giằng mái, khung cửa trời kết hợp xà gồ thép, trên lợp mái tôn dày 0,47ly; kếtcấu bao che xây tường gạch bê tông rỗng, cao 1,3m, trên thưng tôn kết hợp tấm lấysáng; nền bằng bê tông cốt thép M250 dày 15cm

(3) Nhà kho nguyên liệu

Thiết kế kiểu nhà xưởng công nghiệp, diện tích xây dựng 9.000 m2 là gồm cáckhông gian chức năng: khu sản xuất, khu vệ sinh; chiều dài nhà 100m, gồm các bướccột 7,5m, chiều rộng 90m gồm 03 nhịp khẩu độ 30m/01 nhịp; chiều cao đỉnh cột một

Trang 38

số vị trí theo yêu cầu về sử dụng, độ dốc mái 10%, đỉnh mái cao 10,8m so với cốt nềnnhà; kết cấu móng đơn BTCT M250 dưới cột kết hợp hệ giằng móng BTCT M250;kết cấu phần thân, mái bằng khung thép tiền chế: hệ cột thép: H(600-950)x395x14x20,H600x600x14x20 và H600x395x14x20; hệ kèo thép kiểu zamin: H(950-700-950)x395x14x20; kết cấu mái gồm hệ giằng mái, khung cửa trời kết hợp xà gồ thép,trên lợp mái tôn dày 0,47; kết cấu bao che xây tường gạch bê tông rỗng, cao 1,3m, trênthưng tôn kết hợp tấm lấy sáng; nền bằng bê tông cốt thép M250 dày 15cm.

(4) Nhà kho thành phẩm

Thiết kế kiểu nhà xưởng công nghiệp, diện tích xây dựng 3.000 m2 gồm cáckhông gian chức năng: Các khu thành phẩm, văn phòng kho, khu vệ sinh; chiều dàinhà 60m, gồm các bước cột 7,5m, chiều ngang nhà dài 50m gồm 2 nhịp độ, 25m/nhịp;chiều cao đỉnh cột một số vị trí theo yêu cầu về sử dụng, độ dốc mái 10%, đỉnh máicao 10,8m so với cốt nền nhà; kết cấu móng đơn BTCT M250 dưới cột kết hợp hệgiằng móng BTCT M250; kết cấu phần thân, mái bằng khung thép tiền chế: Hệ kèothép kiểu zamin: H(800-450-450)x295x8x10; H(300-600)x295x8x10; kết cấu mái gồm

hệ giằng mái, khung cửa trời kết hợp xà gồ thép, trên lợp mái tôn dày 0,47; kết cấu baoche xây tường gạch bê tông rỗng, cao 1,3m, trên thưng tôn kết hợp tấm lấy sáng; nềnbằng bê tông cốt thép M250 dày 15cm

(5) Nhà nghỉ giữa ca cho cán bộ nam, nữ

Gồm 2 nhà Diện tích xây dựng mỗi nhà là 500 m2, chiều cao nhà 4,2m; kết cấumóng móng đơn BTCT M200, kết hợp hệ dầm, giằng, cột BTCT M200 chịu lực;tường bao, tường ngăn xây gạch bê tông 22x10,5x6 cm rỗng 2 lỗ VXM M50; mái xâythu hồi kết hợp xà gồ thép C125, dày 2,5 ly, lợp tôn dày 0,47ly , trần thạch cao thả600x600; nền, sàn lát gạch ceramic 600x600, khu vệ sinh lát gạch chống trơn300x300; cửa đi, cửa sổ bằng khung nhựa lõi thép, kính 5 ly; bậc tam cấp; toàn nhà bảmatit lăn sơn

1.4.3 Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục

công trình của dự án

Chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thiết kế ,thi công xây dựng cáccông trình chính cũng như công trình phụ trợ của dự án, khối lượng thi công là toàn bộ

Trang 39

các hạng mục công trình của dự án (đã được mô tả chi tiết trong mục 1.4.2 chương 1).

