1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vận dụng phương pháp DẠY HỌC DỰ ÁN vào hoạt động TẢI NGHIỆM SÁNG TẠO bộ môn Ngữ văn tại trường THPT

22 306 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 4,18 MB

Nội dung

Tại trường THPT Sốp Cộp, trong hai năm học 2016-2017 và0217-2018, bộ môn Ngữ Văn có 03 sáng kiến liên quan đến lĩnh vực TNST.Trong đó năm học 2017-2018, đồng chí Đặng Thị Hoài có sáng ki

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I BỐI CẢNH CỦA GIẢI PHÁP

1 Không gian nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu tại trường THPT

Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

2 Thời gian nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu từ tháng 8 năm

2017 đến tháng 4 năm 2018

3 Thực trạng của việc thực hiện:

Đáp ứng yêu cầu đổi mới, từ năm học 2016-2017 Sở GD&ĐT đã ban hànhhướng dẫn số: 1037/SGDĐT-GDPT ngày 22 tháng 8 năm 2016 của Sở GD&ĐTSơn La về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh Trong đó có yêu cầu các nhà trường hoạt động TNST vào dạyhọc ở tất cả các môn học Đến năm học 2017-2018, công văn số: 1318/SGDĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT Sơn La ngày 28 tháng 8 năm 2017, tiếp tục chỉ đạo cácnhà trường phổ thông thực hiện hoạt động TNST

Để GV tại các nhà trường thực hiện tổ chức hoạt động TNST, Bộ giáo dục

đã xây dựng bộ tài liệu “ Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt

động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học” Bộ tài liệu đã trang bị cho GV

những hiểu biết cơ bản nhất về mục tiêu, bản chất, các hình thức tổ chức hoạtđộng TNST trong nhà trường

Vận dụng phương pháp DHDA vào hoạt động TNST bộ môn Ngữ văn làvấn đề rất mới Tại trường THPT Sốp Cộp, trong hai năm học 2016-2017 và0217-2018, bộ môn Ngữ Văn có 03 sáng kiến liên quan đến lĩnh vực TNST.Trong đó năm học 2017-2018, đồng chí Đặng Thị Hoài có sáng kiến “Giảipháp thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm sáng

tạo trong môn Ngữ văn gắn với chủ đề người lính trong thơ ca kháng

chiến ở chương trình Ngữ văn 12” ( đã công bố); trong năm học 2017-2018 có

sáng kiến của giáo viên Hà Thị Bích Thảo “Phát triển năng lực, phẩm chất củahọc sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”

(chưa công bố), sáng kiến “Giải pháp kết hợp HĐTSNT môn Ngữ văn với các

hoạt động khác của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo tồnnét đẹp văn hóa trang phục truyền thống dân tộc Thái tại trường THPT Sốp Cộp”

giáo viên Đặng Thị Hoài (chưa công bố) Nhìn chung các sáng kiến giải quyết

vấn đề cụ thể, chưa có tính định hướng về chủ đề, hình thức tổ chức, phươngpháp tổ chức cho hoạt động TNST chung cho cả bộ môn trong trường

4 Tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu:

4.1 Hoạt động TNST trong nhà trường THPT

Về đổi mới môn học, có thể nói việc đưa hoạt động TNST thành một mônhọc trong hệ thống giáo dục là một khâu đột phá trong thực hiện thực hiện mục

tiêu “ phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” Bởi lẽ hoạt động

TNST là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạtđộng dạy học trong nhà trường phổ thông Hoạt động TNST là một bộ phận củaquá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có

Trang 2

mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học Thông qua việc tham gia vàocác hoạt động TNST, HS được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động,

tự giác và sáng tạo của bản thân Các em được chủ động tham gia vào tất cả cáckhâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện vàđánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bảnthân.… Từ đó, hình thành và phát triển cho HS những giá trị sống và các nănglực cần thiết

