Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)
Trang 1LƯƠNG VĂN TUYÊN
Thái Nguyên, năm 2017
Trang 2LƯƠNG VĂN TUYÊN
Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LINH SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh Tế & PTNT Khóa học : 2013 – 2017 GVHD : ThS Đặng Thị Bích Huệ
Thái Nguyên, năm 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường Được
sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp của em đã hoàn thành đề tài của mình
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy, cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Đặng Thị Bích Huệ là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Em xin chân thành cám ơn đến các bác, chú, anh chị làm việc tại Ủy Ban Nhân Dân xã Linh Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại địa phương
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện nhưng khóa luận vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn Em xin chần thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 6 năm 2017
Người thực hiện
LƯƠNG VĂN TUYÊN
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Linh Sơn năm 2016 32Bảng 4.2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2014-
2016 33Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã Linh Sơn 34Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra trên địa bàn
xã Linh Sơn.giai đoạn 2014-2016 38Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng rau màu của các hộ điều tra trên địa
bàn xã Linh Sơn giai đoạn 2014-2016 40Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp của các hộ điều tra
trên địa bàn xã Linh Sơn.giai đoạn 2014-2016 41Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả của các hộ điều tra trên
địa bàn xã Linh Sơn.giai đoạn 2014-2016 43Bảng 4.8: Số lượng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra trên địa bàn xã
Linh Sơn.giai đoạn 2014-2016 44Bảng 4.9: Nhiệt độ trung bình các tháng của xã Linh Sơn 46Bảng 4.10: Số giờ nắng các tháng trong năm xã Linh Sơn 47Bảng 4.11: Lượng mưa trung bình tháng và năm của xã giai đoạn 2014-2016
49Bảng 4.12: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ 2014-2016 xã Linh Sơn 50Bảng 4.13: Diện tích (ha) lúa bị nhiễm bệnh của các hộ điều tra trên địa bàn
xã Linh Sơn giai đoạn 2014 – 2016 51Bảng 4.14: Diện tích (ha) nhiễm bệnh của cây ăn quả của các hộ điều tra trên
địa bàn xã Linh Sơn giai đoạn 2014 –2016 52Bảng 4.15: Lịch thời vụ canh tác lúa của các hộ điều tra 53
Trang 5Bảng 4.16: Lịch thời vụ canh tác một số cây ăn quả chính của các hộ điều tra
54Bảng 4.17: Nguồn nước cho cây trồng của các hộ điều tra 55Bảng 4.18: Tình hình biến động sử dụng đất NN của các hộ điều tra giai đoạn
2014 - 2016 56Bảng 4.19: Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra
trên địa bàn xã Linh Sơn giai đoạn 2014 – 2016 57Bảng 4.20: Số lượng gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết do thay đổi của khí hậu,
thời tiết của các hộ điều tra 59
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Climate Change
Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của chuyên đề 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu 5
2.1.2 Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1 Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN trên thế giới 16
2.2.2 Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN ở việt nam 25
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27
3.2 Địa điểm thực tập và thời gian thực tập 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu 27
Trang 83.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 27
3.4.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 28
3.4.3 Phương pháp đối chiếu so sánh 29
3.4.4 Phương pháp thống kê mô tả 29
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33
4.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra trên địa bàn xã Linh Sơn 38
4.2.1 Hoạt động trồng trọt 38
4.2.2 Hoạt động chăn nuôi 44
4.3 Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 45
4.3.1 Tác động của BĐKH đến SXNN 46
4.3.2 Hệ quả của BĐKH đến hoạt động trồng trọt 51
4.3.3 Hệ quả của BĐKH đến hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm 57
4.5 Các giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu 60
4.5.1 Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt 60
4.5.2 Giải pháp ứng phó thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực chăn nuôi 62
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 Kiến nghị 64
5.2.1 Đối với Đảng và nhà nước : 64
5.2.2 Đối với Chính quyền và đoàn thể địa phương 64
5.2.3 Đối với người dân địa phương 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của toàn cầu Ở Việt Nam với vị trí địa lí bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với biển Đông đang
là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu Theo tình hình hiện nay thì biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang rất rõ rệt với sự gia tăng nhiệt độ lên 10c trong vòng thế kỷ qua, lượng mưa, tần suất đang có dấu hiệu thay đổi Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dần đến các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên, Việt Nam phải hứng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán hơn trước
Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang này càng gia tăng và có tính chất bất thường hơn Sự xuất hiện của những hiện tượng khí hậu cực đoan đang tác động rất lớn đến cuộc sống của con người và các hoạt động sản xuất mà biểu hiện rõ nhất trong ngành nông nghiệp Với điều kiện khí hậu như vậy, sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cây trồng hợp lí, thích nghi với môi trường để năng suất cây trồng không bị ảnh hưởng theo hướng xấu
