LỜI CẢM ƠN Tìm hiểu về Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh là một công việc cần thiết và quan trọng, song cũng đòi hỏi dày công tìm hiểu và xử lý tư li
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======
VI THỊ THÊU
LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO THANH Y
Ở HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Hà Nội, 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======
VI THỊ THÊU
LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO THANH Y
Ở HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN VĂN DŨNG
Hà Nội, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tìm hiểu về Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh là một công việc cần thiết và quan trọng, song cũng đòi hỏi dày công
tìm hiểu và xử lý tư liệu… Để hoàn thành khoá luận này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử trường đại học sư phạm
Hà Nội 2 Đặc biệt không thể không kể đến công lao to lớn của thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Lịch sử cùng các nghệ nhân là những thầy cúng của huyện đã cung cấp thông tin cho tác giả để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
và tác giả xin được gửi gắm những lời yêu thương đến gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu Qua đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy và mọi người Trong bài viết chắc không thể thiếu những sai sót Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến để bài khoá luận được hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Vi Thị Thêu
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Văn Dũng – Trưởng khoa Lịch sử Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Ngoài ra trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
Nếu phát hiện có bất kỳ mọi gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của khóa luận 4
6 Bố cục của khóa luận 5
Chương 1ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DAO THANH YỞ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 6
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ CỦA HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 6
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 6
1.1.2 Dân cư 9
1.2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DAO THANH Y 14
1.2.1.Đời sống kinh tế của người Dao Thanh Y 14
1.2.2 Đời sống văn hoá – xã hội của người Dao Thanh Y 17
TIỂU KẾT 22
Chương 2: NGUỒN GỐC VÀ TIẾN TRÌNH LỄ CẤP SẮC CỦANGƯỜI DAO THANH Y Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH 23
2.1 NGUỒN GỐC LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO THANH Y 23
2.1.1 Lịch sử lễ cấp sắc 23
2.1.2 Quan niệm về sự trưởng thành 24
2.1.3 Tên gọi và đặc điểm của lễ cấp sắc 25
Trang 62.2 TIẾN TRÌNH LỄ CẤP SẮC 29
2.2.1 Công việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc 29
2.2.2 Tiến trình của lễ cấp sắc 35
2.2.3 Những điều kiêng kỵ 42
2.2.5 Một số nhận xét 47
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC
Trang 7ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu về các phong tục đặc trưng ấy
Người Dao ở Việt Nam là một cộng đồng có dân số đông đứng hàng thứ 9 trong tổng số các tộc người cùng cư trú trên nước ta Với lịch sử cư trú lâu dài họ có nhiều nét văn hoá làm nên bản sắc riêng của tộc người Những bản sắc ấy được thể hiện trong văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, văn hoá xã hội, trong đó cụ thể phải kể đến lễ cấp sắc - một “dấu hiệu nhận biết” của dân tộc Dao
Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên cũng là một yếu
tố quan trọng làm nên nét đặc sắc trong văn hoá nhóm người này Nó làm nên cái riêng trong tổng thể văn hoá người Dao nói chung
Về ý nghĩa khoa học, lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y có cái độc đáo, khác biệt so với lễ Cấp Sắc của một số nhóm Dao khác Cái khác nhau cơ bản
đó là lễ Cấp Sắc của nhóm Dao khác làm theo cấp bậc tính theo số lượng đèn
để tăng số âm binh và tăng vị thế của người được Cấp Sắc, nhưng với người Dao Thanh Y thì người đàn ông chỉ trải qua một lễ Cấp Sắc với hai bên Tam Thanh và Tam Nguyên là có thể làm thầy cúng sau khi học được thông thạo các bài cúng Hơn nữa trong quá trình làm lễ, các nghi thức, chi tiết nhỏ cũng
có sự khác nhau giữa nhóm Dao Thanh Y với các nhóm Dao còn lại trong nước đã được nghiên cứu Việc nghiên cứu lễ Cấp Sắc của người Dao Thanh
Trang 8Với các lý do trên người viết mạnh dạn chọn Lễ Cấp Sắc của người
Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ năm 1980 đến năm 2015, số ấn phẩm về người Dao Việt Nam đã tăng nhiều với nội dung bao quát hầu hết các lĩnh vực, nhất là về xã hội tộc người, văn hóa tinh thần Chỉ sau hơn 30 năm, có khá nhiều chuyên khảo về kinh tế - xã hội, văn hóa một số nhóm Dao ở Hà Giang, Thanh Hóa, Lạng Sơn,… Do Phạm Quang Hoan – Hùng Đình Quý (chủ biên) năm 1999, Nguyễn Quang Vinh năm 1999, Đào Thị Vinh năm 2001, Lý Dương Liễu (chủ biên) năm 2004,… Song, các ấn phẩm ấy không toàn diện về người Dao
cả nước như cuốn “Người Dao ở Việt Nam” của Bế Viết Đẳng và các tác giả năm 1971, hay ở cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” (Các tỉnh phía Bắc) của Viện Dân tộc học năm 1978, chỉ mỗi sách ảnh “Người Dao ở Việt Nam” (Theo Yao People in Vietnam) của nhà xuất bản Thông Tấn năm 2007 là có
đề cập khái quát về văn hóa các nhóm Dao Việt Nam
Riêng về tục đặt tên và cấp sắc ở dân tộc Dao là đặc trưng nên có 22 ấn phẩm Trong đó, chỉ có ba ấn phẩm có tiêu đề với cụm từ “đặt tên”, “tên gọi”:
“Người Dao với tục đặt tên” của Công Ngọc Huyền (1998), “Về lễ đặt tên của
Trang 93
dân tộc Dao Tiền tỉnh Hòa Bình” của Bàn Thị Kim Cúc (2006), “Những nghi
lễ liên quan đến tên gọi của nhóm Dao Tiền ở thôn Nà Hin (xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn)” của Bàn Tuấn Năng (2007) Còn lại 19 ấn phẩm đều có “cấp sắc” hay “phùn voòng”, “làm trai”… ở tiêu đề [19; Tr.292 – 293]