Thông qua hoạt động TNST, HS phát triển 3 phẩm chất sống yêu thương,sống trách nhiệm và sống tự chủ, hình thành và phát triển 8 năng lực chung như:năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ; nănglực thể chất; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lựccông nghệ thông tin và truyền thông và 5 năng lực đặc thù cụ thể là năng lựctham gia và tổ chức hoạt động; năng lực tự quản lý và tổ chức cuộc sống cá nhân;năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; năng lực định hướng nghềnghiệp; năng lực khám phá và sáng tạo

Đối với lĩnh vực và tổ chức hoạt động của hoạt động TNST cũng hết sứcphong phú đa dạng Về lĩnh vực hoạt động TNST theo tài liệu tập huấn của Bộ có

13 lĩnh vực tiêu biểu như trường học; văn hóa du lịch; nội trợ/gia đình/chăm sóc;giao thông; thủ công nghiệp; lâm nghiệp; kinh doanh/kinh tế; nông nghiệp; côngnghiệp; ngư nghiệp; y tế; TDTT; khoa học công nghệ Về hình thức hoạt động cóthể thấy hoạt động TNST được tổ chức thông qua các hình thức: Hình thức cótính khám phá: Thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi; hình thức có tínhtham gia lâu dài: Dự án và nghiên cứu khoa học; các câu lạc bộ; hình thức có tínhthể nghiệm/ tương tác: Diễn đàn, giao lưu, hội thảo/xemina, sân khấu hóa; hìnhthức có tính cống hiến: Thực hành lao động việc nhà, việc trường, các hoạt động

xã hội/ tình nguyện

Để tổ chức hoạt động TNST, GV xây dựng kế hoạch hoạt động TNST.Việc thiết kế các hoạt động TNST được tiến hành theo các 8 bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động TNST: Từ nhiệm vụ, mục

tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành Xác định rõ đối tượng thực hiện

Bước 2 : Đặt tên cho hoạt động: Tên của hoạt động TNST cần đảm bảo: Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh

Bước 3 : Xác định mục tiêu của hoạt động: Là dự kiến trước kết quả của

hoạt động; yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị

Bước 4 : Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức

của hoạt động: Nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức hoạt động

TNST cần phù hợp với bài học, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhàtrường và khả năng của HS

Bước 5: Lập kế hoạch: Xây dựng nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu)

và thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu

Trang 3

Bước 6 : Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Trong bước này, cần phải xác định:

- Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?

- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?

- Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?

Bước 7 : Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động

GV tiến hành rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thờigian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quảcần đạt được khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điềuchỉnh

Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.

4.2 Phương pháp DHDA trong nhà trường phổ thông

Đối với phương pháp DHDA ta thấy cũng có nhiều điểm tương đồng vớihoạt động TNST Trong DHDA người học giữ vai trò trung tâm thực hiện mộtnhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo racác sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính

tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập Làm việc nhóm là hình thức cơ bảncủa dạy học dự án, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ, cộng tác của GV Dự án đặt HSvào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều traviên hay người viết báo cáo… Chủ yếu HS sẽ làm việc theo nhóm và hợp tác với

GV và cộng đồng để trả lời các câu hỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa của bàihọc Có thể thấy tiến trình thực hiện DH DA có thể chia thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề

Việc lựa chọn chủ đề dự án tùy thuộc vào hứng thú, quan tâm, kinhnghiệm của HS GV đề xuất một số đề tài để hướng HS chọn lựa GV cần tạo ramột tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giảiquyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống

Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch dự án

Với sự hướng dẫn của GV, HS xây dựng kế hoạch dự án, trong đó xác địnhnhững công việc cần làm, nguồn lực cần thiết (vật liệu, kinh phí, tài liệu thamkhảo, chuyên gia), thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành, sự phân công côngviệc

Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

Các thành viên thực hiện công việc như kế hoạch Trong giai đoạn này HSthực hiện hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt độngnày xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau Kết thúc giai đoạn này nhóm phải cóđược sản phẩm của dự án

Giai đoạn 4 : Giới thiệu sản phẩm dự án

Các nhóm giới thiệu sản phẩm dự án Các sản phẩm có thể được trình bày

Trang 4

dưới dạng bài trình chiếu, bài thu hoạch, văn bản, áp phích hay tờ rơi,… trongnhiều dự án sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành Sản phẩmcủa dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễnmột vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các hoạt động xã hội.

