Kết quả nghiên cứu Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh ý kiến đánh giá theo các tiêuthức khác nhau về sự hài lòng của công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với côngviệc cũng như
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS Mai Văn Xuân
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác
Học viên
Nguyễn Văn Bảo
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tác giả tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáoPGS.TS Mai Văn Xuân, người đã tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thànhluận văn một cách tốt nhất
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo tại Phân hiệuĐại học Huế, Trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiếnthức và giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng Nội
vụ, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Triệu Phong, Phòng Văn hóathông tin huyện Triệu Phong, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và cán bộ công chức các
xã, thị trấn ở huyện Triệu Phong cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, độngviên, khích lệ, cung cấp tư liệu, đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình học tậpnghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Trị, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Học viên
Nguyễn Văn Bảo
Trang 3iii iiii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN BẢO
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410
Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS MAI VĂN XUÂN
Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
1 Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về số lượng và chất lượng cũng nhưphân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã, nhữngyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã, qua đó rút ranguyên nhân và đưa ra các quan điểm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng, năng lực thực thi công vụ của công chức văn hóa - xã hội cấp xã trên địa bànhuyện Triệu Phong
2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã nêu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn, đisâu phân tích thực trạng, chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã trênđịa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015-2017 Kết hợp cácphương pháp để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công chứcvăn hóa xã hội cấp xã đối với công việc cũng như sự hài lòng của người dân đốivới công chức văn hóa xã hội cấp xã Dữ liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềnEXCEL
3 Kết quả nghiên cứu
Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh ý kiến đánh giá theo các tiêuthức khác nhau về sự hài lòng của công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với côngviệc cũng như sự hài lòng của người dân đối với công chức văn hóa xã hội cấp xã.Với kết quả nghiên cứu, luận văn đã kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm nângcao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã trên địa bàn huyện TriệuPhong, tỉnh Quảng Trị
Trang 4iv iv
LĐVL : Lao động việc làm NXB : Nhà xuất bản
TS : Tiến sĩ
ThS : Thạc sĩ
THPT : Trung học phổ thông
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
Trang 5v v
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC
v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xi MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ
7
Trang 6vi vi
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 7
1.1.1 Khái niệm công chức, công chức cấp xã, công chức văn hóa - xã hội cấp xã 71.1.1.1 Khái niệm công chức 71.1.1.2 Khái niệm công chức cấp xã 81.1.1.3 Công chức văn hóa - xã hội cấp xã 91.1.2 Khái niệm chất lượng, chất lượng công chức, chất lượng công chức văn hóa –
xã 11
Trang 7vi iv
1.1.4 Mối tương quan giữa chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã với hiệuquả hoạt động của chính quyền cấp xã và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địaphương 17
1.2 NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘICẤP XÃ 18
1.2.1 Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và lề lối làmviệc 18
1.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 19
Trang 8vi iiv
xã 221.2.5 Tiêu chí đánh giá về năng lực và tổ chức quản lý 241.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃHỘI CẤP XÃ 27
Trang 91.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản 34
36
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI HIỆN NAY TẠI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
382.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
Trang 10cực 43
Trang 11viii viiiv
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ 43
2.2.1 Thực trạng về số lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở huyện TriệuPhong, tỉnh Quảng Trị 432.2.2 Thực trạng về chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện TriệuPhong 452.2.3 Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp
xã và sự hài lòng của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 51
2.2.3.1 Về kết quả giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức, lối sống, thái độ, tinhthần phục vụ nhân
dân 51
2.2.3.2 Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 542.2.4.3 Đánh giá sự hài lòng của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã huyệnTriệu Phong 552.2.2.4 Đánh giá của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với quyền lợi, chính sách đãi ngộ
