1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn quản lý báo chí

20 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng trước đây và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Báo chí, Xuất bản Việt Nam đang ngày càng thể hiện vai trò to lớn của mình trong đời sống chính trị xã hội của đất nước. Báo chí, xuất bản ngay từ khi ra đời đã mang trong mình những trọng trách hết sức lớn lao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được nhân dân ủng hộ, nuôi dưỡng, báo chí, xuất bản đã trưởng thành, không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiện nay, công tác tư tưởng văn hóa của Đảng đang tiếp tục đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. Những kết quả đạt được đã giúp các cơ quan báo chí, xuất bản và cơ quan quản lý báo chí, xuất bản có cơ sở quan trọng để tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, thúc đẩy báo chí, xuất bản không ngừng phát triển, xứng đáng là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Đất nước ta đang trên đà phát triển, đẩy mạnh kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường hợp tác giao lưu với bạn bè quốc tế… Xu thế vận động đó đem đến cho chúng ta rất nhiều thuận lợi nhưng cũng mang lại không ít những khó khăn thử thách. Báo chí, xuất bản với vai trò là lực lượng tiên phong trong lĩnh vực văn hóa – tư tưởng cũng đã có những chuyển biến để thích nghi với cơ chế thị trường, nhất là khi mạng internet bùng nổ, lượng thông tin hàng ngày được trao đổi tương đối lớn, những ấn phẩm, thông tin được lan toản với tốc độ chóng măt. Trong số đó có những nội dung xấu không được kiểm soát, nhiều thông tin có ảnh hưởng lớn tới tình hình an ninh – chính trị. Trên thực tế nhiều nội dung báo chí, xuất bản đã bị sử lý vì không kiểm duyệt kỹ nội dung dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để lắm chắc ngọn cờ đấu tranh của dân tộc, phát huy thế mạnh của đất nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh…. Hạn chế những sai sót, khuyết điểm của mình, Báo chí, Xuất bản cần phải có những chuyển biến tích cực hơn, nhất là trong công tác quản lý là một trong những khâu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện nay..

Trang 1

MỞ ĐẦU

Đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng trước đây

và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Báo chí, Xuất bản Việt Nam đang ngày càng thể hiện vai trò to lớn của mình trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước Báo chí, xuất bản ngay từ khi ra đời đã mang trong mình những trọng trách hết sức lớn lao

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được nhân dân ủng hộ, nuôi dưỡng, báo chí, xuất bản đã trưởng thành, không ngừng lớn mạnh và phát triển

Hiện nay, công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng đang tiếp tục đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động Những kết quả đạt được đã giúp các cơ quan báo chí, xuất bản và cơ quan quản lý báo chí, xuất bản có cơ sở quan trọng

để tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, thúc đẩy báo chí, xuất bản không ngừng phát triển, xứng đáng là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng

- văn hóa của Đảng

Đất nước ta đang trên đà phát triển, đẩy mạnh kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường hợp tác giao lưu với bạn bè quốc tế… Xu thế vận động

đó đem đến cho chúng ta rất nhiều thuận lợi nhưng cũng mang lại không ít những khó khăn thử thách

Báo chí, xuất bản với vai trò là lực lượng tiên phong trong lĩnh vực văn hóa – tư tưởng cũng đã có những chuyển biến để thích nghi với cơ chế thị trường, nhất là khi mạng internet bùng nổ, lượng thông tin hàng ngày được trao đổi tương đối lớn, những ấn phẩm, thông tin được lan toản với tốc độ chóng măt Trong số đó có những nội dung xấu không được kiểm soát, nhiều thông tin

có ảnh hưởng lớn tới tình hình an ninh – chính trị Trên thực tế nhiều nội dung báo chí, xuất bản đã bị sử lý vì không kiểm duyệt kỹ nội dung dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Để lắm chắc ngọn cờ đấu tranh của dân tộc, phát huy thế mạnh của đất nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh… Hạn chế những sai sót, khuyết điểm của mình, Báo chí, Xuất bản cần phải có những chuyển biến

Trang 2

tích cực hơn, nhất là trong công tác quản lý là một trong những khâu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện nay

Trang 3

Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO

CHÍ VÀ XUẤT BẢN TRỌNG GIAI ĐOẠN HIỆN

1.1 LĨNH VỰC BÁO CHÍ

Hiện nay, báo chí nước ta có sự phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, từng bước đổi mới để thích ứng với xu thế phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước

Đến nay, cả nước ta có 634 cơ quan báo chí in với 813 ấn phẩm, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh, đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 1 hãng thông tấn, 10 báo điện tử và hàng nghìn trang tin trên Internet Tổng số nhà báo đã được cấp thẻ nhà báo gần 15.000 người

