LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị” được sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Hòa -
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN VĂN HÒA
HUẾ, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị” được sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Trần Văn Hòa - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tôi xin cam đoan rằng các kết quả nghiên cứu, số liệu và thông tin trongluận văn này là khách quan, trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệmột học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Nguyễn Trí Hữu
Trang 3Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cơ quan ở tỉnh Quảng Trị:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, UBND thành phố Đông Hà, UBND các phường, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đông Hà, tập thể cán bộ của Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh và các cá nhân
đã nhiệt tình giúp đỡ trả lời phiếu phỏng vấn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Trí Hữu
Trang 4TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN TRÍ HỮU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410
Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN HÒA
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng là tiền đề quan trọng để phát triển đối với mọi hìnhthái kinh tế xã hội Hiện nay, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, nhưngtrong quá trình tổ chức thực hiện thì vấn đề quản lý chất lượng và hiệu quả đối vớicác dự án đầu tư xây dựng thì còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải quan tâm, đặcbiệt là công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sáchnhà nước Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, nhằm góp phần hoàn thiện công tác
quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng một sốphương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp phântích như: thống kê mô tả; phân tích nhân tố, hồi quy và kiểm định thống kê nhằmhướng đến các mục tiêu nghiên cứu
3 Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận
về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn
2011-2016 và những nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lý dự án dẫn đến các tồntại trong công tác đầu tư xây dựng Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàncông tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh
Trang 5ivQuảng Trị.
Trang 63 ĐTPT Đầu tư phát triển
4 GDĐT Giáo dục đào tạo
11 MTQG Mục tiêu quốc gia
12 NSĐP Ngân sách địa phương
13 NSNN Ngân sách nhà nước
14 NSTW Ngân sách trung ương
15 PTNN Phát triển nông nghiệp
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Trang 8vi i
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục bảng ix
Danh mục sơ đồ, biểu đồ xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ 6
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 6
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 6
1.1.2 Một số đặc điểm cơ bản và vai trò của dự án đầu tư xây dựng .8
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 10
1.1.4 Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng .13
1.2 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 14
1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng 14
1.2.2 Các giai đoạn quản lý dự án 14
1.2.3 Nội dung quản lý dự án 17
1.2.4 Các hình thức quản lý dự án 31
1.2.5 Các chủ thể tham gia quản lý dự án 32
Trang 9viii1.2.6 Mối quan hệ của chủ đầu tư đối với các chủ thể liên quan 34
Trang 101.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ
35
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Đà Nẵng 35
1.3.2 Kinh nghiệm của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Bình 36
1.3.3 Kinh nghiệm của Trung tâm Phát triển quỹ đất tinh Hà Tỉnh 37
1.3.4 Bài học kinh nghiệm của Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị 38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ 40
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 40
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Trị 40
2.1.2 Tổng quan về Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị 46
2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ 49
2.2.1 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư .49
2.2.2 Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư 54
2.2.3 Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu .56
2.2.4 Thực trạng công tác quản lý chất lượng và tiến độ các gói thầu 59
2.2.5 Thực trạng công tác nghiệm thu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư .62
2.2.6 Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường 63
2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ .66
2.3.1 Thông tin về đối tượng điều tra 66
2.3.2 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị 68
Trang 122.4.2 Những tồn tại và hạn chế
82
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 85
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ 87
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
ĐẾN NĂM 2020 873.1.1 Mục tiêu tổng quát
87
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 873.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNGTẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ 88
3.2.1 Công tác lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, giải pháp quy hoạch, thiết kế88
3.2.2 Chú trọng công tác lựa chọn công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn và địnhmức kinh tế - kỹ thuật