Nghiên cứu về lễ Cấp Sắc của người Dao nói chung và một số nhóm Dao, tiêu biểu có các công trình của: Lý Hành Sơn, Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Cạn, Nxb Khoa học xã hội, H.2003; Phan Ngọc Khuê, Lễ cấp sắc của người Dao Lô gang ở Lạng Sơn, Nxb VHTT, H.2003…
Như vậy, các công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập những lễ nghi trong chu kỳ đời người của người Dao trong đó có lễ Cấp Sắc Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã miêu tả và phân tích tương đối đầy đủ và rõ nét về tục Cấp Sắc của người Dao ở Việt Nam Đa số các nghiên cứu trên quan tâm đến việc miêu tả tục Cấp Sắc, song việc đưa ra đánh giá, nhận xét, rút ra giá trị chưa được quan tâm sâu sắc Tuy nhiên, đó là những nguồn tài liệu vô cùng quý giá và đáng trân trọng Thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, người viết hy vọng có thể bổ sung nguồn tư liệu về lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên nhằm góp phần vào việc nghiên cứu về người Dao trong cả nước nói chung và đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy văn hóa người Dao ở huyện Tiên Yên nói riêng trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện khoá luận này, người viết mong muốn có một công trình tìm hiểu sâu hơn về lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao Thanh Y tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Nghiên cứu về nguồn gốc, đặc điểm, tên gọi, quá trình thực hiện,… từ đó rút ra những giá trị tiêu biểu, giúp các nhà quản lý có những
Trang 104
biện pháp, chính sách để lưu giữ và bảo tồn Góp phần làm phong phú nét văn hóa của bản sắc dân tộc đất nước
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để phục vụ mục đích trên thì đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tái hiện một cách khái quát về người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên, trong đó làm rõ nguồn gốc, đời sống, địa bàn cư trú, môi trường tự nhiên
xã hội nơi đồng bào cư trú và thực hành các phong tục truyền thống trong đó
có lễ Cấp Sắc
- Phân tích những nét độc đáo, đặc trưng trong lễ cấp sắc truyền thống
của người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ cho phép của một khoá luận tốt nghiệp và khả năng còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào cộng đồng người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến lễ tục như: tên gọi, tiến trình thực hiện, ý nghĩa của lễ cấp sắc
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,…
5 Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận làm rõ hơn Lễ Cấp Sắc của người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên, Quảng Ninh Là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống về Lễ Cấp Sắc của người Dao Thanh Y Từ đó rút ra được ý nghĩa của lễ Cấp Sắc trong đời sống của người Dao Thanh Y, qua đó góp phần tìm hiểu sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa và việc bảo tồn những nét văn hóa riêng của người Dao Thanh Y Tiểu luận làm phong phú thêm nguồn tài liệu lịch sử văn hóa địa phương
Trang 115
6 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Đời sống kinh tế - xã hội của người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Chương 2: Nguồn gốc và tiến trình lễ Cấp Sắc của người Dao Thanh
Y ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Trang 126
Chương 1 ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DAO THANH Y
Ở HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ CỦA HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tiên Yên là một huyện miền núi ven biển nằm cửa ngõ vùng Đông Bắc
Tổ quốc, có tọa độ từ 21độ 12’đến 21 độ 33’vĩ độ Bắc và từ 107 độ 13’ đến
107 độ 35’ kinh động Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Bình Liêu Phía Tây Nam giáp huyện Ba Chẽ, thành phố Cẩm Phả, phía Đông giáp huyện Đầm Hà – phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long, qua cửa khẩu Vạn Hoa huyện Vân Đồn
Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long và Móng Cái đều trên 90 km Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng qua đây rồi ra cảng Mũi Chùa Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới cửa khẩu Hoành Mô 47km Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm yếu nên Tiên Yên luôn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng
Huyện Tiên Yên có tổng diện tích đất tự nhiên là 647,89 km2 Với đặc điểm địa hình rừng núi, thung lũng và có nhiều sông suối Phía Tây Bắc có dãy núi Cái Kỳ Dười chân núi là một dải đồng bằng ven biển và vùng biển
Hà Dong thuộc xã Hải Lạng, một trong những xã trù phú nhất huyện Tiên Yên Phía Bắc là vùng đồi núi trùng điệp của các xã Điền Xá, Hà Lâu, Phong
Dụ nối tiếp với huyện Đình Lập (Lạng Sơn) và huyện Bình Liêu Phía Đông
có dãy núi Pạc Sủi và Thông Châu, chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần xuống phía biển, tạo thành vùng đồng bằng Duyên Hải thuộc địa bàn hai xã
Trang 137
Đông Ngũ và Đông Hải, là vựa lúa quan trọng của huyện Tiên Yên Qua dãy núi Pạc Sủi là thung lũng Đại Dực với những khu ruộng bậc thang và những bản làng của đồng bào Sán Chỉ
Nằm giữa hai dãy núi phía Tây và Đông là thung lũng Tiên Yên, được tạo nên bởi hai chi lưu sông Tiên Yên Một dòng chảy từ dãy Thập Vạn Đại Sơn (Trung Quốc) và từ Cao Ba Lanh (huyện Bình Liêu) về, một dòng chảy
từ vùng núi phía Đông Bắc huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) Hai dòng này hợp lưu ở Thác Bưởi tạo thành sông Tiên Yên chảy vào vụng Vạn Hoa Thị trấn Tiên Yên nằm trên vùng hợp lưu của hai chi lưu đó Đối diện với thị trấn
là cánh đồng bằng cổ do sông Tiên Yên tạo nên gọi là Đồng Châu chạy dài ra biển trên 6km Đây là quê hương lâu đời của đồng bào Kinh, xã Tiên Lãng, vùng cung cấp thực phẩm quan trọng cho thị trấn và đồng bào các xã vùng cao [2; Tr.7 – 15]
