Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu từ các phòng ban của xã và từ 50 hộ điều tra, thuộc 3 ấp trồng nấm nhiều nhất tại xã để phản ánh được thực trạng sản xuất cũng như tiêu thụ nấm củ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG NẤM TẠI XÃ SÔNG TRẦU HUYỆN
TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI
HOÀNG THỊ HÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế của nông hộ trồng nấm tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” do Hoàng Thị Hà, sinh viên khóa 32, ngành phát triển nông thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
TRẦN ĐẮC DÂN Người hướng dẫn,
Ký tên, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_ _
Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, con xin được gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị đã hết lòng nuôi dạy và động viên con trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại đây
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Vô cùng biết ơn các thầy cô khoa Kinh Tế cùng toàn thể các thầy cô khác đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt khoá học
Xin cảm ơn các chú, các anh, chị trong các phòng ban của UBND xã Sông Trầu cũng như toàn thể bà con nông dân đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời gian cho phép
Cuối cùng, xin gửi đến tập thể lớp Phát Triển 32 cùng những bạn bè thân yêu đã cùng tôi học tập, chia sẻ buồn vui trong những năm tháng học tại trường một tình cảm chân thành nhất!
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Hoàng Thị Hà
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ HÀ, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh Tháng 07 năm 2010 “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Nông Hộ Trồng Nấm Tại Xã Sông Trầu, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai”
HOANG THI HA, Falcuty of Economics, Nong Lam University July 2010
“Evaluating The Economic Efficiency of The Farm Households Planting mushroom in Song Trau Commune, Trang Bom District, Đong Nai Province”
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu từ các phòng ban của xã và từ 50 hộ điều tra, thuộc 3 ấp trồng nấm nhiều nhất tại xã để phản ánh được thực trạng sản xuất cũng như tiêu thụ nấm của nông hộ trên địa bàn xã Sông Trầu ở xã Sông Trầu hiện nay các
hộ đang sản xuất với hai loại mô hình, mô hình trồng hai vụ nấm sò và hai vụ nấm mèo trên 100m2 trong một năm (MH1), mô hình trồng một vụ nấm bào ngư và hai vụ nấm mèo trên 100m2 trong một năm (MH2) Sau khi tiến hành khảo sát, tính toán và
so sánh kết quả cho thấy MH2 mang lại lợi nhuận cao hơn MH1 là 4.482,85 ngàn đồng/100m2/năm Tuy nhiên với cả hai mô hình này thì các nông hộ đều gặp những khó khăn chung như là sâu bệnh ở nấm mèo (sâu trứng, sâu tre) chưa có loại thuốc đặc trị hữu hiệu, khan hiếm lao động, thiếu vốn, giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định… Cuối cùng, thông qua những nghiên cứu và phân tích đó, đề tài đã xác định được một số thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm của nông
hộ từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục Phân tích để thấy rõ hiệu quả từ mô hình nào cao hơn mô hình nào, nhằm góp phần giúp bà con có sự lựa chọn mô hình phù hợp
và đem lại hiệu quả kinh tế
Trang 6MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình xi
Danh mục phụ lục xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2
1.2.1 Mục tiêu chung .2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .2
1.3.1 Phạm vi không gian: 2
1.3.2 Phạm vi thời gian: 2
1.3.3 Phạm vi nội dung: 2
1.3.4 Phạm vi đối tượng: 2
1.4 Cấu trúc của luận văn: 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4
2.1 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.1 Vị trí địa lí 4
2.1.2 Địa hình-Thổ nhưỡng: 4
2.1.3 Khí hậu-Thủy văn 5
2.1.4 Hiện trạng sử dụng đất .5
2.2 Khái quát đặc điểm chung về phát triển kinh tế-xã hội 5
2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .7
2.3.1 Ngành chăn nuôi 7
2.3.2 Hệ thống cây trồng .7
2.3.4 Ngành lâm nghiệp 8
2.3.5 Ngành tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ .8
2.3.6 Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật 9
2.3.7 Dân số-Lao động .9
Trang 72.3.8 Công tác văn hóa xã hội .11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14
3.1 Một số khái niệm .14
3.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ .14
3.1.2 Khái niệm kênh phân phối 14
3.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông hộ 15
3.2 Giới thiệu về vấn đề trồng nấm .16
3.2.1 Tình hình sản xuất nấm tại tỉnh Đồng Nai .16
3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển nghề nấm tại xã Sông Trầu 16
3.2.3 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của các loại nấm 17
3.3 Đặc điểm sinh học của nấm 20
3.3.1 Đặc điểm sinh học của nấm mèo 20
3.3.2 Đặc điểm sinh học của nấm bào ngư 21
3.3.3 Thời vụ gieo trồng .22
3.3.4 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm trên mùn cưa .23
3.4 Phương pháp nghiên cứu đề tài .25
3.4.1 Qui trình nghiên cứu 25
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu 27
3.4.3 Phương pháp phân tích .27
3.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá .27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Đặc điểm của các hộ điều tra trồng nấm tại xã Sông Trầu 30
4.1.1 Cỡ mẫu điều tra .30
4.1.2 Giới tính của chủ hộ .30
4.1.3 Trình độ học vấn 31
4.1.5 Độ tuổi chủ hộ .33
4.1.6 Nguồn nước tưới 33