Trang 13PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1 KẾT LUẬN 98
2 KIẾN NGHỊ 99
2.1 Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương 99
2.2 Đối với UBND tỉnh và các Sở, Ngành liên quan 100
2.3 Đối với các tổ chức đoàn thể, cộng đồng 101
2.4 Đối với Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị 101
vii
Trang 14TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC
104 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN
BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC
NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trang 15DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2016 44Bảng 2.2 Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư tại Trung tâm PTQĐ
tỉnh Quảng Trị giai đoạn từ năm 2011-2016 50Bảng 2.3 Tổng hợp số thu nội địa của tỉnh Quảng Trị và thu từ đấu giá QSD đất
tại Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2016 52Bảng 2.4 Tổng hợp số lượng các công trình đầu tư xây dựng do Trung tâm PTQĐ
tỉnh Quảng Trị quản lý giai đoạn 2011-2016 53Bảng 2.5 Tổng hợp tình hình bồi thường GPMB và tái định cư các công trình đầu
tư xây dựng do Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị quản lý giai đoạn2011-2016 55Bảng 2.6 Tổng hợp tình hình thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu
tại Trung tâm PTQĐ tỉnh giai đoạn 2011-2016 59Bảng 2.7 Tổng hợp số lượng các công trình đầu tư xây dựng hoàn thành bàn giao
đưa vào sử dụng do Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị quản lý giai đoạn2011-2016 62Bảng 2.8 Tổng hợp kết quả thực hiện giải ngân thanh toán trong giai đoạn 2011-
2016 của Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị 62Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả quyết toán dự án hoàn thành của Trung tâm PTQĐ
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2016 63Bảng 2.10 Tổng hợp thông tin chung của đối tượng được khảo sát
67Bảng 2.11 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về quy hoạch chi tiết xây
dựng 69
Bảng 2.12 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về dự án đầu tư xây dựng
70Bảng 2.13 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về bồi thường giải phóng
mặt bằng và tái định cư
Trang 1671
Bảng 2.14 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về công tác lựa chọn nhà
thầu 72
Trang 17Bảng 2.17 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về nghiệm thu
thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
75
Bảng 2.18 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về
quy hoạch chi tiết xây
dựng 77
Bảng 2.19 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về
dự án đầu tư xây dựng
78
Bảng 2.20 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về
yếu tố bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư
79
Trang 18DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng 16
Sơ đồ 1.2 Nội dung quản lý dự án 30
Sơ đồ 1.3 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
32
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị 49
Trang 19PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, với diện tích tự nhiênkhoảng 4.737,44 km2, dân số 623.528 người (theo số liệu thống kế 2016), đạt mật
độ dân số bình quân theo diện tích 132 người/km2, gồm 10 đơn vị hành chínhcấp huyện trong đó có 01 thành phố tỉnh lỵ
Nền kinh tế với điểm xuất phát thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ, thu ngânsách nhà nước hàng năm chỉ đảm bảo 40% tổng nhu cầu chi (thu nội địa năm 2017khoảng 2.126 tỷ đồng), cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, đời sống nhân dân tuy cótiến bộ nhưng cũng còn nhiều khó khăn, nên nhu cầu về vốn đầu tư để phục vụcác mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là rất lớn Một trong những nhiệm vụ hết sứcquan trọng và cần thiết đó là tích cực huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồnkhác nhau như: đầu tư nước ngoài, ngân sách nhà nước (vốn trung ương, vốn địaphương, vốn thu từ phát triển quỹ đất ), đầu tư tư nhân Trong giai đoạn 2011-
2016, tổng vốn đầu tư toàn xã hội toàn tỉnh đạt 53.113 tỷ đồng, trong đó nguồnvốn từ khu vực nhà nước đạt 15.670 tỷ đồng, chiếm 29,50%
Những năm gần đây, khi nguồn thu của ngân sách Trung ương gặp nhiềukhó khăn, nợ công tăng nhanh, đầu tư công bị cắt giảm mạnh nên việc cân đối vốn
từ ngân sách trung ương đối với tỉnh bị hạn hẹp Trong khi đó, nguồn thu của địaphương đạt thấp nên nguồn vốn đầu tư từ NSĐP chưa đáp ứng được nhu cầu vốn
để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Để khắc phục một phần khó khăn về nguồn vốn đầu tư, tỉnh Quảng Trị đãthực hiện mạnh mẽ chủ trương tạo nguồn thu từ quỹ đất để thực hiện các dự ánđầu tư trên địa bàn Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị và các huyện, thị
xã, thành phố được tỉnh giao thực hiện các dự án phát triển đô thị sử dụngnguồn vốn thu từ quỹ đất
Thông qua nguồn vốn đầu tư này, nhiều dự án quan trọng đã và đang đượctriển khai thực hiện tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và ở nhiều lĩnh vực như:giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống cấp điện, điện chiếu sáng, cấp nước,
Trang 202công viên, khu văn hóa - thể thao, công sở, các công trình, dự án này đã gópphần
Trang 21quan trọng giúp công cuộc đổi mới của tỉnh nhà đã đạt được những thành tựuvượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội và góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinhthần, văn hóa của nhân dân trên địa bàn tỉnh