58
2.2.2.5 Đánh giá của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với kỹ năng làm việc 60
2.2.2.6 Đánh giá về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức của đội ngũ công chứcvăn hóa xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 612.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI CẤP XÃ TẠI HUYỆN TRIỆU PHONG 63
Trang 12ixi xix
2.3.3.1 Công tác tuyển dụng, tổ chức thi tuyển công chức văn hóa - xã hội cấp xã 662.3.3.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hóa – xã hội cấp xã và chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài
67
2.3.3.3 Công tác đánh giá, xếp loại công chức văn hóa - xã hội cấp xã 67
Trang 13ix ix
2.3.3.4 Việc đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần đối với công chức văn hóa - xã
3.1 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂNHÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ 73
xã 74
3.1.2 Nhận thức đúng đắn vai trò của công chức văn hóa - xã hội cấpxã 76
3.1.3 Quan điểm đổi mới về nâng cao chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã
và chế độ chính sách đối với công chức văn hóa - xã hội cấp xã .773.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CÁP XÃHUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ 79
79
3.2.2 Xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực cho đội ngũ công chức văn
79
3.2.3 Giải pháp đổi mới đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hóa – xã hội cấp xã về
lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng, lập chương trình, kế
83
3.2.4 Giải pháp trong tuyển dụng, tổ chức thi tuyển công chức
Trang 14x x
3.2.8 Tạo nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trang
95
Trang 15x x
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1 Kết luận 97
2 Kiến nghị 98
2.1 Đối với cấp Trung ương 98
2.2 Đối với tỉnh Quảng Trị .99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 105
Quyết định của hội đồng chấm luận văn
Biên bản của hội đồng chấm luận văn và nhận xét phản biện
Bản giải trình chỉnh sữa luận văn
Xác nhận hoàn thiện luận văn
Trang 16xi xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình về số lượng công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện Triệu
Phong theo giới tính và độ tuổi 44Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu
Phong 46Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước của đội ngũ công chức văn
hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 48Bảng 2.4: Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp
49
Bảng 2.5: Số liệu thống kê kết quả giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng
năm 51
Bảng 2.6: Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc, phẩm chất đạo
đức, lối sống, thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũcông chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 52
Bảng 2.7: Đánh giá của người dân về năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ
công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 55Bảng 2.8: Đánh giá sự hài lòng của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện
Triệu Phong 57Bảng 2.9: Đánh giá của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với quyền lợi,
ngộ 59
Bảng 2.10: Kết quả tự đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của đội ngũ công chức
văn hóa xã hội cấp xã tại huyện Triệu Phong .60Bảng 2.11 Đánh giá của công chức văn hóa xã hội cấp xã về nhu cầu đào tạo, bồi
Trang 17xi ixthức 62
Trang 18cơ sở Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định,quy định về công tác cán bộ Nhờ đó, công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộcác cấp có chuyển biến rõ rệt Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ươngkhóa IX đã ban hành Nghị quyết “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chínhtrị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, trong đó có những quan điểm, chủ trương đặt cơ
sở cho việc xác định các chức danh cán bộ, công chức và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũcông chức cấp xã nói chung, đội ngũ công chức văn hóa xã hội nói riêng có một vaitrò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công chức xã là lực lượng nòng cốt, điềuhành hoạt động của bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã Là những người gầngũi với nhân dân nhất, hiểu rõ hoàn cảnh điều kiện, cũng như tâm tư nguyện vọngcủa nhân dân, có vai trò là cầu nối trực tiếp giữa chính quyền và nhân dân, đưa cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với từngngười dân, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện các quyền dân chủ của mình.Việcnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung, công chức vănhóa xã hội nói riêng, cùng với việc sắp xếp lại, tinh giảm bộ máy hành chính, đápứng yêu cầu, nhiệm vụ vừa là yêu cầu cơ bản, vừa là đòi hỏi cấp thiết, là một trongnhững nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xâydựng và phát triển đất nước
Xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống người dân là một trong nhữngnhiệm vụ hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Khi xu hướng hộinhập kinh tế quốc tế gia tăng kéo theo đó là hội nhập về mặt văn hóa – xã hội.Điều này đã tạo nên những thay đổi lớn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của
Trang 192người
