1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC

50 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 89,64 KB

Nội dung

Kiểm soát chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc kiểm soát và sử dụng NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm soát của mình. Luật NSNN qui định khoản chi của NSNN chi được thực hiện khi có đủ điều kiện qui định, đồng thời theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên, phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán và sử dụng kinh phí. Như vậy, KBNN được coi như “trạm gác và kiểm soát cuối cùng” trước khi đồng vốn nhà nước ra khỏi quỹ NSNN. Thực hiện nhiệm vụ nói trên, KBNN chủ động bố trí ngân quỹ để chi trả đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN theo yêu cầu trên cơ sở dự toán được duyệt và tồn quỹ NSNN các cấp. Để thực hiện việc cấp phát, thanh toán kinh phí một cách kịp thời, KBNN đã thường xuyên cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán, hoàn thiện chế độ kế toán, ứng dụng tin học và kiểm soát nghiệp vụ … Tăng cường thực hiện cấp phát, thanh toán trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người cung cấp hàng hóa dịch vụ theo tính chất của từng khoản chi NSNN. Trên cơ sở đó, KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng kinh phí được NSNN cấp không đúng mục đích, không đúng chế độ, chính sách của nhà nước, KBNN từ chối, cấp phát thanh toán và phải chịu trách nhiệm về sự từ chối của mình. Tổ chức hạch toán các khoản chi NSNN theo MLNS nhà nước, đồng thời cung cấp đầu đủ và chính xác các thông tin cần thiết, phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp. Ngoài ra, KBNN còn thực hiện quy chế phối hợp với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, bảo đảm thu – chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi. Thông qua việc câp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách và từng khoản chi chủ yếu, rút ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, cùng với các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên cứu nhằm cải tiến và hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP 1

1.1 Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1 1.1.1 Khái niệm và phân loại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1

1.1.1.1 Khái niệm 1

1.1.1.2 Phân loại 1

1.1.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 3

1.1.2.1 Đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động 3

1.1.2.2 Đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động 5

1.1.2.3 Đơn vị SNCL được NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí 6

1.2 Kiểm soát chi NSNN của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 7

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước 7

1.2.2 Nội dung kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 9

1.2.2.1 Các khoản chi thanh toán cá nhân 9

1.2.2.2 Các khoản chi về nghiệp vụ, chuyên môn 9

1.2.2.3 Các khoản chi mua sắm, sửa chữa 10

1.2.2.4 Các khoản chi khác 10

1.2.3 Quá trình kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 11

1.2.3.1 Kiểm soát, thanh toán 11

Trang 2

1.2.3.2 Nội dung kiểm soát, thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu 12

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 16

1.2.4.1 Nhân tố khách quan 16

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan 19

1.3 Sự cần thiết của kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 20

CHƯƠNG 2 21

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC 21

2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014

21

2.2 Tình hình chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014 22

2.3 Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc 23

2.3.1 Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc 23

2.3.2 Kiểm soát các khoản thanh toán cá nhân 26

2.3.3 Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn 29

2.3.4 Kiểm soát chi các khoản mua sắm 31

2.3.5 Kiểm soát chi các khoản chi khác 33

2.4 Đánh giá tình hình kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc 34 2.4.1 Những kết quả đạt được 34

Trang 3

2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong KSC NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc 372.4.3.1 Nguyên nhân khách quan 372.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 39

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN

VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP.

1.1.Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.1.1 Khái niệm và phân loại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.1.1.1 Khái niệm

Đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của phápluật, có tư cách pháp nhân, câp dịch vụ công, phục vụ cung quản lý nhà nước.Trong đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là 1 phần không thể thiếutrong các đơn vị SNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực

hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (gọi là đơn vị sự nghiệpcông lập được giao quyền tự chủ);

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về

thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (gọi là đơn vị sựnghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ)

Trong đó

Trang 5

Tổng số nguồn thu sự nghiệp gồm:

- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định

của nhà nước

- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả

năng của đơn vị

- Thu khác (nếu có)

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân

hàng từ các hoạt động dịch vụ

Tổng số chi hoạt động thường xuyên theo quy định gồm:

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí;

- Chi cho các hoạt động dịch vụ (nếu có)

Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tínhtheo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định

Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên đơn vị sựnghiệp được phân loại như:

a, Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động ) gồm:Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyênxác định theo công thức trên, băng hoặc lớn hơn 100%

Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sựnghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhànước đặt hàng

Trang 6

b, Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạtđộng thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là làđơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), gồm:

Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyênxác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%

c, Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinhphí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ (gọi tắt

là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạtđộng), gồm:

Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chí phí hoạt động thường xuyênxác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống

Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo qui định trên được ổn định trongthời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thayđổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xemxét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp

1.1.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự

nghiệp giáo dục công lập.

