Thành công và tồn tại, hạn chế trong côngtác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyệnTriệu Phong, tỉnh Quảng Trị được phân tích cụ thể thông qua việc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 83 40 410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
HUẾ 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đãđược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồngốc
Huế, tháng 4 năm 2018
Học viên
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được dự phân công của trường Đại học Kinh tế Huế, và sự đồng ý của thầygiáo hướng dẫn TS Nguyễn Đình Chiến tôi đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện côngtác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyệnTriệu Phong, tỉnh Quảng Trị”
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo đãtận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rènluyện ở trường Đại học Kinh tế Huế
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Đình Chiến đã tậntình, chu đáo hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnhnhất Song do buổi đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tếcũng như hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên không thể tránh khỏinhững thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong được sự góp
ý của Quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bài khóa luận này được hoànchỉnh hơn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, cơ quan và bạn bè đã tạomọi điều kiện thuận lợi, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu học tập vàhoàn thành khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hương
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410
Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ.
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục - Đào tạo có vai tròrất quan trọng đối với sự phát triển Giáo dục - Đào tạo nói riêng và kinh tế xã hộinói chung vì: chi thường xuyên NSNN có vai trò quan trọng trong việc định hướngphát triển sự nghiệp giáo dục theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước Đảng ta đã xác định giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước ta thoát khỏi tìnhtrạng nghèo nàn, lạc hậu Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm xây dựng định hướng
và góp phần nâng cao công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị giáo dụcnên tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại cácđơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” làmluận văn thạc sĩ kinh tế
2 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng phương pháp
thu thập tài liệu, thu thập thông tin dữ liệu, thống kê so sánh, tổng hợp, sử dụngcác
công cụ tính toán trên phần mềm Excel, SPSS
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” tập trung
nghiên cứu từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, kiểm tra, kiểmsoát
Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản
về công tác quản lý chi thường xuyên Thành công và tồn tại, hạn chế trong côngtác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyệnTriệu
Phong, tỉnh Quảng Trị được phân tích cụ thể thông qua việc đánh giá thựctrạng
quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện vàkhảo sát đánh giá công tác chi thường xuyên của cán bộ công chức, viên chức đangcông tác trong lĩnh vực quản lý tài chính
Từ kết quả phân tích về thực trạng trong công tác quản lý chi thường xuyên,luận văn đã đi đến việc định hướng và đề ra những giải pháp nhằm khắcphục những tồn tại và góp phần nâng cao hiệu trong công tác quản lý chi thườngxuyên
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSNN Ngân sách Nhà nước
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn i
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ii
Danh mục các từ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục các bảng ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài .1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của đề tài .4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 5
1.1 Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục .5
1.1.1 Khái niệm .5
1.1.2 Phân loại .5
1.1.3 Đặc điểm .6
1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện .7
Trang 818
Trang 91.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục
20
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước đốivới các đơn vị sự nghiệp giáo dục 221.4.1 Các nhân tố chủ quan 221.4.2 Các nhân tố khách quan 251.5 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sựnghiệp giáo dục tại một số địa phương
26
1.5.1 Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của huyệnTriệu Sơn tỉnh Thanh Hóa 261.5.2 Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của huyệnQuảng Ninh tỉnh Quảng Bình 281.5.3 Bài học rút ra đối với các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phongtỉnh Quảng Trị 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ 32
2.1 Khái quát về tình hình giáo dục huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị và tổ chức
bộ máy quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong
40
2.2.1 Công tác lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị
Trang 112.2.3 Quyết toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị sựnghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong 442.2.4 Kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước đốivới các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong 452.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý chi thường xuyên tạicác đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong 462.3.1 Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra
46