Tuy nhiên, công tác quản lý các dự án đầu tư tại Trung tâm Phát triển Quỹđất tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế, còn lúng túng, bất cập Điều này dẫnđến có một số dự án chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng hiệu quảcòn hạn chế và chưa thực sự ổn định và bền vững Vì vậy, việc đánh giá thựctrạng và xác định các hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư để tìm ranhững giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng vừađảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật vừa phù hợp với thực tiễn của đơn vị
và địa phương là yêu cầu cấp thiết
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn như phân tích ở trên, đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Quảng Trị” được chọn làm đề tài Luận văn thạc sỹ kinh tế Thông qua việc
nghiên cứu đề tài này, góp phần cung cấp thông tin có tính khoa học và thựctiễn cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị nói riêng và Trung tâm Pháttriển quỹ đất các huyện, các chủ đầu tư trên địa bàn nói chung có những giải phápnhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng, gópphần nâng cao hiêu quả sử dụng vốn NSNN trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2016, đề xuấtgiải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựngtại Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Trang 22- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tưxây dựng tại Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quanđến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn thành phố
Đông Hà và Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu
tư tại Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2016 Các giải pháp được đềxuất áp dụng cho thời gian tới Số liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong khoảngthời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017
- Về nội dung: Đề tài không nghiên cứu rộng hàng loạt vấn đề quản lý dự án
nói chung mà giới hạn trong phạm vi công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiTrung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Quảng Trị như công tác quy hoạch chi tiết xâydựng; Dự án đầu tư xây dựng; Bồi thường GPMB và tái định cư; Công tác lựa chọnnhà thầu; Quản lý khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; Quản lý thi công xây dựngcông trình và Nghiệm thu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1 Đối với số liệu thứ cấp
Thu thập từ các tài liệu báo cáo, số liệu kế hoạch vốn và báo cáo kết quảđầu tư xây dựng của các đơn vị, gồm: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Sở Kếhoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị,Tổng cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị vàcác cơ quan tổ chức liên quan Trên cơ sở đó, sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá
về thực trạng thực hiện công quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Pháttriển quỹ đất tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2016
Ngoài ra, tác giả nghiên cứu tài liệu từ các kết quả nghiên cứu có liên quan
Trang 23và tài liệu khác làm cơ sở cho phát triển nội dung của đề tài
Trang 244.1.2 Đối với số liệu sơ cấp
Thực hiện thông qua việc điều tra khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ tạicác đơn vị, như: UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, SởTài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Đông Hà, Trung tâm Phát triển quỹ đất
tỉnh (gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước); cán bộ tại các đơn vị xây lắp, đơn vị
tư vấn có tham gia thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Trung tâm Phát triểnquỹ đất tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư; và UBND các phường, người dân trực tiếp
hưởng lợi tại các địa phương có liên quan trên địa bàn thành phố Đông Hà (gọi chung là đơn vị hưởng lợi) Hình thức điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn Nội
dung phiếu điều tra gồm những vấn đề liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tưxây dựng tại Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị Tổng số phiếu phát ra 220 phiếu.Trong đó:
- Khảo sát 18 cán bộ trực tiếp quản lý dự án tại Tung tâm Phát triển quỹ đấttỉnh Quảng Trị
- Khảo sát 45 cán bộ các Sở, Phòng có liên quan công tác QLDAĐTXD: VPUBND tỉnh, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Sở Giao thông, UBND TP
- Khảo sát 99 người tại 07 Doanh nghiệp có tham gia vào quá trình thực hiệnmột số dự án đầu tư do Trung tâm làm Chủ đầu tư
- Khảo sát 58 người gồm lãnh đạo các xã, phường và người dân ở các địaphương có dự án đầu tư trên địa bàn về quy hoạch, chất lượng, tiến độ dự án,công tác đền bù GPMB và tái định cư
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
4.2.1 Đối với số liệu thứ cấp
Trên các cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp:Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê; phương pháp so sánh nhằm phântích, đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm PTQĐ tỉnhQuảng Trị
4.2.2 Đối với số liệu sơ cấp
Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi
Trang 255không đạt yêu cầu Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu Sau
đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 20.0 Sử dụng phương pháp:
Trang 26- Phương pháp thống kê mô tả, được sử dụng để lượng hóa mức độ đánhgiá của cán bộ quản lý và đối tượng trực tiếp hưởng lợi tại các địa phương có liên
quan trên địa bàn thành phố Đông Hà.
