MỞ ĐẦU Trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ở nước ta trong nhiều năm qua tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã từng bước thực hiện theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt” do Bộ Y tế ban hành góp phần đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả. Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy được tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn; phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Đạt được những thành tựu trên là nhờ có sự phấn đấu nỗ lực của đại đa số cán bộ, nhân viên ngành y tế; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Vệ sinh môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ. Trên địa phường Mỹ Bình những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây tình trạng quá tải cho trạm y tế ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội. Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân được trạm y tế phường thực hiện khá tốt như: kiểm soát được dịch bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng,..., khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tại trạm y tế; với công tác khám, chữa bệnh điều trị tiếp tục được nâng cao chất lượng các hoạt động. Tuy nhiên với chất lượng đạt được vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của người dân và ứng phó với nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,... Xuất phát từ thực tiễn công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Bình và những định hướng phát triển y tế phường Mỹ Bình đến năm 2015, nên tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên đến năm 2015 làm Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trịhành chính để tham mưu cho Ủy ban Nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế ở địa phương, cũng là thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của phường giai đoạn 20132015.
Trang 1MỞ ĐẦU Trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ở nước ta trong nhiều năm qua tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã từng bước thực hiện theo tiêu chuẩn
“Thực hành tốt” do Bộ Y tế ban hành góp phần đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, có hiệu quả Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy được tác dụng Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn; phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người
Đạt được những thành tựu trên là nhờ có sự phấn đấu nỗ lực của đại đa số cán bộ, nhân viên ngành y tế; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, tổ chức
xã hội và đông đảo nhân dân
Tuy nhiên, công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Vệ sinh môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ
Trên địa phường Mỹ Bình những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây tình trạng quá tải cho trạm y tế ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân được trạm y tế phường thực hiện khá tốt như: kiểm soát được dịch bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, , khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tại trạm y tế; với công tác khám, chữa bệnh điều trị tiếp tục được
Trang 2nâng cao chất lượng các hoạt động Tuy nhiên với chất lượng đạt được vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của người dân và ứng phó với nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,
Xuất phát từ thực tiễn công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Bình và những định hướng phát triển y tế phường Mỹ Bình đến năm 2015,
nên tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên đến năm 2015" làm
Tiểu luận cuối khóa Trung cấp lý luận chính trị-hành chính để tham mưu cho Ủy ban Nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế ở địa phương, cũng là thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của phường giai đoạn 2013-2015
Đề tài kết cấu thành 3 phần, chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về y tế
Chương 2: Thực trạng công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Bình từ năm 2012 đến nay
Chương 3: Mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Bình thành phố Long Xuyên đến năm 2015
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ Y TẾ 1.1 Quan niệm của chủ nghĩa Mác về y tế
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử
loài người, trong đó, có những điều thật đơn giản như là: “ con người cần phải ăn, uống,
ở và mặc trước khi có thể lo đến làm chính trị, khoa học và nghệ thuật, tôn giáo " Điều mà
Mác đã phát hiện nói lên đời sống xã hội trong đó đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần Nhưng con người muốn tồ n tại đòi hỏi cần phải có sức khỏe Con người có sức khỏe mới có điều kiện nâng cao tuổi thọ, chống lại bệnh tật, sảng khoái tinh thần, phấn
Trang 3chấn trong cuộc sống, minh mẫn, sáng tạo trong công việc Có thể nói, nhờ sức khỏe mà con người đã đóng vai trò chủ thể trong sản xuất, là nhân tố hàng đầu thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo nên một kỳ tích văn hoá văn minh hiện đại như ngày nay
Vì thế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội" Có thể hiểu sức khỏe theo
nghĩa rộng hơn đó là bao gồm sức mạnh về thể chất, sự lành mạnh về đời sống tinh thần
và các quan hệ xã hội mà con người sống và làm việc Sức khỏe có liên quan toàn diện đến vấn đề phát triển con người, đến hạnh phúc của con người, gia đình và xã hội, chứ không phải chỉ có liên quan đến bệnh tật hoặc thương tật
