3.3.1. Bệnh hại do nấm và vi khuẩn
- Như các cây trồng khác, cây cảnh cũng bị gây hại do nấm và vi khuẩn. Bệnh hại cây cảnh là một trong những khó khăn và trở ngại của những người trồng cây cảnh . Bệnh gây hại trên rễ, thân, lá và hoa. Trên rễ, thân và lá nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể làm cho cây suy yếu rồi chết. Bệnh trên lá và hoa gây mất vẻ mỹ thuật không trầm trọng đến mức chết cây. Sau đây là các bệnh do nấm và vi khuẩn thường gặp trên cây cảnh.
3.3.1.1. Bệnh gỉ sắt
Ảnh 4.21: Bệnh thối đen gây hại trên lá và trên thân cây cảnh
* Triệu chứng:
- Cuối xuân đầu hạ trên lá có các chấm vàng , về sau lớn dần , mă ̣t lá xuất hiê ̣n mầu nâu vàng . Có đốm bệnh nối nhau thành đốm lớn , lá bệnh hơi xoăn , bê ̣nh nă ̣ng có thể làm cho lá rụng hết .
* Phòng trừ:
- Sau khi lá rụng dùng hơ ̣p chất thuốc lưu huỳnh vôi 2-50 phun lên cây để giảm bớt nguồn gây bê ̣nh cho năm sau
- Phun vào lá mới thuốc Topsin , Benlate 1% . .
3.3.1.2. Bệnh đốm đen
Ảnh 4.22: Bệnh đốm đen
* Triệu chứng:
- Ban đầu trên lá chứa nhiều đốm giống như luô ̣c lá , sau thành màu đen , lá xoăn la ̣i, nứt ra. Trên lá giá bi ̣ bê ̣nh thường có các đốm không có hình da ̣ng nhất đi ̣nh mầu nâu vàng . Sau mùa mưa có thể ta ̣o thành các vết thủng . Trên đốm bê ̣nh thường xuất hiê ̣n mầu nâu đen .
* Phòng trừ:
- Quét sạch lá bệnh và đốt đi
- Sau khi lá rụng dùng hơ ̣p chất thuốc lưu huỳnh vôi 2-50 phun lên cây để giảm bớt nguồn gây bệnh cho năm sau
- Phun và o lá thuốc trừ nấm Thiophanate methyl (tên thương phẩm là Vithi M - 70 BTN) hoặc Iprodine (tên thương phẩm Rovral 50 WP). Pha nồng
độ 1 - 2‰ (1 - 2 phần ngàn) cũng có thể phun qua lá cách nhau 7 - 10 ngày 1 lần.
3.3.1.3. Bệnh đốm lá
Ảnh 4.23: Bệnh đốm lá trên cây cảnh
* Triệu chứng:
- Triệu chứng ban đầu là những đốm màu xanh nhạt xuất hiện trên lá lan, sau đó những đốm này mới ngả màu vàng, mặt dưới lá xuất hiện những mảng đen có nhiều chấm nhỏ li ti.
- Bệnh phát triển nặng, lá lan sẽ có 3 - 4 đốm vàng lớn, đường kính 1 - 3 cm, khoảng 10 - 15 ngày sau xuất hiện nhiều đốm nâu đen đầy lá.
- Bệnh gây hại vào mùa mưa ở những vườn cây có độ ẩm cao. Bệnh xuất hiện nhiều ở những vườn ít được chăm sóc, vệ sinh kém.
* Phòng trừ:
- Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom lá vàng, rụng đem xa khỏi vườn, hoặc chôn, đốt để tránh lây lan. Định kỳ phun thuốc phòng ngừa mỗi tháng 1 lần với nồng độ thấp khoảng 0,1%.
- Có thể sử dụng các nhóm thuốc dạng bột như: Vimancoz 80 BTN, Viban 50 BTN, Cozeb 45 - Benyl, Vithi - M70 BTN hoặc nhóm thuốc dạng
huyền phù như: Vicarben 50 HP, Carbenzim hoặc hỗn hợp Carbenzim + Dipamate, Cadilac, T - vil 5 SC, Vivil 5 SC với liều lượng từ 10-15cc hay 10- 15g cho 01 bình 8 lít nước. Phun vào buổi chiều mát, phun kỹ mặt dưới lá.
