Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (20082016)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ THỊ HUYỀN NHUNG
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
(2008 - 2016)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ THỊ HUYỀN NHUNG
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, được sự
hỗ trợ và giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Hà Thị Thu Thủy Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những thông tin tham khảo, số liệu, nhận xét đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Ngô Thị Huyền Nhung
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu làm đề tài của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ của Quý thầy cô, gia đình và bạn bè
Điều đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả thầy
cô trong Khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, những người đã giảng dạy và giúp tôi hoàn thành tốt các môn học trong suốt hai năm vừa qua, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện đề tài cho đến ngày hôm nay Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Hà Thị Thu Thủy đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của tôi
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới các cơ quan đoàn thể của Thành Phố Bắc Ninh và Thị xã Từ Sơn cung cấp tài liệu tạo điều kiện cho hoàn thành luận văn
Luận văn này kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, song do điều kiện năng lực và còn hạn chế về mặt thời gian đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, sơ xuất Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô
và các bạn để công trình thêm hoàn thiện
Thái Nguyên, tháng 4 năm2018
Tác giả luận văn
Ngô Thị Huyền Nhung
Trang 5iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng, biểu v
MỞ ĐẦU 1
1.Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụvà phạm vi nghiên cứu 4
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp của luận văn 7
6 Bố cục của luận văn 7
Chương 1: HUYỆN TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH TRƯỚC NĂM 2008 9
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 9
1.2.Tên gọi và những thay đổi về địa giới hành chính 10
1.3 Đặc điểm dân cư và truyền thống lịch sử 12
1.4 Sự phát triển của huyện Từ Sơn từ năm 1999 đến năm 2007 17
1.4.1 Quá trình tập trung dân cư 17
1.4.2 Cơ sở hạ tầng 18
1.4.3 Tình hình kinh tế - xã hội 18
Tiếu kết chương 1 26
Chương 2: THỊ XÃ TỪ SƠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2016 27
2.1 Thành lập thị xã Từ Sơn (2008) 27
2.2 Về quá trình tập trung dân cư đô thị 27
2.3.Đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất, kĩ thuật 30
2.4.Thành tựu về kinh tế - xã hội 31
2.4.1 Về kinh tế 31
2.4.2 Về xã hội 41
Trang 6iv
Tiểu kết chương 2 49
Chương 3: TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỊ XÃ TỪ SƠN 50
3.1 Tác động đối với kinh tế 50
3.2 Tác động đối với xã hội 53
3.3 Qui hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực 58
Tiểu kết chương 3 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC
Trang 8v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Dân số phân theo đơn vị hành chính của Từ Sơn (2012 - 2016) 28
Bảng 2.2 Dân số trung bình phân theo khu vực thành thị và nông thôn 29
Bảng 2.3 Năng suất lúa của Từ Sơn theo năm 32
Bảng 2.4 Sản phẩm chăn nuôi của Từ Sơn (2012 - 2016) 33
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hànhphân theo ngành kinh tế từ năm 2012 - 2016 34
Bảng 2.6 Các làng nghề ở huyện Từ Sơn 36
Bảng 2.7 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế từ năm 2012 - 2016 38
Bảng 2.8 Số học sinh phân theo đơn vị hành chính năm 2015 - 2016 42
Bảng 2.9 Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế của Từ Sơn từ năm 2012 - 2016 46
Bảng 2.10 Lao động phân theo ngành kinh tế (2012 - 2016) 48
Biểu đồ 1.1 Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên Từ Sơn 2002 - 2007 17
Biểu đồ 1.2 Cơ cấu giống lúa qua các năm theo % (2000 - 2007) 19
Biểu đồ 2.1.Giá trị sản xuất công nghiệp theo loại hình đầu tư (2012 - 2016) 38