- Khái niệm về y tế:
Y tế là hệ thống tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho con người Hoạt động y tế là hoạt động có tính liên ngành: y học, dược học, trang tiết bị y tế, xã hội học y tế, kỹ thuật học y tế, hoạt động này có liên quan hàng loạt các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội như: tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong, tuổi thọ, dinh dưỡng, môi trường sống trong sạch, bệnh tật và dịch bệnh,
- Vai trò của y tế đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hoạt động y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con người, do đó có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng nguồn lực con người - yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội, phát triển kinh tế nhanh và bền vững Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của xã hội, do đó chính sách Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của đất nước Sức khỏe tốt được thể hiện ở thể lực cường tráng, không bệnh tật, cùng với trí lực và tâm lực (phẩm chất tâm lý xã hội) là yếu tố quyết định đến sự phát triển của mỗi
cá nhân và tạo ra một xã hội ngày càng văn minh Không có sức khỏe tốt sẽ không có điều kiện để phát triển trí lực và tâm lực
Đối với nguồn nhân lực quốc gia, thể lực của người lao động là một trong ba phẩm chất cơ bản của nguồn nhân lực (trí lực, thể lực và tâm lực) Sức khỏe tốt là một nhân tố
Trang 4cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống; là một đòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hoạt động của ngành Y tế chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế, đặc biệt là Y tế ở tuyến cơ sở, chính đây là nơi người dân được gần gũi với cán bộ y tế nhất, là nơi thực hiện công tác khám chữa bệnh ban đầu, là nơi trực tiếp giám sát môi trường sống của người dân và cũng là nơi thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Hoạt động tuyến
y tế cơ sở càng có hiệu quả, chất lượng càng được nâng cao sẽ đảm bảo sức khỏe nhân dân
về thể lực, tâm lực cho nguồn nhân lực địa phương là tiền đề cho sự phát triển về kinh tế,
xã hội của địa phương
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe
Ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đưa ra quan niệm của mình về
sức khỏe là “sự thoải mái cả về thể xác lân tâm hồn”, bảo đảm cho: "Khỉ huyết lưu thông,
tinh thần thoải mái, thế là sức khỏe" Dựa trên quan niệm đúng đắn về sức khỏe, Người
cũng đã dạy cho chúng ta rất nhiều về y thuật và đặc biệt là về y đạo, Người từng nói
“Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà con nâng đỡ tinh thần người ốm yếu ” hay “Lương y như từ mâu ”.
Người rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe Người cho rằng, con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất của con người, khi được sống thì yếu tố sức khỏe là quan trọng, nếu không có sức khỏe thì chẳng làm được việc gì Chính vì vậy mà Người dạy chúng ta:
"Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới
làm thành công" Người cũng chỉ chúng ta thấy "Môi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe" Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí
Minh rất coi trọng vai trò của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người Người cho rằng: "Sạch sẽ tức là một phần của đời sống mới, sạch sẽ thì ít ốm đau Sức
Trang 5khỏe tốt thì làm được việc, làm được việc thì có ăn" Như vậy, không phải chỉ khi nào "có ăn"
mới lo giữ sức khỏe Người còn dạy: " Mình dù nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ".
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Đảng ta đã nhấn mạnh đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được thể hiện rõ nhất trong Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần IV (khoá VII) đây
là “Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ”đánh
dấu bước ngoặt về sự thay đổi cơ chế quản lý, chế độ chính sách trong lĩnh vực Y tế: củng
cố và mở rộng mạng lưới Y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe đến tận gia đình.
Đến Đại hội IX Đảng ta nhấn mạnh cần “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế ở
cơ sở”để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn Để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trước sự biến đổi của nhiều loại dịch bệnh như hiện nay, Văn
kiện Đại hội XI Đảng ta đã chủ trương “Chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng và chăm
sóc sức khỏe nhân dân” đặc biệt là “củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao
năng lực của bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, hiện đaị hóa một số bệnh viện đầu
ngành” Để sự nghiệp Y tế đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trong điều kiện mới ngày càng tốt hơn Đảng ta chủ trương thực hiện xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân Chăm sóc sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cộng đồng; các cấp Ủy đảng, Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội Đa dạng hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt các hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân, bán công và liên doanh Chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Vì thế, trong Văn kiện Đại hội XI Đảng ta
có chủ trương: “Tăng đầu tư Nhà nước đồng thời với đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động
y tế Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh ”.