1.1.1 Ưu điểm

Thực hiện nguyên tắc: "Báo chí, xuất bản nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật", trong năm qua, báo chí, xuất bản tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình trong đời sống xã hội Báo chí thực hiện tốt hơn vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền, cổ vũ phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong năm; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật, nhất là quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô,

xe gắn máy đã đạt được thắng lợi bước đầu rất đáng khích lệ

Báo chí đã tích cực tham gia công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đặc biệt là trên truyền hình, phát thanh, báo điện tử trên mạng Internet đã góp phần quan trọng đưa thông tin Việt Nam ra với bạn bè quốc tế và giúp bạn bè quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn về đất nước, con người và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Trang 4

Báo chí là công cụ tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội, đấu tranh phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, bảo vệ quan điểm, đường lối, cương lĩnh của Đảng

Thực hiện tốt chức năng tư tưởng, báo chí nước ta đã chủ động, tích cực

và có nhiều sáng tạo, góp phần vào việc truyền bá, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống

Bên cạnh khẳng định những thành tựu to lớn, toàn diện của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo trên các lĩnh vực chính trị, KT-XH, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, báo chí còn đi đầu trong đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, tệ nạn xã hội; phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch,… Qua đó, góp phần quan trọng vào công tác tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về xây dựng CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta

Có thể khẳng định rằng, báo chí nước ta đã quan tâm, xử lý tốt mối quan hệ giữa tính định hướng chính trị, tư tưởng và việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng; phát huy được vai trò, vị thế trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội

Những năm qua, trong bối cảnh khó khăn do tác động của suy thoái kinh

tế thế giới và những yếu kém nội tại của nền kinh tế đất nước, báo chí đã tích cực thông tin, tuyên truyền có hiệu quả các nghị quyết, kết luận, các giải pháp chỉ đạo, điều hành KT-XH của Đảng và Nhà nước; đồng thời thể hiện rõ vai trò

là một giải pháp tư tưởng quan trọng trong các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước Báo chí, một mặt, làm cho công chúng và xã hội thấy rõ thực trạng tình hình, nhận thức được những khó khăn, thách thức; mặt khác, tạo sự tin tưởng, đồng thuận với sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước

Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân ta nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần tích cực vào những kết quả

Trang 5

quan trọng trong phát triển KT-XH của đất nước Cùng với đó, báo chí đã thể hiện rõ nét hơn chức năng, vai trò giám sát, phản biện, giúp Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương xây dựng, điều chỉnh, bổ sung nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế, quy định pháp lý và triển khai các chương trình, dự án KT-XH phù hợp, có hiệu quả; nêu cao tính chiến đấu, tiên phong trong việc chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; đấu tranh, làm thất bại các luận điệu sai trái, thù địch, góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là tình hình Biển Đông hiện nay, báo chí đã đi đầu trong công tác thông tin, tuyên truyền, khẳng định cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam; phê phán, phản đối mạnh mẽ hành động sai trái, phi pháp của nước ngoài, âm mưu lợi dụng của các thế lực thù địch,… Đồng thời, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích chính đáng của dân tộc đối với các tầng lớp nhân dân; khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về việc giải quyết các vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở đạo lý, luật pháp quốc tế; góp phần xây dựng quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc gắn với giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực để xây dựng và phát triển đất nước

Báo chí đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế; củng cố, mở rộng quan hệ của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút đầu tư và du khách nước ngoài vào Việt Nam; tăng cường gắn kết, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Trang 6

1.1.2 Hạn chế

Có thể nói rằng, những chuyển biến tích cực trong hoạt động báo chí, xuất bản chỉ mới là bước đầu chưa thật sự vững chắc Những khuyết điểm, yếu kém trong hoạt động này vẫn là mối quan tâm và cũng là bức xúc của toàn xã hội Có thể khái quát một số khuyết điểm chính trong hoạt động báo chí, xuất bản như sau:

- Xu hướng giật gân, câu khách, sa vào việc miêu tả các vụ án ly kỳ, rùng rợn, chuyện tình ái thô thiển, dung tục, tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích không những không được khắc phục có hiệu quả mà trên một số mặt cụ thể còn có biểu hiện gia tăng; vẫn còn hiện tượng một số sách, báo chỉ quan tâm việc thỏa mãn thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng nhằm thu lợi nhuận mà không tính tới hậu quả tiêu cực do việc làm đó gây ra