Giai đoạn 5: Đánh giá

Trong dạy học tích cực nói chung và dạy học DHDA nói riêng, đánh giáđóng một vài trò quan trọng Không chỉ đánh giá sản phẩm dự án mà chính quátrình làm việc của HS cũng cần được có một sự đánh giá đúng đắn Từ đó HS rútđược kinh nghiệm cho mình Cần có đánh giá sản phẩm và đánh giá quá trình vớinhiều hình thức như: GV đánh giá, HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng,

Như vậy, phương pháp DHDA và hoạt động TNST đều là những phươngpháp dạy học tích cực (người dạy – người học – học liệu – môi trường…), khắcphục nhược điểm của phương pháp truyền thụ áp đặt một chiều; đồng thời kếthợp hài hoà giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, đặc biệt chútrọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời.Làm thế nào để vận hành tương tác đồng bộ các thành tố trong các phương phápnày phát huy hết hiệu quả chính là nhiệm vụ đặt ra cần sang kiến phải giải quyết

II LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu và công bố dự thảo tổngthể Chương trình giáo dục mới và xin ý kiến rộng rãi để tiếp tục hoàn chỉnh.Trong chương trình mới có hai loại hoạt động chính là: dạy các môn học và hoạtđộng TNST Hoạt động TNST là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trongchương trình giáo dục phổ thông mới Hoạt động TNST được xây dựng thànhmột môn học với nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức sẽ có nhiều điểmmới Để giúp cho GV làm quen với hoạt động TNST từ năm học 2016 - 2017 sởGD&ĐT Sơn La chỉ đạo các nhà trường đưa nội dung TNST vào giảng dạy, ápdụng ở tất cả các bộ môn với thời lượng 4% tổng số tiết của môn học Tuy đãtriển khai được gần 02 năm và có nhiều lần tập huấn nhưng có thể nhận thấy việcthực hiện tổ chức hoạt động TNTS của GV ở các trường trong đó có trườngTHPT Sốp Cộp còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập khi thực hiện hoạt độngTNST Cụ thể như sau:

Đối với HS: Có thể thấy số lượng HS trong một lớp lớn ( từ 40-45 HS, mỗi

giáo viên Ngữ văn dạy từ 3-4 lớp (120-170HS), tính kỉ luật của HS còn kém lànhững khó khăn dễ nhận thấy nhất đối với mỗi GV khi quản lí, tổ chức cho HStham gia hoạt động TNST Nhiều HS còn thụ động, rụt rè chưa mạnh dạn, chủđộng tham gia các hoạt động; tính tự giác, tính sáng tạo còn hạn chế

Đối với GV: Tuy đã được tập huấn, làm quen với hoạt động TNST nhưng

nhiều GV vần còn bỡ ngỡ, lúng túng trong việc xác định số tiết, chủ đề, nội dung,hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động TNST nhất là khi chưa có tài liệuhướng dẫn GV một cách cụ thể Chính vì thế nhiều hoạt động TNST còn mangnặng tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất của việc học qua “trảinghiệm”

Trang 5

Đối với nhà trường: Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, một số

hư hỏng quá thời hạn sử dụng; kinh phí hoạt động còn hạn hẹp, do đó chất lượnghoạt động TNST còn hạn chế, hiệu quả, tác dụng của hoạt động TNST chưa đượcnhư mong muốn của GV

Đối với gia đình và xã hội: Gia đình HS chủ yếu thuộc diện hộ nghèo và

xa trung tâm huyện, nhiều phụ huynh chưa biết tới hoạt động TNST là gì Nênkhi được yêu cầu hỗ trợ, phối hợp còn e dè, không muốn hợp tác hoặc không cóđiều kiện để hợp tác và hỗ trợ Về mặt xã hội, huyện Sốp Cộp là huyện vùng sâu,vùng xa các di tích lịch sử, danh nhân, nhà thơ nhà văn, danh lam thắng cảnh,làng nghề… hầu như là không có, đây cũng là khó khăn không nhỏ để GV đadạng hóa hình thức hoạt động TNST

