Trong môi trường kinh doanh, thương mại giàu tính cạnh tranh như ngày nay thì vai trò của những chuyến đi công tác là hết sức quan trọng. Đó có thể là điều kiện quan trọng cho việc nghiên cứu thị trường, đàm phán, kí kết hợp đồng giữa các đối tác hoặc giải quyết tình trạng bất ổn tại một đơn vị trực thuộc của công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức một chuyến đi công tác như thế nào cho chuyên nghiệp, an toàn, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề được rất nhiều các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đây cũng chính là lý do mà em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về quy trình tổ chức chuyến đi công tác của cơ quan, tổ chức” cho đợt thực tập của mình. Để có thể hoàn thành tốt đề tài, e đã chọn công ty THHH Điện Thương Doanh là nơi để thực tập, chia sẻ, học hỏi và có được những tư liệu thực tế quí báu cho bài báo cáo. Bài báo cáo của em bao gồm các phần sau: Chương I: Giới thiệu chung về công ty. Chương II: Thực trạng công tác thư ký tại công ty TNHH Điện Thương Doanh. Chương III: Tìm hiểu quy trình tổ chức các chuyến đi công tác nói chung. Chương IV: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác thực tế tại công ty TNHH Điện Thương Doanh. Chương V: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác qua tài liệu, sách báo, internet.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đợt thực tập này là nhờ công lao to lớn của cácthầy cô giáo trong trường CĐ Nội Vụ Hà Nội nói chung và các thầy cô trongkhoa Quản Lý Nhân lực nói riêng Các thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyềnđạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt 3 nămhọc tập và rèn luyện tại trường Em xin được gửi tới các thầy, các cô lời cảm
ơn chân thành nhất
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới công ty TNHH ĐiệnThương Doanh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần đểgiúp em hoàn thành tốt nhất đợt thực tập này Em xin cảm ơn các anh, chịtrong công ty đã nhiệt tình tạo điều kiện và chỉ bảo, giúp em có được nhữngbài học, những kinh nghiệm thực tiễn quí báu trong suốt quá trình em thực tậptại công ty Đó là những kiến thức vô cùng bổ ích đối với một sinh viên sắp ratrường, là hành trang quí báu cho tương lai
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,người thân đã luôn động viên, chăm sóc, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trongquá suốt quá trình học tập và hoàn thành đợt thực tập này
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Đinh Thị Thơm
Trang 2quan tâm Đây cũng chính là lý do mà em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về quy
trình tổ chức chuyến đi công tác của cơ quan, tổ chức” cho đợt thực tập của
mình Để có thể hoàn thành tốt đề tài, e đã chọn công ty THHH Điện ThươngDoanh là nơi để thực tập, chia sẻ, học hỏi và có được những tư liệu thực tế quíbáu cho bài báo cáo
Bài báo cáo của em bao gồm các phần sau:
Chương I: Giới thiệu chung về công ty.
Chương II: Thực trạng công tác thư ký tại công ty TNHH Điện
Thương Doanh
Chương III: Tìm hiểu quy trình tổ chức các chuyến đi công tác nói
chung
Chương IV: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác thực tế
tại công ty TNHH Điện Thương Doanh
Chương V: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác qua tài
liệu, sách báo, internet
Do thời gian, điều kiện nghiên cứu cũng như kiến thức của bản thâncòn nhiều hạn chế, nên chắc rằng bài báo cáo này của em không thể tránh
Trang 3khỏi được những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm vàđóng góp ý kiến, nhận xét của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Nhân lực
và các anh chị trong công ty TNHH Điện Thương Doanh để em rút kinhnghiệm, bổ sung cho bài báo cáo được đầy đủ, hoàn thiện hơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty 5
1 Sự hình thành và mục tiêu hoạt động của công ty TNHH Điện Thương Doanh 5
2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty 6
2.1 Cơ cấu tổ chức 6
2.2 Tình hình hoạt động 7
Chương 2: Thực trạng công tác thư ký tại công ty TNHH Điện Thương Doanh 10
Chương 3: Tìm hiểu quy trình tổ chức các chuyến đi công tác nói chung 13 1 Mục đích, phạm vi của chuyến đi công tác 13
1.1 Mục đích 13
1.2 Phạm vi 13
2 Người thực hiện chuẩn bị quy trình cho chuyến đi công tác của cơ quan 14
3 Lập kế hoạch cho các chuyến đi công tác 14
4 Các khâu chuẩn bị chuyến đi công tác 16
4.1 Liên hệ với nơi tiếp nhận chuyến đi công tác 16
4.2 Chuẩn bị nội dung chuyến đi công tác 17
4.3 Chuẩn bị tư liệu, tài liệu 18
4.4 Chuẩn bị phương tiện giao thông 18
4.5 Chuẩn bị giấy tờ 19
Trang 54.5.1 Với các chuyến đi công tác trong nước thường lưu ý các giấy tờ
4.5.2 Với chuyến đi công tác nước ngoài 19
4.6 Chuẩn bị kinh phí và một số yếu tố khác 23
4.7 Một số công việc trước và sau chuyến đi công tác 24
4.7.1 Trước thời gian lãnh đạo đi công tác 24
4.7.2 Sau chuyến đi công tác 24
Chương 4: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác thực tế tại công ty TNHH Điện Thương Doanh 26
1 Tổ chức chuyến đi công tác nước ngoài 26
1.1 Xác định mục đích, phạm vi chuyến đi công tác 27
1.1.1 Mục đích 27
1.1.2 Phạm vi 27
