Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (Atiga) đến hoạt động
nhập khẩu ô tô tại Việt Nam
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Người hướng dẫn: PGS,TS Nguyễn Thanh Bình
Hà Nội – 03/2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế được hoàn thành qua thời gian học tập nghiên cứu tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội cùng quá trình tìm hiểu các sách giáo trinh, báo cáo và các tài liệu khác
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn – PGS, TS Nguyễn Thanh Bình, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian vừa qua
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN (VIẾT TẮT LÀ ATIGA) 6
1.1 Tổng quan về Hiệp định Thương mại Tự do 6
1.1.1 Định nghĩa Hiệp định Thương mại Tự do 6
1.1.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Tự do 7
1.1.3 Vai trò của Hiệp định Thương mại Tự do 11
1.2 Tổng quan về Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (viết tắt là ATIGA) 13
1.2.1 Bối cảnh ra đời của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean 13
1.2.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean 15
1.2.3 Vai trò của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean 24
Trang 5CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ TẠI VIỆT NAM 28
2.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam 28
2.1.1 Tổng quan về thị trường ô tô Việt Nam 28
2.1.2 Tình hình nhập khẩu ô tô tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015 33
2.1.3 Tình hình nhập khẩu ô tô tại Việt Nam từ năm 2015 đến nay 39
2.2 Đánh giá ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam 47
2.2.1 Đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 48
2.2.2 Đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay 51
2.2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến các tác động tiêu cực 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 62
3.1 Xu hướng nhập khẩu ô tô tại Việt Nam đến năm 2020 62
3.1.1 Theo góc độ nhận định từ các chuyên gia kinh tế 62
3.1.2 Theo góc độ nhận định từ các doanh nghiệp nhập khẩu 64
3.1.3 Theo góc độ nhận định từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước 64
3.2 Giải pháp tăng cường tác động tích cực mà hiệp định thương mại hàng hóa Asean mang lại cho hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam cho doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước đến năm 2020 66
3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô 66
3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước 66
Trang 63.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hiệp định thương mại hàng hóa Asean đến hoạt động
nhập khẩu ô tô tại Việt Nam 68
3.3.1 Một số kiến nghị đối với Cơ quan Quản lý Nhà nước 68
3.3.2 Một số đề xuất đối với các doanh nghiệp 74
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng thống kê quy mô và cơ cấu dân số từ năm 2015-2017 32
Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam giai đoạn
2011-2015 34
Bảng 2.3 Một số xuất xứ của xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vào Việt Nam trong giai đoạn
2011-2015 35
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số lượng nhập khẩu-kim ngạch nhập khẩu và sản lượng tiêu thụ
xe ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 36
Biểu đồ 2.1: Diễn biến đơn giá nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi giai đoạn
2011-2015 37
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tương quan số lượng, trị giá kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
và dòng xe dưới 9 chỗ ngồi quý I/2016 và quý I/2017 40
Bảng 2.5: Diễn biến tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi trong tháng
02/2017, tháng 01/2018 và tháng 2/2018 40
Bảng 2.6: Bảng thống kê sơ bộ ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi đăng ký nhập khẩu
trong tuần từ ngày 2/3/2018 đến ngày 8/3/2018 41
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp sơ bộ ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký nhập khẩu trong tuần từ
ngày 09/3/2018 đến ngày 15/3/2018 41 Bảng 2.8: Số liệu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam giai đoạn 2015-quý I/2018 42
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp số lượng nhập khẩu-kim ngạch nhập khẩu và sản lượng tiêu thụ
xe ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 43
Biểu đồ 2.3: Diễn biến lượng và trị giá nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở
xuống trong 7 tháng từ đầu năm 2016 43
Biểu đồ 2.4: Lượng nhập khẩu xe tô tô dưới 9 chỗ ngồi theo một số thị trường chính 5
tháng 2017 so với cùng kỳ năm trước 44 Bảng 2.10: Một số xuất xứ của xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi giai đoạn 2015-2017 45
Trang 8Biểu đồ 2.5: Diễn biến đơn giá nhập khẩu xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong giai đoạn
2015-quý I/2018 46
Bảng 2.11: Bảng so sánh mức quy định thuế suất theo một số FTA mà Việt Nam ký kết
năm 2017 so với năm 2016 đối với nhóm ô tô nguyên chiếc các loại 47
Bảng 2.12: Bảng so sánh mức quy định thuế suất theo một số FTA mà Việt Nam ký kết
năm 2017 so với thuế suất năm 2016 đối với nhóm ô tô dưới 9 chỗ ngồi 48
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết
ATIGA Asean Trade In Goods
Agreement
Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean
FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
VAMA Vietnam Automobile
Manufacturers Association
Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
FTCR Foundation for Taxpayer and
Chương trình Thuế quan ưu đãi/Khu vực Thương mại Tự do
GATT General Agreement on Tariff
Trang 10Agreement Asean – Hàn Quốc
VKFTA Vietnam - Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc
CBU Completely Built-Up Xe nhập khẩu nguyên chiếc
CKD Completely Knocked Down Ô tô lắp ráp trong nước với 100%
linh kiện nhập khẩu MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Enterprise
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
RVC Regional Value Content Hàm lượng giá trị khu vực
Trang 11TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: Tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (ATIGA) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam
Những kết quả nghiên cứu đạt được:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát và tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về Hiệp định Thương mại Hàng hóa Tự do nói chung và Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (viết tắt là ATIGA) nói riêng, để người đọc có được cái nhìn tổng quan
và đúng đắn về nội dung cũng như vai trò của các hiệp định này
Thứ hai, thông qua việc tổng hợp và phân tích các số liệu về thị trường ô tô Việt Nam trong hai giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 và từ 2015 đến nay, luận văn
đã chỉ ra được thực trạng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam nói riêng cũng như đánh giá được mức độ và phạm vi ảnh hưởng của Hiệp định ATIGA đến hoạt động này Trên cơ sở chỉ ra được những tác động mang tính tích cực cũng như tiêu cực của Hiệp định này đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam, luận văn đã vạch ra một số nguyên nhân khiến cho những tác động của Hiệp định trở thành thử thách đối với các doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong nước
Thứ ba, dựa trên việc tổng hợp những nhận định của một số chuyên gia cũng như của vài người lãnh đạo doanh nghiệp trong nước, luận văn đã dự báo xu hướng nhập khẩu ô tô đến năm 2020 Không những thế, luận văn đề ra một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng những cơ hội mà Hiệp định mang lại cũng như đưa ra một số kiến nghị, đề xuất đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước và với các doanh nghiệp trong nước nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của Hiệp định, cùng chung tay vượt qua những thử thách sắp tới, xây dựng một ngành công nghiệp ô tô hoàn chỉnh và phát triển hơn, mang thương hiệu Việt Nam
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Thúc đẩy tự do hóa kinh tế và liên kết khu vực để hình thành một thị trường và