Để giải quyết những khó khăn kể trên, tôi chọn sáng kiến “Vận dụng phương pháp DHDA vào hoạt động TNST bộ môn Ngữ văn tại trường THPT Sốp Cộp” để giúp các đồng nghiệp cùng bộ môn nhất là bản thân mìnhlàm tốt nhiệm vụ được giao

III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Phạm vi nghiên cứu

- Các chủ đề, nội dung hoạt động TNST môn Ngữ Văn sử dụng phươngpháp DHDA, quy trình vận dụng phương pháp DHDA vào hoạt động TNST; mẫu

Kế hoạch dạy học TNST môn Ngữ Văn tại trường THPT Sốp Cộp

2 Đối tượng nghiên cứu

Vận dụng phương pháp DHDA vào hoạt động TNST môn Ngữ văn THPTSốp Cộp

VI MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Đề xuất được một số chủ đề, nội dung, phương pháp, hình thức vào hoạtđộng TNST môn Ngữ văn tại trường THPT Sông Cộp trong bối cảnh chươngtrình TNST bậc THPT chưa có tài liệu định hướng của cơ quan chuyên môn cóthẩm quyền ban hành

- Đề xuất được quy trình vận dụng phương pháp DHDA vào hoạt độngTNST Ngữ văn tại trường THPT Sốp Cộp

- Đề xuất mẫu Kế hoạch dạy học TNST khi vận dụng phương pháp DHDAvào hoạt động TNST

PHẦN NỘI DUNG

I THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT

Trang 6

1 Hoạt động TNST bộ môn Ngữ văn tại trường THPT Sốp Cộp

Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, hoạt động TNST được đưa vàochương trình như một môn học Để giáo viên chủ động với chương trình và sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông mời từ năm học 2016-2017 Sở GD&ĐT Sơn La đãyêu cầu các nhà trường xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch trải nghiệmvới thời lượng 4% tổng số tiết học/một môn học Trên cơ sở đó, trường THPTSốp Cộp đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn rà soát chương trình,xác định nội dung, thời lượng trải nghiệm cho từng môn, từng lớp học Đối với

bộ môn Ngữ văn theo phân phối giảng dạy số tiết, chủ đề HĐ TNST trong hainăm học 2016-2017 và 2017-2018 như sau

Tiết theo PPCT Chủ đề, bài học trải nghiệm

Gh i chú

63 - Văn thuyết minh

89 - Truyện Kiều- Nguyễn Du

47 - Hạnh phúc của một tang gia - (Trích: Sốđỏ - Vũ Trọng Phụng)

52 - Một số thể loại văn học: Thơ, Truyện

58 - Chí phèo (Nam Cao)

Tiết theo PPCT Chủ đề, bài học trải nghiệm sáng tạo

Gh i chú

10 105 4 49, 50 - Trình bày một vấn đề

Trang 7

59,60 - Phương pháp thuyết minh

72,73 - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn110,

111,112

- Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghịluận

Về quy trình xây dựng chủ đề, tiết học TNST môn Ngữ văn:

Về hình thức tổ chức hoạt động TNST Khảo sát về hình thức hoạt độngTNST 13 tiết của năm học 2016-2017 và 05 tiết học kỳ I năm học 2017-2018 của

bộ môn ngữ văn tôi nhận thấy: hình thức hoạt động câu lạc bộ: 0/18; hoạt độngtrò chơi: 02/18; hoạt động diễn đàn 8/18 (diễn đàn quy mô nhỏ: 01 lớp, thời gianngắn: 01 tiết, không gian hẹp: trong lớp học), hình thức sân khấu tương tác: 4/18,hình thức tham quan, dã ngoại: 0/18; hình thức hội thi/cuộc thi: 04/18, hình thức

tổ chức sự kiện: 0/18, hoạt động giao lưu: 0/18; hình thức hoạt động chiến dịch:0; hoạt động nhân đạo: 0/18