2.3.2 Khảo sát đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệpgiáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong 472.4 Đánh giá chung về công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệpgiáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong 552.4.1 Những kết quả đạt được
55
2.4.2 Những hạn chế 572.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ 65
3.1 Định hướng trong công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước chocác đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017
- 2020 653.1.1 Định hướng phát triển giáo dục huyện Triệu Phong giai đoạn 2017 - 2020 653.1.2 Mục tiêu và định hướng trong công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sáchNhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị 663.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị 683.2.1 Giải pháp hoàn thiện lập dự toán Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sựnghiệp giáo dục 683.2.2 Giải pháp hoàn thiện chấp hành dự toán Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị
Trang 12sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong 73
Trang 133.2.3 Giải pháp hoàn thiện quyết toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong
75
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong 7
5 3.2.5 Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong 77
3.2.6 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục 77
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1 KẾT LUẬN 80
2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 81
2.1 Đối với Nhà nước và Bộ, ngành 81
2.2 Đối với tỉnh Quảng Trị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 86
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đội ngũ CBGVNV năm học 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016 37Bảng 2.2: Số lượng học sinh năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015, 2015 - 2016 38Bảng 2.3: Dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
giai đoạn 2014 - 2016
38
Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản chi thường xuyên từ nguồn NSNN tại các đơn vị sự
nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong 38Bảng 2.5: Mức thu học phí trên địa bàn huyện Triệu Phong 42Bảng 2.6: Phân bổ chỉ tiêu nguồn thu học phí của các đơn vị sự nghiệp giáo dục
trên địa bàn huyện Triệu Phong
42
Bảng 2.7: Quan hệ giữa NSNN cấp chi thường xuyên và nguồn học phí giai đoạn
2014-2016 của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện TriệuPhong 43Bảng 2.8: Quyết toán NSNN chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp giáo
dục trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2014 - 2016 45Bảng 2.9: Công tác thanh tra, kiểm tra trong sử dụng chi thường xuyên NSNN tại
các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong
46
Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu điều tra các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện
Triệu Phong 46Bảng 2.11: Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra 47Bảng 2.12: Đánh giá về công tác lập dự toán 48Bảng 2.13: Đánh giá công tác quyết toán chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp
giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong
49
Bảng 2.14: Đánh giá tình hình công khai tài chính, và thực hiện công tác tiết kiệm
chống lãng phí tại các trường học trên địa bàn huyện Triệu Phong 50
Trang 17và đang từng bước thể hiện vai trò của mình trong công cuộc đổi mới Trong bốicảnh chung ấy các ngành, các lĩnh vực đều đang cố gắng hết mình để cùng pháttriển với sự phát triển của đất nước Ngành giáo dục cũng không nằm ngoàiguồng quay đó và nó có vai trò hết sức quan trọng Phát triển Giáo dục - Đào tạođược coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệphoá - hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Vì vậy cùngvới Khoa học - Công nghệ, Giáo dục - Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta xác
định là “Quốc sách hàng đầu”.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành giáo dục, trong nhữngnăm qua chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động giáo dục đã không ngừng tăng lêngóp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục Tuy nhiên với yêu cầu vừaphát triển quy mô, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn ngành hiện nay vẫnđang đặt ra nhiều thách thức cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trong việc huyđộng và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí nhằm đáp ứng cho mục tiêuđào tạo Hơn nữa, hiện nay cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị đang thực hiệntheo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ là bước ngoặctrong sự đổi mới về cơ chế tài chính, các cơ sở giáo dục được tự chủ trong quản lý
và sử dụng tài chính nhằm hoạt động có hiệu quả, khuyến khích tăng thu và tiếtkiệm chi
Trong những năm qua, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị đã không ngừngtăng cường chi ngân sách đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong công tácdạy học Việc đầu tư cho giáo dục được các cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm, sốchi ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổngchi thường xuyên ngân sách của huyện hàng năm Nhờ có sự quan tâm đó mà sự
Trang 182nghiệp giáo dục của huyện nhà đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Trang 19Chi thường xuyên NSNN cung cấp nguồn tài chính chủ yếu để duy trì, địnhhướng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đường lối,chủ trương của Đảng và Nhà nước, cung cấp nguồn lực chủ yếu giúp việc củng cố,tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy Là mộtkhoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dụccủa huyện, trong những năm qua nguồn chi thường xuyên đã góp phần quan trọngtrong việc duy trì và phát triển hệ thống các trường học trên địa bàn Nhận thứcsâu sắc được vấn đề này nên thời gian qua công tác quản lý chi thường xuyên củangành giáo dục huyện Triệu Phong luôn được quan tâm, chú trọng Tuy vậy, thực