3.3.1.4. Bệnh đốm sáng * Tri ệu chứng: * Tri ệu chứng:
Vết bệnh thường xuất phát từ mép lá hoặc từ giữa lá, đầu tiên là các chấm nhỏ màu xám nâu, sau vết bệnh lớn dần có hình tròn, gần tròn, hình ô van, hình bán nguyệt hay không có hình dạng nhất định và
mép vết bệnh có hình gợn sóng. Hình 4.24: Bê ̣nh đốm sáng
Trên vết bệnh có các đường gân đen, các chấm đen, bề mặt vết bệnh có màu xám tro, Khi vết bệnh lan đến khoảng 1/2 diện tích lá trở lên lá chè bị rụng
*Đặc điểm và nguyên nhân phát sinh:
Bệnh đốm xám hại lá gây ra do nấm Pestalozzia theae Sawada, nằm trong họ nấm đĩa cành Melanconiaceae, bộ nấm đĩa cành Melanconiales, lớp nấm Coelomycetes, ngành phụ nấm bất toàn Deuteromycotina
Nấm bệnh đốm xám xuất hiện gần như quanh năm, nhưng bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt độ không khí 25-28 o C thường từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm
* Phòng trừ:
- Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây giúp cho cây sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh sẽ giảm được sự xâm nhiễm gây hại của bệnh đốm xám hại lá cây
các thuốc trừ nấm trong danh mục thuốc sử dụng trên chè tại Việt Nam như Daconil 75 WP, Tilt Super 300 ND/EC
3.3.2 Bệnh sinh lý
Đây là loại bệnh không truyền nhiễm, nguyên nhân là do qua trình chăm sóc không đảm bảo, do tác động của các yếu tố thời tiêt khí hậu
- Héo lá, mặt chậu khô : chậu quá nhỏ, ít nước. Còn nếu mặt chậu ướt và lá rụng là do bị úng, lỗ thoát nước bị đất vít
Hình: 4.25: Mô ̣t số hình ảnh cây bi ̣ bê ̣nh sinh lý
- Lá màu lục tái hoặc hơi vàng: Do đặt cây ở chỗ thiếu nắng, hoặc chỗ dại nắng. đồng thời lá ngoài màu lục còn nhỏ dần lại là thiếu phân cho cây nhất là đạm. - Cây èo uột và úa; mà bón phấn vẫn đầy đủ: Do quá ít ánh sáng
- Ngon lá bị khô: Do độ ẩm quá thấp hoặc đất quá ớt.
- Lá cuộn lại: Do không khí quá khô và đặt nơi dại nắng
- Đốm vàng hoặc nâu trên lá: Do nắng gắt làm cháy lá
- Lá vàng, thối gốc hoặc thối toàn thân, mặt chậu ướt:Do qúa nhiều nước, đất ít thoát nớc
B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu tên một số thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh
Câu 2: Tính toán nống độ, liều lượng một loại thuốc cụ thể dùng trong phòng trừ dịch hại
Câu 3: Hãy nêu một số loài sâu hại chính trên cây cảnh và cách phòng chống chúng có hiệu quả nhất.
cây cảnh.
Câu 4: Hãy nêu một số loài bệnh hại chính trên cây cảnh và cách phòng chống chúng có hiệu quả nhất.
Thực hành:
Bài 3. Nhâ ̣n biết và pha chế thuốc bảo vệ thực vật 1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành nhận biết một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh.
2. Yêu cầu
- Học viên nhận biết được tên, cách sử dụng một số hóa chất bảo vệ thực vật.
- Biết cách tính toán nồng độ, liều lượng của các loại hóa chất.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
- Nêu được tác dụng của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật.
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Dụng cụ pha chê thuốc: ống đong thuốc, bình phun thuốc, xô, chậu
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên nhận biết được tên các loại thuốc thông dụng, cách pha chế và sử dụng chúng hiệu quả và an toàn
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Xác định tên hóa chất sử dụng
Bước 3: Xác định nồng độ, liều lượng cần dùng Bước 4: Pha hóa chất bảo vệ thực vật
Bước 3: Phun hóa chất bảo vệ thực vật.
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất hoa lan hoặc ngay tại lớp học. Học viên quan sát mẫu thuốc bảo vệ thực vật cho biết tên, hướng dẫn sử dụng, trình bày vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình xác định tên thuốc bảo vệ thực vật.
+ Kiểm tra quá trình xác định nồng độ, liều lượng thuốc của học viên. + Đánh giá quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của từng nhóm.
Bài 4: Sâu hại cây cả nh 1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, đặc điểm sinh vật học của các loài sâu hại trên cây cảnh
- Cách phòng chống các đối tượng gây hại trên cây cảnh.
2. Yêu cầu
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài sâu hại cây cảnh. - Hiểu được đặc điểm sinh học của từng loại sâu hại trên cây cảnh.
- Biết cách phòng chống các loại sâu hại đó.
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do sâu hại gây ra.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Các loại sâu hại trên cây lan: nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp, ốc sên…
- Kính lúp cầm tay.
- Bảng thành phần các loại sâu hại trên cây cảnh.
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: Tên các loại sâu hại trên cây cảnh và biện pháp phòng trừ chúng.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu sâu hại Bước 2: Quan sát mẫu sâu hại
Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng chống hiệu quả
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườ n cây cảnh , cơ sở trồng cây cảnh. Học viên quan sát mẫu sâu hại và vẽ vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu sâu hại của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác đinh tên sâu hại của học viên.
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ sâu hại.
Bài 5: Bệnh hại cây cả nh 1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của các loài bệnh hại trên cây cảnh.
- Cách phòng chống các đối tượng gây hại trên cây cảnh.
2. Yêu cầu
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài bệnh hại cây cảnh.
- Hiểu được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của từng loại bệnh hại trên cây cảnh.
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do bệnh hại gây ra.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Các loại bệnh hại trên cây cảnh: đốm lá, đốm đen, gỉ sắt…
- Kính lúp cầm tay.
- Bảng thành phần các loại bệnh hại trên cây cảnh.
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: Tên các loại bệnh hại trên cây cảnh.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu bệnh hại Bước 2: Quan sát mẫu bệnh hại Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng chống hiệu quả
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườ n cây cảnh ,cơ sở sản xuất cây cảnh. Học viên quan sát mẫu bệnh hại và vẽ vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác định tên bệnh hại của học viên.
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ bệnh hại.
C. Ghi nhớ:
- Các loài bệnh gây hại trên cây cảnh và biện pháp phòng chống chúng.
- Các loài sâu hại trên cây cảnh.
- Các loại hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh.
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học:
- Vị trí:
+ Mô đun quản lý dịch hại cây cảnh là mô đun chuyên môn nên được bố trí sau khi học viên đã học xong chương trình các môn đun 01, 02, 03. Đây là mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về thay đất thây châ ̣u, tưới nước, bón phân, dịch hại và các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề trồng cây cảnh.
- Tính chất:
+ Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng cây cảnh. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành.
II. Mục tiêu:
- Về kiến thức:
- Nhận biết đươ ̣c thời điểm thay đất thay châ ̣u , thời điểm tưới nước , thời điểm bón phân cho cây cảnh
- Biết cách xác đi ̣nh lươ ̣ng nước tưới , lươ ̣ng phân bón cho từng loa ̣i cây - Nhận biết được các loại sâu, bệnh gây hại chủ yếu trên cây cảnh.
- Phân biệt các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thường sử dụng trong kinh doanh và sản xuất cây cảnh;
- Biết cách xác định liều lượng, nồng độ hóa chất để quản lý dịch hại theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao;
- Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc trong sản xuất cây cảnh đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Đề ra những biện pháp quản lý các dịch hại một cách hiệu quả về kinh tế và an toàn đối với môi trường.
- Về thái độ:
- Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường sinh thái.
III. Nội dung chính của mô đun:
Số TT Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (h) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 04 - 01 Thay đất thay chậu Tích hợp Lớp + vườn trồng 24 4 19 1 MĐ 04 - 02
Tưới nước và bón phân cho cây cảnh Tích hợp Lớp + vườn trồng 28 4 22 2 MĐ 04 - 03 Quản lý dịch hại Tích hợp Lớp + vườn trồng 24 4 19 1
Kiểm tra hết mô
đun 4 4
Tổng 80 12 60 8
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
- Nguồn lực cần thiết:
Cây cảnh, châ ̣u cảnh
Các dụng cụ: cốc,xẻng, thuổng, bay, dao. Các loại sâu bệnh hại.
Các loại hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây hoa lan.
Dụng cụ dùng để phun xịt, pha chế hóa chất. Bảo hộ lao động.
- Cách chức tổ chức thực hiện:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
Xác định đúng tên các loài dịch hại trên cây cảnh.