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Trang 6Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe và người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán
bộ y tế
* Các Nghị định của Chính phủ liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe:
Nhà nước ta luôn quan tâm đến nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,
ngày 30 tháng 6 năm 1989 được Quốc hội nước ta thông qua Luật Bảo
vệ sức khỏe nhân dân đã khẳng định “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một
trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Quyết định để thực hiện tốt công tác
này;
Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “ Khám, chữa bệnh cho người nghèo ”;
Nghị định số 35/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/3/2001 về “ Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 ”;
Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2006 về “ Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
”;
Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/02/2008 về “Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”;
Tỉnh Ủy An Giang chỉ đạo bằng kế hoạch 11-KH/TU ngày 22 tháng 10 năm 2002
và Thành Ủy Long Xuyên chỉ đạo bằng kế hoạch 08 -KH/ThU ngày 17 tháng 11 năm
2003 về việc thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch 11-KH/TU của Tỉnh Ủy về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO
Trang 7NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MỸ BÌNH TỪ NĂM 2012 ĐẾN
NAY 2.1 Đặc điểm tình hình phường Mỹ Bình:
* Vị trí địa lý:
Mỹ Bình là một phường trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thành phố Long Xuyên, phường hiện có 05 khóm, 116 tổ dân phố Tổng diện tích tự nhiên 1,61 km2, vị trí địa lý: Bắc giáp phường Bình Khánh; Nam giáp phường Mỹ Long; Đông giáp sông Hậu (xã Mỹ Hòa Hưng); Tây giáp phường Mỹ Hòa; với tổng dân số 19.228 người Số hộ là 4.596 Trong đó, nam 9.691 người, nữ 9.537 người Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,03% Mật
độ dân số 14.828 người/km2 Điều kiện giao thông rất thuận lợi cho việc đi lại của người dân Nguồn nước sinh hoạt của người dân đạt trên 90% người dân sử dụng nước máy, được quản lý của nhà nước và ngành chức năng, nên khá ổn định về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít hộ dân dùng nước sông, để xử dụng trong sinh hoạt Bốn công trình vệ sinh được đảm bảo, các hộ gia đình đều có cầu tiêu nhà tắm, vấn đề xử
lý rác theo quy định được thực hiện khá tốt Phường Mỹ Bình là nơi tập trung đầu mối lưu thông giữa các phường, huyện thị trong tỉnh và các tỉnh bạn trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hơn thế nữa phường còn có nhiều trường học, số lượng học sinh nhỏ tuổi là rất đông, từ đó sự lan truyền khi có dịch bệnh xảy ra là rất nhanh và phức tạp Đây là vấn đề rất đáng quan tâm của ngành y tế địa phương
* Đặc điểm kinh tế - xã hội
Phường Mỹ Bình có tốc độ phát triển đô thị nhanh, trong 2 năm nền kinh tế phường tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao Nhân dân sống chủ yếu bằng các nghề dịch
vụ, công nghiệp, xây dựng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên, nhiều hộ dân đã xây dựng và sửa lại nhà ngày càng khang trang sạch đẹp An sinh xã hội được quan tâm triển khai và phát huy tác dụng, các quyền của công dân được mở rộng, rất nhiều những qui định của pháp luật được áp dụng và đi vào cuộc sống
Tuy nhiên, Mỹ Bình là phường nội thành của Thành phố Long Xuyên là đô thị đang phát triển đời sống nhân dân có mức thu nhập chênh lệch giữa người giàu và người
Trang 8nghèo còn khoảng cách đáng kể Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm xuất hiện các loại tệ nạn xã hội như: nghiện chích
ma tuý, mãi dâm Trong đó, đặc biệt quan trọng là đại dịch HIV/AIDS không chỉ tác động đến quá trình phát triển kinh tế - văn hóa-xã hội của mỗi quốc gia, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống an toàn và sự phát triển toàn diện của cộng đồng
* Đặc điểm tình hình của trạm y tế phường Mỹ Bình.
- Về Cơ sở vậ t ch ấ t: Trạm y tế mới được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2011, khang trang, sạch, đẹp Được trang bị trang thiết bị chuyên môn cần thiết đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế qui định về “Chuẩn quốc gia y tế xã” đạt chuẩn từ năm 2006 cho đến nay
- Về Nguồn nhân lực của trạm y tế: đến nay trạm đã đạt 03 chỉ tiêu của Bộ Y
tế về Bác sỹ, Nữ hộ sinh, khóm có tổ Y tế Tổng số cán bộ công chức của trạm là 11 người Trong đó: 01 Bác sỹ; 03 Y sĩ; 03 Hộ sinh trung học; 02 Dược sĩ trung học; 01 người phụ trách công tác Dân số; 01 người Hợp đồ ng từ nguồ n thu của đơn vị; Lực lượng cộng tác viên y tế 12 người Phường Mỹ Bình đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã và đạt danh hiệu “Xã tiên tiến về Y học cổ truyền” Tuy nhiên, giai đoạn từ nay đến năm 2015 có 01
Nữ hộ sinh là nhân viên của trạm y tế đủ tuổi nghỉ hưu, điều này đòi hỏi phải có lực lượng
kế thừa để tiếp tục thực hiện công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