Trang 9và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn Sau hơn 25 đổi mới, cùng với chính sách mở cửa và chuyển đổi nền kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn mới của quá trình ĐTH với nhiều biến đổi nhanh chóng về tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường Sự biến đổi này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Việc xây dựng và phát triển mạng lưới
đô thị đóng vai trò quan trọng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay Trong các địa phương điển hình về đô thị hóa, Từ Sơn chính là một mô hình kiểu mẫu cho loại hình này
Từ Sơn là một thị xã cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc của thành phố Hà Nội Đây là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa – giáo dục của tỉnh Bắc Ninh có tốc độ đô thị công nghiệp khởi sắc vượt bậc hứa hẹn trở thành đô thị vệ tinh của Hà Nội trong tương lai Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị Từ Sơn trong định hướng phát triển các đô thị của tỉnh, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thị xã đã tập trung quy hoạch, đầu tư các nguồn lực để mở rộng không gian đô thị theo hướng văn minh hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường Đô thị hoá và phát triển công nghiệp một cách hợp lý có hiệu quả, trên cơ sở năng suất lao động cao,
kỹ thuật hiện đại Đây chính là những điểm nhấn để Từ Sơn hoà nhịp cùng với xu thế phát triển của đất nước và trở thành một vệ tinh quan trọng hàng đầu của thủ
đô Hà Nội
Bởi vậy, rất nhiều vấn đề cần lời giải đáp: Điều kiện gì dẫn đến sự chuyển biến
từ một huyện nông nghiệp để trở thành một thị xã phát triển năng động với nhiều loại
Trang 102
hình kinh tế? Thực trạng phát triển và tác động của quá trình đô thị hóa ở Từ Sơn diễn ra như thế nào? Những biến chuyển của Từ Sơn trước và sau khi lên thị xã là gì?
Để trả lời những vấn đề này, tác giả quyết định chọn vấn đề“Thị xã Từ Sơn - Tỉnh
Bắc Ninh (2008 - 2016)” làm luận văn thạc sĩ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam
Với tầm quan trọng của đô thị, đây là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước Trước hết phải kể đến một số các công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về đô thị cổ ở Việt Nam của các nhà sử học ở trong và ngoài
nước đã được công bố như cuốn sách Đô thị cổ Việt Nam (1989) của tập thể tác giả
do Viện sử học xuất bản Trong đó có nhiều bài nghiên cứu về Hoa Lư, Hội An, Vân
Đồn…Hay tác phẩm Đô thị Việt Nam (1995) của Giáo sư Đàm Trung Phương đã đánh dấu bước phát triển trong quá trình nghiên cứu về đô thị hóa Công trình Đô thị
hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam(1998) của tác giả Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử đồng chủ biên đã đi sâu vào
phân tích những điều kiện, thực trạng và xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam trong thời gian qua Ngoài ra còn có các công trình đã được nhà xuất bản Xây dựng phát hành
như tác giả Đỗ Hậu với tác phẩm Quản lí đất đai và bất động sản đô thị (2010), Võ Kim Cương với công trình Chính sách đô thị (2010), Doãn Hồng Nhung với công trình Hoàn thiện pháp luật và quy hoạch đô thị ở việt Nam (2010), Lê Phục Quốc với
Quy hoạch đô thị theo đạo lí châu Á (2010), Võ Thị Quốc Khánh với Quy hoạch và kĩ thuật xây dựng đô thị (2011)…các tác phẩm này chính là tư liệu quý báu giúp tác giả
luận văn có được những kiến thức chung nhất về đô thị hóa để triển khai đề tài
Bên cạnh đó, nhiều luận văn, luận án cũng tập trung đi sâu vào nghiên cứu về
đô thị như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thùy với đề tài “Quá trình đô thị
hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 – 1996” Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của
tác giả Lê Thị Thu Hằng “Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
giai đọan 1986 – 2005” Luận văn thạc sĩ Lịch sử của tác giả Dương Ngọc Hải với đề
tài “Quá trình đô thị hóa ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (1997 –
2012)”.Tác giả Nguyễn Thị Thuận với luận văn “Phân tích quá trình đô thị hóa thành
Trang 113
phố Tuyên Quang giai đoạn 2000 – 2010” Tác giả Lê Hồng Kế với đề tài “Phân bố dân
cư trong quá trình đô thị hóa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời 2001 – 2020”
Tác giả Nguyễn Duy Thanh với luận văn “Đô thị Vĩnh Yên: Quá trình hình thành và các
giá trị đặc trưng”…các đề tài này đã trình bày trên nhiều lĩnh vực như quá trình hình
