Dựa trên các tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đánh giá thực trạng công tác phát triển nông thôn huyện Hương Sơn thời gian qua nhằm khẳng định những thành tựu của địa phương, đồng thời tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển nông thôn của huyện. Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm huyện Hương sơn nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đồng thời có thể làm mô hình tham khảo cho các xã có điều kiện tương tự. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệmột học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Phan Văn Dũng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và quý báu của cô giáoPGS.TS Vũ Thị Bình, cùng các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, Banquản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi chotôi thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân huyệnHương Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê, Ủy ban nhândân các xã, thị trấn thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoànthành luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Phan Văn Dũng
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1 Mục đích của đề tài 2
2.2 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới 4
1.1.1 Nông thôn 4
1.1.2 Phát triển nông thôn 5
1.1.3 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 5
1.1.4 Quy hoạch nông thôn mới 6
1.1.5 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chương trình nông thôn mới 12
1.2 Cơ sở thực tiễn về quy hoạch nông thôn mới 13
1.2.1 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới 13
1.2.2 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 19
1.2.3 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh 27
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.2.Nội dung nghiên cứu 30
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn 30
2.2.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Hương Sơn 30
2.2.3 Đánh giá các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn so với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 30
Trang 42.2.4 Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn xã Sơn Diệm - huyện Hương Sơn 31
2.2.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu 32
2.3.2 Phương pháp so sánh 32
2.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 33
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 34
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 38
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện 41
3.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Hương Sơn 43
3.2.1.Đánh giá thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 43
3.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 44
3.2.3 Thực trạng những vấn đề xã hội nông thôn 45
3.2.4 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 46 3.3 Đánh giá các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn so với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 55
3.3.1 Nhóm tiêu chí quy hoạch 55
3.3.2 Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội 56
3.3.3 Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 57
3.3.4 Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường 57
3.3.5.Nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị 58
3.4 Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Sơn Diệm - huyện Hương Sơn 58
3.4.1 Tóm tắt phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2014 58
3.4.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm 64
Trang 53.4.3 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Sơn Diệm 71
3.4.4 Những tồn tại và hạn chế trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm 79
3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 80
3.5.1 Giải pháp về huy động và sử dụng vốn hiệu quả 80
3.5.2 Giải pháp về phát triển sản xuất 81
3.5.3 Giải pháp tổ chức sản xuất 82
3.5.4 Giải pháp cơ chế chính sách 83
3.5.5.Giải pháp phát triển các lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Môi trường 83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84
1 Kết luận 84
2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 88
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
SU : Phong trào Làng mới của Hàn Quốc làng (Saemaul)
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2005 - 2013 38
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí của tỉnh Hà Tĩnh về nông thôn mới của 30 xã 54
Bảng 3.3 Quy hoạch đất ở nông thôn 61
Bảng 3.4 Hệ thống đường giao thông trục xã, liên xóm 63
Bảng 3.5 Công suất các trạm biến áp đến năm 2015 63
Bảng 3.6 Quy hoạch nhà văn hóa và sân thể thao các xóm 65
Bảng 3.7 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 72
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế
-xã hội của mỗi quốc gia Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu vựcnông thôn chiếm gần 70% dân số cả nước Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nôngthôn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đảng vàNhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế củađất nước, kinh tế khu vực nông thôn đã có nhiều khởi sắc rõ rệt Tuy nhiên do trình độsản xuất còn thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho GDP của khu vựcnông thôn còn chậm Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém, lạchậu và không đồng bộ Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế; Cơcấu hạ tầng kết nối giữa các khu vực còn yếu kém Trước tình hình đó, để thúc đẩy sựphát triển kinh tế bền vững và giải quyết những bất cập mà khu vực nông thôn đanggặp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về đầu tư phát triểncho khu vực nông thôn Để vấn đề đầu tư được hiệu quả cao thì công tác quy hoạchcho khu vực nông thôn phải đi trước một bước
Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu Quốc gia chiếm vị tríhết sức quan trọng Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 vàQuyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai công tác lập quy hoạch xâydựng nông thôn mới Theo đó, quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải gắn vớiđặc trưng vùng miền và các lợi thế của từng địa phương là nhằm đáp ứng sự pháttriển theo các tiêu chí nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định số491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009
Huyện Hương Sơn là huyện trung du, miền núi nằm về phía Tây Bắc củatỉnh Hà Tĩnh gồm 2 thị trấn và 30 xã Trong những năm qua huyện Hương Sơn
đã có bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc xâydựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: Điện, đường, trường, trạm, Vấn đề chuyển
Trang 9dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của huyện đang tạo ra một bộ mặt mới theohướng rất tích cực.