cơ sở sản xuất thống nhất là một trong bốn trụ cột của chương trình thành lập cộng đồng kinh tế Asean Để đạt được mục đích này, việc thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (ATIGA) là một trong nhứng hướng hoạt động chính của các nước thành viên Về nguyên tắc, khi ATIGA được thực hiện, các rào cản thuế quan đối với trao đổi trong khu vực của hầu hết các hàng hóa sẽ về mức 0% vào năm
2010 đối với ASEAN-6 và 2015 đối với các nước còn lại, với 7% số dòng thuế sẽ được linh hoạt vào năm 2018 Các ròa cản phi thuế quan cũng có lịch cắt giảm và xóa bỏ linh hoạt cho các nước thành viên, với thời hạn chót là năm 2015 Bên cạnh
đó, ATIGA cũng đưa ra các quy định về SPS, TBT và các biện pháp tự vệ thương mại khác Điều dó cho thấy việc thực hiện ATIGA là bước đệm tốt cho các nước ASEAN tiến tới việc thực hiện các cam kết của FTA thế hệ mới và WTO Tuy nhiên, chính sách mở cửa và quá trính chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại hàng hóa đã gây ra không ít những thách thức gay gắt cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam nói riêng Đứng trước thực
tế này, vấn đề đặt ra là liệu khi thuế suất nhập khẩu ô tô tại các nước thành viên trong khối ASEAN về mức 0% vào năm 2018 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại nước ta? Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, em đã
quyết định lựa chọn và nghiên cứu “Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (ATIGA) đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, bàn về tác động của các Hiệp định Thương mại cũng như ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang là một vấn đề khá nóng bỏng Trong đó, chúng ta
có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
TS Lê Thị Thùy Vân và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính có bài viết “Đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Tự do”
Trang 13đăng tải trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính www.mof.gov.vn ngày 13/4/2016, trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả sử dụng một số mô hình để lượng hóa tác động của các Hiệp định Thương mại Tự do mà Việt Nam đã ký kết Theo đó, theo
lộ trình thực hiện cam kết tự do hóa trong các Hiệp định Thương mại Tự do, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng do hàng rào thuế quan được cắt giảm Bên cạnh đó, khi thực thi các cam kết của các Hiệp định cũng giúp cho thị trường tài chính phát triển, minh bạch và có tính thanh khoản cao hơn trong hoạt động giao dịch Tuy nhiên, song song với lợi ích này, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm trực tiếp một cách rõ rệt Trên cơ sở này, nhóm tác giả có đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát huy tối đa cơ hội cũng như giảm thiểu những bất lợi mà Hiệp định Thương mại Tự do mang lại cho nền kinh tế nước ta
Thạc sỹ Đặng Thị Ngoan – Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp có bài viết
“Hiệp định Atiga - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” trên trang http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/3202/Hiep-dinh-ATIGA-Co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-Viet-Nam đăng tải ngày 13/05/2015 Trong bài viết của mình, tác giả tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ gặp phải khi Hiệp định thương mại tự do hàng hóa ASEAN (ATIGA)
có hiệu lực Bởi lẽ, việc giảm thuế sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN Tự do hóa thương mại trong ATIGA đã đem đến nhiều
cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá cả rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước Các sản phẩm nông sản đặc trưng của Việt Nam (gạo, cao su, càphê ) cũng sẽ có nhiều cơ hội được xuất khẩu ra các nước trong khu vực Cơ hội nhiều nhưng thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng không ít, mấu chốt là hiện nay phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đều hướng tới sản phẩm thô; bản thân các doanh nghiệp lại không chủ động được thị trường Các dòng thuế quan được gỡ bỏ vừa là lực đẩy khiến nhiều sản phẩm của Việt Nam vươn xa, nhưng cũng là lực hút đối với hàng hóa nước ngoài
Trang 14Hay khi bàn về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tác giả Trần Thị Bích Hường có bài “Luận văn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển” năm 2010 hay “Xây dựng chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của Nguyễn Thị Nhung, Vũ Thị Ngọc Mai, Đặng Thị Phượng, Đại học Ngoại Thương, 2010…Các bài nghiên cứu trên tập trung nhấn mạnh phân tích thực tiến chính sách nói chung và liên hệ với các nước tiêu biểu có ngành công nghiệp ô tô phát triền Tuy nhiên, các tác giả đều chưa phân tích vào tác động của các chính sách thương mại quốc tế đến ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ ở nước ta
Tuy nhiên, các bài báo đều chưa đề cập hoàn chỉnh đến tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean đối với riêng hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam Chính vì lý do này, em xin được mạnh dạn lấy đề tài này làm đề tài viết luận
văn của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Kiến nghị một số giải pháp đối với doanh nghiệp trong nước và Chính Phủ trong việc kết hợp chính sách cắt giảm thuế đối với ô tô nhập khẩu theo cam kết tại ATIGA bên cạnh việc bảo hộ nền sản xuất ô tô trong nước nhằm tận dụng được những lợi thế mà ATIGA đem lại cũng như hạn chế những bất lợi của hiệp định sản xuất ô tô trong nước
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các hiệp định thương mại tự do nói chung và hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA) nói riêng;
- Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam và những tác động của hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA) đến hoạt động này tại Việt Nam theo từng lộ trình của hiệp định;
- Đề xuất các biện pháp cho các doanh nghiệp trong nước nhằm tận dụng những cơ hội mới từ hiệp định đối với hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam đến năm 2020;
Trang 15- Kiến nghị một số giải pháp đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hiệp định thương mại hàng hóa Asean đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động lộ trình giảm thuế suất quy định tại Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (viết tắt là ATIGA) đến hoạt động nhập khẩu ô
tô tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tập trung nghiên cứu dòng xe ô tô mới, nguyên chiếc, chở người dưới 9 chỗ ngồi, có dung tích dưới 1800cc và từ 1800cc đến 2500cc, thuộc nhóm HS 8703; + Tập trung phân tích đối tượng chịu ảnh hưởng là doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước
- Không gian nghiên cứu: nhập khẩu ô tô vào Việt Nam từ các nước trong khối Asean;
- Thời gian nghiên cứu: Theo tiến trình của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean từ năm 2010 đến 2015; từ năm 2015 đến năm nay và dự báo đến năm 2020;
6 Phương pháp nghiên cứu
- Ở chương 1, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích dựa trên các lý thuyết cơ bản về tự do hóa thương mại, thuế quan, các biện pháp phi thuế quan
- Ở chương 2, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính, thống kê, so sánh, tổng hợp dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp từ các báo cáo, niên giám thống kê được công bố của Cơ quan quản lý Nhà nước như Tổng Cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính
- Bên cạnh đó, ở chương 3, luận văn tổng hợp các ý kiến của một số chuyên gia kinh tế trên các bài phỏng vấn trên các báo để dự báo xu hướng về thị trường ô
Trang 16tô trong thời gian tới cũng như kiến nghị một số giải pháp với Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước trong tình hình cụ thể hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần như lời cam đoan, lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu hình vẽ, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài luận văn bao gồm 3 chương chính là:
Chương 1: Tổng quan về Hiệp định Thương mại Tự do và Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (viết tắt là ATIGA)
Chương 2: Phân tích tác động của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam đến năm 2020
Trang 17CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN (VIẾT TẮT LÀ ATIGA) 1.1 Tổng quan về Hiệp định Thương mại Tự do
1.1.1 Định nghĩa Hiệp định Thương mại Tự do
Theo nguồn tin từ Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập về kinh tế quốc tế trả lời trên bản tin đăng tải trên trang www.trungtamwto.vn ngày 01/12/2015, Hiệp định Thương mại Tự do (viết tắt là FTA) được hiểu là một thỏa thuận giữa hai quốc gia hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm mục đích
tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó Ngày nay, FTA còn có các nội dung mới như xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiện nay trên thế giới có hơn 200 FTA đang có hiệu lực
Tự do hóa thương mại là sự “nới lỏng”, “mềm hóa”, “giảm thiểu” sự can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế Tự do hóa thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia và tạo điều kiện cho mỗi quốc gia có thể phát huy tối ưu các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của mình so với các quốc gia khác, dù trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại
Các biện pháp để thực hiện tự do hóa thương mại chính là việc điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế Về thực chất, đó là việc thực hiện các biện pháp cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các các hàng rào phi thuế quan đã và đang được áp dụng trong buôn bán quốc tế Việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế với các tổ chức kinh tế quốc tế cũng tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại, trước hết trong khuôn khổ của tổ chức đó (GS.TS Đỗ Đức Bình và TS Ngô Thị Tuyết Mai đồng chủ biên, Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2016, tr 210-211)
Trang 18FTA được thể hiện dưới một vài hình thức khác nhau như sau:
- Hiệp định Thương mại Tự do Khu vực (RTA – Regional Trade Agreement):
là FTA được ký kết giữa các nước trong một tổ chức khu vực, có thể kể đến như Hiệp định Thương mại Tự do Asean (AFTA), Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (ATIGA)
- Hiệp định Thương mại Tự do Song phương: là FTA được ký kết giữa hai quốc gia riêng lẻ, ví dụ như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Chi Lê, Hiệp định Thương mại Hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
- Hiệp định Thương mại Tự do Đa phương: là FTA được ký kết giữa nhiều đối tác với nhau, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
- Hiệp định Thương mại Tự do được ký kết giữa một tổ chức với một quốc gia, có thể kể đến một số ví dụ như Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thương mại Tự do giữa Asean và Hàn Quốc (AKFTA)
1.1.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Tự do
Cũng theo giải đáp từ Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập về kinh tế quốc tế trong bài viết đăng tải trên trang thông tin điện tử www.trungtamwto.vn ngày 01/12/2015, một FTA bao gồm một số nội dung chính như sau:
- Thứ nhất là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
Theo Krugman và Obsfeld, công cụ thuế quan và phi thuế quan là các công cụ của chính sách thương mại quốc tế Hệ thống thuế được xem xét thường bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp Thuế quan trực tiếp là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu Các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế giá trị và thuế hỗn hợp Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa tại biên giới khi hàng hóa đó đi từ lãnh thổ hải quan của một nước này sang lãnh thổ hải quan của nước khác Nói cách
Trang 19khác, thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của mỗi quốc gia, hoặc hàng quá cảnh Như vậy, thuế quan bao gồm chủ yếu
là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu Ngoài ra, còn có thể đối với hàng quá cảnh Các hàng rào phi thuế quan bao gồm trợ cấp xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, các yêu cầu về nội địa hóa, trợ cấp tín dụng xuất khẩu, quy định về mua sắm của Chính phủ, các hàng rào hành chính, khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu, khu chế xuất, khu công nghiệp, các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp (GS.TS Đỗ Đức Bình và TS Ngô Thị Tuyết Mai đồng chủ biên, Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội 2016, tr 195-196)
Trong khuôn khổ các hiệp định của WTO, các biện pháp phi thuế quan bao gồm các hạn chế định lượng, hàng rào kỹ thuật, các biện pháp quả lý về giá, các biện pháp liên quan đến đầu tư, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp mới
Có thể lấy ví dụ trên thực tế như: Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt giảm thuế suất nhập khẩu ưu đãi từ mức trung bình 17,4% xuống còn 13,4% vào năm
2019, trong đó thuế suất đối với nông nghiệp giảm từ khoảng 25,2% xuống còn khoảng 21%, công nghiệp, chế tạo giảm từ 16,1% xuống còn 12,6%, khai khoáng
và khí đốt giảm từ 5,61% xuống còn 5,58% Tuy nhiên, theo nhận định của TS Nguyễn Văn Bẩy trong bài “Cắt giảm thuế theo cam kết của các hiệp định FTA và tác động đến nền kinh tế Việt Nam” đăng trên trang tapchitaichinh.vn ngày 16/4/2015, nếu tính thuế suất trung bình với trọng số là giá trị nhập khẩu năm 2005 thì thuế suất cam kết trong WTO không hề tác động tới mức độ bảo hộ sản xuất trong nước hay nhập khẩu, thậm chí còn làm tăng mức độ bảo hộ sản xuất trong nước Trong các Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) đều phải đưa thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng về 0% từ ngày 01/1/2010, Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ này từ ngày 01/1/2015 và ngày 01/1/2016 (đối với AKFTA) Cụ thể, gần 100% mặt hàng xuất khẩu của nước
Trang 20ta sang ASEAN không chịu thuế quan từ năm 2010 Trung Quốc và Hàn Quốc đã
bỏ thuế nhập khẩu cho 90% số dòng thuế từ năm 2010
- Thứ hai là quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan, trong
đó, thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại Mục tiêu để tự do hóa thương mại giữa các thành viên tham gia, tiến tới tạo lập một thị trường chung thống nhất về hàng hóa và dịch vụ Quy định danh mục hàng hóa nhằm cân bằng giữa lợi ích quốc gia với lợi ích của các nước thành viên khác trong Hiệp định, hài hóa giữa thuế trong nước mà không gây cản trở thương mại cho doanh nghiệp các quốc gia thành viên khác đối với mặt hàng đó Danh mục hàng hóa cắt giảm ngay (IL) gồm các sản phẩm mà các nước thành viên đã sẵn sàng cắt giảm thuế Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) là danh mục gồm các sản phẩm mà các nước thành viên tham gia ký kết chưa sẵn sàng cắt giảm thuế ngay Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) là danh mục các sản phẩm sẽ không được đưa vào để hưởng mức ưu đãi áp dụng thuế quan trong FTA vì các lý do bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe
và cuộc sống của con người và lao động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học Danh mục hàng hóa nhạy cảm (SEL) được hiểu
là danh mục các sản phẩm mà việc cắt giảm thuế quan sẽ được xử lý theo cơ chế riêng Các quốc gia thành viên sẽ thống nhất về sự cần thiết phải có một thỏa thuận đặc biệt đối với danh mục hàng hóa này (GS.TS Đỗ Đức Bình và TS Ngô Thị Tuyết
Mai đồng chủ biên, Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội 2016, tr 82)
- Thứ ba là quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, thông thường, khoảng thời gian cắt giảm thuế được kéo dài không quá 10 năm Lộ trình này giúp rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia thành viên với nhau, tránh tình trạng nước giàu, nước nghèo cùng áp dụng chung một thời điểm cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, thì sẽ dẫn đến sự phân hóa trong khu vực Điều này trái với mục tiêu của Hiệp định FTA Ví dụ, Hiệp định Thương mại Tự do Asean – Trung Quốc (ACFTA), Việt Nam tham gia Hiệp định này từ năm 2002 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế từ năm 2005 Tính đến 31/12/2014, có khoảng 45% số dòng thuế có
