1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

123 210 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUBảng 2.1: Tình hình về số lượng công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện Triệu Phong theo giới tính và độ tuổi ...44Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của công chức văn hóa

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS Mai Văn Xuân

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Học viên

Nguyễn Văn Bảo

Đại học kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tác giả tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáoPGS.TS Mai Văn Xuân, người đã tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thànhluận văn một cách tốt nhất

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo tại Phân hiệuĐại học Huế, Trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiếnthức và giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng Nội

vụ, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Triệu Phong, Phòng Văn hóathông tin huyện Triệu Phong, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và cán bộ công chức các

xã, thị trấn ở huyện Triệu Phong cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, độngviên, khích lệ, cung cấp tư liệu, đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình học tậpnghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Quảng Trị, ngày 10 tháng 6 năm 2017

Học viên

Nguyễn Văn Bảo

Đại học kinh tế Huế

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN BẢO

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS MAI VĂN XUÂN Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

1 Mục đích nghiên cứu

- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về số lượng và chất lượng cũng nhưphân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã, nhữngyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã, qua đó rút ranguyên nhân và đưa ra các quan điểm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng, năng lực thực thi công vụ của công chức văn hóa - xã hội cấp xã trên địa bànhuyện Triệu Phong

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã nêu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn, đisâu phân tích thực trạng, chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã trênđịa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015-2017 Kết hợp cácphương pháp để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công chức vănhóa xã hội cấp xã đối với công việc cũng như sự hài lòng của người dân đối vớicông chức văn hóa xã hội cấp xã Dữ liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mền EXCEL

3 Kết quả nghiên cứu

Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh ý kiến đánh giá theo các tiêuthức khác nhau về sự hài lòng của công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với côngviệc cũng như sự hài lòng của người dân đối với công chức văn hóa xã hội cấp xã.Với kết quả nghiên cứu, luận văn đã kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm nângcao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã trên địa bàn huyện TriệuPhong, tỉnh Quảng Trị

Đại học kinh tế Huế

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đại học kinh tế Huế

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp thu thập số liệu 4

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp 5

5 Kết cấu luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ 7

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 7

1.1.1 Khái niệm công chức, công chức cấp xã, công chức văn hóa - xã hội cấp xã 7

1.1.1.1 Khái niệm công chức 7

1.1.1.2 Khái niệm công chức cấp xã 8

1.1.1.3 Công chức văn hóa - xã hội cấp xã 9

1.1.2 Khái niệm chất lượng, chất lượng công chức, chất lượng công chức văn hóa – xã hội cấp xã 11

Đại học kinh tế Huế

Trang 6

1.1.2.1 Khái niệm chất lượng 11

1.1.2.2 Khái niệm chất lượng công chức cấp xã 12

1.1.3 Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã trong bộ máy chính quyền cấp xã 15

1.1.3.1 Vị trí của công chức văn hóa - xã hội cấp xã 15

1.1.3.2 Vai trò của đội ngũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trong bộ máy chính quyền 16

1.1.4 Mối tương quan giữa chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã với hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương 17

1.2 NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA -XÃ HỘI CẤP -XÃ 18

1.2.1 Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và lề lối làm việc 18

1.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 19

1.2.2.1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 19

1.2.2.2 Trình độ lý luận chính trị 20

1.2.2.3 Trình độ quản lý nhà nước 20

1.2.2.4 Trình độ ngoại ngữ và tin học 21

1.2.3 Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp 21

1.2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội cấp xã 22

1.2.5 Tiêu chí đánh giá về năng lực và tổ chức quản lý 24

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ 27

1.3.1 Yếu tố khách quan 27

1.3.1.1 Cơ chế tuyển dụng công chức văn hóa - xã hội cấp xã 27

1.3.1.2 Chính sách về đào tạo bồi dưỡng công chức văn hóa - xã hội cấp xã 28

1.3.1.3 Yếu tố văn hóa địa phương 29

Đại học kinh tế Huế

Trang 7

1.3.1.4 Yếu tố chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với công chức văn hóa - xã

hội cấp xã 29

1.3.1.5 Môi trường làm việc 30

1.3.1.6 Công tác đánh giá công chức văn hóa - xã hội cấp xã 30

1.3.1.7 Tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân trong mối quan hệ giải quyết công việc với công chức văn hóa xã hội cấp xã 31

1.3.1.8 Công tác thanh tra, kiểm tra 32

1.3.2 Yếu tố chủ quan 32

1.3.2.1 Yếu tố nhận thức của công chức văn hóa - xã hội cấp xã 32

1.3.2.2 Yếu tố trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của công chức văn hóa -xã hội cấp -xã 33

1.3.2.3 Tình trạng sức khỏe 34

1.3.2.4 Kinh nghiệm công tác của công chức 34

1.3.2.5 Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức 34

1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA -XÃ HỘI CẤP -XÃ 34

1.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản 34

1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 36

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI HIỆN NAY TẠI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ 38

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ 38

2.1.1 Đặc điểm lịch sử 38

2.1.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Triệu Phong 39

2.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã tại huyện Triệu Phong 41

2.1.3.1 Mặt tích cực 41

2.1.3.2 Mặt tiêu cực 43

Đại học kinh tế Huế

Trang 8

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ

HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ 43

2.2.1 Thực trạng về số lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 43

2.2.2 Thực trạng về chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 45

2.2.3 Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã và sự hài lòng của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 51

2.2.3.1 Về kết quả giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức, lối sống, thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân 51

2.2.3.2 Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 54

2.2.4.3 Đánh giá sự hài lòng của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 55

2.2.2.4 Đánh giá của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với quyền lợi, chính sách đãi ngộ 58

2.2.2.5 Đánh giá của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với kỹ năng làm việc 60

2.2.2.6 Đánh giá về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 61

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI CẤP XÃ TẠI HUYỆN TRIỆU PHONG 63

2.3.1 Những kết quả đạt được 63

2.3.2 Những yếu điểm 65

2.3.3 Nguyên nhân của yếu kém 66

2.3.3.1 Công tác tuyển dụng, tổ chức thi tuyển công chức văn hóa - xã hội cấp xã66 2.3.3.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hóa – xã hội cấp xã và chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài 67

2.3.3.3 Công tác đánh giá, xếp loại công chức văn hóa - xã hội cấp xã 67

Đại học kinh tế Huế

Trang 9

2.3.3.4 Việc đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần đối với công chức văn hóa - xãhội cấp xã 702.3.3.5 Cở sở vật chất phục vụ hoạt động của công chức văn hóa – xã hội cấp xã 712.3.3.6 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 71