Tuy nhiên, Hương Sơn vẫn là một huyện còn nhiều khó khăn như: Đờisống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sảnxuất chưa cao, giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt thấp, thu ngân sách trênđịa bàn không đủ chi, đặc biệt trên địa bàn thường chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạnhán và mưa bão
Vì vậy, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là rất cầnthiết, là chìa khóa cho sự liên kết giữa không gian sống, không gian sinh hoạt vàkhông gian sản xuất thêm chặt chẽ
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh”.
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
- Dựa trên các tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đánh giá thựctrạng công tác phát triển nông thôn huyện Hương Sơn thời gian qua nhằm khẳngđịnh những thành tựu của địa phương, đồng thời tìm ra những thuận lợi và khó khăntrong quá trình phát triển nông thôn của huyện
- Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nôngthôn mới xã Sơn Diệm - huyện Hương sơn nhằm góp phần nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho người dân, đồng thời có thể làm mô hình tham khảo cho các xã
có điều kiện tương tự
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện xây dựng nông thônmới trên địa bàn huyện
2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng pháttriển nông thôn và đưa ra định hướng phát triển về không gian, mạng lưới điểmdân cư, về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo các tiêu chí của quy hoạch nôngthôn mới
Trang 10- Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo tính trung thực, chính xác,phản ánh đúng hiện trạng.
- Tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng
- Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹthuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh vàbảo vệ môi trường
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quyhoạch ngành của huyện, xã đã được phê duyệt
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới
1.1.1 Nông thôn
Nông thôn dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với
đô thị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, sốlượng dân cư: ở nông thôn thấp hơn so với thành thị Có ý kiến dùng chỉ tiêutrình độ cơ cấu hạ tầng để phân biệt nông thôn với thành thị
Cũng có một số nhà quản lý lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị và nôngthôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Như
về mặt kinh tế thì giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lao động, nghềnghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ, Về mặt xã hội thì đó là sự khácbiệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở, Về mặtmôi trường thì chủ yếu ở đây là môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm,
Quan điểm khác cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn (nông thôn thấp hơn)
Lại có quan điểm cho rằng, vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đây làmnông nghiệp là chủ yếu
Có quan điểm cho rằng, Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nộithành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ
sở là UBND xã
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ vềchính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn làphần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đượcquản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã Nông thôn Việt Namhiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống
Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chấttương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội củacác quốc gia trên thế giới Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệchặt chẽ với nhau
Trang 12Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị là ở đó có một cộngđồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấphơn, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kémhơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấphơn ” (Vũ Thị Bình, 2006).