Trang 20dân, nhiều nhu cầu cần thiết của người dân thay đổi, một số nhu cầu mới xuấthiện buộc chính quyền địa phương phải có những thay đổi trong công tác quản lý
để có thể đáp ứng và nâng cao chất lượng đời sống người dân địa phương hơn.Bên cạnh những nhu cầu về vật chất thì những nhu cầu về mặt tinh thần ngàycàng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại và được người dânquan tâm, nó trở thành vấn đề cấp bách của xã hội bởi bao giờ những quyền lợicủa người dân luôn được theo dõi sát sao từng ngày Do đó, nếu đội ngũ CBCC sasút về phẩm chất, không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực
và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với mỗi địa phương nói riêng và cả nước nóichung
Để làm tốt được các công tác đó thì vai trò của công chức cấp xã nói chung
và vai trò của công chức văn hóa - xã hội cấp xã nói riêng chiếm một vị trí quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, yêunước, có ý thức vươn lên xây dựng địa phương phát triển mạnh mẽ Công chứcvăn hóa – xã hội cơ sở là lực lượng quản lý nắm bắt phần lớn công tác xây dựngđời sống văn hoá cơ sở như: Xây dựng gia đình văn hoá; thôn, khu phố, xã vănhoá, xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tổ chứccác hoạt động văn hoá, thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh củangười dân, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, đảm bảo thực hiện các chế độchính sách cho đối tượng khó khăn Đảm bảo quyền được hưởng các chế độ củaNhà nước đến mọi đối tượng, và quan trọng hơn nữa đó là hoạt động văn hoáthông tin cơ sở miền núi góp phần nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu
số gắn với việc ngăn chặn gieo rắc ấn phẩm văn hoá độc hại, tà đạo xâm nhập tráiphép, đẩy lùi tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, đồng thời tạo sự bình đẳng vềhưởng thụ và tham gia vào các hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc.Hiệu quả của công tác này tuỳ thuộc rất nhiều vào công tác lựa chọn về trình độchuyên môn của người dự tuyển, năng khiếu, sự nhiệt tình và tính năng động của
Trang 21mỗi công chức.
Đối với huyện Triệu Phong, sau 27 năm được tái lập với nỗ lực của các cấp,ngành và nhân dân địa phương huyện đã có được hệ thống cơ sở vật chất hạ tầngcơ
Trang 22bản đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội Các hoạt động văn hoá thông tin,tuyên truyền phát triển đi vào chiều sâu, các phong trào xây dựng gia đình vănhoá, làng văn hoá, xây dựng nông thôn mới, chính sách xã hội được triển khai cóhiệu quả.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị
ở cơ sở và yêu cầu ngày càng cao trong lãnh đạo, quản lý, điều hành quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, xâydựng nông thôn mới… ở cấp xã hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nóichung, công chức văn hóa xã hội cấp xã nói riêng tại địa phương còn bộc lộ nhữnghạn chế, yếu kém cả về số lượng và chất lượng
Một bộ phận công chức chưa thực sự có trình độ chuyên môn đúng theoyêu cầu cụ thể, năng lực chuyên môn chưa cao và hơn hết là chưa tận tụy với nghề.Điều này đặt ra cho lãnh đạo huyện cần phải có biện pháp cụ thể để nâng cao chấtlượng đội ngũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn, đảm bảo cho hoạtđộng văn hóa – xã hội thực sự phát huy hết vai trò, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của người dân trên địa bàn, góp phần vào công cuộc xây dựng quêhương phát triển bền vững
Để góp phần giải quyết những tồn tại trong công tác xây dựng văn hóa xã hộiđịa phương, cũng như nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa – xã
hội, tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn Thạc sĩ.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận về chất lượng công chức cấp xã vàđánh giá thực trạng chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã trong những nămqua tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, luận văn đưa ra những quan điểm và đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa – xã hộicấp xã của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về số lượng và chất lượng đội ngũ
Trang 23công chức văn hóa - xã hội cấp xã, hệ thống hóa những quan điểm của Đảng, Nhà
Trang 24nước ta về công chức văn hóa xã hội cấp xã, đưa ra khái niệm cơ bản về chấtlượng, nội dung, tiêu chí đánh giá công chức văn hóa - xã hội cấp xã và những yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp
xã trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, qua đó rút ra nguyên nhân
và những vấn đề cần quan tâm giải quyết
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, năng lực thực thi công vụcủa công chức văn hóa - xã hội cấp xã, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động và chất lượng hoạt động của công chức vănhóa - xã hội cấp xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng công chức vănhóa - xã hội cấp xã và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa -
xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu thực trạng chấtlượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị tronggiai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 Thống kê số liệu tính đến tháng 6 năm 2017
- Giới hạn về không gian: 19 xã, thị trấn của huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trang 25Thu thập số liệu, tài liệu báo cáo từ các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địabàn huyện Triệu Phong đã được kiểm nghiệm.