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY 73

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNGCHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNGTRỊ 733.1.1 Nhận thức đúng vị trí, vai trò cấp xã 743.1.2 Nhận thức đúng đắn vai trò của công chức văn hóa - xã hội cấp xã 763.1.3 Quan điểm đổi mới về nâng cao chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã

và chế độ chính sách đối với công chức văn hóa - xã hội cấp xã .773.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃHỘI CÁP XÃ HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ 793.2.1 Nâng cao nhận thức các cấp ủy Đảng 793.2.2 Xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực cho đội ngũ công chức vănhóa - xã hội cấp xã .793.2.3 Giải pháp đổi mới đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hóa – xã hội cấp xã về

lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng, lập chương trình, kếhoạch hoạt động 833.2.4 Giải pháp trong tuyển dụng, tổ chức thi tuyển công chức 883.2.5 Giải pháp về chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài 893.2.6 Giải pháp về đổi mới đánh giá, xếp loại công chức văn hóa - xã hội cấp xã 923.2.7 Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá khen thưởng, kỷ luật hoạtđộng của công chức văn hóa - xã hội cấp xã 943.2.8 Tạo nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trangthiết bị cho hoạt động của công chức 95

Đại học kinh tế Huế

Trang 10

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1 Kết luận 97

2 Kiến nghị 98

2.1 Đối với cấp Trung ương 98

2.2 Đối với tỉnh Quảng Trị 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 105

Quyết định của hội đồng chấm luận văn Biên bản của hội đồng chấm luận văn và nhận xét phản biện Bản giải trình chỉnh sữa luận văn

Xác nhận hoàn thiện luận vănĐại học kinh tế Huế

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình về số lượng công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện Triệu

Phong theo giới tính và độ tuổi 44Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu

Phong 46Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước của đội ngũ công chức văn

hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 48Bảng 2.4: Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp

xã huyện Triệu Phong 49Bảng 2.5: Số liệu thống kê kết quả giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng

qua các năm 51Bảng 2.6: Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc, phẩm chất đạo

đức, lối sống, thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ côngchức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 52Bảng 2.7: Đánh giá của người dân về năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ

công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong 55Bảng 2.8: Đánh giá sự hài lòng của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện

Triệu Phong 57Bảng 2.9: Đánh giá của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã đối với quyền lợi,

chính sách đãi ngộ 59Bảng 2.10: Kết quả tự đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của đội ngũ công chức

văn hóa xã hội cấp xã tại huyện Triệu Phong .60Bảng 2.11 Đánh giá của công chức văn hóa xã hội cấp xã về nhu cầu đào tạo, bồi

dưỡng về kiến thức 62

Đại học kinh tế Huế

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm, coitrọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở

Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, quyđịnh về công tác cán bộ Nhờ đó, công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ cáccấp có chuyển biến rõ rệt Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa

IX đã ban hành Nghị quyết “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở

cơ sở xã, phường, thị trấn”, trong đó có những quan điểm, chủ trương đặt cơ sở choviệc xác định các chức danh cán bộ, công chức và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũcông chức cấp xã nói chung, đội ngũ công chức văn hóa xã hội nói riêng có một vaitrò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công chức xã là lực lượng nòng cốt, điều hànhhoạt động của bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã Là những người gần gũi vớinhân dân nhất, hiểu rõ hoàn cảnh điều kiện, cũng như tâm tư nguyện vọng của nhândân, có vai trò là cầu nối trực tiếp giữa chính quyền và nhân dân, đưa các chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với từng ngườidân, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện các quyền dân chủ của mình.Việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung, công chức văn hóa xãhội nói riêng, cùng với việc sắp xếp lại, tinh giảm bộ máy hành chính, đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ vừa là yêu cầu cơ bản, vừa là đòi hỏi cấp thiết, là một trong nhữngnhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng vàphát triển đất nước

Xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống người dân là một trong nhữngnhiệm vụ hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Khi xu hướng hộinhập kinh tế quốc tế gia tăng kéo theo đó là hội nhập về mặt văn hóa – xã hội Điềunày đã tạo nên những thay đổi lớn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người

Đại học kinh tế Huế

Trang 13

dân, nhiều nhu cầu cần thiết của người dân thay đổi, một số nhu cầu mới xuất hiệnbuộc chính quyền địa phương phải có những thay đổi trong công tác quản lý để cóthể đáp ứng và nâng cao chất lượng đời sống người dân địa phương hơn Bên cạnhnhững nhu cầu về vật chất thì những nhu cầu về mặt tinh thần ngày càng chiếm vịtrí quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại và được người dân quan tâm, nó trởthành vấn đề cấp bách của xã hội bởi bao giờ những quyền lợi của người dân luônđược theo dõi sát sao từng ngày Do đó, nếu đội ngũ CBCC sa sút về phẩm chất,không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng vềnhiều mặt đối với mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Để làm tốt được các công tác đó thì vai trò của công chức cấp xã nói chung

và vai trò của công chức văn hóa - xã hội cấp xã nói riêng chiếm một vị trí quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, yêunước, có ý thức vươn lên xây dựng địa phương phát triển mạnh mẽ Công chức vănhóa – xã hội cơ sở là lực lượng quản lý nắm bắt phần lớn công tác xây dựng đờisống văn hoá cơ sở như: Xây dựng gia đình văn hoá; thôn, khu phố, xã văn hoá,xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tổ chức các hoạtđộng văn hoá, thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân,

tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, đảm bảo thực hiện các chế độ chính sáchcho đối tượng khó khăn Đảm bảo quyền được hưởng các chế độ của Nhà nước đếnmọi đối tượng, và quan trọng hơn nữa đó là hoạt động văn hoá thông tin cơ sở miềnnúi góp phần nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với việc ngănchặn gieo rắc ấn phẩm văn hoá độc hại, tà đạo xâm nhập trái phép, đẩy lùi tập quánlạc hậu, mê tín dị đoan, đồng thời tạo sự bình đẳng về hưởng thụ và tham gia vàocác hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc Hiệu quả của công tác này tuỳthuộc rất nhiều vào công tác lựa chọn về trình độ chuyên môn của người dự tuyển,năng khiếu, sự nhiệt tình và tính năng động của mỗi công chức

Đối với huyện Triệu Phong, sau 27 năm được tái lập với nỗ lực của các cấp,ngành và nhân dân địa phương huyện đã có được hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cơ

Đại học kinh tế Huế

Trang 14

bản đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội Các hoạt động văn hoá thông tin, tuyêntruyền phát triển đi vào chiều sâu, các phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làngvăn hoá, xây dựng nông thôn mới, chính sách xã hội được triển khai có hiệu quả.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở

cơ sở và yêu cầu ngày càng cao trong lãnh đạo, quản lý, điều hành quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, xâydựng nông thôn mới… ở cấp xã hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nóichung, công chức văn hóa xã hội cấp xã nói riêng tại địa phương còn bộc lộ nhữnghạn chế, yếu kém cả về số lượng và chất lượng

Một bộ phận công chức chưa thực sự có trình độ chuyên môn đúng theo yêucầu cụ thể, năng lực chuyên môn chưa cao và hơn hết là chưa tận tụy với nghề Điềunày đặt ra cho lãnh đạo huyện cần phải có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượngđội ngũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn, đảm bảo cho hoạt động vănhóa – xã hội thực sự phát huy hết vai trò, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân trên địa bàn, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương phát triểnbền vững

Để góp phần giải quyết những tồn tại trong công tác xây dựng văn hóa xã hộiđịa phương, cũng như nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa – xã hội,tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa – xã hội cấp

xã trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn Thạc sĩ.

