Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận thạc sĩ có tiêu đề “Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được dùng trong khóa luận có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Kết quả trong khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Hà Nội, Ngày tháng năm 2018
Tác giả
Nghiêm Thị Thùy Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của tập
thể các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Đào Thị Thu Giang người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và truyền lại cho tôi những kinh nghiệm cùng các ý kiến góp ý quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này
Do thời gian hạn chế, kiến thức và kinh nghiệm của tác giả còn giới hạn, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Quý thầy cô và các độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Nghiêm Thị Thùy Trang
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ BITCOIN 8
1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ 8
1.1.1 Định nghĩa về tiền kỹ thuật số 8
1.1.2 Phân loại tiền kỹ thuật số 9
1.1.2.1 Theo sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực 9
1.1.2.2 Theo khả năng kiểm soát 11
1.1.2.3 Theo cách thức hình thành 12
1.1.2.4 Theo cách thức khai thác đồng tiền kỹ thuật số 12
1.1.2.5 Theo chức năng và mục đích sử dụng: 13
1.1.3 Đặc điểm của tiền kỹ thuật số 15
1.1.3.1 Tính pháp lý 15
1.1.3.2 Giá trị nội tại của tiền kỹ thuật số 15
1.1.3.3 Hệ thống giao dịch 15
1.1.4 Các chủ thể tham gia giao dịch tiền kỹ thuật số 17
1.2 TỔNG QUAN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ BITCOIN 19
1.2.1 Khái niệm 19
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 20
Trang 51.2.3 Đặc điểm và cơ chế giao dịch 21
1.2.3.1 Khai thác Bitcoin 22
1.2.3.2 Tạo lập ví và tài khoản Bitcoin 24
1.2.3.3 Sàn giao dịch Bitcoin 25
1.2.4 Đặc điểm khác biệt giữa Bitcoin, tiền giấy và vàng 27
1.2.5 Ưu - nhược điểm của Bitcoin 28
1.2.5.1 Ưu điểm 28
1.2.5.2 Nhược điểm 30
1.2.6 Các loại tiền kỹ thuật số phổ biến hiện nay 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ ĐỒNG TIỀN BITCOIN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 34
2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN KỸ THUẬT SỐ BITCOIN 34
2.1.1 Thực trạng chung về thị trường tiền kỹ thuật số Bitcoin trên thế giới 34
2.1.2 Thực trạng về thị trường tiền kỹ thuật số Bitcoin tại Việt Nam 43
2.2 KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ QUẢN LÝ TIỀN KỸ THUẬT SỐ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 49
2.2.1 Khuôn khổ pháp lý quản lý tiền kỹ thuật số tại một số nước trên thế giới 49
2.2.1.1 Quy định về Bitcoin trong các chính sách của Mỹ 50
2.2.1.2 Quy định về tiền kỹ thuật số trong các chính sách của Thái
Lan 57
2.2.1.3 Quy định về Bitcoin trong các chính sách của Trung Quốc 59
2.2.1.4 Quy định về Bitcoin trong các chính sách của Việt Nam 61
Trang 62.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TIỀN
KỸ THUẬT SỐ TẠI MỸ, THÁI LAN, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM 62
2.3.1 Đánh giá về thực trạng phát triển của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin 62 2.3.1.1 Thành công đạt được 62
2.3.1.2 Bitcoin và những hạn chế kèm theo 64
2.3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 69
2.3.2 Đánh giá về thực trạng quản lý đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin tại Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam 72
2.3.2.1 Đánh giá thực trạng quản lý tại Mỹ 72
2.3.2.2 Đánh giá thực trạng quản lý tại Thái Lan 74
2.3.2.3 Đánh giá thực trạng quản lý tại Trung Quốc 75
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ TIỀN KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM 77
3.1 XU HƯỚNG VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ TRÊN THẾ GIỚI 77
3.1.1 Xu hướng phát triển của tiền kỹ thuật số 77
3.1.2 Định hướng quản lý tiền kỹ thuật số 81
3.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TIỀN KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM 82
3.3 KHUYẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ TIỀN KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM 85
3.3.1 Quan điểm đối với việc chấp nhận và sử dụng tiền kỹ thuật số tại Việt Nam 88
3.3.2 Khuyến nghị chính sách quản lý Bitcoin ở Việt Nam 92
3.3.2.1 Khuyến nghị về việc xây dựng một cơ quan chuyên trách quản lý về tiền kỹ thuật số 92 3.3.2.2 Khuyến nghị về quản lý và giám sát giao dịch tiền kỹ thuật số 93
Trang 73.3.2.3 Khuyến nghị xây dựng quy định về khai thác tiền kỹ thuật số 95 3.3.2.4 Khuyến nghị xây dựng về thuế liên quan đến sở hữu và sử dụng
tiền kỹ thuật số 95
3.3.2.5 Khuyên nghị xây dựng các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, trong đó giới hạn phạm vi, khối lượng và có xác thực cho mỗi giao dịch 96
3.3.2.6 Khuyến nghị nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 BTC Tiền kỹ thuật số Bitcoin
2 ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu (European
Cetral Bank
Văn phòng thẩm định trách nhiệm chính phủ Hoa Kỳ (United States Government Accountability Office)
4 FinCEN Mạng lưới chống tội phạm Tài chính (The
Financial Crimes Enforcement Network)
5 SEC Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ
6 BSA Đạo luật bảo mật ngân hàng
7 ICO Initial Coin Offering – Hình thức kêu gọi vốn
đầu tư ban đầu của các dự án tiền kỹ thuật số
8 MSB Công ty dịch vụ tiền kỹ thuật số
9 SAR Báo cáo các hành vi đang ngờ
10 AML Chương trình tuân thủ pháp luật về chống rửa
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phân loại tiền kỹ thuật số dựa trên sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực 10 Hình 1.2: Giao dịch tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ Blockchain 23 Hình 2.1: Biến động giá trị của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin từ 2010 đến
2018 35 Hình 2.2: Khối lượng giao dịch Bitcoin từ 2010 đến 2018 36 Hình 2.3 Khối lượng trao đổi hàng ngày của Bitcoin theo các đồng tiền 38 Hình 2.4 Sự biến động giá của Bitcoin và sự quan tâm của thế giới với Bitcoin 39 Hình 2.5 Sự phát triển về quy mô của tiền kỹ thuật số từ năm 2013 đến năm
2017 40 Hình 2.6 Số lượng tài khoản ví điện tử sử dụng cho tiền kỹ thuật số từ quý
1 năm 2012 đến quý 2 năm 2017 41 Hình 2.7 Các nước có lượt truy cập vào một số sàn giao dịch BTC 44 Hình 2.8 Sự quan tâm của Việt Nam đối với 2 từ khóa “Bitcoin” và “Chứng khoán” 44 Hình2.9 Sự quan tâm về Bitcoin tại các vùng miền khác nhau của Việt Nam45
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh đặc điểm giữa Bitcoin, tiền giấy và vàng 27 Bảng 2.1 Các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam 47 Bảng 2.2 Quan điểm về tiền kỹ thuật số tại các cơ quan quản lý tại Mỹ 51 Bảng 3.1 Phân tích đặc điểm các nước Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc 86
Trang 10TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Khả năng mở rộng của Internet đã chứng minh sự phong phú và sự phức tạp của các vấn đề cần được giải quyết khi dữ liệu được truyền trên Internet Một hệ thống các tiền kỹ thuật số hình thành đã mang đến nhiều mối đe dọa cho sự minh bạch trong kinh tế
Trái ngược với các hệ thống tài chính truyền thống, tiền kỹ thuật số hay tiền tệ
số không dựa vào các cơ quan trung ương để quản lý các giao dịch và điều tiết trao đổi Mặc dù điều này làm cho các giao dịch và đầu tư ẩn danh ở một mức độ cao, nhưng cũng có nghĩa là các nhà đầu tư tham gia mua bán trao đổi tiền kỹ thuật số và tham gia vào các chương trình góp vốn đầu tư ban đầu của các dự án tiền kỹ thuật
số (Initial Coin Offerings - ICOs) sẽ không được bảo vệ nếu ví điện tử bị xâm phạm Có thể thấy rằng thị trường tiền kỹ thuật số là một thị trường kinh doanh vô cùng rủi ro
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tới với điều kiện kinh tế xã hội tăng trưởng vượt bậc, tiền kỹ thuật số và những dịch vụ đi kèm với nó sẽ càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn nữa
Tại Việt Nam hiện nay, khi hoạt động của người dùng Bitcoin mới chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, thị trường giao dịch tiền kỹ thuật số đã từng bước đạt được nhiều kết quả tích cực với sự tăng trưởng về cả số lượng nhà đầu tư tham gia và lợi nhuận đạt được từ tiền kỹ thuật số Tuy nhiên, thị trường tiền kỹ thuật số vẫn còn tồn tai nhiều hạn chế và rủ ro liên quan đến pháp lý trong bối cảnh nhà nước vẫn chưa đưa
ra được một quy định cụ thể về tiền kỹ thuật số
Trước thực trạng trên, tác giả đã mạnh dạn đánh giá những mặt hạn chế, phân tích các nguyên nhân và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm mục đích quản lý hiệu quả tiền kỹ thuật số Hi vọng với những nghiên cứu của luận văn này, tác giả
có thể mang đến cái nhìn khách quan về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin nói riêng và các đồng tiền kỹ thuật số nói chung và đóng góp một số giải pháp thiết thực trong việc xây dựng các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới, đó là thời đại của nền kinh
tế tri thức, thời đại của xã hội thông tin Đặc biệt, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - cuộc cách mạng được cho là sự bùng nổ của các công nghệ đột phá đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế, và thị trường tài chính tiền tệ cũng không nằm ngoài quy luật chung
