Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
*************
BÀI GIẢNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Biên soạn: ThS Lê Đình Phương
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu ……… trang 3
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1 Khái niệm………6
1.2 Cấu trúc CNTT………9
1.3 Vai trò của CNTT……… 11
Chương 2 NGUỒN THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG CNTT 2.1 Thông tin Địa lý trong mạng Internet………13
2.1.1 Đặc điểm thông tin trong mạng Internet……… 13
2.1.2 Phương pháp khai thác thông tin trong mạng Internet……….20
2.1.2.1 Truy cập Internet………20
2.1.2.2 Tìm kiếm trên Internet………21
2.1.2.3 Lưu trữ dữ liệu từ Internet……… 32
2.1.2.4 Tải dữ liệu từ máy tính cá nhân lên mạng Internet để chia sẻ với mọi người ……… .33
2.2 Thông tin Địa lý trong các thiết bị điện tử khác……… 34
2.2.1 Cơ sở dữ liệu số hóa……… 34
2.2.2 Sách điện tử (Encarta)……… 34
Chương 3 ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU ĐỊA LÝ 3.1 Biên soạn, chuyển đổi văn bản: MS Word, PDF……… 38
3.1.1 Biên soạn: MS Word ……… 38
3.1.2 Chuyển đổi từ Word sang pdf, từ pdf sang word ……… 41
3.2 Biên soạn bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ: MS Excel………48
3.2.1 Đối với PowerPoint 2007 ……… 48
Trang 33.2.2 Đối với PowerPoint 2010 ……….50
3.2.3 Đối với PowerPoint 2010 ……….52
3.3 Biên soạn bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ: MS Excel.……… 50
3.4 Biên soạn bản đồ……… 52
3.5 Biên soạn hình động (GIF)……… 53
Chương 4 ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 4.1 Sử dụng PowerPoint……… 65
4.1.1 Thiết kế bài giảng ……… ………… 65
4.1.2 Trình chiếu bài giảng ….……….65
4.1.3 Trò chơi ô chữ (sử dụng PPT)……… ……… 65
4.2 Sử dụng Violet……… 66
4.3 Sử dụng đa phương tiện và các phần mềm khác………68
4.3.1 Tạo, xử lý video ……… 68
4.3.2 Xử lý hình ảnh……….69
4.3.2.1 Picture manager ………69
4.3.2.2 Paint ……… ………78
4.3.3 Các phần mềm MindMap để vẽ sơ đồ tư duy ……….81
4.3.3.1 Phần mềm eMindMaps ……….84
4.3.3.2 Phần mềm Inspiration ……… ………….84
Ôn tập……… ….85
Tài liệu tham khảo……… 87
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực Trong giáo dục nói chung và đối với việc giảng dạy bộ môn địa lí nói riêng, CNTT đã mang lại triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh Đối với chương trình sách giáo khoa THCS mới hiện nay được thiết kế với rất nhiều tranh ảnh, lược đồ, bảng biểu vì vậy việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng giáo án điện tử sẽ đem lại kết quả học tập rất tốt đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh
Thực tế việc ứng dụng CNTT ở THPT diễn ra rất sinh động và luôn đổi mới đòi hỏi SV sư phạm ra trường phải đáp ứng những đòi hỏi của thực tế đổi mới đó Bài giảng này nhằm giúp cho SV có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng CNTT để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ hoạt động dạy Địa lý đạt hiệu quả cao Có khả năng vận dụng các phần mềm và các ứng dụng tin học khác vào dạy học Địa lý ở PTCS Có ý thức, hứng thú trong việc tìm tòi và ứng dụng CNTT vào dạy học Địa lý
Bài giảng được viết theo đề cương chi tiết môn học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý (2 đvht)
Bài giảng gồm 4 chương:
Chương 1 Khái quát về CNTT
Chương 2 Nguồn thông tin địa lý trong CNTT
Chương 3 Ứng dụng CNTT để biên soạn tài liệu địa lý
Chương 4 Ứng dụng CNTT trong dạy học
Trang 5Trong quá trình biên soạn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, các em SV và các bạn đọc Xin chân thành cảm ơn
Tác giả|
ThS Lê Đình Phương
Trang 6CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
UDCNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 7Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mục tiêu:
Giúp SV hiểu
- Khái niệm về CNTT
- Tại sao CNTT lại diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?