Đặc điểm địa hình Tiên Yên là đồi núi, thung lũng, có nhiều sông suối Phía Tây Bắc có dãy núi Cái Kỳ chạy dài ra cửa sông Ba Chẽ theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, ranh giới thiên nhiên giữa địa phận Tiên Yên và Ba Chẽ Nằm trong dãy núi này cao nhất là đỉnh Ngà Là Dưới chân núi là một dải đồng bằng ven biển và vùng biển Hà Dong thuộc xã Hải Lạng, một trong những xã trù phú nhất của Tiên Yên Phía Bắc vùng đồi núi trùng điệp của các xã Điền Xá, Hà Lâu, Phong Dụ nối tiếp với huyện Đình Lập, Bình Liêu Phía Đông có dãy núi Pạc Sủi và Thang Châu chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần xuống phía biển tạo thành vùng đồng bằng duyên hải thuộc loại bình nguyên cổ Đó là địa phận xã Đông Ngũ, Đông Hải, vựa lúa quan trọng của Tiên Yên Dưới Chân núi Pạc Sủi là những rừng quế chạy dài trên các sườn núi phía nam, vùng quế nổi tiếng ở Tiên Yên, đó là Khe Táu, nơi định cư của đồng bào Dao
Trang 148
Qua dãy Pạc Sủi là thung lũng Đại Dực, với những khu ruộng bậc thang và bản làng nhà sàn của đồng bào Sán Chỉ Nơi đây phần nào giống vùng Tây Bắc với nếp sống văn hóa miền núi: Hát đối còn phổ biến trong các ngày lễ Đại Dực là xã miền núi của Tiên Yên có nghề sản xuất miến dong nổi tiếng đặc sản dầu sở, là nơi chăn nuôi trâu bò rất thuận tiện nhờ có đồng cỏ ruộng
Với điều kiện tự nhiên đó, Tiên Yên có tiềm năng kinh tế rất đa dạng: nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và các nghề thủ công, chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng hải sản (tôm, cua, hàu) Đất đai Tiên Yên phù hợp cho các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, thuốc lá, lạc, vừng, quế,…
Rừng Tiên Yên có nhiều gỗ quý: lim, dổi, lát,… sản xuất đồ mộc cao cấp và hàng xuất khẩu Đặc biệt rừng Tiên Yên có nhiều tắc kè, ba kích, nấm hương, mộc nhĩ Trước đây rừng Tiên Yên còn có nhiều muông thú: hổ, báo, lợn rừng, hươu, nai nhưng hiện nay còn rất ít Đặc sản rừng của Tiên Yên hiện nay là mật ong, tắc kè, quế, sở, nấm hương Tiên Yên có bờ biển dài trên
40 km, bao quanh vùng biển Vạn Hoa Ngoài biển có các đảo lớn: Cái Bầu, Đồng Rui và các đảo nhỏ bao bọc Biển Tiên Yên có rừng cây nước mặn: sú, vẹt,…mọc dày, là nguồn sản xuất chất ta-nanh phong phú, là nơi sinh sản tốt cho các loài cua, hàu, tôm… cũng là nơi quần tụ của các loài cá, tôm, mực vào kiếm ăn và sinh đẻ, thuận tiện cho việc đánh bắt và nuôi trồng Biển Tiên Yên đủ các chủng loại hải sản của vùng biển đông như cá chim, thu, nhụ… của loài hàu, sò huyết, ngán, sá sung…có giá trị dinh dưỡng cao Cửa biển Tiên Yên kín, thuận tiện cho tàu bè ra vào là những địa điểm tốt cho các đội tàu đi biển xa khai thác hải sản phục vụ cho ngành đồ hộp, đông lạnh để cung cấp cho đất nước và xuất khẩu Trong tương lai, ngành nuôi trồng hải sản có
Trang 151.1.2 Dân cư
Về nguồn gốc của người Dao, đến nay trong dân gian các địa phương ở Quảng Ninh vẫn còn lưu truyền rộng rãi câu chuyện Bàn Hồ tức bàn Vương – được người Dao nhận là vị thủy tổ của họ Đây là câu chuyện có nhiều yếu tố hoang đường giải thích về nguồn gốc của dân tộc Dao Gạt bỏ những chi tiết
mơ hồ, quái dị, câu chuyện có những yếu tố phản ánh quá trình hình thành các nhóm Dao và quá trình các cuộc thiên di của các nhóm Dao trên đất nước Trung Quốc xưa
Người Dao có mặt tại Việt Nam từ bao giờ? Các học giả nghiên cứu Dao học Trung Quốc đều cho rằng “Người Dao đến Việt Nam sớm nhất là thế
kỷ XIV (Trương Hữu Tuấn, 1995) còn hầu hết các học giả đều có quan điểm người Dao đến Việt Nam từ thế kỷ XV (Hoàng Ngọc, Hoàng Phương Bình, 1993; Trần Bân, 1993; Từ Tổ Tường, 2001; Phạm Hằng Cao, 2007…) Nghiên cứu ở Việt Nam, một số tác giả cho rằng người Dao đến Việt Nam sớm nhất là thế kỷ XIII (Bonifacy, 1908; Bế Viết Đẳng và cộng sự, 1971) Nhưng rất tiếc các tác giả này chưa công bố các tài liệu chứng minh cụ thể hoặc giả thiết của mình Trần Quốc Vượng bằng tài liệu lịch sử Trung Quốc
(Tống Sử - quyển 33) và cuốn sách cổ Quá Sơn bản văn của cụ Phùng Văn
Phấu cho rằng người Dao đến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII và cả sau này” [17; Tr.6 – 7]
Con đường thiên di của người Dao đến Việt Nam có nhiều đường nhưng chủ yếu là vượt biển vào các cửa sông và đi đường bộ Đường thủy từ
Trang 1610
đảo Hải Nam đến Quảng Đông vào cửa sông ở Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, sau đó ngược sông đến thượng nguồn sông Hồng, sông Chảy, sông Lô Đi đường bộ từ phủ Quy Hóa châu Vân Sơn xuống Hà Giang, Lào Cai hoặc từ Mông Tự về Hà Khẩu xuôi sông Hồng Mỗi nhóm Dao có con đường di cư khác nhau
Đã có nhiều tài liệu viết về nguồn gốc người Dao, dựa trên thư tịch và
sử sách Trung Quốc mà Dao và Hmông xuất xứ từ một cội nguồn Họ không chỉ gần nhau về tiếng nói (đặt chung trong nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao),
mà cả trên một số mặt về phong tục, tập quán Địa bàn cư trú ban đầu của họ
là ở miền nam Trung Quốc (nam Trường Giang, xác định khoảng cuối thiên niên kỷ II trước công nguyên Có trường hợp chỉ rõ là quanh khu vực Động Đình Hồ (tỉnh Hồ Nam) Tư liệu khảo cổ học cho hay nơi đây và các khu vực láng giềng, thời đồng đá, đã phát hiện một nền nông nghiệp dùng cuốc với rìu
có vai, khác với nền văn hóa Ngưỡng Thiều (R.F.I ts, 1960) Chủ nhân là những bộ lạc gọi chung là Tam Miêu hay Miêu Dân Về sau họ đã li tán xuống phương nam, tới biên địa của hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông Đến thời Tần Hán (thế kỉ III – II trước công nguyên), trong thư tịch không còn thấy tên gọi Tam Miêu nữa, mà xuất hiện nhiều tộc danh mới như: Man, Di, Việt,…, kế đó là Man Dao, Man Miêu Như vậy Man có thể là tộc danh chung của Dao và Hmông vào đầu công nguyên ở Trung Quốc, thời Nam Bắc Triều (265 – 583 sau công nguyên), họ còn tập trung đông đảo quanh Ngũ Linh Sơn, và có mặt ở Hồ Nam (địa giới phía đông) Nhưng tiếp đó, từ thế kỷ thứ