Trang 21mức thuế suất là 0% Từ 2015, Việt Nam cắt giảm thuế quan cho toàn bộ mặt hàng thuộc danh mục thông thường về 0%, trong đó linh hoạt cho 250 dòng thuế thuộc danh mục linh hoạt xóa bỏ về 0% từ năm 2018 và giảm thuế về 20% cho hàng hóa thuộc danh mục nhạy cảm Hay như Hiệp định Thương mại Tự do Asean – Hàn Quốc, Việt Nam tham gia vào Hiệp định này từ năm 2005 và bắt đầu thực hiện cam kết thuế năm 2007 Tính tới 31/12/2014, mới chỉ có khoảng 30% số dòng thuế có mức thuế suất là 0% Từ năm 2015, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế quan cho 90% mặt hàng thuộc danh mục thông thường, 10% còn lại (818 dòng thuế) sẽ được linh hoạt cắt giảm về 0% vào năm 2016 (340 dòng thuế) và vào năm 2018 (478 dòng thuế) Bên cạnh đó, tất cả các dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất về 20% năm 2017 Vào cuối lộ trình năm 2021, số dòng thuế được xóa bỏ chiếm 85,6% số dòng thuế trong toàn biểu cam kết
- Thứ tư là quy định về quy tắc xuất xứ của hàng hóa Trong thương mại quốc
tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa được hiểu là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa) Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch…) Bất kỳ loại hàng hóa nào lưu thông giữa các quốc gia thành viên tham gia ký kết hiệp định FTA đều phải tuân thủ theo các quy định hiện hành về quy tắc xuất xứ hàng hóa nhằm phục vụ các mục đích:
+ Thực thi các biện pháp/công cụ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (vốn chỉ áp dụng với hàng hóa xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp, công cụ thương mại này);
+ Xác định xem hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) hay diện ưu đãi thuế quan;
+ Để phục vụ công tác thống kê thương mại (ví dụ: xác định lượng nhập khẩu, trị giá nhập khẩu từ từng nguồn);
+ Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa;
Trang 22+ Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ quốc gia thành viên đó theo quy định
Ngoài ra, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải tuân thủ theo mẫu được quy định đã nêu trong Hiệp định FTA
Ví dụ như trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) ký kết ngày 05/5/2015, về tiêu chí xuất xứ, Hiệp định quy định hàng hóa
sẽ được coi là xuất xứ tại một bên, nếu đáp ứng được một trong các điều kiện: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu; Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ được quy định
cụ thể trong Phụ lục đính kèm Hiệp định này
Các nội dung khác có thể đề cập tới là vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ
và đầu tư, các biện pháp hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường…
1.1.3 Vai trò của Hiệp định Thương mại Tự do
Ngày nay, FTA ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích kinh tế mà nó mang lại, nhất là trong bối cảnh bế tắc của các vòng đàm phán do WTO chủ trương, khiến các nước đã phải chuyển hướng sang hợp tác song phương và liên kết khu vực nhằm tìm giải pháp cho phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ Điều này lại tiếp tục dẫn tới việc những nước không tham gia FTA hoặc tham gia chậm sẽ bị gạt khỏi cuộc chơi, nên dường như FTA trở thành một xu hướng chung Ngoài ra, tham gia FTA còn tạo cho các nước một sự yên tâm hơn khi có những bất ổn trong kinh
tế, thương mại toàn cầu, cũng như đem lại lợi ích chính trị cho các nước tham gia qua việc nâng cao vị thế của họ trong đàm phán FTA còn có tác dụng gia tăng các sức ép để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước trên trường quốc tế Một hiệp định thương mại tự do bất kỳ mang lại một số vai trò như sau đối với một quốc gia thành viên tham gia ký kết hiệp định, cụ thể là:
Trang 23- FTA giúp các nước thành viên tham gia mở rộng thị trường
Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà sản xuất thâm nhập thị trường các nước thành viên FTA Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận Đây là cơ sở để đạt được sự nhất trí từ phía các doanh nghiệp, lực lượng thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia
Có thể lấy ví dụ thực tế ở Việt Nam, việc mở rộng FTA với nhiều đối tác không những giúp Việt Nam tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống mà còn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là lợi thế thương mại từ các thị trường mới Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu nông sản sang gần 160 nước trên thế giới và khu vực đến nay đã tăng lên khoảng 240 quốc gia, vùng lãnh thổ
- FTA còn giúp nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất
Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất mang tính động của FTA Khi một FTA được hình thành, các hàng rào thuế quan nội khối sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của nhà nước Họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các sản phẩm của các nước thành viên FTA
Các tác động mang tính động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, ỉ lại, thúc đẩy họ nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm Không nâng cao tính cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp được bảo hộ trước đó
- FTA giúp các nước thành viên tham gia thúc đẩy đầu tư
Hội nhập kinh tế của bất cứ quốc gia nào, dù ở bất kỳ hình thức nào cũng có thể gia tăng làn sóng đầu tư vốn cũng như công nghệ từ trong và ngoài nước Sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa trước các cơ hội thị trường mở rộng sẽ đòi
Trang 24hỏi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng cao, cần những khoản đầu tư không nhỏ Ngoài yếu tố chủ quan đó thì việc tham gia FTA cũng sẽ là cơ hội thu hút vốn đầu
tư từ các thành viên của FTA nói riêng và các nhà đầu tư ngoài FTA nói chung, lẽ đương nhiên khi các nước thiết lập FTA quy mô thị trường khu vực sẽ lớn hơn, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp
có tiềm năng Ở Việt Nam, với việc thực hiện các Hiệp định, Việt Nam đã tạo ra cơ hội to lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch luồng vốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với các khoản vốn ưu đãi đầu tư Việc thực hiện các cam kết trong FTA tạo động lực để doanh nghiệp đẩy nhanh cải cách, tự sắp xếp lại, chủ động chuyển hướng đầu tư, chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tạo ra tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- FTA giúp tạo cơ hội, điều kiện và khả năng thuận lợi cho việc xích lại gần nhau giữa các thành viên, không những về trình độ phát triển, mà cả về cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp luật và chính sách, năng lực quản lý và vận hành nền kinh tế, cho phép các bên có thể điều chỉnh lẫn nhau các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân
1.2 Tổng quan về Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (viết tắt là ATIGA)
1.2.1 Bối cảnh ra đời của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean
Tại Hội nghị Hội đồng Khu vực Thương mại Tự do Asean (AFTA) lần thứ 21 khai mạc ngày 23/8/2007 tại Thủ đô Manila, Philippines và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Asean lần thứ 39 khai mạc ngày 24/8/2007 tại Thủ đô Manila, Philippines, các nước ASEAN đã quyết định xây dựng một hiệp định điều chỉnh toàn diện tất cả các lĩnh vực về thương mại hàng hóa trong khối ASEAN, để tiến tới thiết lập một thị trường và cơ sở sản xuất đồng nhất để thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN năm
2015 thì với những quy định bất cập và số lượng nghị định thư sửa đổi, bổ sung quá nhiều, Hiệp định CEPT/AFTA tỏ ra không còn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới Hiệp định này thay thế Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
Trang 25chung để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (CEPT/AFTA) đã ký năm
1992 Đó là Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (viết tắt là ATIGA)