2.2 Thực trạng công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Bình từ 2012 đến nay
2.2.1 Những kết quả đạt được việc thực hiện công tác chăm sóc bảo vệ
sức khỏe nhân dân phường Mỹ Bình từ 2012 đến nay *
Những kết quả đạt được:
- Về trình độ chuyên môn của cán bộ trạm y tế hiện nay, được sự quan tâm
sâu sắc của Ban giám đốc Trung tâm y tế về công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, hàng năm đều có kế hoạch đào tạo cho cán bộ trạm y tế Đ ồ ng thời, xuất phát từ tinh thần cầu tiến của một số cán bộ trẻ của trạm y tế, ước mong được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian công tác
Trang 9- Về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình
phòng chống bệnh Sốt rét, Chương trình phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, Chương trình phòng chống bệnh Lao, Chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường, Chương trình phòng chống bệnh cao huyết áp, Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi, Chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, Chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm, theo tổng hợp đánh giá cuối năm 2012 của Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên các chỉ tiêu đều đạt và vượt
- Công tác bảo vệ sức khoẻ Bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, các
dịch vụ tránh thai được đa dạng hoá, đẩy mạnh các hoạt động của chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thực hiện tốt đề án chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phối hợp với Cán bộ chuyên trách dân số thực hiện thành công chiến dịch truyền thông dân số và thực hiện đạt chỉ tiêu ngành cấp trên giao
- Công tác phòng chống dịch bệnh, ngay từ đầu năm trạm y tế chủ động xây
dựng kế hoạch, tham mưu với cấp Ủy và Ủy ban nhân dân phường thành lập, củng cố ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của phường Trong năm qua dịch bệnh xảy ra khá phức tạp trên địa bàn phường Mỹ Bình, ngay từ đầu năm Trạm y tế phường đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch sốt xuất huyết, tăng cường các hoạt động truyền thông như: tổ chức nói chuyện chuyên đề trong trường học, thảo luận nhóm tại ổ dịch, vãng gia
tư vấn cá nhân tại hộ gia đình; Truyền thông tại ổ dịch cũ Giám sát chặt chẽ ca bệnh mỗi ngày, khi xác minh có ca bệnh tiến hành xử lý ổ dịch triệt để và kịp thời trong vòng 24
-48 giờ
Huy động lực lượng thực hiện 03 đợt chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng dựa vào cộng đồ ng tại khóm Bình Long 4 và khóm Nguyễn Du, trọng điểm về sốt xuất huyết Qua công tác giám sát, các khóm thực hiện đạt yêu cầu của chiến dịch đề ra Ngoài
ra trạm y tế còn tham mưu với Ủy ban nhân dân phường, phối hợp với Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên tổ chức một đợt vệ sinh môi trường diệt lăng quăng và phun thuốc
Trang 101 0
diệt muỗi diện rộng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn khóm Nguyễn Du, kết quả thực hiện đạt yêu cầu đề ra
Tổng số ca mắc sốt xuất huyết: 41 ca, độ III: 03 ca, Xử lý Ổ dịch: 05 không có tử vong.(Năm 2011: mắc 40 ca, độ III, IV không có, Xử lý Ổ dịch: 10) Nhận định của Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên, số lượng mắc bệnh sốt xuất huyết của phường Mỹ Bình không tăng trong năm 2012
- Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế, công tác khám chữa bệnh không
ngừng củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao tinh thần thái độ phục
vụ, tăng cường thực hiện y đức, quy tắc ứng xử, thực hiện tốt quy chế kê đơn thuốc, thực hiện trực 24/24 đảm bảo sơ cấp cứu và đỡ đẻ kịp thời Thực hiện tốt khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có Bảo hiểm y tế
Tổng số lần khám chung các loại: 116.612/60.140 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 193,9%.(chỉ tiêu 3,1 lần/người/năm)
Khám chữa bệnh tại Trạm y tế: 31.548/46.560 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 68%.(chỉ tiêu 2,4 lần/người/năm)
Phối hợp với Chi hội Đông y phường, trong việc mở rộng khám chữa bệnh bằng Đông y, Đông Tây y kết hợp, giữ vững danh hiệu “ Phường tiến tiến về Y Học Cổ Truyền
” Trạm y tế phường có vườn thuốc nam kiểu mẫu với trên 60 loại cây thuốc
Tổng số lần khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền tại Trạm y tế: 15.107/12.619 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 120%.(Chỉ tiêu 40% số lần khám bệnh chung tại trạm y tế)
Tổng số lần châm cứu, vật lý trị liệu: 7.844/12.619 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 62%
Tổng số thang thuốc điều trị: 18.831/12.619 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ: 149%
* Nguyên nhân đạt được
Trong năm 2012 Trạm y tế phường Mỹ Bình được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên, Đảng Uỷ - Ủy Ban Nhân Dân phường Mỹ Bình, sự hỗ trợ tích cực của Ban ngành đoàn thể, ngay từ đầu năm đội ngũ cán bộ y tế đã
nỗ lực bằng nhiều giải pháp tích cực, chủ động phát huy nội lực thực hiện hoàn thành cơ