VI đến thế kỷ VIII, người Hán thôn tính các lãnh địa phương nam, nên người Man (Dao - Miêu) một lần nữa lại phải rời bỏ vùng cư trú, kéo nhau đi Người Hmông tiến hành cuộc di tản theo hướng tây về Quý Châu; người Dao, thẳng phía nam xuống Lưỡng Quảng, dừng chân tại đây lâu, nhưng xuối cùng, từng
bộ phận Dao, Hmông đã tỏa xuống các nước phía Bắc Đông Dương, trong đó
Trang 1711
có Việt Nam Quá trình thiên cư của Dao và Hmông diễn ra trong thời gian dài, hàng mấy trăm năm, lại trong điều kiên lịch sử xã hội vô cùng phức tạp, nên họ từ chối cộng đồng đông đảo, đã hình thành những nhóm độc lập và cách biệt Sự kiện cuối cùng, nguyên nhân gây nên sự tách biệt Dao – Hmông, phải tính từ thế kỷ VI sau công nguyên
Tóm lại người Dao di cư đến Việt Nam kéo dài suốt từ đời nhà Lý đến đầu thế kỷ XX Có nhiều đợt thiên di khác nhau ứng với thời gian khác nhau Con đường thiên di chủ yếu theo 2 hướng từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Đông Bắc (Quảng Ninh – Móng Cái) hoặc từ Vân Nam sang các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam Đường thiên di có thể là đường thủy (vượt biển, vượt sông) hoặc đi bằng đường bộ, nhưng có nhiều đợt người Dao kết hợp cả đường thủy lẫn đường bộ
“Người dao ở Việt Nam vẫn tự nhận họ là Kềm Miền, Kìm Mùn, Kìm Mần, Yiù Miền, Dìu Miền… Trước kia, họ còn được gọi là Động, Xá, Mán… Qua nhiều tài liệu, với những tên được gọi, Động để chỉ đơn vị cư trú của người Dao, giống như “bản” ở người Tày, “làng” ở người kinh…; Xá thấy ở vùng Tây Bắc, là tên mà người Thái trước kia dùng để gọi các tộc thiểu số và người Dao; Mán có lẽ bắt nguồn từ Man, bởi theo tác giả Nguyễn Văn Lợi, Man tức là hmang – tên tự nhận của người Hmông, có nghĩa là người, nhưng
về sau, Man dùng để chỉ các tộc thiểu số trong vùng và là tên được gọi với dân tộc Dao (Nguyễn Văn Lợi, 2003, tr 60 – 62) Song, những tên được gọi này đều không được người Dao chấp nhận là tên chính thức” [19; Tr.258]
Riêng các tên gọi người Dao tự nhận, Miền, Mùn, Mần nghĩa là người; Kềm, Kìm là rừng Các tên gọi ấy có nội hàm là người sống ở rừng núi Thực
tế thì sống ở rừng còn có dân tộc khác, như người Sán Chay cũng tự nhận mình là Sơn Tử Dao, tức người Dao ở vùng núi Do đó những tên tự nhận này của người Dao chỉ được sử dụng trong khẩu ngữ, không thấy trong văn tự của
Trang 1812
họ Những tên gọi tự nhận khác như Dìu Miền, Yìu Miền…thì Miền, Mùn, Mần là người, còn Dìu, Yìu có nghĩa là Dao, Yao Trong các tên gọi tự nhận thì Dao hay Yao được người Dao nhắc đến nhiều hơn, được họ sử dụng phổ biến trong các tài liệu ghi chép
Rõ ràng Dìu Miền, Yìu Miền… từ xưa đã là tên gọi của người Dao, được sử dụng rộng rãi trong khẩu ngữ và văn tự Vì vậy tên gọi Dao trở thành tộc danh chính thức đang sử dụng ở nước ta là hợp lý, phù hợp với nguyện vọng của người Dao và tương đồng với tên gọi người Yao trên thế giới Ngoài
ra sự phức tạp về tên gọi còn do có nhiều nhóm Dao Tính cả tên tự gọi, tên phiếm xưng, tên mà dân tộc khác gọi thì có trên 20 nhóm Dao Theo phân loại của nhiều nhà dân tộc học, dân tộc Dao ở Việt Nam có bảy nhóm: Dao Đỏ (Đại Bản), Dao Tiền (Tiểu Bản), Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang (Thanh Phán), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y (Dao Chàm), Dao Tuyển (Dao Áo Dài) Nếu theo ngôn ngữ phương ngữ Miền bao gồm các nhóm Dao
Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang; phương ngữ Mùn có Dao Quần Trắng, Dao Tuyển, Dao Thanh Y [19; Tr.286]
Dao Thanh Y đến Việt Nam khỏang cuối thế kỷ XVII, họ từ Quảng Đông vào Móng Cái qua Lục Ngạn nay còn một bộ phận ở Lục Nam), tới sông Đuống rồi ngược lên Tuyên Quang Một bộ phận khác lại lên Yên Bái
và Lào Cai, về sau có tên là Dao Tẻn
Như vậy, do biến cố lịch sử đã làm cho người Dao ở Trung Quốc chia thành nhiều nhóm nhỏ và rời khỏi quê hương của mình là đất Châu Dương và Châu Kinh, phân tán đi các nơi khác để sinh sống Trên con đường di cư của mình, các nhóm Dao này đã tiếp thu thêm những yếu tố văn hóa của các tộc người khác, đồng thời những yếu tố văn hóa mới cũng được nảy sinh mà hình thành những tính cách riêng, những tên gọi khác nhau
Trang 1913
Dân số của huyện có 38.947 người Trong đó dân tộc Kinh: 55%, dân tộc Dao: 20,5% với 7.789 người, dân tộc Tày: 12%, dân số Sán Chỉ: 8%, dân tộc Sán Dìu: 4% Các dân tộc khác: 1% [23; tr.179]
Hơn 50 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong công cuộc đổi mới của đất nước 10 năm qua, đồng bào Dao Tiên Yên đã luôn đoàn kết, nghe theo tiếng gọi của Đảng thực hiện cuộc vận động định canh, định
cư Từ chỗ trước đây đồng bào Dao chủ yếu sống du canh, du cư trên các sườn núi cao và tập trung ở vùng sâu, vùng xa dựa vào nương rẫy, khai thác
tự nhiên, cuộc sống rất nghèo khổ, khó khăn Tháng ba, ngày tám nạn đói xảy
ra triền miên Nhưng từ năm 1986 lại đây, huyện đã lãnh đạo, hướng dẫn đồng bào Dao thực hiện định canh, định cư, ổn định cuộc sống Đi đôi với di, dãn dân, đồng bào từ nhiều khe, bản ở vùng sâu, vùng xa trong huyện đã xuống lập nghiệp, định cư, sinh sống đan xen với các dân tộc anh em khác ở vùng thấp 30 hộ người Dao ở Phong Dụ đã di chuyển xuống cư trú, sinh sống
ở Cô Tô (vùng đất ven biển của xã Tiên Lập) Ban đầu bà con chưa quen với nghề lúa nước và khai thác hải sản biển, nhưng nay đã ổn định dần Một số gia đình Dao từ Khe Hố trong, ở Khe Cát của Hải Lạng, ra sinh sống ở Đội 7, hòa nhập, chung sống với đồng bào Kinh ở đây Lúc đầu bà con còn gặp bỡ ngỡ, khó khăn vì chưa quen với nghề canh tác lúa nước, chỉ quen sống ở đầu khe, ngọn nguồn, nước ở khe suối có thể dẫn, chảy vào tận bếp nấu ăn của từng gia đình
Một thành tích đáng kể khác là bà con người Dao Tiên Yên đã tích cực tham gia cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo Ở đây thông qua Hội Phụ
nữ, huyện đã tổ chức thực hiện tín chấp quản lí một số nguồn vốn cho dân vùng cao vay để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo Trong đó, chỉ riêng khe Vàng của Điền Xá trước đây đói triền miên, vài năm gần đây Hội Phụ nữ