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận về chất lượng công chức cấp xã vàđánh giá thực trạng chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã trong những nămqua tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, luận văn đưa ra những quan điểm và đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa – xã hộicấp xã của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay

Trang 15

nước ta về công chức văn hóa xã hội cấp xã, đưa ra khái niệm cơ bản về chất lượng,nội dung, tiêu chí đánh giá công chức văn hóa - xã hội cấp xã và những yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xãtrên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, qua đó rút ra nguyên nhân vànhững vấn đề cần quan tâm giải quyết

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, năng lực thực thi công vụcủa công chức văn hóa - xã hội cấp xã, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động và chất lượng hoạt động của công chức vănhóa - xã hội cấp xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng công chức vănhóa - xã hội cấp xã và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa -

xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu thực trạng chấtlượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị tronggiai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 Thống kê số liệu tính đến tháng 6 năm 2017

- Giới hạn về không gian: 19 xã, thị trấn của huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị

4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp:

Các thông tin liên quan đến cơ sở lý luận về công chức văn hóa xã hội cấp xãđược thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật, Nghị định, thông tư, hệthống hóa các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài

Đại học kinh tế Huế

Trang 16

Thu thập số liệu, tài liệu báo cáo từ các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địabàn huyện Triệu Phong đã được kiểm nghiệm.

- Số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp của đề tài thu được trên cơ sở sử dụng 120 phiếu điều tra trựctiếp đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã và người dân về các chính sách liênquan đến chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã nhằm đánh giá sự hàilòng của công chức và người dân đối với công việc Cơ cấu mẫu điều tra gồm 20phiếu điều tra công chức văn hóa xã hội cấp xã huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị,

100 phiếu điều tra đối với người dân Các xã điều tra là: 10 xã, thị trấn: Xã TriệuVân, xã Triệu An, xã Triệu Phước, xã Triệu Đại, xã Triệu Thuận, xã Triệu Đông, xãTriệu Long, xã Triệu Ái, xã Triệu Thượng, Thị trấn Ái Tử

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp cácnguồn tư liệu, số liệu để sử dụng cho việc viết luận văn Tác giả sử dụng một sốphương pháp sau để tổng hợp và phân tích dữ liệu:

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

So sánh, đối chiếu các chỉ số liên quan đến chất lượng đội ngũ công chức vănhóa xã hội cấp xã qua các năm để thấy rõ sự thay đổi của các cơ chế, chính sáchtrong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã

- Phương pháp thống kê, mô tả

Để mô tả thực trạng và tình hình biến động về số lượng và chất lượng côngchức văn hóa xã hội cấp xã theo các chỉ tiêu nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý nhà nước về nhân sự

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (thông qua phần mềnEXCEL)

- Phương pháp khảo sát

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luậnvăn gồm 3 chương

Đại học kinh tế Huế

Trang 17

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức cấp xã và chấtlượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã.

Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức văn hóa - xã hội hiện nay tạihuyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng côngchức văn hóa - xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị hiệnnay

Đại học kinh tế Huế

Trang 18

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP

XÃ VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.1.1 Khái niệm công chức, công chức cấp xã, công chức văn hóa - xã hội cấp xã

1.1.1.1 Khái niệm công chức

Ở nước ta, khái niệm công chức cũng đã được quan tâm xây dựng và ngàycàng hoàn thiện Ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh76/SL về "Quy chế công chức", đây được xem là văn bản pháp luật đầu tiên có liênquan trực tiếp đến khái niệm này Quy chế xác định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của côngchức, cùng các thể lệ về việc tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công chứctrong toàn quốc, theo đó "những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dântuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ởngoài nước, đều là công chức".(Trích Điều 1, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5năm 1950)

Cùng với sự phát triển của đất nước và nền hành chính nước nhà, khái niệmcông chức đã dần được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn Tuy nhiên, các khái niệmnày vẫn chưa phân định rõ ràng ai là cán bộ, ai là công chức Đến năm 2008, Quốchội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Luật Cán bộ, công chức số22/2008/QH12 Đây là bước tiến mới, mang tính cách mạng về cải cách chế độcông vụ, công chức, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ,đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định:

“Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, thuộc đơn vị Quân độinhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc

Đại học kinh tế Huế

Trang 19

phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ

sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập của Đảng cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã hội (sauđây gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật”

Điểm mới quan trọng nhất trong Luật cán bộ, công chức là đổi mới chế độcông vụ mà trước hết là Luật này đã phân định rõ đối tượng cán bộ và công chức,tách biệt với đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ do bộ luậtkhác quy định (Luật Viên chức đã có hiệu lực năm 2010), trừ một số vị trí quản lýtrong các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn là công chức Chính điều này đã làm chohoạt động công vụ tránh được những chồng chéo, vướng mắc trong cách giải quyết,giúp cho công chức định vị rõ phạm vi hoạt động, vị trí của mình trong công việc

1.1.1.2 Khái niệm công chức cấp xã

Khái niệm công chức xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ,công chức 2008 như sau: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyểndụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã,trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

- Cơ cấu công chức cấp xã Theo Khoản 3, Điều 61 của Luật cán bộ, côngchức 2008, công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)

b) Chỉ huy trưởng quân sự;

c) Văn phòng - Thống kê;

d) Địa chính - Xây dựng;

đ) Tài chính - Kế toán;

e) Tư pháp - Hộ tịch;

g) Văn hoá - Xã hội [43, tr.15]

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý

Đại học kinh tế Huế

Trang 20

Ngoài các chức danh theo quy định trên, công chức cấp xã còn bao gồm cảcán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

Công chức chính quyền cấp xã có một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạtđộng quản lý điều hành cơ sở Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủnghĩa” và “cán bộ là gốc của mọi công việc” “Muốn công việc thành công hay thấtbại đều do cán bộ tốt hay kém” [24, tr.29] Công chức chính là cầu nối giữa Nhànước với nhân dân, nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, đồng thời làkhâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Họ vừa là người đại diện Nhà nước,đại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng nên họ có thể trực tiếp nắm bắt tâm tư,nguyện vọng, tình cảm của dân để phản ánh lên các cấp chính quyền để các cấpchính quyền đặt ra chính sách đúng

Thực tế cho thấy, ở đâu cán bộ công chức chính quyền cấp xã luôn tận tâm,nắm bắt kịp tâm tư nguyện vọng của dân thì ở đó các cấp chính quyền sẽ đề rachính sách đúng đắn Chính công chức cấp xã là những người trực tiếp tuyên truyền,phổ biến chính sách của Nhà nước, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối,chính sách pháp luật đó trong cuộc sống Đồng thời công chức cấp xã là người trựctiếp giải quyết những yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân

Trên cơ sở phân tích ở trên, tác giả cho rằng: “Công chức cấp xã là những người làm việc trong hệ thống cơ quan HCNN ở địa phương, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật”.

1.1.1.3 Công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Công chức văn hóa – xã hội cấp xã có vai trò rất quan trọng đối với đời sốngvăn hoá - xã hội ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Đồng thời tiếp thu những ý kiến củanhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật saocho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước và nguyện vọng chính đáng của

Đại học kinh tế Huế

Trang 21

nhân dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển Nhiệm vụ chính của công chức vănhóa - xã hội cấp xã đó là:

- “Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của UBND xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch,thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy địnhcủa pháp luật

- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao,

du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống vănhóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã

+ Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xãhội ở địa phương

+ Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách laođộng, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độđối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ

và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chươngtrình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phốxây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tạiđịa bàn cấp xã

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và

do Chủ tịch UBND cấp xã giao” [2, tr.6]

Trên thực tế, Công chức văn hóa xã hội cấp xã phải giải quyết một khốilượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan trự tiếp đến quyền lợi củangười dân nên đòi hỏi năng lực công chức văn hóa – xã hội cấp xã phải thực sự caomới đủ khả năng giải quyết tốt công việc tại địa phương Trong thực tế tại các xã,phường, thị trấn, một bộ phận công chức văn hóa xã hội cấp xã không đáp ứng đượcyêu cầu cần thiết trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương Vì vậy, yêu cầu

Đại học kinh tế Huế

Trang 22

đặt ra hiện nay cho các cấp quản lý là công tác nâng cao và hoàn thiện chất lượng

hệ thống đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Trên cơ sở phân tích ở trên, tác giả quan niệm: “Công chức văn hóa – xã hội cấp xã là công chức cấp xã, làm việc tại UBND cấp xã, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật”.

1.1.2 Khái niệm chất lượng, chất lượng công chức, chất lượng công chức văn hóa – xã hội cấp xã

1.1.2.1 Khái niệm chất lượng

Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, nó mang tính chất định tính và khóđịnh lượng, chúng ta không thể cân đo đong đếm được Dưới mỗi cách tiếp cậnkhác nhau thì quan niệm về chất lượng cũng khác nhau

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuấtbản năm 2000 định nghĩa: “Chất lượng: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một conngười, một sự vật, sự việc”[51, tr.144] Trong mỗi lĩnh vực khác nhau với mục đíchkhác nhau có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau Người sản xuất coi chấtlượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đặt ra,

để được khách hàng chấp nhận Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủcạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả Do con người và nền văn hóa trên thếgiới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng cũngkhác nhau

Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc

tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế định nghĩa chất lượng là:

“Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”

Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của kháchhàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại

Đại học kinh tế Huế

Trang 23

đến đâu đi nữa Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm ngườitiêu dùng Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầutiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn, yêu cầu của khách hàng đối với sảnphẩm hay dịch vụ thường bao gồm các tiêu chí: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuậnlợi, giá cả phù hợp.

Qua những phân tích trên đây, tác giả quan niệm về chất lượng như sau:

“Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.

1.1.2.2 Khái niệm chất lượng công chức cấp xã

Chất lượng công chức hành chính nhà nước là chất lượng của tập hợp côngchức trong một tổ chức Đó chính là chất lượng lao động và tinh thần phục vụ nhândân của công chức HCNN trong thực thi công vụ Chất lượng công chức là đặc tínhbên trong của công chức có được do quá trình tích lũy trong thực tế, trong đào tạo,đáp ứng yêu cầu của công việc trong những điều kiện cụ thể

Chất lượng đội ngũ công chức có thể hiểu là khả năng giải quyết các vấn đềthuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân(khách hàng) về cung ứng các dịch vụ hành chính Tiêu chí để đánh giá chất lượngcán bộ công chức cũng đa dạng: Có thể là tỷ lệ giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quyđịnh về thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lường về mức độ thỏa mãn củangười dân khi hưởng thụ dịch vụ hành chính liên quan đến các yếu tố, như sự hàilòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thời gian giải quyết công việc của người dân

Chất lượng của công chức thể hiện ở mối quan hệ phối hợp, hợp tác giữa cácyếu tố, các thành viên cấu thành nên bản chất bên trong của công chức HCNN Chấtlượng của công chức còn phụ thuộc vào chất lượng của từng công chức trong hệthống đó, được thể hiện ở trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị, xã hội,phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế Chấtlượng công chức được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái

độ chính trị, đạo đức của người công chức

Đại học kinh tế Huế

Trang 24

Trong hệ thống các cấp hành chính của nước ta bao gồm: Cấp trung ương,cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì cấp xã được coi là cấp cơ sở và là cấp quan trọngnhất trong việc thực thi hoạt động hành chính Chính quyền cấp xã có chức năngbảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, quyết định của chính quyền Nhà nước cấp trên; quyết định và đảmbảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng củađịa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã và làmtròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã

là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại

Như vậy “Chất lượng công chức cấp xã chính là chất lượng hoạt động công

vụ của công chức cấp xã, thể hiện ở trình độ chuyện môn, nghiệp vụ, các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho mọi nhiệm vụ” Chất lượng công chức cấp xã được phản

ánh thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực thực thi nhiệm vụ, về trình độchuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa ứng xử với người dân, kỹ năng nghề nghiệp, kinhnghiệm công tác, thái độ chính trị, đạo đức, tình trạng sức khỏe của công chức trongthực thi công vụ

Chất lượng của đội ngũ công chức ngoài những yếu tố nêu trên còn phụthuộc vào cơ cấu đội ngũ công chức, đó là tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giữa nam và

nữ, giữa công chức lãnh đạo, quản lý, công chức phụ trách chuyên môn nghiệp vụ.Mỗi công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải đặt trong một chỉnh thểthống nhất của cả đội ngũ công chức Vì vậy quan niệm chất lượng đội ngũ côngchức phải được đạt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng côngchức với chất lượng của cả đội ngũ Bên cạnh đó cũng cần phải giải quyết tốt mốiquan hệ giữa chất lượng và số lượng đội ngũ công chức Chỉ khi nào hai mặt này cóquan hệ hài hòa mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ

1.1.2.3 Chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Nghiên cứu chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn về nghiệp vụ và vaitrò của công chức văn hóa - xã hội cấp xã, chúng ta nhận thấy công chức văn hóa -

Đại học kinh tế Huế

Trang 25

xã hội xã có vị trí và tầm quan trọng rất to lớn đối công tác quản lý các hoạt độngvăn hóa, chính sách ở cơ sở Họ phải là những người làm việc có tinh thần tráchnhiệm cao, vừa có khả năng thúc đẩy các hoạt động như: Văn hóa, thể thao, giađình, du lịch, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, phòng chống bạo lựcgia đình, chính sách cho các đối tượng đảm bảo công bằng xã hội trên địa bàn xãngày càng có chất lượng và hiệu quả Đối với công chức văn hóa - xã hội cấp xã cócác tiêu chí cụ thể như sau:

- Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

- Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đôthị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

- Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luậnchính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

- Chuyên môn nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng phải đạt trung cấp về vănhoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc trung cấp quản lý Văn hoá - Thông tin hoặctrung cấp nghiệp vụ Lao động - Thương binh và xã hội trở lên Với công chức đangcông tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyênmôn về một trong các ngành chuyên môn trên, nếu mới được tuyển dụng lần đầuphải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các ngành chuyên môn nêu trên Saukhi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước và ngànhchuyên môn còn thiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao Sử dụng thành thạo cáctrang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải

sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác [2, tr.10]

Ngoài ra, để đảm bảo cho hoạt động công vụ đạt kết quả cao thì còn phải xétđến các tiêu chí về sức khỏe, môi trường làm việc, tinh thần hợp tác phối hợp làmviệc của mỗi công chức

Qua đó, tác giả cho rằng: “Chất lượng công chức văn hóa – xã hội là tổng hợp các giá trị của người công chức với những kết quả công việc được thể hiện thông qua trình độ chuyên môn, năng lực, phương pháp làm việc; phẩm chất, đạo đức; văn hóa ứng xử và sức khỏe của mỗi công chức”.

Đại học kinh tế Huế

Trang 26

1.1.3 Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã trong

bộ máy chính quyền cấp xã

1.1.3.1 Vị trí của công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Công chức văn hóa - xã hội cấp xã có vị trí và tầm quan trọng rất to lớn đốicông tác quản lý các hoạt động văn hoá - xã hội ở cơ sở Nổi bật là những công việctrọng tâm sau đây:

- Giúp UBND cấp xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đườnglối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị ởđịa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch; báo cáothông tin về dư luận quần chúng về tình hình môi trường văn hoá ở địa phương lênChủ tịch UBND cấp xã

- Giúp UBND cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, vănhoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống Xây dựng nếp sốngvăn minh, gia đình văn hoá, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụydưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương

- Giúp UBND cấp xã trong việc tổ chức vận động để xã hội hoá các nguồnlực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệcác di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở địa phương

- Hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật tronghoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao

- Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyêntruyền, thể dục thể thao, công tác lao động, thương binh và xã hội trình UBND cấp

xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch được phê duyệt

- Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; nắm

số lượng và tình hình các đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội

- Hướng dẫn và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, ngườiđược hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trình UBND xã giải quyết theothẩm quyền

- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấp cho người hưởng chínhsách lao động, thương binh và xã hội

Đại học kinh tế Huế

Trang 27

- Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chínhsách; quản lý các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ và bảo trợ xã hội,việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng.

- Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo

- Giúp UBND xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo công tác văn hoá, vănnghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động, thương binh và xãhội ở xã, phường, thị trấn

Từ những nhiệm vụ trên cho thấy công chức văn hóa - xã hội cấp xã có vaitrò, vị trí rất lớn đến sự phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội và có tầm ảnh hưởnglớn tới đời sống tinh thần của người dân địa phương Chất lượng công chức văn hóa– xã hội cấp xã được nâng cao, kéo theo đó là quá trình phục vụ nhu cầu người dântăng lên, các nhu cầu về giải trí, việc làm, chính sách xã hội, công tác tuyên truyềnphổ biến giáo dục pháp luật được đáp ứng nhanh, cởi mở khiến cho người dân cảmthấy hài lòng hơn Những yếu tố kích thích về tinh thần lại có ý nghĩa trong các giaiđoạn phát triển xã hội góp phần tạo tâm lý an tâm cho người dân trong việc cùngchính quyền xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Với vị trí và tầm quan trọng to lớn như vậy nhưng trên thực tế các chế độtiền lương, bảo hiểm xã hội đối với đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp xã hiệncòn nhiều bất cập Chế độ chính sách cho công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡngtuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song vẫn còn thấp vàchưa phù hợp với giá cả của thị trường hiện nay Do vậy Nhà nước cần phải có một

cơ chế chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp

xã, Đồng thời các cấp uỷ Đảng và các cấp Chính quyền địa phương cũng phải quantâm đến đời sống của cán bộ công chức văn hoá - xã hội cấp xã tại địa phương mìnhđang quản lý, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác và phát triển

1.1.3.2 Vai trò của đội ngũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trong bộ máy chính quyền

Công chức cấp cơ sở khối văn hóa - xã hội phải thực hiện các nhiệm vụ quản

lý nhà nước tại các khu phố, xã, phường, thị trấn Đây là lực lượng có vai trò quantrọng trong việc góp phần xây dựng và phát triển xã hội tại địa phương Khối lượng

Đại học kinh tế Huế

Trang 28

công việc rất lớn, nhịp độ làm việc cao, đặc biệt phải thực hiện các công việc trênnhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều nhóm kỹ năng tác nghiệp khác nhau Từ quản lý,theo dõi, điều tra, xây dựng văn bản báo cáo đến việc thực hiện các công tác giáodục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, gia đình, truyền thông Người làm công tác văn

xã tại cấp cơ sở phải có khối kiến thức lớn về pháp luật, quản lý nhà nước, văn hóa,

xã hội, đồng thời cần có nhiều kỹ năng liên quan đến tổ chức thực hiện công việccộng đồng, có năng khiếu văn nghệ thể dục thể thao Am hiểu phong tục tập quán,tâm lý phù hợp với nhiều nhóm dân cư khác nhau tại địa phương

Công chức văn hóa - xã hội cấp xã có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quanđiểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới quần chúng nhân dân trên tất

cả các lĩnh vực đời sống xã hội Họ cũng chính là người kịp thời phản ánh với cấptrên về nhu cầu chính đáng của người dân, những bức xúc, yêu cần cần giải quyếtkịp thời của người dân liên quan đến vấn đề văn hóa - xã hội, nguyện vọng chínhđáng của nhân dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển

1.1.4 Mối tương quan giữa chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp

xã với hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương

Công chức văn hoá - xã hội cấp xã chính là người trực tiếp tham mưu chocấp ủy, chính quyền thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháttriển sự nghiệp văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch, chính sách xã hội ở địaphương Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức cấp xã nói chung và công chứcvăn hóa - xã hội nói riêng chính là nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân tađang ngày ngày ra sức thực hiện Tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút, tuyển dụngnguồn công chức có chất lượng, có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho quá trìnhxây dựng chính quyền và kinh tế địa phương có những bước tiến thuận lợi Đây sẽ

là nội lực quan trọng để đưa địa phương phát triển một cách toàn diện

Với công chức văn hóa - xã hội cấp xã, nhiệm vụ của những công chức nàymang tính chất “đa ngành” Có nghĩa là họ vừa quản lý về văn hóa, vừa quản lý về

Đại học kinh tế Huế

Trang 29

mặt xã hội, chịu sự quản lý chuyên môn của Phòng Lao động - Thương binh - Xãhội và Phòng Văn hóa - Thông tin.

1.2 NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ

Đánh giá chất lượng công chức có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện,tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thựchiện các chế độ, chính sách đối với CBCC cũng như giúp CBCC phát huy ưu điểm,khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị,đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của CBCC; đánh giá đúng sẽ tạođiều kiện cho CBCC phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Bởi vậy, để việc đánh giá công chức thực hiện có hiệu quả cần dựa trênnhững tiêu chí cụ thể phản ánh chất lượng công chức Dưới đây là những tiêu chíchủ yếu:

1.2.1 Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và lề lối làm việc

Công chức văn hóa – xã hội cấp xã là những người trực tiếp làm công tácgiúp UBND cấp xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương,đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của các đối tượng thù địch

Đội ngũ cán bộ công chức nói chung, đặc biệt công chức văn hóa xã hội cấp

xã nói riêng cần kiên định đối với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chínhđáng của nhân dân

Bản thân công chức văn hóa - xã hội cấp xã cần trau dồi cho mình một kiếnthức pháp luật phong phú, không ngừng học tập và ra sức nghiên cứu các chủtrương đường lối mới của Đảng để có thể tuyên truyền cho nhân dân theo đúng trình

tự và dễ hiểu nhất

Đại học kinh tế Huế

Trang 30

Bên cạnh phẩm chất chính trị tốt thì đó là tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, tácphong làm việc Là những người trực tiếp làm việc và tổ chức các phong trào vớingười dân, cho nên đạo đức của công chức văn hóa - xã hội cấp xã sẽ tác động rấtlớn đối với người dân, có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả quản lý nhà nước củachính quyền cấp xã Không chỉ làm công tác tuyên truyền, công chức văn hóa - xãhội cần phải gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách đó,nói phải đi đôi với làm, họ phải là tấm gương sáng để nhân dân noi theo.

Luôn luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần, kiệm, liêm,chính, không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, có tinh thần chống thamnhũng, tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, quan hệ mật thiết với quầnchúng nhân dân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa quyền, gây phiền hàcho dân, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, nói đi đôi với làm, làm nhiều hơnnói Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến củađồng nghiệp và những người xung quanh Yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, lối sốngcủa đội ngũ công chức cấp xã đòi hỏi phải cao hơn so với người khác bởi vì côngchức là công bộc của dân Xét về bản chất thì đây là tiêu chuẩn hàng đầu và xemnhư là đương nhiên phải có của người công chức Người công chức nếu thiếu phẩmchất đạo đức, thì dù có tài năng kiệt xuất cũng không thể là công bộc của dân được

Đạo đức của người công chức khi thi hành công vụ rất khó xác định bằngnhững tiêu chí cụ thể Dư luận xã hội đánh giá các biểu hiện đạo đức của công chứcqua sự tán thành hay không tán thành, ca ngợi hay phê phán hoạt động của họ Sựtán thành hay phê phán đó luôn gắn với mục tiêu xã hội, lợi ích của toàn dân và tínhnhân văn

1.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 1.2.2.1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Được hiểu là kiến thức chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định được biểuhiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học Khi xemxét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức, không chỉ xem xét đến mức

độ bằng cấp đạt được mà cần phải xem xét đến sự phù hợp giữa chuyên môn được

Đại học kinh tế Huế

Trang 31

đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc cần đảm nhiệm Do đó trình độ chuyênmôn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được đo bằng số lượng và tỷ lệ côngchức có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học Với công chứcvăn hóa – xã hội cấp xã thì đó là trình độ hiểu biết kiến thức về văn hóa - xã hội, cáckiến thức quản lý trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

lý nhà nước Ngược lại, nếu họ không có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động

vì lợi ích cá nhân, đặt lợi ích tập thể xuống dưới, thoái hóa, biến chất thì sẽ gây mấtlòng tin ở người dân dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước thấp Hiện nay công chứccấp xã đã qua đào tạo chủ yếu dùng lại ở trình độ trung cấp, sơ cấp, điều này chưađáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành việc pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở đơn vị hành chính cơ sở, đặcbiệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,xây dựng nông thôn mới hiện nay

1.2.2.3 Trình độ quản lý nhà nước

Trình độ quản lý Nhà nước của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xãđóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã,bao gồm các chỉ tiêu Chương trình bồi dưỡng cán sự; Chương trình bồi dưỡngngạch chuyên viên; Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính; Chươngtrình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp

Quản lý vừa là hoạt động khoa học vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên mỗicông chức văn hóa - xã hội cấp xã phải là người vừa am hiểu sâu sắc về kiến thứcquản lý vừa phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc

cụ thể Trong quá trình quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi thì chưa đủ mà cần

Đại học kinh tế Huế

Trang 32

phải được trang bị đầy đủ và bổ sung kịp thời các kiến thức, cách thức quản lý hiệnđại để phù hợp với xu thế hiện nay nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của ngườidân Hiện nay, hạn chế lớn nhất của công chức chính quyền cấp xã là trình độ quản

lý nhà nước, vì vậy để tránh tối đa hạn chế này thì cần phải nhanh chóng đào tạo,bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho công chức cấp xã nói chung và côngchức văn hóa – xã hội nói riêng

1.2.2.4 Trình độ ngoại ngữ và tin học

Ngoại ngữ và tin học có vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vựchoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế đối với tất cả các quốc gia

Hiện nay, tiêu chuẩn cơ bản về trình độ của công chức cấp xã nói chung,công chức văn hóa - xã hội nói riêng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tin học vàngoại ngữ như sau:

+ Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;

+ Trình độ ngoại ngữ: Hiện không có quy định về tiêu chuẩn này đối vớicông chức cấp xã

Các cấp ủy Đảng, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét lại các tiêu chuẩnnhằm cải thiện và nâng cao trình độ của công chức trên mọi mặt

1.2.3 Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnhvực nào đó vào thực tế, kỹ năng công việc bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụthể ở một lĩnh vực cụ thể như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phối hợp, kỹ năngsoạn thảo văn bản Đây là sản phẩm của quá trình tư duy kết hợp với việc tích lũykinh nghiệm thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, công tác Kỹ năng nghềnghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức khi thực thi nhiệm

vụ, công chức cần có những kỹ năng nhất định để thực thi nhiệm vụ Tuy nhiên, cónhững kỹ năng cần thiết cho mọi công chức và có những kỹ năng không thể thiếuđối với một nhóm công chức nhất định phụ thuộc vào tính chất công việc mà họđảm nhận Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp thành các nhóm là cơ sở để xác

Đại học kinh tế Huế

Trang 33

định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các nhóm công chức khác nhau, căn cứ vàokết quả mà các kỹ năng hướng đến thì kỹ năng nghề nghiệp đối với công chức cóthể chia thành các nhóm sau:

+ Nhóm kỹ năng liên quan đến đề xuất, ban hành, thực hiện và kiểm tra cácchính sách, các quyết định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích vàđánh giá thông tin; kỹ năng triển khai quyết định quản lý; kỹ năng phối hợp; kỹnăng đánh giá dư luận

+ Nhóm kỹ năng quan hệ, giao tiếp như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ nănglắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tiếp dân

+ Nhóm kỹ năng tác nghiệp cá nhân như kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng bố trílịch công tác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình

Tất cả các kỹ năng nêu trên đều chịu ảnh hưởng quan trọng của trình độchuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của người công chức trongquá trình thi hành công vụ Bởi vậy, đây là nội dung phức tạp trong quá trình đánhgiá công chức, dễ gây nhầm lẫn với trình độ chuyên môn nghiệp vụ Vì vậy, khiđánh giá theo tiêu chí này cần xác định các kỹ năng tốt phục vụ cho hoạt động; các

kỹ năng chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu; các kỹ năng cần thiết mà người côngchức chưa có; các kỹ năng không cần thiết mà người công chức có

1.2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức văn hóa xãhội cấp xã theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ;Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ

Theo đó, Công chức được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoàiviệc luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, chấphành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thầntrách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, có năng lực, trình độchuyên môn nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan,

Đại học kinh tế Huế

Trang 34

tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, có tinh thần chủđộng, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, có thái độ đúng mực và

xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thực hiện tốt việc phòng, chống cáchành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô,lãng phí còn phải hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tácnăm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; có ít nhất 01 công trình khoa học, đề

án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơquan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận

Công chức bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nếu có hành vi cửaquyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị

xử lý kỷ luật, hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tácnăm, không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ,…

Cụ thể đối với công chức văn hóa xã hội cấp xã, để đánh giá kết quả thựchiện nhiệm vụ thì cần phải làm rõ nhiệm vụ cụ thể mà mỗi công chức văn hóa – xãhội phải thực hiện trong lĩnh vực của mình Mỗi công chức văn hóa – xã hội cấp xãphải trang bị đầy đủ kiến thức cho mình để đưa ra cách giải quyết tốt nhất, hiểu rõquy định của pháp luật đối với các nhóm nhiệm vụ về thời gian, thời hiệu xử lýcông việc, nó bao gồm các khả năng hoàn thành những nhiệm vụ sau:

- Khả năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thểthao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dụctheo quy định của pháp luật

- Khả năng tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục,thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đờisống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã

- Khả năng thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh

tế - xã hội ở địa phương

- Khả năng thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn;theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính

Đại học kinh tế Huế

Trang 35

sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả cácchế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩatrang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội

và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã

- Khả năng chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổdân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tácgiáo dục tại địa bàn cấp xã

- Khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyênngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức văn hóa - xãhội cấp xã:

+ Tính chủ động trong công việc

+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo;

+ Mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp;

+ Chất lượng tham mưu ban hành các văn bản;

+ Tiến độ thực hiện công việc;

+ Chất lượng công việc;

1.2.5 Tiêu chí đánh giá về năng lực và tổ chức quản lý.

Năng lực là khả năng của một người để làm một việc gì đó, để xử lý một tìnhhuống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định Nóicách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người nhưkiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong cácđiều kiện xác định Thông thường người ta chỉ rằng năng lực gồm có các thành tố làkiến thức, kỹ năng và thái độ Năng lực của công chức không phải là năng lực bấtbiến, được sử dụng trong mọi hoàn cảnh, môi trường Ở thời điểm hay môi trườngnày năng lực được thể hiện, phát huy tác dụng nhưng ở thời điểm khác thì cẩn phải

có loại năng lực khác Mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh, môi trường khác nhau đặt ra yêucầu về năng lực khác nhau Người có năng lực tổ chức trong kháng chiến không cónghĩa là có năng lực tổ chức trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong điều kiện phát

Đại học kinh tế Huế

Trang 36

triển kinh tế hàng hóa thị trường cũng không có nghĩa là người đó cũng có khả năngtrở thành một giáo viên ngay được.

Năng lực của cán bộ công chức luôn gắn liền với mục đích tổng thể vớichiến lược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực điều kiện cụ thể Nănglực tổ chức quản lý bao gồm khả năng động viên và giải quyết các công việc, đó làkhả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhân viên của đồng nghiệp,khả năng làm việc với con người và đưa tổ chức tới mục tiêu, biết dự đoán, lập kếhoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành, phối hợp công việc và kiểm soát công việc.Năng lực này đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với cán bộ công chức, vì vậy nóhay được xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm Cách nhận biết một người có năng lực tổchức quản lý có thể dựa vào những tiêu chuẩn mang tính định tính

+ Biết mình nhất là biết mình qua nhận xét của người khác+ Biết người, nghĩa là biết nhìn nhận con người đúng với thực chất của họ vàbiết sử dụng họ

+ Có khả năng tiếp cận với những người khác Biết tập hợp những ngườikhác nhau vào một tập thể theo nguyên tắc bổ sung nhau Biết giao việc cho ngườikhác và kiểm tra việc thực hiện của họ

+ Tháo vát, sáng kiến biết cần phải làm gì và làm như thế nào trong mọi tìnhhuống có những giải pháp sáng tạo

+ Quyết đoán dám ra quyết định và dám chịu trách nhiệmPhải khẳng định rằng, công chức văn hóa - xã hội cấp xã đã và đang gópphần đáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hànhchính hiện đại, hiệu quả tinh gọn, chính sách văn hóa tiên tiến có tính chuyênnghiệp cao mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt trong thời kỳ đổi mới Tuy nhiên,nghiên cứu cho thấy tinh thần trách nhiệm của công chức văn hóa - xã hội cấp xãhiện nay phần lớn là ở mức độ trung bình, công chức chưa chủ động trong giảiquyết công việc được giao, trong nhận thức và hành vi liên quan đến giải quyếtcông việc của người dân có xu hướng coi trọng các lợi ích cá nhân từ đó dẫn đến

Đại học kinh tế Huế

Trang 37

thái độ thiếu nhiệt tình, thiếu tận tâm, chính điều này đã làm mất đi sự tin tưởng củangười dân vào nền HCNN hiện tại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tích cực trong lao động củamột bộ phận công chức, nhưng trước hết là chúng ta chưa có những quy định cụ thể

về tính chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với từng công việc được giao, nhất lànhững công việc mang yếu tố tập thể Tình trạng “bình quân chủ nghĩa” vẫn còn,dẫn đến việc ỷ lại, dựa dẫm, thậm chí bỏ mặc Bên cạnh đó, việc thực hành dân chủchưa được coi trọng, chưa trở thành nếp sinh hoạt văn hóa công sở, cũng đã ít nhiềuchi phối tới việc công chức chưa phát huy được tinh thần sáng tạo, chưa đề xuấtđược các sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính, bị động, phụ thuộc hoàn toànvào mệnh lệnh cấp trên Nhất là trong điều kiện cấp cơ sở còn nhiều khó khăn, chế

độ đãi ngộ thấp, cùng với những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ đã phần nàolàm giảm chất lượng hoạt động của công chức

Bàn về ý thức trách nhiệm của công chức, trước hết phải nói đến trách nhiệmcủa người đứng đầu mỗi đơn vị Bởi vì, hơn ai hết, họ là những “người cầm trịch”,

“đứng mũi chịu sào”, được giao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Người đứngđầu phải phân công chức trách, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng cán bộ, côngchức Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những saiphạm, thiếu sót trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức dưới quyền, tránh tìnhtrạng quan liêu, bê bối, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình quản lý

Đáng chú ý, chính việc suy giảm uy tín của người lãnh đạo, quản lý, sự yếukém về năng lực quản lý, sự giảm sút về phẩm chất đạo đức cũng là một trongnhững nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới tính tích cực lao động của công chức.Thực tế, một môi trường lao động mà ở đó, tính minh bạch, công khai, văn minh,dân chủ chưa được phát huy, chưa có công bằng tương đối, thì ở đó rất dễ làm thuichột tính tích cực lao động của công chức Về phía người lao động, việc hạn chế vềchuyên môn, nghiệp vụ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng, làmgiảm tính tích cực lao động của công chức

Đại học kinh tế Huế

Trang 38

Để góp phần nâng cao tính tích cực lao động của công chức cơ sở không cócách nào khác là phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế,chính sách và hệ thống pháp luật, xác định rõ nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm, cũngnhư các tiêu chí khen thưởng, xử phạt, gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luậtnơi cơ quan, công sở Sẽ chưa thể hài lòng, khi Nhà nước đòi hỏi công chức phảihết lòng vì công việc, tận tâm tận lực với việc của dân, trong khi Nhà nước lại chưaquan tâm giải quyết thỏa đáng đến các chế độ, chính sách cho công chức Vì vậy,giải quyết tốt chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp sẽ là cái gốc của vấn đề, là điềukiện tiên quyết để nâng cao tính tích cực lao động của công chức trong tình hìnhhiện nay.

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ

1.3.1 Yếu tố khách quan 1.3.1.1 Cơ chế tuyển dụng công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Tuyển dụng công chức là một hoạt động công, do cơ quan, tổ chức và người

có thẩm quyền thực hiện và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật thuộcngành Thông qua tuyển dụng để tạo nguồn công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcủa cơ quan, đơn vị, tổ chức “Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầunhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế” [14] Tuyển dụng công chức là mộttrong những nội dung quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ công chức hiệntại cũng như tương lai Mục đích của việc tuyển dụng công chức là nhằm tìm đượcnhững người đủ tài và đức, đủ phẩm chất tốt để đảm nhiệm công việc Tuyển dụngcông chức là tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũcông chức nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xãhội để đảm đương những nhiệm vụ được giao Nói đến cơ chế tuyển dụng là nói đếncách thức, phương pháp để lựa chọn cán bộ sao cho đúng người, đúng việc nhằmphát huy năng lực và sở trường của họ để đạt kết quả cao trong công tác Để cóđược đội ngũ công chức xã nói chung, công chức văn hóa xã hội nói riêng có chấtlượng cao thì việc tuyển dụng phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ

Đại học kinh tế Huế

Trang 39

nhằm hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình tuyển chọn Các tiêu chuẩntuyển dụng phải xuất phát trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh đảm nhận, phảibám sát yêu cầu của tổ chức và bám sát định hướng chung của công tác tổ chức cán

bộ là phải trẻ hóa đội ngũ công chức, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của củaquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuyển dụng công chức phải chú ýđến việc tuyển dụng được nhân tài cho đội ngũ công chức văn hóa cấp xã; cần có cơchế, chính sách đãi ngộ xứng đáng cho việc thu hút người giỏi tham gia tuyển dụng

1.3.1.2 Chính sách về đào tạo bồi dưỡng công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năngtheo quy định của từng cấp học, bậc học Còn bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cậpnhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc Nếu đào tạo là quá trình làm cho conngười có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định thì bồi dưỡng làm tăng thêmnăng lực hoặc phẩm chất đó Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã đạt về số lượng,tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng tràn lan, hình thức, đào tạo không phải để trang

bị những kỹ năng cần thiết mà chỉ lấy chứng chỉ, bằng cấp bổ sung vào sơ yếu lýlịch Trong khi đó, người có nhu cầu thực sự không được cử đi

Nội dung đào tạo xuất phát từ sự cần thiết của thực tế, yếu khâu nào đào tạo,bồi dưỡng khâu đó Tuy nhiên hiện nay, nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã

về mang nặng về lý luận chính trị, ít chuyên sâu vào khoa học hành chính, các kỹnăng, nghiệp vụ quản lý Nhà nước cần thiết của công chức

Đối với công chức văn hóa - xã hội cấp xã khi bản thân họ phải kiêm nhiệmnhiều công việc liên quan đến văn hóa, thể thao, du lịch, chính sách, việc làm, trongquá trình học tập họ không thể tiếp thu hết các kiến thức thực tế cần, thường thì mỗingành nghề chỉ đào tạo một phần nhỏ trong hệ thống công việc như: chuyên ngànhquản lý văn hóa, chuyên ngành công tác xã hội, chuyên ngành lao động – xã hội.Bởi vậy, bản thân mỗi công chức văn hóa - xã hội cấp xã cần không ngừng học tập

và rèn luyện để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong công việc

Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lại phụ thuộc vàocác vấn đề như: Hệ thống cơ sở đào tạo, chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên,

Đại học kinh tế Huế

Trang 40

chế độ cho người đi học như tiền ăn ở, đi lại, học phí, thời gian Tất cả đều quyếtđịnh tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hóa - xã hội.

1.3.1.3 Yếu tố văn hóa địa phương

Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có nguồn gốc, trưởng thành từchính quê hương của họ Do vậy, truyền thống văn hóa của địa phương có ảnhhưởng tới suy nghĩ và cách ứng xử cũng như tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã

Đối với công chức văn hóa - xã hội cấp xã họ mang trên mình vai trò củangười làm công tác văn hóa, người hướng dẫn, chỉ đạo người dân hoạt động theoquy định của pháp luật, sống và làm việc theo khuynh hướng tích cực nhất, hướngtới xây dựng nền văn hóa đặc trưng của địa phương Khơi gợi tinh thần dân tộc,đoàn kết của người dân, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi nâng cao đờisống tinh thần của người dân Do đó, chính người công chức phải là người am hiểuvăn hóa địa phương nhất, tích cực tiếp xúc với người dân để hiểu hơn tâm tưnguyện vọng, nhu cầu tinh thần của người dân để từ đó phát huy những truyềnthống tốt đẹp, khơi gợi tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau

1.3.1.4 Yếu tố chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với công chức văn hóa - xãhội cấp xã bao gồm các chế độ, chính sách như: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng,bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sựtận tâm, tận lực phục vụ nhân dân cũng như là động lực, là điều kiện đảm bảo để họphấn đấu, nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao

Trong xã hội hiện nay, hiện tượng “chảy máu chất xám” từ khu vực hànhchính Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước đang xảy ra khá nhiều Một trongnhững nguyên nhân cơ bản là chính sách đãi ngộ, tạo động lực của Nhà nước chưathu hút được người tài Các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức vănhóa xã hội cấp xã phải là động lực thúc đẩy công chức học tập, làm việc, cống hiếnhết sức minh cho công việc, cho nhân dân, đồng thời góp phần ngăn chặn tệ nạntham nhũng, làm trong sạch bộ máy công vụ Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã

Đại học kinh tế Huế

Ngày đăng: 03/05/2018, 10:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5.. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (2013), Tài liệu học tập lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức văn hóa xã hội xã 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (2013)
Tác giả: Bộ Văn hóa thể thao và du lịch
Năm: 2013
11. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
1. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn Khác
2. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Khác
3. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 13/2006/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý Nhà nước đối với cán bộ, công chức Khác
4. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (2011), Văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về lễ hội Khác
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới Khác
7. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2011 về Công chức xã, phường, thị trấn Khác
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khác
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức Khác
10. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về cán bộ công chức xã phường, thị trấn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w