- Phương pháp kiểm định thống kê được sử dụng nhằm xem xét sự khácbiệt giữa nhóm các biến định lượng với biến phân loại đối tượng cần so sánh Từviệc phân tích trên giúp đưa ra các nhận xét, kết luận một cách khách quan vềnhững vấn đề liên quan đến nội dung và mục đích nghiên cứu
Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phầnmềm thống kê thông dụng EXCEL và SPSS
5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Kết cấu luận văn gồm ba phần, cụ thể như
sau: Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư tại Trung tâm Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị;
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị;
Chương 3 Định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm PTQĐ tỉnh Quảng Trị;
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trang 27PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng “Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định”.
Còn ở Việt Nam thì có một số khái niệm về dự án đầu tư như sau:
Theo Luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” [3]
Theo Luật Đầu tư công năm 2014: “Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công” [4]
Theo Luật Xây dựng năm 2014: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng".[6]
Như vậy, tùy vào tính chất, mục đích thì khái niệm dự án đầu tư có thể diễn
đạt khác nhau Tuy nhiên, có thể khái quát chung như sau: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Trang 28- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày mộtcách chi tiết có hệ thống các nội dung công việc và chi phí theo một kế hoạch
để đạt
Trang 29được những kết quả và và những mục tiêu nhất định trong tương lai
- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quanvới nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xácđịnh như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài chính… Vậy, dự ánđầu tư phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu raphù hợp với những mục tiêu cụ thể Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai,tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ Sử dụng đầu vào được hiểu là sửdụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…
Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì Dự án đầu tư thông thườnggồm những thành phần chính sau:
+ Về mục tiêu: Khi thực hiện dự án sẽ đạt được những lợi ích gì cho đấtnước, địa phương hoặc cho các nhà đầu tư nói riêng
+ Về kết quả: Đó là những kết quả có thể định lượng và được tạo ra từ cáchoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mụctiêu của dự án
+ Về nhiệm vụ: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự
án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các
bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án
+ Về các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện đượcnếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người Giá trị hoặc chi phí củacác nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án
+ Về thời gian: Tiến độ thực hiện dự án đầu tư cần được cố định
Dự án đầu tư được xây dựng bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn Các giaiđoạn này vừa có mối quan hệ khăng khích nhưng cũng có tính độc lập tương đốivới nhau tạo thành chu trình của dự án Chu trình của dự án được chia làm 3 giaiđoạn: Chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự
án vào khai thác sử dụng Giai đoạn chuẩn bị dự án tạo tiền đề quyết định sự thànhcông hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn khai thác sử dụng Đốivới Chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan hoặc nhà tài trợ thì việc xemxét đánh giá các giai đoạn của chu trình dự án là rất quan trọng Nhưng ở các góc
Trang 30độ khác nhau, mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trìnhcũng khác nhau Chủ đầu
Trang 31tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả
1.1.2 Một số đặc điểm cơ bản và vai trò của dự án đầu tư xây dựng
1.1.2.1 Đặc điểm cơ bản của dự án đầu tư xây dựng
Trên cơ sở khái niệm về dự án đầu tư xây dựng có thể rút ra một số đặcđiểm cơ bản của dự án như sau:
Thứ nhất, dự án phải có mục tiêu rõ ràng Mục tiêu của dự án đóng vai trò
định hướng cho dự án Mục tiêu của dự án được thể hiện ở 2 mức độ: mục tiêutổng thể và mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể là những kết quả cụ thể, trước mắt
mà dự án cần phải đạt được khi thực hiện dự án Mục tiêu tổng thể là những lợiích KT-XH do việc thực hiện dự án đem lại
Thứ hai,dự án bao gồm tổng hợp các quy định và công việc liên kết chặt chẽ
với nhau Các công việc phụ thuộc lẫn nhau không chỉ do sắp xếp chúng theo mộttrật tự nhất định và logic thời gian, mà còn ở chỗ kết quả của mỗi công việc là tiền