- Đối tượng phục vụ của báo chí, xuất bản cũng là vấn đề đáng quan tâm Nhiều cơ quan báo chí chỉ coi trọng địa bàn thành phố, thị xã vì ở đó có thể phát hành được nhiều, còn các địa bàn khác không quan tâm đúng mức Tình trạng đó dẫn đến mức hưởng thụ sách báo quá chênh lệch giữa thành phố, thị xã

và vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa Hiện nay, 75% báo chí chủ yếu phát hành ở thành phố, thị xã, vùng trung tâm, còn 25% báo chí phát hành ở vùng nông thôn Điều này cũng xảy ra tương tự trong lĩnh vực xuất bản

- Tình trạng phản ánh thông tin thiếu chính xác, sai sự thật, suy diễn, quy chụp một cách tùy tiện, thiếu căn cứ trên một số báo chí đang ngày càng gây nên những bức xúc cho nhiều cơ quan, địa phương, đơn vị và trong xã hội

- Thông tin trên báo chí vi phạm các quy định của Luật Báo chí vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả, một số thông tin gây hậu quả nghiêm trọng, như thông tin ăn bưởi gây ung thư; rau, quả bị phun hóa chất đã tạo ra tâm trạng bất ổn trong nhân dân, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu dùng Việc thông tin thiếu chính xác, sai sự thật nhưng không cải chính hoặc cải chính không thỏa đáng vẫn là điều gây phản ứng lớn trong xã hội, biểu hiện của tư tưởng cửa quyền trong thông tin báo chí

Trang 7

- Việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống báo chí vẫn còn những bất cập, dẫn đến trùng lắp về nội dung, phân tán, lãng phí về nhân lực, tài chính, nhất là trong lĩnh vực truyền hình Vai trò của nhiều cơ quan chủ quản chưa phát huy đúng mức, thiếu quan tâm, buông lỏng quản lý cơ quan báo chí thuộc quyền Công tác cán bộ của một số cơ quan báo chí chưa được chăm lo thường xuyên, toàn diện; một số trường hợp do chưa nắm bắt, giải quyết kịp thời diễn biến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nên để xảy ra những sự

cố đáng tiếc Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí tuy có tiến bộ, nhưng chưa thật gắn với thực tiễn, còn nặng về lý thuyết, thiếu, yếu về kỹ năng tác nghiệp,

… Những hạn chế, khuyết điểm này đã làm giảm tính chính trị, tính văn hóa, tính giáo dục của báo chí cách mạng

1.2 LĨNH VỰC XUẤT BẢN

Với 65 nhà xuất bản, khoảng 14.000 cơ sở phát hành sách, trong đó phần lớn là thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

Lĩnh vực xuất bản đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng thích ứng với

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Ưu điểm

Cơ sở vật chất, năng lực xuất bản ngày càng được tăng cường, chất lượng xuất bản phẩm được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về xuất bản phẩm của

xã hội, góp phần tích cực giữ vững định hướng chính trị tư tưởng, làm tốt chức năng cung cấp thông tin, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội; phê phán, đấu tranh với các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch; tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, giới thiệu các điển hình tiên tiến; tham gia tích cực vào công tác thông tin đối ngoại cung cấp một khối lượng kiến thức, thông tin to lớn về

Trang 8

nhiều lĩnh vực cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho toàn xã hội

Các nhà xuất bản luôn quan tâm cải tiến công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị, từng bước thích ứng dần với cơ chế thị trường và nhu cầu của bạn đọc Sách lý luận, chính trị phổ thông được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, đề tài sát với nhu cầu trang bị kiến thức lý luận, chính trị của từng đối tượng Hình thức sách ngày càng đổi mới, trang trọng, hấp dẫn hơn Công nghệ

in sách có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng in và thời gian ra sách

1.2.2 Hạn chế

- Trong xuất bản có biểu hiện của xu hướng muốn phán xét những vấn đề phức tạp có ý kiến khác nhau trong lịch sử, lấy cách nhìn, quan điểm hiện tại để phủ nhận, phê phán những sự việc trong quá khứ; có sự biến tướng những vấn

đề tâm linh, gây sự phức tạp trong nhận thức, tư tưởng của mọi người Một số quan niệm của phương Tây về cấu trúc nhà nước, tự do cá nhân, về tính dục, bản năng được đề cao

- Vẫn còn nhiều vụ việc vi phạm các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật

Trong năm qua, vẫn còn một số trường hợp như xuất bản những cuốn sách có nội dung xấu, sai phạm về chính trị, mê tín dị đoan; tình trạng xâm hại quyền tác giả, sách lậu vẫn còn hết sức bức xúc Trong liên kết xuất bản, một số nhà xuất bản còn thiếu chặt chẽ, không quản lý tốt nội dung sách liên kết

- Vì mục tiêu lợi nhuận, từ đó coi nhẹ chức năng giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa của hoạt động xuất bản, lơ là mảng sách lý luận, chính trị Công tác kiểm tra, giám sát còn yếu, hiện tượng vi phạm bản quyền, in lậu, trốn thuế tràn lan chưa được ngăn chặn có hiệu quả, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường xuất bản phẩm

Sách hay, có giá trị về lý luận, chính trị còn ít Một số ấn phẩm còn sai sót về nội dung và hình thức Chưa thật sự chú trọng sách cẩm nang cho cán bộ cơ sở,

Trang 9

sách lý luận, chính trị phổ thông, Một số sai trái, lệch lạc về chính trị, tư tưởng, văn hóa, chất lượng không cao

- Năng lực, tiếm lực của các đơn vị còn hạn chế, hệ thống phân phối sách

bị thu hẹp, hoạt động sa sút, hệ thống in quy mô nhỏ, chất lượng cạnh tranh của sản phẩm kém

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, biên tập viên nhiêu lơi vừa yếu, vừa thiếu, sự lien kết, phối hợp thực hiện còn nhiều sai phạm, v.v

1.3 NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên Trong đó, một phần là do sự vận động, phát triển nhanh chóng của đời sống chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội; sự tác động của quá trình toàn cầu hóa thông tin, sự “bùng nổ” các phương tiện truyền thông trên internet dẫn đến những thay đổi to lớn của đời sống xã hội, truyền thông, làm cho công tác lãnh đạo, quản lý báo chí gặp nhiều khó khăn, nhiều khi còn lúng túng

Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng mọi phương tiện truyền thông, thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa để chống phá cách mạng nước ta

Phần khác, là công tác chỉ đạo, quản lý, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán

bộ báo chí của cơ quan chỉ đạo, quản lý ở Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế; cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu và bất cập; một số nội dung của Luật Báo chí không còn phù hợp với thực tiễn, Cùng với

đó, một số lãnh đạo cơ quan báo chí chưa chấp hành nghiêm kỷ luật thông tin,

có trường hợp tìm cách né tránh việc thực hiện các quy định

Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản có lúc, có nơi còn mờ nhạt Mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí theo luật định chưa được thực hiện một cách rõ ràng, rành mạch Nhiều trường hợp cơ quan chủ quản buông lỏng vai trò, trách nhiệm của mình Một số tờ báo hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, hoặc trùng lặp nhưng vẫn được các cơ quan chủ quản cho hoạt động, gây khó khăn cho việc quy hoạch hệ thống báo chí cả nước

Trang 10

Công tác quản lý, kiểm soát của cơ quan chủ quản còn bị buông lỏng, có nơi còn “khoán trắng” cho cơ quan báo chí toàn quyền quyết định mọi nội dung

Do chạy theo lợi nhuận, không ít cơ quan báo chí thực hiện liên kết nhưng không quản lý tốt nội dung thông tin, gây nên những hạn chế, thiếu sót,

vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nội dung thông tin báo chí Không ít cơ quan chủ quản còn nể nang, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền,…

Đặc biệt, một bộ phận cán bộ, phóng viên, biên tập viên hạn chế về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tư duy chính trị, thiếu tinh thần trách nhiệm, nhận thức không sâu về tính đặc thù của báo chí với tư cách là sản phẩm hàng hóa đặc biệt nên không nghiêm túc trong việc quán triệt, tuân thủ sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, thậm chí có người phai nhạt lý tưởng dẫn đến tha hóa về chính trị, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, v.v

1.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Có thể nói hoạt động báo chí, xuất bản trong thời gian qua có mối quan

hệ chặt chẽ với công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này

Bộ Thông tin và Truyền thông ngày càng chủ động, kịp thời hơn trong việc quản lý thông tin và cung cấp thông tin cho báo chí, tạo điều kiện để báo chí thông tin kịp thời, chính xác, đúng pháp luật, đúng định hướng Tăng cường công tác kiểm tra lưu chiểu báo chí, xuất bản, xử lý nghiêm minh, kịp thời hơn các vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản được Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm, đó là qua công tác kiểm tra lưu chiểu, tăng cường công tác hậu kiểm theo quy định của luật để phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm Trong năm 2007, Bộ đã nhắc nhở phê bình

210 trường hợp cơ quan báo chí có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý Xử phạt vi phạm hành chính 35 trường hợp cơ quan báo chí vi phạm về nội dung thông tin, 22 trường hợp thiết lập trang điện tử trên mạng internet khi chưa được phép với số tiền 230 triệu đồng Xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo 3

Ngày đăng: 02/10/2018, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w