- Số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp của đề tài thu được trên cơ sở sử dụng 120 phiếu điều tratrực tiếp đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã và người dân về các chính sáchliên quan đến chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã nhằm đánh giá
sự hài lòng của công chức và người dân đối với công việc Cơ cấu mẫu điều tragồm 20 phiếu điều tra công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện Triệu Phong, tỉnhQuảng Trị,
100 phiếu điều tra đối với người dân Các xã điều tra là: 10 xã, thị trấn: Xã TriệuVân, xã Triệu An, xã Triệu Phước, xã Triệu Đại, xã Triệu Thuận, xã Triệu Đông, xãTriệu Long, xã Triệu Ái, xã Triệu Thượng, Thị trấn Ái Tử
4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp cácnguồn tư liệu, số liệu để sử dụng cho việc viết luận văn Tác giả sử dụng một sốphương pháp sau để tổng hợp và phân tích dữ liệu:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh, đối chiếu các chỉ số liên quan đến chất lượng đội ngũ công chứcvăn hóa xã hội cấp xã qua các năm để thấy rõ sự thay đổi của các cơ chế, chínhsách trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã
- Phương pháp thống kê, mô tả
Để mô tả thực trạng và tình hình biến động về số lượng và chất lượng côngchức văn hóa xã hội cấp xã theo các chỉ tiêu nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý nhà nước về nhân sự
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (thông qua phần mềnEXCEL)
- Phương pháp khảo sát
5 Kết cấu luận văn
Trang 26Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luậnvăn gồm 3 chương.
Trang 27Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức cấp xã và chấtlượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã.
Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức văn hóa - xã hội hiện nay tạihuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng côngchức văn hóa - xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị hiệnnay
Trang 28Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ CHẤT
LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1.1 Khái niệm công chức, công chức cấp xã, công chức văn hóa - xã hội cấp xã
1.1.1.1 Khái niệm công chức
Ở nước ta, khái niệm công chức cũng đã được quan tâm xây dựng và ngàycàng hoàn thiện Ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh76/SL về "Quy chế công chức", đây được xem là văn bản pháp luật đầu tiên có liênquan trực tiếp đến khái niệm này Quy chế xác định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của côngchức, cùng các thể lệ về việc tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công chứctrong toàn quốc, theo đó "những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dântuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay
ở ngoài nước, đều là công chức".(Trích Điều 1, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5năm 1950)
Cùng với sự phát triển của đất nước và nền hành chính nước nhà, khái niệmcông chức đã dần được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn Tuy nhiên, các khái niệmnày vẫn chưa phân định rõ ràng ai là cán bộ, ai là công chức Đến năm 2008, Quốchội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Luật Cán bộ, công chức số22/2008/QH12 Đây là bước tiến mới, mang tính cách mạng về cải cách chế độcông vụ, công chức, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán
bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xácđịnh: “Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị
- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, thuộc đơn vị Quân đội
Trang 29nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc
Trang 30phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ
sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập của Đảng cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã hội (sauđây gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật”
Điểm mới quan trọng nhất trong Luật cán bộ, công chức là đổi mới chế độcông vụ mà trước hết là Luật này đã phân định rõ đối tượng cán bộ và côngchức, tách biệt với đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ do bộluật khác quy định (Luật Viên chức đã có hiệu lực năm 2010), trừ một số vị tríquản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn là công chức Chính điều này đãlàm cho hoạt động công vụ tránh được những chồng chéo, vướng mắc trong cáchgiải quyết, giúp cho công chức định vị rõ phạm vi hoạt động, vị trí của mình trongcông việc
1.1.1.2 Khái niệm công chức cấp xã
Khái niệm công chức xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ,công chức 2008 như sau: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyểndụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã,trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
- Cơ cấu công chức cấp xã Theo Khoản 3, Điều 61 của Luật cán bộ, côngchức 2008, công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)
b) Chỉ huy trưởng quân sự;
c) Văn phòng - Thống kê;
d) Địa chính - Xây dựng;
đ) Tài chính - Kế toán;
e) Tư pháp - Hộ tịch;
Trang 31g) Văn hoá - Xã hội [43, tr.15].