1.2 Quy trình thực hiện công việc 28
1.2.1 Trước chuyến đi công tác 28
1.2.2 Sau chuyến đi công tác 31
2 Tổ chức chuyến đi công tác trong nước 32
2.1 Xác định mục đích, phạm vi chuyến đi công tác 32
2.1.1 Mục đích 32
2.1.2 Phạm vi 33
2.2 Quy trình thực hiện công việc 33
2.2.1 Trước chuyến đi công tác 33
2.2.2 Sau chuyến đi công tác 36
Chương 5: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác qua tài liệu, sách báo, internet 38
1 Các khâu chuẩn bị cho một chuyến đi công tác 38
1.1 Phác thảo sơ qua chuyến đi 39
1.2 Lập hồ sơ chuyến đi 39
Trang 61.3 Dự đoán kinh phí cho chuyến đi công tác 39
1.4 Xem xét các chính sách của cơ quan 39
1.5 Những công việc cần đặt và chuẩn bị trước 40
1.6 Soạn thảo lịch trình chuyến đi 40
1.7 Kiểm tra lần cuối trước khi chuyến đi 41
1.8 An toàn cho chuyến đi 41
2 Để có chuyến công tác tốt đẹp 42
2.1 Lên kế hoạch trước 42
2.2 Chuẩn bị sẵn sàng 43
KẾT LUẬN 47
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 7Chương 1: Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐIỆN THƯƠNG DOANH
Tên giao dịch quốc tế: THUONG DOANH ELECTRIC CO., LTDTên viết tắt: TDE CO., LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Số 8 - Vương Thừa Vũ - Khương Trung - ThanhXuân - Hà Nội
Điện thoại: (84 - 4) 3568 2393
Fax: (84 - 4) 3568 2394
Email: info-tde@vnn.vn
Website: http://www.tde.vn
Trang 8Công ty TNHH Điện Thương Doanh là doanh nghiệp phân phối chínhthức các sản phẩm thiết bị điện danh tiếng trên thế giới đến với các kháchhàng trong và ngoài nước Vì thế, để không ngừng phát triển nâng cao giá trị,công ty luôn đặt ra mục tiêu việc tạo lập uy tín với khách hàng và đối tác kinhdoanh là ưu tiên hàng đầu Công ty hiểu rằng, thành công chỉ có được khi có
sự thống nhất về lợi ích lâu dài giữa công ty với khách hàng và đối tác:
“Công ty TNHH Điện Thương Doanh đảm bảo luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lý, cùng với những chính sách thanh toán linh hoạt và dịch vụ hoàn hảo nhất.” Đó chính là tôn chỉ và
sứ mệnh cao cả của công ty luôn hướng tới để phát triển và mong muốn đượcgóp sức mình cho việc phát triển nền kinh tế của đất nước thêm giàu mạnh
Công ty cam kết luôn mang đến cho khách hàng niềm tin và uy tín vềchất lượng các sản phẩm mà công ty cung cấp Sự hài lòng của quý kháchchính là sự thành công của công ty
2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH Điện Thương doanh là công ty thành lập không lâunhưng lại có đội ngũ cán bộ nhân viên đầy nhiệt huyết với phong cách làmviệc chuyên nghiệp có kinh nghiệm Bộ máy tổ chức của công ty là hệ thốngcác thành viên, các phòng ban được tổ chức theo một cơ cấu khoa học, điềuhành theo phương thức trực tuyến tạo môi trường làm việc độc lập nhằm pháthuy tối đa năng lực của mỗi cán bộ nhân viên trong công ty Nhìn chung bộmáy của công ty đa dạng và phong phú với các lĩnh vực các mặt hoạt độngphù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng của mỗi thành viên, mỗi phòng banchịu trách nhiệm trước công việc mà cấp trên giao cho và cùng nhau hợp táchoàn thành tốt các công việc để đưa công ty ngày càng phát triển hơn
Trang 9Công ty mong muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở thành 1 độnglực thúc đẩy sử phát triển với con người là yếu tố trung tâm, coi đây là điềukiện kiên quyết cho sự phát triển bền vững.
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Điện Thương Doanh
Ban Giám đốc:
Giám đốc: Đinh Mạnh Lâm
Phó giám đốc: Đinh Văn Linh
Trang 102.2. Tình hình hoạt động
Tuy thành lập chưa lâu nhưng công ty TNHH Điện Thương Doanh đãkhẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường kinh tế trong và ngoàinước Công ty có rất nhiều các mối quan hệ rộng với nhiều doanh nghiệp nổitiếng trên thế giới Theo số liệu thống kê mới đây, từ khi thành lập đến naycông ty đã ký kết được gần 500 hợp đồng với tổng giá trị hợp đồng lớn đemlại lợi nhuận cao cho công ty
Với những nỗ lực hết mình, công ty đã tạo được uy tín cao đối với cácđối tác trong nước và quốc tế trong nhiều lĩnh vực mà công ty kinh doanh.Năm 2010 đánh dấu sự thành công to lớn của công ty khi Phòng kinh doanh
đã ký hợp đồng trị giá 3.578.148.953 VNĐ với công ty Franco Pacific
Ventures co.,LTD đã đem lại lợi nhuận lớn cho công ty, đưa thương hiệu củacông ty lên tầm cao mới
Không chỉ thế, công ty còn là đối tác lớn của nhiều công ty như: Trungtâm viễn thông Quốc tế khu vực I; công ty INDECO; công ty cáp ThăngLong; công ty TOJY Việt Nam… trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và côngnghệ nhằm phục vụ nhu cầu phát triển khoa học công nghiệp và sản xuất
Trong gần 3 năm đi vào hoạt động, thị trường tiêu thụ của công ty ngàycàng được mở rộng, quy mô hoạt động lớn cả trong và ngoài nước Với nhữngnguồn cung cấp các mặt hàng của công ty chủ yếu từ các hãng sản xuất danhtiếng trên thế giới như Schneider Electric (Pháp); ABB (Thụy Sỹ); Hitachi(Nhật Bản); LS (Hàn Quốc);… Và ngoài ra công ty còn đẩy mạnh hoạt độngsản xuất kinh doanh thương mại thu lợi nhuận cao trong các lĩnh vực khoahọc kỹ thuật và công nghệ nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển khoa họccông nghệ và sản xuất bao gồm các ngành kinh doanh như:
Xây lắp, kinh doanh vật tư, thiết bị ngành điện;
Trang 11 Kinh doanh vật tư, thiết bị khoa học kỹ thuật; hóa chất, vật tư tiêuhao phòng thí nghiệm;
Kinh doanh thiết bị y tế; hóa chất, vật tư tiêu hao ngành y tế (khôngbao gồm nguyên liệu sản xuất thuốc);
Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành công nghệ thông tin, phần mềm;
Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành giáo dục đào tạo, dạy nghề;
Xây lắp, kinh doanh vật tư, thiết bị hệ thống xử lý nước thải, khíthải, rác thải;
Kinh doanh thiết bị văn phòng, thiết bị điện máy, điện gia dụng;
Kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy; thiết bị an toàn lao động;
Kinh doanh máy phát điện, thang máy, băng tải, dây chuyền sảnxuất, thiết bị cơ khí, cơ điện;
Xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực công ty kinh doanh;
Cung cấp dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, chuyểngiao công nghệ, bảo hành, bảo trì các sản phẩm thuộc lĩnh vực công tykinh doanh;
Làm đại diện đại lý cho các hãng sản xuất, tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước trong lĩnh vực giới thiệu vật tư, thiết bị điện, sản phẩm khoahọc công nghệ mới tại thị trường Việt Nam
Công ty TNHH Điện Thương Doanh đã và đang góp phần to lớn thúcđẩy cho sự phát triển của đất nước, mang đến lợi nhuận cao không chỉ riêngcho công ty mà còn làm giàu thêm cho đất nước Việt Nam
Trang 14Chương 2: Thực trạng công tác thư ký tại công ty TNHH Điện Thương Doanh
-oOo -Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh
tế đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vàđịnh hướng XHCN Trong công cuộc khoa học ngày càng phát triển, kinh tếthị trường cạnh tranh, nhiều công ty được thành lập để cùng hòa vào nhịp đậpphát triển chung của xã hội, cùng với nó là sự thay đổi về nhận thức nghềnghiệp, cơ hội thăng tiến và nhu cầu xuất hiện những người làm công tác trợgiúp cho lãnh đạo Từ đây vị trí và chức năng, vai trò của người thư ký vănphòng đang ngày càng được xã hội coi trọng và quan tâm trong thời kỳ kinh
tế hiện nay
Theo hiệp hội thư ký chuyên nghiệp Quốc tế (IPS): “Thư ký là người
trợ giúp của các cấp quản trị, là người nắm vững các nghiệp vụ hành chính văn phòng, có khả năng chịu trách nhiệm mà không cần kiểm tra trực tiếp, có
óc phán đoán, óc sáng kiến và đưa ra các quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình.”
Còn theo cuốn Nghiệp vụ thư ký văn phòng của Tiến sỹ Trần Hoàng:
“Thư ký văn phòng là người trợ lý giúp việc cho lãnh đạo trong lĩnh vực
chuyên môn nhất định thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của văn phòng.”
Công ty TNHH Điện Thương Doanh là một công ty thương mại dịch
vụ với nhiều mặt hàng kinh doanh đa dạng và phong phú Công ty với mụctiêu luôn hướng tới khách hàng, cung cấp sản phẩm tốt nhất, đảm bảo uy tíncủa Doanh nghiệp nên công ty luôn có đội ngũ cán bộ nhân viên với phong
Trang 15cách làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu củaquý khách hàng.
Vì là một công ty thương mại kinh doanh bán hàng nên công việc củacông ty rất nhiều và cần được sắp xếp hợp lý để cho hoạt động của công ty cóhiệu quả hơn Nắm bắt được được những nhu cầu thiết yếu của công ty và tầmquan trọng của thư ký với văn phòng Ngay từ khi mới hoạt động, ban Giámđốc của công ty đã lập ra một phòng thư ký để giúp công ty giải quyết cáccông việc một cách khoa học, đem lại hiệu quả lợi nhuận cao cho công tyhơn
Ở công ty TNHH Điện Thương Doanh hiện nay có một phòng màkhông thể thiếu trong công ty, có tầm quan trọng không nhỏ nằm bên cạnhphòng Giám đốc đó chính là phòng Thư ký do chị Nguyễn Thu Trang đảmnhận chức vụ trưởng phòng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạncủa một thư ký văn phòng thời nay Chị là một nhân viên mang trong mìnhtrách nhiệm cao cả của cơ quan Nếu như ta coi công ty là một chiếc đồng hồthì người Thư ký chính là cái trục quay trong chiếc đồng hồ đó Và cũnggiống như V.I.Lê-nin đã đánh giá thì hoạt động của người thư ký chính là loạihoạt động “để tất cả các vấn đề được chọn lọc và đánh giá sơ bộ” Chị Trang
là Thư ký văn phòng của công ty làm nhiệm vụ giúp Giám đốc giải phóngkhỏi những công việc mang tính sự vụ, tổng hợp lại tất cả các công việc củacông ty diễn ra hàng ngày và sắp xếp công việc đó sao cho hợp lý Ngoài racông việc của chị Trang còn được ví như là một chiếc fin pha cà phê để sànglọc thông tin cho Giám đốc, mỗi ngày chị thu thập, xử lý thông tin giúp Giámđốc giải quyết công việc trong công ty một cách chuyên nghiệp và khoa học.Bên cạnh đó, chị còn có trách nhiệm sắp xếp lịch cho Giám đốc, tiếp khách vàlên kế hoạch chuẩn bị các chuyến đi công tác cho công ty… và quản lý cácgiấy tờ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của người thư ký
Trang 16Dưới quyền của Thư ký Nguyễn Thu Trang là một thư ký phụ tráchchuyên về lĩnh vực chăm sóc và bán hàng của công ty thực hiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của một người thư ký và các công việc đựợc giao, cótrách nhiệm giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách và thu thậpbáo cáo lại kết quả công việc cho Trưởng phòng để trình lên ban Giám đốccông ty.
Vì là công ty Thương mại chuyên kinh doanh bán các sản phẩm rangoài thị trường, nhu cầu mua bán, quan hệ khách hàng rất rộng nên đòi hỏiThư ký của công ty phải có trình độ chuyên môn sâu rộng được đào tạo phùhợp với lĩnh vực hoạt động của công ty Ngoài ra Thư ký còn phải có phẩmchất đạo đức tốt, ý thức nghề nghiệp và cũng cần phải có kiến thức xã hội sâurộng để làm cơ sở hỗ trợ cho người thư ký giải quyết tốt công việc và thiết lậpcác mối quan hệ, xây dựng hình ảnh đẹp cho công ty, giúp công ty thu hútđược nhiều khách hàng và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ phát triển công tyhơn
Tại công ty TNHH Điện Thương Doanh em đã được chị Nguyễn ThuTrang là Thư ký văn phòng của công ty giúp đỡ tận tình, hướng dẫn em làmquen với công việc của người thư ký văn phòng hiện nay Ở đây em đã đượctrực tiếp làm việc trong môi trường văn phòng, được vận dụng những kiếnthức mà nhà trường trang bị cho em khi bước ra môi trường bên ngoài Qua
Trang 17sự chỉ bảo tận tình của người đi trước em đã tích lũy được thêm nhiều kinhnghiệm làm việc thực tiễn quý báu và nâng tầm hiểu biết của mình sâu rộnghơn nữa về nghiệp vụ thư ký văn phòng ngành mà em theo học hiện nay.
Trang 18Chương 3: Tìm hiểu quy trình tổ chức các
chuyến đi công tác nói chung
-oOo -Tổ chức chuyến đi công tác là một hoạt động cần thiết để thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Các chuyến đi công tác nói chung rất đadạng, như đi dự Hội nghị, đi ký kết hợp đồng, kiểm tra hướng dẫn cơ sở, đicông tác nước ngoài… có thể nói, không có cơ quan nào mà không có cácchuyến đi công tác từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là các công ty, doanhnghiệp việc đi công tác chính là chiến lược kinh doanh của công ty nhằm mởrộng thị trường, giới thiệu sản phẩm, phát triển công ty thu lợi nhuận…
Mỗi chuyến đi công tác có tác dụng trên nhiều phương diện khác nhau,
vì vậy các chuyến đi cần phải có sự chuẩn bị chu đáo và hợp lý Thôngthường một chuyến đi công tác tại các cơ quan gồm có các nội dung sau:
1 Mục đích, phạm vi của chuyến đi công tác
1.1. Mục đích
Mỗi chuyến đi công tác bao giờ cũng gắn với chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan và nhằm 1 mục đích cụ thể giải quyết những công việc
đã được hoạch định trong chương trình kế hoạch công tác của cơ quan
Tùy theo chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan mà chuyến đi công tác
có thể là giải quyết công việc, thiết lập mối quan hệ, nghiên cứu thị trường,kiểm tra đối tượng quản lý, đi tham quan, ký kết hợp đồng, dự Hội nghị… vàđôi khi còn giải quyết những nhiệm vụ đột nhiên diễn ra nhằm thực hiệnnhững hoạt động mang tính chất đối ngoại của cơ quan
Trang 191.2. Phạm vi
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằmđưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh hiện đại Vì thế sự giaolưu quốc tế và hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước đang phát triển rấtmạnh Cho nên việc đi công tác của mỗi cơ quan không chỉ trong phạm viQuốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi Quốc tế
Phạm vi chuyến đi công tác của mỗi cơ quan được xác định trên các cơ
sở như :
Khả năng thiết lập mối quan hệ của cơ quan
Quy mô và đặc thù, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp
Phạm vi chuyến đi công tác ở mỗi cơ quan là khác nhau, với các cơquan Nhà nước ở Trung ương chuyến đi công tác thường diễn ra trong phạm
vi toàn quốc trên cơ sở các yêu cầu của hoạt động quản lý Với các công ty, xínghiệp, đơn vị kinh tế… việc thực hiện chuyến đi công tác phụ thuộc vàotiềm lực của cơ quan và các quy định khung pháp lý do Nhà nước quy định
2 Người thực hiện chuẩn bị quy trình cho chuyến đi công tác của cơ quan
Ở mỗi cơ quan, việc thực hiện chuẩn bị cho các chuyến đi công tác đềuđược do lãnh đạo phân công thực hiện Đối với các cơ quan có Phòng thư kýthì công việc này sẽ là do thư ký đảm nhiệm chuẩn bị cho việc tổ chức chuyến
đi công tác của cơ quan
Để các chuyến đi công tác được diễn ra thành công thì người thư kýphải cần nắm vững:
Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
Trang 20 Mục đích của chuyến đi công tác để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cũng như phương án hỗ trợ để đảm bảo thành công cho chuyến đi.
Có sự phân biệt giữa chuyến đi công tác của lãnh đạo với các
chuyến đi công tác khác của cơ quan
Vì lãnh đạo là người giữ chức vụ cao nhất của cơ quan bởi vậy chuyến
đi công tác có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo sễ mang tính chính thức Do
đó người được giao nhiệm vụ thực hiện chuẩn bị chuyến đi công tác (hoặc thưký) phải đặc biệt chú ý về kỹ thuật tổ chức, các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo
sự thành công cho chuyến đi và ấn tượng tốt của đối tượng giao tiếp về phongcách làm việc của toàn đoàn
Người chuẩn bị (Thư ký) phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bảnthân trong việc tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo và toàn cơ quan
3 Lập kế hoạch cho các chuyến đi công tác
Để các chuyến đi công tác đạt kết quả tốt, không bị chồng chéo, lãngphí thì cần phải lập kế hoạch cụ thể cho các chuyến đi Phải xác định rõ mụcđích, nội dung công việc, thành phần, địa điểm, thời gian đi…
Kế hoạch chuyến đi công tác là 1 loại văn bản dùng để trình bày mộtcách có hệ thống những công việc kiên quan đến chuyến đi công tác Kếhoạch chuyến đi là cơ sở để đánh giá kết quả của chuyến đi
Các chuyến đi công tác thường kỳ được đưa vào kế hoạch công tác nămcủa đơn vị với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đã được xác định trước
Đối với những chuyến đi công tác được tổ chức trên cơ sở nhiệm vụ đột xuất, khi lập kế hoạch tổ chức chuyến đi thì phải khẩn trương hơn
Đối với chuyến đi công tác đơn giản mang tính thường xuyên thì khôngcần phải lập kế hoạch
Trang 21Khi lập kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cần phải đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản về:
Thể thức văn bản
Tính khả thi của việc thực hiện
Các nội dung thông tin cơ bản
Thông thường kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác sẽ bao gồm các nội dung thông tin sau:
Mục đích
Nội dung
Thành phần
Thời gian
Địa điểm
Tài liệu, tư liệu, dự thảo hợp đồng
Kinh phí
Phương tiện
Các giấy tờ cần thiết
Tùy theo mục đích kế hoạch tổ chức chuyến đi có thể được bổ sung một số nội dung thông tin như: Quà tặng, phân công thực hiện…
KẾ HOẠCH ĐI CÔNG TÁC
Người đi công tác ………
Bộ phận ………
Thời gian ………
………
Trang 22Nơi đến ……… Nội dung chính công tác:
4 Các khâu chuẩn bị chuyến đi công tác
Sau khi bản kế hoạch được duyệt, người được giao nhiệm vụ chuẩn bịcho chuyến đi công tác sẽ gửi bản kế hoạch tới các đại biểu tham gia chuyến
đi và các phòng ban có liên quan để hỗ trợ trong việc cụ thể tổ chức thực hiệnchuyến đi công tác
Đây là giai đoạn mà phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết thật chu đáo,chính xác, đầy đủ và cụ thể để có một chuyến đi công tác đạt kết quả tốt đẹp
Trang 23Tùy vào mỗi yêu cầu của cơ quan, tầm quan trọng, mục đích củachuyến đi công tác mà được chuẩn bị như thế nào cho phù hợp, tuy nhiên cầnphải tiến hành một số công việc cụ thể như sau :
4.1. Liên hệ với nơi tiếp nhận chuyến đi công tác
Việc liên hệ với nơi đoàn đến và làm việc rất là quan trọng Việc liên
hệ này sẽ do bộ phận văn phòng hoặc thư ký đảm nhiệm Không phải với mọichuyến đi công tác đều phải liên hệ trước mà tùy thuộc vào mục đích chuyến
đi, thư ký phải liên hệ hay không Khi chuyến đi công tác có tính bất ngờ hoặcnhằm mục đích kiểm tra, giám sát, thanh tra đột xuất… thì sẽ không cần phảibáo trước Tuy nhiên với các chuyến đi công tác thông thường, liên hệ chonơi tiếp nhận chuyến đi là một yêu cầu bắt buộc Khi liên hệ cần lựa chọn thờiđiểm thích hợp, vì việc thông báo quá sớm hay quá muộn đều có khả năngảnh hưởng đến sự phối hợp giữa hai bên Trong trường hợp chuyến đi côngtác bị hủy bỏ hoặc thay đổi một số nội dung sau khi đã liên hệ với nới tiếpnhận chuyến đi, thư ký có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan tiếpnhận Lúc này văn bản là phương tiện tối ưu nhất để bày tỏ sự tôn trọng,ngiêm túc và tính chính thức của thông tin Đây cũng là hình thức tốt nhất cókhả năng giúp bày tỏ thái độ không mong muốn của cơ quan khi hủy bỏ haythay đổi chuyến đi công tác
Khi liên hệ với nơi tiếp nhận chuyến đi công tác, tùy theo tính chất củamối quan hệ, thời gian, nội dung công việc thư ký có thể sử dụng các hìnhthức như: điện thoại, fax, văn bản, gặp trực tiếp, thư điện tử… để trao đổithông tin
Trong một số trường hợp văn bản sẽ là hình thức duy nhất được phéplựa chon bởi tính chất pháp lý của chuyến đi, vị trí của thành phần tham gia,yêu cầu đối với nội dung công việc và các nghi thức mà cơ quan buộc phảituân thủ
Trang 24Khi liên hệ với nơi tiếp nhận chuyến đi, dù sử dụng hình thức liên hệnào cũng phải đảm bảo một số yêu cầu về thông tin như tính chính xác, đầy
đủ và kịp thời để tạo điều kiện cho cơ quan tiếp nhận chuyến đi có sự chuẩn
bị phối hợp về nội dung và chuẩn bị các nghi thức đón tiếp Thông thườngthông tin được cung cấp sẽ liên quan đến các vấn đề:
Mục đích chuyến đi
Nội dung công việc
Thành phần tham gia (số lượng, chức vụ, giới tính, chức danh khoa học…)
Thời gian làm việc
Các đối tượng cần gặp
Các yêu cầu hỗ trợ…
Đối với những chuyến đi công tác nước ngoài cần được báo sớm để
cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và cho phép Ngoài ra cần chú ý đến thờitiết quà tặng, giá cả sinh hoạt…
Trước khi đoàn xuất phát phải báo kịp thời bằng điện thoại cho nơitiếp nhận công tác biết, kể cả thời gian đoàn sẽ đến nơi, những thay đổi bổsung nếu có
4.2. Chuẩn bị nội dung chuyến đi công tác
Đây là phần quan trọng nhất của chuyến đi công tác, tùy theo mức độ,mục đích, yêu cầu mà phối hợp giữa các phòng ban chức năng để chuẩn bị nộidung của chuyến đi công tác
Việc thực hiện nội dung của chuyến đi công tác cần chuẩn bị:
Tư liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến mục đích của chuyến đi
Thành phần đại biểu tham gia chuyến đi
Trang 25Thư ký có trách nhiệm thông báo cho các đại biểu tham gia chuyến đimức độ công việc được phân công, thẩm quyền của cá nhân trong chuyến đicông tác và hướng dẫn các đại biểu tham gia chuyến đi về việc lưu trữ giữ tàiliệu, chứng từ để lập hồ sơ công việc sau chuyến đi.
4.3. Chuẩn bị tư liệu, tài liệu
Ngoài các thủ tục giấy tờ hành chính, khi chuẩn bị tư liệu, tài liệu chochuyến đi công tác phải dựa vào các thông tin sau:
Mục đích chuyến đi
Khả năng của thành phần chuyến đi
Hồ sơ pháp lý phải chuẩn bị
Thời gian chuyến đi
Mức độ phức tạp của công việc cần giải quyết
Tùy thuộc vào tình hình thực tiễn của cơ quan mà các tư liệu, tài liệuphục vụ cho chuyến đi có thể gồm:
Giấy giới thiệu, giấy đi đường (của thủ trưởng hoặc của toàn đoàn)
Hồ sơ công việc
Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Các mẫu văn bản
Thông tin ở dạng dữ liệu máy tính…
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi mà tư liệu, tài liệuchuẩn bị khác nhau đa dạng và phong phú
Ví dụ: Các tài liệu thông thường như: dự thảo hợp đồng, các biên bảnthảo luận, bài phát biểu, chuẩn bị tham luận, các số liệu tổng hợp, bảng báogiá… các dữ liệu tốt nhất là chuẩn bị vào đĩa CD-ROM và mang theo máytính xách tay
Trang 264.4. Chuẩn bị phương tiện giao thông
Các phương tiện gồm có: phương tiện giao thông công cộng (máy bay,tàu, thuyền, xe ô tô khách…), cơ quan (ô tô, xe máy…), cá nhân (xe ô tô, xemáy…) Tùy thuộc địa điểm, thời gian công tác mà lựa chọn phương tiện chophù hợp và tiết kiệm Ngoài ra còn dựa vào các căn cứ khác để lựu chọnphương tiện giao thông như:
Khả năng tài chính của cơ quan
Mục đích, tầm quan trọng của chuyến đi
Thành phần tham gia chuyến đi (vị trí, số lượng, giới tính, sức khỏe,đặc điểm tâm lý…)
Các căn cứ trên có thể thay đổi theo mục đích của chuyến đi Đôi khiviệc đảm bảo sức khỏe của các đại biểu bắt buộc lại trở thành ưu tiên số 1 Một số chuyến đi công tác có thể phải sử dụng nhiều loại phương tiện
do vậy người chuẩn bị cho chuyến đi công tác phải nắm vững các chặng dừngchân và các hệ thống dịch vụ có khả năng hỗ trợ
Chọn phương tiện giao thông phải đảm bảo sự an toàn, tiết kiệm và phùhợp
4.5. Chuẩn bị giấy tờ
Trang 27Các giấy tờ cần thiết đảm bảo tính chất pháp lý của chuyến đi công tác
và để cho chuyến đi được thực hiện một cách thuận tiện và nhanh chóng
4.5.1 Với các chuyến đi công tác trong nước thường lưu ý các giấy
tờ sau:
Công văn liên hệ
Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, thẻ nhà báo, thẻ công an, …)
Giấy giới thiệu
Giấy đi đường
Danh thiếp
Trong một số trường hợp có thể cần thư tay hoặc giấy ủy nhiệm …
4.5.2 Với chuyến đi công tác nước ngoài
Khi đi công tác nước ngoài thì các giấy tờ đều phải ở dạng song ngữ.Lưu ý tiến hành theo đúng các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh của ViệtNam và của các nước sẽ đến tùy theo mục đích của từng chuyến đi, nơi đếncông tác Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu như:
Hộ chiếu (Passporrt)
Visa ( thủ tục xin cấp Visa thời gian sẽ mất từ 1 đến 2 tuần Lưu ýtrong khu vực các nước Đông Nam Á có 5 nước không cần Visa mà chỉ sử
Trang 28dụng Hộ chiếu khi sang nước: Singapore, Malaysia, Thái lan, Lào vàCampuchia)
Để làm Visa trước tiên bạn sẽ vào trang web của Đại sứ quán nước cầnđến để đăng ký lịch hẹn phỏng vấn trên mạng Sau khi cán bộ thị thực xácnhận thông tin lịch hẹn của Công ty, Đại sứ quán sẽ gửi một email xác nhậnlịch hẹn phỏng vấn visa ghi chi tiết thời gian, địa điểm cuộc hẹn, những chú ý
và mã số, mã vạch của bạn Mỗi đơn xin visa điện tử hay thư hẹn lịch phỏngvấn đều có một mã vạch riêng Đại sứ quán dùng máy quét để đọc mã vạchnày khi đến phỏng vấn Khi đã có lịch hẹn phỏng vấn thì cần chuẩn bị cácgiấy tờ, thủ tục theo yêu cầu Đi phỏng vấn cần chú ý đến sớm trước 15 phút
so với giờ hẹn phỏng vấn, mang theo mẫu đơn đã điền hoàn chỉnh, thư xácnhận ngày hẹn (được in ra khi xác nhận lịch hẹn phỏng vấn trên mạng), mangtheo tiền đóng lệ phí và giấy tờ theo danh sách dưới đây:
Danh sách giấy tờ cần nộp đối với xin visa đi công tác (Business VisitCheck list):
Bản khai Visa (Completed Visa Applicction Form)
Trang 29Bản khai visa phải theo mẫu và được tải từ trang web của Đại sứ quán
mà nước bạn cần đến Bản khai phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ kýcủa người nộp đơn
Bản khai có dán 1 tấm ảnh thẻ 4x6 Nếu ảnh chụp không đúng tiêuchuẩn thì quá trình làm hồ sơ sẽ bị chẫm trễ của người nộp Vì tấm ảnh dùng
để nhận dạng người xin visa nên yêu cầu về ảnh dùng cho hồ sơ được Đại sứquán thực hiện rất chặt chẽ Gồm các yêu cầu sau:
1 Đương đơn phải nộp ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng Ảnh phải
rõ ràng để nhận diện được người Ảnh không được xử lý vi tính khác đivới người thật
2 Kích thước khoảng 46 cm và toàn bộ đầu phải nằm chính giữaảnh Ảnh chụp đủ mặt và không dán lên bìa cứng Đương đơn phải nhìnthẳng vào máy ảnh, không nhìn xuống hoặc nhìn nghiêng và mặt phảichiếm 50% diện tích của ảnh
3 Ảnh phải thể hiện toàn bộ đầu của đương đơn, bao gồm cả khuônmặt (từ đỉnh đầu đến hết cằm) có kích thước từ 2,5cm đến 3,5cm và đủtóc ở hai bên Khoảng cách từ mắt đến cạnh dưới của tấm ảnh khoảng2,8cm đến 3,5cm
4 Ảnh phải được dập ghim hoặc dán bằng hồ vào đơn xin visa đicông tác (theo mẫu)
5 Ảnh có hoa văn sẽ không được chấp nhận Phải đúng theo quyđịnh về chụp ảnh thẻ của Nhà nước
6 Đương đơn chỉ có thể đội mũ hoặc khăn trùm đầu vì lý do tôngiáo, và ngay cả trong cả trường hợp đó thì cũng không được che khuấtbất kỳ phần nào trên mặt
Đương đơn không đeo kính râm hoặc các thiết bị cá nhân khác
Trang 30Mặt nạ hoặc mạng che mặt cũng không được chấp nhậnBản khai mẫu xin visa bắt buộc phải tải từ trang web của Đại sứ quán
mà nước ban cần đến chứ không được photo, và thông tin phải chính xác vàđầy đủ trước khi in ra Có một số nước có thể đến tận Đại sứ quán để xin bảnkhai mẫu visa trực tiếp
Chứng minh thư nhân dân (Vietnam identity card)
Mang chứng minh thư gốc + bản sao, tất cả đều phải có một bản tiếngViệt và một bản tiếng Anh có công chứng của phòng dịch thuật
Thư mời công tác (Invitation)
Thư mời hay các giấy tờ có liên quan đến lý do phải đi công tác nướcngoài và kèm theo lịch trình chuyến đi công tác Kèm theo bằng chứng về nơi
ở Ví dụ như đặt phòng ở khách sạn …
Bằng chứng về công việc (Evidence of employment)
Bằng chứng về công tác để Đại sứ quán xác định bạn đang làm gì, nghềnghiệp và qua đó xem bạn với mục đích gì Gồm bằng chứng công việc thư từ
cơ quan/công ty chủ quản của người đi Tại Việt Nam nêu rõ mục đíchchuyến đi, thời gian đã, đang công tác tại cơ quan và thu nhập hàng tháng
Nếu chủ công ty hay tự kinh doanh, cổ đông lớn: Giấy phép thành lậpcông ty, đăng ký kinh doanh, giấy tờ sở hữu bất động sản, giấy tờ nộp thuế…
Nếu làm việc tại các công ty hoặc cơ quan: Hợp đồng lao động, giấyxác nhận việc làm của người sử dụng lao động, quyết định tăng lương (nếucó), giấy xác nhận thu nhập…
Sổ hộ khẩu gia đình (Family book)
Một bản gốc kèm theo một bản photo và đều ở dạng song ngữ
Lệ phí visa (Visa fee)
Trang 31Ngoài lệ phí xét duyệt đơn xin thị thực phải trả thêm lệ phí chuyển hồ
sơ (lệ phí này có thể thay đổi)
Lệ phí visa là quá trình xem xét đơn xin và sẽ không được hoàn lại nếuđơn xin thị thực bị từ chối Lệ phí được đóng góp trực tiếp cho Đại sứ quán vàđóng góp bằng tiền Việt theo tỷ giá quy đổi của từng Quốc gia mà bạn muốnxin visa
Chú ý:
Lệ phí thị thực chỉ được trả lại nếu người nộp đơn xin rút hồ sơ bằngvăn bản trước khi hồ sơ được xét duyệt, khi chưa làm thủ tục dấu vân tay hoặctrong trường hợp người nộp đơn bị từ chối cung cấp dấu vân tay
Lệ phí thị thực không được hoàn trả lại trong trường hợp người nộpđơn xin thị thực dài hạn được cấp thị thực có thời hạn ngắn hơn thời hạn trongđơn xin
Lệ phí thi thực có thể thay đổi không báo trước
Các giấy tờ khác (Any other documents)
Ngoài các giấy tờ phải nộp trong phần danh sách, cán bộ thị thực có thể
sẽ yêu cầu bổ sung thêm những giấy tờ khác trước khi quyết định đơn xin thịthực của bạn Các giấy tờ này để hỗ trợ hồ sơ xin visa của bạn, tỷ lệ nhận hồ
sơ sẽ cao hơn
Một số điểm cần lưu ý:
Các giấy tờ bằng tiếng Việt (bao gồm cả lời khai/ giải thích bằngvăn bản của ngươig nộp đơn/ người bảo lãnh) phải có bản dịch tiếng Anh kèmtheo Nếu không thực hiện yêu cầu này, hồ sơ xin visa của quý vị có thể sẽ bị
từ chối
Người xin thị thực có thể sẽ được yêu cầu đến phỏng vấn trực tiếptại Đại sứ quán hoặc phỏng vấn qua điện thoại
Trang 32 Trong trường hợp cần thiết, hồ sơ xin visa có thể phải chuyển sangcác cơ quan ngoại giao khác của nước bạn định xin visa để có thêm thông tin.
Do vậy, sự chậm trễ trong quá trình xét duyệt hồ sơ visa là không thể tránhkhỏi
Ngoài những giấy tờ đã được hướng dẫn thì có thể được yêu cầucung cấp thêm bằng chứng, thông tin khác
Khi đã có lịch hẹn tại Đại sứ quán chỉ cần mang các giấy tờ đầy đủ trêntheo lịch hẹn Coi như thủ tục đã hoàn tất Sẽ phải mất 1 – 2 tuần để chờ kếtquả visa (tùy vào các Đại sứ quán của từng nước mà thời gian xin khác nhau).Nếu được chấp nhận xong hết Đại sứ quán sẽ thông báo và dán visa vào Hộchiếu cho bạn
Trường hợp xin visa ở mỗi nước là khác nhau, tùy thuộc vào quy địnhthủ tục xuất nhập cảnh của nước đó Vì vậy đối với các nước xin visa khó bạnphải có sự chuẩn bị chu đáo nhất là trình độ tiếng Anh
4.6. Chuẩn bị kinh phí và một số yếu tố khác
Khi lập dự trù kinh phí chuyến đi công tác phải lưu ý đến các chi phíthực tế và các khoản dự phòng cho những chi phí phát sinh Các chi phí thực
tế sẽ được tính trên cơ sở:
Tiền chi trả lương cho phương tiện (máy bay, ô tô…)
Tiền sinh hoạt phí của đại biểu
Tiền sao chụp tài liệu
Tiền đóng góp vào hội thảo, hội nghị (nếu có)…
Tiền ăn nghỉ
Quà tặng …
Sau khi xây dựng dự trù kinh phí người được giao nhiệm vụ chuẩn bị tổchức chuyến đi sẽ chuyển cho các bộ phận chức năng để giải quyết Khi đi
Trang 33công tác, các đại biểu tham gia chuyến đi cần lưu ý về việc lưu giữ nhữngchứng từ, hóa đơn … để quyết toán tài chính sau chuyến đi công tác về Việcquy định chế độ công tác phí và thanh toán ở mỗi cơ quan là khác nhau Đốivới các cơ quan Nhà nước thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính vàchế độ quy định của cơ quan đó Đối với Doang nghiệp tư nhân thì tùy thuộcvào quy mô và khả năng tài chính, tính chất công việc mà công tác phí sẽđược điều chỉnh cho phù hợp với mỗi chuyến đi công tác.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích, phạm vi chuyến đi và yêu cầu củalãnh đạo thì có thể tiến hành một số công việc khác như:
Chuẩn bị quà tặng
Xây dựng nhật ký hành trình
Chuẩn bị các nhãn mác hàng hóa
Phong bì in sẵn địa chỉ, số điện thoại, email, fax, logo công ty
Các địa chỉ hỗ trợ tại nơi diễn ra chuyến đi công tác
Danh thiếp
Thuốc y tế (thuốc thông thường và thuốc đặc trị cho những người bịbệnh mãn tính) …
4.7. Một số công việc trước và sau chuyến đi công tác
4.7.1 Trước thời gian lãnh đạo đi công tác
Tổ chức họp bàn giao công việc giữa thủ trưởng và các cá nhân có liênquan từ đó xác đinh:
Phạm vi thẩm quyền, phạm vị được ủy nhiệm giữa thủ trưởng và các
cá nhân, phòng ban có liên quan
Xin ý kiến thủ trưởng giải quyết các công việc còn tồn đọng
Xác định các hình thức để liên hệ với thủ trưởng
Trang 34 Các công việc được giao
Trên cơ sở kết quả của cuộc họp bàn giao trong thời gian lãnh đạo đicông tác cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thường xuyên, các công việc đượcgiao hoặc ủy quyền
Giữ liên lạc với thủ trưởng trong thời gian thủ trưởng đi công tác
4.7.2 Sau chuyến đi công tác
Giúp thủ trưởng giải quyết các vấn đề, sự việc phát sinh liên quan đếnthủ tục tổ chức chuyến đi công tác
Thu thập giấy tờ, tài liệu sau chuyến đi công tác để lập hồ sơ
Tổ chức các cuộc họp mở rộng hoặc nội bộ để thông báo kết quảchuyến đi công tác và phát triển công việc hoặc rút kinh nghiệm trong kỹthuật tổ chức chuyến đi Có thể sử dụng văn bản để thực hiện công việc này
Trình nhật ký công tác và các văn bản, giấy tờ thuộc quyền thủtrưởng Xin ý kiến thủ trưởng giải quyết các công việc còn tồn đọng
Soạn thảo thư cảm ơn nơi tiếp nhận chuyến đi công tác
Trang 35Như vậy trên đây là một số quy trình chuẩn bị cho việc tổ chức chuyến
đi công tác tại các cơ quan, tổ chức nói chung Đối với các cơ quan Nhà nướcthì công việc chuẩn bị sẽ được tiến hành đúng quy trình và chú trọng đếncông việc, giấy tờ, kế hoạch, những thủ tục hành chính bắt buộc Còn đối vớicác công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp thì quy trình chuẩn bị thực hiệnchuyến đi công tác sẽ đơn giản hơn Nhưng việc chuẩn bị chu đáo quy trình tổchức chuyến đi công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp sẽ giúp cho chuyến đicông tác gặt hái được nhiều thành công và mang lại những kết quả tốt đẹpnhất