Hiệp định ATIGA được ký kết vào ngày 26/02/2009 và chính thức có hiệu lực
từ ngày 17/5/2010 khi Thái Lan, thành viên cuối cùng của ASEAN nộp văn kiện phê chuẩn Hiệp định ATIGA cho Ban Thư ký ASEAN
Hiệp định này được ra đời với mục đích điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối ASEAN và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong Hiệp định về Khu vực Thương mại tự do ASEAN (CEPT/AFTA) cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan Nếu so sánh với Hiệp định thương mại hàng hóa được ban hành từ năm 1992 (CEPT), thì Hiệp định ATIGA linh hoạt hơn và chi tiết hơn Nguyên tắc xây dựng cam kết trong Hiệp định ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (AFTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận Trong khuôn khổ này, đến năm 2015, cơ bản các mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế quan và 7% tổng số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018 ASEAN đã thống nhất xóa bỏ toàn bộ thuế quan đối với các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan vào năm 2010 và với các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vào năm
2015 với một số linh hoạt đến năm 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế); đồng thời cho phép tạm ngừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN
Với mục tiêu xóa bỏ các rào cản để tạo điều kiện thuận lợi về lưu chuyển hàng hóa trong nội khối ASEAN, các nước ASEAN đã thống nhất tạo ra một hành lang pháp lý cao nhất trong tự do hóa thuế quan trong khu vực, giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài khu vực có thể phát triển kinh doanh một cách tốt nhất với nhiều nguồn nguyên liệu phong phú và giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn Phạm vi toàn diện của Hiệp định ATIGA sẽ góp phần làm minh bạch quá trình tự do hóa thương mại khu vực Toàn bộ các cam kết về thương mại hàng hóa nội khối đều đã được tổng hợp trong hiệp định
Trang 261.2.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (viết tắt là ATIGA) là một hiệp định Thương mại Tự do Khu vực Hiệp định ATIGA cũng bao gồm 4 nội dung chính là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan và quy định về quy tắc xuất xứ Thêm vào đó, Hiệp định ATIGA quy định thêm một số nội dung khác như hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ
Toàn văn hiệp định ATIGA được công bố trên trang thông tin điện tử chính thức của Tổ chức ASEAN bao gồm 11 chương, 98 điều khoản và 11 phụ lục đính kèm Hiệp định quy định rõ các nội dung về các cam kết về cắt giảm thuế quan, xóa
bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ Nội dung này được cụ thể hóa ở từng chương như sau:
Đầu tiên, Chương 1 gồm 18 điều, thể hiện mục tiêu, các nội dung, quy tắc chung khi các nước thành viên tham gia và ký kết hiệp định phải tuân thủ ASEAN hướng tới việc xóa bỏ hàng rào thuế quan trong lưu thông hàng hóa giữa các quốc
gia thành viên, thúc đầy tự do hóa thương mại trong khu vực
Về cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN, nhằm minh bạch hoá các chính sách liên quan đến thương mại hàng hoá, Điều 13 quy định các thông tin thuộc cơ sở dữ liệu thương mại như các quy định, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, biểu thuế, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, danh sách thương nhân hợp pháp trong ASEAN… phải được công bố trên trang web của ASEAN Điều này quy định Ban thư ký ASEAN là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu đó
Chương 2 gồm 5 điều, đi vào nội dung cụ thể đầu tiên là “Tự do hóa thương mại” Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA Trong khuôn khổ này, đến năm 2015, cơ bản các mặt hàng sẽ
Trang 27được xóa bỏ thuế quan và 7% tổng số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018 ASEAN đã thống nhất xóa bỏ toàn bộ thuế quan đối với các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan vào năm 2010 và với các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vào năm 2015 với một số linh hoạt đến năm 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế); đồng thời cho phép tạm ngừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN, cụ thể như sau:
Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm trong lộ trình A trong biểu tự do hóa thuế quan của từng quốc gia thành viên sẽ được loại bỏ vào năm 2010 đối với các nước ASEAN 6 và 2015 đối với 4 nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam theo lộ trình cam kết trong đó Lộ trình A của từng quốc gia thành viên sẽ đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đối với các nước ASEAN 6, vào ngày 1/1/2009:
- Thuế nhập khẩu của ít nhất 80% các dòng thuế được xóa bỏ;
- Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (ICT) như định nghĩa trong Hiệp định khung e-ASEAN được xóa bỏ;
- Thuế nhập khẩu đối với tất cả các ngành hội nhập ưu tiên (PIS) ở mức 0%, trừ các sản phẩm thuộc danh mục loại trừ khỏi nghị định thư về khung ASEAN về Hội nhập các ngành ưu tiên và bất kỳ điều chỉnh nào của nghị định thư;và
- Thuế nhập khẩu đối với tất cả cá sản phẩm bằng hoặc thấp hơn 5%
(iii) Đối với Lào, Mianma và Việt Nam, thuế nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm bằng hoặc thấp hơn 5% từ ngày 1/1/2009; và
(iv) Với Campuchia, thuế nhập khẩu của ít nhất 80% các dòng thuế bằng hoặc thấp hơn 5% từ ngày 1/1/2009;
(v) Thuế nhập khẩu của một số sản phẩm của 4 nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam, không vượt quá 7% số dòng thuế xóa bỏ năm 2018 Danh mục các sản phẩm và lộ trình giảm thuế của các sản phẩm này sẽ được các nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam xác định không muộn hơn 1/1/2004;
Trang 28Thuế nhập khẩu của các sản phẩm ICT trong lộ trình B của từng nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam sẽ được xóa bỏ theo 3 giai đoạn 2008, 2009
và 2010 phù hợp với lộ trình quy định trong đó;
Thuế nhập khẩu của các sản phẩm PIS trong lộ trình C của từng nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam sẽ xóa bỏ vào năm 2012 phù hợp với quy trình trong đó;
Thuế nhập khẩu với các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến trong lộ trình D của từng quốc gia thành viên sẽ được cắt giảm hoặc xóa bỏ xuống mức 0 tới 5% vào năm 2010 đối với các nước ASEAN 6; 2013 đối với Việt Nam; 2015 đối với Lào và Myanma; và 2017 đối với Campuchia, phù hợp với lộ trình giảm thuế quy định trong đó Mặc dù vậy, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm đường của Việt Nam sẽ giảm xuống 0-5% vào năm 2010;
Các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến trong lộ trình E của từng quốc gia thành viên sẽ có thuế nhập khẩu MFN áp dụng giảm xuống 20% vào năm 2010 phù hợp với lộ trình quy định trong đó;
Các sản phẩm trong lộ trình F của Thái Lan và Việt Nam, lần lượt sẽ có mức thuế suất ngoài hạn ngạch cắt giảm theo lộ trình giảm thuế phù hợp với phân loại của các sản phẩm;
Thuế nhập khẩu đối với sản phẩm xăng dầu trong lộ trình G của Campuchia và Việt Nam lần lượt sẽ được giảm xuống phù hợp với lộ trình được tất cả các quốc gia thành viên đồng ý và quy định trong đó;
Các sản phẩm trong lộ trình H của từng quốc gia thành viên sẽ không phải cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế với những lý do nêu trên nêu trong điều 8 “Ngoại lệ chung” của chương I hiệp định này
Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định, không quốc gia thành viên nào sẽ hủy bỏ hoặc điều chỉnh bất kỳ một ưu đãi thuế quan nào áp dụng phù hợp với lộ trình giảm thuế trong phụ lục 2 đính kèm hiệp định này đề cập trong điều này
Trang 29Trừ khi có quy định khác trong hiệp định, không quốc gia thành viên nào có thể tăng thuế suất hiện hành trong lộ trình được xây dựng theo các quy định của điều này đối với một sản phẩm có xuất xứ