- Những lợi ích và bất lợi trong sử dụng CNTT
- Cấu trúc của CNTT
1.1 Khái niệm
Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ Thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology
hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong
nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu
là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”
Thuật ngữ “Công nghệ Thông tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài
viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review Hai tác giả của bài viết, Leavitt
và Whisler đã bình luận: “Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)”
Các lĩnh vực chính của CNTT bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật
Trang 8của CNTT như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây,
hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển KT-XH nhờ những thành tựu của CNTT CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin
CNTT đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực, tất cả các đối tượng với những hiệu quả mà CNTT đã mang lại, đặc biệt là trong giáo dục
Cụ thể là tất cả các đối tượng có thể giao tiếp trao đổi với nhau ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu Việc thường xuyên sử dụng CNTT trang bị cho người sử dụng kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, sáng tạo
Việc truy cập Internet cũng tạo cho GV niềm say mê, hứng thú trong học tập
và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập
Giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong một bài giảng có sử dụng công nghệ
Ngoài ra, công nghệ giúp chúng ta có thể thực hiện nhiều công việc cùng lúc,
có khả năng chuyển sự chú ý một cách nhanh chóng, thời gian đáp ứng nhanh, luôn thực hiện kết nối, thúc đẩy quá trình làm việc nhóm, nghe nhìn và tư duy Theo quan điểm về giáo dục của Steve Jobs – nhà sáng lập hãng Apple thì phương tiện thời nay là CNTT và truyền thông và người học sáng tạo bằng phương tiện này
Hơn nữa, công nghệ liên kết các nguồn tri thức lại với nhau, kết nối công dân toàn cầu Điều này làm cho không gian địa lý bị xoá nhòa và công nghệ trở thành một phần trong cuộc sống
Trong một thời gian dài, CNTT trong dạy học được hiểu là công cụ chuyển tải thông tin đến người học như in bài, sao chụp, xem video dạy học, thực ra CNTT
là tập hợp các công cụ, phương tiện và phương pháp kỹ thuật đặc biệt là công cụ,
Trang 9phương tiện điện tử và tin học có thể áp dụng trong việc thu thập, lưu trữ, xử lí và
sử dụng thông tin
Công nghệ nó không chỉ đơn thuần là các công cụ, phương tiện mà còn là phương pháp sử dụng, ứng dụng phát triển nó để thực hiện các nhiệm vụ nhất định CNTT trong dạy học có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nó có thể là công
cụ trong môn học như (tính toán, tài liệu), là môn học như (lập trình và làm việc với các phần mềm), là công cụ dạy học để học (phát hiện xử lý, lưu trữ, trình bày thông
tin)
Xét ở phương diện nào thì CNTT nó cũng tác động trực tiếp đến giáo viên, học sinh và các nhà quản lý giáo dục Ở đây chúng ta xem xét công nghệ thông tin
với tư cách là công cụ trợ giúp dạy học
Hình 1.1: Sử dụng máy tính trong dạy học
Tìm hiểu thêm các mặt trái của việc ứng dụng CNTT trong dạy học?
Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?
- Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước
+ Chỉ thị 55/2008/CT-BGDT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012
Trang 10+ Văn bản số 9772/BGDT-CN TT kí ngày 20/10/2008 Hướng dẫn thực hiện nhiệm
Các thiết bị phần cứng ngày càng đa dạng, phổ biến và giá thành hạ
- CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học
- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt
được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad /Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet… hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác
Do sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng
1.2 Cấu trúc CNTT
Ngành công nghệ thông tin có nhiều chuyên ngành như: Khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin…
Ngành công nghệ thông tin có hai phần cốt lõi là phần cứng và phần mềm,
trong đó phần mềm mới thật sự là bản chất của công nghệ thông tin
- Phần mềm máy tính (tiếng Anh: Computer Software)
Gọi tắt là Phần mềm (Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác
Trang 11định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ
hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp
đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách
cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, khác với phần cứng là “phần mềm không thể sờ hay đụng vào”, và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được
- Phần cứng, còn gọi là cương liệu (tiếng Anh: hardware)
Là các cơ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD
Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành:
Nhập hay đầu vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như
là bàn phím, chuột
Xuất hay đầu ra (Output): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh
ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa
Hình 1.2: Các thành phần chính của máy tính cá nhân để bàn
1: màn hình, 2: bo mạch chủ, 3: CPU, 4: chân cắm ATA, 5: RAM, 6: các thẻ cắm
Trang 12mở rộng chức năng cho máy, 7: nguồn điện, 8: ổ đĩa quang, 9: ổ đĩa cứng, 10: bàn phím, 11: chuột
1.3 Vai trò của CNTT
Tác động của CNTT đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người
Trong nền kinh tế tri thức, các quy trình sản xuất đều được tự động hoá Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người…
Đối với y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT
đã trở thành một hình thức phổ biến có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực trong việc chữa bệnh cho nhân dân
Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều loại hình đào tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường, các quốc gia với nhau
Chính phủ điện tử trên cơ sở điện tử hoá các hoạt động quản lý nhà nước đang hình thành và ngày càng trở nên phổ biến…
Vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo
- Làm phong phú nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học:
Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh,
âm thanh, hoạt cảnh GV sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học… tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học
Trang 13- Góp phần thay đổi hình thức dạy và học: hình thức dạy dựa vào máy tính, hình thức học dựa vào máy tính
- Góp phần nâng cao tiềm lực của người GV bằng cách cung cấp cho họ những phương tiện làm việc hiện đại (mạng Internet, các loại từ điển điện tử, các sách điện
tử, thư điện tử,…); Góp phần đổi mới cách dạy và cách học đổi mới phương pháp dạy học
- Trao đổi thông tin về đề cương bài giảng với các đồng nghiệp qua các ngân hàng bài soạn trên một trang web dành cho tất cả các GV
- Cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại bằng các công cụ đa phương tiện
- Sử dụng thư điện tử (email) để liên lạc, trao đổi tư liệu với các nhà văn, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp về những vấn đề mà mình quan tâm
Câu hỏi ôn tập:
1 Tại sao Ứng dụng CNTT trong dạy học lại diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay? Những thuận lợi và thách thức khi UDCNTT trong dạy học?
2 Phân tích vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo?
Trang 14Chương 2 NGUỒN THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG CNTT
Mục tiêu:
- Học viên biết linh hoạt sử dụng các từ khóa để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet Biết tìm kiếm, trích xuất thông tin trên các thiết bị khác Biết đánh giá, chọn lọc nguồn thông tin
- Biết ứng dụng các kỹ năng như download và lưu trữ thông tin, hình ảnh, phần mềm…
- Biết trao đổi thư từ với giáo viên, đồng nghiệp, phụ huynh qua email
- Biết chia sẻ (share) những tài liệu, giáo án, những sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học…
2.1 Thông tin Địa lý trong mạng Internet
2.1.1 Đặc điểm thông tin trong mạng Internet
Đặc điểm của thông tin trên Internet thể hiện ở: Độ tin cậy, tính cập nhật, nguồn thông tin không bản quyền, nguồn thông tin có bản quyền…
- Độ tin cậy
Sự bùng nổ của Internet và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin – truyền thông đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người trở thành các nhà cung cấp thông tin Thế giới thông tin trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết Tuy nhiên, đi cùng với sự nở rộ của blog, wiki,và các kênh xuất bản online khác nhau là một thực
tế không thể tránh khỏi: thông tin trở nên hỗn tạp và người dùng tin có thể phải trả giá cho việc sử dụng thông tin thiếu chất lượng, thiếu độ tin cậy, thậm chí sai lạc
Đánh giá tài liê ̣u trên internet
Theo Tôn Nữ Phương Mai và Võ Trọng Phi (phi.vt@lrc-hueuni.edu.vn) Phòng Di ̣ch vu ̣ Thông tin, Trung tâm Ho ̣c liê ̣u Đa ̣i ho ̣c Huế:
Trang 15Đặc điểm của thông tin trên Internet là:
+ Không được kiểm soát
+ Không được đánh giá trước khi đăng lên mạng + Thiếu ổn định
+ Lượng thông tin quá lớn và chất lượng khác nhau Đặc điểm tên miền và thể loại web
*Một số loại tên miền trả phí:
.com: commercial/company – thương mại
.gov: government – chính phủ
.edu: education – giáo dục
.org: organization – tổ chức
.net: network – dịch vụ mạng
.ac: academic – giáo dục đại học
.mil: millitary – quân sự
Đặc điểm của loại tên miền này là:
- Lưu danh tính khi đăng ký
Đặc điểm của loại tên miền này:
- Không cần nêu rõ danh tính khi đăng ký
Trang 16- Vận dụng tư duy phân tích, cảnh giác, nghi ngờ
- Kỹ năng thư viện: tìm kiếm thư mục, danh bạ
- Kỹ năng web: tìm kiếm thông tin trên web
Một số tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí chung cho mọi loại hình tài liệu
Về mặt Thông tin thư mục:
- Tác giả
- Ngày xuất bản
- Số tái bản/số lần chỉnh sửa, bổ sung
- Đơn vị xuất bản (nhà xuất bản, tên tạp chí chuyên ngành)
Về mặt nội dung:
Đối tượng đọc giả
Quan điểm trình bày
Phạm vi giải quyết vấn đề
Mức độ chính xác
Phong cách viết
Ý kiến thẩm định…
Các tiêu chí đánh giá thông tin trên Internet
1 Thông tin tác giả
Trang 17- Tác giả:
• Là ai?
• Có đáng tin cậy? Học hàm/học vị là gì?
• Đang làm việc cho ai? (trường ĐH, tổ chức?)
• Có nổi tiếng trong lĩnh vực chuyên môn của mình không?
• Chủ thể thực sự xuất bản trang web là ai? (một tổ chức, thành viên của một tổ chức, một cá nhân độc lập…)
• Trang web đăng tải thông tin có xuất phát từ máy chủ miễn phí, như Tripod, 110mb… hay không?
2 Mu ̣c đích
- Trang web nhằm mu ̣c đích gì? Tác giả có nêu rõ mu ̣c đích không?
• Cung cấp thông tin
• Trình bày ý kiến
• Giải trí, thuyết phu ̣c
• Nha ̣i theo mô ̣t trang khác
- Trang web dành cho đối tượng nào?
- Nội dung có tâ ̣p trung vào mu ̣c đích chuyển tải thông tin không?
3 Pha ̣m vi chủ đề
- Trang web tập trung vào vấn đề gì?
- Các ý chính có được trình bày rõ ràng không?
- Việc di chuyển từ phần này sang phần khác có dễ không?
- Mức độ sâu-rộng đến đâu? Phù hợp nhu cầu sử du ̣ng không?
Trang 184 Tính cập nhật
- Ngày ta ̣o lâ ̣p trang web?
- Ngày đăng tải thông tin?
- Ngày thông tin được câ ̣p nhâ ̣t?
- Chủ đề bàn đến có cần thông tin cập nhật không?
- Các liên kết có được câ ̣p nhâ ̣t không?
5 Tính khách quan
- Trang web có bi ̣ ảnh hưởng bởi thiên kiến không?
- Quan điểm của tác giả là gì? Có được nêu rõ không?
- Tác giả có đề cập đến mục đích của trang web không?
- Có nêu rõ thể loa ̣i web và đối tượng người đo ̣c không?
6 Tính chính xác
- Nội dung thông tin có đáng tin câ ̣y không?
- Nội dung thông tin có giống các trang web khác cùng chủ đề không?
- Trang web được người khác đánh giá như thế nào?
- Có lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp không?
- Có cung cấp nguồn gốc thông tin không?
* Một số lưu ý khác khi đánh giá trang web
Các mục trên trang web cần lưu ý đến:
- Giới thiệu về trang web
- Thông tin liên hệ
- Thời gian cập nhật
- Quy ước, chính sách đối với người sử dụng
- Liên kết
Trang 19- Nguồn tài liệu
Một số thông tin thiếu kiểm soát trên Internet:
• Trang chính thức của Nhà Trắng: http://www.whitehouse.gov/
• Trang “châm chọc” Nhà Trắng: http://www.whitehouse.org/
• Trang chính thức của WTO và trang web nhại theo:
http://www.wto.org/
http://www.gatt.org/
Thông tin trên Internet: biến cái không thể thành có thể:
- Chọn gene để sinh con không bệnh tật
Trang 20• Reference > Education > Instructional Technology > Evaluation > Web Site Evaluation > Hoax Sites
Thực hành
Nêu ý kiến của bạn về độ tin cậy của các trang web sau:
- The Whirled Bank Group: http://www.whirledbank.org/
- Moon Beam: http://www.dreamweaverstudios.com/moonbeam/homes.htm
- Colony Invest Management Inc: http://colonyinvest.net/
Tài liệu tham khảo cho mục này
• Carol Grotnes Berk and Information Commons Library (2008) Information Resources: learn what makes a quality information sources Truy cập ngày
01/01/2010, từ http://www.library.appstate.edu/tutorial/info.html
• Huỳnh, Đ.C (2008) Hướng dẫn biên soạn tài liệu đọc thêm (dùng cho giảng viên các khóa học qua mạng) Huế: Đại học Huế
• Huỳnh, T.X.P (2010) Đánh giá thông tin Tài liê ̣u hô ̣i thảo Nâng cao năng lực
truy câ ̣p và sử du ̣ng các nguồn thông tin điê ̣n tử, Huế
• Huy, N (2010) Đánh giá thông tin trên Internet Truy cập ngày 20/4/2010, từ
Trang 21http://louisville.edu/library/infoliteracy/critical-evaluation-of-2.1.2 Phương pháp khai thác thông tin trong mạng Internet
Trang 22Địa chỉ Internet (địa chỉ IP)
"Địa chỉ IP" là viết tắt của địa chỉ Internet Protocol address (địa chỉ giao thức
Internet) Mỗi thiết bị được kết nối vào mạng (như mạng Internet) cần có một địa chỉ
Địa chỉ IP giống như “số điện thoại” cho máy tính Số điện thoại của một cá nhân là một dãy số để xác định điện thoại của cá nhân đó, để mọi người có thể gọi
họ Tương tự, địa chỉ IP là một dãy số xác định máy tính để có thể gửi nhận dữ liệu đến các máy khác
Thường địa chỉ IP bao gồm bộ bốn số, cách nhau bằng dấu chấm
Công cụ tìm kiếm (search tool) là một phần mềm nhằm cho phép người dùng
tìm kiếm và đọc các thông tin có trong nội phần mềm đó, trên một trang Web, một tên miền, nhiều tên miền khác nhau, hay trên toàn bộ Internet
Trang 23Hình 2.2: Các công cụ tìm kiếm
Người ta phân biệt hai loại công cụ tìm kiếm:
+ Máy truy tìm dữ liệu (search engine)
+ Công cụ truy vấn dữ liệu (search tool)
“ chúng ta không sống trong hang động thời đồ đá mà tại một thế giới nơi kiến thức toàn cầu tụ tập gần như miễn phí với dấu bấm Google”
- Kỹ năng tìm kiếm văn bản, âm thanh, hình ảnh trên Internet
Dùng các công cụ truy vấn dữ liệu:
* http://google.com
Hình 2.3: Công cụ truy vấn dữ liệu Google
Trang 24* http://bing.com
Hình 2.4: Công cụ truy vấn dữ liệu Bing
* http://yahoo.com
Hình 2.5: Công cụ truy vấn dữ liệu Yahoo
- Việc tìm kiếm thông tin được vận dụng bằng cách sử dụng trình duyệt Web để
khai thác thông tin từ Internet
Do các nguồn thông tin tìm kiếm được rất phong phú nên GV phải ứng dụng các chức năng lưu trữ để hệ thống hoá các tư liệu tìm được theo từng dạng nhất định
như văn bản, hình ảnh, phim, phần mềm… tạo nên cơ sở dữ liệu phục vụ cho dạy
Trang 25http://thpt-buonmathuot-daklak.edu.vn/tin-hoc-ung-dung/310-nhng-trang-web Viện Khí tượnghttp://thpt-buonmathuot-daklak.edu.vn/tin-hoc-ung-dung/310-nhng-trang-web Thủy văn:
- World Population Prospects 2002 Revision Population Database
- Population Reference Bureau
Trang 26- World Population Datasheet 2003
* Một số địa chỉ WEB nước ngoài-
- Atlas dân số và tài nguyên thế giới, dưới dạng html, pdf và Flash, rất tuyệt vời http://www.bp.com/centres/energy/
- Sự nóng lên toàn cầu và tác động toàn diện của nó
www.epa.gov/globalwarming/
- Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
http://www.fetp.edu.vn/
Có các giáo trình on-line về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, tin học
- Mạng thông tin KH&CN Việt Nam Trung tâm thông tin tư liệu KH&CN quốc gia- http://www.vista.gov.vn/
Có các trang liên kết với các Website của các tổ chức kinh tế quốc tế Các bài viết liên quan đến kinh tế
- Trung tâm thông tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường (CIREN)
http://home.ciren.gov.vn/vn/
- Trung tâm tư liệu khí tượng thuỷ văn: http://www.hymetdata.gov.vn/
Có các tóm tắt tình hình khí tượng thuỷ văn, hải văn hàng tháng, có bản đồ nhiệt độ
Trang 27- Cục xúc tiến thương mại -Vietrade
http://www.vietrade.gov.vn/
- Tổng công ty điện lực VN- http://www.evn.com.vn/
* Các trang địa phương trong nước:
- Bà Rịa - Vũng Tàu http://www.baria-vungtau.info/
- Hưng Yên http://www.hungyen.gov.vn/
- Kon Tum http://www.kontum.gov.vn/
- Lạng Sơn http://www.langson.gov.vn/
Trang 28- Lâm Đồng http://www.lamdong.gov.vn/
- Nghệ An http://www.nghean.gov.vn/
- Phú Yên http://www.phuyen.gov.vn/
- Quảng Bình http://www.quangbinh.gov.vn/
- Quảng Nam http://www.quangnam.gov.vn/
- Quảng Ngãi http://www.quangngai.gov.vn/
- Quảng Ninh http://www.quangninh.gov.vn
- Quảng Trị http://www.quangtri.gov.vn/
- Thanh Hoá http://www.thanhhoa.gov.vn/
- Thái Nguyên http://www.thainguyen.gov.vn/
- Thừa Thiên - Huế http://www.thuathienhue.gov.vn/
- Yên Bái http://www.yenbai.gov.vn/
Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Yên Bái http://www.stmdlyenbai.gov.vn/ http://www.hochiminhcity.gov.vn/home/left/gioi_thieu/gioi_thieu_chung http://arcdata.esri.com/data_downloader/DataDownloader?part=10200
* Các website hỗ trợ kiến thức Địa lý:
- Theo dõi dân số thế giới với thời gian thực:
Trang 29- Cổng thông tin địa lý và ứng dụng thực tiễn:
Trang 30- Bộ sưu tập những bức ảnh của tất cả các quốc gia trên thế giới
- Global Climate Animations Dept of Geography, University of Oregon
http://geography.uoregon.edu/envchange/clim_animations/
- Trang WEB của trường UCLA (Los Angeles) về SPSS
http://www.ats.ucla.edu/stat/spss/default.htm
Rất chi tiết on-line, có các file bài tập kèm theo
- Thống kê tràn dầu (oil spill statistics)
http://www.itopf.com/stats.html
*Các trang web hỗ trợ giáo viên:
1 Trang bạch kim http://bachkim.vn
2 Trang tài nguyên – diễn đàn giáo dục http://edu.net.vn/media/
3 Trang công nghệ tin học nhà trường
http://www.vnschool.net/modules.php?name=Files
4 Trang giáo viên http://giaovien.net
5 Thư viện giáo án điện tử http://giaoan.violet.vn
6 Thư viện đề thi và kiểm tra http://dethi.violet.vn
7 Thư viện bài giảng điện tử http://baigiang.violet.vn
8 Trang tư liệu giáo dục http://tulieu.violet.vn
Trang 319 Trang EduMedia (dạy học bằng mô phỏng) sciences.com/en/http://www.edumedia-sciences.com/en/
http://www.edumedia-* Tự điển:
- Tự điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn
- Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org
* Công cụ khác:
- Kiểm tra đạo văn:
https://www.plagscout.com/vi/trang-web-kiem-tra-dao-van-mien-phi?gclid=CJ7T_7PI39QCFVB9vQodDxsMwQ
- Đào tạo kỹ năng vi tính cho giáo viên http://daotao.bachkim.vn/
- Trang diễn đàn Dạy học Intel
- Tra cứu các văn bản pháp quy
- Vụ hợp tác quốc tế đa phương Bộ Ngoại giao-
Trang 32- Trao đổi thông tin:
Chúng ta thường trao đổi thông tin bằng cách nào?
+ Trao đổi qua thư điện tử:
Yahoo mail
Gmail
Hotmail…
+ Trao đổi qua diễn đàn (forum)
Forum (Diễn đàn điện tử) là một website nơi mọi người có thể trao đổi, thảo luận, bày bỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm Các vấn đề thảo luận được lưu giữ dưới dạng các trang tin Đây là hình thức thảo luận không trực tiếp, bạn có thể đưa bài thảo luận của mình lên Forum nhưng có khi ngay lập tức hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau mới có người trả lời vấn đề của bạn
Các trang web chia sẻ
Các trang web cá nhân:
Google+ là dịch vụ mạng xã hội vận hành bởi Google Dịch vụ này được đưa
ra công chúng vào ngày 28/6/2011
Trang 33Google+ được xây dựng trên cơ sở một giao thức (layer) không chỉ tích hợp các dịch vụ xã hội khác nhau của Google, như Google Profiles và Google Buzz, mà còn giới thiệu nhiều chức năng mới như Circles, Hangouts, Sparks và Huddles Các chức năng của Google+
- Stream "Circles" (vòng tròn) cho phép người dùng tổ chức danh bạ thành các nhóm để chia sẻ, across multiple of its products and services Một giao diện drag-and-drop cho phép người dùng tham gia vào các nhóm theo lựa chọn của mình
- "Huddle" là chức năng cho phép nối với các thiết bị Android, iPhone, và SMS để giao tiếp với các circles
- "Hangouts" là nơi được sử dụng để thúc đẩy video chat theo nhóm
- "Instant Upload" chú trọng phát triển cho các thiết bị di động dùng hệ điều hành Android; nó chứa ảnh hoặc video trong các album riêng để chia sẻ sau
- "Sparks" là chức năng đầu cuối của Google Search, cho phép người dùng xác định các chủ đề họ có thể thích để chia sẻ với người khác; "featured interests" sparks cũng có, dựa theo các chủ đề mà nhiều người khác cũng thấy thích
Thông qua "Streams", người dùng thấy được các cập nhật (updates) mới nhất
từ những nhóm circles của họ, các cập nhật này giống như chức năng Cập nhật news của Facebook (Facebook's news feed)
2.1.2.3 Lưu trữ dữ liệu từ Internet về máy tính cá nhân
- Lưu trang web
- Lưu văn bản
- Tải phần mềm, website, hình ảnh, âm thanh, video…
*Down load (tải về)
Người dùng có thể tải về máy tính cá nhân (có thể dùng tài liệu đó khi không
có kết nối Internet) Có câu nói rằng: “cái gì xem được thì có thể tải về được”, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào “trình độ tin học” của người dùng
Trang 34- Tải về Văn bản: Nhấn Menu File/Save as (ghi cả trang đang xem) sau đó chọn thư mục cần ghi vào trong hộp thoại hiện lên, ghi tên tương ứng
- Tải về Hình ảnh: Nhấn chuột phải vào hình ảnh và ghi vào máy, chọn Save Picture
as, các thao tác chọn thư mục và ghi tên tương tự như ghi văn bản
- Tải về Video, Flash: Chọn đoạn Video, Flash cần tải, nhấn chọn Download (tải xuống)/ chọn Save/ chọn đường dẫn để ghi vào/ OK
Lưu ý: Các máy tính cá nhân có cài sẵn chương trình IDM (Download Internet Manager) hoặc đang dùng trình duyệt Cốc Cốc thì có thể file sẽ tự động bắt link
- Để tạo ảnh đưa vào Web, bài giảng PPT có thể sử dụng ảnh chụp từ máy ảnh kỷ thuật số, hoặc quét ảnh đưa về dạng số bằng scanner sau đó sử dụng các phần mềm
xử lý ảnh
* Tải video từ youtube
www.youtube.com là một kho video khổng lồ, có thể tải về để phục vụ dạy học Cách 1: Sử dụng phần mềm hỗ trợ Download Video Youtube Đọc thêm: YouTube Downloader – Phần mềm tải phim YTD tại http://taimienphi.vn/download-ytd-video-downloader-2202
Cách 2: Để tải video về máy, chỉ cần thêm “pwn” trước Youtube trên đường link
video
Vd: https://www.youtube.com/watch?v=FBnxwzBrtm4
thành: https://www.pwnyoutube.com/watch?v=FBnxwzBrtm4
Một website hiện ra (http://deturl.com/) và có thể chọn định dạng video cần tải
về như FLV, MP4 hay xuất file âm thanh trong video thành tập tin MP3
Lưu ý: Trang web này không hỗ trợ tải video trực tiếp mà nó chỉ liệt kê danh sách các trang web giúp tải video ở các định dạng khác nhau
* Tải video từ trang web hỗ trợ (khi đã biết đường dẫn)
• http://keepvid.com
Trang 35Xem thêm:
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/16-cach-tai-video-clip-tu-internet-de-dang-nhat-1234542986.htm
2.1.2.4 Tải dữ liệu từ máy tính cá nhân lên mạng Internet để chia sẻ với mọi người
*Up load (tải lên)
Người dùng Internet có thể up load tài liệu lên mạng để chia sẻ (share) với
mọi người (như đã trình bày trong phần trao đổi thông tin hoặc để lưu trữ trên
mạng (trên đám mây)
- Trao đổi tài liệu với từng người: gửi tài liệu qua Email cá nhân
- Trao đổi tài liệu với một nhóm: G+, Facebook…
- Trao đổi tài liệu với mọi người: qua website, diễn đàn, các dịch vụ lưu trữ đám mây, facebook…
Xem thên cách up load tài liệu lên MediaFire
http://www.nhatthienkt.net/2014/11/Dang-ky-tai-khoan-mediafire-mien-phi.html
2.2 Khai thác thông tin Địa lý trong các thiết bị điện tử khác
2.2.1 Cơ sở dữ liệu số hóa
Số hóa (Digitization) là quá trình tạo lập những thông tin trên những đối tượng thực sang dạng điện tử hay còn gọi là dạng số
Hình bên dưới là một Hệ thống số hóa, hệ thống này được tích hợp máy ảnh
kỹ thuật số chất lượng cao của Canon (có độ phân giải từ 300-600 ppi) với tốc độ
1600 trang/giờ, được trang bị hệ thống lật trang tự động cho phép nhẹ nhàng lật chỉ một trang duy nhất tại một thời điểm Các định dạng đầu ra có thể là TIIF, PDF, JPEG…
Trang 36Hình 2.6: Hệ thống số hóa tài liệu KABIS – KIRTAS (Hoa Kỳ)
2.2.2 Sách điện tử
Sách điện tử (tiếng Anh: electronic book; viết tắt: eBook là một phương tiện
số tương ứng của các loại sách in thông thường Hầu hết các cuốn sách giấy nổi
tiếng như các năm 1993 đã được nhiều tác giả và nhà xuất bản chuyển sang thành
sách điện tử để thuận tiện việc in ấn, xuất bản
http://www.ebook.edu.vn/