Cụ thể như sau:

- CĐT sẽ phối hợp với đơn vị thi công xây dựng dọn dẹp mặt bằng khu vựcchuẩn bị triển khai dự án (phát quang và hoàn thiện mặt bằng), sau đó sẽ tiến hành xâydựng công trình ( gồm các bước thi công làm nền móng công trình, xây dựng nhàxưởng, tuyển cấp thoát nước nội vi nhà máy, các công trình giảm thiểu và xử lý ônhiễm môi trường…)

Đối với kết cấu bê tông:

- đào móng đắp nền

- chuẩn bị cốp pha đổ bê tông cột dầm

- chuẩn bị và thi công dài coc, đà kiềng

- xây dựng khung sàn thô

Đối với kết cấu thép:

- thiết kế, gia công

- lắp đặt khung

- lợp tôn, mái, vách

Phần hoàn thiện:

- công tác xây tô, lát gạch, ốp gạch…

Sau quá trình xây dựng, đơn vị thi công sẽ dọn dẹp mặt bằng, đơn vị dịch vụmôi trường thực hiện trồng cây xanh theo quy hoạch thiết kế CĐT sẽ tiến hànhnghiệm thu xây dựng và lắp đặt thiết bị phục vụ sản xuất, vận hành thử nghiệm và đivào sản xuất chính thức

* Nguyên vật liệu cho giai đoạn thi công xây dựng

Bảng 1 1 Bảng nguyên vật liệu giai đoạn thi công xây dựng

(tấn/m 3 )

Khối lượng (tấn)

Trang 40

(Nguồn: Hồ sơ tổng dự toán của dự án)

* Giải pháp cung cấp nguyên, vật liệu phục vụ cho việc xây dựng dự án:

+ Gạch, đá các loại lấy theo thông báo giá của Sở Xây dựng, lấy từcác nguồngần khu vực huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, cự ly vận chuyển đến chân công trình trungbình khoảng 10 km;

+ Xi măng, sắt thép, cát và vật liệu khác lấy theo thông báo giá vật liệu tại khuvực Vĩnh Yên, cự ly vận chuyển đến chân công trình 15 km;

+ Đất đắp nền đường và san nền lấy tại nguồn lân cận khu vực xã Đạo Đức, cự

ly vận chuyển đến chân công trình là 5 km;

+ Đất bóc hữu cơ đổ đi ở bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện Bình Xuyên, mộtphần được dân cư trong vùng xin về để san nền và đắp vào diện tích đất canh tác

* Danh mục máy móc, thiết bị cho giai đoạn xây dựng của Dự án:

Máy móc thiết bị trang bị cho dự án trong giai đoạn thi công xây dựng như sau:

Bảng 1 6 Danh mục máy móc thiết bị dự kiến

100%

Ngày đăng: 11/10/2018, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và ứng dụng, TS. Lê Trình, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bảnKhoa học Kỹ thuật
4. Ô nhiễm không khí và Xử lý khí thải, GS. TS. Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học – Kỹ thuật, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm không khí và Xử lý khí thải
Nhà XB: NXB Khoa học – Kỹthuật
5. Xử lý nước thải sinh hoạt vừa và nhỏ, Trần Đức Hạ, NXB Khoa Học - Kỹ thuật, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải sinh hoạt vừa và nhỏ
Nhà XB: NXB Khoa Học - Kỹ thuật
6. Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học , PGS, TS Lương Đức Phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục
7. Đánh giá tác động môi trường, Phan Ngọc Hồ - Hoàng Xuân Cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia Hà Nội
8. Giám sát Môi trường nền Không khí và Nước, TS. Nguyễn Hồng Khánh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát Môi trường nền Không khí và Nước
Nhà XB: Nhà xuất bảnKhoa học và Kỹ thuật
9. Giáo trình Công nghệ Môi trường, Tịnh Thị Thanh – Trần Yên – Đồng Kim Loan, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công nghệ Môi trường
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Giáo trình quản lý chất lượng môi trường, PGS.TS. Nguyễn Văn Phước – Nguyễn Thị Vân Hà, Nhà xuất bản Xây dựng, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý chất lượng môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
11. Kỹ thuật môi trường, Tăng Văn Đoàn – Trần Đức Hạ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
1. Asessment of Sources of, Water and Land Pollution, WHO 1993 Khác
2. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc tổng hợp từ 2010 – 2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w