Đối với việc vận dụng các phương pháp để tổ chức tốt hoạt động TNSTcác giáo viên thường sử dụng các phương pháp phát vấn, phương pháp sắm vai,trò chơi, làm việc nhóm, và phương pháp dạy học dự án Qua sử dụng phiếu khảo

sát (Mẫu số 1 Phụ lục 1) về quá trình tổ chức hoạt động TNST trong năm học

2016-2017, học kỳ I năm học 2017-2018 kết quả cho thấy GV sử dụng cácphương pháp dạy học trong các tiết hoạt động TNST như sau: GV thường xuyên

sử dụng phương pháp phát vấn trong 7/11 GV chiếm 63,3%; GV thường xuyên

sử dụng phương pháp sắm vai 6/11 GV chiếm 54,5%; có sử dụng phương pháplàm việc nhóm 8/11 GV chiếm 72,7%; có sử dụng phương pháp dạy học dự án2/11 chiếm 18%

BGHphêduyệt

GV tổchứcthựchiện

Trang 8

Khảo sát về các bước tổ chức hoạt động TNST của đồng nghiệp cùng bộmôn tôi nhận thấy phần lớn các hoạt động TNST được xây dựng, tổ chức nhưsau:

Bước 1: Tìm ý tưởng, chọn bài dạy theo hình thức trải nghiệm

- Bước này thường được tiến hành ngay từ đầu năm học Nhà trường chỉđạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV chọn bài dạy theo hoạt động TNST đưa vàophân phối chương trình để thực hiện

Bước 2: Giáo viên xây dựng kế hoạch bài học TNST

- Theo phân phối chương trình trước khi tới tiết hoạt động TNST GVnghiên cứu bài học để xây dựng kế hoạch trải nghiệm sáng tạo Phần lớn các kếhoạch có cấu trúc của một giáo án lên lớp gồm các phần: Tên bài học – mục tiêu

- chuẩn bị của GV, HS, - Tiến trình tổ chức hoạt động – củng cố, hướng dân HShọc bài mới

- Các phương pháp tổ chức hoạt động trong các kế hoạch thường được sửdụng như: Như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp làm việc nhóm, phươngpháp trò chơi…

Bước 3: Giáo viên phân công học sinh chuẩn bị một số nội dung hoạt

động TNST ở nhà

- Theo các kế hoạch hoạt động TNST, GV chia nhóm, phân công HS chuẩn

bị một số nội dung ở nhà thông qua phiếu bài tập hay nhắc nhở, dặn dò HS tậpviết bài thuyết trình, xây dựng câu hỏi, câu trả lời phỏng vấn …

- Hoạt động tương tác giữa GV và học sinh ở bước này khá ít Việc hướngdẫn, gợi ý, tư vấn, hỗ trợ của GV đối với HS trong quá trình chuẩn bị khôngnhiều HS chủ yếu tự chuẩn bị, tự tìm hiểu, tự phân công, trách nhiệm của HSthường không cao Do đó kết quả chuẩn bị thường không được như mong muốn

Bước 4: Tổ chức hoạt động TNST ở trên lớp

- Đây là bước quan trọng nhất của hoạt động TNST Tuy nhiên nếu phầnlớn hoạt động diễn trên lớp, trong không gian hẹp thì chỉ chủ yếu tập trung vàonhững HS tích cực, mạnh rạn, có sự chuẩn bị tốt ở nhà Và không ít HS đóng vaitrò khán giả, không được tham gia hoạt động TNST theo đúng nghĩa của nó Cáchoạt động TNST nếu thực hiện trong một 01 tiết với quy mô một lớp thì khôngthể tổ chức các hình thức hấp dẫn của hoạt động TNST Vì thế các tiết TNSTthường diễn ra nhanh, đôi khi vội vàng vì sợ không đủ thời gian

Bước 5: Lưu sản phẩm

- Sản phẩm của hoạt động TNST thường bao gồm các bài viết, tranh vẽ,kết quả tham gia trò chơi…

- GV thường thu giữ đem về nhà để chấm điểm, làm minh chứng cho hoạtđộng TNST đã được tổ chức

- Các sản phẩm thường có tính thẩm mỹ thấp, không có giá trị sử dụng lại,tính giáo dục, tuyên truyền không cao, khó lưu giữ lâu dài

Trang 9

2 Nhưng ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã biết

Từ việc nghiên cứu hồ sơ tổ chức hoạt động TNST của đồng nghiệp cũngnhư bản thân đã từng xây dựng chủ đề, tiết học, bài học đến việc sử dụng cáchình thức, phương pháp, các bước tổ chức hoạt động TNST của năm học 2016-

2017, học kỳ I năm học 2017-2018 đối với bộ môn Ngữ văn tại trường THPTSốp Cộp tôi nhận thấy những ưu điểm, hạn chế, thuận lợi khó khăn sau:

Về thuận lợi, ưu điểm: Các tiết, bài học trải nghiệm sáng tạo được lựa

chọn, xây dựng có tính thống nhất cao với từng nhóm, khối bộ môn; Phần lớnhoạt động TNST được tổ chức trong phòng lớp học, trong khuân viên nhà trườngnên dễ quản lý HS, tốn ít kinh phí, Ban giám hiệu cũng rễ quản lý, giám sát việcdạy - học của GV, HS; học sinh ít phải chuẩn bị ở nhà; một số tiết hoạt động trảinghiệm đã thành công gợi hứng thú, tích cực cho GV và HS

Về hạn chế, khó khăn: Phần lớn các tiết học TNST xây dựng thời lượng

ngắn ( 01 tiết), nội dung kiến thức ở nhiều bài, các bài không cùng chủ đề, phânmôn nên khó kết hợp sử dụng các hình thức, phương pháp TNST một cách đadạng vì thế các hình thức, phương pháp hoạt động TNST còn đơn điệu chủ yếu làhình thức hoạt động diễn đàn và phương pháp phát vấn; Về quy trình chức hoạtđộng chưa đảm bảo mục đính của hoạt động TNST: GV còn làm việc nhiều, HScòn thụ động Về các bước tổ chức hoạt động TNST có thể thấy hạn chế lớn nhất

là không gian TNST (các tiết hoạt động TNST chủ yếu diễn ra trong lớp học) Vìthế nhiều tiết hoạt động TNST cũng diễn ra như những tiết học bình thườngkhác Nhiều HS vẫn thụ động trong các hoạt động TNST, tính sáng tạo, trảinghiệm chưa cao; việc phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí tìnhcảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hộihiện đại chưa đạt được như yêu cầu đặt ra Về mẫu kế hoạch dạy học TNST chưađảm bảo được các bước của hoạt động TNST: chưa dự kiến được một số nộidung, điều kiện cần thiết cho tổ chứ TNST theo phương pháp DHDA

3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khó khăn trên

Giáo viên mới chỉ làm quen với hoạt động TNST thông qua tập huấn ởtrường do giáo viên nhà trường triển khai trong ½ ngày Tuy được giới thiệu về lýthuyết và một số chủ để của THCS theo tài liệu nhưng nhiều giáo viên vẫn còn

bỡ ngỡ, lúng túng trong xác định nội dung bài học và hình thức phương pháphoạt động TNST; nguồn kinh phí của nhà trường hỗ trợ cho giáo viên, học sinhhoạt động TNST còn thấp hoặc không có Năm học 2016-2017 mỗi giáo viênđược hỗ trợ từ 200.000 đến 400.000/ năm học Đến năm học 2017-2018 nhàtrường không hỗ trợ giáo viên, học sinh kinh phí cho hoạt động TNST Như vậy

để tổ chức hoạt động TNST giáo viên, học sinh tự chuẩn bị kinh phí

Ta có thể thấy hầu như những mục tiêu cần đạt của các hoạt động TNSTthực hiện trên lớp chỉ dừng lại ở mức độ biết, hiểu và vận dụng mà chưa đạt đượcmục tiêu cao nhất của giáo dục thông qua hoạt động TNST Vì thế, điều quantrọng là cần phải khắc phục vấn đề này để hoạt động THST có thể phát triển đúng

so với mục tiêu đã đề ra nhằm giúp người học có thể phát triển một cách hoànthiện nhất

