1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý tổ chức đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh ở các trường THCS trên địa bàn huyện yên lập, tỉnh phú thọ

164 152 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜN G Đ Ạ I H Ọ C SƯ P HẠM NGUYỄN QUANG HUY BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC S

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜN G Đ Ạ I H Ọ C SƯ P HẠM

NGUYỄN QUANG HUY

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜN G Đ Ạ I H Ọ C SƯ P HẠM

NGUYỄN QUANG HUY

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP

HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã ngành: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thanh Long

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Quang Huy, học viên cao học QLGD khóa 24 Trường Đại

học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, khóa học 2016 - 2018

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phan Thanh Long.

Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trìnhbày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưatừng được ai công bố trước đây

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Yên Lập, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Huy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, côgiáo cán bộ quản lý, giáo viên Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tận tìnhgiảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiệnLuận văn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Bí thư huyện đoàn, Chủ tịch Hộiđồng Đội huyện Yên Lập (đơn vị công tác của tác giả) đã luôn động viên, tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học

Đặc biệt, tác giả Đề tài xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầyhướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phan Thanh Long, đã trực tiếp hướng dẫn

và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành Luận văn

Tác giả xin cảm ơn các thầy, cô là lãnh đạo lãnh đạo chuyên viên, cán bộPhòng Giáo dục và Đào tạo Yên Lập; các thầy giáo, cô giáo cán bộ quản lý, giáoviên- phụ trách chi Đội, giáo viên- tổng phụ trách Đội và các em học sinh- đội viêncác trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện, đã tạo điều kiện, cộng tác, giúp đỡtác giả trong quá trình thực hiện đề tài này

Bản thân dù đã rất cố gắng, song chắc chắn Luận văn không tránh khỏi thiếusót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các bạn đồngnghiệp và những người quan tâm đến đề tài này

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Quang Huy

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC .iii

KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iv DANH MỤC CÁC BẢNG v MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu .

3 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3 4 Giả thuyết khoa học

3 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu

4 8 Cấu trúc luận văn .

5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG THCS 6

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

6 1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

6 1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 7

1.2 Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường 10

1.2.1 Vai trò, chức năng Đội TNTPHCM trong nhà trường 10

1.2.2 Mục đích hoạt động của Đội TNTPHCM 11

Trang 6

1.2.3.Tính chất của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 11 1.2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Đội TNTPHCM 12 1.2.5 Bộ máy tổ chức và quan hệ tổ chức Đội với nhà trường 13

1.2.6 Tổng phụ trách Đội trong nhà trường phổ thông 14

Trang 7

1.2.7 Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động của Đội TNTP Hồ

Chí Minh 17

1.3 Lý luận về quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường THCS 24

1.3.3 Nội dung quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường THCS 26

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường THCS 32

1.4.1 Các yếu tố chủ quan 32

1.4.2 Các yếu tố khách quan 33

Kết luận chương 1 35

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ 36

2.1 Khái quát một số đặc điểm tình hình chung và công tác giáo dục -đào tạo của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 36

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và địa lý hành chính 36

2.1.2 Tình hình công tác giáo dục và đào tạo của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 36

2.2 Tình hình giáo dục THCS và tổ chức Đội thiếu niên TPHCM của các trường THCS huyện Yên Lập 42

2.2.1 Quy mô trường, lớp, học sinh và đội ngũ cán bộ, GV, NV các trường THCS 42

2.2.2 Về tình hình và tổ chức Đội TNTPHCM của các trường THCS 43

2.3 Tổ chức khảo sát thực tiễn 44

2.3.1 Mục tiêu khảo sát thực tiễn

44 2.3.2 Nội dung khảo sát 44

2.3.3 Lựa chọn đối tượng và địa bàn khảo sát 44

2.3.4 Công cụ khảo sát 44

2.3.5 Cách thức xử lý kết quả khảo sát 45

Trang 8

2.4 Thực trạng công tác quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các

trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 45

2.4.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, GV tổng phụ trách Đội và HS ở các trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ về tổ chức Đội TNTP HCM ở các trường THCS 45

2.4.2 Thực trạng nội dung, hình thức, phương pháp và mức độ tham gia hoạt động Đội ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

50 2.4.3 Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 56

2.5 Đánh giá thực trạng quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 62

2.5.1 Kết quả đạt được 62

2.5.2 Những hạn chế cần khắc phục 62

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 63

Kết luận chương 2 64

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ 65

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý tổ chức Đội ở trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 65

3.2 Biện pháp quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập 66

3.2.1 Phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ đội trong trường THCS 66

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp 66

3.2.3 Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động đội và chế độ chính sách cho giáo viên-TPT đội 73

3.2.4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng trong tổ chức Đội TNTP Hồ chí Minh 75

Trang 9

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp

76 3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp trong quản lý tổ chức Đội TNTP HCM trong trường THCS 77