Ở nước ta nền nông nghiệp được coi là quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nông nghiệp là ngành sản xuất ra các sản phẩm trực tiếp để nuôi sống con người, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội của quốc gia, là chỗ dựa cho các ngành khác phát triển và là nguồn dự trữ cho chính sách xã hội của nhà nước Với ý nghĩa đó, sản xuất nông nghiệp cần được quan tâm trước thực trạng biến đối khí hậu hiện nay
Trang 10Theo kịch bản BĐKH do Bộ TN&MT 2011, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập
Xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng là địa phương chịu ảnh hưởng của BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp Chính vì vậy để hiểu biết hơn về diễn biến của việc thay đổi khí hậu trên địa bàn xã thì việc nghiên cứu tác động của BĐKH đến tình hình sản xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết
Từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên’’
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng về những tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong thời gian qua Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm ứng phó với sự tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp
Trang 11- Đề suất các giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Khóa luận có thể giúp sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức
đã học vào trong thực tiễn
- Giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận là cơ sở cho địa phương có những giải pháp để ứng phó những biến đổi của khí hậu Đồng thời là cơ sở để đưa ra được kịch bản khí hậu của địa phương trong những năm tới
Trang 12Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)
- Quyết định số 35/2005/QĐ-TTg ngày 17/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam
- Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ra phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007-2010 -Năm 2007, Việt Nam công bố Chiến lược Quốc gia về phòng chống, thích nghi và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007)
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2008, của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
- Quyết định số 1002/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 07 năm 2009 của Thủ
Trang 13tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 5/12/2011, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”
2.1.2 Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu
2.1.2.1 Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu
Khí hậu: là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó
Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục, hoặc trên phạm
vi toàn cầu trên cơ sở một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên)
Thời tiết: là trạng thái khí quyển tại một thời điểm nhất định, được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố như: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ, gió, mưa Các hiện tượng nắng, gió, mưa, mây, nóng, lạnh…thường thay đổi nhanh chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm Thời tiết có thể dự báo được hàng ngày, hàng giờ, hay dài hơn đến một tuần
Biến đổi khí hậu : Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo
Theo công ước chung của Liên hợp quốc (LHQ) về BĐKH, ta có thể hiểu: BĐKH là những ảnh hưởng có hại do BĐKH gây ra, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên
và được quản lý, đến các hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, sức khỏe và phúc lợi của con người.[4]
* Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen của Mặt trời ( Sunspots), các hoạt
Trang 14động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của Trái đất
Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ Mặt trời chiếu xuống Trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỉ năm, cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30% Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì
sự thay đổi cường độ sáng Mặt trời là không ảnh hưởng lớn đến BĐKH Núi lửa phun trào – Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kì lớn khí SO2, hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất
Đại dương ngày nay – Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh Thay đổi lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua
sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển
Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất – Trái đất quay quanh mặt trời với một quỹ đạo Trục quay có góc nghiêng 23,5° Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay Trái đất có thể dẫn tới những thay đổi nhỏ Tốc
độ thay đổi cực kì nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy ảnh hưởng không lớn tới BĐKH
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kì kể từ quá khứ đến hiện nay Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy ban Liên chính phủ
Trang 15về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con
người.[5]
Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỉ qua chủ yếu là do hoạt động của con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch ( than đá, dầu mỏ, ) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, và thay đổi mục đích
sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong nông nghiệp