Trang 10

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Bản chất của giải pháp mới

1.1.Giải pháp 1: Đề xuất một số chủ đề vận dụng DHDA vào hoạt động TNST Ngữ văn THPT Sốp Cộp

1.1.2 Các điều kiện thực hiện

- Phân phối chương trình, khung chương trình Ngữ văn THPT

- Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, 11, 12

- Tài liệu tập huấn TNST, DHDA

- Công văn công văn số: 1318/SGDĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT Sơn La ngày

28 tháng 8 năm 2017.

1.1.3 Các bước thực hiện

Bước 1: Rà soát lại chương trình, phân phối chương trình môn học

Số tiết của từng khối, số tiết tối thiểu phải dạy học theo hình thức TNST.Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Sơn La và của BGH nhà trường mỗi môn học dạy

ít nhất 4% tổng số tiên tiết Như vậy khối 10, có 105 tiết số tiết TNST ít nhất là 4tiết, khối 11 có tổng số tiết 123 có số tiết TNST là 5 tiết; khối 12 có 105 tiết, có

đó xác định hình thức và các phương pháp hoạt động TNST

- Khối 10 và 12 GV có thể chọn thực hiện trong một kỳ/lớp Nếu dạy 4 lớpthì chọn 2 lớp kì I, 2 lớp kì II

Bước 3: Xây dựng bảng đề xuất chi tiết chủ đề vận dụng DHDA vào

hoạt động TNST Ngữ văn THPT Sốp Cộp.

Trên cơ sở bước 1, 2 GV tiến hành xây dựng bảng mô tả chi tiết xuất chitiết từ số tiết, chủ đề, phương pháp, hình thức hoạt động TNST:

Khối Số tiết trải

nghiệm

Chủ đề, bài học trải

nghiệm Phương pháp Hình thức TNST

10 4 -Truyện dân gian DHDA; PP sắm vai; Thể nghiệm/tương

Trang 11

PP trò chơi; Phương pháp làm việc nhóm tác

4

- Quê hương tôi ( Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam ( trang phục, ẩm thực, Kiến trúc, tết Việt Nam…)

DHDA; PP sắm vai;

PP trò chơi; Phương pháp làm việc nhóm

Hình thức khám phá

Thể nghiệm/tương tác

3 Viết quảng cáo DHDA; PP trò chơi;Phương pháp làm việc

nhóm

Thể nghiệm/tương tác

4

Thanh niên Việt Nam xưa và nay

( Các tác phẩm thơ, văn trung đại)

DHDA; Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp làm việc nhóm

Thể nghiệm/tương tác

11

3 Phong cách ngôn ngữbáo chí.

DHDA; Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp làm việc nhóm

Thể nghiệm/tương tác

3

Tập là phóng viên (Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn)

DHDA; Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp làm việc nhóm

Thể nghiệm/tương tác

3

Nhân vật Văn học ( Tác tác phẩm truyện ngắn, kịch)

DHDA; PP sắm vai;

PP trò chơi; Phương pháp làm việc nhóm

Hình thức khám phá Thể

nghiệm/tương tác

3

Tôi là nhà thơ ( Các tác phẩm thơ hiện đại)

DHDA; PP trò chơi;

Phương pháp làm việc nhóm;

Phương pháp giải quyết vấn đề

Thể nghiệm/ tương tác

3 Tôi yêu tiếng Việt

( Các bài tiếng Việt)

DHDA; PP trò chơi;

Phương pháp làm việc nhóm;

Phương pháp giải quyết vấn đề

Thể nghiệm/tương tác

3 Phát biểu theo chủ đề DHDA; PP sắm vai;PP trò chơi; Phương

pháp làm việc nhóm

Thể nghiệm/tương tác

4 Người lính trong thơ

ca kháng chiến chống thực dân Pháp và đế

DHDA; PP sắm vai;

PP trò chơi; Phương pháp làm việc nhóm.

Thể nghiệm/tương tác

Ngày đăng: 10/10/2018, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w