4.1.7 Qui mô canh tác 33
4.1.8 Tình hình tham gia khuyến nông 35
4.1.9 Tình hình tiêu thụ nấm .35
4.2 Nhận xét về thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng nấm ở xã 35
Trang 84.2.1 Thuận lợi 35
4.2.2 Khó khăn 36
4.3 Phân tích kết quả và hiệu quả của mô hình trồng nấm mèo và sò (MH1) trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 .37
4.3.1 Tổng hợp chi phí cố định bình quân của MH1 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 .37
4.3.2 Tổng hợp chi phí vật chất bình quân của MH1 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 .39
4.3.3 Tổng hợp chi phí lao động bình quân của MH1 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 .40
4.3.4 Kết quả và hiệu quả bình quân của MH1 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 41
4.4 Phân tích kết quả và hiệu quả của mô hình trồng nấm mèo và nấm bào ngư (MH2) trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 .43
4.4.1 Tổng hợp chi phí cố định bình quân của MH2 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 .43
4.4.2 Tổng hợp chi phí vật chất bình quân của MH2 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 .44
4.4.3 Tổng hợp chi phí lao động bình quân của MH2 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 .44
4.4.4 Kết quả và hiệu quả bình quân của MH2 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 46
4.5 So sánh kết quả và hiệu quả của MH1 và MH2 trong một năm tính trên một đơn vị là 100m2 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Kiến Nghị .50
5.2.1 Đối với người nông dân 50
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương và nhà nước 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DT Doanh thu
CPSX Chi phí sản xuất
LN Lợi nhuận
TN Thu nhập
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Xã Sông Trầu Năm 2009 5
Bảng 2.2 Tình Hình Chăn Nuôi của Xã Năm 2008 và Năm 2009 .7
Bảng 2.3 Diện Tích Các Loại Cây Trồng Hàng Năm 7
Bảng 2.4 Diện Tích Các Loại Cây Trồng Lâu Năm .8
Bảng 2.5 Các Dân Tộc trong Xã Sông Trầu 10
Bảng 2.6 Các Loại Hình Tôn Giáo 11
Bảng 2.7 Phân Loại Hộ Qua Năm 2008 và Năm 2009 .12
Bảng 3.1.Thành Phần Các Chất của Một Số Loại Nấm Ăn Quen Thuộc .18
Bảng 3.2.Thành Phần Các Sinh Tố của Một Số Loại Nấm Ăn Quen Thuộc 18
Bảng 3.3.Thành Phần Các Chất Khoáng của Một Số Loại Nấm Ăn Quen Thuộc .19
Bảng 3.4 Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Các Giai Đoạn Phát Triển của Nấm Bào Ngư .22
Bảng 4.1.Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ 32
Bảng 4.2.Thâm Niên Canh Tác của Nông Hộ 32
Bảng 4.3 Độ Tuổi Chủ Hộ Điều Tra 33
Bảng 4.4 Qui Mô Canh Tác của Chủ Hộ 34
Bảng 4.5 Diện Tích Mỗi Trại Trồng Nấm .34
Bảng 4.6 Số Trại Trồng Nấm của Các Hộ 34
Bảng 4.7 Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông về Kỹ Thuật Trồng Nấm .35
Bảng 4.8 Những Khó Khăn của Nông Hộ Trồng Nấm .37
Bảng 4.9 Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Trồng Nấm .37
Bảng 4.10 Chi Phí Cố Định Bình Quân của MH1/năm/100m2 38
Bảng 4.11 Chi Phí Vật Chất Bình Quân của MH1/năm/100m2 40
Bảng 4.12 Chi Phí Lao Động Bình Quân của MH1/năm/100m2 41
Bảng 4.13 Kết Quả và Hiệu Quả Bình Quân của MH1/năm/100m2 42
Bảng 4.14 Chi Phí Cố Định Bình Quân của MH2/năm/100m2 43
Bảng 4.15 Chi Phí Vật Chất Bình Quân của MH2/năm/100m2 44
Bảng 4.16 Chi Phí Lao Động Bình Quân của MH2/năm/100m2 45
Trang 11Bảng 4.17 Kết Quả và Hiệu Quả Bình Quân của MH2/năm/100m2 46 Bảng 4.18 So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Bình Quân của MH1 So Với MH2/năm/100m2 47
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2004 .6
Hình 2.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2009 .6
Hình 3.1 Các Giai Đoạn Phát Triển của Quả Thể Nấm Mèo .20
Hình 3.2 Lịch Thời Vụ của Các Loại Nấm .23
Hình 3.3 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm mèo 25
Hình 3.4 Qui Trình Nghiên Cứu 26
Hình 4.1 Tỷ Lệ Nam Nữ của Chủ Hộ 31
Hình 4.2 Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ .31
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2: Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 3: Sơ đồ kênh tiêu thụ nấm của nông hộ
Phụ lục 4: Một số hình ảnh thực tế
Trang 14Nắm bắt được giá trị sử dụng rộng rãi và nhu cầu sử dụng nấm trên thị trường lớn kết hợp với lợi thế về điều kiện tự nhiên phù hợp với trồng nấm như vậy người nông dân tại xã Sông Trầu đã mạnh dạn đưa cây nấm vào trồng cho tới nay nghề trồng nấm đã được 16 năm, là nghề cho thu nhập cao và là nghề chủ đạo để địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên do cò hạn chế về nguồn vốn, lao động cũng như trình độ quản lý của chủ hộ và nhiều khía cạnh liên quan nên người nông dân vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng trong việc sản xuất nấm và còn gặp một số khó khăn làm ảnh hưởng tới việc sản xuất nấm Xuất phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành loàm
đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng nấm tại xã Sông Trầu - huyện
Trang 15Trảng Bom - Đồng Nai." Để tìm hiểu thực tế sản xuất nấm và những khó khăn khi sản xuất nấm của người dân từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần giải quyết một số khó khăn giúp người nông dân sản xuất hiệu quả hơn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất của các hộ trồng nấm tại xã Sông Trầu, từ đó ứng dụng kinh tế sản xuất để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập của người nông dân trồng nấm
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
• Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất một số loại nấm trồng tại xã Sông Trầu
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nấm
• So sánh chi phí đầu tư, kết quả và hiệu quả đạt được giữa một số loại nấm trồng tại địa phương
• Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất nấm của các hộ trồng nấm tại xã Sông Trầu
• Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nông dân sản xuất có hiệu quả hơn
1.3.4 Phạm vi đối tượng:
Đề tài chỉ nghiên cứu những hộ trồng nấm tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
1.4 Cấu trúc của luận văn:
Khóa luận gồm có tất cả 5 chương:
Trang 16Chương 1: Mở đầu: phần này đề cập tới lý do chon đề tài, các mục tiêu đặt ra khi
nghiên cứu đề tài và nói lên những phạm vi về không gian, thời gian, nội dung, đối tượng giúp đề tài xác định hướng đi rõ ràng và tập trung hơn
Chương 2: Tổng quan: Chương này đi sâu vào tìm hiểu sát thực về điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp và tìm hiểu sơ bộ về những khó khăn, thuận lợi của toàn xã
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: chương này nêu lên một số khái
niệm liên quan tới đề tài Mặt khác chương này còn đề cập tới đặc điểm chung cũng như quy trình trồng và chăm sóc của một số loại nấm, nói lên giá trị dinh dưỡng và giá tri kinh tế của chúng Ngoài ra chương này còn đưa ra một số chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
Chương 4: Kết quả và thảo luận: Chương này là phần nội dung chính của khóa luận,
trình bày về thực trạng sản xuất của người dân tại xã Sông Trầu qua việc điều tra nông
hộ trồng nấm Đồng thời qua phỏng vấn nhóm các hộ trồng nấm tìm ra cây vấn đề và giải quyết cây vấn đề giúp cho các hộ trồng nấm giảm bớt khó khăn Phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của những nông hộ trồng nấm tại xã Sông Trầu
Trang 17 Phía bắc giáp xã Cây Gáo
Phía nam giáp thị trấn Trảng Bom
Phía tây giáp xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu
Phía đông giáp xã Tây Hòa
2.1.2 Địa hình-Thổ nhưỡng
a) Địa hình
Xã có địa hình dạng bình nguyên, tương đối bằng, độ dốc biến động không lớn, thoải dần từ bắc xuống nam, từ đông sang tây tạo nên những vùng trũng nhỏ thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp: Độ cao tuyệt đối 85m, Độ cao tương đối 25m, Độ dốc trung bình 30 đến 500
Đất đen: Chiếm hầu hết phần diện tích còn lại của xã Đây là nhóm đất đặc biệt của vùng nhiệt đới ẩm, được hình thành trên đá mẹ giàu kiềm Đây là nhóm đất đen tầng
Trang 18mỏng, có tầng đá mỏng, độ dày tầng đất đến nông từ 0,3 - 1 m ,đá lộ đầu tương đối
nhiều phân bổ khắp địa bàn xã, thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến thịt nặng,
đất giàu dinh dưỡng thích hợp cho việc phát triển các loại cây có giá trị kinh tế như: cà
phê, tiêu, cây ăn trái v.v Những nơi có tầng đất mỏng có thể bố trí trồng các loại hoa
màu như bắp, đậu, bông vải
2.1.3 Khí hậu-Thủy văn
Xã Sông Trầu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không cao, nhiệt độ trung bình đạt từ 21-350, có hai
mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4)
Lượng mưa tương đối lớn, trung bình đạt 1693,5 mm/năm
Trong những năm gần đây thời tiết thường không ổn định, mùa nắng thường
kéo dài và làm cạn kiệt nguồn nước nên ảnh hưởng đến năng suất cây trồng khá lớn
2.1.4 Hiện trạng sử dụng đất
Qua bảng 2.1 trên ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
nhất chiếm 82,75% trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã Sông Trầu
Bảng 2.1: Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Xã Sông Trầu Năm 2009
Nguồn tin: Phòng thống kê xã (Năm 2010)
2.2 Khái quát đặc điểm chung về phát triển kinh tế-xã hội
Về cơ bản xã Sông Trầu có môt số đặc điểm sau: Diện tích đất canh tác khá
lớn, có sự phát triển mạnh mẽ cả nông nghiệp lẫn công nghiêp Cũng như nhiều địa
phương khác ở Đồng Nai điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng,
vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Ở địa phương còn có lực lượng lao động trẻ, cần cù, sáng tạo, và luôn áp dụng
Trang 19tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất
Đời sống nhân dân xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng lua, hoa màu, trồng nấm, nuôi cá, cây lương thực như lúa, bắp, chăn nuôi và các nghành dịch vụ khác
Hướng lâu dài về ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có sự chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa, từng bước đa dạng hóa cây trồng nhằm hình thành vùng chuyên canh tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại
Qua hai hình 2.1 và 2.2 ta thấy cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thương mại
Cùng với xu hướng chung của cả Huyện về chuyển đổi nền kinh tế trên tinh thần phát huy nội lực, quỹ đất của xã đã được khai thác tương đối triệt để trong những năm gần đây so với năm 2004
Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2004
Nguồn: Trang điện tử UBND xã Sông Trầu
Hình 2.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2009
Nguồn: Trang điện tử UBND xã Sông Trầu
Trang 20Tuy nhiên địa phương vẫn còn một số khó khăn như trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì quá trình sản xuất còn phải chịu ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất thấp, mặt khác công tác Khuyến nông tại địa phương còn nhiều hạn chế, hoạt động chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ có tăng nhưng còn thấp