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý
Trang 32Ngoài các chức danh theo quy định trên, công chức cấp xã còn bao gồm cảcán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.
Công chức chính quyền cấp xã có một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạtđộng quản lý điều hành cơ sở Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủnghĩa” và “cán bộ là gốc của mọi công việc” “Muốn công việc thành công hay thấtbại đều do cán bộ tốt hay kém” [24, tr.29] Công chức chính là cầu nối giữa Nhànước với nhân dân, nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, đồng thời
là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Họ vừa là người đại diện Nhànước, đại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng nên họ có thể trực tiếp nắm bắttâm tư, nguyện vọng, tình cảm của dân để phản ánh lên các cấp chính quyền đểcác cấp chính quyền đặt ra chính sách đúng
Thực tế cho thấy, ở đâu cán bộ công chức chính quyền cấp xã luôn tận tâm,nắm bắt kịp tâm tư nguyện vọng của dân thì ở đó các cấp chính quyền sẽ đề
ra chính sách đúng đắn Chính công chức cấp xã là những người trực tiếp tuyêntruyền, phổ biến chính sách của Nhà nước, vận động nhân dân thực hiện tốtđường lối, chính sách pháp luật đó trong cuộc sống Đồng thời công chức cấp xã làngười trực tiếp giải quyết những yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng củanhân dân
Trên cơ sở phân tích ở trên, tác giả cho rằng: “Công chức cấp xã là những người làm việc trong hệ thống cơ quan HCNN ở địa phương, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật”.
1.1.1.3 Công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Công chức văn hóa – xã hội cấp xã có vai trò rất quan trọng đối với đời sốngvăn hoá - xã hội ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Đồng thời tiếp thu những ý kiến
Trang 33của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luậtsao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước và nguyện vọng chínhđáng của
Trang 34nhân dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển Nhiệm vụ chính của công chức vănhóa - xã hội cấp xã đó là:
- “Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của UBND xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch,thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quyđịnh của pháp luật
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thểthao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đờisống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã
+ Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xãhội ở địa phương
+ Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách laođộng, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độđối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ
và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chươngtrình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dânphố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáodục tại địa bàn cấp xã
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và
do Chủ tịch UBND cấp xã giao” [2, tr.6]
Trên thực tế, Công chức văn hóa xã hội cấp xã phải giải quyết một khốilượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan trự tiếp đến quyền lợi củangười dân nên đòi hỏi năng lực công chức văn hóa – xã hội cấp xã phải thực sự caomới đủ khả năng giải quyết tốt công việc tại địa phương Trong thực tế tại các xã,phường, thị trấn, một bộ phận công chức văn hóa xã hội cấp xã không đáp ứng
Trang 35được yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương Vì vậy,yêu cầu
Trang 36đặt ra hiện nay cho các cấp quản lý là công tác nâng cao và hoàn thiện chất lượng hệ thống đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã.
Trên cơ sở phân tích ở trên, tác giả quan niệm: “Công chức văn hóa – xã hội cấp xã là công chức cấp xã, làm việc tại UBND cấp xã, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật”.