tế khi triển khai công tác quản lý chi thường xuyên theo chính sách chế độ của Nhànước hiện nay trên địa bàn huyện vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập Ngân sáchNhà nước cấp ngày càng tăng nhưng vẫn không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu củangành giáo dục như mua sắm đồ dùng, trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chấtxuống cấp ngày càng nhiều Với nguồn ngân sách được bố trí hàng năm như hiệnnay, các trường không thể tiết kiệm để thu nhập tăng thêm cho giáo viên vàtăng cường cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Chính vì thế cầnđưa ra các giải pháp cụ thể để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm hoàn thiệncông tác quản lý để gia tăng hiệu quả công tác chi thường xuyên, góp phần thựchành tiết kiệm chống lãng phí, thất thoát ngân sách và thực hiện có hiệu quả cácchỉ tiêu kinh tế - xã hội trong những năm đến
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyệnTriệu Phong tỉnh Quảng Trị trong thời gian đến
Trang 203 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địabàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý chi thường
xuyên tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong từ khâu xây dựngđịnh mức chi, lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán chi thường xuyên
- Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại 64 đơn vị sự
nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên giai
đoạn 2014 - 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tổng quan tài liệu, thu thập thông tin dữ liệu
Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thậpđược từ các tài liệu nghiên cứu trước đây để hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chithường xuyên từ Ngân sách Nhà nước
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo của Ủy ban nhândân huyện; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện;
và một số báo cáo khác có liên quan để lựa chọn thông tin, số liệu phục vụ trongquá trình nghiên cứu đề tài
Trang 21- Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp điều tra chọnmẫu ngẫu nhiên Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi lựa chọn nghiên cứu,khảo sát với các đối tượng làm công tác kế toán và thủ trưởng đơn vị (Trong đó có:
64 cán bộ kế toán, 36 thủ trưởng đơn vị các trường học trên địa bàn trực tiếp phụtrách lĩnh vực quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước) Các thông tin đượcthu thập bằng bảng hỏi cấu trúc, với các câu hỏi đóng với 5 mức như sau: 1- Hoàntoàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng
ý Phương pháp điều tra bảng hỏi, nghiên cứu sử dụng phương pháp này để thuthập ý kiến của các đối tượng làm việc trong lĩnh vực chi thường xuyên tại các đơn
vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Mục đích để đánh giá tình hình quản lý vàthực hiện, thu nhập, thực trạng phát triển, những khó khăn hạn chế từ đó đưa racác đánh giá, đề xuất, giải pháp về quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sựnghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong trong thời gian tới
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích
Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềmExcel, SPSS
- Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên số liệu thứ cấp và sơ cấp thu
thập được để mô tả nhằm làm rõ công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị
- Phương pháp so sánh
5 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu thì luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
Trang 22PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 1.1 Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục 1.1.1 Khái niệm
Phát triển Giáo dục - Đào tạo chính là động lực của sự phát triển Kinh tế - Xãhội Để mở rộng, phát triển và nâng cao hiệu quả của Giáo dục - Đào tạo, chúng tacần phải có nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ chi cho lĩnh vực này Trong những nămquá, vốn đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo được huy động từ nhiều nguồn khác nhau,nhưng nguồn vốn từ NSNN vẫn giữ nhiệm vụ quan trọng nhất, bởi Giáo dục - Đàotạo là lĩnh vực nhạy cảm, mang tính quy mô lớn, tầm cỡ quốc gia, cần có sự chỉ đạocủa Chính phủ, sự quản lý chặt chẽ của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội.Hàng năm, Chính phủ đều dành một phần lớn nguồn lực trong tổng chi NSNN choGiáo dục - Đào tạo Cùng với Khoa học - Công nghệ, Giáo dục - Đào tạo là mộttrong hai chỉ tiêu “cứng” trong việc phân bổ nguồn lực
Chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục là các khoản chitiêu của Ngân sách dành cho các cơ sở Giáo dục - Đào tạo để duy trì sự hoạt độngcủa đơn vị trên cở sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn
1.1.2 Phân loại
Phân loại chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục bao gồm
4 nhóm chi chính:
Nhóm 1: Các khoản chi cho con người
Đứng trên góc độ tài chính, đây là khoản chi tiêu thường xuyên như: tiềnlương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoảnkhác Trong đó:
Tiền lương bao gồm: Lương ngạch bậc, lương tập sự, lương hợp đồng
Tiền phụ cấp gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp ưuđãi nghề giáo, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp độc hại,
Tiền thưởng gồm: Thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất và thưởng khác
Trang 23Phúc lợi tập thể gồm: Trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn độtxuất, tiền tàu xe, phúc lợi khác.