và chậm Bên cạnh đó người nông dân còn gặp khó khăn về giá cả vật tư còn bấp bênh không ổn định, giá sản phẩm làm ra cũng không ổn định
2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Bảng 2.2 Tình Hình Chăn Nuôi của Xã Năm 2008 và Năm 2009
Bảng 2.3 Diện Tích Các Loại Cây Trồng Hàng Năm
Trang 21Tổng diện tích đất gieo trồng năm 2009 là 3.523 ha đạt 98,67% Trong đó diện tích trồng cây Bắp nhiều nhất là 1.741 ha, tiếp đến là diện tích Lúa với 1.601 ha
b)Cây trồng lâu năm
Bảng 2.4 Diện Tích Các Loại Cây Trồng Lâu Năm
Diện tích (ha) Loại cây trồng Năm 2008 Năm 2009
2.3.5 Ngành tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ
Thương mại dịch vụ và các ngành nghề của xã nhìn chung được duy trì và phát triển tương đối ổn định, tuy có rất nhiều cơ sở gặp không ít khó khăn do biến động của thị trường và suy thoái kinh tế, trong khi đó loại hình kinh doanh nhà trọ vẫn ít bị biến động và thậm chí còn phát triển mạnh mẽ Tính đến tháng 12 năm 2009 có hơn 374 hộ làm dịch vụ thương mại trong đó có 174 hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ với 2326 phòng trọ (Năm 2008 chỉ có 96 hộ kinh doanh nhà trọ với 1320 phòng) Có 184 hộ kinh doanh nhỏ và vừa, đặc biệt theo quyết định của thủ tướng chính phủ quy hoạch trên 200 ha tại ấp 1 hình thành khu công nghiệp Bàu Xéo, UBND tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến thuê đất, xây dựng nhà máy sản xuất như công ty CP Thái Lan sản xuất cám nuôi tôm, nhà máy gỗ Salim của Indonesia, nhà máy sản xuất cám nuôi thủy sản Woosung của Hàn Quốc và còn nhiều đối tác đang thăm dò tiếp tục đầu
tư nhà xưởng tại khu công nghiệp này, đã góp phần tạo công ăn việc làm đáng kể cho nguồn lao động của địa bàn xã Sông Trầu và các địa phương lân cận Nhìn chung
Trang 22thương mại dịch vụ của xã phát triển khá mạnh mẽ Địa bàn xã có 3 chợ, trong đó có một chợ chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả, song vẫn góp phần mở rộng kinh doanh và đáp ứng nhu cầu cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân nơi đây Dịch vụ cơ khí hóa ở đây cũng phát triển khá mạnh để phục vụ nhu câu sản xuất cho nông dân và đã góp phần giảm bớt sức lao động cũng như làm tăng năng suất cho bà con nông dân nơi đây, toàn xã có khoảng 1021(giảm hơn 300 xe so với năm 2008) xe chuyên chở và máy móc các loại như máy kéo, máy bơm nước, máy tuốt lúa,
2.3.6 Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật
a) Hệ thống giao thông
Trong những năm qua xã đã tập trung các nguồn vốn như chương trình 135/CP,
xã hội hóa giao thông nên đã đầu tư xây dựng được 18 km đường trải nhựa và 34 km đường trải sỏi đá mi Đường liên xã được rải nhựa bằng bẳng và rộng rãi rất thuận tiện cho việc giao lưu, đi lại, vận chuyển hang hóa tới các xã lân cận và hướng đi quốc lộ 1A Tuy nhiên vì địa bàn xã khá rộng và dân cư ở còn thưa nên việc đầu tư vào các con đường đi vào các ấp chưa được chú trọng, đường tuy rộng rãi nhưng vào mùa khô thì bụi bẩn bởi đường đi là đất đỏ, về mùa mưa lại trơn, lầy làm cho việc đi lại của người dân cũng như giao lưu buôn bán khó khăn
b) Hệ thống điện
Mạng lưới điện sinh hoạt đã phủ 100% trên địa bàn xã tính đến cuối năm 2009
c) Hệ thống thông tin liên lạc-Bưu chính viễn thông
Địa bàn xã có một bưu điện văn hóa, nằm cạnh UBND xã
d) Hệ thống cấp thoát nước
Địa bàn xã có một trung tâm cung cấp nước sạch Trong năm 2009 trung tâm đã lắp đặt được 238 đồng hồ phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trên địa bàn xã, tính đến tháng 3 năm 2010 trên địa bàn xã có 305 hộ lắp đặt và sử dụng nước sạch Ước tính tổng thu 159.936.000 đ, tổng chi là 146.671.000đ
2.3.7 Dân số-Lao động
a) Dân số
Theo phòng thống kê xã tính đến cuối năm 2009 dân số toàn xã 19.776 nhân khẩu,với 5.740 hộ trong đó có 9.984 Nam và 9.792 Nữ Như vậy ta thấy rằng tỷ lệ Nam và Nữ của xã là xấp xỉ bằng nhau, sự chênh lệch không đáng kể
Trang 23b) Lao động
Trước đây lao động chủ yếu tập trung vào nông nghiệp chiếm khoảng 90% dân số vào năm 2004 cho tới nay lao động trong nông nghiệp giảm đáng kể, tính tới cuối năm 2009 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 60% dân số toàn xã Lao động chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp như các ngành thương mại – dịch vụ, và đi làm công nhân,…
c) Dân tộc
Bảng 2.5 Các Dân Tộc trong Xã Sông Trầu
STT Dân tộc Số hộ Tỷ lệ % Nhân khẩu (người) Tỷ lệ %
Qua bảng 2.2 ta thấy dân tộc kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 80,48% trong 11 dân tộc anh em Dân tộc Hoa đứng thứ hai với tỷ lệ 12,37%, và tiếp đến là dân tộc Nùng và dân tộc Tày, còn các dân tộc còn lại không đáng kể Như vậy ta thấy tuy rằng
tỷ lệ các thành phần dân tộc còn lại không đáng kể nhưng cũng làm cho xã Sông Trầu trở nên đa dạng hơn về các thành phần dân tộc
Trang 24d) Tôn giáo
Địa bàn xã có 3 tôn giáo, bao gồm: đạo phật, công giáo, tin lành Trong đó đồng bào theo đạo phật chiếm nhiều nhất là 50%, tiếp đến là theo dạo tin lành chiếm 30% và 10,5% đồng bào không theo đạo gì cả, công giáo chiếm 9,5% Như vậy địa bàn xã rất đa dạng về tôn giáo
Bảng 2.6 Các Loại Hình Tôn Giáo
Nguồn tin: Phòng dân số xã năm 2010
2.3.8 Công tác văn hóa xã hội
a)Công tác giáo dục
Năm 2009 thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy, được sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên, UBND xã đã trình HĐND thông qua đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở Tính đến năm 2009 tổng số người trên 15 tuổi biết chữ là 9.247 người/9.393 người, đạt 98,4% UBND xã đã tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các trường tu sửa trường lớp Mặt khác UBND xã còn động viên thăm hỏi tập thể nhà trường trong các dịp khai giảng, bế giảng năm học, những ngày lễ tết Huy động trẻ em vào lớp 1 được 231/238 em đạt 97,1%
b)Công tác y tế
Địa bàn xã có 1 trạm y tế xã, trạm thường xuyên tổ chức tiêm phòng bệnh cho trẻ em, khám chữa bệnh cho nhân dân, học sinh Và kết hợp các ban ngành có liên quan tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được 47 hộ kinh doanh thực phẩm Trong năm 2009 trạm y tế xã phối hợp với các ngành chức năng của xã tổ chức kiểm tra công tác phòng chống cúm AH1N1 và một số bệnh tay chân, miệng, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, diệt loăng quăng phòng ngừa sốt xuất huyết trong địa bàn xã
c) Công tác khuyến nông
Được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành của huyện, trong năm vừa qua UBND
Trang 25xã phối hợp với các đoàn thể đã tổ chức được 18 buổi khuyến nông tạo điều kiện giúp
đỡ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với 1.035 người dự Tính đến năm 2009 toàn xã có tổng số 5 câu lạc bộ nuôi trồng, trong đó có 3 câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản thu nhập hàng năm của mỗi hộ từ 50-100 triệu đồng/hộ, 1 câu lạc bộ trồng bắp lai năng suất cao, 1 câu lạc bộ trồng nấm Hiện nay UBND xã đang chú trọng phát triển mạnh nghề trồng nấm, sản lượng hàng năm đạt hàng ngàn tấn và giải quyết hàng trăm lao động có việc làm ổn định
d) Công tác truyền thanh
Đài truyền thanh xã gồm có 2 máy tăng âm với 27 loa phóng thanh, 1 máy phát sóng FM, 1 trạm truyền thanh cây số 9 với 8 loa phóng thanh và 1 cụm truyền thanh ở ấp 1
e) Văn hóa thông tin
Trong năm qua xã đã tổ chức 5 đợt thông tin lưu động tuyên truyền các nhiệm
vụ chính trị của đảng, pháp luật của nhà ước, cắt gián 570m băng rôn
Ngoài ra xã còn tổ chức 4 đêm văn nghệ phục vụ hơn 2000 lượt người xem, phối hợp với lực lượng công an nói chuyện chuyên đề về tác hại của ma túy, HIV được 3 buổi
f) Công tác xóa đói giảm nghèo
Hỗ trợ 107.000.000 đ cho 136 hộ nghèo ăn tết Mặt khác xã còn tổ chức cấp phát gạo kịp thời cho 42 hộ nghèo có trị giá 4.450.000 đ
Bảng 2.7 Phân Loại Hộ Qua Năm 2008 và Năm 2009
Phân loại hộ Đơn vị tính Năm 2008 Tỷ lệ % Năm 2009 Tỷ lệ %
Nguồn tin: UBND xã năm 2010
Từ kết quả khảo sát của UBND xã cuối năm 2008 cho biết xã Sông Trầu có
260 hộ nghèo, 50 hộ cận nghèo, qua đó xã cấp phát giấy chứng nhận cho các hộ này bao gồm cả hộ nghèo và các hộ cận nghèo, mặt khác xã còn cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho các thành viên hộ nghèo với 1.050 thẻ Xã còn phối hợp với các ban ngành, các ấp
tổ chức thu hồi nợ, vốn vay ngân hàng chính sách và thẩm định cho các hộ nghèo vay
Trang 26mới UBND xã còn hỗ trợ con giống, kinh phí cho các hộ nghèo phát triển kinh tế với hơn 174 triệu đồng Sau khi triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm xóa đói giảm nghèo đến cuối năm 2009 qua việc khảo sát thực tế số hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 181 hộ và 29 hộ cận nghèo
Trang 27CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Một số khái niệm
3.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là thành phần kinh tế chủ yếu và thông dụng nhất của nền kinh
tế nước ta với gần 80% dân số có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp hoặc có liên quan đến nông nghiệp Với điều kiện đất đai, địa hình như nước ta, mô hình này rất phù hợp với quá trình sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng hiệu quả nguồn lực ở nông thôn Mô hình có một số lợi thế so với các mô hình khác là: quy mô
và vốn đầu tư ít tạo tính chủ động cho nông hộ trong việc thay đổi mô hình sản xuất và
cơ cấu cây trồng vật nuôi để phù hợp với nhu cầu thị trường Đồng thời, việc chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng dễ thực hiện… Do đó, kinh tế nông hộ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, phát huy khá đầy đủ tính tự chủ, năng động, không những đem lại sự thịnh vượng cho vùng nông thôn mà còn góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển
3.1.2 Khái niệm kênh phân phối
Kênh phân phối là con đường lưu thông hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng
Kênh phân phối là một tập hợp các mối quan hệ sự kết hợp hữu cơ giữa các nhà sản xuất, các nhà trung gian phân phối đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
Kênh phân phối nông sản là một tập hợp các mối quan hệ giữa người sản xuất,
tổ chức hoặc cá nhân thu mua với người tiêu dùng trong việc mua bán nông sản Đó là
sự lưu chuyển của nông sản từ người sản xuất đến các tổ chức trung gian và tới tay người tiêu dùng Các nhóm người hoặc tổ chức tham gia vào kênh phân phối nông sản
có thể là: người sản xuất, người thu gom,người bán buôn, người bán lẻ
Trang 28Có hai dạng kênh phân phối đó là: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp
Kênh trực tiếp: là kênh không có trung gian, là cầu nối gắn liền người sản xuất với người tiêu dùng
Kênh gián tiếp: là kênh có nhiều trung gian, sản phẩm từ người sản xuất muốn đến được tay người tiêu dùng phải thông qua các trung gian này Càng qua nhiều trung gian, giá cuối cùng của sản phẩm càng cao
3.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông hộ
a) Khái niệm nông hộ
Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, sản xuất nông hộ gắn liền với nông thôn