http://tintuc.classbook.vn/
Hình 2.7: Sách điện tử được đọc trên thiết bị cầm tay
Trang 37* Phần mềm Microsoft Encarta Encylopedia là dạng sách điện tử
Encarta là bộ bách khoa toàn thư số hóa đa phương tiện của hãng phần mềm
lớn nhất thế giới, Microsoft Encarta được cập nhật và phát hành đều đặn hằng năm, được viết bởi nhiều chuyên gia nổi tiếng về chuyên ngành của họ, do vậy mà bài
viết trong Encarta rất có chất lượng Ấn bản Encarta Premium hiện nay có hơn
68.000 mục từ với rất nhiều hình ảnh và các đoạn video Encarta được phát hành trên CD, DVD và Web online
Microsoft xuất bản bách khoa toàn thư dưới nhãn hiệu Encarta với nhiều ngôn ngữ khác nhau bao gồm tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Ý và tiếng Nhật Những phiên bản địa phương hóa có thể chứa đựng nội dung được duyệt và những nguồn quốc gia sẵn có nên có thể nhiều hoặc ít hơn nội dung so với phiên bản tiếng Anh
Encarta là một kho tài nguyên kiến thức lớn để tra cứu những loại thông tin dưới hình thức truyền thông đa phương tiện: từ phim video, hình ảnh động animation, hình ảnh tĩnh (picture) đến bản đồ (map – có cả bản đồ tĩnh và bản đồ động) Encarta thực sự kết hợp được những thông tin mới và trọn vẹn với những công cụ mạnh mẽ mang tính đầy đủ sáng tạo cho phép tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm thông tin và dành nhiều thời gian cho học tập Có thể coi phiên bản
Encarta hiện nay của Microsoft là người nối nghiệp của bộ bách khoa Funk and Wagwalls, Collier và New Merit Scholar
Vào tháng 6 năm 2009, Microsoft đã thông báo rằng sẽ dừng việc bán phiên bản cuối cùng của bộ từ điển Encarta, Encarta Premium 2009 Những người đã mua Encarta Premium 2009 sẽ vẫn được hỗ trợ cho đến hết ngày 10 tháng 1 năm 2012 Tải về Encarta 2007 tại đây
http://microsoft_encarta.vi.downloadastro.com/t%E1%BA%A3i_v%E1%BB%81/
Sau khi cài đặt, khởi động chương trình bằng cách: nhấn Start / Program Microsoft / Reference / Encarta
Trang 38
Hình 2.8: Giáo diện Encarta 2006 Hình 2.9: Logo của Encarta
Xem thêm cách sử dụng phần mềm Encarta tại
https://nslide.com/giao-an/nckh-phan-mem-encarta.6ln0uq.html
Câu hỏi ôn tập
1 Các nguồn thông tin Địa lý có thể thu thập được thông qua việc UDCNTT?
2 Cách tìm kiếm và lưu trữ thông tin địa lý
3 Cách chia sẻ thông tin
Trang 39Chương 3 ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU ĐỊA LÝ
Mục tiêu:
- SV có thể sử dụng sử dụng các công cụ máy tính, ứng dụng tin học để tạo ra các sản phẩm dạy - học địa lý
- Sử dụng thành thạo một số ứng dụng tin học cơ bản để biên soạn tài liệu địa lý
3.1 Biên soạn, chuyển đổi văn bản: MS Word, PDF…
3.1.1 Biên soạn: MS Word
Bài tập: Hãy soạn một đoạn thông tin địa lý bằng MS Word và lưu lại tại desktop với tên là Dialy1 (loại file doc)
Lưu ý: Khi soạn thảo văn bản bằng MS Word trên máy tính cài Office 2007 trở về sau, (thường có đuôi docx), nếu muốn đọc được file đó trên các máy có Office version cũ hơn thì phải chọn lại kiểu file khi lưu (.doc)
Các mẹo thường sử dụng trong word:
* Cách phục hồi file word chưa lưu, lấy lại văn bản chưa save
Cách này thực hiện trên Word 2007, đối với các phiên bản Word khác như Word 2010, Word 2013 cũng thực hiện tương tự
Bước 1: Vào Word, tiếp đến chọn WordOptions > Save > Save Documents
> AutoRecovery file location, tại đây copy đường dẫn chứa thư mục lưu trữ file khôi phục
Hình 3.1
Trang 40Bước 2: Mở Windows Explorer, tiếp đến paste đường dẫn rồi bấm enter để mở
Bước 4: Ngoài ra bạn có thể chọn thời gian file Word tự động lưu Mặc định là 5
phút, nhưng nếu máy tính bạn hay trục trặc thì nên chọn 1 hoặc 2 phút cho an toàn