và nạn phá rừng Ngoài ra, còn một số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch
Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con người của Ủy ban Liên Chính Phủ về BĐKH công bố qua các năm như sau:
+ Trong báo cáo của IPCC 1995: Cho rằng hoạt động của con người chỉ đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH
+ Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi các nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động của con người đóng góp vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH
+ Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực hiện, kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% gây ra BĐKH
+ Và theo báo cáo của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động của con người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH Kết quả này được công bố vào năm 2013
Ví dụ: Theo thông báo thứ 2 của Việt Nam với Công ước khung Liên Hiệp Quốc về BĐKH ( UNFCCC) thì kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) năm 2000 của Việt Nam là 143 triệu tấn CO2 tương đương / năm Trong đó nông nghiệp chiếm 45%, năng lượng chiếm 35% tổng phát thải KNK của Việt
Trang 16Nam Vì Việt Nam là nước có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp cao nên lượng phát thải KNK chiếm đến 45%.[5]
2.1.2.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu
+ Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào danh sách
12 năm nhiệt độ cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1850, nóng nhất là năm
1998 và 2005 Gần đây nhất là năm 2010 được coi là nóng nhất trong lịch sử vào tháng 6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể
từ năm 1880[12]
+ Ở Việt Nam khoảng 50 năm qua đã tăng lên khoảng 0,5 – 0,70C, BĐKH làm cho thiên tai, bão lũ ngày càng ác liệt hơn [16]
- Nước biển dâng
+ Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác Quan trắc mực nước biển cho thấy mực nước biển trung bình tăng khoảng 20cm trong vòng 100 năm qua Trong thập kỷ qua, mực nước biển dâng nhanh nhất ở vùng phía tây Thái Bình Dương và phía đông Ấn Độ Dương, Việt Nam trong khoảng 50 năm trở lại đây mực nước biển dâng khoảng 20cm[4]
- Những biểu hiện khác
Trang 17+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật sống trên Trái Đất Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm Trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động con người
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển và các địa quyển.[13]
2.1.2.4 Ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu
* Tác động lên môi trường
- Tài nguyên đất: Đất vốn đã bị thoái hóa do lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa đất trầm trọng hơn
+ Nhiệt độ nóng lên làm cho quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hóa trong đất khó xảy ra
+ Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất
+ Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính
Trang 18+ Mực nước biển dâng lên co thể nhấn chìm nhiều vùng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp như Việt Nam, Trung Quốc… Làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á
- Tài nguyên khí
+ Môi trường không khí được xem như là môi trường trung gian tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác Nó là nơi chứa các chất độc hại gây nên BĐKH và chính BĐKH sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu đi
+ Bên cạnh đó núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói, khí CO2, CO, ngoài ra còn có metan và khí khác Bụi được phun cao và lan tỏa rất xa, bão bụi cuốn vào không khí các chất độc hại như NH3, H2S, CH4… Cháy rừng sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO
- Sinh quyển:
Mất đa dạng sinh học ngày nay diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biển mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 – 0,60C nữa Sự mất mát này là do môi trường sống vì đất bị hoang hóa do nạn phá rừng và do nước biển dâng lên [16]
* Tác động đối với con người
- Sức khỏe:
+ BĐKH dẫn đến hạ thấp chỉ số phát triển con người
Do BĐKH, tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, cộng đồng người nghèo không có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quân cũng bị ảnh hưởng Kết quả là HDI không có sự tăng tiến phù hợp với những cố gắng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước [12]
+ BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể
Trang 19Kéo dài thời gian duy trì thời tiết bất lợi trong đời sống hàng ngày, gây nhiều khó khăn cho quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường sinh hoạt
- Kinh tế:
Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH, nhưng những nước bị tác động đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo nhất, mặc dù họ đóng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH Tuy nhiên hiện tượng TTCĐ cũng đang gia tăng ngay cả những nước giàu
+ Tác động đến nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, nước biển dâng làm mất diện tích đất canh tác Cường độ lạnh trong mùa đông giảm dần, thời gian nắng nóng dài hơn gây ảnh hưởng đến sự phát triển một số loài cây trên các vùng miền
+ Tác động đến lâm nghiệp: Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển Sự nâng cao nền nhiệt độ, lượng bốc hơi, tần suất bão…, ảnh hưởng tới các khu rừng đa dạng ở nước ta
+ Tác động đến thủy sản: Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi cho một
số thủy sản, quá trình khoáng hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật, làm cho thủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động khác ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản
+ Tác động đến công nghiệp: Phần lớn các khu công nghiệp đều trên vùng đồng bằng thấp trũng dễ bị tổn thương trước nguy cơ của BĐKH, đặc biệt nước biển dâng vùng nguyên liệu công nghiệp cũng sẽ có nhiều thay đổi
về quy mô sản xuất cũng như về khối lượng sản phẩm.[12]
2.1.3 Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp
2.1.3.1 Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
Trang 20đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm cà một số nguyên liệu cho công nghiệp
Theo chủ nghĩa rộng nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm các ngành nhỏ: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Theo nghĩa hẹp nông nghiệp bao gồm chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là các thế kỷ trước đây khi công nghiệp còn chưa phát triển [3]
2.1.3.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, có lịch sử phát
triển lâu đời do đó có nhiều đặc điểm trì trệ lạc hậu vẫn còn tồn tại trong sản xuất Mặc dù tiến bộ khoa học kĩ thuật, đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại Vào sản xuất nhưng nhiều vùng người dân vẫn áp dụng kĩ thuật cũ để sản xuất, không muốn thay đổi cần phải cải tạo những đặc điểm không phù hợp, bảo thử, trì trệ này để phát triển nông nghiệp
Thứ hai, nông nghiệp là ngành tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho con
người lương thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp mới sản xuất ra được Theo thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu sinh tồn là nhu cầu quan trọng nhất Chính vì vậy, nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực
Thứ ba, phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên và đất đai:
Mỗi vùng có những đặc điểm riêng về đất, khí hậu, địa hình… phù hợp với phát triển sản xuất một số loại nông sản nhất định, tạo nên đặc sản của từng vùng Mỗi vùng tìm cho mình những sản phẩm thích hợp để phát triển, khai thác lợi thế Sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc lớn vào điều kiện
tự nhiên, hoàn cảnh khác quan không can thiệp được, do đó mang tính rủi ro cao Khả năng thất thu do mất mùa có thể do các nguyên nhân như lũ lụt, mưa
Trang 21bão, hỏa hoạn, bệnh dịch…Do đó cần những chính sách bảo hiểm để giảm những rủi ro đó
Đất đai là tự liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất
Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, một lực lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp thiếu việc làm theo mùa vụ
Thứ tư, nông nghiệp là ngành sản xuất đòi hỏi nhiều lao động
Công việc trong ngành này không đòi hỏi trình độ cao, việc dễ làm nhưng đòi hỏi nhiều về lao động Đây cũng là một thuận lợi để giải quyết vấn
đề việc làm cho người lao động Tuy nhiên, thu nhập trong ngành còn thấp nên hiện tượng thiếu việc làm còn nhiều Hiện nay nhiều lao động ngành nông nghiệp còn chiếm một tỉ trọng lớn, cần chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nữa Trong nông nghiệp cần nâng cấp sang ngành sử dụng nhiều vốn, nâng cao năng suất
Thứ năm, đây là ngành kinh tế có quy mô lớn, chiếm tỉ trọng về giá trị
sản xuất trong tổng nền kinh tế cao tuy nhiên tỷ trọng trong lao động và sản phẩm có xu hướng giảm trong quá trình phát triển Sự biến động này chịu sự
tác động của quy luật tiêu dung sản phẩm và quy luật năng suất lao động [3]
2.1.3.3 Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
thể thay thế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Đất là yếu tố quan trọng đến việc sản xuất canh tác nông nghiệp cây trồng vật nuôi Chất lượng đất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, năng suất của cây trồng và vật
nuôi
Tài nguyên khí hậu : Khí hậu phù hợp và thuận lợi cho phép phát triển
nền nông nghiệp phù hợp Khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa nên là
Trang 22điều kiện để phát triển nông nghiệp quanh năm đa dạng và phong phú không
bị gián đoạn như các nước ôn đới
Tài nguyên nước : Trong nông nghiệp thì tài nguyên nước đóng vai trò
quan trọng, nó là cơ sở để sinh trưởng và phát triển cho nền nông nghiệp Nước ta là một nước có nhiều sông ngòi, trữ lượng nước ngọt dồi dào rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tuy nhiên cần phải sử dụng hợp
lý tránh lãng phí trong tình hình nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm do
biến đổi khí hậu
Tài nguyên Sinh vật : Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là
điều kiện thuận lợi cho nhân dân nhân giống thuần chủng và lai tạo giống
mới có năng suất, chất lượng cao chống chịu hạn tốt, sức sống cao.[1]
2.1.3.4 Tác động của BĐKH đến SXNN
BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước trên các lưu vực sông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân, làm thiếu hụt lượng nước tưới tiêu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến năng suất sản lượng mùa vụ cây trồng
Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cung cấp nước cho cây trồng và vật nuôi, lúa và hoa màu có nguy cơ bị mất trắng với số diện tích lớn
Sự tăng nước biển sẽ làm nhiễm mặn các vùng ven biển, môi trường nước mặt bị ô nhiễm nặng nề Xâm nhập mặn làm thu hẹp diện tích đất canh tác của người dân đặc biệt tại các tỉnh ven biển
Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng và NO-3 độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất Đất trở nên cằn cỗi kém màu mỡ và giảm lượng vi sinh vật trong đất
Trang 23Làm thay đổi chu trình Cacbon trong đất làm môi trường đất thay đổi theo xu hướng bất lợi cho thực vật và vi sinh vật
Làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây độc trực tiếp cho con người và động vật
Đối với sản xuất nông nghiệp:
Có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng
Ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm
Làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng
và vật nuôi.Gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp
Chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm Nguy cơ tuyệt chủng của động vật và thực vật tăng, một số loài động, thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt
Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh
Nước biển dâng làm chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi làm các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán Các loại cá có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn
Đến năng lượng: Lượng nước khan hiếm do hạn hán làm giảm lượng nước tích trữ trong các hồ thủy điện ảnh hưởng đến năng suất điện hàng năm của quốc gia
Trang 24* Đến sức khỏe con người:
Nhiệt độ diễn biến thất thường làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người ,đặc biệt là người nông dân canh tác trên đồng ruộng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết BĐKH gây ra nhiều loại bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe con người.[5]
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN trên thế giới
Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên
Nhiều hậu quả không diễn biến theo một con đường thẳng Thí dụ về mặt sinh thái, khí CO2 tăng sẽ ảnh hưởng có lợi cho sự phát triển rừng, nhưng khi khí hậu biến đổi thì rừng sẽ bị phá hủy – đây là tác động có hai hậu quả đối nghịch với điều chúng ta dự kiến trong tương lai
- Núi băng biến mất
Hậu quả thấy rõ nhất của việc khí hậu nóng lên là lượng núi băng giảm xuống Mặc dù lượng băng mất đi không chỉ tùy thuộc vào nhiệt độ mà còn vào mưa và ánh sáng-tuy nhiên nó vẫn có một quy luật chung: nơi nào không khí nóng thì nơi đó có số lượng băng, tuyết phủ giảm đi Thompson thu thập các
dữ liệu khoan được từ nhiều vùng nhiệt đới như Himalaya, Andes và nghiên cứu chúng tạ phòng thí nghiệm của mình ở Ohio Ông có thể chứng minh được, vào
kỷ Holocene khí hậu nóng rất phổ biến tại các vùng núi nhiệt đới ở khắp nơi trên trái đất Như vậy, nó không chỉ do yếu tố địa phương gây ra
Phản ứng nhạy cảm của nhiều núi băng về việc tăng nhiệt độ tương đối thấp của khí hậu là điềm báo trước cho chúng ta thấy, nếu sức nóng
Trang 25toàn cầu gia tăng lên nhiều độ C thì phần lớn các núi băng trên thế giới sẽ không còn Núi băng còn là nơi dự trữ nước, ngay cả khi mưa nhiều vẫn cho nước quanh năm Ngành nông nghiệp và nước sinh hoạt trong các thành phố lớn vùng núi lệ thuộc vào nguồn nước này Nếu các núi băng biến mất thì điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề lớn và đe dọa cuộc sống của hàng triệu người vì thiếu nước
Sự tan hủy của vùng băng phủ có thể chỉ xảy ra trong khoảng thời gian vài trăm năm, chứ không phải vài ngàn năm
- Mực nước biển đang dâng lên
Một trong những hậu quả có tính vật lý do khí hậu toàn cầu nóng gây ra
là mực nước biển tăng lên Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương
Người ta đã từng quan sát hiện tượng này trong lịch sử phát triển của khí hậu Vào cao điểm của thời băng giá (cách đây khoảng 20 000 năm), lúc khí hậu toàn cầu lạnh hơn khoảng 4 đến 70C thì mực nước biển thấp hơn hiện nay khoảng 120m và người ta có thể đi bộ mà không bị ướt chân từ châu Âu lục địa sang Anh quốc Vào cuối thời băng giá, mực nước biển tăng nhanh, đến khoảng 5m cho mỗi thế kỷ
Khi nước biển đã dâng lên thì sẽ rất khó ngăn chặn chúng lại Nhà khí tượng học James Hansen, giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA, gọi lớp băng phủ là “quả bom nổ chậm” Nếu núi băng tan là dấu hiệu báo động về khí hậu nóng thì việc mực nước biển dâng lên là một hậu quả tất nhiên theo sau đó: nó bắt đầu chậm, nhưng giữ lại rất lâu Nguyên nhân do lớp băng phủ tan và thể tích nước do sức nóng giãn nở kéo dài từ
Trang 26hàng trăm năm – yếu tố thứ hai – vì nước nóng từ mặt nước lắng xuống sâu trong đại dương rất chậm Điều này có nghĩa là mực nước biển còn tiếp tục dâng lên trong vài trăm năm nữa , ngay cả khi khí hậu không còn nóng
- Dòng hải lưu biến đổi
Khí hậu nóng lên có thể làm các chuyển động hải lưu yếu đi bằng hai cách: sức nóng làm giảm độ đậm đặc của nước biển do nước giãn nở ra và gia tăng tăng lượng nước mưa cũng như nước ngọt từ các núi băng tuyết tan; nhất là ở Greenland đổ vào Hai yếu tố này làm cản trở sự hình thành dòng hải lưu dưới sâu và trong trường hợp xấu nhất có thể làm chúng biến mất hoàn toàn Trực tiếp nhất là hậu quả của việc bảo quản chất dinh dưỡng ở vùng bắc Đại Tây Dương, nơi mà hiện nay nhờ vào sự hình thành các dòng hải lưu dưới biển sâu đã tạo thành một vùng biển với nhiều chất dinh dưỡng và nhiều
cá nhất trên trái đất Việc hấp thụ CO2 của đại dương cũng nhờ các dòng hải lưu sâu, vì vậy người ta tìm thấy ở Đại Tây Dương phần lớn khí CO2 do con người thải ra Sự biến mất các dòng hải lưu sâu có nghĩa là biển sẽ giảm hấp thụ lượng CO2 Sự hủy diệt của các dòng hải lưu được xem như một biến cố trong hệ thống khí quyển – nó là một hiện tượng khó tiên đoán với một hậu quả khủng khiếp
- Thời tiết cực đoan
Những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt lội hay khô hạn là hậu quả của sự biến đổi khí hậu mà nhiều người phải trực tiếp chịu đựng
Những đợt nắng nóng gay gắt: Hàng loạt những kỷ lục về nhiệt độ bị xô
đổ, hạn hán, cháy rừng cùng những hệ lụy xấu chưa bao giờ xuất hiện nhiều
và liên tục đến như thế Chính con người chứ không phải ai khác phải hứng chịu tất cả những hậu quả này Bắt đầu với những năm đầu thế kỷ 20: Lần đầu tiên trên thế giới ghi nhận những trận hạn hán, nắng nóng ghê gớm xảy ra tại
Trang 27các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi Năm 1900, ở Ấn Độ đã xảy ra một trận nắng nóng gay gắt, không mưa và nhiệt độ tăng cao từ 40 - 45 độ C trong suốt nhiều ngày liên tục Điều này đã dẫn tới hạn hán lớn, số người thiệt mạng dao động từ 250.000 tới gần 3,25 triệu người Những năm tiếp theo là kỷ nguyên công nghiệp phát triển của con người, điều này đồng nghĩa với tần suất nắng nóng ngày một tăng lên Tại Liên Xô, giai đoạn 1921-1922 đã có tới 5 triệu người chết khát vì không chịu nổi cái nóng và hạn hán kéo dài Con số này còn lớn hơn tổng số người đã chết trong Chiến tranh Thế giới I (1914- 1919) Khoảng 20 năm sau, thế giới tiếp tục ghi nhận kỷ lục khủng khiếp được xác lập tại Trung Quốc: trong vòng 5 năm từ 1936 tới 1941, tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã có tới 2 trận nắng nóng khủng khiếp dẫn tới hạn hán “kết liễu” sinh mạng của 2,5 triệu người Đây cũng là tỉnh hiếm hoi ở Trung Quốc
mà quanh năm hầu như không có mưa
Đợt nắng nóng quét qua Châu Âu hồi năm 2003 đã làm thiệt mạng khoảng 20 đến 30 ngàn người Đó thật sự là dấu hiệu đáng báo động của những thay đổi ngày càng tồi tệ của khí hậu
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất
-Bão lụt
Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số lượng những cơn bão mạnh đã tăng không ngừng Nếu từ 1905 - 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số này là 5,1 trong khoảng 1931- 1994, và lên
Trang 28đến 8,4 từ 1995-2005 Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Georgia tại Atlanta (Georgia, Mỹ)
và Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia tại Boulder (Colorado, Mỹ) vừa phân tích một loạt số liệu thống kê những trận bão nhiệt đới trên toàn cầu, kể
từ khi con người bắt đầu ghi lại được các dữ liệu vệ tinh về bão Kết quả cho thấy thời gian gần đây, có sự tăng trưởng số lượng cơn bão loại 4 và 5 (tức là những cơn bão mạnh có thể gây lở đất) trên hệ thống đo Saffir - Simpson Cụ thể từ năm 1975 đến 1989, có 171 cơn bão lớn, nhưng từ năm 1990 đến 2004 tăng lên 269 cơn Thiệt hại xảy ra nhiều nhất với những trận bão thuộc cấp 3
có sức gió từ 111 đến 130 dặm một giờ (1 dặm = 1,6km) và những trận bão có sức gió cao hơn Tổn thất kinh tế toàn cầu năm 2005 do bão gây ra vượt quá
200 tỷ USD Trong khi đó, tổn thất vì bão năm 2004 chỉ ở mức 145 tỷ USD Nếu khí hậu tiếp tục nóng thì chúng ta sẽ có thêm nhiều trận bão nhiệt đới dữ dội hơn
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới Theo ước tính, đến năm
2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn
Trang 29nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%
Hạn hán cũng nghiêm trọng ở nhiều khu vực khác ở châu Á Tại Trung Quốc, nhiều khu vực, đặc biệt là các tỉnh ở phía Tây Nam, đang trải qua những ngày khô hạn nghiêm trọng nhất thế kỷ qua Ở Pakistan, nhất là tại Southern Punjab, đất đai nứt nẻ và sông ngòi cạn trơ đáy Thay đổi khí hậu đang đe dọa nhiều khu vực ở vùng Trung Á rộng lớn Những dòng sông băng tan chảy do nhiệt độ trái đất tăng lên đã làm giảm nghiêm trọng nguồn nước, dẫn đến tình trạng hạn hán không chỉ ở Tajikistan mà cả ở các nước hạ nguồn Uzbekistan và Turkmenistan Các nước này đang chuẩn bị tinh thần sớm phải trải qua những vụ mùa thất thu, dự trữ lương thực giảm nghiêm trọng và nguy
cơ xảy ra nạn đói Trong khi đó, Nga đã gọi đây là “mối quan ngại thực sự”
và lo ngại thay đổi khí hậu ở Trung Á đe dọa Nga từ phía Nam
- Các hệ sinh thái bị phá hủy
Nhiều nhà sinh vật học lo ngại rằng, trong thế kỷ này sẽ có hàng loạt động vật và thực vật chết hay nói theo ngành chuyên môn, sẽ có một thảm kịch làm mất trạng thái đa dạng sinh học Nạn nhân đầu tiên là các loài thực vật và động vật sống trên cac đỉnh núi như trên một hòn đảo nhỏ lạnh trong một biển nóng, thoát chết qua chu kỳ nóng và đợi thời kỳ băng hà sắp đến Một thí dụ ở New Zealand nếu khí hậu nóng lên thêm 30C thì 80% các “đảo khí hậu” của vùng núi cao sẽ biến mất, một phần ba đến một nửa của 613 loài cây vùng núi sẽ biến mất hẳn
Theo dự đoán năm 2004 của một nhóm chuyên gia quốc tế do Chris Thomas đứng đầu, thì hàng loạt động vật và thực vật (loài có vú, chim, bò sát…), có thể 15 đến 37% tất cả các sinh vật trên trái đất sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2005, do biến đổi khí hậu
Trang 30Tại nhiều hội nghị quốc tế, các công trình nghiên cứu ở địa phương về ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đén hệ thống sinh thái nhạy cảm đã đưa ra thảo luận Kết quả của các cuộc hội thảo là một kịch bản đầy nguy cơ Chỉ cần nhiệt độ khí hậu tăng lên 10C thì hệ thống sinh thái nhạy cảm sẽ bị ảnh hưởng: san hô, rừng nhiệt đới trên vùng cao ở Queensland, Úc và các vùng đất khô trồng các giống cây thấp ở Nam Phi (đặc biệt là loài xương rồng Karoo) Nếu nhiệt độ tăng lên từ 1 đến 20C thì nó sẽ gây hại đến hệ sinh thái này, ngoài ra còn gây hại thêm hệ sinh thái ở vùng Bắc cực và vùng núi Trung Đông sẽ xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn lớn và sẽ bị nhiều loài côn trùng tấn công Một tai họa sẽ xuất hiện và không thể đạo ngược lại, có thể làm cho rừng nhiệt đới Amazon “chết cứng” Nếu nhiệt độ tăng lên 30C thì băng tuyết ở Bắc cực sẽ biến mất, tai họa sẽ đến với các loại gấu tuyết và các loài khác Vườn quốc gia ở Nam Phi sẽ mất hai phần ba số động vật của mình
- Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc
có nguy cơ tuyệt chủng Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa,
do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên Và dĩ nhiên con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta Và khi cây cỏ và động vật
bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi
- Dịch bệnh
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người rất phức tạp và cho đến nay chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng Song song vói các hậu quả
Trang 31trực tiếp về các hiện tượng thời tiết cực đoan thì hiện nay các nhà khoa học chỉ lưu ý đến sự phát triển các căn bệnh do côn trùng mang như bệnh sốt Dengue và bệnh sốt rét Côn trùng là loài máu lạnh và dễ bị khí hậu ảnh hưởng hơn con người Sự biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của chúng Điều này đã xảy ra cho một loại bọ chét ở Đức Trong những năm qua, chúng phát triển dữ dội gia tăng truyền bệnh Borreliose nguy hiểm hay bệnh Meningoenzephalitis, điều mà theo nhiều nhà khoa học là do sự biến đổi khí hậu gây ra
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới
Cho đến nay, công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về hậu quả của sự biến đổi khí hậu là do Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện năm 2002 đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn
đề hô hấp và tiêu chảy, sốt rét
Trang 32Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng
kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới
- Nông nghiệp và an toàn lương thực
Tác dụng của sự biến đổi khí hậu đến năng suất trong nông nghiệp là do tác động thay đổi của nhiệt độ, mưa, ảnh hưởng bổ sung của phân bón và sự thích nghi của các loài cây trồng Khí hậu nóng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những vùng hiện nay có khí hậu ôn hòa và lạnh (phần lớn là các nước phát triển) như Canada Trái lại những vùng cận nhiệt đới và những vùng hiện nay đất đã bị khô (phần lớn là các nước nghèo) sẽ phải chịu thiệt thòi, nhất là
vì nóng gắt và thiếu nước Đặc biệt là các nước tại bắc và nam châu Phi và một số nước ở châu Á, theo các dự báo bi quan, năng suất của các loại ngũ cốc và bắp sẽ giảm mạnh (20 đến 30% so với trường hợp không bị sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng)
Điều này sẽ làm cho sự cách biệt giữa những nước công nghiệp và các nước nông nghiệp căng thẳng hơn nữa, với kết quả là nạn đói ở các nước nghèo sẽ gia tăng Vì vậy sự biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ là một gánh nặng về đạo đức: những người nghèo nhất là những người không gây ra biến đổi khí hậu lại là người phải trả giá do biến đổi khí hậu bằng cuộc sống của mình Mùa hè đổ lửa năm 2003 ở Đức đã gây ra tình trạng giảm năng suất trong nông nghiệp Năng suất của năm 2003 giảm 12% so với năng suất trung bình tính từ năm 1997 đến 2002
- Chiến tranh và xung đột
Trang 33Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu
đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh
2.2.2 Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN ở việt nam
Việt nam cũng là một quốc gia đã và đang chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng do quá trình BĐKH gây ra.Đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trên cả nước trong những năm trở lại đây
Sự gia tăng lũ lụt, hạn hán làm trầm trọng thêm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, làm giảm sản lượng lương thực và các loại cây trồng khác
Cụ thể như tính từ năm 1996 đến năm 2005, các trận lũ, bão ở miền Bắc đã làm 2,3 triệu ha lúa bị ngập úng, gần 67.000 ha đất nông nghiệp, 830.000 ha tôm, cá nuôi trồng bị thiệt hại
Nhiệt độ thay đổi làm giảm năng suất cây trồng Mùa đông năm 2007-
2008, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đã làm chết 53.000 gia súc, khoảng 34.000 ha lúa xuân đã cấy và hàng chục nghìn ha mạ ở tất cả miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ bị mất trắng
Tháng 3/2010 ở Đồng bằng sông Cứu Long xâm nhập mặn qua các cửa sông lớn vào sâu nội địa 40-60km với độ mặn đo được từ 2%-7% Toàn vùng Đồng bằng sông Cứu Long trên 100.000 ha lúa đông xuân thiệt hại nặng bởi xâm nhập mặn trong tổng số 620.000 ha bị ảnh hưởng của các tỉnh ven biển Tháng 10 năm 2015 cả nước chịu đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài đặc
biệt các tỉnh Đông Nam Bộ làm chết nhiều đàn gia súc
Mùa đông năm 2015 các tỉnh miền núi phía bắc chịu đợt rét đậm rét hại
Trang 34làm chết hơn 10.000 con trâu bò, là đợt rét gây ảnh hưởng lớn nhất trong vòng
về người và tài sản, làm chết 4 người, bị thương 3 người, hơn 1.114 ha lúa bị tàn phá, 55 công trình thủy lợi bị hư hỏng, tổng thiệt hại ước tính gần 157 tỷ đồng Đặc biệt trong 7 tháng đầu năm 2016, số nạn nhân bị thiệt mạng do thiên tai bão lũ là 4 người xảy ra trên hai địa bàn huyện Định Hóa và huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những thiệt hại do trận mưa đá cục bộ với cường độ mạnh kèm theo giông lốc xảy ra ngày 17/4 tại hai huyện Định Hóa và Phú Lương cũng đã gây thiệt hại nặng
về tài sản và hoa màu của người dân Mưa đá kéo dài hơn 10 phút với cường
độ mạnh đã làm 2 người dân ở xã Thanh Định và Bảo Cường, huyện Định Hóa bị thương, 10 ngôi nhà của người dân ở 2 huyện Phú Lương và Định Hóa
bị sập hoàn toàn, hơn 500 nhà bị tốc mái, trên 800 héc ta lúa, hoa màu và cây lâm nghiệp bị hư hại
Trang 35Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Sản xuất nông nghiệp, thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây tại
xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Ảnh hưởng của BĐKH với tình hình sản xuất nông nghiệp tại tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
3.2 Địa điểm thực tập và thời gian thực tập
- Địa điểm thực tập: xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian: Từ ngày 13/02/2017 đến ngày 20/05/2017
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Linh Sơn, huyện Đồng
Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực t r ạ n g sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã Linh Sơn, huyện Đông Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
- Tác động của BĐKH đến hoạt động nông nghiệp
- Đề xuất giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
3.4.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Trong đề tài sử dụng các số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, các sách báo tài liệu, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã và huyện,
Ủy Ban Nhân Dân (UBND) có liên quan về điều kiện tự nhiên,hạ tầng
Trang 36kinh tế- xã hội, văn hóa, môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp của
khu vực nghiên cứu
3.4.1.2 Thu thập tài liệu sơ cấp
Quan sát trực tiếp:
Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó Quan sát trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người dân địa phương Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng hạ tầng KT - XH, môi trường… trên địa bàn xã
Phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm câu hỏi trong các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu Tiến hành điều tra 60 hộ trên địa bàn toàn xã
Xóm Làng Phan, xóm Bến Đò, xóm Khánh Hòa là những xóm đại diện cho 3 vùng địa hình của xã Linh Sơn Xóm Bến Đò đại diện cho các xóm ven sông vùng thấp, xóm Làng Phan đại diện cho các xóm vùng trung tâm xã địa hình bằng phẳng, xóm Khánh Hòa đại đại diện cho các xóm ở địa hình vùng cao gần núi
3.4.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Excel
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn
Trang 373.4.3 Phương pháp đối chiếu so sánh
Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình thực hiện
3.4.4 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng về đời sống hoạt động sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH đối với đời sống người dân trên địa bàn điều tra, thông qua các số liệu đã thu thập được trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH của hộ gia đình thông qua đó đánh giá, phân tích và đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Trang 38Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Linh Sơn là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên Xã nằm tại phía Nam của huyện và có tuyến tỉnh lộ 269 nối từ thị trấn Chùa Hang sang tỉnh Bắc Giang chạy qua Linh Sơn cũng giáp với sông Cầu ở phía Tây Nam của xã
Vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ
- Phía Nam giáp xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ
- Phía Đông giáp xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ
- Phía Tây giáp phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên
Đặc điểm vị trí địa lý xã Linh Sơn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với trung tâm huyện Đồng Hỷ và trung tâm thành phố Thái Nguyên đặc biệt thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán hàng hóa nông sản cho người dân, dễ tiếp cận thị trường tiêu dùng.[10]
4.1.1.2 Địa hình
Xã Linh Sơn mang đặc điểm của vùng núi trung du miền núi, có địa hình đồi núi kế tiếp nhau, xen kẽ ở giữa các thung lũng nhỏ và cánh đồng Chủ yếu là đồi núi cao chiếm ¾ diện tích của xã thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp
4.1.1.3 Khí hậu
Xã Linh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia làm
2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
Trang 39tháng 3 năm sau Nhiệt độ mùa hè từ 25 - 30˚c, mùa đông từ 12 - 15˚c Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 8.000˚C Tổng số giờ nắng trong năm đạt 1.600 giờ
- Nhiệt độ không khí trung bình năm đạt 220C
- Suối Linh Nham: Suối này bắt nguồn từ huyện Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn rồi đổ ra sông Cầu
- Sông Cầu: Chảy từ phía bắc xuống và chảy qua đường ranh giới của xã
- Hồ Cửa Làng và hồ Bàn Cờ có tổng diện tích trên 8 ha, đảm bảo tưới tiêu cho hàng trăm ha lúa, hoa màu và phục vụ sinh hoạt của nhân dân 8 xóm thuộc xã Linh Sơn
Ngoài ra xã còn một số suối và kênh nhỏ là nơi chứa nước phục vụ cho
nhu cầu sản xuất và đời sống của xã [10]
4.1.1.5 Tài nguyên
Khoáng sản: Xã có 01 Mỏ sắt tại 2 xóm Làng Phan và Thanh Chử với diện
tích 180ha và 01 Mỏ đá thuộc xóm Núi Hột
Đất đai: Diện tích và cơ cấu đất xã Linh Sơn năm 2016 được thể hiện qua
bảng 4.1
Trang 40Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Linh Sơn năm 2016
Diện Cơ cấu tích(ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 1.550,94 100,00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 163,46 10,54 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 211,46 13,63
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,40 0,22
2.5.1 Đất mặt nước chuyên dung SMN 25,16 1,62