Bệnh sinh lý

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cây cảnh (Trang 53)

Đây là loại bệnh không truyền nhiễm, nguyên nhân là do qua trình chăm sóc không đảm bảo, do tác động của các yếu tố thời tiêt khí hậu

- Héo lá, mặt chậu khô : chậu quá nhỏ, ít nước. Còn nếu mặt chậu ướt và lá rụng là do bị úng, lỗ thoát nước bị đất vít

Hình: 4.25: Mô ̣t số hình ảnh cây bi ̣ bê ̣nh sinh lý

- Lá màu lục tái hoặc hơi vàng: Do đặt cây ở chỗ thiếu nắng, hoặc chỗ dại nắng. đồng thời lá ngoài màu lục còn nhỏ dần lại là thiếu phân cho cây nhất là đạm. - Cây èo uột và úa; mà bón phấn vẫn đầy đủ: Do quá ít ánh sáng

- Ngon lá bị khô: Do độ ẩm quá thấp hoặc đất quá ớt.

- Lá cuộn lại: Do không khí quá khô và đặt nơi dại nắng

- Đốm vàng hoặc nâu trên lá: Do nắng gắt làm cháy lá

- Lá vàng, thối gốc hoặc thối toàn thân, mặt chậu ướt:Do qúa nhiều nước, đất ít thoát nớc

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi:

Câu 1: Hãy nêu tên một số thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh

Câu 2: Tính toán nống độ, liều lượng một loại thuốc cụ thể dùng trong phòng trừ dịch hại

Câu 3: Hãy nêu một số loài sâu hại chính trên cây cảnh và cách phòng chống chúng có hiệu quả nhất.

cây cảnh.

Câu 4: Hãy nêu một số loài bệnh hại chính trên cây cảnh và cách phòng chống chúng có hiệu quả nhất.

Thực hành:

Bài 3. Nhâ ̣n biết và pha chế thuốc bảo vệ thực vật 1. Mục đích

- Hướng dẫn học viên thực hành nhận biết một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh.

2. Yêu cầu

- Học viên nhận biết được tên, cách sử dụng một số hóa chất bảo vệ thực vật.

- Biết cách tính toán nồng độ, liều lượng của các loại hóa chất.

- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.

- Nêu được tác dụng của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật.

3. Dụng cụ, vật tƣ

- Dụng cụ pha chê thuốc: ống đong thuốc, bình phun thuốc, xô, chậu

- Bảo hộ lao động.

4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.

5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên nhận biết được tên các loại thuốc thông dụng, cách pha chế và sử dụng chúng hiệu quả và an toàn

6. Nội dung thực hành

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Xác định tên hóa chất sử dụng

Bước 3: Xác định nồng độ, liều lượng cần dùng Bước 4: Pha hóa chất bảo vệ thực vật

Bước 3: Phun hóa chất bảo vệ thực vật.

7. Tổ chức thực hiện

- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất hoa lan hoặc ngay tại lớp học. Học viên quan sát mẫu thuốc bảo vệ thực vật cho biết tên, hướng dẫn sử dụng, trình bày vào vở thực hành.

- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.

- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên.

8. Đánh giá cho điểm

- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình xác định tên thuốc bảo vệ thực vật.

+ Kiểm tra quá trình xác định nồng độ, liều lượng thuốc của học viên. + Đánh giá quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của từng nhóm.

Bài 4: Sâu hại cây cả nh 1. Mục đích

- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, đặc điểm sinh vật học của các loài sâu hại trên cây cảnh

- Cách phòng chống các đối tượng gây hại trên cây cảnh.

2. Yêu cầu

- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài sâu hại cây cảnh. - Hiểu được đặc điểm sinh học của từng loại sâu hại trên cây cảnh.

- Biết cách phòng chống các loại sâu hại đó.

- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do sâu hại gây ra.

- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.

3. Dụng cụ, vật tƣ

- Các loại sâu hại trên cây lan: nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp, ốc sên…

- Kính lúp cầm tay.

- Bảng thành phần các loại sâu hại trên cây cảnh.

- Bảo hộ lao động.

4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.

5. Sản phẩm ứng dụng: Tên các loại sâu hại trên cây cảnh và biện pháp phòng trừ chúng.

6. Nội dung thực hành

Bước 1: Chuẩn bị mẫu sâu hại Bước 2: Quan sát mẫu sâu hại

Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại

Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng chống hiệu quả

7. Tổ chức thực hiện

- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườ n cây cảnh , cơ sở trồng cây cảnh. Học viên quan sát mẫu sâu hại và vẽ vào vở thực hành.

- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.

- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên.

8. Đánh giá cho điểm

- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.

- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:

+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu sâu hại của học viên.

+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác đinh tên sâu hại của học viên.

+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ sâu hại.

Bài 5: Bệnh hại cây cả nh 1. Mục đích

- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của các loài bệnh hại trên cây cảnh.

- Cách phòng chống các đối tượng gây hại trên cây cảnh.

2. Yêu cầu

- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài bệnh hại cây cảnh.

- Hiểu được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của từng loại bệnh hại trên cây cảnh.

- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do bệnh hại gây ra.

- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.

3. Dụng cụ, vật tƣ

- Các loại bệnh hại trên cây cảnh: đốm lá, đốm đen, gỉ sắt…

- Kính lúp cầm tay.

- Bảng thành phần các loại bệnh hại trên cây cảnh.

- Bảo hộ lao động.

4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.

5. Sản phẩm ứng dụng: Tên các loại bệnh hại trên cây cảnh.

6. Nội dung thực hành

Bước 1: Chuẩn bị mẫu bệnh hại Bước 2: Quan sát mẫu bệnh hại Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại

Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng chống hiệu quả

7. Tổ chức thực hiện

- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườ n cây cảnh ,cơ sở sản xuất cây cảnh. Học viên quan sát mẫu bệnh hại và vẽ vào vở thực hành.

- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.

- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên.

8. Đánh giá cho điểm

- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.

+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác định tên bệnh hại của học viên.

+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ bệnh hại.

C. Ghi nhớ:

- Các loài bệnh gây hại trên cây cảnh và biện pháp phòng chống chúng.

- Các loài sâu hại trên cây cảnh.

- Các loại hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học:

- Vị trí:

+ Mô đun quản lý dịch hại cây cảnh là mô đun chuyên môn nên được bố trí sau khi học viên đã học xong chương trình các môn đun 01, 02, 03. Đây là mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về thay đất thây châ ̣u, tưới nước, bón phân, dịch hại và các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề trồng cây cảnh.

- Tính chất:

+ Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng cây cảnh. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành.

II. Mục tiêu:

- Về kiến thức:

- Nhận biết đươ ̣c thời điểm thay đất thay châ ̣u , thời điểm tưới nước , thời điểm bón phân cho cây cảnh

- Biết cách xác đi ̣nh lươ ̣ng nước tưới , lươ ̣ng phân bón cho từng loa ̣i cây - Nhận biết được các loại sâu, bệnh gây hại chủ yếu trên cây cảnh.

- Phân biệt các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thường sử dụng trong kinh doanh và sản xuất cây cảnh;

- Biết cách xác định liều lượng, nồng độ hóa chất để quản lý dịch hại theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao;

- Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc trong sản xuất cây cảnh đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

- Đề ra những biện pháp quản lý các dịch hại một cách hiệu quả về kinh tế và an toàn đối với môi trường.

- Về thái độ:

- Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường sinh thái.

III. Nội dung chính của mô đun:

Số TT Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (h) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 04 - 01 Thay đất thay chậu Tích hợp Lớp + vườn trồng 24 4 19 1 MĐ 04 - 02

Tưới nước và bón phân cho cây cảnh Tích hợp Lớp + vườn trồng 28 4 22 2 MĐ 04 - 03 Quản lý dịch hại Tích hợp Lớp + vườn trồng 24 4 19 1

Kiểm tra hết mô

đun 4 4

Tổng 80 12 60 8

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

- Nguồn lực cần thiết:

Cây cảnh, châ ̣u cảnh

Các dụng cụ: cốc,xẻng, thuổng, bay, dao. Các loại sâu bệnh hại.

Các loại hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây hoa lan.

Dụng cụ dùng để phun xịt, pha chế hóa chất. Bảo hộ lao động.

- Cách chức tổ chức thực hiện:

Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.

- Tiêu chuẩn sản phẩm:

Xác định đúng tên các loài dịch hại trên cây cảnh. Xác định đúng tên hóa chất dùng để phòng trừ dịch hại. Pha đúng nồng độ, liều lượng hóa chất.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 1. Thay đất thay chậu Bài 1. Thay đất thay chậu

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định thời điểm thay đất thay châ ̣u

Theo dõi giám sát cách xác định thời điểm

Pha trô ̣n đất với chất đô ̣n, phân bón Đánh giá độ chính xác của học viên trong việc sử dụng đúng l oại và tỉ lệ chất độn , phân bón.

Bài 2. Tƣớ i nƣớc và bón phân cho cây cảnh

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định thời điểm tưới nước , bón phân

Theo dõi giám sát cách xác định thời điểm

Chọn loại, lươ ̣ng phân phù hợp với loại cây

Đánh giá độ chính xác của học viên trong việc sử dụng đúng loa ̣i và lượng phân bó

Bài 3: Hóa chất sử dụng trong quản lý dịch hại cây cả nh

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Nhận biết các loại hóa chất bảo vệ thực vật.

Theo dõi giám sát cách nhận biết hóa chất bảo vệ thực của học viên.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.

Đánh giá độ chính xác của học viên trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bài 4: Sâu hại cây cả nh

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Nhận biết các sâu hại chính gây hại trên cây cây cảnh.

Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện công việc của học viên.

Thực hiện công tác phòng trừ, quản lý dịch hại trên cây cảnh.

Theo dõi đánh giá mức độ chính xác của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật đối với từng loài dịch hại cụ thể.

Bài 5: Bệnh hại cây cả nh

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Nhận biết các bệnh hại chính gây hại trên cây cây cảnh.

Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện công việc của học viên.

Thực hiện công tác phòng trừ, quản lý dịch hại trên cây cảnh.

Theo dõi đánh giá mức độ chính xác của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật đối với từng loài dịch hại cụ thể.

Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm.

+ Nhận dạng đúng tên các loại dịch hại cụ thể trên cây cảnh.

+ Chọn được hóa chất để phòng trừ. + Thao tác đúng kỹ thuật trong việc cân đo, đong đếm và xác định chính xác được liều lượng, nồng độ hóa chất cần dùng. + Thực hiện đúng các thao tác trong việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật trên cây

VI. Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Văn Hai, 2000. Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy Trường Đại học Cần Thơ.

[2]. Trần Ngọc Viễn, 1997. Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.

[3]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc Bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp.

[4]. Danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam 2008, Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN-PTNT.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Lê Trung Hưng - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

4. Các ủy viên:

- Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

- Ông Lê Hoài Nam, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

- Ông Nguyễn Văn Vượng, Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

- Ông Nguyễn Ngọc Sử - Hội sinh vật cảnh huyện Lương Sơn, Hoà Bình./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc

2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Ông Nguyễn Quang Chung, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc

- Ông Trần Đức Thưởng, Giáo viên Trường Cao đẳng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ

- Ông Phạm Văn Đại, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lương

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cây cảnh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)