Các khoản đóng góp: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,kinh phí công đoàn
Nhóm 3: Chi cho hoạt động chuyên môn
Đây là khoản chi quan trọng nhất tác động trực tiếp đến công tác giáo dục.Khoản chi này bao gồm: Chi mua tài liệu, đồ dùng giảng dạy và học tập, chi hộithảo, hội giảng, chi cho các lớp bồi dưỡng học sinh, bồi dưỡng chuyên môn, cáchoạt động chuyên đề về chuyên môn
Nhóm 4: Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản
Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ phục vụ cho hoạt động chuyên mônnhư: Mua sắm bàn ghế, bảng, thiết bị dạy học, máy chiếu, máy photocopy và cáctrang thiết bị khác, sửa chữa nhỏ trong trường phục vụ hoạt động giảng dạy
1.1.3 Đặc điểm
Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đápứng nhu cầu chi thường xuyên của cơ quan quản lý nhằm đảm bảo cho các cơquan đơn vị quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Chi thường xuyên NSNN cho
sự nghiệp giáo dục mang đầy đủ các đặc điểm của chi thường xuyên NSNN, cụ thể:
Thứ nhất: Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự
nghiệp giáo dục mang tính ổn định khá rõ nét Nhận biết được tầm quan trọng củagiáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và để thực hiện các mụctiêu
Trang 24chiến lược phát triển quốc gia, vì vậy cần phải có khoản đầu tư ổn định và thíchđáng cho ngành giáo dục Do đó hàng năm, Nhà nước ta phải trích một khoản chiNSNN để đầu tư cho ngành giáo dục (chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn) bất kểnền kinh tế quốc gia đang tăng trưởng hay suy thoái.
Thứ hai: Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng
cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN
có hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội Tuynhiên khi xét về tác dụng lâu dài thì đây là khoản chi mang tính chất tích lũy đặcbiệt Khoản chi này là một trong những nhân tố quyết định tới việc tăng trưởngkinh tế trong tương lai vì nó không mất đi sau quá trình tiêu dùng mà tạo thành
“chất xám” của con người cho tiêu dùng trong tương lại Xã hội ngày càng pháttriển thì mọi của cải làm ra, tỷ lệ “chất xám” trong sản phẩm đó càng lớn
Thứ ba: Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu
tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứngcác hàng hoá công cộng Như chúng ta đã biết, giáo dục là hàng hóa công cộng,trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay thì hoạt độnggiáo dục có sự chăm lo của cả Nhà nước và người dân, nhờ vậy mà Nhà nước cóthể thu hẹp được phạm vi và hạ thấp mức chi cho lĩnh vực này
1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện
1.2.1 Khái niệm
Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp giáodục là một khái niệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết địnhcủa cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đối với quá trình phân phối và sử dụng nguồnlực NSNN nhằm thực hiện các chức năng vốn có của các cơ sở GD&ĐT trong việctriển khai chức năng, nhiệm vụ được giao
Xét về phương diện cấu trúc, quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn
vị sự nghiệp giáo dục bao gồm hệ thống các yếu tố
sau:
Đối tượng quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáodục: là toàn bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự
Trang 25nghiệp giáo dục.
Trang 26Chủ thể quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dụccấp huyện là thủ trưởng các cơ quan đơn vị được giao sử dụng ngân sách.
Công cụ và phương pháp quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sựnghiệp giáo dục trên địa bàn cấp huyện: công cụ quản lý gồm các chế độ, chínhsách, các tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hànhtác động lên đối tượng và chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý chiNSNN
Sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua việc thựchiện các chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quản lý chithường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đó là sử dụng chi thườngxuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục một cách hợp lý, tiết kiệm
1.2.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước đối với các đơn
vị sự nghiệp giáo dục
1.2.2.1 Quản lý quá trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN
"Quản lý theo dự toán” là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý chingân sách Nhà nước Khi lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sựnghiệp giáo dục phải dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất: Phải xác định được căn cứ lập dự toán, tạo cơ sở cho việc xây
dựng dự toán chi thường xuyên NSNN toàn diện, bao quát được toàn bộ nguồnthu và nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo Chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về duy trì phát triển sựnghiệp Giáo dục - Đào tạo trong từng thời kỳ; hệ thống chính sách, chế độ, cácđịnh mức, tiêu chuẩn thu, chi của Nhà nước Dựa vào căn cứ này sẽ giúp choviệc xây dựng dự toán chi ngân sách cho Giáo dục - Đào tạo có sự cân đối với dựtoán chi ngân sách cho các lĩnh vực khác
Thứ hai: Phải dựa vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo, đặc
biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí của ngân sáchtrong kỳ như chỉ tiêu về số lượng trường, lớp, biên chế, số lượng giáo viên, họcsinh, sinh viên
Thứ ba: Căn cứ nhu cầu kinh phí, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài
Trang 27ngân sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán.
Trang 28Thứ tư: Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện
hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch
Thứ năm: Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử
dụng kinh phí của năm trước
Quy trình lập kế hoạch chi cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu - chi NSNN kỳ kế hoạch để xác
định mức chi dự kiến phân bổ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục Trên cơ sở đó,hướng dẫn các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí
Bước 2: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao (số
kiểm tra) và văn bản hướng dẫn của cấp trên sẽ lập dự toán kinh phí của đơn
vị mình để gửi lên đơn vị dự toán cấp trên (gồm Phòng Giáo dục - Đào tạo và Cơquan tài chính) Cơ quan tài chính xét duyệt tổng hợp dự toán chi Ngân sách chocác đơn vị sự nghiệp giáo dục vào dự toán chi NSNN nói chung để trình cơquan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt
Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực Nhà nước
thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽchính thức
phân bổ mức chi theo dự toán cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục
Phòng Giáo dục
và Đào tạo
Sơ đồ 1.1: Mô hình cấp phát ngân sách giáo dục
Các trường trực thuộc
Trang 291.2.2.2 Quản lý quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN
Mục tiêu cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên
là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quả Để đạt được mục tiêu cơ bản đó, trong quá trình tổ chức chấphành dự toán chi thường xuyên cần chú trọng đến các yêu cầu sau:
- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi đãxác định
- Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, phải lập đầy đủcác chứng từ hợp lệ, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, thất thoát vốn của nhà nước
- Trong quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải hết sức tiết kiệm, tuân
thủ đúng chính sách, chế độ nhằm nâng cao hiệu quả KT - XH của mỗi khoản chi
Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng các khoản chi NSNN đốivới các đơn vị sự nghiệp giáo dục cần dựa trên những căn cứ sau:
- Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán.Đây là căn cứ có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các khoản chi,bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp đã được cơ quanquyền lực Nhà nước phê duyệt
- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước có thể đáp ứng chiđối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục Trong quản lý và điều hành ngân sách Nhànước phải quán triệt quan điểm "lường thu mà chi” Mức chi trong dự toán mớichỉ là con số dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kếhoạch rồi mới chuyển hoá chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực
- Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nướchiện hành Đây là những căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát và sửdụng các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp củaviệc cấp phát và sử dụng các khoản chi
Các biện pháp cơ bản để tổ chức tốt công tác cấp phát và sử dụng các khoảnchi ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục bao gồm:
- Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý, tháng
Trang 30để làm căn cứ quản lý, cấp phát.
Trang 31- Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơquan (Tài chính, Kho bạc, Giáo dục) trong quá trình cấp phát, sử dụng các khoảnchi ngân sách Nhà nước Nghiêm túc điều hành theo dự toán đã được lập, xóa bỏ
cơ chế xin cho, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu, định mức đã đề ra Sử dụng tổnghợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu trong kếhoạch trở thành hiện thực
Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phíđối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục, bàn bạc với cơ quan giáo dục điều chỉnh kịpthời dự toán chi trong phạm vi cho phép
- Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp giáo dục thực hiện tốt chế độ hạch toán
kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp Hạch toán đầy đủ rõ ràngcác khoản chi cho từng loại hoạt động
- Cơ quan tài chính, Kho bạc, Phòng GD&ĐT thường xuyên kiểm tra tìnhhình nhận và sử dụng kinh phí ngân sách ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đảm bảođúng dự toán, phù hợp với định mức chế độ chi ngân sách Nhà nước hiệnhành nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn ngân sách
Quản lý theo nhóm mục chi
Chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục là khoản chichiếm tỷ trọng lớn trong nội dung chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa xãhội, một mảng quan trong trong nhóm chi thường xuyên của NSNN Quản lý chithường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục theo các nhóm mục chi chủyếu sau:
- Quản lý các khoản chi cho con người:
Quản lý các khoản chi thuộc nhóm này bao gồm: quản lý các khoản chilương, phụ cấp, tiền thưởng, các khoản đóng góp, phúc lợi xã hội Đây là nhóm chibắt buộc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên NSNN cho cácđơn vị sự nghiệp giáo dục, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người làmcông tác giáo dục nên việc quản lý nhóm mục chi này phải được thực hiện nghiêmtúc, công bằng, đúng chính sách chế độ
Trang 32- Quản lý các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn
Nhóm chi này bao gồm các khoản chi chủ yếu: mua sắm trang thiết bị, đồdùng giảng dạy, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, thí nghiệm; thanh toán dịch vụcông cộng (tiền điện, tiền nước), văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, vật tư vănphòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí, mua sắm trangthiết bị, đồ dùng giảng dạy, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, thí nghiệm Đây làkhoản chi rất cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo.Quản lý tiết kiệm, tránh lãng phí trong chi tiêu các khoản chi này sẽ giúp cáctrường có thêm nguồn kinh phí nâng cao chất lượng dạy và học
- Quản lý các khoản chi mua sắm trang thiết bị, sữa chữa, xây dựng nhỏ
Hàng năm, do nhu cầu hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoahọc, do sự xuống cấp của các tài sản cố định dùng cho các hoạt động nên phát sinhnhu cầu về kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị của tài sản cốđịnh Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi như: chi mua sắm, sửa chữathiết bị máy móc, nhà cửa Quản lý các khoản chi này phải đáp ứng được yêu cầuquản lý: đầu tư có trọng điểm, sử dụng đúng mục đích, thực hiện sửa chữa, xâydựng nhỏ theo đúng quy định của pháp luật
- Quản lý các khoản chi khác:
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo cho công tác quản lý hành chính phục vụcho hoạt động của các trường học Mức độ chi tiêu nhiều hay ít của nhóm này phụthuộc vào quy mô của các trường, định mức và mức độ sử dụng của các đơn vị: chitiếp khách, chi tổ chức Đại hội Công đoàn, Đại hội Đảng, chi trực bão lụt, chi lậpcác quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Các đơn vị trường học hiện nay được tự chủ về tài chính, được chủ động bốtrí kinh phí trên cơ sở chế độ, định mức chi tiêu tài chính hiện hành của Nhànước để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập và phù hợp với đặc điểmcủa nhà trường Đối với các khoản chi quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị,điện thoại ), chi hoạt động nghiệp vụ giảng dạy, học tập thường xuyên, nếu thấycần thiết, nhà trường được quyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhànước
Trang 33quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng Việc tự chủ về sử dụng kinh phíphải được thực hiện thông qua quy chế chi tiêu nội bộ Hàng năm hoặc định kỳ hộiđồng sư phạm nhà trường sẽ thông qua quy chế chi tiêu nội bộ để giải quyếtnhững vấn đề bổ sung, những nội dung mới, yêu cầu mới, đảm bảo sự phù hợp vớiyêu cầu phát triển.
Đối với chi trả tiền lương, tiền công cho số cán bộ, giáo viên được cấp cóthẩm quyền giao và đối với các hoạt động dịch vụ (nếu có); hoạt động thu phí,
lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo tiền lương cấpbậc, chức vụ do nhà nước quy định
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, các khoản nộp khác theo quyđịnh; phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động dịch vụ(nếu có), đơn vị được sử dụng: Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trảthu nhập tăng thêm cho người lao động; trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ
dự phòng ổn định thu nhập theo quy định
Công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục căn cứvào Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập, tiếp theo đó là các văn bản hướng dẫn của Nhà nước cóliên quan: Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp cônglập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính, đảm bảo tính đồng bộ với cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.2.3 Quản lý quá trình quyết toán chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị
Trang 34quản lý, điều hành thu, chi ngân sách của năm và rút ra những kinh nghiệm chonhững năm tiếp theo.
- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo quyết toán và gửi kịp thời các loại báo cáo
đó cho các cơ quan có thẩm quyền (Phòng Tài chính, Phòng Giáo dục - Đào tạo)thẩm định, xét duyệt hoặc phê chuẩn theo quy định của luật NSNN
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực: Sau khi thựchiện xong công tác khóa sổ cuối năm, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phảiđược đối chiếu, đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính vàKBNN cả về tổng số và chi tiết Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo tàichính năm Nội dung các báo cáo tài chính phải tuân thủ theo đúng nội dung ghitrong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN quy định
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị không được để xảy ra tình trạng quyếttoán chi lớn hơn thu
- Báo cáo quyết toán của các trường học trên địa bàn huyện chủ yếuphản ánh tình hình tiếp nhận nguồn kinh phí chi thường xuyên đã cấp và việc sửdụng nguồn kinh phí đó phục vụ cho hoạt động của trường học Báo cáo tài chínhhàng năm của các trường là cơ sở để cấp chủ quản thẩm định và phê duyệt quyếttoán tài chính, cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng khác có thể thấy rõtoàn bộ các hoạt động của trường học Từ đó rút ra được những kinh nghiệmcần thiết trong công tác quản lý
1.2.2.4 Kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục
Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Phòng Giáo dục - Đào tạo,theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế
độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị trường học trên địa bànhuyện Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt và thẩm định quyết toán, nếu pháthiện các khoản chi không đúng chế độ quy định của pháp luật phải thu hồi ngaycho NSNN và hạch toán giảm chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
Trang 35Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra toàn bộcác khâu trong chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục,đảm bảo cho dự toán được lập chính xác, đảm bảo việc phân bổ và giao dự toáncho các đơn vị sử dụng ngân sách đúng định mức, đảm bảo hạch toán kế toánđúng chế độ và quyết toán ngân sách đầy đủ, đúng thời gian.
Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát quá trình chấphành dự toán của các đơn vị sự nghiệp giáo dục thông qua việc kiểm soát, thanhtoán các khoản chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của ngân sách cấphuyện
Thủ trưởng đơn vị các trường học trên địa bàn huyện tự tổ chức kiểm traviệc chấp hành dự toán và kiểm tra việc quản lý, sử dụng chi thường xuyên NSNNcho sự nghiệp giáo dục theo tiêu chuẩn định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước
Khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán cáckhoản chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục sẽ được tiến hành thuận lợi.Đồng thời, nó sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấphành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan
1.2.3 Sự cần thiết quản lý chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục
Quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục là mộtnội dung của quản lý tài chính Nhà nước Nội dung các khoản chi của ngànhGD&ĐT đa dạng, có quy mô lớn Quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sựnghiệp giáo dục trên địa bàn huyện là cần thiết vì những lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quy mô của các khoản chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự
nghiệp giáo dục Trong các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo,nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò đặc biệtquan trọng Quy mô của khoản chi NSNN nói chung, chi thường xuyên NSNN nóiriêng cho giáo dục được thể hiện trên các mặt sau:
Một là: Chi thường xuyên NSNN cung cấp nguồn tài chính chủ yếu để duy
trì, định hướng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đường lối,chủ trương của Đảng và Nhà nước
Trang 36Hai là: Chi thường xuyên NSNN cung cấp nguồn lực chủ yếu giúp việc củng
cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy
Hai yếu tố này ảnh hưởng có tính quyết định đến chất lượng hoạt độngGiáo dục - Đào tạo Những năm qua, vốn NSNN chi cho Giáo dục - Đào tạo chủyếu dành cho những chi phí liên quan đến con người Trong đó, chi lương và phụcấp lương cho giáo viên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên giáo dục.Hiện nay, tiền lương và phụ cấp và các chế độ cho giáo viên đều do Ngân sách Nhànước đảm bảo Chế độ tiền lương hợp lý sẽ đảm bảo cho giáo viên yên tâmcông tác, đóng góp tào năng và trí tuệ cho xã hội và ngược lại
Ba là: Thông qua cơ cấu vốn, định mức chi thường xuyên Ngân sách Nhà
nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục đã có tác dụng điều chỉnh cơ cấu, quy môgiáo dục trong toàn ngành Trong điều kiện đa dạng hóa Giáo dục - Đào tạo nhưhiện nay, vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi thường xuyên ngânsách để điều chỉnh quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng làhết sức quan trọng
Một cơ cấu ngành học, bậc học hợp lý, kết hợp giữa đào tạo và sử dụngnhân lực sau đào tạo sẽ đảm bảo cho giáo dục phát triển cân đối, có hiệu quả,tránh hiện tượng thất nghiệp đang là vấn đề quan tâm
Bốn là: Sự đầu tư của chi thường xuyên NSNN có tác dụng hướng dẫn, tạo
môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư cho giáo dục.Với chức năng quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể cung cấp các dịch vụ công: giáodục, y tế, thể dục thể thao Trong điều kiện các tổ chức, cá nhân chưa có đủ tiềmlực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục, thì nguồn vốn từ chi thườngxuyên NSNN là rất quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho giáodục
Với chức năng quản lý kinh tế, thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sởvật chất có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xã hội hóa giáo dục về mặt tàichính, góp phần thực hiện thành công chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chínhphủ
Thứ hai: Thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
Trang 37trên địa bàn cấp huyện hiện nay còn một số hạn chế nhất định.