Trang 2014
đứng ra tín chấp cho chị em ở đây vay gần 30 triệu đồng kết hợp hướng dẫn sản xuất Đến nay cơ bản 30 hộ đồng bào người Dao ở Khe Vàng đã khắc phục được nạn đói triền miên
Đặc điểm của cuộc sống du canh, du cư của người Dao, chủ yếu trong một khu vực, nghiã là sản xuất trên những đám nương trong một thời gian nhất định, rồi quay lại nương cũ khi đất màu ít nhiều đã được phục hồi Khi chuyển cư xây dựng bản mới, người ta vẫn quan tâm đến bản cũ, thường trồng các loại cây có củ, cây ăn quả ở đó để dùng về sau này và có lẽ đó cũng
là việc đánh dấu quyền chiếm hữu đất đai giữa đồng bào với nhau Sau nữa, ở nhiều nơi đồng bào có truyền thống trồng chè, quế, khi cưới nhau nam nữ thanh niên trồng một số cây quế cho gia đình
1.2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DAO THANH Y
1.2.1.Đời sống kinh tế của người Dao Thanh Y
Đặc trưng của đời sống kinh tế người Dao trước đây mang nặng tính khép kín, sản xuất tự cung, tự cấp Nguồn sống chính là trồng lúa và làm nghề rừng Nghề phụ có chăn nuôi gia súc, làm thủ công như kéo sợi, dệt vải, đóng
đồ gỗ, làm nghề rèn, đồ trang sức… Kỹ thuật in hoa văn trên vải bằng sáp ong
và nhuộm màu chàm là nét nổi trội, độc đáo của người Dao
Trước đây người Dao sống du canh, du cư trong điều kiện thiên nhiên rất khắc nghiệt, đất đai luôn bị xói mòn, xâu chuột và thú rừng phá hoại mùa màng nên thu hoạch thấp, làm cho đời sống của đồng bào rất cực khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhất là từ ngày chính quyền về tay nhân dân lao động, đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao được từng bước nâng lên rõ rệt Đặc biệt, từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng đất nước, xóa bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, thực hiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
Trang 2115
nghĩa, sản xuất của người Dao có sự vươn lên vượt bậc Bà con đã dần dần xóa bỏ phương thức sản xuất tự cung, tự cấp, bước đầu làm quen với nền sản xuất hàng hóa, tiếp thu kiến thức mới trong chọn giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất cao, có giá trị xuất khẩu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm thủy lợi để mùa vụ không phải hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên; biết dùng các biện pháp khoa học để diệt trừ các loại sâu bệnh…Mùa vụ không còn bấp bênh, năng suất tăng nhanh, đời sống kinh tế được cải thiện đáng kể so với trước Tuy nhiên, ở từng vùng, từng nơi, nhất là ở các xã thuộc các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Tiên Yên, số gia đình người Dao ở mức sống nghèo, thiếu đói còn chiếm tỉ lệ tương đối cao
Từ năm 1954, miền Bắc được giải phóng và năm 1975, sau khi đất nước giành được độc lập, thống nhất, người Dao Quảng Ninh theo Đảng bước vào con đường làm ăn tập thể tổ đội, hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc kinh tế tập thể khác trong các thành phần kinh tế Một bộ phận thu nhập theo kết quả sản xuất của hợp tác xã, một bộ phận hưởng chế độ của công nhân lâm nghiệp, đời sống đã khá lên và có nhiều hộ thuộc loại giàu
Bằng công sức tập thể, Đồng bào Dao tham gia làm thủy lợi, cấy trồng giống lúa mới…nên kết quả sản xuất đã đưa năng suất lúa trước đây chỉ đạt 70kg/ha lên 2,6 tạ/ha (tăng gần 4 lần), góp phần thiết thực nâng cao đời sống của người Dao Điển hình trong cách làm ăn mới của người Dao là các hợp tác xã Khe Táu và được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng
Do ảnh hưởng của cơ chế quản lý quan liêu, tập trung, bao cấp trước đây kéo dài nên việc phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động của nhân dân còn rất thấp, sản xuất còn chậm phát triển, đời sống của người Dao ít được cải thiện Tỷ lệ hộ Dao sống ở mức nghèo còn quá cao Có nơi 40 – 50
% hộ gia đình sống ở mức nghèo đói Ở một số nơi, tỷ lệ này cũng còn 20 –
30 % Cùng với mức sống thấp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng, các
Trang 2216
phương tiện thông tin, nghe nhìn còn rất ít, công cụ lao động sản xuất chậm được cải tiến, năng suất lao động thấp nên đời sống của người Dao nhìn chung còn nhiều khó khăn Qua khảo sát 6.784 hộ ở 11 xã, thị trấn huyện Tên Yên, có 4.751 hộ nông dân, số hộ có đời sống khó khăn là 879 hộ, chiếm 18,6% hộ nông dân trong huyện Xã Hà Lâu, Yên Than đa số là người Dao sinh sống, có tới 30% hộ nghèo Các xã Đại Dực, Phong Dụ, Điền Xá có tới 25% hộ nghèo Do khó khăn về đời sống, có trên 100 hộ đã phải chuyển vào miền Nam làm ăn sinh sống Chỉ tính từ năm 1987 đến năm 1996 tỉnh Quảng Ninh có trên 1000 hộ gồm 6500 khẩu đã tự di chuyển vào các tỉnh phía nam sinh sống Đến nay có khoảng ½ số hộ đó lại tự trở lại Quảng Ninh Do quen nếp sống du canh, du cư, đồng bào luôn luôn không ổn định về nơi cư trú, làm
ăn nên đời sống đã khó khăn càng khó khăn thêm
Đến năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước Trong đó, trước hết tập trung đổi mới
về kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh
tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước Cơ chế này đã phát huy tính năng động, sáng tạo của các cơ sở kinh tế và người lao động trong cả nước và đem lại hiệu quả thiết thưc Đảng và nhà nước đã có 4 nghị quyết chuyên đề về miền núi Đời sống của nhân dân cả nước và dân tộc Dao đã từng bước ổn định và cải thiện rõ rệt Đặc biệt, sau khi có nghị quyết số 22/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII và quyết định số 72/QĐ của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển kinh tế, xã hội đối với miền núi và dân tộc, kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều bước phát triển mới Đồng bào được giao đất, giao rừng, được tự quyết định việc đầu tư cho sản xuất và hưởng kết quả lao động do chính họ làm ra, được quyền tự định đoạt trong làm ăn, sản xuất Trên cơ sở đó, người Dao đã tiếp tục phát huy truyền thống
Trang 2317