1.1.2.1 Đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt

động

* Nguồn tài chính của đơn vị bao gồm:

- Kinh phí do NSNN cấp để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ không

thường xuyên

Trang 7

- Kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp bao gồm: Phần được để lại từ số thu

phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước, thu từ hoạt độngdịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị

- Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của

pháp luật

- Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

* Nội dung thực hiện tự chủ trong hoạt động chi của đơn vị

- Chi trả tiền lương, tiền công theo qui định của Nhà nước

- Chi trả tiền lương, tiền công theo quy định của Nhà nước

- Chi trả thu nhập tăng thêm:

Căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thunhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đãthực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định

Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động trong đơn vịtheo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào đó

có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thìđược trả nhiều hơn

- Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm

+ Hàng năm, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng theotrình tự như sau:

Trích tổi thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thunhập Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ khôngquá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm

Trang 8

+ Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lầnquỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụngnhư sau:

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động:

Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chếmức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹphúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹphúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công vàthu nhập tăng thêm binh quân trong năm

1.1.2.2 Đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động

Nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động tương tự như đơn vị tự đảm bảo kinhphí hoạt động Tuy nhiên đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động cómột số đặc trưng cơ bản khác như sau:

- Ngoài kinh phí hoạt động giống như đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt

động, đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động được nhà nước cấpkinh phí bảo đảm hoạt động thương mại thường xuyên thực hiện chức năng,nhiệm vụ (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp);

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết

định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lầnquỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đãthực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định

Trang 9

1.1.2.3 Đơn vị SNCL được NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí

*Nguồn tài chính của đơn vị gồm:

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp: Kinh phí bảo đảm hoạt động

thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao và kinh phí thựchiện các chương trình nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định

- Nguồn thu sự nghiệp (nếu có) gồm: phần được đề lại từ số thu phí, lệ

phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước, thu từ hoạt động dịch vụphù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị: và một số khoảnthu khác (nếu có)

- Nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của pháp

luật

- Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

*Nội dung thực hiện tự chủ trong hoạt động chi của đơn vị

- Chi trả tiền lương, tiền công theo quy định của Nhà nước

- Chi trả thu nhập tăng thêm :

Căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị được quyết định tổng mứcthu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 01lần quy tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định

Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động (lao động trong biênchế và lao động hợp đồng từ một năm trở lên) theo quy chế chỉ tiêu nội bộ củađơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng gópnhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn

Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tốithiểu, khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quyđịnh được bảo đảm từ các nguồn theo quy định của Chính phủ

- Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm

Trang 10

Hàng năm, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động dịch vụ (nếu có),đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

+ Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị;

+ Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động;

+ Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;

+ Trường hợp đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định,đơn vị có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập chongười lao động

Mức cụ thể đối với các khoản chi và trích lập quỹ dự phòng ổn định thunhập do Thủ tướng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộcủa đơn vị

1.2 Kiểm soát chi NSNN của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơquan, đơn vị có liên quan đến việc kiểm soát và sử dụng NSNN, trong đó hệthống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp kiểm soát và chịu tráchnhiệm về kết quả kiểm soát của mình Luật NSNN qui định khoản chi củaNSNN chi được thực hiện khi có đủ điều kiện qui định, đồng thời theonguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chứcđược NSNN hỗ trợ thường xuyên, phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểmtra của cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán và sử dụngkinh phí Như vậy, KBNN được coi như “trạm gác và kiểm soát cuối cùng”trước khi đồng vốn nhà nước ra khỏi quỹ NSNN

Trang 11

Thực hiện nhiệm vụ nói trên, KBNN chủ động bố trí ngân quỹ để chi trảđầy đủ, kịp thời cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN theo yêu cầu trên cơ

sở dự toán được duyệt và tồn quỹ NSNN các cấp Để thực hiện việc cấp phát,thanh toán kinh phí một cách kịp thời, KBNN đã thường xuyên cải tiến quytrình cấp phát, thanh toán, hoàn thiện chế độ kế toán, ứng dụng tin học vàkiểm soát nghiệp vụ … Tăng cường thực hiện cấp phát, thanh toán trực tiếpcho đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người cung cấp hàng hóa dịch vụ theo tínhchất của từng khoản chi NSNN

Trên cơ sở đó, KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấpcho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ tiêuchuẩn, định mức chi tiêu của nhà nước Trong quá trình kiểm tra, nếu pháthiện thấy cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng kinh phí được NSNN cấpkhông đúng mục đích, không đúng chế độ, chính sách của nhà nước, KBNN

từ chối, cấp phát thanh toán và phải chịu trách nhiệm về sự từ chối của mình

Tổ chức hạch toán các khoản chi NSNN theo MLNS nhà nước, đồng thờicung cấp đầu đủ và chính xác các thông tin cần thiết, phục vụ công tác chỉđạo và điều hành của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp Ngoài ra,KBNN còn thực hiện quy chế phối hợp với cơ quan Tài chính, Thuế, Hảiquan trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, bảo đảm thu – chi NSNNluôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi

Thông qua việc câp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN,KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN quaKBNN theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách và từng khoản chi chủ yếu, rút

ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyênnhân Từ đó, cùng với các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên cứu nhằm cảitiến và hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN

Trang 12

1.2.2 Nội dung kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

1.2.2.1 Các khoản chi thanh toán cá nhân

Đây được coi là nội dung chi quan trọng đầu tiên của bất kỳ một cơ quan

tổ chức nào muốn tồn tại và hoạt động Thuộc các khoản chi cho con ngườicủa khu vực hành chính – sự nghiệp, bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụcấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương và cáckhoản thanh toán khác cho cá nhân theo chế độ nhà nước qui định đối với cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước

Ngoài ra, ở các đơn vị trường học còn có các khoản chi cho cá nhânkhông thuộc biên chế của đơn vị, nhưng Nhà nước lại giao cho đơn vị cótrách nhiệm quản lý và thanh toán, chi trả cho các đối tượng này (như chi họcbổng cho học sinh, sinh viên) theo chế độ nhà nước đã quy định cho mỗi đốitượng đó

1.2.2.2 Các khoản chi về nghiệp vụ, chuyên môn

Được tính vào chi nghiệp vụ chuyên môn của các đơn vị hành chính – sựnghiệp bao gồm nhiều nội dung chi khác nhau Song ta cũng có thể nhóm cácnội dung chi cho nhóm mục này theo hai tiêu chí gắn liền với mục đích củacác khoản chi: chi đảm bảo hoạt động chung của mỗi đơn vị và chi nghiệp vụchuyên môn đặc thù

Được tính vào chi nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của mỗi đơn vịbao gồm các khoản chi như: tiền điện, nước, các khoản thanh toán cho bưuchính, viễn thông, văn phòng phẩm dùng chung cho toàn đơn vị và các khoảnphí dùng chung khác

Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù chỉ xuất hiện ở một số đơn

vị hành chính – sự nghiệp, do hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn

Trang 13

vị hành chính – sự nghiệp được đảm bảo bằng nguồn kinh phí thường xuyêncủa NSNN ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khác nhau Với các đơn vị sự nghiệpgiáo dục – đào tạo là hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

1.2.2.3 Các khoản chi mua sắm, sửa chữa

Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính, sự nghiệp còn phátsinh các nhu cầu chi mua sắm hay sửa chữa các tài sản nhằm phục vụ kịp thờicho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sử dụng của các tài sản đó Mứcchi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị phụ thuộc vào tình trạng tài sảncủa đơn vị và khả năng nguồn vốn NSNN có thể dành cho nhu cầu chi ở mức

độ nào

1.2.2.4 Các khoản chi khác

Thuộc phạm vi các khoản chi khác nằm trong cơ cấu chi thường xuyên củaNSNN, có thể nói một cách khái quát nhất là những khoản chi có thời hạn tácđộng ngắn nhưng chưa được đề cập đến ở ba nhóm mục trên

Thông qua nội dung kiểm soát chi NSNN đối với các khoản chi thườngxuyên, các cơ quan quản lý có thể thu nhập được các thông tin một cách chínhxác về tình hình quản lý biên chế quỹ lương, tình hình quản lý và sử dụngkinh phí đã hướng vào việc nâng cao hiệu quả chi thường xuyên đạt ở mức độnào? Và tình hình tuân thủ các chính sách chế độ chi NSNN tại mỗi đơn vị,những bất cập có thể nảy sinh trong quá trình chấp hành dự toán trong đó cónguyên nhân từ các chính sách, chế độ chi thường xuyên, hay do cơ chế quản

lý đối với các khoản chi này,… để kịp thời có các biện pháp nhằm hạn chếnhững sai lệch do bất cập đó có thể gây ra

Trang 14

1.2.3 Quá trình kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị

sự nghiệp giáo dục công lập

1.2.3.1 Kiểm soát, thanh toán

*Hồ sơ thanh toán:

Khi có nhu cầu thanh toán, ngoài các hồ sơ gửi một lần vào đầu nămnhư: dự toán chi ngân sách nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ (gửi vào nămthực hiện chế độ tự chủ và gửi khi có bổ sung, sửa đổi), đơn vị SNCL thựchiện chế độ tự chủ tài chính gửi KBNN nơi giao dịch các hồ sơ, tài liệu,chứng từ có liên quan đến từng lần thanh toán, bao gồm:

- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước ghi rõ nồi dung chi thuộc nguồn

kinh phí chi thường xuyên và chi tiết theo đúng quy định của MLNS nhà làmcăn cứ để KBNN kiểm soát và hạch toán chi ngân sách nhà nước;

- Các hồ sơ, chứng từ khác phù hợp với các tính chất của từng khoản chi.

* Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ thanh toán của đơn vị, bao gồm:

- Kiểm soát đối chiếu các khoản chi, đảm bảo các khoản chi có trong dự

toán chi NSNN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị;

- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo

quy định đối với từng khoản chi;

- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn,

định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh hoặc theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

*Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị thực hiện chế độ tự

chủ, Kho bạc Nhà nước thực hiện:

- Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi trả theo quy định, Kho

bác Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị

Trang 15

- Trường hợp không đủ điều kiện chi theo quy định, KBNN được phép

từ chối chi trả, thanh toán và thông báo rõ lý do để đơn vị biết; đồng thời, chịutrách nhiệm về quyết định từ chối thanh toán của mình

1.2.3.2 Nội dung kiểm soát, thanh toán đối với một số

khoản chi chủ yếu

*Kiểm soát tiền lương, tiền công:

- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước

giao, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào các quy định hiện hành về tiền lương cấpbậc, chức vụ của nhà nước để kiểm soát thanh toán cho đơn vị

- Đối với hoạt động thu phí, lệ phí, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh

toán tiền lương, tiền công cho đơn vị theo tiền lương, tiền công được xác địnhtheo quy định hiện hành của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn

*Kiểm soát thu nhập tăng thêm:

- KBNN căn cứ vào quyết định phân loại đơn vị SNCL của cơ quan có

thẩm quyền, kết quả tài chính trong năm, chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý(đối với trường tạm chi thu nhập tăng thêm), phương án chi trả tiền lương vàthu nhập tăng thêm của đơn vị cho từng người lao động quy định trong quýchế chi tiêu nội bộ, thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, cụ thể:

+ Đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thunhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyếtđịnh tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng mứctối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhànước quy định

+ Đơn vị kinh phí hoạt động do NSNN đảm bảo toàn bộ được quyết địnhtổng mức chi trả thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng tối

Trang 16

đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nướcquy định.

- Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý xác

định được, đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước để tạm chi thunhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị

- Kết thúc năm ngân sách, sau khi quyết toán năm được cấp có thẩm

quyền phê duyệt và xác định được chính xác số chênh lệch thu lớn hơn chi,căn cứ vào đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán nốtphần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị Trường hợp đơn vị đã chi vượt quá

số chênh lệch thu lớn hơn chi, Kho bạc Nhà nước cho chuyển số chi vượtsang năm sau để thực hiện thu hồi bằng cách giảm trừ vào số chi thu nhậptăng thêm năm sau của đơn vị

*Đối với những khoản chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ thường

xuyên: Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước; Quychế chi tiêu nội bộ; tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định để thực hiện kiểm soát, thanh toán

*Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư:

- Căn cứ vào dự toán di cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, giấy rút

dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan; KBNN thực hiện đốichiếu với các điều kiện chi nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục thanh toán chi trảcho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định

- Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp,

KBNN thực hiện tạm ứng cho đơn vị

+ Căn cứ giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan,KBNN tạm ứng cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định

Trang 17

+ Sau khi thực hiện chi, đơn vị có trách nhiệm thanh toán số đã tạm ứngvới KBNN Căn cứ hồ sơ, chứng từ có liên quan kèm theo giấy đề nghị thanhtoán tạm ứng của đơn vị, KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điềukiện thanh toán thì làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán.

*Kiểm soát các khoản chi phục vụ công tác thu phí, lệ phí:

Căn cứ chế độ thu – chi phí, lệ phí, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị,KBNN kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, đảm bảo đúng nội dung và mức chitheo quy định

*Kiểm soát, thanh toán đối với những khoản chi khác:

Các khoản chi khác trong nội dung các khoản chi thường xuyên của đơn

vị, nhưng không thuộc 5 nội dung chi nêu trên thì Kho bạc Nhà nước thựchiện kiểm soát và thanh toán cho đơn vị như sau:

- Đối với những khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN

kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi theo chế độ quy định vàthực hiện thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ

- Đối với những khoản chi chưa thực hiện được thanh toán trực tiếp, căn

cứ vào dự toán NSNN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và giất rút

dự toán NSNN, Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng cho đơn vị Đầu thángsau, chậm nhất vào ngày 5 hàng tháng, đơn vị phải lập bảng kê chứng từthanh toán kèm các hồ sơ, chứng từ có liên quan gửi Kho bạc Nhà nước đểlàm thủ tục thanh toán tạm ứng Căn cứ bảng kê chứng từ thanh toán và kiểmtra, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi được quy định tại Quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị hoặc các tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành (đối với các tiêu chuẩn, định mức phải theo quy địnhchung của nhà nước); các hồ sơ, chứng từ có liên quan; nếu đủ điều kiện quyđịnh, KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán cho đơn vị Đơn

Trang 18

vị tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ,chứng từ thanh toán và quyết định chi tiêu của mình.

*Kiểm soát việc sử dụng kết quả tài chính: căn cứ vào kết quả hoạt động

thu, chi của các đơn vị SNCL, KBNN thực hiện kiểm soát việc sử dụng kếtquả tài chính theo từng loại hình đơn vị

- Đơn vị bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị bảo đảm một phần

chi phí hoạt động:

+ Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thunhập

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹtiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được quyết định sử dụng chonội dung:

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

+ Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khenthưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

- Đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi

phí hoạt động

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

+ Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoàiđơn vị;

+ Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động;

Trang 19

+ Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;

Trường hợp xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thểlập quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị trích lập các quỹ, KBNNthực hiện kiểm soát và chuyển tiền từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiềngửi cho đơn vị KBNN không kiểm soát việc sử dụng các quỹ của đơn vị Thủtrưởng đơn vị quyết định việc sử dụng các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ vàchịu trách nhiệm về quyết định của mình

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

cơ sở từng bước hoàn thiện cơ chế KSC

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự pháttriển của đất nước là phải có sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia Có ổnđịnh về chính trị thì kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mới đạt được và cácnhà đầu tư từ mọi nơi trong và ngoài nước mới đưa vốn và kỹ thuật, côngnghệ và nước ta để kinh doanh và làm ăn lâu dài Như thế, chúng ta mới pháttriển được kinh tế, từ đó tăng nguồn thu cho NSNN

1.2.4.1.2 Hệ thống luật pháp và chế độ, định mức

chi thường xuyên NSNN

Trang 20

Hiện nay, hệ thống Luật pháp và chế độ, chính sách chi theo cơ chếKSC cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đã khá đầy đủ, đồng bộ vàtương đối sát với thực tiễn cuộc sống Nhưng do chi thường xuyên NSNN rất

đa dạng, phức tạp và rộng khắp, đồng thời chịu tác động của nhiều yêu tốkhách quan và chủ quan khác nhau nên nhiều khi ban hành còn thiếu cơ sởthực tế để thực hiện, có tình trạng chưa đồng bộ

Định mức chi tiêu ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ, tính toán, xâydựng, phân bổ dự toán và để KSC Nếu hệ thống định mức chi tiêu NSNN xarời thực tế, thì việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học và chínhxác, dẫn đến tình trạng thiếu căn cứ để KSC Bên cạnh đó, đơn vị sử dụngNSNN thường phải tìm mọi cách để hợp lý hóa các khoản chi cho phù hợpvới những định mức đã lạc hậu nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính Định mứcchi tiêu càng cụ thể, càng chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chiNSNN nói chung và hiệu quả công tác kiểm soát chi qua KBNN nói riêng.Tuy nhiên do tính chất đa dạng của các đơn vị sử dụng NSNN, do tác độngcủa các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phạt, tăng trưởng nên việc ban hànhđồng bộ và ổn định hệ thống định mức là hết sức khó khăn, phức tạp

1.2.4.1.3 Năng lực kiểm soát, điều hành các cấp chính quyền

Theo luật NSNN hiện nay, Quốc hội quyết định dự toán NSTW và trợcấp cho ngân sách địa phương Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định dự toánngân sách cấp mình và trợ cấp cho ngân sách cấp dưới Tương tự như vậy đốivới ngân sách huyện… Bộ Tài chính căn cứ vào quyết định của Quốc hội raquyết định giao dự toán chi NSNN cho các bộ, ban, ngành ở TW và trợ cấpngân sách cho các địa phương UBND tỉnh căn cứ vào quyết định của HĐNDtính giao dự toán chi thường xuyên cho ngân sách các sở, ban, ngành và trợcấp cho ngân sách quận, huyện, tương tự như vậy với ngân sách quận,

Trang 21

huyện… Nhận được quyết định giao dự toán các đơn vị dự toán cấp I phân bổ

dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN Các đơn vị sử dụng NSNN có quyếtđịnh giao dự toán mới được sử dụng kinh phí và KBNN thực hiện nhiệm vụkiểm soát chi cho phần kinh phí được giao này Năng lực kiểm soát, điềuhành của các cấp chính quyền và các cấp kiểm soát NSNN sẽ có ảnh hưởngrất lớn đến cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và cơ chếkiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thực hiện cơ chế

tự chủ tài chính nói riêng

1.2.4.1.4 Các nhân tố khác

- Ý thức tự giác chấp hành chế độ chi tiêu của các đơn vị sự nghiệp giáo

dục công lập: Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật pháp của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, làm cho họ thấy rõ việc kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản

lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc riêng của ngành Tài chính, KBNN.Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát thanh toán kinh phí, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN

- Ngoài ra còn có một số nhân tố với tư cách là những công cụ hỗ trợ,

muốn thực hiện tốt công tác KSC đòi hỏi chúng ta cũng cần phải quan tâm đến như: hệ thống kế toán nhà nước (kế toán NSNN, kế toán đơn vị sử dụng NSNN), hệ thống MLNS nhà nước, công nghệ thanh toán trong nền kinh tế nói chung,…

Trang 22

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan

1.2.4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy KBNN

Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi KBNN phải có một vịthế, vai trò lớn hơn Việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN mộtcách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN; đồng thời,cũng nâng cao được hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Bên cạnh đó, bộ máy kiểm soát chi NSNN phải được tổ chức khoa học,đồng bộ Nếu việc tổ chức bộ máy KSC không thống nhất, chồng chéo hoặcphân tán sẽ dẫn đến tình trạng cắt khúc trong quản lý và làm hạn chế hiệu quảKSC

1.2.4.2.2 Quy trình nghiệp vụ

Quy trình nghiệp vụ là yêu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới côngtác kiểm soát chi thường xuyên nói chung và kiểm soát chi thường xuyên đốivới đơn vị SNCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nói riêng Quy trìnhnghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quyđịnh rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải được thực hiệnmột cách khoa học, đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như tráchnhiệm tới từng bộ phận

1.2.4.2.3 Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện đại hóa công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọnggóp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Ứngdụng công nghệ tin học hiện đại vào hoạt động KBNN sẽ mang lại nhiều lợiích thiết thực đến toàn bộ hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước Nhất làtrong hoàn cảnh hiện nay khi khối lượng chi thường xuyên NSNN qua KBNNngày càng lớn và nhiều, thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ tiết kiệm

Trang 23

thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng,chính xác và an toàn.

Hạ tầng công nghệ lớn mạnh, hiện đại và an toàn là cơ sở cho việc kếtnối, trao đổi thông tin giữa KBNN, cơ quan tài chính và đơn vị sử dụng ngânsách, giúp cho giao dịch ngày càng thuận tiện, tăng tính minh bạch đối vớicông tác kiểm soát chi, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách

1.2.4.2.4 Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ KSC

Con người là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất của mọi tổ chức, chấtlượng và trình độ của con người là yếu tố then chốt quyết định sự hoàn thànhnhiệm vụ của một tổ chức

Chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN phụ thuộc rất lớn vào trình độcác bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung và kiểm soát chi NSNN quaKBNN nói riêng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên sâu về quản

lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có phẩmchất đạo đức tốt,… Cán bộ KBNN phải đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên” để

có thể đảm đương nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách chặtchẽ, đồng thời cũng không phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễutrong quá trình thực thi nhiệm vụ

1.3 Sự cần thiết của kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP QUA KHO BẠC NHÀ

NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC.

2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014.

Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước,

có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của phápluật Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngânhàng thương mại nhà nước trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thành toántheo quy định của pháp luật

Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1138TC/QĐ-TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức đivào hoạt động kể từ ngày 1/1/1997, trên cơ sở chia tách từ Kho bạc Nhà nướcVĩnh Phúc, để kịp thời phục vụ nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước, cơquan Đảng, đoàn thể,… trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mới tái lập Khi mới đivào hoạt động, KBNN Vĩnh Phúc được biên chế 112 cán bộ công chức với 5phòng nghiệp vụ và 5 Kho bạc Nhà nước huyện, thị trực thuộc

Trong quá trình trưởng thành, Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc đã khôngngừng hoàn thiện và mở rộng cùng với sự phát triển của ngành Kho bạc Nhànước trên toàn quốc Hiện nay cơ cấu bộ máy tổ chức đã tương đối hoàn thiệnđáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và yêu cầu quản lý của các cơ quanchính quyền địa phương Tính đến tháng 1 năm 2014, toàn tỉnh có 166 cán bộcông chức với 9 phòng nghiệp vụ và 8 Kho bạc Nhà nước huyện, thị trựcthuộc

Trang 25

Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc

đã đạt được nhiều thành tích, nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp chínhquyền và cơ quan quản lý cấp trên Đặc biệt năm 2005, Kho bạc Nhà nướcVĩnh Phúc được nhận huân chương lao động hạng Ba, ghi nhận sự nỗ lựcphấn đấu hết mình vì sự nghiệp tài chính của tập thể cán bộ cơ quan

Một số thành tích khen thưởng nổi bật trong những năm gần đây:

- Năm 2005: Huân chương lao động hạng Ba

- Năm 2006: Bằng khen của Bộ Tài chính

- Năm 2007: Cờ thi đua Bộ Tài chính

- Năm 2008: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- Năm 2009: Cờ thi đua Bộ Tài chính

- Năm 2010: Bằng khen của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Có thể thấy rằng, Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc đã khẳng định được vịthế, vai trò của mình trong bộ máy quản lý tài chính Nhà nước, là công cụquan trọng quản lý quỹ NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, phục vụ có hiệuquả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền từ trung ương đếnđịa phương

2.2 Tình hình chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014

Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến cơ chế KSCthường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thực hiện cơ chế tựchủ về tài chính qua KBNN trên địa bàn:

Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, cửa ngỏphía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang,phía Đông tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía Tây tiếp giáp với tỉnh PhúThọ, phía Nam và phía Đông tiếp giáp với Hà Nội

Ngày đăng: 19/10/2018, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w