1.1.2 Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn nhìn chung được diễn tả bao gồm các hành động vàsáng kiến được thực hiện để cải thiện mức sống khu vực ngoài đô thị, nông thôn,
và các làng bản xa xôi Những cộng đồng này có thể được nhận diện bởi mật độdân số thấp, người dân sống trong các vùng không gian mở,
Phát triển nông thôn không chỉ là phát triển sản xuất nông nghiệp mà phảikết hợp với phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành cơcấu nông thôn hợp lý Trong phát triển nông nghiệp phải chú trọng tới cả pháttriển lâm nghiệp và thủy sản,
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm PTNT như sau: PTNT là mộtchiến lược nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của những người ở nôngthôn, nhất là những người nghèo Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự pháttriển đến với những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinhnhai ở các vùng nông thôn
Như vậy, phát triển nông thôn là hệ thống đảm bảo sự phát triển tổng hợpkinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn nhằm vàoviệc cải thiện mức sống, cả tinh thần và vật chất của dân cư nông thôn Tùy theogóc độ xem xét, PTNT có thể được diễn giải theo những cách khác nhau Góc độxem xét và diễn giải nội dung PTNT tương ứng đồng thời phục vụ triển khai thựchiện PTNT theo các cách, mục tiêu khác nhau
1.1.3 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
PTNT dựa vào cộng đồng chính là việc tổ chức thực hiện các nội dungthông thường trong PTNT với việc nhấn mạnh vai trò cộng đồng là người đứng
ra lãnh đạo tổ chức thực hiện Nó phân biệt với các cách tiếp cận khác khi có thểcùng thực hiện các nội dung thông thường của PTNT nhưng không do cộng đồngđứng ra lãnh đạo việc tổ chức thực hiện
Trang 13Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển (nông thôn) theo địnhhướng cộng đồng, và có một số cách dùng từ khác nhau như phát triển theo địnhhướng cộng đồng, phát triển dựa vào cộng đồng, phát triển do cộng đồng làm chủ
và phát triển lấy người dân làm trung tâm Phát triển theo các tên gọi khác nhaunày đều có chung bản chất là phát triển theo định hướng cộng đồng
Phát triển theo định hướng cộng đồng cho rằng các cộng đồng địa phươngkhi có được quyền ra các quyết định và quản lý các nguồn lực trong tay sẽ thựchiện việc phát triển tốt hơn
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, phát triển do cộng đồng làm chủphụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức cộng đồng,các tổ chức phi chính phủ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư nhân hay côngcộng (như dịch vụ khuyến nông) Trong điều kiện của Việt Nam, có thể hiểutrong điều kiện khi chính quyền xã, các thôn và các tổ chức cộng đồng đang giữvai trò chủ đạo trong việc lựa chọn, lập kế hoạch và quản lý các chương trình,các hoạt động phát triển địa phương Điều đó còn bao gồm cả việc chuyển quyềnchủ đầu tư và sử dụng tài chính cho cấp địa phương
Như vậy, PTNT dựa vào cộng đồng hướng đến con đường, cách thức đểthực hiện các nội dung thông thường trong PTNT Kết quả cần đạt được ngoàicác nội dung thông thường trong PTNT như tất cả các cách thức PTNT khác,quan trọng hơn chính là tìm ra con đường, cách thức để thực hiện nó Các vấn đề
lý luận về PTNT dựa vào cộng đồng, nhìn chung, xoay quanh việc xem xét cơchế, cách thức để huy động sự tham gia tự nguyện và chủ động của cộng đồngvào tổ chức PTNT (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2010)
1.1.4 Quy hoạch nông thôn mới
1.1.4.1 Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm về nông thôn mới: Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuấthợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất,tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự đượcgiữ vững
Trang 14- Khái niệm về xây dựng nông thôn mới: Là xây dựng nông thôn đạt 19
tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới
- Khái niệm quy hoạch nông thôn mới: Là bố trí, sắp xếp các khu chức
năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theotiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địaphương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ,sâu sắc và quyết tâm thực hiện
1.1.4.2 Các đặc trưng của nông thôn mới
Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 gồm các đặc trưng: Kinh tế pháttriển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao;Nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại,môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dântộc được giữ gìn và phát huy; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao; Anninh tốt, dân chủ được phát huy
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nước ta đã đạt được thành tựu to lớn và khátoàn diện; tuy nhiên, những thành tựu đạt được chư tương xứng với tiềm năng,lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng; nông nghiệp phát triển còn kém bềnvững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp;việc chuyểndịch cơ cấu kinh té và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm;năng xuất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, chưa thúc đẩy mạnh
mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn; đời sông vật chất và tinhthần của người dân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàu nghèo giữa nông thônvới thành thị, giữa các vùng miền còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bứcxúc… Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nông thôn
1.1.4.3 Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần
lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia Có thể nói nông nghiệp
là chức năng tự nhiên của nông thôn Chức năng cơ bản của nông thôn là sản
Trang 15xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao Khác với nông thôntruyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu cácnghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụngphổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiệnđại.