và mang tính thời vụ Nông hộ vừa là đơn vị tiêu dùng vừa là đơn vị sản xuất, sản xuất nông hộ là một tế bào cơ sở của kinh tế nông nghiệp – nông thôn, cũng là tế bào của nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Viết Sản, 2005)
b) Đặc điểm của sản xuất nông hộ
Sản xuất nông hộ gắn liền với nông thôn và mang tính thời vụ về sản xuất, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, nên đặc điểm của nông hộ bao gồm:
- Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng Đặc điểm này thể hiện rằng, nông hộ vừa sản xuất ra sản phẩm cho xã hội vừa tiêu thụ một phần sản phẩm của chính mình làm ra Bởi vì họ có quyền canh tác đất đai, có tài sản riêng, có sức lao động và tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm Do đó nông dân tạo ra sản phẩm vừa tiêu dùng trong gia đình và một phần để bán cho xã hội
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của nông hộ
từ sản xuất tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn
-Hộ nông dân ngoài lao động nông nghiệp, còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở mức độ khác nhau Đó là hoạt động buôn bán nhỏ ở nông thôn, hoạt động trong ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nông dân đã góp phần trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thông qua hoạt động tham gia cung cấp hàng hóa nông nghiệp cho ngành công nghiệp chế biến và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước (Nguyễn Viết Sản, 2005)
Trang 293.2 Giới thiệu về vấn đề trồng nấm
3.2.1 Tình hình sản xuất nấm tại tỉnh Đồng Nai
Nghề trồng nấm ở Đồng Nai đã hình thành từ lâu với các tên làng nấm như: Làng nấm Sông Trầu (huyện Trảng Bom) đã tồn tại hơn 15 năm nay với khoảng 100
hộ trồng nấm Làng nấm Xuân Định (huyện Xuân Lộc) có tới khoảng 300 hộ trồng nấm mèo, tổng sản lượng thu hoạch nấm khô toàn huyện 1.174 tấn/năm, đạt doanh thu 35,2 tỷ đồng Đặc biệt là nấm mèo (mộc nhĩ) có mặt ở thị xã Long Khánh hơn 20 năm nay với gần 400 hộ gia đình tham gia và hiện là nơi sản xuất nấm lớn nhất tỉnh Đồng Nai với sản lượng khoảng 30.000 tấn/ năm với các làng nấm như làng nấm Bình Lộc, làng nấm Bàu Trâm, làng nấm Bảo Quang Tuy nhiên, đến nay, vấn đề mà các hộ trồng nấm ở Long Khánh lo ngại nhất chính là đầu ra Hiện thị xã Long Khánh đã lập
dự án phát triển nghề nuôi trồng nấm với quy mô lớn cùng với một số doanh nghiệp triển khai dự án này và xúc tiến làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các loại nấm nơi đây Thị xã Long Khánh sẽ sớm xây dựng một Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học chuyên về các loại giống nấm, nhất là giống nấm chất lượng cao cung cấp cho các hộ trồng nấm ở trong và ngoài thị xã, tiến tới sản xuất giống theo công nghệ sinh học, hướng tới xuất khẩu Riêng tại huyện Cẩm Mỹ nấm được trồng tập trung ở xã Bảo Bình và Xuân Bảo có khoảng 110 hộ trồng nấm, tổng sản lượng thu hoạch năm đạt 86,4 tấn Đối với một số huyện trên, nghề trồng nấm là một trong những nghề có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi và đem lại thu nhập ổn định cho các
hộ nông dân trồng nấm tại địa phương
3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển nghề nấm tại xã Sông Trầu
Từ khoảng những năm đầu thập kỷ 90, một mô hình trồng nấm mèo mới được phổ biến tại địa phương, đó là mô hình trồng nấm mèo trên nguyên liệu mạt cưa cao
su Sau khi phổ biến một thời gian người dân trong xã đưa vào trồng thử nghiệm cho thấy kết quả tốt Được người dân ở đây sớm đưa vào sản xuất bởi ưu điểm của nghề trồng nấm là kỹ thuật sản xuất không quá phức tạp, năng suất lại cao, thời gian sản xuất ngắn và có thể trồng được nhiều nấm trên một diện tích nhỏ Ngay trong những năm đầu tiên phát triển nghề trồng nấm mèo đã có rất nhiều hộ nông dân đã có thu nhập cao và một số hộ đã thoát nghèo và mau chóng trở nên khá giả, và vì thế mà số
Trang 30hộ tham gia trồng nấm không ngừng gia tăng theo thời gian Từ lúc người dân bắt đầu trồng nấm cho tới nay đã được 16 năm kinh nghiệm trồng, đây quả là khoảng thời gian cũng khá lâu và vì thế mà bà con nơi đây đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng nấm
Từ thành công của nghề trồng nấm mèo, một số nông dân đã thử nghiệm việc nuôi trồng nấm bào ngư, nấm sò, nấm rơm từ phế liệu sau khi trồng nấm mèo đã cho hiệu quả kinh tế rát cao Nguyên liệu mùn cưa sau khi trồng nấm mèo xong sẽ được tận dụng lại để trồng nấm sò, nấm bào ngư và nấm rơm Với cách làm như vậy đã giúp người nông dân tận dụng được tối đa nguyên liệu sử dụng, giảm bớt được chi phí sản xuất Mặt khác các loại nấm bòa ngư, sò, rơm dễ trồng và dễ tiêu thụ hơn nấm mèo Thị trường của các loại nấm tươi khá ổn định và luôn có nhu cầu cao Cho tới nay, hầu hết tất cả các hộ trồng nấm tại địa phương đều trồng cả nấm mèo đen, nấm mèo trắng, nấm bào ngư, nấm sò và nấm rơm
Hiện nay toàn xã có 82 hộ trồng nấm với 320 trại nấm với tổng diện tích trại nấm là 24000m2 với khoảng 160 lao động thường xuyên và 200 lao động thời vụ tham gia sản xuất Năm 2009 ước tính sản lượng nấm mèo khô đạt 350 tấn, nấm bào ngư tươi đạt 700 tấn , nấm rơm đạt 100 tấn
Có thể thấy nghề trồng nấm đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương Trong các giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2003,
do giá nấm xuống thấp nên rất nhiều hộ bị thua lỗ và phải ngưng sản xuất, lán trại bỏ không Một số hộ đã thử chuyển sang trồng nấm linh chi cho thấy nấm linh chi được trồng tại địa phương cũng cho sản lượng khá cao, chất lượng tốt, nấm linh chi cũng dễ trồng kỹ thuật khong khác nhiều so với nấm mèo, giá nấm linh chi lại cao nên cho giá trị kinh tế càng cao Tuy nhiên do đầu ra của sản phẩm nấm Linh chi khô không có nên sau một vài vụ trồng thử các hộ này đều phải ngưng sản xuất vì không tiêu thụ được sản phẩm
