Mặtkhác, bãi rác của huyện Bảo Yên trước đây được xây dựng chưa theo đúng tiêuchuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh mà đơn thuần chỉ là bãi chứa rác lộ thiên, không cócác biện pháp xử lý gây ô
Trang 1SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
==================
B¸O C¸O
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP KHU XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH
LÀO CAIĐỊA ĐIỂM: HUYỆN BẢO YÊN – TỈNH LÀO CAI
Lào Cai, 2016
Trang 2SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
==================
B¸O C¸O
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP KHU XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH
LÀO CAIĐỊA ĐIỂM: HUYỆN BẢO YÊN – TỈNH LÀO CAI
Trang 3MỤC LỤC
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai iii
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai v
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang 7MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ DỰ ÁN
Rác thải gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề ngày càng bức xúc khôngchỉ ở các đô thị, thành phố lớn mà ngay cả đối với các vùng nông thôn Trongnhững năm qua, việc thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn vẫn còn mang tính tựphát, chưa được quan tâm, đầu tư nên ô nhiễm môi trường do rác thải nhiều nơi đã
ở mức báo động Và đây cũng đang là vấn đề môi trường được nhà nước cùng vớicác cấp, các ngành rất quan tâm
Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Bảo Yên nói riêng và tỉnh Lào Cainói chung đã có những bước phát triển đáng kể, cùng với quá trình phát triển kinh
tế và sự phát triển dân số ngày càng tăng đã làm cho lượng rác thải ra môi trườngngày càng lớn Rác thải sinh hoạt trên địa bàn trung tâm huyện Bảo Yên cần xử lýbao gồm cả rác thải phát sinh từ các hộ dân, rác thải sinh hoạt từ các cơ sở y tế, phếthải xây dựng… UBND huyện Bảo Yên đã giao cho Đội môi trường Bảo Yên đảmnhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cho địa bàn trung tâm huyện BảoYên Tuy nhiên, lượng rác này mới chỉ được thu gom và xử lý một phần tại bãi ráccủa huyện Phần còn lại vẫn bị đổ bỏ bừa bãi ra các khu vực công cộng, đường, hay
đổ bỏ trong vườn nhà… gây ảnh hưởng đến môi trường sống và mỹ quan Mặtkhác, bãi rác của huyện Bảo Yên trước đây được xây dựng chưa theo đúng tiêuchuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh mà đơn thuần chỉ là bãi chứa rác lộ thiên, không cócác biện pháp xử lý gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại đã quá tải trong thời giandài nên tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tương đối nghiêm trọng ảnh hưởngxấu đến sức khỏe con người và môi trường Hiện tại, bãi chôn lấp rác thải tập trungcủa huyện thuộc đối tượng cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyếtđịnh số 1942a/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phêduyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lýtrên địa bàn tỉnh Lào Cai Việc giải quyết chất thải đang trở thành mối quan tâm sâusắc tại tỉnh Lào Cai nói chung và tại huyện Bảo Yên nói riêng, để đảm bảo cân bằngsinh thái cho sự phát triển lâu dài và bền vững
Chính từ những nhu cầu, tình hình thực tế trên, ngày 19/3/2015, UBND tỉnhLào Cai đã đồng ý chủ trương giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường là Chủ đầu tưđối với việc nâng cấp, cải tạo bãi rác hợp vệ sinh tại huyện Bảo Yên tại Văn bản số971/UBND-TH
Dự án “Cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” là thực sự cần thiết và cấp bách, cần phải được thực hiện
ngay trong giai đoạn hiện nay để duy trì việc nhận rác của toàn huyện trong thời
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 7 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 8gian 10 năm đến 15 năm tới, giải quyết các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường,đáp ứng được yêu cầu phát triển của khu vực, nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏecộng đồng, tránh nguy cơ lan truyền bệnh dịch ra diện rộng.
1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án “Cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai” do UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt.
1.3 Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Dự án được thực hiện phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của huyệnBảo Yên (nằm trong đất quy hoạch khu xử lý rác thải của huyện), và phù hợp vớiquy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 củaUBND tỉnh Lào Cai
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
a Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Môi trường
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam thông qua ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải
Trang 9trường về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa;
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất;
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất;
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
b Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Xây dựng
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội nướcCộng hòa XHCN Việt Nam;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về Quản lýchi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chấtlượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
- Quyết định số 64/2003/QĐ – TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng”;
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chínhphủ về việc “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 9 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 10định hướng đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 04 năm 2008 của Thủ tướng Chínhphủ “Về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt
để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho một số đối tượngthuộc khu vực công ích”;
- Quyết định số 130/2012/QĐ-UBND ngày 18/05/2012 của UBND tỉnh Lào Cai banhành Quy định một số trình tự, thủ tục đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tácđông môi trường, cam kết BVMT và đề án BVMT trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Quyết định số 4519/BTNMT-TCMT ngày 6/11/2013 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1788/QĐ-TTg;
- Quyết định số 4416/UBND-CT ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việctriển khai thực hiện Quyết định 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướngChính phủ;
- Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việcPhê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2030;
- Quyết định số 1942a/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việcphê duyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lýtrên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 21/07/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việcPhê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thảisinh hoạt hợp vệ sinh huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai;
- Văn bản số 971/UBND-TH ngày 19/3/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc đầu tưthực hiện dự án cải tạo, nâng cấp bãi rác hợp vệ sinh tại Bảo Thắng và Bảo Yên
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- Tiêu chuẩn xây dựng số 261:2001 - Tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn;
- Tiêu chuẩn TCVN 5208-91: “Kỹ thuật an toàn trong lao động”;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996;
- QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chônlấp chất thải rắn;
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải côngnghiệp;
- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xungquanh;
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuần kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
Trang 11- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt;
- QCVN 61-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắnsinh hoạt;
- Các tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường
2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án cung cấp, tạo lập
- Số liệu về khí tượng, khí hậu, đặc điểm địa hình, địa chất công trình khu vực huyệnBảo Yên, tỉnh Lào Cai;
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, năm 2015;
- Báo cáo dự án;
- Thuyết minh thiết kế cơ sở;
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở;
Cơ quan chủ trì thực hiện báo cáo ĐTM
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI
Địa chỉ: Tầng 5, khối VII, Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TPLào Cai, tỉnh Lào Cai
Đại diện: Ông Nguyễn Thành Sinh Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 020.3821207 Fax: 020.3826183
Cơ quan tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Đại diện: Ông Trần Nguyễn Trung Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: số nhà 53 đường Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, Q ThanhXuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.35665004 Fax: 04.35658775
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 11 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 12 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
T
Nội dung phụ trách Chữ ký
1 Trần Nguyễn Trung Kỹ sư MT
Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và
2 Lê Văn Huấn
Khoa học môi trường
Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Thành viên tham gia
3 Phạm Thị Hà CửKhoa học môinhân
trường
Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Thành viên tham gia
4 Phạm Văn Đức CửKhoa học môinhân
trường
Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Thành viên tham gia
5 Nguyễn Hồng Trà Kỹ sư nông
học
Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Thành viên tham gia
6 Nguyễn Minh Nhật Thạc sỹ Quảnlý môi trường
Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Thành viên tham gia
3.2 Trình tự thực hiện
- Bước 1: Lập và thông qua đề cương chi tiết của báo cáo
- Bước 2: Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu đã có
+ Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình của dự án (bao gồm thuyết minh và thiết kế
cơ sở)
+ Các tài liệu, thông tin liên quan thu thập được
+ Kết quả khoan khảo sát địa chất công trình
- Bước 3: Thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án, đo
đạc, lấy mẫu và phân tích
+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dựán
+ Sử dụng các thiết bị thí nghiệm, khảo sát đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiệntrạng môi trường tại khu vực dự án
+ Điều tra xã hội học: Đoàn cán bộ khảo sát tiến hành tham khảo ý kiến của Uỷ bannhân dân, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án và tổ chức họp tham vấncộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
- Bước 4: Phân tích xử lý số liệu, viết báo cáo
+ Phân tích và xử lý số liệu về hiện trạng môi trường khu vực dự án
+ Trên cơ sở số liệu nhận được, tiến hành nhận dạng và dự báo mức độ gây ô nhiễm,
đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
+ Tổng hợp số liệu, soạn thảo báo cáo
Trang 13+ Trình báo cáo ĐTM xin thẩm định tại cơ quan có thẩm quyền.