Trừ quy định trong mục (iv) điều này, lộ trình giảm thuế chi tiết để thực hiện các mô hình cắt giảm và/hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu quy định trong đoạn 2 của điều này phải được hoàn thành trước khi hiệp định này có hiệu lực đối với các nước ASEAN 6 và 6 tháng sau khi hiệp định này có hiệu lực đối với các nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam, và là một phần không thể tách rời của hiệp định này
Điều 22 về hưởng ưu đãi, các sản phẩm mà thuế của quốc gia thành viên xuất khẩu đã đạt hoặc ở mức 20% hoặc thấp hơn, và đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ như được quy định tại chương 3 (Quy tắc xuất xứ), sẽ tự động được hưởng cam kết thuế quan của quốc gia thành viên nhập khẩu như được quy định phù hợp với các quy định của điều 19 về loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan thuộc chương II hiệp định này Các sản phẩm trong lộ trình H sẽ không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của Hiệp định này
Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ được các nước xóa bỏ hoặc giảm thuế xuống còn dưới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm như: các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, các sản phẩm nhạy cảm như súng đạn, thuốc nổ, rác thải… Riêng đối với mặt hàng đường và gạo, Điều 24 chương II hiệp định này quy định rằng “Nghị định thư về đối xử đặc biệt đối với gạo và đường được lý ngày 23 tháng 8 năm 2007 sẽ là phần không thể tách rời của hiệp định này”
Riêng về hạn ngạch thuế quan, tất cả các quốc gia thành viên không được áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào có xuất xứ từ các quốc gia thành viên khác hoặc đối với xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào tới lãnh thổ các quốc gia thành viên khác
Trang 30Riêng đối với Thái Lan, nước này được quy định xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trong 3 giai đoạn 1/1/2008, 2009 và 2010; còn Việt Nam sẽ xóa bỏ trong 3 giai đoạn vào ngày 1/1/2013, 2014 và 2015
Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước được thể hiện ở phụ lục 2 của Hiệp định, bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm So với Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiều lực chung dành cho Khu vực Thương mại Tự do Asean (CEPT/AFTA) ngày 15/12/1995, lộ trình và mức độ cắt giảm thuế quan trong ATIGA rõ ràng và dễ tra cứu hơn Điều 4 Hiệp định CEPT/AFTA chỉ quy định rằng việc cắt giảm các mức thuế quan hiện hành xuống 20% sẽ được công bố vào lúc bắt đầu thực hiện chương trình (kể từ ngày 15/12/1995) Việc cắt giảm tiếp mức thuế từ 20% hoặc thấp hơn sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm (đến năm 2000) Mức cắt giảm tối thiểu cho mỗi lần cắt giảm là 5% lượng phải cắt giảm Chương trình cắt giảm thuế quan sẽ do từng Quốc gia thành viên quyết định và được thông báo khi bắt đầu chương trình Thêm vào
đó, đối với các sản phẩm có mức thuế hiện hành là 20% hoặc thấp hơn vào ngày 01/01/1993, các Quốc gia thành viên tham gia CEPT sẽ quyết định chương trình cắt giảm thuế quan, và thông báo khi bắt đầu chương trình về lịch trình cắt giảm thuế Như vậy là, sau 20 năm kể từ ngày Hiệp định CEPT được ký kết và có hiệu lực, đến nay nó không còn đáp ứng được sự thay đổi của thị trường nữa
Chương 3 đề cập đến Quy tắc xuất xứ và Thủ tục chứng nhận xuất xứ Về quy tắc xuất xứ, ATIGA kế thừa toàn bộ Bộ quy tắc xuất xứ đã được sửa đổi và quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định CEPT/AFTA, ngoài tiêu chí xuất xứ thuần tuý, cộng gộp với 40% hàm lượng khu vực đã được quy định như trước đây, các quy định về chuyển đổi mã số thuế, quy tắc xuất xứ cụ thể (PSR) được quy định linh hoạt hơn nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc cam kết nội khối phải tương đương hoặc thuận lợi hơn so với cam kết dành cho các nước đối tác trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng ATIGA cũng quy định về việc
Trang 31thành lập Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ chịu trách nhiệm đám phán và giám sát việc thực thi các cam kết về Quy tắc xuất xứ trong ATIGA
Theo quy tắc xuất xứ: Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu: (i) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc (ii) Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định (Chi tiết quy định tại phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng)
Có 03 loại quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng là Hàng hóa phải có hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%, hoặc Hàng hóa phải trải qua chuyển đổi
HS 4 số, hoặc Hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định Các quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp Đa số các sản phẩm có quy tắc xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và Chuyển đổi HS/Quy trình sản xuất
Về thủ tục chứng nhận xuất xứ: để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu Ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương và 37 Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ Công Thương ủy quyền Tuy nhiên, hiện tại các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà không cần phải thông qua một cơ quan
có thẩm quyền của nước xuất khẩu Hiện đã có hai dự án thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ đang được các nước ASEAN thực hiện, theo đó các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu Đó là dự án thí điểm 1 ký ngày 30/8/2010 bởi 3 nước Brunei, Malaysia và Singapore, bắt đầu thực hiện từ ngày 01/11/2010 Thái Lan tham gia vào tháng 10/2011; và dự án thí điểm 2 ký ngày 29/8/2012 bởi 3 nước Lào, Indonesia và Philippines, bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2014 Việt Nam tham gia vào tháng 9/2014
Trang 32Chương 4 quy định các biện pháp phi thuế quan như dỡ bỏ chung các hạn chế
số lượng, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan khác, các hạn chế ngoại hối, quy định
về thủ tục cấp phép nhập khẩu Điều 40 của chương này quy định về áp dụng cả biện pháp phi thuế quan
Theo đó, thứ nhất, từng quốc gia thành viên không được thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan về nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ bất kỳ quốc gia thành viên nào khác hoặc việc nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào sang bất kỳ quốc gia thành viên nào, trừ trường hợp các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa
vụ trong WTO hoặc phù hợp với hiệp định này
Thứ hai, mỗi quốc gia thành viên phải đảm bảo tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan nêu trong đoạn 1 phù hợp với điều 12 của Hiệp định và phải đảm bảo rằng những biện pháp tương đương không được chuản bị, thông qua hoặc
áp dụng với mục đích tạo ra những rào cản không cần thiết trong thương mại giữa các quốc gia thành viên
Thứ ba, bất kỳ biện pháp mới nào hoặc điều chỉnh đối với các biện pháp hiện hành phải được thông báo đầy đủ phù hợp với điều 11 của Hiệp định
Cuối cùng, cơ sở dữ liệu về các biện pháp phi thuế quan áp dụng ở các quốc gia thành viên sẽ được xây dựng và lưu trong cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN như nêu trong điều 13 của Hiệp định
Danh sách các rào cản phi thuế quan sẽ được dỡ bỏ trong mỗi giai đoạn phải
có sự chấp thuận của Hội đồng AFTA vào năm trước ngày việc dỡ bỏ các biện pháp này có hiệu lực
Lộ trình xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan khác phải được xóa bỏ theo 3 giai đoạn:
- Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan phải loại bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 1/1/2008, 2009 và 2010;
- Philipines phải loại bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 1/1/2010, 2011 và 2012;
Trang 33- Campuchia, Lào Myanmar và Việt Nam phải loại bỏ trong 3 giai đoạn vào ngày 1/1/2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018
Về thủ tục cấp phép nhập khẩu, từng quốc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng tất
cả các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động hoặc không tự động được thực hiện một cách minh bạch và dự đoán được, áp dụng phù hợp với Hiêp định về các thủ tục cấp phép nhập khẩu trong phụ lục 1A của hiệp định WTO
Nội dung của chương 5 quy định về thuận lợi hóa thương mại, quy định cụ thể
về chương trình làm việc về thuận lợi làm việc về thuận lợi hóa thương mại và mục tiêu, phạm vi của chương trình làm việc về thuận lợi hóa thương mại ASEAN, các nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại, tiến trình giám sát thuận lợi hóa thương mại, xây dựng cơ chế một cửa ASEAN và cuối cùng là thỏa thuận thực hiện
Theo chương này, các quốc gia thành viên sẽ xây dựng và thực thi một chương trình làm việc về thuận lợi hóa thương mại ASEAN, trong đó đặt ra tất cả các hành động và biện pháp cụ thể với mục tiêu rõ ràng và thời hạn thực thi cần thiết để tạo
ra một môi trường nhất quán, minh bạch cà có thể dự đoán được đối với các giao dịch thương mại quốc tế để tăng cường cơ hội và giúp các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí Chương trình làm việc về thuận lợi hóa thương mại ASEAN sẽ đặt ra các hành động và biện pháp thực hiện cả ở cấp ASEAN và cấp quốc gia Mục tiêu của chương trình này là điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến thủ tục hải quan, quy định thương mại và thủ tục, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, các biện pháp vệ sinh dịch tế, cơ chế hải quan một cửa ASEAN và các lĩnh vực khác như một hội đồng AFTA xác định
Chương 6 quy định các nội dung liên quan đến vấn đề hải quan Nội dung được đề cập chi tiết nhất trong chương này là việc xác nhận trước xuất xứ Mục tiêu của chương này là đảm bảo tính có thể dự đoán, tính nhất quán và minh bạch trong việc áp dụng luật hải quan của các quốc gia thành viên, tăng cường quản lý hiệu quả, tiết kiệm các thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa nhanh chóng Thêm vào
đó, mục tiêu của chương này còn là đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục và thông lệ ở mức độ có thể, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan hải quan Chương
Trang 34này áp dụng đối với các thủ tục hải quan được áp dụng với hàng hóa thông thường giữa các quốc gia thành viên, phù hợp với pháp luật, quy định và chính sách của các quốc gia thành viên
Chương 7 là tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, nhằm thiết lập các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và thủ tục đánh giá mức
độ hợp chuẩn nhằm đảm bảo các quy định này không tạo ra những cản trở thương mại không cần thiết trong quá trình xây dựng ASEAN trở thành một thị trường sản xuất thống nhất, đồng thời phù hợp với mục đích chính đáng của các quốc gia thành viên
Chương 8 quy định các biện pháp vệ sinh dịch tễ Các điều khoản trong chương này quy định việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ của một Quốc gia Thành viên có thể, trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng tới thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên
Chương 9 là nội dung các biện pháp phòng vệ thương mại, bao gồm các biện pháp tự vệ quy định tại điều 86 và biện pháp chống phá giá và thuế đối kháng quy định tại điều 87
Chương 10 là những quy định thể chế, bao gồm nội dung về cơ chế tư vấn và tham vấn, thể chế giải quyết tranh chấp và thỏa thuận về thể chế
Đính kèm với nội dung chính của hiệp định là 11 phụ lục không tách rời Chúng góp phần làm rõ và chi tiết hóa nội dung các điều khoản của hiệp định Trong đó, phụ lục 1 là danh sách các biện pháp được thông báo Phụ lục số 02 là biểu thuế quan theo lộ trình của hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đối với từng quốc gia thành viên Phụ lục số 03 là các quy định chi tiết đối với các sản phẩm cụ thể Phụ lục số 04 là danh mục các sản phẩm ITA trong Biểu thuế quan hài hóa ASEAN (AHTN) 2007 Phụ lục số 05 là các nguyên tắc và chỉ dẫn tính toán hàm lượng giá trị khu vực trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN Phụ lục số
06 hướng dẫn thực hiện cộng gộp từng phần theo quy định của đoạn 2 điều 30 trong quy tắc xuất xứ của ASEAN Phụ lục số 07 là biểu mẫu D về chứng nhận hàng hóa xuất xứ và các ghi chú theo quy định Phụ lục số 08 làm rõ các thủ tục chứng nhận
Trang 35hoạt động của các quy tắc xuất xứ quy định tại chương 3 của hiệp định Phụ lục số
09 là danh sách các biện pháp vệ sinh dịch tễ Phụ lục số 10 là danh sách các địa chỉ liên hệ được chỉ định để thực hiện biện pháp vệ sinh dịch tễ theo chương 8 của hiệp định quy định đối với từng quốc gia thành viên Phụ lục số 11 là danh sách các hiệp định bị thay thể kể từ khi hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN có hiệu lực
1.2.3 Vai trò của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean
Cũng giống như một Hiệp định Thương mại Tự do bất kỳ khác, Hiệp định ATIGA cũng giúp các nước thành viên tham gia mở rộng thị trường, cân bằng cán cân thương mại, hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng minh bạch, dễ dự đoán và tạo động lực cho mỗi quốc gia thành viên phát huy tối đa nội lực để nâng cao vị thế trên trường quốc tế Cụ thể như:
- Tham gia Hiệp định ATIGA, các quốc gia thành viên có cơ hội mở rộng thị trường đầu vào cũng như đầu ra
Với mục đích tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, xóa bỏ các rào cản để tạo điều kiện thuận lợi về lưu chuyển hàng hóa trong nội khối ASEAN, Hiệp định ATIGA góp phần đem đến cho các doanh nghiệp trong mỗi quốc gia thành viên nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước, nhất là từ các quốc gia thành viên trong khối Asean
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi rào cản về thuế quan được gỡ bỏ và thủ tục thông quan được đơn giản hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với thị trường nước bạn Không những thế, thị trường trong nước sẽ phong phú hàng hóa nội lẫn ngoại, sự cạnh tranh giữa những mặt hàng cùng chủng loại cũng khốc liệt hơn, người tiêu dùng nói chung ở bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có cơ hội để tiếp cận với nhiều nguồn hàng hóa hơn, lựa chọn được những sản phẩm chất lượng cao hơn với giá thành cạnh tranh hơn
- Hiệp định ATIGA cũng là yếu tố giúp nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất
Trang 36Bên cạnh cơ hội được tiếp cận với nhiều thị trường đầu ra hơn, theo lộ trình của Hiệp định ATIGA, việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan giữa các quốc gia thành viên
sẽ khiến cho tự do hóa kinh doanh và thị trường sẽ mang tính chất rõ nét hơn, hàng rào kỹ thuật theo đó sẽ càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, yêu cầu đặt ra đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc gia sang thị trường nước bạn sẽ ngày một cao hơn Đây chính là sức ép cạnh tranh và là sức ép để các doanh nghiệp sản xuất trong mỗi quốc gia phải hoàn thiện chính mình để vươn lên, nắm bắt và tận dụng được cơ hội mà Hiệp định ATIGA đem lại Bởi nếu không, các doanh nghiệp này sẽ dễ dàng đứng trước nguy cơ bị phá sản bởi không cạnh tranh được với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác khi họ thâm nhập vào thị trường của quốc gia mình
- Hiệp định ATIGA cũng giúp các quốc gia thành viên tham gia thúc đẩy đầu
tư
Khi tham gia FTA nói chung và Hiệp định ATIGA nói riêng, các quốc gia thành viên cũng sẽ có cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia thành viên khác cũng như các quốc gia bên ngoài, từ đó tạo ra năng lực sản xuất mới Các nhà đầu
tư bên ngoài sẽ dựa vào cơ hội hưởng lợi từ ưu đãi về thuế quan để được hưởng lợi nhiều hơn
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, Hiệp đinh ATIGA cũng làm giảm số thu ngân sách nhà nước (NSNN) Cụ thể là, xét số thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến năm 2017 cho thấy, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhưng số thu thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng giảm dần Nếu như năm 2007, số thuế nhập khẩu chiếm 31% trong tổng thu của ngành Hải quan thì đến tháng 11/2017 chỉ chiếm 21,6% trong tổng thu Trong khi