cần cù, sáng tạo trong trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đời sống mới Nhiều người Dao đã tích cực phát huy các loại giống mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu vùng cao Từ sản xuất tự cung, tự cấp là chính, người Dao Tiên Yên hiện nay đã tiếp cận với nền kinh tế sản xuất hàng hóa,
mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm với các vùng, các dân tộc khác; biết sử dụng các nguồn lực tại địa phương vào việc đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi thành viên cộng đồng
Bằng những nỗ lực phấn đấu cao, đồng bào Dao đã đưa năng suất lúa bình quân từ 26 tạ/ha (năm 1980) lên 36 tạ/ha (năm 1996) tăng gần 40% Thu nhập của từng gia đình người Dao tăng nhanh so với trước đây Hiện nay số đông người Dao có mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/năm Trước đây, có nơi trong tỉnh số hộ nghèo là 80% nay đã giảm được 20 đến 30% [9;Tr.1-5] Nhiều gia đình đã mua được ô tô, máy cày, máy bơm nước, máy xát gạo, xe máy, ti vi,… Về lâu dài, kinh tế của gia đình người Dao còn có khả năng phát triển cao hơn nữa vì bà con đang đầu tư trồng cây có giá trị xuất khẩu và cây
ăn quả với số lượng khá lớn
1.2.2 Đời sống văn hoá – xã hội của người Dao Thanh Y
Dân tộc Dao huyện Tiên Yên cũng như dân tộc Dao trong cả nước vốn
có nền văn hóa dân gian lâu đời Đồng bào Dao rất tự hào về truyền thống văn hóa đó và có ý thức bảo tồn, lưu truyền trong đời sống cộng đồng Nền văn hóa dân gian đó có tác dụng tích cực đối với cuộc sống, lao động, sinh hoạt của nhân dân
Do điều kiện cư trú và nghề nghiệp, sản xuất của nền kinh tế tự cung, tự cấp, khép kín, người Dao đã sáng tạo ra những công cụ sản xuất phù hợp vớ hoàn cảnh của dân tộc mình Với sự tác động của khoa học kỹ thuật, nhiều công cụ cải tiến đã ra đời Đồng thời, người Dao Quảng Ninh đã phục hồi những nghề truyền thống thuộc kỹ năng, kỹ xảo độc đáo của họ
Trang 2418
Ngày nay, trong thôn bản của người Dao ở huyện Tiên Yên và các huyện khác của tỉnh Quảng Ninh, những công cụ lao động truyền thống như chiếc cày chìa vôi, chiếc gậy nhọn để chọc lỗ tra hạt… của đồng bào dùng để làm ruộng, cây lúa nước, tra hạt, trồng ngô vẫn được sử dụng Song nổi tiếng nhất vẫn là nghề nhuộm chàm và in hoa trên vải bằng sáp ong
Người Dao Tiên Yên bảo lưu tục thờ cúng tổ tiên Tổ tiên được thờ tới
9 đời Tuy nhiên, hằng ngày người Dao chỉ cầu khấn tới ông tổ 3 đời Bàn thờ
tổ tiên được coi là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà Lễ cúng Bàn Vương – vị thủy tổ của người Dao – thường được bà con tổ chức trong khoảng từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Chạp Theo truyền thuyết, hiện thân của Bàn Vương là con chó thần Vì thế người Dao kiêng ăn thịt chó và không bao giờ cho giết chó ở trong nhà Trường hợp đặc biệt, người Dao đồng ý cho giết chó, nhưng phải mang đi xa nơi họ ở
Người Dao có nhiều dòng họ Trong đó, họ Bàn được tôn trọng nhất và suy tôn làm anh cả Các họ khác là bậc em Tập tục này được đánh giá là một nét sinh hoạt độc đáo, được bà con đánh giá là tích cực trong việc xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết dân tộc Tập tục truyền thống này có ý nghĩa giáo dục con cháu người Dao đoàn kết, thống nhất dân tộc, chống thiên tai, định họa, bảo vệ và xây dựng quê hương, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội [5; Tr.3 – 4]
Hôn nhân của người Dao là một vợ một chồng, một tập quán của xã hội văn minh Tuy nhiên, việc cưới vợ cho con ở tuổi dưới 15 trước đây còn khá phổ biến Ngày nay tệ tảo hôn đã giảm đáng kể Đặc biệt, luật tục về hôn nhân của người Dao Tiên Yên quy định cấm hai nhóm người Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán không được lấy nhau Người trong hai nhóm dân tộc này chỉ kết hôn với người dân tộc khác Ngoài ra, trong người Dao Tiên Yên vẫn còn một
Trang 2519
số tục lệ, tập quán cũ, lạc hậu khác gây trở ngại đáng kể cho hôn nhân Không
ít những đôi trai gái người Dao yêu nhau thắm thiết nhưng không thành được
vợ chồng vì một số xã trong huyện còn giữ tục lệ cũ, thách cưới quá cao, rất tốn kém
Tín ngưỡng của người Dao còn tồn tại nhiều hủ tục mê tín, lạc hậu Người Dao cúng ma để cầu mong thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu, cúng ma để cầu mong, hy vọng ma khỏi bắt tội, chữa khỏi bệnh tật… Đó là những tập tục lạc hậu, do trình độ nhận thức còn thấp kém, chưa hiểu biết nhiều về sự phát triển và tính ưu việt của khoa học – công nghệ
Người Dao còn rất coi trọng và chú ý đến tục lệ “xuất hành” Họ cho rằng mọi sự bình an, phát tài đều phụ thuộc vào giờ mở cửa và hướng đi của sáng ngày mồng một Tết
Nhìn chung, người Dao có nhiều tín ngưỡng, nhưng không theo một tôn giáo lớn nào Họ chỉ thờ tổ tiên, thần linh tại gia Trong toàn huyện, chỉ có người Dao ở bản Hợp Thành, xã Phong Dụ là theo đạo thiên chúa Đây là một trường hợp đặc biệt trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Dao huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Văn hóa, nghệ thuật của người Dao khá phong phú về thể loại Bà con rất thích thú về truyền thống và giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình
Đó là những truyện cổ tích, dân gian, truyện cười, thi ca, múa hát… Tính tư tưởng của kho tàng văn hóa, nghệ thuật này đều nhằm vào việc động viên nhau hang hái lao động, sản xuất, khuyên răn mọi người làm điều tốt Ngày nay, người Dao còn tự hào về những tác giả văn học, nghệ thuật của dân tộc mình đã có tác phẩm đạt trình độ ngang hàng với các dân tộc khác Tiêu biểu
là nhà thơ Bàn Tài Đoàn ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Ngoài những câu chuyện cổ tích, chuyện dân gian, người Dao còn lưu truyền nhiều bài ca dao, nhiều câu tục ngữ Nội dung chủ yếu là tập trung
Trang 2620
khuyên nhủ mọi người tích cực lao động, hăng hái tăng gia sản xuất, làm ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội:
“Nữ: Trên đời đẹp nhất thứ gì?