Kết luận chương 3 83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Khuyến nghị 85

2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện 85

2.2 Đối với Hội Đồng Đội huyện 85

2.3 Đối với các trường THCS trên địa bàn huyện 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 10

KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê số lượng trường, học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên,

nhân viên trong các trường THCS của huyện Yên Lập năm học 2016

- 2017: 42Bảng 2.2 Khái quát về tổ chức Đội TNTPHCM của các trường THCS 43Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, GV tổng phụ trách Đội và HS

ở các trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ về vị trí, vai trò

của tổ chức Đội trong nhà trường THCS 46Bảng 2.4: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, GV tổng phụ trách ở các

trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ về mục đích hoạt động

của Đội TNTP HCM 47Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, GV tổng phục trách ở các

trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ về chức năng, nhiệm vụ

của Đội TNTP HCM 49Bảng 2.6 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động Đội TNTP HCM tại các trường

THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 50

Bảng 2.7 Thực trạng về các hình thức hoạt động Đội TNTP HCM tại các trường

THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 52

Bảng 2.8 Thực trạng về các phương pháp tổ chức hoạt động Đội TNTP HCM

tại các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 54Bảng 2.9 Thực trạng về mức độ tham gia các hoạt động Đội TNTP HCM của

HS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 55Bảng 2.10 Thực trạng chỉ đạo, triển khai hoạt động của Đội TNTP HCM ở các trường

THCS địa bàn huyện Yên Lập 56

Bảng 2.11 Thực trạng công tác bồi dưỡng GV- TPT Đội tại các trường THCS

trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 58Bảng 2.12 Thực trạng công tác phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong triển

khai hoạt động Đội tại các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập,tỉnh Phú Thọ 59

Trang 12

Bảng 2.13 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động của Đội TNTP HCM ở các trường

THCS trên địa bàn huyện Yên Lập 61

Bảng 3.1 Ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lý tổ chức Đội TNTP HCM trong trường THCS 79Bảng 3.2 Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 81

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, cóđạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất

và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổquốc” (Luật Giáo dục 2005) Hiện nay, đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mớitoàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế, xãhội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết Trung ương 2 (khoáVIII) của Đảng

đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đờisống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” Để tiến hành sự nghiệpđổi mới đó, thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người đượcđặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước Muốn vậyphải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáodục là đầu tư cho con người” Như vậy, con người được đặt ở trung tâm chiến lược,trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những chủ nhân tương lai của đấtnước

Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáodục học sinh trung học cơ sở (THCS) nói riêng, có nhiệm vụ đào tạo ra những conngười có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải cólòng nhân ái, yêu đất nước Trong đó, giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên phổ thông trung học hoặc học nghề

Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho HS trong một môitrường đồng bộ, nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáodục trong nhà trường Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổchức Đội thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh, vì nó có vị trí rất quan trọng;Đội TNTP là một tổ chức hỗ trợ tích cực với nhà trường, cùng nhà trường thực hiệnnội dung, mục tiêu giáo dục Đội TNTP là tổ chức nòng cốt trong các phong trào

Trang 14

thiếu nhi, là thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội

tổ chức Nhiều

Trang 15

năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi

tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: Phong trào “Nghìn vi c ệ tốt”,

“Công tác Trần Quốc Toản”, phong trào “Kế hoạch nhỏ”, các hoạt động văn hóa,

văn nghệ, thể dục thể thao Hoạt động Đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xãhội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng

Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triểnmạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhiđồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, trên địa bàn miền núi hiện nay donhiều lí do khác nhau (chủ quan cũng như khách quan) nên công tác Đội chưa đượcđẩy mạnh, một số Liên đội hoạt động cầm chừng không đạt hiệu quả cao Công tác

giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” một số

nơi còn xem nhẹ Tình hình đạo đức học sinh đang xuống cấp, nhiều nơi đã đến mứcbáo động; tình trạng học sinh vi phạm pháp luật thường thấy ở nhiều nơi như trộmcắp tài sản, đánh lộn, vi phạm Luật Giao thông đường bộ…

Đứng trước thực tế như đã nêu trên đòi hỏi người giáo viên Tổng phụtrách Đội (TPT Đội) phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môitrường giáo dục lành mạnh có tác dụng giáo dục sâu rộng đến học sinh, thu hút đôngđảo học sinh tham gia Đặc biệt TPT Đội phải nhạy bén, thông minh, linh hoạt tổchức các hoạt động trong nhà trường Song, một mình giáo viên TPT Đội không thểlàm hết được công việc này, mà TPT Đội phải biết phối kết hợp, tranh thủ sự hỗtrợ ở mọi điều kiện, mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải xâydựng đội ngũ phụ trách Đội trong nhà trường có kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đội.Phải biết tuyên truyền, lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia giáo dục các em họcsinh, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, nhiều hình thức sinh hoạt, vui chơi chocác em Đồng thời phải xây dựng đội ngũ BCH Chi đội, BCH Liên đội “vừa hồng, vừachuyên”

Tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường nếu thiếu sự phối kết hợp đó,thì TPT Đội sẽ gặp rất nhiều khó khăn, điều đó sẽ kìm hãm cả quá trình giáo dục và

Trang 16

tự giáo dục trong các em học sinh, làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáodục

Trang 17

trong nhà trường Như vậy, mối quan hệ của TPT Đội với các lực lượng giáo dục;chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách; chất lượng BCH chi đội, liên đội trong nhàtrường là một yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động của một Liên đội, dẫnđến quyết định chất lượng giáo dục của một trường Xuất phát từ thực tế đó

học viên mạnh dạn chọn đề tài “Bi n p ệ háp quản lý tổ chức Đ i ộ TNTP Hồ Chí minh

ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt

nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn đề xuất biệnpháp quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh của Hội đồng đội của huyện Yên Lập ởcác trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý sự phối hợp giữa nhà trường THCS và các tổ chức Đoàn thểtrong hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường THCS

4 Giả thuyết khoa học

Thực tế các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, trong thời gian qua, sựphối hợp và quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh còn coi nhẹ, còn mang tình tìnhthế, thiếu đồng bộ vì thế hiệu quả phối hợp chưa cao, chưa phát huy hết vai trò của

tổ chức Đội trong công tác giáo dục

Nếu đề xuất được hệ thống biện pháp quản lý tổ chức Đội ở các trường THCStrên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ phù hợp thì kết quả đạt được trongcông tác Đội của các trường THCS sẽ đạt kết quả tốt hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý tổ chức Đội TNTP

Hồ Chí Minh trong trường THCS

5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ ChíMinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

5.3 Xây dựng các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh hoạt động của Đội TNTP

Trang 18

Hồ Chí Minh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Trang 19

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về n i ộ dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức của Đội TNTP Hồ Chí Minh ởtrường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ hiện nay, để từ đó đề xuấtbiện pháp quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tại các trường THCS trên địa bànhuyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

6.2 Giới hạn khách thể khảo sát

Đề tài chọn khách thể nghiên cứu theo 4 nhóm chính:

- Nhóm cán bộ lãnh đạo làm công tác chỉ đạo Đoàn, Đội các cấp

- Nhóm cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục, lãnh đạo nhà trường

- Nhóm giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường

- Nhóm cán bộ chỉ huy Đội, phụ trách Sao; đội viên, thiếu niên nhi đồng trongnhà trường

6.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu khảo sát và phân tích các số liệu thu thập được theo nội dungnghiên cứu của đề tài từ năm học 2013 - 2014 đến 2016- 2017

6.4 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu tại Huyện đoàn Yên Lập, Phòng GD&ĐT và các trường THCStrên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp các văn kiện Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các tài liệu,văn bản của các cấp quản lý về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, về đội TNTP

Hồ Chí Minh và các tài liệu khoa học có liên quan đến nội dung của đề tài

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp khảo nghiệm

7.3 Các phương pháp khác

- Phương pháp thống kế toán học

- Phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia

Trang 20

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; nộidung chính luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các

trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

- Chương 2: Thực trạng quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường

THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

- Chương 3: Biện pháp quản lý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường

THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG

THCS 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Trẻ em là một bộ phận vô cùng quan trọng của nhân loại nói chung và của mỗiquốc gia nói riêng Bởi trẻ em là những chủ nhân tương lai của trái đất, là ngườiquyết định vận mệnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Do đó tương lai đất nước,tương lai nhân loại phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta chăm sóc, giáo dục và bảo

vệ trẻ em như thế nào Chính bởi thế rất nhiều quốc gia và rất nhiều nhà khoa họcnghiên cứu và đưa ra các quan điểm về giáo dục trẻ em phát triển một cách toàndiện nhân cách J.J Russo (1712 - 1718): "Thực hiện nội dung, phương pháp, hìnhthức giáo dục trẻ em trên 3 mặt: Trái tim (tình cảm, đạo đức), khối óc (trí tuệ), đôitay (kỹ năng lao động) Trọng tâm lý luận và thực tiễn là tôn trọng trẻ em, dựa vào