4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1 Các phương pháp ĐTM
- Phương pháp 1 – Phương liệt kê: Phương pháp liệt kê là phương pháp rất hữu
hiệu để chỉ ra các tác động và có khả năng thống kê đầy đủ các tác động cần chú ýtrong quá trình đánh giá tác động của dự án Phương pháp liệt kê có ưu điểm là đơngiản, dễ thực hiện và kết quả khá rõ ràng Tuy nhiên, phương pháp này cũng có mặthạn chế đó là không thể đánh giá được một cách định lượng cụ thể và chi tiết cáctác động của dự án Vì thế phương pháp liệt kê thường chỉ được sử dụng trong cácbáo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, từ đó khoanh vùng hay giới hạn phạm
vi các tác động cần đánh giá (phương pháp này được áp dụng để liệt kê đầy đủ cácnguồn gây tác động đến dự án… được thể hiện ở phần chương 3)
- Phương pháp 2 – Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này được thực hiện
dựa vào các hệ số ô nhiễm đã được các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới hay tổchức Y tế Thế giới) xây dựng và khuyến cáo áp dụng để tính toán nhanh tải lượnghoặc nồng độ của một số chất ô nhiễm trong môi trường Phương pháp này có ưuđiểm là cho kết quả nhanh và tương đối chính xác về tải lượng và nồng độ một sốchất ô nhiễm Phương pháp này được sử dụng trong phần “đánh giá các tác độngmôi trường của dự án” (chương 3)
- Phương pháp 3 – Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để đánh giá các tác
động của dự án trên cơ sở so sánh, đánh giá với các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quychuẩn Việt Nam về môi trường đối với các thành phần môi trường không khí, nước,đất, tiếng ồn… Phương pháp này được áp dụng trong phần hiện trạng môi trường vàphần đánh giá tác động môi trường dự án (chương 2 và chương 3 của báo cáo)
- Phương pháp 4 – Phương pháp ma trận môi trường: Phương pháp này là liệt kêđồng thời các hoạt động của dự án với danh mục các nhân tố môi trường có thể bịtác động Kết hợp các liệt kê này dưới dạng hàng và cột, ta được ma trận môitrường Từ đó cho thấy rõ hơn mối quan hệ nhân – quả giữa các hoạt động của dự
án với các nhân tố môi trường bị tác động xẩy ra một cách đồng thời trong các ôcủa ma trận Tùy theo cách sử dụng, mà có thể chia ma trận môi trường thành một
số loại sau: ma trận đơn giản, ma trận theo bước, ma trận định lượng (Chương 3của báo cáo)
- Phương pháp 5 – Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia là phương pháp
thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên giagiỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất
4.2 Các phương pháp khác
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 13 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 14- Phương pháp 1 – Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu: Để phục vụ nội dung báo
cáo ĐTM, phương pháp thu thập số liệu được sử dụng là phương pháp thu thập sốliệu từ tài liệu tham khảo Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được
từ những tài liệu tham khảo do chủ dự án cung cấp và các nguồn tài liệu chínhthống khác để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh các giả thuyết Cùng vớiviệc thu thập số liệu, báo cáo ĐTM kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu sẵn có
từ các tài liệu tham khảo cùng với các số liệu điều tra thực địa để hoàn thiện báocáo Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt các nội dung của báo cáo ĐTM
- Phương pháp 2 – Khảo sát, lấy mẫu hiện trường và phân tích phòng thí nghiệm:
Phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trườngkhông khí, môi trường nước, môi trường đất, tiếng ồn, rung, chất thải rắn và chấtthải nguy hại tại khu vực thực hiện dự án Chủ đầu tư phối hợp cùng với đơn vị tưvấn đã tiến hành khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích, vị trí điểm lấy mẫu và kếtquả phân tích được thể hiện trong phần “hiện trạng các thành phần môi trường”(chương 2)
Trang 15Chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
Địa chỉ: Tầng 5, khối VII, Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TPLào Cai, tỉnh Lào Cai
Đại diện: Ông Nguyễn Thành Sinh Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 020.3821207 Fax: 020.3826183
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Địa điểm: Dự án thuộc thôn Bản Mạ 2, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnhLào Cai Vị trí của dự án phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàntỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Công trình có vị trí tiếp giáp nhưsau:
- Phía Đông tiếp giáp với khu vực trồng lúa nương và đồi núi;
- Phía Bắc tiếp giáp với khu vực đồi đất chủ yếu trồng sắn và ngô; cách khu dân cưgần nhất thuộc bản Lự khoảng 550m;
- Phía Nam tiếp giáp với khu vực đồi núi thấp; cách khu dân cư gần nhất thuộc bảnMúi Một khoảng 600m
- Phía Tây tiếp giáp với khu vực đồi trồng cây công nghiệp ngắn ngày: sắn và ngô
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 15 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 16Tọa độ khống chế của công trình như sau:
Hiện trạng hệ thống sông ngòi, ao hồ
Trang 17Nam dự án) Ngoài ra, phía Tây khu vực dự án, cách dự án khoảng 600m là kheMúi, bắt nguồn từ phía khu vực đồi núi phía trong, chảy theo hướng Đông Nam –Tây Bắc về phía bản Mạ 2 - thị trấn Phố Ràng.