3.2.3 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của các loại nấm
a) Giá trị dinh dưỡng của nấm
Từ lâu nhân dân ta thường dùng nấm trong thực phẩm hàng ngày gồm các loại nấm truyền thống như: nấm rơm, nấm mèo, nấm đông cô, nấm hương, nấm mối, nấm tràm… Thời gian gần đây, ở nước ta có thêm một số loại nấm được trồng, hoặc được
Trang 31sử dụng như: nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm ngân nhĩ, nấm hầm thủ, nấm
cẩm thạch Đây là loại thực phẩm bổ dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi
Bảng 3.1.Thành Phần Các Chất của Một Số Loại Nấm Ăn Quen Thuộc
N.ĐÔNG
CÔ N MỠ Nước ban đầu 90,1 87,1 90,8 91,8 88,7
Nguồn tin: KTTN, Lê Duy Thắng, 2008
Bảng 3.2.Thành Phần Các Sinh Tố của Một Số Loại Nấm Ăn Quen Thuộc
Nguồn: KTTN, Lê Duy Thắng, 2008 Nấm là sinh vật không thể thiếu trong đời sống, không có nấm chu trình tuần hoàn vật chất sẽ bị mất một mắt xích quan trọng và cả thế giới sẽ ngổn ngang những chất bã hữu cơ phân huỷ Nấm còn đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là những acid béo chưa bão hoà do đó tốt cho sức khoẻ, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin A, B, C, D,
E, K Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loài nấm ăn đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu VN bắt đầu có những căn bệnh của xã hội công nghiệp như stress, béo phì, xơ mỡ động mạch, huyết áp, ung thư nếu mỗi tuần chúng ta đều
Thành phần
(/100g nấm khô) N RƠM N MÈO
N.BÀO NGƯ
Trang 32ăn nấm ít nhất một lần thì cơ thể sẽ chậm lão hoá hơn và ngăn ngừa được những bệnh nêu trên Từ đó cho thấy, nấm còn là nguồn thực phẩm chức năng của thế kỷ 21
Bảng 3.3.Thành Phần Các Chất Khoáng của Một Số Loại Nấm Ăn Quen Thuộc
Nguồn: KTTN, Lê Duy Thắng, 2008
b) Ý nghĩa kinh tế của nghề trồng nấm
Nghề trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong giai đoạn hiện nay Trong điều kiện từng gia đình với diện tích nhỏ hay lớn đều có thể trồng được nấm để ăn và bán Nếu trồng trong nhà và dùng nguyên liệu là rơm, rạ thì kê giàn thành 5 tầng thì cứ 1m2 diện tích thu được 7-10 kg nấm tươi, nếu trồng ngoài trời thì 1m2 đất thu ít nhất là 1kg nấm tươi
Nấm có chu kỳ ngắn và rất ngắn, ví dụ: nấm rơm 20-25 ngày, mộc nhĩ 2,5-3 tháng Vì thế mà khi gặp khí hậu không thuận lợi hoặc sự biến động của thị trường giá cả người sản xuất vẫn kịp dừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác Đây là một điểm khá đặc biệt của nghề trồng nấm
Ngoài ra nguyên liệu trồng nấm thường rẻ, là các phế liệu của sản phẩm nông, lâm nghiệp như dăm bào, mùn cưa, rơm, rạ, bông sợi thải sau khi thu hoạch xong, nguyên liệu thải này có thể làm phân hữu cơ cho cây trồng khác
Trồng nấm không những cải thiện đời sống nhân dân ta trong việc bổ sung vào khẩu phần ăn, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng mà còn giải quyết được công lao động nhàn rỗi ở mọi địa phương, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập đáng kể tromg gia đình
Thành phần
(/100g nấm khô) N RƠM N MÈO
N.BÀO NGƯ
Trang 333.3 Đặc điểm sinh học của nấm
3.3.1 Đặc điểm sinh học của nấm mèo
Tên gọi: Nấm tai mèo hay nấm mèo (miền Nam), mộc nhĩ (miền Bắc)
Tên khoa học: Auricularia polytricha (Mount.) Sacc = mèo lông
Auricularia auricula (Hook.) Undrew = mèo trơn
Phân bố: Vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới
Hình thái quả thể: Tai nấm có dạng một vành tai, thường không cuống, mềm mại khi
còn tươi và cứng dòn khi phơi khô Mặt trên mũ có lông dày, mỏng hoặc không lông Màu sắc biến đổi từ trắng, cam, nâu, tím
và đen
Giá thể tự nhiên: Gỗ mục, các nguyên liệu có chất xơ Tai nấm mèo phát triển qua
bốn giai đoạn và được gọi tên theo hình dạng quả thể
Nấm mèo là nấm nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta, đồng thời sản phẩm bảo quản chủ yếu bằng cách phơi khô Nấm mèo trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam là nấm mèo lông (A polytricha)
Hình 3.1 Các Giai Đoạn Phát Triển của Quả Thể Nấm Mèo
Nguồn tin: http.//agriexport.net/n2044c103/Nuoi – trong – Nam – Meo – Moc – Nhi
-.aspx
Tai nấm dày, dễ nuôi trồng và năng suất tương đối cao Theo X.C Luo (1993),
ở Trung quốc, năng suất bình quân của nấm mèo tính ra nấm khô là 10- 11% so với nguyên liệu, nghĩa là bịch phôi 1,5 kg (1 kg mạt cưa và 0,5 kg nước), sẽ thu được 100-
Trang 34110g nấm khô
3.3.2 Đặc điểm sinh học của nấm bào ngư
a) Đặc điểm chung
* Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus, trong đó
có 2 nhóm lớn: nhóm chịu nhiệt (nấm kết quả thể từ 20oC – 30oC) và nhóm chịu lạnh (nấm kết quả thể từ 15oC – 25oC) Nấm bào ngư còn có tên là nấm hương trắng, nấm dai
* Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang bào
tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn Tai nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn
* Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn:
Dạng san hô > Dạng dùi trống > Dạng phễu > Dạng phễu lệch > Dạng lá lục bình
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng) vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúa tai nấm vừa chuyển sang dạng lá
b) Đặc điểm sinh trưởng
Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm bào ngư thì
sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy
* Nhiệt độ: Nấm bào ngư mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng Ở giai đoạn ủ tơ, một
số loài cần nhiệt độ từ 20 – 30oC, một số loài khác cần từ 27 – 32oC, thậm chí 35oC như loài P.tuber-regium Nhiệt độ thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài cần từ 15 – 25oC, số loài khác cần từ 25 – 32oC
* Độ ẩm: Độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm Trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu tử 50 - 60%, còn độ ẩm không khí không được nhỏ hơn 70% Ở giai đoạn tưới nấm ra quả thể, độ ẩm không khí tốt nhất
là 70 – 95% Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát triển và chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống
* pH: Nấm bào ngư có khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt Tuy nhiên
Trang 35pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5 – 7
* Ánh sáng: yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích thích nụ nấm phát triển Nhà nuôi trồng nấm cần có ánh sáng khoảng 200 – 300 lux (ánh sáng khuếch tán – ánh sáng phòng)
* Thông thoáng: Nấm cần có oxy để phát triển vì vậy nhà trồng cần có độ thông thoáng vừa phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp
Bảng 3.4 Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Các Giai Đoạn Phát Triển của Nấm Bào Ngư
Yếu tố
Nhiệt độ
Độ ẩm cơ chất
Độ ẩm không khí Ánh sáng pH Gió
Nguồn tin: Nguồn: KTTN, Lê Duy Thắng, 2008 3.3.3 Thời vụ gieo trồng
Đối với nấm mèo phần lớn những nhà trồng ở Trung và Nam Đài loan bắt đầu trồng nấm mèo vào tháng 8 hoặc tháng 9 và chấm dứt vào tháng 2 năm tiếp theo (khoảng năm đến sáu tháng) Ở Việt nam, đặc biệt các tỉnh phía nam có thể trồng nấm mèo quanh năm Tuy nhiên, hiện nay, ở một số tháng, như từ tháng 2 đến tháng 6, năng suất nấm giảm và dễ phát sinh bệnh, nên người trồng thường tránh các tháng này
để khỏi bị thiệt hại Như vậy, thật sự nấm mèo bắt đầu vào vụ (nuôi trồng nhiều), chỉ
từ khoảng tháng 8 đến tháng 2 năm sau
Đối với nấm bào ngư và nấm sò có thể trồng quanh năm, nhưng mùa vụ thuận lợi nhất từ tháng 1 đến tháng 6
Trang 36Hình 3.2 Lịch Thời Vụ của Các Loại Nấm
Cả ba loài nấm khi bắt đầu nuôi trồng, phun nước để nâng độ ẩm lên 65-70% Trộn thêm đạm urê hoặc đạm sunfat amon tỉ lệ 0.5-1%, nước vôi 1%, so với trọng lượng khô của mùn cưa ủ đống 1-3 ngày Sau đó lấy mùn cưa cho vào các túi nilon, mỗi túi nilon này nặng khoảng 1-1,5 kg mùn cưa Cho vào nồi hấp cách thủy để diệt hết các loại bào tử các loại vi sinh vật gây hại Hấp trong khoảng thời gian từ 3-4 giờ
kể từ lúc nguyên liệu lên tới 95-100oC
b) Cây giống và ươm
Để nguội túi mùn, rồi bắt đầu cấy giống Dùng que sắt khều que giống (được làm từ thân cây khoai mì) từ lọ thủy tinh hay túi nilon ra ngoài, mỗi túi mùn cấy vào một que giống, trồng nấm mèo thì cấy giống nấm mèo, nấm sò cấy giống nấm sò, nấm bào ngư cấy giống nấm bào ngư Đưa vào trại trồng, dùng dây buộc các túi thành dãy dài, khoảng cách giữa các túi 5-10cm, treo quay ngược miệng túi xuống phía dưới, treo lên
Nấm sò
vụ 1
8 6
Trang 37như vậy để tận dụng diện tích, mỗi dây có thể treo 7-10 túi Đối với nấm mèo nhiệt độ thích hợp là 28-32oC và thời gian ươm kéo dài 25-30 ngày Đối với nấm bào ngư nhiệt
độ thích hợp 20 – 30oC hoặc 27 – 32oC, ươm khoảng 75 ngày Nấm sò thời gian ươm kéo dài 25-30 ngày Tới khi nào các sợi đó lan gần kín đáy, trông trắng như bông, kết thúc giai đoạn ươm
c) Giai đoạn rạch bịch
Sau khi kết thúc giai đoạn ươm, dùng dao nhọn, sắc rạch 4-6 đường xung quanh Khoảng cách giữa các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3-4 cm
d) Giai đoạn chăm sóc và thu hái
Nấm mèo,sau khi rạch được một tuần nấm mọc chi chít tại các điểm rạch, để loại nấm này lớn nhanh, mỗi ngày tưới trung bình 2-3 lần, về nguyên tắc, trời nóng thì mộc nhĩ ra nhiều, lúc này cần tưới nhiều Chỉ cần vài ngày là mộc nhĩ đã đạt được kích thước đủ lớn, tiến hành thu hoạch, mỗi tuần thu hái một lần, thu trong vòng 30-45 ngày
Đối với nấm sò và nấm bào ngư, khi bịch đã rạch được 4-6 ngày, nấm bắt đầu lên thì tiến hành tưới nước bên ngoài túi Tùy lượng nấm ra nhiều hay ít, to hay nhỏ, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh số lần tưới và nước tưới trong ngày Tưới nước dưới dạng phun sương, lượn ít nhưng kéo dài thời gian tưới trong một lần sao cho nhìn bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có một lớp nước đọng trên mũ nấm Trung bình một ngày tưới 4-6 lần Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước cây nấm ra cằn cỗi, nhẹ cân, ăn rất dai
Ngược lại, nếu tưới quá nhiều, nấm có màu vàng thối rữa Sau khi thu hái hết một đợt thì ngừng tưới nước, khoảng 5-7 ngày sau nấm lại ra tiếp đợt 2,3,4,5 hai loại nấm này mọc thành cụm nên khi nấm đủ lớn ta hái nguyên cả cụm, nhổ luôn cả phần gốc, để nấm ra đợt tiếp theo tốt hơn Đối với nấm sò thu trong vòng 30-45 ngày kể từ ngày hái đầu tiên, nấm bào ngư thu trong vòng 75-90 ngày, hai loại nấm này ngày hái hai lần
Trang 38Hình 3.3 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm mèo
Nguồn tin: ĐT-TTTH
3.4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
3.4.1 Qui trình nghiên cứu
Để bắt đầu một đề tài bất kỳ nào đó ta thì chúng ta cần phải xác định được mục tiêu của chúng ta là gì, sau đó mới nghĩ tới nội dung nghiên cứu Thực tế đối với
đề tài này, sau khi xác định được mục tiêu của đề tài, bước tiếp theo là tới địa phương
mà mình muốn nghiên cứu để khảo sát tình hình thực tế, sau đó viết lên đề cương nội