số thu thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu tăng lên với tỷ trọng dao động từ 54,8% năm 2007 đến 67,8% năm 2017 trong tổng thu NSNN của Hải quan Năm 2018, khi Việt Nam thực hiện Hiệp định ATIGA, khoảng 7% số dòng thuế linh hoạt, tương đương 687 mặt hàng được xem là nhạy cảm theo thỏa thuận với ASEAN sẽ được xóa bỏ (trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng) Mạnh nhất là một số mặt hàng có
Trang 37số thu lớn, thuế suất cao như: ô tô giảm từ 30% xuống 0%; linh kiện phụ tùng 5%, 20% xuống 0%; sắt thép 5% xuống 0%; nông sản, thuốc lá, rượu… Vì vậy, theo tính toán sơ bộ của Tổng cục Hải quan, với lộ trình cắt giảm thuế quan, việc giảm thu do thực hiện các cam kết FTA năm 2018 sẽ làm giảm thu NSNN so với năm
2017 khoảng 30.150 tỷ đồng
Nhìn một cách tổng thể, việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩu gia tăng Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) đã tăng dần hàng năm
Cụ thể vào năm 2007- là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu là 62,7 tỷ đô la Mỹ, kim ngạch tăng dần qua các năm và dao động với biên độ mạnh từ 7% đến gần 29% trong 10 năm gia nhập nền kinh tế thế giới (riêng năm 2009 do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới nên kim ngạch nhập khẩu của năm này không tăng mà giảm so với năm 2008) Đến năm 2016, kim ngạch nhập khẩu lên đến 174 tỷ USD,
11 tháng đầu năm 2017 kim ngạch nhập khẩu đạt 191,3 tỷ USD và tăng gấp 3 lần kim ngạch nhập khẩu năm 2007 Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này thì tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn rất nhiều
Nhận định về vai trò của Hiệp định ATIGA, theo Bà Trần Kim Hà – Cục Thuế Xuất Nhập Khẩu – Tổng cục Hải Quan, việc thực hiện các cam kết quốc tế hội nhập
về thuế quan nhằm thu hút và góp phần gia tăng đầu tư nước ngoài, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, có tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế trong việc tăng thu NSNN từ các sắc thuế nội địa khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân Ngoài ra, Hiệp định ATIGA còn gây giảm thu gián tiếp từ việc
“chuyển hướng thương mại”, tức các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang nhập từ các nước thành viên trong Hiệp định để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thay vì nhập khẩu từ các nước ngoài khối Asean như trước đây
Trang 38Tóm lại, hiệp định ATIGA là thành tựu to lớn, góp phần thiết lập thị trường và
cơ sở sản xuất đồng nhất để xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng như góp phần thúc đẩy thương mại nội khối thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục, giảm bớt thời gian và chi phí kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận cho khối doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng Hiệp định ATIGA còn giúp nâng cao tính cạnh tranh, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước Khi mà sức ép từ các doanh nghiệp nước ngoài lấn sân vào thị trường nội địa Đây cũng chính là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp nội địa khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực
Riêng đối với Việt Nam, việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định ATIGA đem lại nhiều tích cực cho hoạt động nhập khẩu, tạo ra hiệu ứng chuyển hướng thương mại đối với nhiều ngành hàng Bên cạnh đó, cắt giảm thuế suất cũng tạo ra hiệu ứng chuyển dịch kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước đối tác, trong đó các quốc gia trong khối Asean là những quốc gia được hưởng lợi nhiều từ Hiệp định này Đối với hoạt động xuất khẩu, việc tham gia Hiệp định ATIGA giúp Việt Nam
mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước ASEAN Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa thực sự thay đổi về chất, các sản phẩm xuất khẩu chưa thực sự tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp, các nguyên phụ liệu đầu vào chủ yếu là xuất khẩu
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài luận văn này, em xin đi tập trung phân tích những tác động của việc cắt giảm thuế quan theo Hiệp định ATIGA đến hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam Nội dung chi tiết được thể hiện ở Chương 2 sau đây
Trang 39CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu ô tô tại Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về thị trường ô tô Việt Nam
Trong các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp, con người sử dụng ô tô như nguồn lực trực tiếp phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại phát triển Theo tính toán của Phòng Thương Mại Mỹ, trên thế giới, có 75% loại hàng hóa và 80% lượng hàng hóa được vận chuyển bằng ô tô
Ngành công nghiệp ô tô được coi là xương sống của nền kinh tế đối với một quốc gia vì mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khác như: cao su, kim loại, hóa chất, điện tử Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sau hơn 20 năm hưởng ưu đãi của một ngành sản xuất mũi nhọn, ngành ô tô Việt Nam vẫn chỉ là một ngành công nghiệp lắp ráp với công việc chính là nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phân phối trên thị trường nội địa Ngành công nghiệp linh kiện vô cùng nhỏ bé càng khiến cho mức độ phụ thuộc của công nghiệp ô tô Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu Mặc dù là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, nhưng điều này cũng cho thấy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn có rất nhiều tiềm năng phát triển, nhất là khi tỷ lệ sở hữu
xe ô tô ở Việt Nam còn rất thấp
Từ đầu thế kỷ 21, ô tô sản xuất trong nước bắt đầu được tiêu thụ mạnh Ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp được ưu tiên với chính sách bảo hộ Nhà nước Việt Nam với mục đích thu hút đầu tư và xây dựng một ngành công nghiệp ô
tô để theo kịp các nước trong khu vực, cho nên trong vòng 15 năm từ năm 1992 đến năm 2007, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam được coi là ngành trọng điểm và
là ngành luôn được ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp Sự ưu ái đặc biệt
Trang 40này thể hiện qua những chính sách thuế quan của Bộ Tài Chính, với chính sách thuế
ưu đãi về tỷ lệ nội địa hóa, thuế nhập khẩu cho linh kiện lắp ráp và thuế thu nhập doanh nghiệp Chính phủ dùng thuế để bảo hộ sản xuất ô tô trong nước với mục tiêu qua đó thu hút đầu tư sản xuất nhiều phụ tùng ô tô trong nước, bởi với mức thuế nhập khẩu cao thì doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sử dụng các phụ tùng sản xuất trong nước sẽ càng có lợi
Tuy nhiên, trong hơn 15 năm đi vào hoạt động, ngành công nghiệp ô tô ở nước
ta đứng trước nhiều khó khăn và thách thức như sức mua còn thấp, có quá nhiều nhà sản xuất trong một thị trường không lớn, các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, công nghiệp ô tô mới chỉ ở mức lắp ráp đơn giản Trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô hiện nay ở nước ta, duy nhất chỉ có liên doanh Toyota có nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thông qua việc kêu gọi các công ty trong nước cùng phát triển công nghiệp phụ trợ Còn hầu như chưa có một doanh nghiệp nào đầu tư hoàn chỉnh vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số và hệ thống truyền động Các doanh nghiệp này chủ yếu mới chỉ dừng ở việc lắp ráp ô tô dạng
xe lắp ráp trong nước với toàn bộ linh kiện được nhập khẩu (CKD), trình độ công nghệ sản xuất, lắp ráp giống nhau, tỷ lệ sản xuất trong nước đạt thấp, chủ yếu là sơn, hàn, lắp ráp, kiểm tra Có thể nêu ra một số vấn đề về thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô như sau:
Yếu tố thứ nhất là các Hiệp định Thương mại Quốc tế Khi Việt Nam mở cửa hội nhập thế giới bằng cách tham gia các Hiệp định Thương mại Quốc tế, thị trường hàng hóa nói chung và thị trường ô tô nói riêng đang chịu những tác động nhất định Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong các Hiệp định Thương mại Quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và hoạt động nhập khẩu mặt hàng ô tô nguyên chiếc nói riêng Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Các đối tác trong Hiệp định Thương mại Quốc tế của Việt Nam đều là đối tác thương mại