thành và phát triển, tình hình phân bố dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông từng địa phương và những giai đoạn lịch sử cụ thể, rất phù hợp với phương thức triển khai đề tài của chúng tôi
Các nghiên cứu về tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn liên quann đến quá trình
đô thị hóa
Sớm nhất phải kể tới công trình Lịch sử địa phương tỉnh Bắc Ninh của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Lịch sử huyện Tiên Sơn của Đảng bộ huyện Tiên Sơn xuất bản năm 1994, Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn của BCH Đảng bộ huyện Từ
Sơn xuất bản năm 2004 là những tài liệu đã đề cập đến quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Từ Sơn
nói riêng Năm 2010, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cho xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh (1926-2008) do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành Cuốn sách đã
trình bày một cách đầy đủ, hệ thống điều kiện tự nhiên, xã hội, các giai đoạn lịch sử, truyền thống lịch sử, văn hóa, tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh
Bên cạnh đó, các đề án của địa phương cũng đã đi sâu vào tìm hiểu những
tiềm năng và quá trình chuyển biến của địa phương qua từng giai đoạn như: Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Tỉnh ủy Bắc Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Sơn đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Sơn đến năm 2020, tầm nhìn 2030’ của Huyện ủy Từ Sơn Các báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh, BCH Đảng bộ huyện Từ Sơn trong các kì Đại hội từ 1986 đến 2015 đã tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế…trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đề
ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kì tiếp theo Cùng với đó là hệ
Trang 124
thống sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết hàng năm của huyện, các sở, phòng, ban ngành của tỉnh đều đã nêu bật những thành tựu đã đạt được; khó khăn, hạn chế, phương hướng phát triển…song chỉ đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách và mang tính chất là các báo cáo, thống kê đơn thuần
Ngoài ra nghiên cứu về quá trình chuyển biến ở Từ Sơn còn có một số luận án
luận văn khác như Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Sỹ với đề tài Quá trình
CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ 1986 đến nay Thực trạng, kinh nghiệm, giải pháp Có đề cập đến tình hình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp -
nông thôn huyện Từ Sơn Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Phương Mai với vấn đề
Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn ở Bắc Ninh, có đề cập đến thực trạng và những phương hướng, giải pháp phát
triển nguồn nhân lực ở huyện Từ Sơn Luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá
trình đô thị hóa tới biến đổi kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh” của tác giả
Nguyễn Thị Huyền Minh đã nghiên cứu một cách tương đối về quá trình đô thị hóa của thị xã, và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có đề cập đến nhiều yếu tố liên quan đến quá trình phát triển của đô thị Từ Sơn trong giai đoạn này
Nhìn chung, những tư liệu trên đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề về chuyển biến kinh tế - xã hội của đất nước, tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn ở những khía cạnh khác nhau trong đó đã nêu bật được các giai đoạn lịch sử, truyền thống lịch sử - văn hóa, khái quát được tình hình kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn, những thành tựu và hạn chế Song, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự chuyển biến kinh
tế, xã hội củaTừ Sơn từ khi được công nhận là thị xã đến nay (2008 -2016) Vì lẽ đó,
đề tài hi vọng sẽ góp phần lý giải, đánh giá nhiều vấn đề khoa học còn bỏ ngỏ này
3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụvà phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (2008 - 2016)
3.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của thị xã Từ Sơn từ khi thành lập thị xã Từ Sơn năm 2008 đến năm 2016, luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc
Trang 13Luận văn đủ ở file: Luận văn full