Trang 38Ở khâu lập dự toán: Hiện nay có nhiều cơ quan tham gia lập kế hoạch (cơquan tài chính, cơ quan chủ quản, đơn vị dự toán ), quy trình lập dự toán phảiqua nhiều bước Căn cứ lập kế hoạch ở nhiều đơn vị dự toán chưa sát đúng thực
tế, hầu hết các đơn vị thụ hưởng ngân sách đều có xu hướng lập dự toán chitiêu tăng Ngoài ra, một số định mức ngân sách chưa phù hợp đã làm cho nhiềuđơn vị khó khăn trong cân đối thu, chi tại đơn vị
Ở khâu chấp hành dự toán: Quản lý chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục Đào tạo chưa phân biệt cụ thể quan hệ giữa quản lý ngân sách toàn ngành vớiquan hệ quản lý ngân sách trên địa bàn nên chưa xây dựng được mô hình quản lýngân sách thống nhất cho Giáo dục - Đào tạo trên phạm vi cả nước Trong quátrình chấp hành chi, một số khoản chi đơn vị chi sai chế độ, có dấu hiệu lãngphí, việc bảo quản và sử dụng tài sản có giá trị còn nhiều hạn chế Chi thườngxuyên NSNN chưa phát huy tác dụng khuyến khích khai thác nguồn vốn ngoàiNSNN phục vụ cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo
-Ở khâu quyết toán NSNN: Nhiều đơn vị nộp báo cáo quyết toán chưa đúngvới thời gian quy định, báo cáo quyết toán còn thiếu nhiều biểu mẫu
Trong điều kiện đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang phải giải quyếtmột bài toán khó là phải thoả mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chấtlượng, nâng cao hiệu quả Giáo dục - Đào tạo trong điều kiện nguồn lực còn hạnhẹp Để giải được bài toán đó, hay nói cách khác, là để tạo ra sự chuyển biến
cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bên cạnh các chính sáchtăng đầu tư cho GD&ĐT từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá Giáo dục -Đào tạo thì việc đổi mới và kiện toàn lại hệ thống chính sách tài chính - tiền tệ đảmbảo sử dụng ngân sách Nhà nước chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soátcác khoản chi, kiên quyết chống lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư làmột trong những nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới
Vì vậy, có thể nói việc hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngânsách cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục là một đòi hỏi có tính tất yếu khách quantrên bình diện quốc gia cũng như đối với bất cứ một địa phương, đơn vị nào
Trang 391.2.4 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên
Chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xãhội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng Quản lý chi thường xuyên có ảnhhưởng lớn đến quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện cũng nhưtoàn tỉnh Do vậy việc quản lý chi thường xuyên phải được tổ chức theonhững nguyên tắc sau:
1.2.4.1 Nguyên tắc quản lý theo dự toán
Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN, tuân thủ nguyên tắc nàynhằm tạo tiền đề cần thiết cho việc bảo đảm tính cân đối trong quá trình pháttriển kinh tế, xã hội và là cơ sở để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm trong chi thườngxuyên Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đãđược cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh Xéttrên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sựcam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với các đơn vị thụhưởng NSNN, từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên mỗi đơn vịphải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sử dụng cho cáckhoản, mục chi và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định Sựlinh hoạt trong quá trình sử dụng kinh phí chỉ có thể được các cơ quan chức năng
về quản lý tài chính Nhà nước chấp nhận
Định kỳ, theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, các đơn vị khi phântích, đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứđối chiếu so sánh Muốn vậy, dự toán chi đã được xác lập theo các chỉ tiêu nào,theo khoản, mục nào thì quyết toán chi cũng phải được lập như vậy
1.2.4.2 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Tiết kiệm hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu củaquản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thìkhông có giới hạn Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc chỉ đạo của mọi hoạt độngkinh tế, tài chính Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong chi thường xuyên đặtra
Trang 40như một tất yếu của hoạt động ngân sách Do vậy, trong quá trình phân bổ và sửdụng nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhấtnhưng phải đạt được kết quả cao nhất.
Mặt khác, do đặc thù hoạt động NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng vàphức tạp Nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả nănghuy động nguồn thu có hạn Nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệuquả trong quản lý thường xuyên của NSNN
1.2.4.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN
Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc Nhà nước là quản lýquỹ NSNN Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiếm soát chặtchẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên và có quyền từchối đối với các khoản chi sai chế độ và chịu trách nhiêm về quyết định của mình
Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN,hiện nay nước ta đang thực hiện việc chi trực tiếp qua KBNN như là một nguyêntắc trong quản lý khoản chi này
Để thực hiện được nguyên tắc này cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặtchẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dựtoán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyềnquy định và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN hoặc người được
ủy quyền quyết định chi
- Tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án sử dụng kinh phí NSNN phải
mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính vàKBNN trong quán trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán,hạch toán và quyết toán ngân sách
- Cơ quan tài chính phải có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sách củađơn vị cung cấp, kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị, thẩmđịnh báo cáo quyết toán để tổng hợp số liệu vào quyết toán chi NSNN