đề cho những công việc tiếp theo Nhiệm vụ của công tác xây dựng dự án là sắpxếp các công việc, hoạt động một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo sự phối kếthợp nhịp nhàng trong hoạt động của dự án theo mục tiêu đã được đính hướng
Thứ ba,dự án được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định hay nói
cách khác nó bị giới hạn về mặt thời gian Vai trò của công tác quản lý dự án làkiểm tra, giám sát, đôn đốc các công việc của dự án, từ đó đề ra những giảipháp nhất định để đảm bảo dự án hoàn thành trong khoảng thời gian đã xác định
Thứ tư, nguồn lực của dự án cần được xác định trước, đây là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án.Nguồn lựccủa dự án là yếu tố đầu vào quan trọng cho các hoạt động của dự án, các dự ánkhác nhau thì yêu cầu về nguồn lực khác nhau Nguồn lực dự án phải được xácđịnh trước đủ để hoàn thành các công việc của dự án trong thời gian xác định
Thứ năm, việc hình thành dự án là kết quả của sự đóng góp công sức và trí
tuệ của một nhóm người làm việc chung với nhau Do đó đòi hỏi phải có sự phốikết hợp giữa các thành viên tham gia để cùng cộng tác, chia sẻ và chấp nhận
Trang 329rủi ro trong thời gian thực hiện dự án Muốn vậy, dự án cần phải làm tốt công tác
tổ chức và quản lý nhân sự
Trang 33Thứ sáu, đầu tư XDCB là một lĩnh vực có rủi ro lớn Rủi ro trong lĩnh vực đầu
tư XDCB chủ yếu là do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài Trong thời gian nàycác yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên biến động sẽ gây nên những thấtthoát lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường đượchết khi lập dự án Các yếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh có thể tàn phá các côngtrình được đầu tư Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước như thay đổi chínhsách thuế, thay đổi mức lãi suất, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầu sử dụng cũng
có thể gây nên thiệt hại cho hoạt động đầu tư
Thứ bảy, đầu tư XDCB liên quan đến nhiều ngành Hoạt động đầu tư xây
dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và diễn ra ở phạm vi nhiều địa giớihành chính khác nhau Do vậy, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, cáccấp trong quản lý và phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham giathực hiện dự án
1.1.2.2 Vai trò của dự án đầu tư xây dựng
Đầu tư xây dựng là tiền đề để phát triển đối với mọi hình thái kinh tế xã hội,
nó có vai trò hết sức quan trọng là động lực để phát triển kinh tế và cũng làchìa khoá của sự tăng trưởng Nếu không có đầu tư thì không thể có phát triển
Vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:
Một là, đầu tư xây dựng từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nướcnhư: giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế Thông qua hoạt động đầu
tư sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân,tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhậpquốc dân và tổng sản phẩm xã hội
Hai là, đầu tư xây dựng từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hoá và phâncông lao động xã hội Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2020, Đảng và Nhà nước chủ trương tậptrung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn như công
Trang 34nghiệp dầu khí, hàng không, hàng hải, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ,đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngành công nghệ cao Thông qua việc pháttriển kết cấu
Trang 35hạ tầng để tạo lập môi trường thuận lợi, tạo sự lan toả đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội
Ba là, đầu tư xây dựng từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư
trong nền kinh tế Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành,lĩnh vực có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trongnền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế Thông quađầu tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNN cótác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội ĐTPT sảnxuất - kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và pháttriển kinh tế - xã hội Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đườnggiao thông là sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sởkinh doanh và khu dân cư
Bốn là, đầu tư xây dựng từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa, giải quyếtviệc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Theo Khoản 1, Điều 1 của Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 củaChính phủ quy định phân loại dự án đầu tư xây dựng theo quy mô, tính chất, loạicông trình chính của dự án[14] Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu
tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự
án nhóm C Cụ thể như sau:
1.1.3.1 Theo quy mô dự án
Theo quy mô dự án, dự án đầu tư xây dựng có 04 loại như sau: Dự án quantrọng quốc gia; Dự án nhóm A; Dự án nhóm B; và Dự án nhóm C
a) Dự án quan trọng quốc gia:
- Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
- Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêmtrọng đến môi trường, bao gồm: (i) Nhà máy điện hạt nhân; (ii) Sử dụng đất có yêu
Trang 36cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khubảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trởlên; rừng
Trang 37phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cátbay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ1.000 héc ta trở lên;
- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từhai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trởlên ở các vùng khác;
- Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hộiquyết định
b) Dự án nhóm A
- Dự án không phân biệt TMĐT thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i)
Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; (ii) Dự án tại địa bàn đặc biệt quantrọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốcphòng, an ninh; (iii) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chấtbảo mật quốc gia; (iv) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; (v) Dự án hạ tầng khucông nghiệp, khu chế xuất
- Dự án có TMĐT từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: (i)Giaothông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;(ii) Công nghiệp điện; (iii) Khai thác dầu khí; (iv) Hóa chất, phân bón, xi măng; (v)Chế tạo máy, luyện kim; (vi) Khai thác, chế biến khoáng sản; (vii) Xây dựng khu nhàở
- Dự án có TMĐT từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: (i) Giaothông; (ii) Thủy lợi; (iii) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; (iv) Kỹthuật điện; (v) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; (vi) Hóa dược; (vii) Sản xuất vậtliệu; (viii) Công trình cơ khí; (ix) Bưu chính, viễn thông
- Dự án có TMĐT từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: (i) Sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; (ii) Vườn quốc gia, khu bảo tồnthiên nhiên; (iii) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; (iv) Công nghiệp
- Dự án có TMĐT từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: (i) Y
tế, văn hóa, giáo dục; (ii) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
Trang 3813(iii) Kho tàng; (iv) Du lịch, thể dục thể thao; (v) Xây dựng dân dụng.
Trang 39c) Dự án nhóm B
- Dự án có TMĐT từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sauđây: (i)Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,đường quốc lộ; (ii) Công nghiệp điện; (iii) Khai thác dầu khí; (iv) Hóa chất, phânbón, xi măng; (v) Chế tạo máy, luyện kim; (vi) Khai thác, chế biến khoáng sản; (vii)Xây dựng khu nhà ở
- Dự án có TMĐT từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sauđây: i) Giao thông; (ii) Thủy lợi; (iii) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;(iv) Kỹ thuật điện; (v) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; (vi) Hóa dược; (vii) Sảnxuất vật liệu; (viii) Công trình cơ khí; (ix) Bưu chính, viễn thông
- Dự án có TMĐT từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồngthuộc lĩnh vực sauđây: (i) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; (ii) Vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên; (iii) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; (iv) Công nghiệp
- Dự án có TMĐT từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sauđây: (i) Y tế, văn hóa, giáo dục; (ii) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh,truyền hình; (iii) Kho tàng; (iv) Du lịch, thể dục thể thao; (v) Xây dựng dân dụng
d) Dự án nhóm C
- Dự án có TMĐT dưới 120 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây: (i)Giao thông,bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; (ii) Côngnghiệp điện; (iii) Khai thác dầu khí; (iv) Hóa chất, phân bón, xi măng; (v) Chế tạomáy, luyện kim; (vi) Khai thác, chế biến khoáng sản; (vii) Xây dựng khu nhà ở
- Dự án có TMĐT dưới 80 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây: (i) Giao thông;(ii) Thủy lợi; (iii) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; (iv) Kỹ thuật điện;(v) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; (vi) Hóa dược; (vii) Sản xuất vật liệu; (viii)Công trình cơ khí; (ix) Bưu chính, viễn thông
- Dự án có TMĐT dưới 60 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây: (i) Sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; (ii) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên; (iii) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; (iv) Công nghiệp
- Dự án có TMĐT dưới 45 tỷ đồngthuộc lĩnh vực sau đây: (i) Y tế, văn hóa,giáo dục; (ii) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; (iii) Kho tàng;
Trang 4015(iv) Du lịch, thể dục thể thao; (v) Xây dựng dân dụng.