Mong anh giải đáp em thì được hay
Nam: Em hỏi anh trả lời ngay
Trên đời quý nhất bàn tay cần cù”
Người Dao còn có nhiều làn điệu hát dân ca như hát ghẹo, hát mời rượu, hát ru con, hát ở đám tang, đám chay… và các điệu múa trong lễ nhảy như múa “Ta ma na ra”, múa “Ra binh vào tướng”, múa “Bắt ba ba”…
Về thẩm mỹ, người Dao có óc thẩm mỹ khá tinh tế, độc đáo Khi trang trí, người Dao sử dụng màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, sáng sủa và kín đáo Hoa văn phong phú về mô – típ Những cách trang trí này được phụ nữ Dao
sử dụng nhiều trong cắt may quần áo, mũ, túi xách…
Người Dao là một dân tộc cần cù trong lao động, trung thực trong quan
hệ với các thành viên trong cộng đồng Khi đã tin ai thì sống hết mình, làm hết mình Ngược lại, khi bị lừa dối, xử sự thiếu chân thực, minh bạch, người Dao dễ định kiến, khó lấy lại được lòng tin của họ
Ở Tiên Yên – Quảng Ninh, các giá trị tích cực trong văn hóa cổ truyền tiếp tục được đồng bào Dao giữ gìn, bảo tồn, phát huy, động viên nhau lao động sản xuất, vui chơi và giáo dục các lớp con cháu kế tiếp
Dân tộc Dao không có chữ viết riêng Đã từ lâu, người Dao dùng chữ Hán nhưng phát âm theo tiếng Dao, khi đọc, mọi người đều hiểu được Chữ Hán đã trở thành văn tự khá thông dụng trong người Dao Họ dùng chữ Hán
để cúng bái, ghi gia phả, ghi chép thơ ca, trao đổi thư từ, soạn thảo văn bản, khế ước…
Do vị trí cư trú ở vùng cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, kết hợp với thực trạng người Dao không có chữ viết, không biết tiếng phổ thông, nên
Trang 2721
việc học tập văn hóa của bà con là một việc khó khăn, phức tạp Trước cách mạng Tháng 8-1945, hầu hết người Dao không biết chữ Quốc ngữ và không biết tiếng Việt Chỉ có một bộ phận người Dao được cách mạng giác ngộ, trở thành cán bộ, hoặc tham gia phục vụ kháng chiến mới nói và viết được tiếng
và chữ phổ thông
Từ khi đất nước được giải phóng, Đảng và nhà nước ta chăm lo, quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo, xóa mù chữ, đầu tư xây dựng trường học cho người Dao Con em người Dao được đến trường, học chữ phổ thông Dân trí của đồng bào Dao dần dần được nâng lên, nhưng tỷ lệ người Dao mù chữ vẫn còn khá lớn: chiếm khoảng 90% dân số Số người Dao có trình độ văn hóa đến hết cấp II rất ít Người Dao có trình độ đại học lại càng ít, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
Đảng và nhà nước đã có nhiều nghị quyết, quyết định về việc phát triển đất nước toàn diện Trong đó, có việc đẩy mạnh và phát triển văn hóa xã hội cho đồng bào các dân tộc Đặc biệt, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, Đảng ta ra các nghị quyết về công tác giáo dục và đào tạo Nghị quyết 22 của Trung ương Đảng và Quy định 72 của Chính phủ về công tác phát triển miền núi và dân tộc đã làm đổi thay bộ mặt của vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc Vấn đề dân trí của người Dao đang được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chăm lo nhằm giảm tỉ
lệ người mù chữ, khắc phục tình trạng trẻ em không có lớp học, không được lên lớp Người trong độ tuổi xóa mù chữ (15 đến 35 tuổi) phấn đấu đến năm
2000 thanh toán nạn mù chữ và phổ cập tiểu học đến các xã vùng cao biên giới và đồng bào Dao
Do trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của người Dao Quảng Ninh còn rất thấp, nên việc nâng cao dân trí đối với người Dao có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho mọi thành viên
Trang 2822
trong cộng đồng người Dao hiểu rõ chính sách dân tộc của Đảng, cảnh giác với âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, tập trung phát triển sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc Trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban chống
mù chữ của tỉnh, Sở Giáo dục – Đào tạo, các ngành, các huyện, các xã trong tỉnh đã tập trung lực lượng, đầu tư vật chất để thực hiện xóa mù chữ cho nhân dân, cho đồng bào các dân tộc
TIỂU KẾT
Theo các học giả nghiên cứu thì người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ di cư sang Việt Nam do gặp nhiều biến cố lịch sử, họ đã phân tán thành nhiều nhóm nhỏ Trên đường di cư, các nhóm đã tiếp thu thêm những yếu tố văn hóa của các dân tộc khác và nảy sinh thêm những yếu tố văn hóa mới Từ đó hình thành nên những tính cách, ngôn ngữ, phong tục tập quán riêng biệt, với những tên gọi khác nhau
Tiên Yên là một huyện miền núi ven biển nằm ở cửa ngõ vùng Đông Bắc Tổ quốc, là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng Với điều kiện
tự nhiên về khí hậu, địa hình, sông suối, Tiên Yên có tiềm năng về kinh tế rất
đa dạng: Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và các nghề thủ công, chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng hải sản (tôm, cua, hàu…)
Huyện Tiên Yên là nơi tập trung của các dân tộc sinh sống như Dao, Tày, Sán Chỉ, Kinh,… Trong đó người Dao ngày nay đã tích cực tham gia các cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo nâng cao trình độ dân chí Đời sống kinh tế của người Dao trước còn gặp nhiều khó khăn nay đã được cải tiến theo thời gian, mức sống phát triển hơn Trong đời sống văn hóa của người Dao vẫn giữ gìn được các bản sắc, những nét văn hóa riêng của dân tộc mình trong các nghi lễ như cưới hỏi, cầu mùa, ma chay,…
Trang 2923
Chương 2 NGUỒN GỐC VÀ TIẾN TRÌNH LỄ CẤP SẮC CỦA
NGƯỜI DAO THANH Y Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH 2.1 NGUỒN GỐC LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO THANH Y
2.1.1 Lịch sử lễ cấp sắc
Người Dao ở nước ta có dân số khá đông, đứng thứ 9 trong bảng danh mục các dân tộc ở Việt Nam và xếp thứ 2 trong các nước có người Dao trên thế giới, gồm nhiều nhóm và cư trú phân tán ở các địa phương khác nhau Từ lâu đời người Dao ở nước ta vẫn giữ được nhiều giá trị văn hóa cổ truyền, trong đó lễ cấp sắc là một trong những nét đặc trưng Từ trước đến nay, nghiên cứu về người Dao ở nước ta đã có không ít tác phẩm và cũng thấy khá nhiều công trình đề cập đến lễ cấp sắc Đó là những công trình của các tác giả như Bonifacy A (1904), Abadie M (1922), Nguyễn Quốc Lộc (1966), Bế Viết Đẳng cùng tập thể tác giả (1971), Lê Sỹ Giáo (1995), Xuân Mai (1995),