sự phát triển của trẻ em để giáo dục, giành cho trẻ quyền tự do trong phát triển cáthể của mình" Xanh-xi-mông, O-oen, Phu-ri-ê: "Kêu gọi xã hội giải phóng con người,giải phóng trẻ em, trả lại cho trẻ em quyền làm con người và những quyền cơbản nhất, nhất là quyền được sống, được học tập và vui chơi" Quan điểm của cácnhà cộng sản: "Mác và Ăng-ghen đặt nền móng cho việc giáo dục trẻ em theonguyên tắc: Bình đẳng về mọi giáo dục cho trẻ em, bảo vệ con em nhân dân laođộng khỏi sự bóc lột của tư bản, trẻ em cũng có nghĩa vụ lao động để rèn luyện, cảitạo bản thân" [dẫn theo 7, tr.49] Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ bản chất sự pháttriển xã hội là quan hệ con người trong xã hội, trong sản xuất, biến ý thức xã hộithành lực lượng xã hội, tập hợp giáo dục cho những đại diện của giai cấp côngnhân mới có tri thức cũng như giác ngộ vô sản cao Điều này có ý nghĩa quyết địnhđối với tương lai, Mác cho rằng: “Bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhânnhận thức rất rõ rằng tương lai của giai cấp họ và do đó, tương lai của xã hội loàingười hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn lên”[7] Cuộc đấu tranh cải tạo xã hội, xây dựng ý thức xã hội mới, giáo dục trẻ em đòihỏi bám sát điều kiện kinh tế xã hội, thời điểm lịch sử cụ thể Các nhà kinh điển đã

Trang 22

chỉ ra rằng giáo dục phải được tiến hành như một

Trang 23

quá trình thường xuyên liên tục: giáo dục trong nhà trường, giáo dục thông qua lao động; tham gia vào đời sống xã hội, giáo dục trí dục, thể dục, kĩ thuật bách khoa.

Những tư tưởng vĩ đại của Mác về con người, giáo dục con người phần nàotrở thành hiện thực trong xu thế đấu tranh vì sự phát triển con người mà đặc biệt làtrẻ em trên toàn thế giới ngày nay Tuyên ngôn thế giới về con người và các côngước quốc tế về quyền con người của liên hợp quốc nhằm công bố và thoả thuận mọingười đều có quyền được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu ra mà không bị bất

cứ sự phân biệt đối xử nào như về chủng tộc màu da, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữhoặc nguồn gốc dân tộc hay xã hội… Với tư cách là một khoa học, công tác thiếu nhiđòi hỏi gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, nghiên cứu tìm ra những nội dungphương thức hoạt động mới có hiệu quả hơn Lênin viết: “Chúng ta không tin vàoviệc huấn luyện giáo dục và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhàtrường và tách rời cuộc sống” [16, tr.35]

1.1.2 Những nghiên cứu ở Vi t ệ Nam

Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phêchuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em (năm 1990) Chính phủ đã ban hành nhiềuchính sách nhằm thực hiện đầy đủ và có hiệu quả công tác chăm sóc giáo dụctrẻ em, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam đã đạt được nhiềuthành tựu đáng phấn khởi, cụ thể:

Đảng, Nhà nước ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục thiếu niên nhi đồng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ củamọi cấp, mọi ngành, mọi người Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chủ Tịch là người dành hếttâm huyết của mình cho công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, vì thế Bác

đã nói "Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan" Bác dạyrằng muốn giáo dục thiếu niên nhi đồng có hiệu quả thì phải kết hợp tổ chức tốtđồng thời các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, “Giáo dục thiếuniên nhi đồng là trách nhiệm của các cô, các chú, của gia đình, của nhà trường, củađoàn thể, của xã hội Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại sẽ có ảnhhưởng không tốt đối với trẻ em và kết quả là 7 không tốt Cho nên muốn giáodục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình và xã hội phải kết

Trang 24

hợp chặt chẽ với nhau”[23, tr.65].

Trang 25

Bác chỉ ra quan điểm giáo dục rất khoa học, là học tập gắn liền với vui chơi,học tập, vui chơi gắn liền với lao động giúp đỡ cha mẹ, gia đình và cộng đồng “Họcgắn liền với vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thiếu nhitrong vui chơi cũng có giáo dục, trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúcvui cũng cần làm cho chúng học Vì vậy bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các

em vui chơi, vui chơi cũng là một hình thức giáo dục Giáo dục thiếu nhi cần phảikết hợp cả ba yếu tố: đức dục, giáo dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: cách dạytrẻ cần làm cho chúng biết yêu tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết giữ vệsinh , giữ kỷ luật, học văn hoá” [23]; 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ cũng đã bắt nguồn

từ đây : "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoàn kết tốt, kỷ luậttốt; giữ gìn vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" Bác cũng đặc biệt chútrọng đến vấn đề xây dựng nhân cách cho thiếu nhi, giúp các em có cả đức, cả tài:

“đức là đạo đức cách mạng, đức là cái gốc quan trọng; nếu không có đạo đức cáchmạng thì cũng vô dụng” [23];

Có nhiều hướng tiếp cận xây dựng nhân cách và tâm hồn cho trẻ thơ; ở ViệtNam chúng ta thực hiện nguyên tắc giáo dục theo tư tưởng của Bác là "học kếthợp với hành, học chữ kết hợp với học làm người, học tập thông qua vui chơi, tậplao động, tập cho các em bước đầu tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội".Theo quan điểm của Bác, hoạt động thiếu nhi phải hướng các em đến tự chủ, xâydựng cho các em những phẩm chất để có thể làm chủ xã hội trong tương lai Việchọc tập văn hoá, tạo cho các em tập lao động, tham gia vào các hoạt động xã hộikhông gì hiệu quả bằng gắn các hoạt động này vào những điều kiện cụ thể của địaphương thông qua hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh

Về mục tiêu giáo dục THCS, Luật giáo dục đã chỉ rõ: "Giúp học sinh củng cố,phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ

cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trunghọc phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [18, tr.45] Vềphương pháp giáo dục HS THCS: "Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng họcsinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học;

Trang 26

khả năng

Trang 27

hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh" [18, tr.53]; Vềhình thức tổ chức giáo dục THCS bao gồm: Các hình thức tổ chức dạy học và hoạtđộng giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường Các hình thức giáo dục phảiđảm bảo cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạyhọc theo lớp, nhóm và cá nhân, bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đốitượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh".

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục THCS đó (cả giáo dục họclực và giáo dục hạnh kiểm); tổ chức Đội TNTPHCM đóng vai trò hết sức quan trọngtrong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ này

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, vǎn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Muốn tiến hành công nghiệphoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồnlực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững Nghị quyết đãxác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là: "Xây dựng những con người

và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạođức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dân tộc, có nǎnglực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và conngười Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủtri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hànhgiỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khoẻ, là những ngườithừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của BácHồ" Nghị quyết đã xác định một số định hướng lớn, trọng tâm là:

+ Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắcgiáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎngtrưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư pháttriển

+ Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn

Trang 28

dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Phê phán thói lười học.Mọi

Trang 29

người chǎm lo cho giáo dục Các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, cácđoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều cótrách nhiệm trách nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng gópchí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo Kết hợp giáo dục nhàtrường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh

ở mọi nơi, trong từng công đồng, từng tập thể

+ Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lýluận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội

Để đạt được mục tiêu giáo dục theo tinh thần cơ bản của Nghị quyết Trungương 2, khóa VIII nêu trên, bên cạnh hệ thống tri thức được trang bị trong nhàtrường qua những bài giảng trên lớp; xu thế xã hội hoá chăm sóc giáo dục trẻ emngày càng mở rộng, đòi hỏi Đội phải có sự kiện toàn, khẳng định vai trò của mình với

tư cách là lực lượng giáo dục quan trọng, là tổ chức nòng cốt của thiếu nhi Việt Nam.Quá trình thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ và chăm sóc,giáo dục trẻ em đã được lồng ghép trong nội dung các môn học, học sinh được họcnhư chương trình chính khoá ở nhà trường, nhưng chỉ là lý thuyết khô khan

1.2 Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường

1.2.1 Vai trò, chức năng Đ i ộ TNTPHCM trong nhà trường

1.2.1.1 Vai trò của Đội TNTPHCM

Tổ chức Đội TNTPHCM là một trong số các lực lượng giáo dục quan trọngtrong nhà trường, Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùngnhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục

Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, đóng vai trò chủ độngtập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức

Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: “Tổ chức củathiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập,Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách” Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam cómột tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cáchmạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc của dân tộc

Trang 30

1.2.1.2 Chức năng của Đội TNTPHCM

Đội TNTP HCM có 2 chức năng cơ bản là giáo dục và chức năng tổ chức

Chức năng giáo dục: Đội là một lực lượng giáo dục quan trọng của xã hội Độicùng với nhà trường và các lực lượng xã hội, gia đình giáo dục thiếu nhi làm theo 5điều Bác Hồ dạy Đội giáo dục đội viên theo những nguyên tắc, phương pháp riêngcủa mình phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân

Chức năng tổ chức: Đội tập hợp, thu hút tất cả thiếu niên, nhi đồng tham giacác hoạt động do mình tổ chức Đội tổ chức việc thực hiện điều lệ, nghi thức chotất cả đội viên, đấu tranh bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ cho thiếu nhi Đội tổ chức chothiếu nhi cả nước cùng toàn xã hội đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổquốc, đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội

1.2.2 Mục đích hoạt đ ng ộ của Đ i ộ TNTPHCM

Điều lệ Đội quy định mục đích hoạt động của Đội TNTP HCM là: "Đội tổ chứcgiáo dục thiếu niên, nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan,trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Đoàn TNCS HCM" [11]

Với mục tiêu đó: Đội góp phần hình thành phẩm chất đầu tiên của nhân cáchcon người của XHCN, phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục và gia đình; Đội yêucầu mỗi đội viên phấn đấu trở thành đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoànviên Đoàn TNCS HCM; khẩu hiệu của Đội bao gồm hai vế thống nhất với nhau, vừagắn nhiệm vụ cách mạng của đất nước, vừa gắn với lý tưởng cao đẹp của Bác Hồ, đòihỏi mỗi đội viên phải ghi nhớ và thực hiện mọi lúc, mọi nơi; mục đích của Độithống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường, đòi hỏi Đội phải kết hợp chặt chẽvới nhà trường trong quá trình hoạt động của mình