Hiện trạng hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông khu vực cũng khá phát triển Chạy qua khu vực dự án
về phía Tây Bắc là đường Quốc Lộ 279 Khoảng cách từ khu vực dự án tới đườngQuốc lộ 279 vào khoảng 1,8km, tới thị trấn Phố Ràng khoảng 5,8km Tuyến đường
từ Quốc lộ 279 đi vào bãi rác dài khoảng 1,8km, đường rộng khoảng 3m nhưng mặtđường rất xấu, nhiều đoạn bị xói mòn, sạt lở; với hiện trạng tuyến đường này cácphương tiện vận chuyển như ô tô, xe cải tiến gần như không di chuyển được vào tớikhu vực dự án Do vậy, khi thực hiện dự án, phải tiến hành nâng cấp tuyến đườngnày nhằm phục vụ quá trình thi công cũng như vận hành bãi rác sau này
Hiện trạng sử dụng đất
Đất xây dựng dự án “Cải tạo, nâng cấp, khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệsinh huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” với tổng diện tích 32.000m2 nằm trong đất quyhoạch thành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt Hiện tại phần diện tích quy hoạch thựchiện dự án đang cho người dân trồng sắn, ngô và một số cây công nghiệp ngắn ngàykhác
Hiện trạng các đối tượng kinh tế, xã hội
Khu vực đặt bãi rác được nằm bao quanh bởi các đồi đất Khu vực bãi cáchkhu dân cư tập trung gần nhất thuộc bản Lự khoảng 550m về phía Bắc; giáp khudân cư tập trung bản Múi Một khoảng 600m về phía Nam Trong phạm vi dự ánkhông có công trình văn hóa, di tích lịch sử
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
- Cấp điện: được lấy từ hệ thống cấp điện chung của khu vực
- Cấp nước: Hệ thống cấp nước sạch chưa có; hiện dân cư trong vùng vẫn sử dụngnước giếng đào và nước lấy từ các khe suối nhỏ xung quanh
- Thoát nước: trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước chung Hiện tại nước mưachủ yếu tự thấm vào đất và chảy tràn qua đường và các lạch nhỏ theo địa hình khi
có mưa
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Mô tả mục tiêu của dự án
- Cải tạo, nâng cấp và xử lý cải thiện môi trường khu xử lý rác thải sinh hoạt huyệnBảo Yên đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đồng thời đảmbảo hoạt động an toàn kể cả sau khi đóng các ô chôn lấp
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 17 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 18- Cải thiện chất lượng môi trường sống ngày càng bền vững và góp phần giải quyết
an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt từ huyện đến các xã, thị trấn theo cácnguyên tắc: Nguồn rác được thu gom, phân loại và xử lý, từng bước tiến đến táichế, tái sử dụng bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện thực tế củađịa phương
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng dân cư và toàn xã hội
về việc thu gom và xử lý rác thải Có hướng đầu tư hợp lý cả về nguồn nhân lực vàkinh phí để làm tốt công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bànhuyện, tạo môi trường sống ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.2.1 Dự báo lượng rác phát sinh
Cơ sở tính khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom được hàng năm dựa trên côngthức: R i = [DS i-1 *(1+a/100)*b*365*c]/1000
Trong đó:
- Ri: Khối lượng rác thải thu gom được của năm thứ i (tấn/năm);
- DSi-1: Dân số của năm thứ i-1 (người);
- R: Lượng rác thu gom trong năm (tấn/năm)
Cơ sở tính khối lượng rác thải phát sinh và thu gom theo số liệu thực tế tạihuyện Bảo Yên:
- Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2015, thì dân số huyện Bảo Yên tínhđến năm 2015 là 82.817 người (trong đó có 8.755 người ở thành thị; 74.062 người
ở nông thôn)
- Theo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện BảoYên đến năm 2020, tốc độ tăng dân số của huyện giai đoạn 2011-2015 trung bình là1,05%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 0,9%/năm Giai đoạn 2021-2030 tạm tính bằng
Trang 19- Theo QCXDVN:01/2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xâydựng, tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn của đô thị loại III là 0,9 kg/người.ngày Đốivới khu vực nông thôn, hệ số phát thải lấy theo điều tra của Ngân hàng thế giới năm
1999 là 0,37 kg/người.ngày và có tính đến tỷ lệ gia tăng chất thải theo đầu người là1%/năm; theo đó, hệ số phát thải ở khu vực nông thôn năm 2016 sẽ là0,45kg/người.ngày và sẽ tăng mỗi năm là 1%
- Hệ số thu gom rác trung bình của huyện năm 2015 khoảng 60% (chỉ thu gom ráccho các thị trấn) Theo Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Caiđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu thu gom chất thải rắn đến năm
2020 ở đô thị là 70%, nông thôn là 50%; giai đoạn 2020 - 2030 khu vực đô thị là80%, khu vực nông thôn là 60% Trên cơ sở đó, tạm tính hệ số thu gom giai đoạn
2016 2020 khu vực thành thị là 0,7 khu vực nông thôn là 0,5, giai đoạn 2021
-2030 khu vực thành thị là 0,8 và khu vực nông thôn là 0,6
Theo cách tính toán như trên ta có bảng ước tính lượng rác thu gom hàngnăm tại huyện Bảo Yên như sau:
Bảng 1.1 Lượng rác được thu gom tại huyện Bảo Yên qua các năm
Năm
Dân
số (ngư
ời)
Khối lượng rác phát sinh (tấn/n g.đ)
Khối lượng rác thu gom (tấn/n g.đ)
Khối lượng rác có thể tái chế (tấn/ng đ)
Chất thải rắn đem đốt (20%CT R) (tấn/ng.
đ)
Tro của CTR đem chôn lấp (10%
CTR đốt) (tấn/ng.
đ)
Tổng CTR đem chôn lấp (tấn/ng ày)
Tổng CTR đem chôn lấp (tấn/nă m)
Trang 20Dân
số (ngư
ời)
Khối lượng rác phát sinh (tấn/n g.đ)
Khối lượng rác thu gom (tấn/n g.đ)
Khối lượng rác có thể tái chế (tấn/ng đ)
Chất thải rắn đem đốt (20%CT R) (tấn/ng.
đ)
Tro của CTR đem chôn lấp (10%
CTR đốt) (tấn/ng.