Đỗ Đức Lợi (1997), Lê Hồng Lý (1997), Nguyễn Tuấn Việt (1998), Phạm Quang Hoan cùng tập thể tác giả (1999)[16; Tr.13] …Các công trình này đã
đề cập đến nhiều lĩnh vực liên quan đến lễ cấp sắc của người Dao ở nước ta như: Quá trình diến biến của nghi lễ, ý nghĩa giáo dục, nghệ thuật dân gian Cấp sắc có từ lâu đời gắn liền với quá trình thiên di kéo dài của dân tộc Dao Cuộc sống du canh du cư nơi rừng núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lại phải chống chọi với thiên tai, thú dữ… Quá trình ấy rất cần tới vai trò trụ cột của người đàn ông Họ phải có đủ sức khỏe, bản lĩnh để đưa cộng đồng vượt qua những trở ngại Cấp sắc có lẽ xuất phát từ đó, từ sự đề cao vai trò của người đàn ông Dao
Lúc đầu cấp sắc chỉ là một sinh hoạt xã hội, có những nét giống như một
lễ thành đinh nguyên thủy, một thử thách của những người trẻ tuổi chính thức gia nhập vào thế giới người lớn Trải qua thời gian, thu nạp thêm những yếu
Trang 3024
tố của các tôn giáo, cấp sắc đã trở nên đậm màu tôn giáo như hiện nay [13;
Tr 39]
2.1.2 Quan niệm về sự trưởng thành
Quan niệm về sự trưởng thành đã được các nhà nhân học Phương Tây quan tâm nghiên cứu và các nhà đã đưa lễ trưởng thành vào trong hệ thống nghi lễ chuyển đổi và đã xây dựng được hệ thống lý thuyết liên quan tới các vấn đề kể trên Nghi lễ chuyển đổi được nhà nhân học người Bỉ Arnold Van Gennep (1873-1975) phân tích có hệ thống trong tác phẩm bằng tiếng Pháp
“Les rites de passage”, xuất bản năm 1909 Arnold Van Gennep cho rằng
“những thay đổi trạng thái (của con người) làm khuấy động cuộc sống cá nhân và xã hội, và để giảm thiểu các tác hại của những thay đổi đó mà một số nghi lễ chuyển đổi ra đời” [8;Tr.50 – 53] Hầu hết những nghi lễ chuyển đổi được chia thành ba giai đoạn chính: phân ly (trước ngưỡng), chuyển tiếp (trong ngưỡng) và hội nhập (sau ngưỡng) Giai đoạn phân ly bao gồm những hành vi báo hiệu sự tách rời của một cá nhân hay một nhóm người khỏi vị trí
cố định trước đó trong cấu trúc xã hội hoặc các điều kiện văn hóa (một trạng thái); trong giai đoạn giữa – giai đoạn ngoài lề, đối tượng thụ lễ (người được chuyển tiếp) ở trạng thái rất mơ hồ, không có những thuộc tính của trạng thái
đã qua mà cũng chưa có những thuộc tính của trạng thái sắp đến; ở giai đoạn cuối người thụ lễ hoàn thành nghi thức, tái hòa nhập với một tâm thế mới
Theo quan niệm của người Dao ở Việt Nam, bất kể ngành nhóm địa phương, người con trai Dao được làm lễ cấp sắc mới có tên âm hay còn gọi là pháp danh và do đó, mới được coi là trưởng thành Những người chưa có tên
âm, tức chưa được làm lễ cấp sắc tuy đã nhiều tuổi nhưng vẫn được cộng đồng Dao cho là trẻ em, khi chết chỉ được chôn cất như trẻ con chết, không được dùng kèn trống và chỉ đưa ma về chỗ bà mụ, không được đưa về quê cha đất tổ cùng với tổ tiên Vì thế, lâu nay đồng bào vẫn cho rằng, người được cấp
Trang 31vụ, nhóm bếp vào nhà mới, đi làm quan lang trong đám cưới… Ngoài ra, đồng bào Dao còn quan niệm, người đàn ông được làm lễ cấp sắc, tức đặt tên
âm thì gia đình và dòng họ mới gặp may mắn và phát triển
2.1.3 Tên gọi và đặc điểm của lễ cấp sắc
Trong cuộc đời của mỗi con người, từ khi lớn lên cho đến khi chết đi con người phải trải qua nhiều lễ nghi trong đó có những lễ nghi chỉ trải qua duy nhất một lần trong cuộc đời đó là cưới xin và ma chay Tuy nhiên, ở dân tộc Dao nói chung và dân tộc Dao Thanh Y huyện Tiên Yên nói riêng còn có thêm một nghi lễ nữa đó là Lễ Cấp Sắc đối với nam giới tộc người này Là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, trải qua nghi lễ này người con trai đó mới được cộng đồng công nhận là thành viên, mới được thế giới thần linh thừa nhận là thành viên chính thức mà sau này có thể làm thầy cúng Và khi chết đi mới được thờ cúng, linh hồn mới được đoàn tụ cùng tổ tiên Nếu chưa Cấp Sắc sẽ bị cả cộng đồng coi thường, không được tham gia với tư cách thành viên của cộng đồng
Về tên âm của người được Cấp Sắc: Ở một góc độ khác, trải qua Lễ Cấp Sắc, người đó đã thực hiện lễ khao quân và đặt tên âm Đánh dấu bước
Trang 3226
chuyển đổi của con người đã bắt đầu có quân lính (người âm) phục dịch Tên
âm mới là tên chính thức, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi thành viên nam giới trong cộng đồng Tên âm không trùng với tên gọi hàng ngày và cũng không được trùng tên với những người khác trong họ hàng Do vậy, thông thường người Dao Thanh Y ở huyện Tiên Yên có hai tên gọi: tên dương và tên gọi hàng ngày, do cha mẹ đặt khi mới sinh Tên âm chỉ được gọi trong các
lễ cúng và được ghi vào trong sổ sách của gia đình Các trẻ em trai khi tròn 1 tuổi, nếu gia đình có điều kiện thì có thể tiến hành làm Lễ Cấp Sắc
Về tên gọi, Cấp Sắc là thuật ngữ do các nhà nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng, xuất phát từ chỗ người đã thụ lễ được thầy cúng cấp cho một bản sắc hay Sắc thư với nội dung nói về lai lịch người thụ lễ, lý do thụ lễ, các điều giáo huấn… giống như một tờ chứng chỉ để người ấy được phép cúng bái chữa bệnh, tham gia các công việc lên quan đến thờ cúng… Ngoài ra, trong các tài liệu nghiên cứu về người Dao ở nước ta, còn thấy xuất hiện nhiều tên gọi khác về lễ Cấp Sắc như lễ “cấp tinh”, “lập tịch”, “cấp tính’… Trong khi ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thường gọi là lễ “độ giới” (Đặng Văn Thông, 1993), gồm 2 độ là đạo giới và sư giới Ở Nhật Bản, giới nghiên cứu gọi theo tiếng Dao là “kwwa tang” (Yosshino Akira, 1995) Ở Pháp, người ta gọi là lễ gia nhập Đạo Giáo (Jacques Lemoine, 1982)… Còn người Dao, nghi
lễ này có tới một chục cách gọi như: Phùn Voòng, Chay xáy, Trưởng thành,… [18; Tr.732 – 133]
Trong đó có tên gọi là “Phùn Voòng”, tên này được dùng phổ biến hầu như ở khắp nơi “Phùn Voòng” trong tiếng Dao Thanh Y ở Đình Lập (Lạng Sơn) có nghĩa là đặt tên âm – nhập họ Đây là nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi người Dao Thanh Y (nghi lễ này chỉ dành cho người con trai) Người con trai sau khi làm lễ sẽ có một tên mới (tên pháp danh) và được nhập vào hệ thống tên đệm của gia đình, được công nhận là người đã trưởng thành và được