Có thể nói, mục đích của hoạt động Đội TNTP HCM được xác định rõ ràng cả

về mục đích trước mắt và mục đích lâu dài Mục đích trước mắt: Giáo dục và rènluyện đội viên theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt.Mục đích lâu dài: Giáo dục đội viên thực hiện lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại và củaĐảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.2.3.Tính chất của Đ i ộ thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

1.2.3.1 Tính chất quần chúng Đội TNTP HCM

Là tổ chức của lớp người nhỏ tuổi (9 - 15 tuổi), do các em làm chủ, tự quảnmọi hoạt động , mọi công việc dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội

Trang 31

Đội TNTP HCM thu hút mọi thiếu niên trong độ tuổi quy định ở mọi tầng lớp, khôngphân biệt giới tinh, tôn giáo, dân tộc…miễn là các em tự nguyện nhập Đội và đượchơn ½ số đội viên trong chi đội đồng ý Nhi đồng từ 6 - 8 tuổi là lực lượng dự bị củaĐội Mọi hoạt động của Đội đều thu hút nhi đồng tham gia Như vậy Đội TNTPHCM là tổ chức quần chúng của thiếu nhi Việt Nam.

1.2.3.2 Tính chất giáo dục

Hoạt động Đội TNTP HCM nhằm mục tiêu giáo dục của Đảng Mục đích giáodục cộng sản nói chung là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo dục các emtrở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt của xã hội… Mỗi đội viên cần phải phấnđấu, rèn luyện để thành đội viên tốt, để trở thành đoàn viên của Đoàn thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh

Đối tượng giáo dục của Đội là các em thiếu niên, nhi đồng Do đó, tổ chứcĐội phải phối hợp chặt chẽ với giáo dục trong nhà trường và giáo dục tại địa phương,phát huy mạnh tính tập thể của các lực lượng giáo dục, là cầu nối giữa gia đình, nhàtrường và xã hội trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng Điều lệ Đội TNTP HCMcũng quy định rõ: “Đội TNTP HCM là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong

và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn TNCS HCM” [2] Đội TNTP HCM lấy 5 điềuBác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu và rèn luyện đội viên

1.2.3.3 Tính chất chính trị

Tính chất chính trị của Đội TNTP HCM được thể hiện rất rõ ràng: Đội là một

tổ chức quần chúng, một tổ chức giáo dục chứ không phải là một tổ chức vui chơi,hướng đạo một cách đơn thuần Giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp,nhằm phục vụ quyền lợi của một giai cấp nhất định Đội còn là lực lượng nòng cốttrong phong trào thiếu niên nhi đồng, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS HCM Tínhchất này còn thể hiện rõ ở mục đích, khẩu hiệu của Đội TNTP HCM Đội TNTP HCM

do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập và do Đoàn TNCS HCM phụ trách Đội cùng vớinhà trường giáo dục thế hệ trẻ theo đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng vàNhà nước Giáo dục đội viên thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy Khẩu hiệu của Đội:

“Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”

1.2.4 Nhi m ệ vụ và quyền hạn của Đ i ộ TNTPHCM

Nhiệm vụ thứ nhất: Tập thể Đội, đội viên phải phấn đấu và rèn luyện theo 5

Trang 32

điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốtvà

Trang 33

công dân tốt của xã hội, đoàn viên thanh niên cộng sản gương mẫu Nhiệm vụ nàyđược cụ thể hóa bằng việc mỗi đội viên phải nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ Đội vànghi thức Đội, chương trình rèn luyện đội viên.

Nhiệm vụ thứ hai: Đội TNTP HCM phải có nhiệm vụ, trách nhiệm giúp đỡ độiviên phát triển mọi khả năng học tập, hoạt động, vui chơi đây là nhiệm vụ thểhiện rõ tính quần chúng của Đội TNTP HCM

Nhiệm vụ thứ ba: Tập thể Đội TNTP HCM và các đội viên phải thực hiện cácquyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu trong Công ước của Liên Hợp Quốc vềquyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Nhiệm vụ thứ tư: Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ởkhu vực và thế giới cùng tham gia đấu tranh bảo vệ những quyền của trẻ em, vì hoàbình hạnh phúc của các dân tộc

1.2.5 Bộ máy tổ chức và quan hệ tổ chức Đội với nhà

Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm 4 cấp:

+ Cấp xã

+ Cấp huyện

+ Cấp tỉnh

+ Cấp Trung ương

Đoàn khối, Đoàn ngành phân công cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi

1.2.5.2 Cơ cấu tổ chức cơ sở Đội: có 3 cấp

* Cấp Liên đội: Liên đội là cấp cao nhất của cơ sở đội, gồm từ 3 chi đội trở lên

ở trong cùng một trường học, được thành lập theo quyết định của Hội đồng độihoặc Ban chấp hành đoàn cùng cấp nơi trường đóng Liên đội mỗi năm đại hội mộtlần vào đầu năm học nhằm kiểm điểm đánh giá các hoạt động trong năm qua, thông

Trang 34

qua chương trình hoạt động nhiệm kỳ tới và bầu ra Ban chỉ huy Liên đội để tiếnhành các

Trang 35

hoạt động của Liên đội Ở mỗi Liên đội có 1 Tổng phụ trách Đội do Đoàn cấp trên bổ nhiệm, cùng Liên đội điều hành, tổ chức mọi hoạt động của Liên đội.

* Cấp Chi đội: Chi đội là đơn vị cơ sở của Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt độngĐội Trong trường phổ thông, Chi đội gắn liền với lớp học Chi đội là “đơn vị trungtâm” của công tác Đội, trực tiếp điều hành kế hoạch công tác, trực tiếp quản lý giáodục đội viên Ban chỉ huy Chi đội do Đại hội bầu ra Ban chỉ huy chi đội tổ chức thựchiện nhiệm vụ chi đội theo kế hoạch do Đại hội quyết định và theo sự hướng dẫncủa phụ trách chi đội

* Cấp Phân đội: Phân đội là đơn vị nhỏ nhất của Đội Trong trường phổ thông,phân đội tổ chức tương ứng với một tổ học tập Đặc điểm của phân đội là các

em cùng độ tuổi, sinh hoạt học tập và cư trú gần gũi với nhau, gắn bó với nhautrong cùng công việc, nhiệm vụ chung Mỗi phân đội có một phân đội trưởng và mộtphân đội phó do tập thể phân đội bầu, được Ban chỉ huy đội duyệt đồng ý, hoặc doban chỉ huy đội cử ra sau khi đã thông báo, lấy ý kiến của phân đội

1.2.5.3 Mối quan hệ tổ chức Đội với nhà trường

Tổ chức Đội TNTPHCM trong nhà trường là một trong những tổ chức chínhtrị- xã hội; Đội hoạt động theo Điều lệ Đội và quy định của Pháp Luật

Quan hệ giữa Đội TNTPHCM và nhà tường là quan hệ phối hợp; cùng nhằmmục đích là giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quyđịnh của Luật

1.2.6 Tổng phụ trách Đ i ộ trong nhà trường phổ thông

1.2.6.1 Chức năng, nhi m ệ vụ của TPT đội trong nhà trường

Là người anh, người bạn lớn, Tổng PTĐ phải thường xuyên quan hệ các em với tình

Trang 36

cảm chân thành, biết lắng nghe các em để có những định hướng cho các em thực hiện ước mơ, hoài bão tốt đẹp, có ích cho xã hội.

b) Nhi m ệ vụ

- Tổ chức xây dựng Đội trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội

- Chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội

- Tham mưu và phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường để làm tốt vai trò tự quản của Đội

- Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

1.2.6.2 Các mối quan hệ của TPT đội trong nhà trường

Để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Tổng PTĐ trong trường phổ thôngphải thực hiện tốt các mối quan hệ sau:

a) Quan h v ệ ới Liên đội TNTP trong nhà trường:

Tổng PTĐ lãnh đạo Liên đội TNTP thông qua các ban chỉ huy liên đội, chi đội

và các lực lượng nòng cốt của Đội, do đó Tổng PTĐ phải:

- Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các BCH liên đội, chi đội, hìnhthành được sự hợp tác gắn bó chặt chẽ vì công việc chung giữa các ban chỉ huy Đội,các lực lượng nòng cốt của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội

- Lựa chọn, quy hoạch đội ngũ chỉ huy Đội, tổ chức tập huấn, bồi dưỡngnghiệp vụ công tác Đội cho các ban chỉ huy Đội nhằm xây dựng một đội ngũ BCH Độitốt về phẩm chất, mạnh mẽ về năng lực, đáp ứng cao các yêu cầu, nhiệm vụ hoạtđộng Đội Đó cũng chính là cơ sở để phát huy thực sự vai trò tự quản của Đội

b) Quan h v ệ ới tập thể phụ trách chi đội TNTP

Đây là mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng không chỉ chi phối chất lượng giáodục trong nhà trường nói chung, chất lượng hoạt động Đội nói riêng mà là một yếu

tố có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển về chiều sâu của hoạt động Đội trongnhà trường Vì vậy, người Tổng PTĐ phải:

- Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhautrong công việc chung

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội

Trang 37

cho phụ trách chi đội phù hợp với kế hoạch chung.

Trang 38

- Đi sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các phụ trách chi đội giải quyết các khókhăn trong công việc của lớp học.

c) Quan h v ệ ới Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường:

Tổng PTĐ là cán bộ Đoàn, thực hiện các nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Đoàntrường, do vậy phải có trách nhiệm:

- Tham mưu cho Đoàn trường về các mặt thuộc phạm vi công tác Đội

- Cùng với BCH Đoàn trường tổ chức phân công, vận động đoàn viên tham giatích cực vào công tác Đội

- Kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn địa phương làm tốt nhiệm vụ bảo vệ,giáo dục và chăm sóc trẻ em

d) Quan h v ệ ới Ban giám hi u ệ trong trường:

Mối quan hệ giữa Tổng PTĐ và Ban giám hiệu được thể hiện thông qua 2chức năng: Tham mưu và phối hợp

- Chức năng tham mưu: Tổng PTĐ tham mưu về hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp và công tác Đội trong nhà trường; tham mưu về lựa chọn, bố trí đội ngũ giáoviên chủ nhiệm đồng thời đáp ứng được yêu cầu phụ trách chi Đội; tham mưu đềxuất kinh phí cơ sở vật chất cần thiết cho công tác Đội

- Chức năng phối hợp: Phối hợp với Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chứccác hoạt động cụ thể của Liên đội đồng bộ với các hoạt động của nhà trường nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục, đảm bảo tính thống nhất trong công tác giáo dục

đ) Quan h v ệ ới Hội đồng sư phạm:

Là thành viên của Hội đồng sư phạm, Tổng PTĐ phải hình thành và phát triểnđược mối quan hệ mang tính hợp tác trong việc tổ chức và phối hợp giáo dục thiếunhi, làm cho hoạt động của Liên đội và hoạt động của nhà trường nằm trong cùngmột hệ thống có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển

e) Quan h v ệ ới các lực lượng giáo dục khác:

Tổng PTĐ có trách nhiệm vận động, thuyết phục và tổ chức các lực lượng giáodục khác trong và ngoài nhà trường tạo ra sự phối hợp giáo dục đồng bộ thống nhất

Trang 39

ở cả 3 môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội.

Trang 40

1.2.7 N i ộ dung, hình thức và phương pháp hoạt đ ng ộ của Đ i ộ TNTP Hồ Chí Minh

1.2.7.1 Những nội dung và hình thức hoạt động Đội

a) Giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức:

Nội dung: Làm cho các em hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,

pháp luật, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thốngcủa Đảng, Đoàn, Đội, hiểu trách nhiệm của mỗi cá nhân trước tập thể, giúp các em

có lối sống chuẩn mực theo tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”

- Phát động các đợt góp quỹ từ thiện, vì bạn nghèo, tài năng trẻ…

- Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động liên hoan gặp mặt các tấm gương tiêubiểu , diển hình trong công tác Đội và trong hoc tập

b) Giáo dục ý thức trách nhiệm, thái độ trong học tập văn hoá, khoa học-kỹ thuật:

Nội dung: Học tập là nhiệm vụ chính trị quan trọng, chủ yếu của thiếu nhi.

Nội dung giáo dục là làm cho các em hiểu rõ mục đích, động cơ, thái độ học tập, xâydựng cho các em biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống Giúp các

em chủ động, tích cực trong học tập

Hình thức:

- Tổ chức nghe báo cáo điển hình các tấm gương trong học tập - Tổ chức gặp

gỡ các tài năng trẻ, trao đổi, toạ đàm, học hỏi kinh nghiệm (thông qua truyền hìnhcũng là một phương tiện hữu hiệu)

- Phát động các phong trào thi đua học tập Tổ chức các câu lạc bộ học tập,các cuộc thi đố vui để học, cùng giao lưu học hỏi kinh nghiệm học tập

- Tổ chức các hoạt động dã ngoại, cắm trại, tham quan để đội viên học tập từthực tế cuộc sống

c) Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp:

Ngày đăng: 09/10/2018, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị My Lộc (2009), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục, quản lý nhàtrường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị My Lộc
Năm: 2009
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005) Quyết định về vi c ê phê duy t ê Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục 2005 - 2010", Số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạchphát triển xã hội hóa giáo dục 2005 - 2010
8. Phạm Khắc Chương (2009), Văn hóa ứng xử tuổi học trò, Nhà xuất bản Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ứng xử tuổi học trò
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
Năm: 2009
10. Vũ Dũng (chủ biên, 2000), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
11. Trần Quang Đức, Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh - NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh
12. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb giáodục
Năm: 1996
13. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Dự án đào tạo giáo viên THCS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm
14. Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáodục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm - Hà Nội
Năm: 2006
3. Bộ chính trị (khóa X), Thông báo kêt luận số 242- KL/TW ngày 15/04/2009 về tiêp tục thực hi n ê Nghị quyêt Trung ương 2 (khóa VIII) Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2008 ), Điều lê trường THCS Khác
7. Cac Mac và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
9. Chi cục Thống kê huyện Yên Lập (2017), Niên giám thống kê Khác
15. Đặng Vũ Hoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường học Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w