đ)
Tổng CTR đem chôn lấp (tấn/ng ày)
Tổng CTR đem chôn lấp (tấn/nă m)
Trong đó:
- Thành phần rác phân hủy nhanh: (70 + 2,0)%*24,70 = 17,78 tấn/ngày
- Thành phần rác phân hủy chậm: (100 - 72)%*24,70 = 6,92 tấn/ngày
Tỷ trọng rác trung bình là 0,5 tấn/m3 => thể tích rác cần chôn lấp là:
- Rác phân hủy nhanh: 35,56 m3/ngày = 12.979,4 m3/năm
- Rác phân hủy chậm: 13,84 m3/ngày = 5.051,6 m3/năm
Theo Tchobanoglous G (1993), Integrated Solid Waste Manegement, các chất
hữu cơ có tốc độ phân hủy nhanh thông thường phân hủy hết trong vòng 5 năm vàđạt lớn nhất vào năm thứ 1, thành phần rác phân hủy chậm thường có thời gianphân hủy từ 5-50 năm, tính trung bình là 25 năm Do đó tốc độ phân hủy rác trungbình đối với các thành phần rác là:
- Tốc độ phân hủy trung bình của rác phân hủy nhanh là 20%/năm
- Tốc độ phân hủy trung bình của rác phân hủy chậm là 4%/năm
Do đó lượng rác phải chôn lấp sau mỗi năm sẽ là:
Trang 21Bảng 1.2 Lượng rác cần phải chôn lấp có tính đến tốc độ phân hủy
Năm
Khối lượng rác thu gom được (T/ngày)
Khối lượng rác thu gom được (T/năm)
Khối lượng rác chôn lấp (T/năm)
Rác phân hủy nhanh còn lại sau mỗi năm (tấn/năm)
Rác phân hủy chậm còn lại sau mỗi năm (tấn/năm)
Tổng rác còn lại sau mỗi năm (tấn/năm)
Thể tích rác còn lại sau mỗi năm (m 3 /năm)
Năm thứ 1 (2016) 23,84 8.701 6.387 3.679 1.717 5.395 10.791 Năm thứ 2 (2017) 24,05 8.779 6.444 6.655 3.380 10.035 20.070 Năm thứ 3 (2018) 24,27 8.859 6.502 9.069 4.993 14.062 28.124 Năm thứ 4 (2019) 26,94 9.832 7.217 11.412 6.733 18.145 36.290 Năm thứ 5 (2020) 27,66 10.095 7.409 13.398 8.455 21.853 43.706 Năm thứ 6 (2021) 30,97 11.303 8.296 15.497 10.347 25.844 51.688 Năm thứ 7 (2022) 31,78 11.598 8.513 17.301 12.222 29.522 59.045 Năm thứ 8 (2023) 32,60 11.897 8.733 18.871 14.080 32.951 65.902 Năm thứ 9 (2024) 33,41 12.195 8.951 20.253 15.923 36.175 72.351 Năm thứ 10 (2025) 34,24 12.497 9.173 21.486 17.752 39.237 78.475 Năm thứ 11 (2026) 38,00 13.871 10.181 23.053 19.778 42.831 85.662 Năm thứ 13 (2027) 41,92 15.300 11.230 24.911 22.006 46.917 93.833 Năm thứ 14 (2028) 42,27 15.430 11.326 26.452 24.170 50.622 101.244 Năm thứ 15 (2029) 42,96 15.681 11.510 27.791 26.297 54.088 108.176 Năm thứ 16 (2030) 49,89 18.211 13.367 29.932 28.838 58.770 117.540
Như vậy, trong 15 năm tới (2016-2030), dự tính tổng lượng rác tối đa cầnphải chôn lấp của bãi rác huyện Bảo Yên là: 58.770 tấn, tương đương 117.540m3
1.4.2.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Diện tích toàn bộ khu vực xây dựng bãi chôn lấp: S = 80.000m2, bao gồmcác hạng mục sau:
- Khu chôn lấp rác có diện tích 14.976m2 thiết kế 2 ô chôn lấp:
+ Ô chôn lấp số 1 có tổng diện tích mặt là 10.665m2, tổng diện tích đáy là 8.469m2;
+ Ô chôn lấp số 2 có tổng diện tích mặt là 4.311m2, tổng diện tích đáy là 2.996m2
- Khu xử lý nước rỉ rác có diện tích là 1.207m2 bao gồm:
+ Hồ điều hòa có diện tích mặt 480m2, diện tích đáy 153m2;
+ Hồ lọc sỏi có diện tích mặt 474m2, diện tích đáy 152m2;
+ Bãi lọc trồng cây có diện tích mặt 253m2, diện tích đáy 45m2
- Hệ thống đường ống thu nước rỉ rác HDPE D200 có tổng chiều dài 246m Trong đóchiều dài đường ống đục lỗ là 195m, và đường ống không đục lỗ 51m;
- Hệ thống mương thoát nước mưa có chiều dài 599m
- Xây dựng khu đường vào bãi rác với chiều dài: 1.707,6m
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 21 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 22- Hệ thống đường nội bộ có chiều dài là 1.059,5m bao gồm 8 tuyến:
+ Nhà điều hành có diện tích 30m2 bao gồm phòng nghỉ, nhà vệ sinh và kho vật tư;
+ Nhà phân loại có diện tích 300m2;
- Tiến hành xây dựng ô chôn lấp số 1 và ô chôn lấp số 2 để chứa rác
- Xây dựng toàn bộ khu xử lý nước rỉ rác
- Hố ga và hệ thống đường ống thu gom nước rỉ rác
- Hệ thống mương thoát nước mưa
- Xây dựng nhà phân loại
Trang 23Phương án được lựa chọn là kết hợp đất trộn bentonite với màng chống thấmHDPE Phương án này sẽ giảm được chi phí xây dựng đồng thời tăng sức chứa củabãi rác.
Sau khi đào đất đến độ sâu tính toán, lớp đất tự nhiên sẽ được tạo phẳng theo
độ đốc thiết kế và lu lèn kỹ Phía trên lớp đất tự nhiên là lớp đất trộn bentonite đầmchặt dày 400 mm Tiếp theo lớp đất này sẽ là lớp màng chống thấm HDPE với độdày thích hợp (lớp màng này có hệ số thấm K <5.10-9) Phía trên lớp màng chốngthấm là lớp sỏi sạn 4x6 dày 200mm Lớp sỏi sạn này có tác dụng bảo vệ lớp màngchống thấm HDPE và giúp việc thu nước rỉ rác được dễ dàng
Đáy bãi rác được thiết kế gồm các lớp từ dưới lên trên như sau:
+ Nền đất tự nhiên;
+ Lớp đất trộn bentonit đầm chặt, k = 0,9 dày 400mm;
+ Lớp màng chống thấm HDPE;
+ Lớp đá 4x6 dày 200mm
Mái taluy và tường neo màng chống thấm
Tại các mái taluy, việc thi công lớp chống thấm bằng đất trộn bentonite khókhăn hơn do dễ bị xói mòn khi mưa xuống Do đó, tại mái taluy, việc chống thấm
sẽ được tiến hành bằng cách trải màng chống thấm HDPE và neo màng chống thấmvào tường neo xây bằng gạch đặc, vữa xi măng #75, kích thước 400 x 600mm
Tổng chiều dài tường neo màng chống thấm HDPE là 1.244m Trong đó, ôchôn lấp số 01 là 600m; ô chôn lấp số 02 là 394m; hồ điều hòa là 92m; hồ lọc sỏi là89m; bãi lọc trồng cây là 69m
1.4.3.2 Khu chôn lấp rác