1.1.2 Khái niệm chất lượng, chất lượng công chức, chất lượng công chức văn hóa – xã hội cấp xã
1.1.2.1 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, nó mang tính chất định tính và khóđịnh lượng, chúng ta không thể cân đo đong đếm được Dưới mỗi cách tiếpcận khác nhau thì quan niệm về chất lượng cũng khác nhau
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuấtbản năm 2000 định nghĩa: “Chất lượng: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một conngười, một sự vật, sự việc”[51, tr.144] Trong mỗi lĩnh vực khác nhau với mục đíchkhác nhau có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau Người sản xuất coi chấtlượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đặt
ra, để được khách hàng chấp nhận Chất lượng được so sánh với chất lượng củađối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả Do con người và nền văn hóatrên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chấtlượng cũng khác nhau
Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm viquốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế định nghĩa chấtlượng là: “Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu củakhách hàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của
Trang 37khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra cóhiện đại
Trang 38đến đâu đi nữa Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểmngười tiêu dùng Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãnnhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn, yêu cầu của khách hàng đốivới sản phẩm hay dịch vụ thường bao gồm các tiêu chí: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâudài, thuận lợi, giá cả phù hợp.
Qua những phân tích trên đây, tác giả quan niệm về chất lượng như sau:
“Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
1.1.2.2 Khái niệm chất lượng công chức cấp xã
Chất lượng công chức hành chính nhà nước là chất lượng của tập hợp côngchức trong một tổ chức Đó chính là chất lượng lao động và tinh thần phục vụnhân dân của công chức HCNN trong thực thi công vụ Chất lượng công chức là đặctính bên trong của công chức có được do quá trình tích lũy trong thực tế, trongđào tạo, đáp ứng yêu cầu của công việc trong những điều kiện cụ thể
Chất lượng đội ngũ công chức có thể hiểu là khả năng giải quyết các vấn đềthuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cánhân (khách hàng) về cung ứng các dịch vụ hành chính Tiêu chí để đánh giá chấtlượng cán bộ công chức cũng đa dạng: Có thể là tỷ lệ giải quyết hồ sơ đảm bảođúng quy định về thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lường về mức độthỏa mãn của người dân khi hưởng thụ dịch vụ hành chính liên quan đến các yếu
tố, như sự hài lòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thời gian giải quyết công việccủa người dân Chất lượng của công chức thể hiện ở mối quan hệ phối hợp, hợp tác
giữa cácyếu tố, các thành viên cấu thành nên bản chất bên trong của công chức HCNN.Chất lượng của công chức còn phụ thuộc vào chất lượng của từng công chức trong
hệ thống đó, được thể hiện ở trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị, xãhội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế.Chất lượng công chức được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn về trình độ chuyên
Trang 39môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản
lý, thái độ chính trị, đạo đức của người công chức
Trang 40Trong hệ thống các cấp hành chính của nước ta bao gồm: Cấp trungương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì cấp xã được coi là cấp cơ sở và là cấpquan trọng nhất trong việc thực thi hoạt động hành chính Chính quyền cấp xã
có chức năng bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của chính quyền Nhà nước cấp trên;quyết định và đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khảnăng và tiềm năng của địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, anninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhândân trong xã và làm tròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước Sự vững mạnhcủa chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyềntrong cả nước và ngược lại
Như vậy “Chất lượng công chức cấp xã chính là chất lượng hoạt động công
vụ của công chức cấp xã, thể hiện ở trình độ chuyện môn, nghiệp vụ, các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho mọi nhiệm vụ” Chất lượng công chức cấp xã được phản
ánh thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực thực thi nhiệm vụ, về trình độchuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa ứng xử với người dân, kỹ năng nghề nghiệp, kinhnghiệm công tác, thái độ chính trị, đạo đức, tình trạng sức khỏe của công chứctrong thực thi công vụ
Chất lượng của đội ngũ công chức ngoài những yếu tố nêu trên cònphụ thuộc vào cơ cấu đội ngũ công chức, đó là tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giữanam và nữ, giữa công chức lãnh đạo, quản lý, công chức phụ trách chuyên mônnghiệp vụ Mỗi công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải đặt trong mộtchỉnh thể thống nhất của cả đội ngũ công chức Vì vậy quan niệm chất lượng độingũ công chức phải được đạt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng củatừng công chức với chất lượng của cả đội ngũ Bên cạnh đó cũng cần phải giảiquyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng đội ngũ công chức Chỉ khi nàohai mặt này có quan hệ hài hòa mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ
1.1.2.3 Chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã