1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp : Quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải, Thái Bình

57 310 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 110,09 KB

Nội dung

NSX là công cụ, phương tiện vật chất bằng tiền để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong đó quy mô NSX là công cụ kinh tế quan trọng điều tiết quản lý nền KTXH tại địa phương. Chính vì vậy chính quyền xã cần phải quan tâm nhằm nâng cao công tác quản lý thu NSX trên địa bàn. Trong những năm gần đây, việc thực hiện quản lý thu NSX của huyện Tiền Hải vẫn còn nhiều vấn đề, từ việc lập dự toán đến việc thực hiện còn nhiều bất cập, trình độ quản lý ngân sách xã còn nhiều hạn chế, việc đào tạo cán bộ, sắp xếp luân chuyển cán bộ chưa đáp ứng được công tác quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác với những dự kiến thay đổi của Luật NSNN về tầm quan trọng của ngân sách địa phương, thu NSX là một trong những vấn đề cần quan tâm. Làm thế nào để quản lý công tác thu NSX tốt hơn và giải quyết những vấn đề xung quanh thu NSX như thế nào? Để làm rõ những vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải, Thái Bình” với hy vọng sẽ làm rõ những thực trạng còn tổn tại và giải pháp dự kiến để khắc phục những tồn tại đó trong công tác quản lý thu NSX, góp phần vào mục tiêu phát triển các xã trên địa bàn huyện Tiền Hải và cũng như toàn Tiền Hải.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả của luận văn tốt nghiệp(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thanh Huyền

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THU VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ 3

1.1 Những vấn đề chung về thu ngân sách xã 3

1.1.2 Nội dung thu của ngân sách xã 4

1.1.3 Vai trò thu ngân sách xã 6

1.2 Quản lý thu ngân sách xã 6

1.2.1 Nguyên tắc quản lý thu ngân sách xã 6

1.2.2 Lập dự toán thu ngân sách xã 6

1.2.3 Chấp hành dự toán thu ngân sách xã 9

1.2.4 Kế toán quyết toán thu ngân sách xã 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH 14

2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và bộ máy quản lý thu ngân sách xã huyện Tiền Hải 14

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tiền Hải 14

2.2 Thực trạng thu và quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải 16

2.2.1 Thực trạng phân cấp nguồn thu 16

2.2.2 Thực trạng lập dự toán thu ngân sách xã 17

2.2.3 Thực trạng chấp hành dự toán thu ngân sách xã 19

Bảng 2.1 Tình hình thu ngân sách xã năm 2012-2014 19

Bảng 2.2 Cơ cấu các khoản thu ngân sách xã năm 2012-2014 20

Bảng 2.3 Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% năm 2012-2014 22

Bảng 2.4 Cơ cấu các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% năm 2012-2014 .22 Bảng 2.5 Các khoản thu ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ % năm 2012-2014 28

Bảng 2.6 Cơ cấu các khoản thu ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ % năm 2012-201429 Bảng 2.7 Các khoản thu ngân sách xã bổ sung từ ngân sách cấp trên năm 2012-2014 33

Trang 3

Bảng 2.8Cơ cấu các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên năm 2012-2014

33

2.2.4 Thực trạng quyết toán thu ngân sách xã 35

2.3 Đánh giá chung thực trạng quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải 36

2.3.1 Những kết quả đạt được 36

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 38

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH 41

3.1 Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải 41

3.1.1 Mục tiêu tăng cường công tác quản lý thu ngân sách xã 41

3.1.2 Phương hướng tăng cường công tác quản lý thu ngân sách xã 42

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải 42

3.2.1 Tăng cường quản lý thu ngân sách xã theo đúng nội dung quản lý thu ngân sách xã 42

3.2.2 Tăng cường nuôi dưỡng phát triển nguồn thu 43

3.2.3 Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan đến thu ngân sách xã 45

3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 46

3.2.5 Tăng cường công khai minh bạch ngân sách xã 46

3.2.6 Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trong công tác quản lý thu ngân sách xã 47

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 47 KẾT LUẬN xlix DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO l

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 6

NSX là công cụ, phương tiện vật chất bằng tiền để chính quyền cấp xã thựchiện chức năng, nhiệm vụ của mình Trong đó quy mô NSX là công cụ kinh tếquan trọng điều tiết quản lý nền KT-XH tại địa phương Chính vì vậy chính quyền

xã cần phải quan tâm nhằm nâng cao công tác quản lý thu NSX trên địa bàn.Trong những năm gần đây, việc thực hiện quản lý thu NSX của huyệnTiền Hải vẫn còn nhiều vấn đề, từ việc lập dự toán đến việc thực hiện cònnhiều bất cập, trình độ quản lý ngân sách xã còn nhiều hạn chế, việc đào tạocán bộ, sắp xếp luân chuyển cán bộ chưa đáp ứng được công tác quản lý ngânsách xã trong giai đoạn hiện nay Mặt khác với những dự kiến thay đổi củaLuật NSNN về tầm quan trọng của ngân sách địa phương, thu NSX là mộttrong những vấn đề cần quan tâm Làm thế nào để quản lý công tác thu NSXtốt hơn và giải quyết những vấn đề xung quanh thu NSX như thế nào? Để làm

rõ những vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải, Thái Bình” với hy vọng sẽ làm rõ những thực trạng còn tổn

tại và giải pháp dự kiến để khắc phục những tồn tại đó trong công tác quản lýthu NSX, góp phần vào mục tiêu phát triển các xã trên địa bàn huyện TiềnHải và cũng như toàn Tiền Hải

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn

Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúngthực trạng tình hình quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải từ

đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách xã trên địabàn huyện Tiền Hải, góp phần đẩy mạnh và phát triển kinh, xã hội củahuyện

Trang 7

đề quản lý ngân sách xã Đi tìm hiểu thực trạng quản lý thu ngân sách xã trênđịa huyên Tiền Hải ở ba khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán.Vậndụng những kiến thức đã học vào đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách

xã ở địa phương, nêu ra những điểm mạnh đồng thời phát hiện những hạn chế

và nguyên nhân gây ra những tồn tại đó Từ thực tế đó đề xuất những giảipháp nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về thu và quản lý thu ngân sách xã

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn

Luận văn được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu quá khứ ở đơn vị thựctập thông qua báo cáo các năm và tài liệu liên quan

- Phương pháp thực nghiệm thông qua quan sát, phỏng vấn trực tiếp:trực tiếp đến đơn vị thực tập để quan sát, học hỏi các cán bộ trong bộ phậnquản lý thu ngân sách xã,

- Phương pháp so sánh: so sánh số liệu giữa các năm, giữa thực tế và dựtoán để đánh giá được tình hình quản lý thu ngân sách xã

5 Kết cấu dự kiến của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục; nội dung chính của luận vănđược kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thu và quản lý thu ngân sách xã

Trang 8

huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách xã trên đìa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THU VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ

1.1 Những vấn đề chung về thu ngân sách xã

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thu ngân sách xã

Thu NSX là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để độngviên một bộ phận nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ của chínhquyền Nhà nước cấp xã nhằm đáp ứng các nhu cầu của chính quyền cấp cơ sởtrong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý được thực hiện bằng

hệ thống các chính sách, pháp luật do Nhà nước ban hành

Từ khái niệm về thu NSX, ta có thể đưa ra một số đặc điểm về thu NSXnhư sau:

Thứ nhất, thu NSX chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá

trị này sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồntài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của chính quyền cấp xã

Thứ hai, hoạt động thu của NSX luôn gắn chặt với nhiệm vụ của chính

quyền xã được phân cấp, luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyềnlực Nhà nước ở cấp xã Chính vì vậy các chỉ tiêu thu luôn mang tính pháp lý

Thứ ba, thu NSX phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa hai bên, một bên là

lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở, đại diện là chính quyền xã với mộtbên là lợi ích chung của các chủ thể kinh tế khác

Thứ tư, hoạt động thu NSX luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự

vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập,…

Thứ năm, thu NSX có các quan hệ thu rất đa dạng và biểu hiện dưới

nhiều hình thức khác nhau Nhưng các khoản thu này chỉ được thừa nhận khiđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Trang 10

1.1.2 Nội dung thu của ngân sách xã

Trang 11

Thu NSX bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho NSX và cáckhoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện đểxây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật doHĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý.

Theo Luật NSNN ban hành năm 2002 và các văn bản liên quan, thì thuNSX gồm: các khoản thu NSX hưởng một trăm phần trăm (100%), các khoảnthu NSX được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSX với ngân sách cấptrên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo theo nguyên tắc:

Thứ nhất, phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH, quốc phòng an ninh

của Nhà nước cũng như chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã

Thứ hai, phù hợp với việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách Trung

ương với ngân sách địa phương

Thứ ba, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu cho NSX giữ

lại không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách Trung ươngvới ngân sách địa phương do ỦY ban thường vụ Quốc hội quyết định giaocho từng tỉnh đối với các khoản thu đó Riêng đối với 5 loại thuế, lệ phí: thuế

sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộkinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạnhà, đất thì tỷ lệ phân chia cho NSX tối thiểu là 70%

Thứ tư, kết thúc thời kỳ ổn định, căn cứ vào khả năng thu và nhiệm vụ chi

của ngân sách địa phương, HĐND cấp tỉnh tiến hành điều chỉnh tỷ lệ phần trăm(%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương

Thứ năm, khi phân cấp nguồn thu cho xã phải căn cứ trên nhiệm vụ chi và

khả năng thu trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã cónguồn thu cân đối được nhiệm vụ chi thường xuyên; các xã có nguồn thu khá cóphần dành để đầu tư phát triển, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp lại của các

tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định;

Trang 12

- Thu kết dư NSX năm trước;

- Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật

Khoản thu NSX hưởng 100% là nguồn thu quan trọng vì đó là các khoảnđược thu trực tiếp trên địa bàn và do chính quyền xã quản lý, từ đó biết đượcmức độ tự chủ tài chính và tình hình kinh tế hiện tại của xã

Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên

Theo quy định của Luật NSNN các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %giữa NSX với ngân sách cấp trên gồm có:

- Thu từ tiền sử dụng đất;

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

- Thuế môn bài thu từ cá ngân, hộ kinh doanh;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;

- Lệ phí trước bạ, nhà đất

Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% Căn

cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, HĐND cấp tỉnh có thểquyết định tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%

Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định nêu trên, NSX còn đượcHĐND cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế,

lệ phí phân chia theo Luật NSNN đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoảnthu NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Đây là khoản thu cho các xã được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dựtoán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp Ngoài rangân sách cấp trên bổ sung cho NSX theo chương trình mục tiêu cụ thể

Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệchgiữa dự toán chi theo các nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các nguồn thu

Trang 13

được phân cấp Số bổ sung này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định

và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm

Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng năm để hỗtrợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

1.1.3 Vai trò thu ngân sách xã

Thứ nhất, NSX là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền xã thực

hiện mọi chức năng, nhiệm vụ được giao

Thứ hai, NSX là công cụ tài chính Nhà nước quan trọng để chính quyền

Nhà nước cấp xã điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng, thu hút vốnđầu tư phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội

Thứ ba, xây dựng NSX vững chắc là điều kiện quan trọng trong quá

trình xây dựng nông thôn mới, giảm sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị

1.2 Quản lý thu ngân sách xã

1.2.1 Nguyên tắc quản lý thu ngân sách xã

Quản lý thu NSX là sự phối hợp giữa cơ quan liên quan trong việc hoạchđịnh kế hoạch thu, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, kiểm tra, giám sát, đánhgiá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu

Nguyên tắc quản lý thu NSX:

Thứ nhất, đảm bảo động viên đầy đủ, kịp thời các khoản thu của NSX

theo đúng chính sách, chế độ, văn bản pháp luật của Nhà nước

Thứ hai, đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về thu

NSX từ các cơ quan quản lý thu cũng như từ đối tượng thực nghĩa vụ đối vớiNSNN

Thứ ba, xác lập cơ chế, quy trình quản lý thu thích hợp, tuân thủ các yêu

cầu cải cách hành chính trọng lĩnh vực tài chính Quy trình thực hiện phảiđảm bảo dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm

1.2.2 Lập dự toán thu ngân sách xã

1.2.2.1 Yêu cầu lập dự toán ngân sách xã

Trang 14

Trong quá trình lập dự toán NSX phải quán triệt được 4 yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, lập theo đúng nội dung mẫu biểu MLNSNN, và thời hạn quy định Thứ hai, phải tuân thủ theo chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức

Nhà nước quy định

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách

Thứ tư, phải có thuyết minh rõ ràng trên cơ sở, căn cứ tính toán.

1.2.2.2 Căn cứ lập dự toán ngân sách xã

Dự toán thu NSX hàng năm được xây dựng trên căn cứ sau đây:

Thứ nhất, dự báo xu hướng, cơ hội, thách thức trong phát triển KT-XH

ở địa phương có tác động đến nguồn thu của xã năm kế hoạch

Thứ hai, các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng

và trật tự an toàn xã hội của xã thể hiện trong kế hoạch phát triển KT-XH 5năm và hàng năm của xã

Thứ ba, chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ

chi của NSX và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định

Thứ tư, số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo.

Thứ năm, tình hình thực hiện dự toán NSX năm trước và một số năm

liền kề, ước thực hiện ngân sách năm báo cáo Phân tích làm rõ điểm mạnh,điểm yếu trong tổ chức thực hiện ngân sách đặc biệt là năm hiện hành để tìm

Trình tự lập dự toán thu NSX gồm các bước:

Hướng dẫn xây dựng dự toán thu ngân sách xã

Bước 1: Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn và giao số kiểm tra dựtoán thu NSX

Trang 15

Bước 2: UBND xã tổ chức triển khai xây dựng dự toán thu NSX và giao

số kiểm tra cho các ban, tổ chức thuộc UBNN xã

Lập và tổng hợp dự toán thu ngân sách xã

Bước 3: Các ban, tổ chức lập dự toán thu của đơn vị mình, kế toán xã lập

Phân bổ và quyết định dự toán thu ngân sách xã

Bước 8: UBND huyện giao dự toán thu ngân sách chính thức cho các xã.Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán thu NSX trình HĐND quyếtđịnh

Bước 10: UBND xã giao dự toán thu NSX cho các ban, ngành, đoàn thểđồng gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, KBNN huyện, thực hiện côngkhai dự toán thu NSX

Điều chỉnh dự toán thu NSX hàng năm (nếu có) trong các trường hợp cóyêu cầu của UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc

có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi

Trang 16

1.2.3 Chấp hành dự toán thu ngân sách xã

1.2.3.1 Mục tiêu của chấp hành thu ngân sách xã

Mục tiêu quan trọng hàng đầu: biến dự toán kế hoạch KT-XH năm

thành hiện thực

Các mục tiêu kế tiếp: quản lý, theo dõi số thực tế so với dự toán, đưa ra

các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, có kiến nghị kịp thời với cơquan chức năng có liên quan khi chấp hành dự toán thu NSX thấy khó đảmbảo dự toán, hoặc dự toán khó thực thi được các chức năng nhiệm vụ của xãphải đảm nhận

1.2.3.2 Tổ chức thu ngân sách xã

Ban tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế, đảm bảo thuđúng, thu đủ và thu kịp thời Có hai hình thức thu nộp đó là thu trực tiếp tạiKBNN và thu tại cơ quan thu (chi cục thuế, tài chính xã)

Thu tại KBNN là hình thức thu mà đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngânsách, căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc tài chính xã, lập giấynộp tiền vào KBNN

Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiềntrực tiếp vào NSNN tại KBNN theo chế độ quy định thì: Đối với các khoảnthu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu, sau đó lập giấynộp tiền vào KBNN (trường hợp cơ quan thuế uỷ quyền cho Ban tài chính xãthu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên và được hưởng phí uỷ nhiệm thutheo chế độ quy định) Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ban tàichính xã, Ban tài chính xã thu, sau đó lập giấy nộp tiền vào KBNN hoặc nộpvào quỹ của NSX để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi, vùngsâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch với KBNN

Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách, khi thu phảigiao biên lai cho đối tượng nộp Cơ quan thuế, Phòng Tài chính – Kế hoạchhuyện có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ kịp thời cho Ban tài chính xã để

Trang 17

thực hiện thu nộp NSNN Định kỳ Ban tài chính xã báo cáo việc sử dụng vàquyết toán biên lai đã được cấp với cơ quan cung cấp biên lai Trường hợp cơquan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu NSX, KBNN xácnhận số tiền đã thu vào NSX của các đối tượng nộp trực tiếp hoặc chuyểnkhoản vào KBNN, đối với đối tượng nộp qua cơ quan thu thì cơ quan thu xácnhận để Ban tài chính xã làm căn cứ hoàn trả.

Việc luân chuyển chứng từ thu được thực hiện như sau: Đối với các khoảnthu NSX được hưởng 100%, KBNN lập một liên chứng từ thu cho Ban tài chính

xã Đối với khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, KBNN lập bảng kê cáckhoản thu ngân sách có phân chia cho xã gửi Ban tài chính xã Đối với số thu bổsung cân đối quy định mức rút dự toán hàng tháng, UBND cấp xã thực hiện rút

bổ sung cân đối bằng giấy rút dự toán từ ngân sách cấp trên

1.2.4 Kế toán quyết toán thu ngân sách xã

1.2.4.1 Mục đích

Quyết toán NSX là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách, là việctổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện, chi tiết tình hình thựchiện thu, chi và cân đối NSX; đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSX trongnăm ngân sách theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền

Mục tiêu của quyết toán NSX:

Thứ nhất, cung cấp thông tin cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát,

phân tích, đánh giá hoạt động tài chính xã và tổng hợp thu, chi NSX vàoNSNN

Thứ hai, xem xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền cấp xã trong việc

huy động và sử dụng ngân sách, cũng như đáp ứng yêu cầu công khai, minhbạch NSX theo quy định của luật NSNN

Thứ ba, quyết toán NSX là tài liệu thiết yếu làm căn cứ cho việc lập dự

toán NSX và chấp hành ngân sách trong những chu trình ngân sách tiếp theo

Trang 18

1.2.4.2 Yêu cầu

Cuối niên độ, sau khi đã thực hiện xong việc khóa sổ kế toán và xử lýcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSX, kếtthúc ngày 31/1/năm sau, kế toán xã phải tiến hành lập báo cáo quyết toánNSX của năm trước Để hoàn tất một chu trình quản lý NSX và thể hiện đượcmục đích, ý nghĩa của công tác quyết toán thì việc lập báo cáo quyết toánNSX phải đạt được yêu cầu:

Thứ nhất, báo cáo quyết toán NSX phải lập theo đúng mẫu biểu do Bộ

Tài chính quy định, tùy theo yêu cầu của từng địa phương có thể chi tiết hóacác chỉ tiêu tổng hợp trong các bản báo cáo nhưng đơn vị không được tự ý đặt

ra các mẫu biểu để lập báo cáo khác với quy định

Thứ hai, số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ

ràng, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho UBND xã,HĐND xã và các cơ quan Nhà nước cấp trên theo quy định

Thứ ba, nội dung trong các báo cáo quyết toán NSX phải theo đúng các

nội dụng ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán theo đúngMLNSNN (chương, loại, khoản, mục, tiểu mục)

Thứ tư, số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo quyết toán năm phải

thống nhất với số liệu trên các báo cáo quyết toán Thuyết minh quyết toánnăm phải giải trình rõ được nguyên nhân đạt hay không đạt dự toán hoặc vượt

dự toán được giao theo từng chỉ tiêu thu, chi NSX Từ đó đưa ra được nhữnggiải pháp kiến nghị nếu có

Thứ năm, báo cáo quyết toán chi không được lớn hơn quyết toán thu

NSX

Thứ sáu, chỉ đưa vào báo cáo quyết toán các khoản thu chi NSX theo

quy định Còn các quỹ tài chính khác, các khoản thu hộ, chi hộ do cơ quancấp trên ủy nhiệm cho UBND xã trực tiếp thực hiện, phải được quyết toánriêng

Trang 19

Thứ bảy, báo cáo quyết toán năm trước khi gửi cho HĐND xã xét duyệt

và gửi cho Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện phải có đối chiếu, xác nhận sốliệu của KBNN huyện nơi có giao dịch

1.2.4.3 Quyết toán thu ngân sách xã

Cán bộ tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán, kế toán

và quyết toán NSX theo MLNSNN và chế độ kế toán NSX hiện hành; thựchiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định KBNN nơi giao dịchthực hiện công tác kế toán thu quỹ NSX theo quy định; định kỳ hàng tháng,quý báo cáo tình hình thực hiện thu NSX, tồn quỹ NSX gửi UBND xã; và báocáo đột xuất khác theo yêu cầu của UBND xã Thời gian chỉnh lý quyết toánNSX hết ngày 31/01/năm sau

Để thực hiện và khoá sổ kế toán hàng năm, Ban tài chính xã thực hiệncác việc sau đây: ngay trong tháng 12 phải rà soát lại tất cả các khoản thu, chitheo dự toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách;trường hợp có khả năng hụt thu, phải chủ động có phương án sắp xếp lại cáckhoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách; phối hợp với KBNN huyện nơi giaodịch đối chiếu tất cả các khoản thu NSX trong năm, bảo đảm hạch toán đầy

đủ, chính xác các khoản thu theo MLNSNN, kiểm tra lại số thu được phânchia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định; đối với các khoản tạm thu,tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa

xử lý được, thì làm thủ tục chuyển sang năm sau

Các khoản thu phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12,nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau

Quyết toán ngân sách xã hàng năm: Ban tài chính xã lập quyết toán thuNSX hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồngthời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để tổng hợp Thời gian gửi báo

Trang 20

cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện do UBND cấptỉnh quy định Quyết toán chi NSX không được lớn hơn quyết toán thu NSX,kết dư NSX là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi NSX.Toàn bộ kết dư năm trước được chuyển vào thu ngân sách năm sau Sau khiHĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán NSX được lập thành 5 bản để gửicho HĐND xã, UBND xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, KBNN nơigiao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu ban tài chính xã vàthông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết Phòng Tàichính – Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chiNSX, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xãđiều chỉnh.

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH 2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và bộ máy quản lý thu ngân sách xã huyện Tiền Hải

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tiền Hải

Tiền Hải là một huyện ven biển nằm ở Tây Nam của tỉnh Thái Bình,giáp huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình về phía tây, phía đông giáp vịnh Bắc

Bộ, phía bắc giáp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, phía nam giáp tỉnh NamĐịnh Diện tích tự nhiên của huyện là 286,980km2 trong đó có 16.684 ha đấtnông nghiệp Toàn huyện có 34 xã và 1 thị trấn Tiền Hải nằm trong khí hậunhiệt đới gió mùa

Trên địa bàn huyện có một số tài nguyên thiên nhiên như khí mỏ, thannâu, khoáng sản Toàn huyện có trên 20 km bờ biển và hạ lưu sông Trà Lý

và sông Hồng, đây là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ và đườngbiển Biển cũng là tài nguyên thiên nhiên để cho ngư dân ở các vùng tronghuyện khai thác và chế biến thuỷ, hải sản

Tiền Hải là huyện ven biển, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị,kinh tế và an ninh quốc phòng ở vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ Bước vào thựchiện kế hoạch phát triển KT-XH, tổng giá trị sản xuất của huyện Tiền Hảinăm 2014 (giá so sánh 2010) đạt 4.785 tỷ đồng, tăng 13%, trong đó: giá trịsản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản đạt 1.856 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngànhcông nghiệp - xây dựng đạt 2.086 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành thương mại -dịch vụ đạt 843 tỷ đồng

Tuy là địa phương thuộc tỉnh thuần nông, nhưng nhờ có tài nguyên thiênnhiên như các mỏ khí đốt,… nên Tiền Hải cũng phát triển mạnh về côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp năm 2014 đạt 1.695 tỷ đồng, tăng 11,73% so với cùng kỳ năm 2013

Trang 22

Với chiều dài 23 km bờ biển, Tiền Hải là địa phương có thế mạnh vềphát triển nuôi trồng thủy, hải sản Huyện có tổng diện tích nuôi trồng là4.073 ha Với diện tích 1.380 ha, ngao là vật nuôi đạt sản lượng cao, với32.000 tấn và có giá trị kinh tế cao Ngao của Tiền Hải đã xuất khẩu sang cácthị trường trên thế giới.

Ngoài ra Tiền Hải còn có khu bảo tồn thiên nhiên thuộc khu vực dự trữsinh quyển sông Hồng (được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004).Đây là địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với các khuCồn Vành, Cồn Thủ Như vậy với vị trí địa lý cùng với những tiềm năng sẵn

có được thiên nhiên ưu ái thì Tiền Hải có nhiều điều kiện phát triển KT-XH,tăng nguồn thu

2.1.2 Bộ máy quản lý thu ngân sách huyện Tiền Hải

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện trực thuộc UBND huyện và chịu sựchỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính Thái Bình Trong phòng

có một Trưởng phòng, hai Phó Trưởng phòng và 10 cán bộ thuộc các bộphận: Bộ phận kế hoạch đầu tư, cấp giấy phép kinh doanh; Bộ phận quản lýngân sách huyện; Bộ phận Ngân sách xã; Bộ phận theo dõi giá công sản.Quản lý NSX thuộc bộ phận Ngân sách xã với nhiệm vụ hướng dẫnnghiệp vụ cho kế toán xã, giúp lãnh đạo trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểmtra tình hình thực hiện quản lý NSX

Với vị trí, vai trò quan trọng của công việc quản lý NSX mà Phòng Tàichính – Kế hoạch huyện cũng như UBND huyện Tiền Hải xác định đây làmột trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài nhằm phát triển KT-XH trên địabàn huyện trong thời gian gần đây Vì vậy Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

đã bố trí 3 cán bộ làm công tác quản lý NSX Trong đó quản lý thu NSX được

bố trí 1 cán bộ đảm nhận trách nhiệm về quản lý thu NSNN đối với các xãtrên địa bàn huyện Tiền Hải

Trang 23

2.2 Thực trạng thu và quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tiền Hải

2.2.1 Thực trạng phân cấp nguồn thu

Phân cấp nguồn thu trên địa bàn xã được thực hiện theo quyết định số1605/QĐ – UBND ngày 24/08/2010 của UBND tỉnh Thái Bình quy định vềphân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thugiữa các cấp ngân sách ở địa phương từ năm 2011-2015

Về phân cấp nguồn thu, NSX được hưởng các khoản thu:

Thứ nhất, với khoản thu NSX hưởng một trăm phần trăm (100%):

Thu HLCS và thu từ quỹ đất 5% công ích; tiền đền bù thiệt hại đất nộpcho ngân sách cấp xã; các khoản phí, lệ phí và thu từ hoạt động sự nghiệp củacác đơn vị cấp xã nộp vào ngân sách cấp xã theo quy định; viện trợ khônghoàn lại của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp xã;huy động đóng góp của cá tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sáchcấp xã; các khoản huy động của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ cho NSX, thị trấn; thu kết

dư ngân sách cấp xã; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn từnăm trước sang năm sau; thu phạt xử lý vi phạm hành chính, phạt tịch thu củacấp xã trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật; các khoản thu khác nộpvào ngân sách cấp xã (do cấp xã thu) theo quy định của pháp luật

Thứ hai, với khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%):

Thuế GTGT và thuế TNDN: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tậpthể thì NSX hưởng 20%, riêng đối với công ty cổ phần trên địa bàn huyệnTiền Hải thì được hưởng 90% Đối với hộ kinh doanh tư nhân, NSX hưởng100%

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, NSX hưởng50% Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân,

Trang 24

NSX hưởng 100%.

Thuế môn bài ngoài quốc doanh thu từ cá nhân hộ kinh doanh, thuế nhàđất, thuế tài nguyên, lệ phí trước bạ nhà đất, NSX hưởng 100% Thu tiền sửdụng đất, UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh quyết định cụ thể tỷ lệ phần trăm(%) phân chia giữa các cấp

Tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với cá nhân, hộ gia đình thuê đất thìNSX hưởng 70% Tiền thuê đất công ích của xã, thị trấn thì NSX hưởng100%

Thứ ba, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm bổ sung cân đối

ngân sách và bổ sung theo mục tiêu

Như vậy nguồn thu và nhiệm vụ thu của NSX đã được phân cấp mộtcách rõ ràng Nhưng do đặc điểm một số nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phầntrăm (%) của ngân sách mang tính thời vụ, nên tỷ lệ phân chia cho xã chỉdừng ở mức 20% đối với thuế GTGT, thuế TNDN của công ty trách nhiệmhữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã; 50% đối với thuế thu nhập cánhân từ chuyển nhượng bất động sản Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, duy tu,bảo trì các công trình kết cấu hạ tầng phụ thuộc vào sự huy động đóng góp tựnguyện của nhân dân và sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên Đây là vấn đề đặt rađối với công tác quản lý NSX, trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa khả năngkinh tế với yêu cầu ngân sách phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, giữatính chủ động ổn định vững chắc với khắc phục tính thời vụ của các nguồnthu trong cân đối ngân sách

2.2.2 Thực trạng lập dự toán thu ngân sách xã

Trong quy trình quản lý NSX thì khâu lập dự toán NSX là khâu đầu tiên

có ý nghĩa quyết định đến cả chu trình ngân sách Vì lý do đó mà những nămqua công tác lập dự toán NSX trên địa bàn huyện Tiền Hải đã được Phòng Tàichính – Kế hoạch quan tâm chỉ đạo hưỡng dẫn các xã, thị trấn lập dự toán thutheo quy định

Trang 25

Dự toán thu NSX được xây dựng trên cơ sở chấp hành Luật NSNN vàthực hiện theo Thông tư 60/2003/TT – BTC ban hành ngày 23/6/2003 quyđịnh về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn;được sự hướng dẫn của Sở Tài chính Thái Bình, sự chỉ đạo của UBND huyệnTiền Hải, căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ và kế hoạch phát triển KT-XH củahuyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã tổ chức triển khai công tác xâydựng dự toán thu NSX hàng năm theo đúng quy định như sau:

Tổ chức họp với chủ tài khoản, kế toán xã để hướng dẫn các bước lập dựtoán thu NSX và các căn cứ tính toán; gửi các biểu mẫu quy định đến từng xã.Các xã sau khi được hướng dẫn, tính toán cân đối lập dự toán thu NSX nămsau trình HĐND xã xem xét, đồng thời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạchhuyện Phòng Tài chính phối hợp cùng cơ quan thuế và các ngành chức năng

có liên quan trực tiếp thảo luận dự toán thu với từng xã Từ kết quả thảo luận,Phòng Tài chính lập kế hoạch bổ sung cho từng xã báo cáo UBND huyện Saukhi được HĐND huyện quyết định, UBND huyện ra quyết định giao dự toánthu NSX cho từng xã Khi nhận được quyết định giao dự toán, các xã lập dựtoán chính thức, gửi Phòng Tài chính và KBNN huyện đồng thời làm thủ tụccông khai dự toán ngân sách năm theo đúng quy định

Cũng theo quy định thì hết quý 2 của năm trước, Phòng Tài chính - Kếhoạch yêu cầu các xã lập dự toán gửi về Phòng sau đó tổng hợp dự toán NSXtrên địa bàn huyện rồi gửi cho Sở Tài chính Căn cứ vào dự toán các huyệnlập gửi về, Sở tài chính tiến hành thảo luận ngân sách với các huyện (năm đầuthời kỳ ổn định ngân sách) sau đó tỉnh có quyết định giao dự toán cho cáchuyện Căn cứ vào số tỉnh giao, Phòng Tài chính chủ trì thảo luận với các xã,sau đó UBND huyện ra quyết định giao dự toán cho các xã Căn cứ vào dựtoán huyện giao các xã lập gửi Phòng Tài chính, KBNN nơi giao dịch để làmcăn cứ thanh toán

Trang 26

2.2.3 Thực trạng chấp hành dự toán thu ngân sách xã

Những năm vừa qua công tác quản lý NSX huyện Tiền Hải được hoànthiện dần, cụ thể công tác chấp hành dự toán thu NSX trên địa bàn huyệnđược thể hiện như sau:

Bảng 2.1 Tình hình thu ngân sách xã năm 2012-2014

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiền Hải

Nhìn chung công tác chấp hành quản lý thu NSX đã được thực hiện khátốt, ngày càng được cải thiện Qua đó cũng thấy được hướng đi đúng đắn củacác cán bộ quản lý thu của huyện Tuy nhiên, các chỉ số về thu NSX ở Bảng2.1 chỉ phản ánh tình hình chung, chưa phản ánh hết tình hình cụ thể về thuNSX trên địa bàn huyện Tiền Hải Để trả lời cho các câu hỏi “Cơ cấu cáckhoản thu như thế nào, đã đúng với chính sách chế độ chưa? Các khoản thu

đã khai thác tiềm năng của các xã chưa? ” Tôi xin phép đi sâu vào nghiêncứu từng nguồn thu và yếu tố tổ chức khoản thu

Theo phân cấp ngân sách hiện nay thì nguồn thu của NSX bao gồm banguồn thu chính đó là: các khoản thu xã được hưởng một trăm phần trăm(100%); các khoản thu xã hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa cáccấp ngân sách; và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Trang 27

Bảng 2.2 Cơ cấu các khoản thu ngân sách xã năm 2012-2014

181,336

330,598

260,400

350,844

143,15

203,944

170,437

216,119

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiền Hải

Từ bảng 2.2, có thế thấy khái quát tình hình thực hiện thu NSX trên địabàn huyện trong thời gian 3 năm gần đây như sau:

Quy mô thu NSX qua các năm không biến động nhiều thì cơ cấu nguồnthu lại có sự biến động Cơ cấu của khoản thu xã được hưởng 100% có xuhướng giảm qua các năm Nhưng nhìn chung các khoản thu hưởng 100% vẫnchiếm tỷ lệ khá cao qua các năm do Tiền Hải là đất thuần nông Còn đối vớicác khoản thu hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) cũng biến động nhẹ qua cácnăm Nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên vẫn cao là do nhu cầu chi ngânsách của các xã tăng Sự biến động cơ cấu các khoản thu trong tổng thu NSX

Trang 28

trên địa bàn huyện Tiền Hải đã phản ánh khái quát thực trạng thu NSX ởhuyện Tiền Hải không những mất cân đối mà còn đang gặp phải rất nhiều khókhăn, vướng mắc cần được giải quyết.

2.2.3.1 Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%

Từ bảng 2.2 ta thấy các khoản thu NSX hưởng 100% được thực hiện khátốt, luôn vượt mức dự toán huyện giao Nhưng các khoản thu này có xuhướng giảm qua các năm Nguyên nhân là do các xã chưa khai thác được hếttiền năng vốn có Như giới thiệu ở Chương 1, Tiền Hải có lợi thế không nhỏ

về nông nghiệp nói cách khác đây là huyện thuần nông Tuy nhiên một số xãlại không tận dụng được lợi thế của đó để đem lại nguồn thu

Ngày đăng: 07/10/2018, 07:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w