Khi có Internet kết nối vạn vật, lượng thông tin trao đổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần, khả năng tiếp nhận những biến đổi từ thị trường tài chính tiền tệ tăng lên, việc nhiều hình thái tiền tệ mới được hình thành đáp ứng nhu cầu của thị trường là nhu cầu tất yếu, trong đó nổi bật lên là sự ra đời của tiền kỹ thuật số hay còn gọi là đồng tiền kỹ thuật số (tiền ảo hay tiền tệ số)
Các loại tiền kỹ thuật số đang ngày được mọi người chấp nhận trong thanh toán hằng ngày và thanh toán Quốc tế Các công ty công nghệ hưởng ứng nhiệt tình với loại tiền kỹ thuật số Từ cuối 2014, Microsoft đã cho phép khách hàng chuyển Bitcoin sang USD để thanh toán các trò chơi, ứng dụng Hãng máy tính Dell cũng chấp nhận Bitcoin cho một số giao dịch trực tuyến Tham gia vào lĩnh vực còn có những tên tuổi như PayPal, Steam, Overstock, Virgin Galactic, OkCupid, Namecheap…Không chỉ với các mặt hàng giá trị nhỏ và trung bình, một vài đại lý ôtô tại Mỹ cũng đã chấp nhận giao dịch bằng Bitcoin, trong đó xe điện Tesla Model
S (giá khoảng 100.000 USD) và siêu xe thể thao Lamborghini Gallardo (giá hơn 200.000 USD) đã được thanh toán thành công bằng tiền kỹ thuật số Đặc biệt, vào tháng 9/2017, một dự án bất động sản trị giá 325 triệu USD được mở bán ở Dubai
và chấp nhận thanh toán trực tiếp bằng Bitcoin Với những ưu điểm nổi bật về chi phí, thời gian giao dịch, khả năng thanh khoản, tiện dụng, gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng, tiền kỹ thuật số đang ngày càng chứng minh ưu thế của mình so với tiền giấy truyền thống
Trang 12Tại Việt Nam hiện nay, hàng loạt các cộng đồng những người chơi Bitcoin đã được hình thành Việc giao dịch bằng Bitcoin mang lại rất nhiều thuận tiện nhưng cũng không thiếu những rủi ro Cuối tháng 2/2014, Nhà nước Việt Nam đã có thông cáo báo chí rằng: “Giao dịch Bitcoin ở Việt Nam không được pháp luật bảo vệ, có nghĩa là khi bạn mua bán hay đầu tư Bitcoin, thì nhà nước sẽ không chịu trách nhiệm về những rủi ro mà bạn gặp phải” Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin
và các loại tiền kỹ thuật số vì Bitcoin không phải là tiền tệ Dù cơ quan quản lý đã lên tiếng cảnh báo và không cấp phép thành lập sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến tại Việt Nam, tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại quy định mọi người được kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm Bitcoin mới chỉ bị Ngân hàng nhà nước cấm làm phương tiện thanh toán như một loại tiền tệ, vậy nên các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư và gần như không tỏ ra lo lắng trước những khuyến cáo trên
Hiện nay, diễn biến giao dịch Bitcoin vô cùng phức tạp với hàng loạt các vụ lừa đảo trên thế giới Tại Việt Nam mặc dù giao dịch Bitcoin đang diễn ra khá sôi động tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin để làm luận cứ cho việc đề xuất các chính sách quản lý đồng tiền này Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin để đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối với Việt Nam là hết sức quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay
2 Tổng quan nghiên cứu
Mô hình đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin lần đầu tiên được miêu tả bởi tác giả Satoshi Nakamoto (31/10/2008) Trong quá trình mạng lưới tiền tệ này phát triển, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh kinh tế
và quản lý của Bitcoin, tiêu biểu là:
22/07/2011 Nghiên cứu “An Analysis of Anonymity in the Bitcoin System” của Fergal Reid và Martin Harrigan - đã đề cấp đến các hoạt động giao dịch không chính thống của đồng tiền kỹ thuật số trên thế giới tại thời điểm đó và đưa ra những phân tích cơ bản về đặc tính giao dịch của các đồng tiền kỹ thuật số trong đó có
Trang 13đồng Bitcoin và cách những giao dịch Bitcoin được diễn ra trong bối cảnh Bitcoin vẫn chưa được công nhận là đồng tiền giao dịch
Đến tháng 10 năm 2012, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu đã công bố ra một nghiên cứu chung về tiền kỹ thuật số, trong đó đã đưa ra được chi tiết đăc điểm của tiền kỹ thuật số, ưu điểm và nhược điểm của một số loại tiền kỹ thuật số tương tự Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng đã định nghĩa về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin và nêu lên các đặc điểm của đồng tiền này
Khi mà giá trị đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin ngày một tăng nhanh và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các giao dịch đầu tư trên thế giới, năm 2013 Văn phòng Chính phủ
Mỹ đã tập hợp một loạt các chuyên gia để tiến hành nghiên cứu về nền kinh tế ảo nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng Báo cáo nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các rủi ro trong quá trình giao dịch đồng tiền kỹ thuật số, tác động lên nền kinh tế của các quốc gia đồng thời cũng đưa ra một số khuyến nghị các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số
Nghiên cứu của Jerry Brito và Andrea Castillo (2013): “Bitcoin: A Primer for Policymakers” tập trung đánh giá các tính chất của Bitcoin cũng như ưu và nhược điểm đối với nền kinh tế Hệ thống luật pháp của Mỹ được đưa ra xem xét và phân tích Các tác giả đã đưa ra nhiều khuyến nghị cho những người lập chính sách, trong
đó quan trọng nhất là không nên cấm Bitcoin và cần chuẩn hóa, hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện thời nhằm đảm bảo phát huy ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của
hệ thống tiền tệ này
Nghiên cứu của Sarah Gruber (2013): “Trust, Identity, and Disclosure: Are Bitcoin Exchanges the Next Virtual Havens for Money Laundering and Tax Evasion?” cũng tập trung đánh giá và đưa ra được mối quan hệ của Bitcoin, một loại tiền tệ không gian, với Đạo luật Bảo mật Ngân hàng và thảo luận về rửa tiền và trốn thuế Nghiên cứu đã đề cập đến các quy định về trao đổi Bitcoin, sự mất an toàn giao dịch và đưa ra giá trị của lòng tin đối với người sử dụng các trao đổi Bitcoin
Để từ đó Sarah Gruber đã đề xuất một kế hoạch điều tiết bổ sung nhằm vào các lĩnh
Trang 14vực mà quy định hiện hành không thể giải quyết trong việc chống rửa tiền, trốn thuế
và các hoạt động hình sự khác trong việc giao dịch tiền kỹ thuật số
Cùng với sự bủng nổ của Bitcoin, hàng loạt các nghiên cứu được ra đời trong
đó có thể kể đến nghiên cứu của Matthew P Ponsford (2015): “A Comparative Analysis of Bitcoin and Other Decentralised Virtual Currencies: Legal Regulation in the People's Republic of China, Canada, and the United States” đã đưa ra một báo cáo nghiên cứu về Bitcoin và phân tích những quy định khác nhau ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Canada, Hoa Kỳ và đại diện một quốc gia khác chưa có quy định về giao dịch tiền kỹ thuật số và các quy định pháp lý đã được điều chỉnh hoặc có ý định điều chỉnh Các phát hiện giúp xác định đặc điểm hiện tại của Bitcoin trên toàn cầu
và đánh giá các quy chế áp dụng trong bối cảnh công nghệ, kinh tế, xã hội, tài chính
và chính trị tại một số quốc gia nổi bật
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác liên quan đến khía cạnh kĩ thuật của tiền kỹ thuật số mà trong phạm vi nghiên cứu, xin không đề cập đến
Tại Việt Nam, rất khó để có thể tìm được một nghiên cứu chính thống về tiền
kỹ thuật số Bitcoin do đây là chủ đề nghiên cứu khá mới Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như “Bitcoin – Sự ảnh hưởng của nó đối với quy luật lưu thông tiền tệ trong thời đại hiện nay” (2014) của Ths.Nguyễn Phước Tài và Ths.Nguyễn Thuận Quý, bài nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn sơ lược về Bitcoin Bên cạnh đó bài viết còn đưa ra một số nhận định về việc Bitcoin có vận động theo công thức chung của tư bản không Tuy nhiên bài viết mới chỉ đề ra một số giải pháp tập trung vào các phần mềm quản lý nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế mà chưa đi sâu vào các chính sách quản lý chung về tiền kỹ thuật số
Cũng trong năm 2014, báo cáo nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu về tiền kỹ
ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tiền kỹ thuật số như định nghĩa và phân loại tiền kỹ thuật số, đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số như rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố (cơ chế, nguyên nhân…), đồng thời đề ra cách tiếp cận và hướng quản lý trước mắt Tuy nhiên báo cáo nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
Trang 15việc đưa ra các chính sách hiện có của các nước mà chưa đi sâu đánh giá về các chính sách này Bên cạnh đó, bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các khuyến nghị quản lý mà chưa phân tích được mối liên hệ của Việt Nam và sự cần thiết phải đưa ra các khuyến nghị đó
Ngoài một số bài báo khoa học Tạp chí Ngân hàng, số 10, tác giả Đậu Thị Mai Hương có bài viết: “Một số vấn đề pháp lý về tiền kỹ thuật số và khuyến nghị” và trên báo Thị trường Tài chính Tiền tệ có bài: “Quá trình phát triển của đồng Bitcoin
và những vấn đề đặt ra” của tác giả Trang Ngọc thì thông tin về Bitcoin chủ yếu là các bài báo đưa tin
Có thể thấy Việt Nam đang thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về tiền kỹ thuật số Luận văn sẽ tập trung phân tích hiện trạng phát triển của tiền kỹ thuật số Bitcoin và đánh giá ưu nhược điểm của các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số của một số nước và tại Việt Nam Bên cạnh đó luận văn sẽ đi sâu xem xét xu thế phát triển của tiền kỹ thuật số và xu thế quản lý tiền kỹ thuật số của các nước trong thời gian tới Từ đó phân tích sự cần thiết của việc xây dựng các quy định quản lý tiền kỹ thuật số và đề xuất một số khuyến nghị quản lý tại Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những đặc điểm và cơ chế giao dịch của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin, phân tích thực trạng khuôn khổ pháp lý của đồng tiền này tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam nhằm mục đích xây dựng chính sách quản lý hiệu quả các loại tiền kỹ thuật số tại Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới
4 Đối tượng nghiên cứu
− Đặc điểm và cơ chế giao dịch tiền kỹ thuật số Bitcoin
− Chính sách quản lý giao dịch đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam
Trang 165 Nhiệm vụ nghiên cứu
− Nghiên cứu những cơ sở lý luận về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin trong đó tập trung nghiên cứu đặc điểm, phương thức giao dịch, các chủ thể tham gia trong quá trình giao dịch và phân tích ưu nhược điểm của đồng tiền này
− Nghiên cứu, phân tích thực tiễn phát triển của thị trường tiền kỹ thuật số và cách thức quản lý một số nước trên thế giới tại Việt Nam
− Nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường tiền kỹ thuật số và xu thế quản lý tiền tiền kỹ thuật số trên thế giới
− Đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm quản lý hiệu quả đồng tiền kỹ thuật số tại Việt Nam
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
− Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về tiền kỹ thuật số nói riêng và Bitcoin nói chung bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc Tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về tiền kỹ thuật số
− Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ, các chủ trương và chính sách liên quan đến quản lý tiền kỹ thuật số để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học
7 Giới hạn của đề tài:
− Không gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý tiền kỹ thuật số Bitcoin tại Việt Nam và tại một số nước trên thế giới mà không đi sâu vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế
− Thời gian: Từ khi đồng Bitcoin được tạo thành vào năm 2009 cho đến tháng 03 năm 2018
Trang 178 Những đóng góp mới về mặt khoa học, thực tiễn của luận án
− Về khoa học: Đề tài nghiên cứu đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc xây dựng những chính sách quản lý đồng tiền kỹ thuật số tại Việt Nam
− Về thực tiễn: Là công trình nghiên cứu có hệ thống và logic từ đánh giá hiện
trạng phát triển của đồng kỹ thuật số Bitcoin và phân tích tồn tại, hạn chế của của các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số của tại một số nước, đại diện cho các nhóm nước tiêu biểu có sử dụng, cấm sử dụng và sử dụng có hạn chế Bitcoin Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh muc các chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
− Chương 1: Nghiên cứu những cơ sở lý luận về đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin
− Chương 2: Thực trạng phát triển và quản lý đồng tiền Bitcoin tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam
− Chương 3: Khuyến nghị về quản lý tiền kỹ thuật số tại Việt Nam
10 Điểm mới của Luận văn
Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về tiền kỹ thuật số trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và học giả tại Việt Nam, kết hợp đúc rút thực tiễn tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về tiền kỹ thuật số Bitcoin nói riêng
và tiền kỹ thuật số nói chung
Thay vì chỉ nêu ra các quy chế quản lý, Luận văn tập trung phân tích, đánh giá
cụ thể về tồn tại, hạn chế của các chính sách quản lý tiền kỹ thuật số của tại một số nước, đại diện cho các nhóm nước tiêu biểu có sử dụng, không sử dụng và sử dụng
có hạn chế Bitcoin Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu phân tích xu thế phát triển và quản lý tiền kỹ thuật số trên thế giới trong thời gian tới Để từ đó có cơ sở để đưa ra các khuyến nghị về cơ chế quản lý đồng tiền kỹ thuật số tại Việt Nam
Trang 18CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ BITCOIN
1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ
1.1.1 Định nghĩa về tiền kỹ thuật số
Tiền kỹ thuật số (Virtual currency) đã và đang có nhưng tác động sâu rộng đến mọi nền kinh tế trên thế giới và đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất bởi các nhà đầu tư Tuy nhiên các chính phủ hiện chưa đưa ra một định nghĩa chính thức nào về tiền kỹ thuật số Luận văn xin đưa ra một số định nghĩa của các tổ chức uy tín đang được sử dụng rộng rãi
Từ điển Oxford định nghĩa: tiền kỹ thuật số là một đồng tiền số, trong đó
các kỹ thuật mã hoá được sử dụng để điều chỉnh việc tạo ra các đơn vị tiền tệ và xác minh việc chuyển tiền, hoạt động độc lập với ngân hàng trung ương
Theo Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Cetral Bank (ECB)) – (2015) đã định nghĩa: “tiền kỹ thuật số là một loại tiền số có giá trị, không phải do
ngân hàng trung ương, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính truyền thống nào phát hành, mà trong một số trường hợp có thể được sử dụng như là một sự thay thế cho tiền” (ECB 2015, tr.25)
Theo Văn phòng thẩm định trách nhiệm chính phủ Hoa Kỳ (United States Government Accountability Office – GAO) (2014): “Tiền kỹ thuật số là
một đơn vị trao đổi số hóa có giá trị, không phải do chính phủ ban hành Không giống như đô la Mỹ và các đơn vị tiền tệ do chính phủ phát hành khác, tiền kỹ thuật
số không nhất thiết phải có hình thái vật chất hoặc giấy tờ liên quan đến việc lưu thông của chúng Trong khi một số loại tiền tệ tiền kỹ thuật số có thể hoạt động như một đơn vị giao dịch, lưu trữ giá trị và trao đổi, thì một số động tiền chỉ được chấp nhận tại một số thị trường nhất định Một số loại tiền kỹ thuật số chỉ có thể được sử dụng trong các nền kinh tế ảo (là nền kinh tế được định nghĩa bao gồm các hoạt động kinh tế giữa các nhóm cộng đồng, tương tác với nhau thông qua các thiếp lập
ảo, ví dụ: trong trò chơi nhập vai trực tuyến) và có thể không được trao đổi dễ dàng với các loại tiền tệ do chính phủ phát hành như đô la Mỹ, đồng Euro hoặc Yên Các loại tiền kỹ thuật số khác có thể được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ
Trang 19trong nền kinh tế thực và có thể được chuyển đổi thành các loại tiền tệ do chính phủ phát hành thông qua việc trao đổi tiền kỹ thuật số” (GAO 2014, tr.4)
Theo Mạng lưới chống tội phạm Tài chính (The Financial Crimes Enforcement Network – FinCEN) (2013) định nghĩa: “Tiền kỹ thuật số là là một
phương tiện trao đổi hoạt động như một loại tiền tệ trong một số môi trường, nhưng không có tất cả các thuộc tính của đồng tiền thực Cụ thể, tiền kỹ thuật số không có quyền phát hành chính thức ở bất kỳ khu vực có thẩm quyền nào” (FinCEN 2013, tr.1)
Từ những định nghĩa trên, Luận văn xin đưa ra một định nghĩa khái quát
chung về tiền kỹ thuật số: Tiền kỹ thuật số thường được gọi là "đồng tiền kỹ thuật
số" hay "tiền tệ số", hoạt động như một phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị không giới hạn, được phân bổ chủ yếu bởi sự đồng thuận của người sử dụng, được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở Tiền kỹ thuật số được giao dịch mua bán hoàn toàn trên môi trường internet và không chịu sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào
1.1.2 Phân loại tiền kỹ thuật số
Hiện tại trên thị trường kỹ thuật số có hơn 1384 đồng tiền khác nhau (nguồn thống kê: coinmarketcap.com), tuy nhiên không phải đồng tiền kỹ thuật số nào cũng giống đồng nào Mỗi đồng tiền lại thể hiện một mục đích sử dụng, cách thức hình thành hay cách thức khai thác khác nhau
Luận văn xin đưa ra 5 cách thức phân loại tiền kỹ thuật số: (1) Theo sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực; (2) Theo khả năng kiểm soát; (3) Theo cách thức hình thành; (4) Theo cách thức khai thác đồng tiền kỹ thuật số; (5) Theo chức năng và mục đích sử dụng
1.1.2.1 Theo sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực
Mỗi đồng tiền kỹ thuật số lại có một mức độ chuyển đổi khác nhau sang hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ giữa các quốc gia hoặc giữa các nhà đầu tư trong thị trường thực Dựa theo mối quan hệ tương tác với 3 đối tượng chính là tiền thực, hàng hóa-dịch vụ thưc và hàng hóa-dịch vụ ảo, tiền kỹ thuật số được chia làm 3 loại: tiền kỹ
Trang 20thuật số lưu chuyển đóng (Closed virtual currency) tiền kỹ thuật số lai tạp (hybrid virtual currency) và tiền kỹ thuật số lưu chuyển mở (Open virtual currency)
Hình 1.1: Phân loại tiền kỹ thuật số dựa trên sự tương tác với tiền thực và
nền kinh tế thực
(Nguồn: ECB, 2012)
− Tiền kỹ thuật số lưu chuyển đóng (Closed virtual currency): là loại tiền kỹ
thuật số gần như không có mối liên hệ với nền kinh tế thực và chỉ có thể được sử dụng để mua bán các hàng hóa, dịch vụ ảo trong một môi trường ảo như các game ofline, online… Người dùng thường phải trả phí thuê bao và kiếm được tiền kỹ thuật số dựa trên hiệu suất trực tuyến của họ Tiền kỹ thuật
số này chỉ có thể được chi tiêu bằng cách mua hàng hóa và dịch vụ ảo được cung cấp trong cộng đồng ảo, không thể mua được bằng tiền thực hay bán lấy tiền thực, cũng như không thể trao đổi với hàng hóa thực Ví dụ cho tiền kỹ thuật số lưu chuyển đóng có thể kể đến như đồng Simoleon trong trò chơi The Sims hay các đồng coin trong Mario, Cooking Dash, đào vàng…
− Tiền kỹ thuật số lai tạp (hybrid virtual currency) là loại tiền kỹ thuật số có
thể được mua trực tiếp, sử dụng đồng tiền thực với tỷ giá trao đổi cụ thể để mua, nhưng không thể đổi lại tiền tệ thực Các điều kiện chuyển đổi được thiết lập bởi người sáng lập Các đồng tiền kỹ thuật số này cho phép sử dụng đồng tiền để mua hàng hóa và dịch vụ ảo, nhưng một số cũng có thể cho
Trang 21phép tiền tệ của họ được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ thực Ví dụ điển hình cho tiền kỹ thuật số lai tạp là các đồng tiền kỹ thuật số được thiết lập bởi Nintendo, gọi là Nintendo Points, có thể được mua lại trong các cửa hàng của Nintendo và trong các trò chơi của họ Người tiêu dùng có thể mua điểm trực tuyến bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc trong các cửa hàng bán
lẻ bằng cách mua một thẻ Nintendo Points Các điểm không thể được chuyển đổi trở lại tiền thật
− Tiền kỹ thuật số lưu chuyển mở (open – flow virtual currency): là loại tiền kỹ
thuật số có thể được mua bằng tiền thực và bán lấy tiền thực Người dùng có thể mua và bán tiền kỹ thuật số theo tỷ giá trao đổi với đồng tiền của họ Đồng tiền kỹ thuật số cũng tương tự như bất kỳ đồng tiền chuyển đổi khác liên quan đến tính tương hợp của nó với thế giới thực Các đồng tiền này được cho phép để có thể mua cả hàng hoá, dịch vụ ảo và thực Ví dụ cho tiền
kỹ thuật số lưu chuyển mở như Linden Dollars (L $) là loại tiền kỹ thuật số được cấp trong Second Life, một thế giới ảo nơi người dùng tạo ra "avatars", tức là các nhân vật ảo có thể được tùy chỉnh Second Life có nền kinh tế riêng, nơi người dùng có thể mua và bán hàng hoá và dịch vụ với nhau Để làm như vậy, họ cần Linden Dollars, có thể được mua bằng đô la Mỹ và các loại tiền tệ khác theo tỷ giá trao đổi được thiết lập trên thị trường giao dịch tiền tệ Một thẻ tín dụng hoặc tài khoản PayPal là cần thiết Người sử dụng có thể bán lại Linden Dollars dự phòng để đổi lấy đô la Mỹ
1.1.2.2 Theo khả năng kiểm soát
Theo khả năng kiểm soát tiền kỹ thuật số được chia thành 2 loại: tiền kỹ thuật
số tập trung (centralized virtual currency) và tiền kỹ thuật số phi tập trung (decentralized virtual currency)
− Tiền kỹ thuật số tập trung là tiền kỹ thuật số do một nhà quản trị kiểm soát
toàn bộ nền kinh tế ảo, từ việc phát hành tiền kỹ thuật số, xác thực giao dịch, quyết định lượng cung tiền kỹ thuật số đến việc đưa ra các quy định hoạt động trong một nền kinh tế ảo Ví dụ như Linder dollar trong Second life…
Trang 22− Tiền kỹ thuật số phi tập trung là tiền kỹ thuật số không do một nhà quản trị
nào kiểm soát, các đơn vị tiền kỹ thuật số được tạo ra và đưa vào hệ thống thông qua hoạt động “khai thác” (mining) và được kiểm tra, quản lý bởi chính người dùng thông qua công cụ kĩ thuật phức tạp Bitcoin là một ví dụ điển hình cho tiền kỹ thuật số phi tập trung
1.1.2.3 Theo cách thức hình thành
Theo cách thức hình thành, tiền kỹ thuật số được chia làm 2 loại: tiền kỹ thuật số tiền mã hóa (cryptocurrency) và tiền kỹ thuật số thông thường (tiền điện tử thông thường – digital currency)
− Tiền kỹ thuật số tiền mã hóa là tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ mã hóa để
kiểm soát sự hình thành và giao dịch của đồng tiền này trên thị trường Để sử dụng, người dùng phải có một “ví điện tử” với địa chỉ là một dãy ký tự mã hóa xác định và không cần tiết lộ danh tính của mình và quyền kiểm soát thuộc về cộng đồng người dùng Ví dụ cho tiền kỹ thuật số mã hóa như Bitcoin và Litecoin
− Tiền kỹ thuật số thông thường là tiền kỹ thuật số được quản lý bằng các phần
mềm, công nghệ máy tính Thay vì dùng “ví điện tử”, người dùng sẽ mở những tài khoản mang thông tin chi tiết về người dung và Chúng không có giá trị vật lý tương đương trong đời thực như tiền giấy Tuy nhiên, tiền kỹ thuật
số thông thường vẫn sở hữu nhưng đặc tính của tiền tệ truyền thống, ví dụ có thể lưu giữ, chuyển cho người khác hoặc trao đổi với một loại tiền khác Đồng thời, có thể dùng chúng để thanh toán cho các hoá đơn mua hàng trên các cửa hàng trực tuyến, hoặc các dịch vụ khác
1.1.2.4 Theo cách thức khai thác đồng tiền kỹ thuật số
Trong khi không có người dùng nào có thể tạo các đơn vị mới trong một loại tiền kỹ thuật số tập trung thì người dùng tiền kỹ thuật số được phân quyền có thể có được các đơn vị mới bằng cách tham gia khai thác Dựa vào cách thức khai thác ta phân làm 2 loại là: Khai thác phi thương mại (Non-commercial mining) và khai thác thương mại (Commercial mining)
Trang 23− Khai thác phi thương mại
• Người dùng cá nhân có thể tự thu được các đơn vị bằng cách “khai thác”
và sau đó bán chúng trên các sàn giao dịch hoặc để mua hàng hóa
• Các hoạt động khai thác nhiều loại tiền kỹ thuật số ngày càng bị bó hẹp lại cho nên người dùng cá nhân có cơ hội tham gia vào trong các mạng lưới Điều này giúp tránh hoặc giảm bớt rào cản đầu vào cho các “thợ đào tiền kỹ thuật số”
• Các nhà sản xuất sản xuất phần cứng khai thác chuyên dụng và bán cho người dùng cá nhân và khách hàng thương mại
• Các dịch vụ khai thác đám mây (Cloud mining services) được gọi là các trang trại máy chủ chuyên khai thác Họ bán hoặc cho thuê các “cỗ máy khái thác” của họ cho khách hàng Khi máy chủ đã xác nhận thành công một loạt các giao dịch, phần khai thác sẽ được phân phối cho các cổ đông sau khi khoản phí của chính họ đã được khấu trừ
• Các “thợ đào tiền kỹ thuật số thương mại” có thể hoạt động trên nhiều loại tiền kỹ thuật số
• Các công ty khác nhau cũng có thể đồng ý thành lập một mỏ khai thác Hơn nữa, các công ty có thể thiết lập cơ sở hạ tầng của một mỏ khai thác
và sau đó cung cấp các dịch vụ của họ (ví dụ như cung cấp phần cứng và phần mềm khai thác mỏ) cho khách hàng
1.1.2.5 Theo chức năng và mục đích sử dụng:
Dựa theo chức năng và mục đích sử dụng, tiền kỹ thuật số có thể chia làm 4 loại: tiền kỹ thuật số giá trị trả trước (prepaid virtual currency), tiền kỹ thuật số thân thiết (loyal points), tiền kỹ thuật số trong game (gaming currency) và tiền kỹ thuật
số lưu hành (monetization virtual currencies)
− Tiền kỹ thuật số giá trị trả trước là loại tiền kỹ thuật số trong các tài khoản
trả trước, trong đó đồng tiền này được dùng giống như một sản phẩm, hàng hóa Tiền kỹ thuật số giá trị trả trước thường được phát hành, quản lý bởi các
Trang 24công ty viễn thông, ví điện tử Ví dụ cho tiền kỹ thuật số giá trị trả trước là air miles, được dùng trong các tài khoản trả trước Airtime Ở Việt Nam, Mobile phone và Vinaphone đã bắt đầu ứng dụng hệ thống thanh toán này cho thuê bao trả trước Người dùng sẽ thiết lập tài khoản (đối với từng mạng, mỗi nhà mạng sẽ có một hệ thống riêng) và nạp tiền vào đó, sau đó khoản tiền này sẽ chuyển thành một loại tiền kỹ thuật số là air miles Từ đây người dùng có thể chuyển tiền, trả tiền thuê bao trong phạm vi mạng viễn thông đó
− Tiền kỹ thuật số thân thiết là loại tiền kỹ thuật số được phát hành bởi các
công ty phi tài chính và dùng như phần thưởng tích lũy đối với khách hàng thân thiết, nhằm thúc đẩy thói quen mua sắm của khách hàng Ví dụ như Tesco Clubcard, một dịch vụ của Tesco mà mỗi khi khách hàng mua một sản phẩm nào đó của công ty, họ sẽ được nhận điểm tích lũy Khi số điểm này đủ lớn, khách hàng có thể dùng nó để mua các sản phẩm khác của công ty hoặc nhận chiết khấu
− Tiền kỹ thuật số trong game: là những loại tiền kỹ thuật số được dùng trong
các game, đặc biệt là game online, nhằm tăng sự hấp dẫn của trò chơi và tính tương tác với người dùng Ví dụ có đồng WoW gold trong Word of Warcraft, Vcoin trong Audition…
− Tiền kỹ thuật số lưu hành là đồng tiền được tạo ra với mục đích giúp đơn
giản hóa các trao đổi, có tính tương tác giữa môi trường thực và ảo Tiền kỹ
thuật số lưu hành có thể chia làm 3 loại: Tiền kỹ thuật số lưu hành trong các
ứng dụng (application monetization currencies) (ví dụ như đồng TYM được
dùng trong appstorevn ở Việt Nam Người dùng có thể nạp tiền thật vào để đổi thành TYM ( không được đổi ngược lại) và dùng tiền đó để mua các ứng
dụng cho điện thoại), tiền kỹ thuật số cho các hoạt động quảng cáo
(advertising currencies) (là tiền thưởng cho người dùng khi tham gia vào một
hoạt động quảng cáo nào đó như xem một đoạn trailer, làm một phiếu điều
tra hay tải một ứng dụng…) và tiền kỹ thuật số giá trị mã hóa ( value coded
currencies) (là đồng tiền gần như mô phỏng đồng tiền thật, có thể dùng rộng
Trang 25rãi trong nhiều hoạt động giao dịch khác nhau và không giới hạn trong một môi trường xác định.)
1.1.3 Đặc điểm của tiền kỹ thuật số
1.1.3.1 Tính pháp lý
Tính pháp lý là một đặc điểm cơ bản của các tiền kỹ thuật số vì một đồng tiền theo định nghĩa phải được đưa vào hệ thống luật pháp quốc gia, do Chính phủ của một quốc gia ban hành và được Chính phủ đưa ra những quy định giao dịch chung Tiền kỹ thuật số không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ nào, do đó không phải chịu sử quản lý, kiểm soát của Nhà nước
1.1.3.2 Giá trị nội tại của tiền kỹ thuật số
Các thị trường chứng khoán không bao giờ sụp đổ xuống mức đáy là 0, khi các cổ phiếu luôn có một thứ được gọi là "giá trị nội tại" – giá trị thực của cổ phiếu
mà không chịu sự chi phối của thị trường, nên các nhà đầu tư vẫn có thể thu về được một khoản nhất định của số tiền mình đã bỏ ra Ví dụ, cổ phiếu của Microsoft, sau khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng dot-com đã giảm từ mức 39,264 tháng 12/1999 xuống 14,589 tháng 12/2000, không xuống mức 0 như nhiều cổ phiếu công nghệ khác tại thời điểm đó là vì cổ phiếu của Microsoft có giá trị nội tại Công ty vẫn tiếp tục bán hệ điều hành và các sản phẩm Office của mình, và các nhà đầu tư thấy được Microsoft không những vẫn sống tốt mà còn có thể trả cổ tức, khiến họ vừa thu hồi được vốn, vừa có lợi nhuận đáng kể
Tiền kỹ thuật số, ngược lại bản thân nó không tự sinh ra lợi nhuận, mà chỉ là một dạng cổ phiếu điện tử được dùng để chuyển tiền giữa các người dùng (và mỗi lượt giao dịch này đều mất phí) Nói cách khác, tiền kỹ thuật số không có giá trị nội tại Chính vì thế giá trị của đồng tiền tiền kỹ thuật số hình thành không chịu sự quản
lý của chính phủ hay cơ quan có thẩm quyền nào mà bị ảnh hưởng toàn phần từ thị trường (nhu cầu của người dùng, các chính sách và thông tin liên quan…)
1.1.3.3 Hệ thống giao dịch
Một "hệ thống thanh toán" có thể được coi là một bộ công cụ và các quy tắc cho việc chuyển tiền giữa các bên tham gia hệ thống Nó thường dựa trên một thỏa
Trang 26thuận giữa người tham gia trong hệ thống và nhà điều hành hệ thống, và việc chuyển tiền được thực hiện bằng cách sử dụng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được cho phép Về bản chất, các chương trình tiền kỹ thuật số hoạt động giống như các hệ thống thanh toán bán lẻ, ngoại trừ việc các trung gian tài chính thường không tham gia vào quá trình thanh toán Các chương trình tiền kỹ thuật số thể hiện ba yếu tố chính hoặc các quá trình của một hệ thống thanh toán bán lẻ:
− Một phần mềm thanh toán được sử dụng làm phương tiện giao dịch thanh
toán
− Xử lý và thanh toán bù trừ bao gồm yêu cầu thanh toán được trao đổi
giữa chủ nợ và bên có liên quan
− Khoản nợ và tín dụng được thanh toán trong tài khoản của người dùng
Mặc dù có các mô hình khác nhau nhưng các tính năng cụ thể sau đây thường
có thể cho thấy các thỏa thuận thanh toán trong các chương trình tiền kỹ thuật số:
− Đại lý liên quan: Tiền kỹ thuật số được tổ chức bên ngoài các kênh ngân
hàng truyền thống Một tổ chức phi tài chính đóng vai trò quan trọng và không có tổ chức khác cung cấp tài khoản thanh toán hoặc dịch vụ thanh toán, hoặc các tổ chức hoạt động dịch vụ thanh toán, bù trừ và thanh toán Về vấn đề này, các giao dịch tiền kỹ thuật số hoạt động như các giao dịch ba bên truyền thống với bộ xử lý thuộc chương trình Các tài khoản được ghi nợ, ghi
có và được lưu trữ trong hệ thống này Các khoản thanh toán bằng tiền kỹ thuật số do đó được xử lý "trong nhà" và có thể được xếp loại như là một loại giao dịch nội bộ cụ thể, nghĩa là chuyển yêu cầu thanh toán cho tổ chức phát hành tiền kỹ thuật số
− Loại giao dịch: Từ khái niệm, thanh toán có thể được xếp loại là thanh
toán bán lẻ, nghĩa là một số lượng lớn thanh toán với các giá trị nhỏ Công cụ thanh toán thường là chuyển khoản tín dụng ảo
− Loại hình thanh toán: Giao dịch trao đổi đồng tiền kỹ thuật số thường
được thanh toán trên cơ sở tổng thể Mỗi giao dịch thanh toán được chuyển
và thanh toán riêng lẻ trên tài khoản của người trả tiền và người thụ hưởng,
Trang 27dẫn đến việc ghi nợ tài khoản cho mỗi lần thanh toán được giải quyết Theo nguyên tắc chung, việc giải quyết theo thời gian thực, tức là trên cơ sở liên tục trong suốt cả ngày
1.1.4 Các chủ thể tham gia giao dịch tiền kỹ thuật số
Trong nền kinh tế ảo, tiền kỹ thuật số được tạo ra và lưu hành thông qua sự tham gia của 5 chủ thể chính: người dùng (users), môi giới (exchangers), nhà quản trị (adminstrators), người khai thác tiền kỹ thuật số (miners) và nhà cung cấp ví tiền
kỹ thuật số ảo (wallet providers)
− Người dùng là người có được tiền kỹ thuật số và sử dụng nó để mua hàng hoá
hoặc dịch vụ thực hoặc ảo hoặc chuyển tiền kỹ thuật số từ cá nhân sang người khác (để sử dụng cá nhân), hoặc người giữ tiền kỹ thuật số như một khoản đầu tư (cá nhân) Người dùng có thể có được tiền kỹ thuật số theo một
số cách Ví dụ, họ có thể (1) mua tiền kỹ thuật số sử dụng tiền thật (từ một người trao đổi hoặc, đối với một số tiền kỹ thuật số có thể mua trực tiếp từ quản trị viên / nhà phát hành); (2) tham gia vào các hoạt động cụ thể cho phép thanh toán bằng tiền kỹ thuật số (ví dụ: trả lời quảng cáo, hoàn thành cuộc khảo sát trực tuyến, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thực hoặc ảo); (3) với một số loại tiền kỹ thuật số được phân cấp (ví dụ Bitcoin), tự tạo ra các đơn vị tiền tệ bằng cách "khai thác" chúng (xem định nghĩa của người khai thác dưới đây) và nhận chúng như là quà tặng, phần thưởng
− Môi giới là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trao đổi tiền kỹ
thuật số cho đồng tiền thực, kim loại quý hoặc các hình thức tiền kỹ thuật số khác Môi giới thường chấp nhận một loạt thanh toán, bao gồm tiền mặt, thẻ tín dụng và các loại tiền kỹ thuật số khác, và có thể là nhà cung cấp dịch vụ của bên thứ ba, không liên kết với quản trị viên Môi giới có thể hoạt động như một cơ sở kinh doanh
− Quản trị viên là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào việc phát hành một loại
tiền kỹ thuật số tập trung, thiết lập các quy tắc cho việc sử dụng nó; duy trì một sổ cái gia hạn nợ; và đưa ra quy định ai có thẩm quyền để hoán đổi (rút
Trang 28khỏi lưu thông) tiền kỹ thuật số
− Người khai thác là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào một mạng lưới tiền kỹ
thuật số được phân quyền bằng cách chạy các phần mềm đặc biệt để giải quyết các thuật toán phức tạp được sử dụng để xác nhận các giao dịch trong
hệ thống tiền kỹ thuật số Người khai thác có thể là người dùng, nếu họ tự tạo
ra đồng tiền kỹ thuật số chuyển đổi chỉ vì mục đích riêng của họ, ví dụ như
để nắm giữ đầu tư hoặc sử dụng để thanh toán nghĩa vụ hiện có hoặc mua hàng hóa và dịch vụ Người khai thác cũng có thể tham gia vào một hệ thống tiền kỹ thuật số như những người trao đổi, tạo ra tiền kỹ thuật số như là một doanh nghiệp để bán nó cho tiền tệ thật hoặc các loại tiền kỹ thuật số khác
− Nhà cung cấp ví tiền kỹ thuật số là một tổ chức cung cấp ví tiền kỹ thuật số
(nghĩa là phương tiện (ứng dụng phần mềm hoặc cơ chế / phương tiện khác)
để lưu trữ và chuyển giao các loại tiền kỹ thuật số khác) Ví tiền kỹ thuật số cho phép người dùng chi tiêu tiền kỹ thuật số được phân bổ cho địa chỉ tiền
kỹ thuật số trong chuỗi khối Một nhà cung cấp ví tiền kỹ thuật số tạo thuận lợi cho những người dùng dễ dàng tham gia vào một hệ thống tiền kỹ thuật
số bằng cách cho phép người sử dụng, người trao đổi và người bán dễ dàng thực hiện các giao dịch tiền kỹ thuật số Nhà cung cấp ví tiền duy trì sự cân bằng tiền kỹ thuật số của khách hàng và nói chung cũng cung cấp bảo mật lưu trữ và giao dịch Ví dụ, ngoài cung cấp địa chỉ Bitcoin, ví có thể cung cấp
mã hóa giao dịch và bảo mật chữ ký (Ví dụ: Coinbase, Multibit, Ví Bitcoin) Ngoài ra, nhiều chủ thể khác có thể tham gia vào một hệ thống tiền kỹ thuật
số và có thể liên kết với nhau hoặc độc lập với môi giới và quản trị viên Bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ quản trị web (người quản trị web); người gửi thanh toán của bên thứ ba tạo thuận lợi cho việc chấp nhận giao dịch; Nhà phát triển phần mềm; các nhà cung cấp ứng dụng…
Trang 291.2 TỔNG QUAN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ BITCOIN
1.2.1 Khái niệm
Bitcoin là một đồng tiền kỹ thuật số được mã hóa (cryptocurrency), phi tập trung (decentralized), hoạt động hoàn toàn bằng thuật toán Bitcoin là đồng tiền đầu tiên sử dụng hệ thống thanh toán ngang hàng (peer-to-peer) và sử dụng Bitcoin làm đơn vị tiền tệ Chính phủ không có đặt giá trị cho Bitcoin; thay vào đó, cung và cầu của người dùng Bitcoin trên thị trường đã tạo ra giá trị của chúng
Bitcoin, là một đồng tiền kỹ thuật số lưu chuyển mở (open virtual currency),
có nghĩa là người dùng Bitcoin có thể thực hiện mọi giao dịch, trao đổi giữa Bitcoin với tiền thực và với các hàng hóa, dịch vụ thực và ảo khác Một người sử dụng Bitcoin có thể có Bitcoin bằng cách mua Bitcoin từ những người khác hoặc bằng cách sử dụng máy tính để giúp tạo ra giao dịch trên mạng Bitcoin trong một quá trình được gọi là khai thác (mining) Bitcoin được xây dựng dựa trên thuật toán phức tạp, trong đó cho phép các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người gửi
và người nhận mà không cần có sự kiểm soát của chính phủ, ngân hàng hay các tổ chức tài chính mà vẫn đảm bảo tính an toàn và chính xác của giao dịch Các giao dịch Bitcoin bắt đầu khi người mua chuyển một lượng Bitcoin từ ví điện tử cá nhân của mình đến địa chỉ thanh toán Bitcoin có mã hoá đại diện Bản chất của thuật toán này là một phép mã hóa các giao dịch, trong đó tất cả các giao dịch được công khai trên toàn hệ thông (nguồn mở - open source), và hàng triệu người dùng có thể cùng kiểm tra, xác minh tính chính xác của các giao dịch (thông qua việc giải toán hay còn gọi là khai thác) Người khai thác sau đó mã hóa "khối" Cuối cùng, người khai thác hoàn thành khối này sẽ được thưởng một số lượng Bitcoin Để hoàn thành khối
và nhận được phần thưởng Bitcoin, giá trị tính toán của người khai thác phải khớp với giá trị được tạo ra từ hệ thống Bitcoin
Không giống như tiền thực, Bitcoin không có hình thái vật chất, không được ủng hộ tại nhiều quốc gia và giao dịch của nó không được xác định bởi ngân hàng trung ương Hệ thống Bitcoin là tư nhân và không có các tổ chức tài chính truyền
Trang 30thống tham gia vào các giao dịch Không giống như các loại tiền tệ kỹ thuật số trước đây là có tổ chức kiểm soát trung tâm, mạng Bitcoin được phân quyền hoàn toàn, với tất cả các phần của giao dịch được thực hiện bởi người sử dụng hệ thống
Bitcoin được kí hiệu là: BTC, hay ฿, Ƀ
là “Bitcoin: Một hệ thống tiền kỹ thuật số ngang hàng” đã được đăng lên, mô tả chi tiết cách sử dụng mạng ngang hàng “Peer-to-peer” để tạo ra hệ thống được miêu tả
là "một hệ thống giao dịch điện tử dựa trên hình thức chống mã hóa thay vì dựa trên lòng tin”
Vào tháng 1 năm 2009, mạng Bitcoin đã ra đời với việc phát hành của khách hàng Bitcoin nguồn mở đầu tiên, Satoshi Nakamoto đã khai thác khối Bitcoin đầu tiên và đã có một phần thưởng 50 Bitcoin
Một trong những người ủng hộ, công nhận và thực hiện giao dịch Bitcoin đầu tiên và là người đã đóng góp to lớn vào sự hình thành của Bitcoin là lập trình viên Hal Finney Finney đã tải phần mềm Bitcoin vào ngày phát hành và nhận được 10 Bitcoin từ Nakamoto trong giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới Những người ủng hộ ban đầu khác là Wei Dai, người sáng lập tiền thân của Bitcoin b-money, và Nick Szabo, người người tiền nhiệm sáng lập ra Bitcoin-Gold
Trong những ngày đầu, Nakamoto được ước tính là đã khai thác 1 triệu Bitcoin Trước khi biến mất khỏi thị trường của Bitcoin, Nakamoto đã chuyển giao cho nhà phát triển Gavin Andresen, người sau đó trở thành nhà phát triển dẫn đầu
Trang 31Bitcoin tại Bitcoin Foundation
Giá trị của các giao dịch Bitcoin đầu tiên đã được thương lượng bởi các cá nhân trên diễn đàn Bitcoin với một giao dịch đáng chú ý là 10.000 BTC đã sử dụng gián tiếp mua hai chiếc bánh pizza do Papa John thực hiện
Vào ngày 6 tháng 8 năm 2010, một lỗ hổng lớn trong giao thức Bitcoin đã được phát hiện Các giao dịch không được kiểm chứng đúng cách trước khi chúng được ghi chép trong nhật ký giao dịch, cho phép người sử dụng bỏ qua các bước khai thác Bitcoin và tạo ra một lượng Bitcoin vô hạn 15/08/2010, lỗ hổng đã bị khai thác; hơn 184 tỷ Bitcoin đã được tạo ra trong một giao dịch, và được gửi đến hai địa chỉ trên mạng Trong vài giờ, giao dịch đã được phát hiện và xóa khỏi nhật ký giao dịch sau khi lỗi được khắc phục và đã chia ra phiên bản cập nhật của giao thức Bitcoin Đây là lỗ hổng bảo mật chính duy nhất được tìm thấy và khai thác trong lịch sử của Bitcoin
Từ đó đến nay, Bitcoin đã nổi lên như là một loại tiền kỹ thuật số thành công nhất trong lịch sử Giá trị Bitcoin đã tăng lên đến hàng nghìn đô la với giá trị kinh tế cao
1.2.3 Đặc điểm và cơ chế giao dịch
Khi phần mềm Bitcoin được tải về bởi người dùng trong máy tính, nó sẽ được kết nối qua internet với những người dùng Bitcoin khác trong một mạng lưới phân cấp Các giao dịch có thể được thực hiện bằng cách sử dụng hai khóa duy nhất, một công khai và một riêng tư Tài liệu cá nhân sẽ được lưu trữ an toàn trong máy tính của người dùng trong khi máy tính công cộng chứa địa chỉ cũng được cung cấp cho người dùng khác để gửi Bitcoin
Giao dịch Bitcoin sẽ được thực hiện giữa hai khoá công khai (public key) và khoá cá nhân (private key) trong máy tính cá nhân sẽ được sử dụng để giải mã và để
sử dụng Bitcoin Nơi lưu trữ cho các giao dịch này được gọi là Blockchain là một cơ
sở dữ liệu khổng lồ được duy trì bởi mạng lưới phân cấp của những người khai thác
Trang 321.2.3.1 Khai thác Bitcoin
Có hai phương pháp để khai thác Bitcoin là: (1) Khai thác bằng cách trao đổi đối với tiền tệ thực tế hoặc các loại giá trị khác và (2) Khai thác đòi hỏi người dùng như một phần hoạt động của hệ sinh thái Bitcoin
Khai thác là một thuật ngữ để thêm các “khối” mới vào Blockchain (Blockchain, giống như một sổ cái truyền thống, về cơ bản là một bản ghi các giao dịch Các giao dịch này có thể là bất kỳ chuyển động nào của tiền, hàng hoá hoặc dữ liệu bảo mật - ví dụ như mua hàng tại siêu thị hoặc chuyển nhượng số Aadhar Nó hoạt động theo ba bước cơ bản Thứ nhất, nó thu thập dữ liệu mà người dùng đã cung cấp dưới dạng hợp đồng thông minh, ID giao dịch Thứ hai, nó đặt hàng dữ liệu nhận được vào các khối và cuối cùng kết hợp chúng với nhau một cách an toàn bằng cách sử dụng mật mã làm cho nó phân cấp và có thể truy cập qua bất kỳ máy tính / thiết bị di động nào qua mạng.) Người khai thác thông qua máy tính của họ, giải các thuật toán của khối để từ đó thêm vào Blockchain Mạng lưới tự động đánh giá sự đóng góp của người khai thác và dựa trên kết quả tính toán, người dùng được
tự động thưởng từ phí thu được từ khối Các thợ khai thác giải quyết một thuật toán được đưa ra bởi mạng bằng cách sử dụng phần mềm khai thác Phần mềm chạy một thuật toán chứng minh công việc kiểm soát các đặc tính của mỗi khối
Trang 33Hình 1.2: Giao dịch tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ Blockchain
(Nguồn: https://clix5.com/ )
Mặc dù Bitcoin là vô giá trị trong giai đoạn đầu, dự án này đủ hấp dẫn để thu thập đủ số lượng người ủng hộ và là sức mạnh tính toán là yếu tố quyết định cho sự phát triển ban đầu Phần thưởng trong Bitcoin chỉ là một sự khởi đầu đầy hứa hẹn và
đã phát triển thành giá trị thực trong hiện tại Mục tiêu thứ yếu cũng đạt được bởi thực tế là các thợ khai thác đã giúp đỡ việc tiếp thị dự án bằng truyền miệng và đây
là điều cần thiết cho sự phát triển trong tương lai
Hoạt động khai thác đã mô phỏng các khía cạnh của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo Miễn là lợi nhuận từ các khối còn tồn tại, các nhà đầu tư sẽ vẫn bước vào thị trường cho đến khi nào không còn lợi nhuận nữa Mô hình mạng hoạt động đơn giản: càng có nhiều người trong mạng thì các thuật toán càng khó hơn Phần thưởng từ các khối vẫn giữ nguyên và nó được dự đoán bằng mô hình toán học, khối lượng mỗi khối chặn được 210.000 khối hoặc khoảng 4 năm một lần
Bất cứ ai có thiết bị tương thích có thể kết nối với mạng Bitcoin vì đây là một mạng ngang hàng Những người muốn tham gia không cần sự cho phép đặc biệt và không có sự kiểm soát cá nhân Do đó lợi nhuận sẽ giảm khi mỗi thành viên mới gia nhập, người dùng cần phải nâng cấp hệ thống để đạt được cùng lợi nhuận Trạng thái này tương tự như hiệu ứng Red Queen, khi các đối thủ cạnh tranh cần liên tục phát triển để không làm giảm lợi nhuận của mình
Điểm đặc biệt của mạng lưới Bitcoin là cuốn sổ cái Blockchain được công khai, lưu trữ và quản lý bởi chính mạng lưới người dùng Những người tình nguyện tham gia vào công việc quản lý Blockchainsẽ chạy các phần mềm trên máy tính để
xử lý và ghi chép các giao dịch Mỗi máy tham gia xử lý đều lưu trữ một bản sao của Blockchain Thông tin về sự thay đổi trong Blockchainsẽ được truyền đi tới toàn mạng lưới cho đến khi tất cả các bản sao được đồng bộ hóa Chính vì cơ chế quản lý tập thể này, hệ thống tài khoản Bitcoin hầu như không thể bị phá hoại, làm giả hay đánh cắp (hack)
Để bù đắp cho công sức tham gia xử lý Blockchain, những người này sẽ
Trang 34được thưởng bằng những đồng Bitcoin mới Quá trình này gọi là “đào” Bitcoin (mining), nhưng về mặt bản chất, đây chính là hoạt động kiểm toán Bitcoin (auditing) Đây cũng chính là cách duy nhất các đồng Bitcoin mới được tạo ra Cần lưu ý các đồng Bitcoin này tự động sinh ra bởi thuật toán được thiết kế trong mã nguồn của Bitcoin Do đó không ai có thể tự ý kiểm soát cung tiền, trừ khi thay đổi lại mã nguồn
1.2.3.2 Tạo lập ví và tài khoản Bitcoin
Thực chất các tài khoản trong hệ thống Bitcoin được gọi là các địa chỉ (address) Một ví có thể quản lý một hay nhiều địa chỉ Bitcoin Mỗi địa chỉ có dạng 27-34 kí tự chữ và số, bắt đầu với số 1 hoặc 3 Ví dụ:
1DTAXPKS1Sz7a5hL2Skp8bykwGaEL5JyrZ
Giống như địa chỉ email, địa chỉ Bitcoin là nơi để chuyển tiền đến và nhận
tiền về Khi muốn thực hiện giao dịch chuyển tiền cho bên B, bên A cần có địa chỉ
Bitcoin của bên B Sau đó bên A sẽ sử dụng phần mềm ví để thực hiện giao dịch chuyển khoản một lượng Bitcoin nhất định đến địa chỉ của bên B Theo quy định của hệ thống, lượng tiền này phải lớn hơn hoặc bằng 5460 satoshi (0,00005460 BTC) Các thao tác trên do người dùng trực tiếp thực hiện, đơn giản như việc sử dụng email Các quá trình giao dịch sẽ do phần mềm và hệ thống thực hiện, người dùng không phải thao tác trực tiếp
Người sử dụng Bitcoin không thể vận hành hoặc chuyển tiền của mình bằng bất cứ cách nào mà không có một phần mềm được gọi là ví điện tử (Wallet) Điều
đó có nghĩa là ví tiền Bitcoin có thể được định nghĩa là một phần mềm được sử
dụng bởi người dùng để quản lý tiền kỹ thuật số của mình Ví Bitcoin có một số
chức năng khác nhau, điều này cần thiết cho các hệ sinh thái Bitcoin Ví Bitcoin chịu trách nhiệm bảo mật và mã hóa thông tin cá nhân của người dùng, tạo ra các giao dịch và thu thập các giao dịch đến và đi để hiển thị số dư cho người dùng cụ thể
Ví Bitcoin có một nhiệm vụ quan trọng đó là việc thực hiện giao thức mã hoá
có dấu hiệu giao dịch với khóa cá nhân Khóa cá nhân là một phần thiết yếu của hệ
Trang 35thống vì nó được yêu cầu phải đăng nhập và truy cập các quỹ Các khoản tiền vẫn còn an toàn ở sổ cái phân phối nhưng không có mã khóa cá nhân họ không thể truy cập được Tình huống không may này có thể được giải quyết bằng cách sao lưu của
ví, đây là một chức năng có thể truy cập rộng khắp các ví Bitcoin hiện đại Khóa cá nhân là một giải pháp chức năng để đảm bảo an toàn tài sản, nhưng nó cũng mang lại những vấn đề về rủi ro Nếu khóa cá nhân được lấy cắp khỏi người dùng của nó,
nó có thể được sử dụng để trộm cắp, chuyển tiền vào tài khoản khác
Một khả năng để tăng độ an toàn của người sử dụng liên quan đến khóa cá nhân là để mã hóa nó Giải pháp này đi kèm với ưu và khuyết điểm Một chuyên gia
về mã hóa khóa cá nhân đã nhận định là ngay cả khi tên trộm lấy được một khóa thì
nó vẫn được mã hóa Để giải mã chúng, phương pháp brute-force được sử dụng, và
nó đòi hỏi sức mạnh tính toán và thời gian Thời gian này được tăng lên bởi mật khẩu được chọn như thế nào Bất lợi của giải pháp này là người dùng có nghĩa vụ phải giải mã khoá của mình mỗi khi giao dịch sắp xảy ra
1.2.3.3 Sàn giao dịch Bitcoin
Sàn giao dịch Bitcoin là nơi thực hiện các giao dịch mua, bán Bitcoin giữa các nhà đầu tư với nhau hoặc giữa các nhà đầu tư với quản lý của Sàn giao dịch Thị phần các sàn giao dịch Bitcoin tính theo khối lượng giao dịch Trên thực tế, tỉ giá Bitcoin tại các sàn giao dịch sẽ không thống nhất mà có sự chênh lệch nhau Nguyên nhân khiến thị trường không tự cân bằng tỉ giá là do các chi phí cơ hội:
− Việc chuyển khoản Bitcoin rất đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện Tuy
nhiên việc chuyển khoản tiền pháp định giữa các sàn giao dịch và tài khoản ngân hàng lại tốn rất nhiều thời gian và thủ tục, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá
− Tỉ giá Bitcoin thường biến động mạnh và liên tục, thời gian quay vòng tiền
pháp định kéo dài khiến cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch mang tính rủi ro cao
− Phí giao dịch trên các sàn giao dịch Bitcoin và phí chuyển khoản tiền pháp
định tại các ngân hàng là khác nhau
Trang 36Các sàn giao dịch Bitcoin phù hợp với người mua với người bán Giống như một sàn chứng khoán truyền thống, nhà đầu tư có thể chọn mua và bán Bitcoin bằng cách nhập lệnh thị trường hoặc lệnh giới hạn Khi một lệnh thị trường được chọn, nhà đầu tư ủy quyền trao đổi để bán đồng tiền của mình với mức giá tốt nhất hiện có trên thị trường trực tuyến Với đặt lệnh giới hạn, nhà đầu tư chỉ thị trao đổi để mua bán đồng tiền kỹ thuật số với mức giá dưới yêu cầu hiện tại hoặc cao hơn giá hiện tại, tùy thuộc vào việc đang mua hay bán
Những người muốn bán Bitcoins chỉ định số tiền và giá muốn bán Tất cả những yêu cầu này, được gọi là 'lệnh', được đặt trong một sổ cái chung, được gọi là 'cuốn sách đặt hàng' Khi một người khác muốn mua Bitcoin, họ hoặc tìm kiếm một thỏa thuận thỏa đáng trong cuốn sách đặt hàng hoặc tự tạo 'lệnh mua' của riêng mình, xác định các điều khoản của thỏa thuận mong muốn Bất cứ khi nào có thể, giao dịch khớp lệnh mua và bán theo giá và xử lý giao dịch Thay vì kết hợp các đơn hàng trong cuốn sách đặt hàng, chúng khớp với những người đứng sau các đơn đặt hàng đó Nghĩa là, bất cứ khi nào một lệnh mua và bán phù hợp được tìm thấy, phần mềm trao đổi không ngay lập tức tiến hành thương mại, nhưng thay vào đó, nó kết nối người mua với người bán, cho phép họ tiến hành giao dịch mà không có bất kỳ trung gian nào
Tất cả các giao dịch Bitcoin có phí giao dịch được áp dụng cho mỗi lệnh mua
và bán hoàn thành được thực hiện trong trao đổi Mức phí phụ thuộc vào khối lượng giao dịch Bitcoin được tiến hành Ví dụ: trao đổi Bitcoin Poloniex có tỷ lệ dao động
từ 0 đến 0,25%, phí GDAX dao động từ 0 đến 0,30%, phí của Kraken dao động từ 0 đến 0,36%, và Paxful tính 1% số tiền bán cho người bán, nhưng người mua không
bị tính phí
Trang 371.2.4 Đặc điểm khác biệt giữa Bitcoin, tiền giấy và vàng
Bảng 1.1: So sánh đặc điểm giữa Bitcoin, tiền giấy và vàng
Đặc điểm Bitcoin Tiền giấy Vàng
Người phát
hành
Tổ chức phi tài chính, tư nhân Ngân hàng Trung Ương
Ngân hàng Trung Ương, Các công ty khai thác vàng
Giám sát
Không chịu sự quản
lý của cơ quan chính phủ mà chịu
sự giảm sát của người dùng
Chịu sự giám sát của Chính phủ
Chịu sự giám sát của Chính phủ
Giá trị Tăng giảm theo giá
trị thị trường (do thị trường quyết định, không bị chính phủ chi phối)
Tương đối ổn định về giá trị
Tăng, giảm giá trị theo kinh tế thị trường (tuy nhiên chịu sự ảnh hưởng của chính phủ)
Sự trao đổi Dễ dàng và chuyển
đổi ngay lập tức giữa các chủ thể trên toàn thế giới
Dễ dàng trao đổi trong nước thông qua các giao dịch tiền mặt và trên toàn thế giới thông qua hệ thống thanh toán
Có thể trao đổi qua các giao dịch trực tiếp
Tính bảo mật Tính bảo mật cao Có thể bảo mật trong
nhân hàng, nơi an toàn
Có thể bảo mật trong nhân hàng, nơi an toàn
Phí trao đổi Dễ dàng trao đổi tới
bất kỳ nơi có kỹ
Chi phí vừa phải đối với việc mua bán trong nước
Chỉ có thể giao dịch trực tiếp và
Trang 38thuật số với mức phí rất thấp;
bằng thẻ tín dụng; Không mất phí khi giao dịch bằng tiền mặt
Được chập nhận tại quốc gia bản địa Và có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các đồng tiền (tỷ giá)
Được chấp nhận trên toàn thế giới
Độ bền Có thể được lưu trữ
vô thời hạn
Độ bền thấp, dễ dàng bị rách, bị mờ theo thời gian nhưng dễ dàng thay thế
Bị hao mòn theo thời gian (Dẫn đến
bị mất giá trị so với ban đầu)
Tạo mới Dễ dàng tạo ra các
đồng tiền mới bởi người dùng thông qua hệ thống máy tính
Dễ dàng in thêm tiền mới (Tuy nhiên việc in thêm tiền mới phụ thuộc vào chính sách quốc gia)
Vàng là kim loại quí, hiếm, đãi 10 tấn đất, sỏi mới kiếm ra một lượng vàng Ước tính trên thế giới chỉ có 19m khối vàng Và rất khó khăn để khai thác vàng
1.2.5 Ưu - nhược điểm của Bitcoin
Bản thân Bitcoin có nhiều tính năng khác với các loại tiền tệ được sử dụng phổ biến hiện nay như tiền giấy, và nó đang thể hiện một số ưu nhược điểm nhất đinh
1.2.5.1 Ưu điểm
Động lực chính cho sự phát triển của đồng tiền này là sự thiếu đổi mới ở các
hệ thống tiền tệ truyền thống Giá trị chuyển nhượng thông qua Bitcoin đang ngày
Trang 39càng được gia tăng không chỉ về giá trị mà còn vì sức mạnh tính toán khổng lồ đằng sau hệ sinh thái Bitcoin, vô cùng an toàn
Các giao dịch Bitcoin, sử dụng công nghệ Blockchain, không cần phải được xác nhận bởi bên thứ ba và, một cách nghịch lý, ngay cả khi không có sự xác nhận
bổ sung, cơ chế này đang hoạt động tương đối chuẩn và rất an toàn
a) Bảo mật
Việc bảo mật thông tin người dùng cuối là một trong những tính năng nổi bật của Bitcoin Hệ thống của nó chưa bao giờ bị tấn công Sự phát triển liên tục cùng với mạng máy tính mạnh mẽ dựa trên sự bảo vệ của người dùng khỏi gian lận do sự
rò rỉ thông tin được biết đến với một phần trăm đáng kể người sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ
Sử dụng công nghệ Bitcoin, không có thành viên thứ ba của giao dịch nào cần xác nhận, ủy quyền và hình thành từng khoản thanh toán Khi thanh toán Bitcoin được xử lý, không thể có trạng thái thanh toán khác ngoài gửi hoặc không được gửi Khoản thanh toán được thực hiện ngay lập tức từ một ví điện tử và do đó mọi loại thông tin bị rò rỉ là không thể
b) Phí giao dịch
Khi nói đến một loại tiền tệ truyền thống, không nhất thiết phải biết những dịch vụ chính thống được sử dụng cho các khoản thanh toán vì luôn có một khoản phí được sử dụng để trang trải cho chi phí của hệ thống được sử dụng Đối với chuyển khoản ngân hàng (PayPal) khi thanh toán, luôn có một khoản phí đáng kể và cần phải thanh toán để trang trải chi phí cho các công ty phát hành thẻ tín dụng hoặc PayPal Như đã được mô tả trong phần bảo mật, không có bên thứ ba tham gia vào
hệ thống thanh toán Bitcoin, vì vậy phí thay đổi từ 0,04 USD đến 0,07 USD
c) Hệ thống Blockchain
Blockchain là một sự đổi mới quan trọng và an toàn, đó là một phần không thể thiếu của chuỗi khi phân phối đồng tiền số ngang hàng "Blockchain là bản chất của một cơ sở dữ liệu phân tán Tất cả các giao dịch được xử lý trong hệ sinh thái Bitcoin được mã hoá trong Blockchain, nhưng chúng không thể truy cập trực tiếp
Trang 40Phần mềm như ví Bitcoin hoặc các nút khai thác có thể trích xuất và sử dụng thông tin được lưu trữ trong Blockchain để thực hiện các hoạt động tiếp theo
Nguyên tắc thiết yếu được sử dụng trong Blockchain là các giao dịch phải được toàn hệ thống xác nhận để bảo đảm cơ sở dữ liệu được phân phối Nói cách khác, nguyên tắc này giữ cơ sở dữ liệu bằng số lượng điện tính toán đã được sử dụng để tạo ra nó Điều này có nghĩa là nếu ai đó muốn thay đổi Blockchain, sẽ cần phải sử dụng cùng một lượng sức mạnh tính toán đã được sử dụng từ đầu cho đến hiện tại
1.2.5.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm của việc sử dụng Bitcoin, Bitcoin cũng có những nhược điểm nhất định:
a) Thiếu tin tưởng
Giá trị nội tại của Bitcoin có thể được nhìn thấy trong chính giá trị Chẳng hạn, tiền giấy là một hệ thống tiền tệ dựa trên thực tế do người phát hành là Ngân hàng Trung ương, Bitcoin không có giá trị nội tại, không có cơ quan trung ương có trách nhiệm phát hành tiền tệ Do đó, sự tín nhiệm trong một mạng lưới phân quyền
và không phải ở một cơ quan trung ương Đây là lý do tại sao sự tin tưởng vào đồng tiền này dựa vào ý kiến của người sử dụng và về sự tin tưởng tập thể trong hệ thống
b) Gian lận
Vấn đề gian lận đặc biệt là hình thức gian lận sử dụng hai giao dịch khác nhau để cùng chi tiêu số dư của một tài khoản là vấn đề chính Không có bất cứ hóa đơn nào được sử dụng khi giao dịch tiền kỹ thuật số Thực thể vật chất của tiền giấy
và tiền xu rất hiệu quả chống lại hàng giả Thật khó khăn và hầu như không thể tạo
ra một bản sao hoàn hảo của một đồng tiền và do đó cuộc chiến chống lại hàng giả
là hợp lý hiệu quả Mặt khác, khi nói đến tiền tệ kỹ thuật số, nó chỉ là một thông tin, dòng mã hoặc tập hợp của những con số Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp sao chép thông tin đề giao dịch tuy nhiên khi công nghệ ngày một phát triển, một thông tin kỹ thuật số hoàn toàn dễ dàng sao chép, nó có thể được sao chép mà không để lại một dấu hiệu trên các thông tin ban đầu