Thuốc trừ bệnh

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cây cảnh (Trang 37)

a. Thuốc Topsin M 70WWP

* Tên hoạt chất: Thiophanate- methyl

* Công dụng: Phòng trừ các bệnh mốc xám, thán thư, sương mai, đốm lá, thối nhũn; bệnh đốm lá, thán thư thối thân cho đậu, chè, bệnh mốc xám, phấn trắng, bệnh

phấn trắng, đốm lá cho hoa cảnh. Ảnh 4.10: Mẫu thuốc TOPSIN M 70 WP

* Sử dụng:

- Dùng 4 - 8 g/bình 8 lít nước. lượng nước phun 400-800 lit/ha.

- Chú ý phun kỹ cả mặt trên và mặt dưới lá.

- Để tiết kiệm công phun , có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác nhưng không pha chung với thuốc có tính kiềm như Bordeaux.

- Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày.

b. Thuốc Zineb Bul 80WP

* Hoạt chất: Dithiocarbamate

* Công dụng: ZINEB 80WP là thuốc trừ nấm phổ rộng, có tác dụng tiếp xúc. Phòng trị các loại bệnh quan trọng như: mốc sương, đốm lá hại cà chua, khoai tây, cây cảnh; thối gốc hành tỏi; phấn trắng, thán thư hại dưa hấu, dưa leo; đốm lá, thối bẹ hại rau cải; phấn trắng, đốm lá, ghẻ, thối quả cây ăn quả.

Ảnh 4.11: Mẫu thuốc ZINEB BUL 80 WP

* Sử dụng:

- Liều lượng : 20 -25 g/ bình 8 lít.

- Phun thuốc khi thấy vết bệnh đầu tiên vừa xuất hiện.

- Phun thuốc đều trên khắp bề mặt cây trồng, nếu cần có thể phun lập lại 2-3 lần cách nhau 7 - 10 ngày.

c. Thuốc Boodo 1%

Giác ban bông, Chấm xám lá chè, Đốm lá đậu tương, Đốm nâu cam quýt, cây Sanh..

Nếu đi mua ở hiệu thuốc Bảo vệ thực vật thì phải mất 4.000đ/gói/ bình10 lít H2O, còn tự pha chế chỉ phải mất 2.000đ/10 lít/ bình 10 lít nước.

Cách pha chế thuốc rất đơn giản, dễ làm, ai cũng có thể làm được sau khi đã được hướng dẫn.

Trong khuôn khổ bài học này chúng tôi hy vọng các học viên sau khi thực hành song sẽ biết cách pha chế thuốc boocđo 1% để phục vụ gia đình mình và tiết kiệm kinh phí trong sản xuất nông nghiệp.

Thuốc Boocđô 1% là hỗn hợp của Đồng sunfat và nước vôi đặc với phản ứng sau:

3CuSO4 + 3 Ca(OH)2 CuSO4 .3 Cu(OH)2 + 3 CaSO4

Để pha 10 lít thuốc Boocđô nồng độ 1% cần tiến hành như sau:

Bước 1: Cân đong Đồng sunfat, Vôi, Nước

+ Cân 100 gam CuSO4

+ Cân 100 gam CaO ( hoặc 150 – 180 gam Ca(OH)2) + Đong 10 lít H2O

Lƣu ý: Cân đong chính xác

CaO là vôi cục chưa tôi, Ca(OH)2 là vôi tôi

Bước 2: Pha dung dịch sunfat đồng loãng

Lấy 100 gam CuSO4 hoà vào 8 lít H2O ( còn gọi là dung dịch sunfat đồng loãng )

Lƣu ý: Cho CuSO4 vào nước và quấy đều để CuSO4 tan nhanh trong nước. CuSO4 pha vào nước ấm sẽ tan nhanh hơn nước nguội.

Bước 3: Pha nước vôi đặc

Lấy 100 gam CaO hoặc 150 – 180 gam Ca(OH)2 hoà vào 2 lít H2O ( còn gọi là nước vôi đặc )

Lƣu ý: Cho CaO hoặc Ca(OH)2 vào nước và quấy đều cho tan nhanh trong nước, để cho lắng cặn, pha vào đồ đựng riêng rẽ

Bước 4: Pha trộn nước sunfat đồng loãng vào nước vôi đặc

Đổ từ từ nước sunfat đồng loãng vào nước vôi đặc, vừa đổ vừa quấy, nước boocđo 1% có màu xanh

Lƣu ý: Tuyệt đối không được đổ nước vôi đặc sang nước đồng loãng vì sẽ sinh ra hiện tượng kết tủa, thuốc không có hiệu lực phòng trừ bệnh hại.

Bước 5: Kiểm tra độ pH của nước thuốc

Dùng giấy đo pH hoặc giấy quỳ để đo pH nước thuốc, nếu pH ở mức trung tính hay hơi kiềm ( pH = 6,5 – 7,5 ) là được.

Lƣu ý: Nếu ở địa phương không có giấy đo pH hoặc giấy quỳ thì kiểm tra độ pH của dung dịch thuốc mới pha như sau:

Dùng 1 chiếc đinh được mài sáng (không gỉ) nhúng vào nước thuốc 10 – 15 phút, nhấc đinh ra, nếu đinh có màu sáng bình thường chứng tỏ nước thuốc ở mức pH trung tính hoặc kiềm. Nếu trên đinh có màu vàng xám chứng tỏ nước thuốc có độ pH thấp (chua), phải thêm vôi vào để đưa pH nước thuốc về mức trung tính hoặc hơi kiềm.

Khi pha thuốc xong phải phun luôn tránh làm giảm hiệu lực của thuốc.

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cây cảnh (Trang 37)