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 23 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 24Trong quá trình chôn lấp xử lý rác, rác sẽ được đổ và lu nèn chặt thành cáclớp có chiều cao 0,6-0,8m Cứ sau mỗi khi đổ được khoảng 3 lớp rác như vậy lạitiến hành phủ một lớp đất trung gian dày 0,2m (lớp đất cấp phối) Tổng chiều caotrung bình của một tầng rác là 2m Đỉnh của bãi rác sau khi đã đạt chiều cao vậnhành sẽ được phủ một lớp đất cấp III dày 0,m
Để đảm bảo hiệu quả xử lý và môi trường trong khu vực bãi chôn lấp, bãi xử
lý rác sau khi san nền đến cao độ thiết kế, chia thành 2 ô chôn lấp: Ô chôn lấp số 01
và 02: Chôn lấp rác mới Rác sẽ được đổ lần lượt vào từng ô, khi đầy tiến hànhđóng cửa và đổ vào ô tiếp theo
Như vậy, chiều sâu trung bình của ô chôn lấp tính đến ngang mặt đường nội
bộ là: 292,25 – 287,25 = 5m Với chiều cao 5m theo phương pháp chôn lấp áp dụngthì số lượng tầng rác có thể chôn lấp là: 5/2 = 2,5 tầng rác Mỗi tầng rác sẽ đổ mộtlớp phủ trung gian cao 0,2m Do đó, tổng chiều cao lớp phủ trung gian là 0,6m vàchiều cao rác trung bình có thể chôn lấp tính đến mặt bằng đường nội bộ là: 5 - 0,6
= 27.744m3 Trước khi chôn lấp rác được lu nèn với hệ số 0,8 Thể tích rác thực cóthể chôn lấp là: 27.744/0,8 = 34.680m3
Trang 25Như vậy, với tổng số tầng rác được chôn lấp là 2,5 tầng và lượng rác thực cóthể chôn lấp được ở ô chôn lấp số 1 là: 52.619 + 34.680 = 87.299m3 Do đó, dự tính
ô chôn lấp số 1 sẽ chứa được lượng rác cần chôn lấp trong 11 năm từ 2016-2026
Như vậy, chiều sâu trung bình của ô chôn lấp tính đến ngang mặt đường nội
bộ là: 291,75 – 286,6= 5,15m Với chiều cao 5,15m theo phương pháp chôn lấp ápdụng thì số lượng tầng rác có thể chôn lấp là: 5,15/2 = 2,575 tầng rác Do đó, tổngchiều cao lớp phủ trung gian là 0,6m và chiều cao rác trung bình có thể chôn lấptính đến mặt bằng đường nội bộ là: 5,15 - 0,6 = 4,55m
Diện tích mặt của ô chôn lấp là 4.314m2, diện tích đáy ô chôn lấp là 2.996m2
nên diện tích trung bình của ô chôn lấp là: (4.314 + 2.996)/2 = 3.655m2
Do đó, tổng lượng rác có thể chôn lấp được tại ô chôn lấp số 2 tính ngangđến mặt đường nội bộ là: 3.655x 4,55 = 16.630m3
Trước khi chôn lấp, rác được lu nèn với hệ số 0,8 Như vậy thể tích rác thựcđược chôn lấp tính đến ngang mặt đường nội bộ là: 16.630/0,8 = 20.788m3
Lựa chọn giải pháp tạo hình đỉnh bãi rác với độ vồng 3m so với mặt đườngnội bộ, trong đó chiều cao lớp phủ trung gian là 0,2m; chiều cao lớp phủ đỉnh là 0,5m; do đó lượng rác có thể chôn lấp ở phần vồng này sẽ là (3 - 0,2 - 0,5) * 3.655 =8.407m3 Trước khi chôn lấp rác được lu nèn với hệ số 0,8 Thể tích rác thực có thểchôn lấp là: 8.407/0,8 = 10.509m3
Như vậy, với tổng số tầng rác được chôn lấp là 2,5 tầng và lượng rác thực cóthể chôn lấp được ở ô chôn lấp số 2 là: 20.788 + 10.509 = 31.297m3
Theo tính toán thì lượng rác còn lại sau khi đã chôn vào ô số 1, còn: 117.540– 87.299 = 30.311m3 Với khối lượng rác trên thì thiết kế của ô số 2 là đáp ứngchứa đủ rác phát sinh trong 5 năm từ 2026 - 2030
Theo điều 5.2.1.4 của tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001 “Bãi chôn lấp có lượngchất thải tiếp nhận ít nhất 50.000 tấn/năm có thể cho thoát tán khí rác tại chỗ songphải đảm bảo chất lượng không khí xung quanh theo tiêu chuẩn TCVNĐại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 25 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 265938:1995” Áp dụng vào bãi rác huyện Bảo Yên: lượng rác thải từ năm 2016-2030theo tính toán trung bình hàng năm từ 6.387 - 13.367 tấn/năm Do đó, lượng khíthải do phân hủy phát sinh tại bãi rác được đánh giá là không lớn và có thể thải trựctiếp ra môi trường mà không cần phải có biện pháp xử lý.
1.4.3.3 Hệ thống đường
Để phục vụ cho việc chôn lấp rác được thuận tiện, đơn vị tư vấn thiết kế đưa
ra phương án tiến hành xây mới các tuyến đường như sau:
- Đường vào bãi rác: có tổng chiều dài 1.707,6m, đường cấp phối đá dăm, rộng 3m,cấp phối đá dăm lớp 1 dày 0,15m, cấp phối đá dăm lớp 2 dày 0,15m Lớp trên cùngláng nhựa đường Phía 2 bên đường có xây mương thoát nước với chiều dài2.766,15m, bề rộng lòng mương 60cm, mương xây gạch VXM M75, bê tông móngM250
- Đường nội bộ bãi rác được bố trí chạy xung quanh bãi rác Trên các tuyến đườngnội bộ có bố trí các bãi quay xe và đổ rác Tổng chiều dài đường nội bộ là1.059,5m
Tuyến 1: Từ cọc Km 0+00 đến Km 0+219,6 Chiều dài tuyến là 219,6m (nằmgiữa hai ô chôn lấp)
+ Kết cấu: đường bê tông đá 1x2 mác 250#, dày 200mm, dưới có lớp đệm cát dày100mm;
+ Bề rộng đường B= 5m;
+ Dốc dọc tuyến: từ cọc 0 đến P1 là 6,82%; từ cọc P1 đến P2 là 0%; từ cọc P2 đến P3
là 9,06%; từ cọc P3 đến P4 là 7,32%; Từ cọc P4 đến P6 là 3,68%; Từ cọc P6 đếncuối tuyến là 7,20%;
+ Dốc ngang toàn tuyến: 2%
Tuyến 2: là tuyến đường đất cấp phối chạy quanh ô chôn lấp số 1 Từ cọc
Km 0+00 đến Km 0+305 có chiều dài: 305m
+ Kết cấu: là đường cấp phối;
+ Bề rộng đường B= 4m;
+ Dốc dọc tuyến: từ cọc 0 đến P1 là 2,51%; từ cọc P1 đến P2 là 4,8%; từ cọc P2 đếnP3 là 3,89%; từ cọc P3 đến cuối tuyến là 1,2%;
+ Dốc ngang toàn tuyến: 2%
Tuyến 3: là tuyến đường đất cấp phối chạy quanh ô chôn lấp số 2 Từ cọc
Km 0+00 đến Km 0+183,8 có chiều dài: 183,8m
+ Kết cấu: là đường cấp phối;
+ Bề rộng đường B= 4m;
+ Dốc dọc tuyến: từ cọc 0 đến P1 là 3,30%; từ cọc P1 đến P2 là 3,22%; từ cọc P2 đếnP3 là 4,62%; từ cọc P3 đến P4 là 5,14%; từ cọc P4 đến cuối tuyến là 4%;
Trang 27 Tuyến 4: là tuyến đường đất cấp phối chạy quanh khu xử lý nước rác vớitổng chiều dài 92,2m Từ cọc Km 0+00 đến Km 0+92,2.
+ Kết cấu: là đường cấp phối;
+ Bề rộng đường B= 4m;
+ Dốc dọc tuyến: từ cọc 0 đến P1 là 3,62%; từ cọc P1 đến P2 là 3,96%; từ cọc P2 đếnP3 là 5,01%; từ cọc P3 đến cuối tuyến là 3,92%;
+ Dốc ngang toàn tuyến: 0%
Tuyến 6: là tuyến đường xuống ô chôn lấp số 2 với tổng chiều dài: 92,2m Từcọc Km 0+00 đến Km 0+92,2
+ Kết cấu: đường bê tông đá 1x2 mác 250#, dày 200mm, dưới có lớp đệm cát dày100mm;
+ Bề rộng đường B= 5m;
+ Dốc dọc toàn tuyến: 10,52%;
+ Dốc ngang toàn tuyến: 0%
Tuyến 7: là tuyến đường ngăn giữa hồ điều hòa và hồ lọc sỏi, có chiều dài:29,4m
+ Kết cấu: là đường cấp phối;
+ Bề rộng đường B= 3m;
+ Dốc dọc toàn tuyến: 2,38%;
+ Dốc ngang toàn tuyến: 0%
Tuyến 8: là tuyến đường ngăn giữa hồ lọc sỏi và bãi lọc trồng cây, có chiềudài: 25,9m
+ Kết cấu: là đường cấp phối;
+ Bề rộng đường B= 3m;
+ Dốc dọc toàn tuyến: 2,31%;
+ Dốc ngang toàn tuyến: 0%
Các tuyến đường nội bộ được thiết kế với độ dốc phù hợp cho xe xuống đổ rác
1.4.3.4 Hệ thống thu gom nước rỉ rác
Giải pháp thu gom nước rỉ rác là đặt các hệ thống đường ống theo độ dốc dọc
và độ dốc ngang của đáy bãi rác Tại đáy phía trên lớp đất tự nhiên sẽ có lớp đất trộnbentonit dày 400mm Lớp này bao gồm lớp màng chống thấm HDPE, tiếp theo là lớp
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 27 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 28đá 4x6 dày 200mm Chức năng chính của lớp màng chống thấm là tăng cường khảnăng chống thấm đồng thời tránh sự trộn lẫn giữa lớp đất trộn bentonit và lớp đá, cát.
- Hệ thống thu gom nước rỉ rác được thiết kế gồm đường ống HDPE D200mm và các
hố ga thu nước Mục đích của việc xây dựng các hố ga là để tránh tắc nghẽn đườngống, đồng thời tránh cho nước mưa không chảy tràn vào đường ống thoát nước ráctại khu vực chưa đổ rác
- Ống thu gom nước rác có đường kính 200mm Đường ống thu gom cần phải đảmbảo độ bền hóa học và độ bền cơ học trong suốt thời gian vận hành bãi chôn lấp
- Hệ thống thu nước rỉ rác và nước mưa được thiết kế dẫn nước thải về khu xử lý ởcuối bãi rác; độ sâu chôn ống là 0,56m
- Hệ thống đường ống thu gom nước rỉ rác HDPE D200 có tổng chiều dài 246m.Trong
đó chiều dài đường ống đục lỗ là 195m, và đường ống không đục lỗ 51m
- Trên đường ống HDPE này có các hố ga đơn Thiết kế xây dựng tất cả 12 hố ga.Cấu tạo hố ga:
+ Hố ga đơn gồm 12 cấu kiện, mỗi cấu kiện được xây bằng gạch, kích thước900x900x1120mm Số lượng hố ga thu nước rác: Ô chôn lấp số 01 có 9 hố ga, ôchôn lấp số 02 có 3 hố ga
+ Cấu tạo: đáy hố ga đổ bê tông cốt thép, bê tông đá 1x2 mác M250# dày 150mm;thành hố ga đổ bê tông cốt thép, bê tông đá 1x2 mác M250# dày 110mm Nắp hố
ga kết cấu bê tông cốt thép, bê tông đá 1x2, mác 250# dày 100mm
1.4.3.5 Hệ thống mương thu nước mưa
- Hệ thống mương thu nước mưa được bố trí dọc theo các tuyến đường trong bãi rác
có nhiệm vụ thu nước mưa và thoát ra ngoài khu vực bãi rác, đồng thời không đểnước mưa chảy tràn vào các ô chôn lấp rác gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước
+ Đáy mương đổ bê tông đá 1x2,mác 250# dày 150mm;
+ Thành mương xây bằng gạch chỉ trát vữa xi măng mác 75#
- Cứ 3m bố trí 1 giằng mương Giằng mương đổ bê tông đá 1x2, mác 250# Tổng sốlượng giằng mương: 223 cái
+ Tuyến mương số 1: 127 cái;
+ Tuyến mương số 2: 96 cái
- Thiết kế 2 cống để thoát nước, chiều dài 1m/1 ống Đầu cống, móng cống, hố tụbằng đá hộc xây vữa xi măng M100# dày 25cm, trên đá dăm đệm dày 10cm
Trang 29- Khu xử lý nước rác có tổng diện tích là 1.207m2;
- Khu xử lý nước rác bao gồm: hồ điều hòa, hồ lọc sỏi, bãi lọc trồng cây;
- Công suất xử lý: 60m3/ngày.đêm
Cơ sở tính toán khu xử lý nước rỉ rác
Giải pháp thu gom và xử lý nước thải được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau:
- Tính toán lượng nước sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ cótrong rác thải;
- Thành phần nước rỉ rác trong bãi;
- Độ dốc chảy vào hệ thống thu gom;
- Cao độ khu vực xây dựng công trình
Tính toán lượng nước rỉ rác phát sinh
Nước rỉ rác được hình thành khi độ ẩm của rác vượt quá độ giữ nước Tínhlượng nước rỉ rác trong bãi chôn lấp theo công thức:
Q = M*(W 1 -W 2 ) + [P*(1-R) - E]*A
Trong đó:
- Q: Là lưu lượng nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác (m3/ngày);
- M: Khối lượng rác trung bình ngày (m3/ngày);
- W2: Độ ẩm của rác sau khi nén (%) lấy 15% ( thường 10% - 30%);
- W1: Độ ẩm rác trước khi nén (%), lấy 60%;
- P: Lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất (mm/ngày), 300mm/ngày;
- R: Hệ số thoát nước bề mặt 0,15;
(Bảng 7.6 Sách quản lý chất thải rắn - Trần Hiếu Nhuệ)
- E: Lượng bốc hơi lấy bằng 5mm/ngày (thường 5 - 6mm/ngày);
- A: Diện tích chôn rác mỗi ngày (m2)
Theo tính toán thì lượng rác trung bình phát sinh mỗi ngày đem chôn lấp tạibãi rác huyện Bảo Yên là 24,70 tấn/ngày Với tỉ trọng rác chưa lu nèn là 0,5tấn/m3
nên thể tích rác trung bình là 24,70/0,5 = 49,4m3/ngày
Lấy hệ số lu nèn là 0,8 Tỉ trọng rác sau lu nèn là 0,5/0,8 = 0,625 Thể tíchrác trung bình chôn lấp mỗi ngày là 49,4 /0,625 = 79,04m3
Với chiều cao lớp rác và lớp phủ là 0,6 m thì diện tích rác chôn lấp mỗingày:
Trang 30Với hệ số an toàn là 1,5 thì lượng nước rỉ rác cần xử lý mỗi ngày là:
38,45 x 1,5 = 57,68 m3/ngày, ta lấy tròn 60 m3/ngày
Như vậy công suất thiết kế cho khu xử lý nước rỉ rác là 60 m3/ngày
Hồ điều hòa
- Mục đích: Ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải
- Thông số thiết kế:
Lưu lượng Q : 60 m 3 /ngày Thời gian lưu : 5 ngày
Chọn chiều cao lưu nước trong hồ là 1m
Với lưu lượng nước đầu vào là 60 m3/ ngày đêm
Như vậy thể tích hồ cần thiết là:
Diện tích chứa nước của hồ:
Dựa vào địa hình khu vực và công nghệ lựa chọn Đơn vị tư vấn thiết kế hồ
có diện tích mặt 480m2; diện tích đáy 153m2 Diện tích trung bình 317m2, với chiềucao là 1m Thể tích hồ chứa nước là: 317m3 Như vậy hồ chứa nước có thể chứa đủlượng nước rác theo yêu cầu
- Hiệu quả xử lý COD của bể điều hòa là 30%:
Trang 31Lưu lượng Q : 60 m 3 /ngày Thời gian lưu : 3 ngày
- Q: Lưu lượng nước thải vào bãi lọc (m3/ngày)
- d: chiều sâu hồ lọc (m) (chọn theo các phương pháp thực nghiệm phụ thuộc vào lưulượng và diện tích hồ lọc) chọn chiều sâu của hồ lọc là d = 1,2m
BOD5 đầu vào = 975mg/l
Để đạt được BOD5 dòng ra sau xử lý tại hồ lọc sỏi là 682 mg/l Hiệu suất xử
lý mong muốn của hệ thống:
(1 - Ce /Co ) = (1 – 682/975) = 30%
Lưu lượng dòng vào: Q = 60m3/ngày
Loại vật liệu hồ lọc là sỏi 4x6, dày 600mm
Trang 32Tuy nhiên dựa vào công nghệ lựa chọn và địa hình khu vực, hồ lọc sỏi thiết
kế đi theo tuyến đường nội bộ Hồ lọc sỏi có diện tích lớn hơn diện tích cần thiết kế
để đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả nhất Lựa chọn thiết kế của đơn vị tư vấn:
- Diện tích mặt: 474 m2
- Diện tích đáy: 152m2
- Cấu tạo bãi lọc sỏi gồm các lớp theo thứ tự từ dưới lên như sau: Đất tự nhiên, lớpđất trộn bentonit dày 400mm, lớp màng chống thấm HDPE, lớp sỏi 4x6 dày600mm và lớp đá dăm dày 300mm
Hồ lọc được thiết kế các lớp sỏi đá, làm cho dòng chảy tăng khả năng tiếp xúcvới vật liệu lọc, tăng hiệu quả xử lý chất ô nhiễm của hồ lọc Tại đây diễn ra quá trình
ô xy hóa các hợp chất Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm của bể lọc sỏi có thể đạt tới 35%
30-Bãi lọc trồng cây
- Mục đích: tiếp tục quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ, xử lý các hợpchất dinh dưỡng
- Thông số thiết kế:
Lưu lượng Q : 60 m 3 /ngày Thời gian lưu : 4 ngày
BOD5 đầu vào = 682 mg/l
Để đạt được BOD5 dòng ra sau xử lý tại bãi lọc trồng cây là 137mg/l Hiệusuất xử lý mong muốn của hệ thống:
(1 - Ce /Co ) = (1 – 137/682) = 80%
Lưu lượng dòng vào: Q = 60 m3/ngày
Cây sậy được trồng trên bãi lọc với mật độ 25 cây/m2
Hằng số độ rỗng: α = 0,35
KT : Hệ số phân huỷ bậc 1 phụ thuộc nhiệt độ: Ở 200C,KT = K20 = 1,15
Chọn chiều sâu bãi lọc là: 2m
Trang 33Tính mặt cắt ngang của bãi lọc:
Lựa chọn thiết kế của đơn vị tư vấn:
- Diện tích mặt: 253m2
- Diện tích đáy: 45m2
- Cấu tạo bãi lọc trồng cây gồm các lớp theo thứ tự từ dưới lên như sau: Lớp đất tựnhiên, lớp đất trộn bentonit dày 400mm, lớp màng chống thấm HDPE dày 2mm,lớp sỏi 4x6 dày 600mm, lớp đá dăm dày 300mm, lớp đất pha cát dày 300mm, lớptrồng cây sậy mật độ 25 cây/m2
Vật liệu làm nền lọc là sỏi, cát thô Kích cỡ các vật liệu khu vực phân phốinước vào và thu nước ra lấy từ 4-8cm hoặc có thể lớn hơn Lớp vật liệu trên cùngtrồng sậy để tăng hiệu quả xử lý, lấy vật liệu là cát thô với hạt cỡ 0,5 với chiều dày
là 30cm Vật liệu ở khu giữa chọn vật liệu là đá dăm, có chiều dày 30cm
Đối với các lớp đá sỏi và cát lọc, định kỳ thay thế hoặc thau rửa để đảm bảohiệu quả xử lý của bãi lọc
Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm của hồ lọc cây sậy cao, với BOD, COD vàokhoảng 80%; N, P là 70%, SS là 60%
+ Sàn nhà được đổ bê tông mác 250#, dày 100mm;
+ Tường được xây gạch trát vữa xi măng mác 75#, dày 220mm;
+ Thiết kế 2 cửa đi D-1 dài x rộng = 0,9x2,2m cửa làm bằng khuôn thép, có lá chớpsắt và sắt lá tôn chống rỉ; Thiết kế 1 cửa đi D2 dài x rộng = 0,6x2m, cửa khuônĐại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 33 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 34nhôm, kính mờ dày 5ly; thiết kế 4 cửa số S1 khuôn cửa thép, có lá chớp sắt, kíchthước dài x rộng = 1,2x1,2m; thiết kế 1 cửa số S2 khuôn nhôm, kích thước dài xrộng = 0,4x0,6m;
+ Nhà điều hành có mái lợp tôn LD màu xanh; mái bê tông cốt thép, trát vữa xi măngmác 75#, sơn màu trắng
- Trong nhà điều hành có hệ thống cấp nước và cấp điện: toàn bộ dây diện đến bóngđèn dùng dây PVC – 2x1,5mm2 Công tắc cách sàn hoàn thiện 1,9m Aptomat cáchsàn hoàn thiện 1,3m Dây điện được đi ngầm trong tường gạch có ống bảo vệ Thiết
kế một giếng khoan sâu 50m để cấp nước cho nhà điều hành
- Xây dựng bể tự hoại: đáy bể đổ bê tông lót đá 4x6, mác 150# Bê tông đáy bể đá1x3, mác 250#; thành bể trát vữa xi măng mác 75#, dày 2cm có đánh màu vữa XMmác 100#
- Tường bao dày 190mm, cao 2,0m, xây gạch vữa xi măng M75#
- Tường bờ nóc mái dày 85mm, cao 0,5m, xây gạch vữa xi măng M75#
Trang 35- Nhà để xe: có diện tích 175m2, kích thước dài x rộng x cao = 13,6x12,8x6,4m.
- Nhà để xe được thiết kế như sau:
+ Móng: Được đổ cát tôn nền tưới nước đầm chặt dày 100mm; Đổ bê tông đá 2x4mác 250#; dày 250mm;
+ Nền láng vữa xi măng mác 100#, dày 30mm;
+ Xà gồ mái được lợp bằng thép; mái được lợp tôn liên doanh màu xanh dày0,45mm
1.4.3.7.5 Hệ thống điện
- Hệ thống điện được đấu nối từ hệ thống điện chung với địa phương, sau khi hoànthành xây dựng các hạng mục, sẽ tiến hành lắp nối mạng điện, bố trí các cột điện đểtreo cáp
- Xây dựng trạm biến áp 10KV/6KV/0,4KV cao 16m
- Đoạn đường lấy điện từ hệ thống điện của địa phương vào tới bãi rác dài 12km, bốtrí khoảng 25 cột điện, cao 7,5m; cột bê tông ly tâm đúc sẵn
- Móng cột điện có diện tích 2,1mx2m; Kết cấu móng cột điện từ dưới lên trên:
Trang 36Ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt được tổng hợptheo bảng dưới đây:
Bảng 1.3 Tổng hợp các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
1 Chôn lấp
- Công nghệ đơn giản.
- Chi phí đầu tư và vận hành thấp.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
- Diện tích chiếm đất lớn.
- Áp dụng cho tất cả các loại rác.
- Được áp dụng nhiều ở các nước đang phát triển, có diện tích đất rộng.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Chỉ xử lý được thành phần hữu cơ trong rác.
- CTR có thành phần hữu cơ cao
- Đang được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển, nước nông nghiệp
3 Phươngpháp đốt
- Diện tích chiếm đất ít.
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp (khi được trang bị đồng bộ thiết bị xử lý khói thải).
- Chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao.
- CTR công nghiệp và bệnh viện.
- Áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển.
- CTR công nghiệp và xây dựng.
- Chủ yếu áp dụng ở các nước tiên tiến phát triển.
Với đặc điểm là khu vực có lượng rác thải phát sinh tương đối lớn; lực lượngcán bộ môi trường có trình độ cao không có, kinh phí dành cho thu gom và xử lýcòn ít; khu vực quy hoạch cho khu xử lý rác thải sinh hoạt có diện tích hạn chế, độchênh cao lớn, cách xa khu dân cư Do vậy phương pháp xử lý CTR tại khu xử lýrác thải sinh hoạt huyện Bảo Yên được đề xuất là kết hợp các biện pháp Tái chế -Đốt – Chôn lấp hợp vệ sinh
Quy trình vận hành bãi rác
Trang 37Rác được tập kết đến công trường sẽ được đổ tại sàn kiểm tra phân loại rác.Qua kiểm tra (chủ yếu bằng cảm quan), phân ra các loại rác tái chế, rác đốt, và rácchôn lấp.
- Rác tái chế là các loại rác có thể tái chế như nhựa, nilon, kim loại… được thu gom,lưu giữ và định kỳ bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc cơ sở tái chế;
- Rác đốt là các thành phần rác sinh hoạt dễ cháy như vải, da, bao bì, rơm rạ, lá cây
sẽ được gom lại, vận chuyển đến xử lý tại lò đốt;
- Rác chôn lấp là các loại rác còn lại không thể tái chế và không dễ cháy, sẽ được vậnchuyển đi chôn lấp tại các ô chôn lấp
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 37 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 38Ống khói
Hình 1.1 Quy trình công nghệ vận hành kèm dòng thải
- Đối với khí thải: Khí thải sẽ được thu gom bằng các cột thu khí và thoát ra môitrường để tránh sự cố gây cháy nổ do khí bãi rác
- Đối với nước thải: Xử lý bằng phương pháp sinh học
Trang 39Dự án sẽ sử dụng một lò đốt kiểu BD-ANPHA công suất 500kg/giờ do công
ty TNHH Đức Minh và trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu chế tạo đã đượccấp giấy phép lưu hành toàn quốc theo quyết định số 396/QĐ-BXD của Bộ Xâydựng năm 2013
Lò đốt BD - ANPHA có những ưu điểm vượt trội: Xử lý được rác thải mộtcách triệt để, không khói, không mùi không sinh ra nước rỉ rác, không ô nhiễm môitrường Nồng độ khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 61-MT:2016/BTNMT
và QCVN 30:2010/BTNMT Lò có kích thước nhỏ gọn nhưng hiệu suất sử dụngcao, đốt và xử lý rác thải nhanh không bị tồn đọng rác và không sử dụng nhiên liệu.Công nghệ lò đốt dựa trên cơ sở đối lưu tự nhiên của dòng vật chất do sự chênhlệch nhiệt độ tạo ra Hoạt động của lò được duy trì bằng quá trình cháy trong lò dorác thải tạo ra trên cơ sở tận dụng tối đa lượng lượng nhiệt bức xạ, lượng nhiệt phátsinh trong quá trình phản ứng hóa học phân hủy rác mà không cần bất kỳ nguồnnăng lượng nào từ bên ngoài
Để giảm thiểu tác động của khí thải tới sức khỏe người lao động, người dân
và hệ sinh thái xung quanh khu vực dự án, khí thải lò đốt sẽ được thu gom và thải
ra môi trường qua ống khói có đường kính 650mm và chiều cao 7,8m (chiều cao sovới mặt đất 20m)
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ đốt kèm dòng thải
Đại diện chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai 39 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường
Trang 40Nguyên lý hoạt động
Rác sau khi phân loại, sẽ được cấp vào lò đốt thủ công hoặc bằng băng tải.Tại buồng đốt sơ cấp có nhiệt độ trên 6500C, rác vừa được sấy khô thêm một lầnnữa, vừa được cháy một phần Ở buồng đốt thứ cấp, nhiệt độ từ 8500C đến 12000C,các chất bốc và sản phẩm cháy của buồng đốt sơ cấp sau khi chuyển sang sẽ đượccháy hoàn toàn nhờ kết cấu đặc thù của buồng đốt
Cấu tạo và các thông số kỹ thuật của lò đốt
Cấu tạo của lò đốt bao gồm các mô đun hợp thành rất tiện lợi cho việc xâydựng và lắp đặt Trong đó mô đun chính là phần thân lò bao gồm:
- Buồng sơ cấp gồm: Không gian sấy, không gian cháy chính, ghi cháy kiệt, khoảngthải xỉ;
- Buồng đốt thứ cấp gồm: Không gian cháy kiệt, buồng tách bụi kiểu trọng lực, thiết
- Thiết bị xử lý khói kiểu nhiệt phân: Được làm bằng vật liệu gạch cao nhôm, gạchxốp, bông thủy tinh, phụ gia và vật liệu khác Mô tả: Inox hoặc thép SS400 dày6mm bọc xung quanh, sơn chống rỉ lớp trong cùng;
- Thiết bị làm lạnh khói thải: Được làm bằng vật liệu thép chịu nhiệt, inox 304 Môtả: Trao đổi nhiệt kiểu chùm ống đảm bảo nhiệt độ khói thải ra môi trường;
- Thiết bị lọc bụi và điều tiết áp suất lò: Được làm bằng inox tăng cứng, dày 3mm,thép lưới inox 304, phụ gia và vật liệu khác Mô tả: Bộ lọc bụi kiểu trọng lực tíchhợp van điều tiết áp suất và khí thải lò;
- Ống khói: Được làm bằng inox dày 1,5mm Mô tả: đưa khói thoát ra ngoài ở độ cao15,5m