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống: Để đảm bảo giữ gìn được văn
hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá
vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sửthì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắclàng quê nông thôn Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nôngthôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn vàcảnh quan văn hoá truyền thống
- Chức năng sinh thái: Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con
người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước
và không khí Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh tháinông nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thựchoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường
tự nhiên Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nôngnghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái Đất đai canh tác nôngnghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên, phát huy các tác dụngsinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước,phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất, Chức năng này chính là một trongnhững tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn Thông qua sựtuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu đượclợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn
1.1.4.4 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theohướng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất; sảnphẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
Trang 16tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi,trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc;
an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sựlãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nông thôn, củng cố vững chắc liênminh công nhân - nông dân - trí thức
1.1.4.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới được thể hiện trong chương trìnhMTQG xây dựng NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010), gồm 11nội dung sau:
Thứ nhất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triểncác khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trong xã
Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu
chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Hoàn thiện hệ thống đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệthống đường giao thông trên địa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụsinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trênđịa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về giáo dục trênđịa bàn xã
- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã
Thứ ba, Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhằm
đạt tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM
Trang 17- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướngphát triển sản xuất hang hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗilàng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa côngnghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu laođộng nông thôn
Thứ tư, Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm mục tiêu đạt tiêu chí số 11
của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngcho 64 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao
- Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
Thứ năm, Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu
quả ở nông thôn nhằm mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốcgia NTM
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loạihình kinh tế ở nông thôn
Thứ sáu, Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn nhằm đạt yêu cầu tiêu
chí số 5 và 14 của bộ tiêu chí quốc gia về NTM Với nội dung tiếp tục thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về giáo dục – đào tạo, đáp ứngyêu cầu bộ tiêu chí quốc gia NTM
Thứ bảy, Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn nhằm đạt
yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM Với nội dung tiếp tụcthực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầucủa Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Trang 18Thứ tám, Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông
Thứ chín, Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm đạt yêu cầu tiêu chí
số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinhmôi trường nông thôn;
- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nướctrong thôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnhtrang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân
cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng
Thứ mười, Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị
xã hội trên địa bàn
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứngyêu cầu xây dựng nông thôn mới;
- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo,
đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệthống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
Thứ mười một, Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn nhằm mục tiêu
đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
- Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chốngcác tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
- Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiệncho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo anninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Trang 191.1.4.6 Trình tự xây dựng nông thôn mới
Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình NTM
Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí
Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM
Bước 5: Xây dựng quy hoạch NTM của xã
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án
1.1.5 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và
chương trình nông thôn mới
1.1.5.1 Vị trí và phạm vi của PTNT
Như được phân tích ở trên, PTNT bao gồm các hoạt động đa ngành nhằmmục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn Theo cáchđánh giá phục vụ các mục tiêu khác nhau, nội dung liên quan trong PTNT cũngthay đổi khác nhau tương ứng Tuy vậy nhìn chung, nội dung PTNT là rất rộnglớn, có thể bao gồm các hoạt động đa ngành, liên quan đến nhiều cấp độ khácnhau diễn ra chủ yếu tại khu vực nông thôn Như vậy tất cả các hoạt động nhằmđến mục tiêu cuối cùng, có tác động đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinhthần của bộ phận dân cư, của các cộng đồng nông thôn một cách bền vững, đều
có thể coi là hoạt động, nội dung của PTNT
1.1.5.2 Vị trí và phạm vi của xây dựng NTM
Xây dựng nông thôn mới NTM có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phầncủa tổng thể PTNT Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khác biệtvới nông thôn hiện nay hoặc với nông thôn trước kia Sự khác biệt đó hàm ý sựthay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn Các thay đổi có thể về bộ mặtnông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay đổi vềchất lượng, về tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy PTNT tại vùng phạm vi địa lýnhất định Nếu PTNT là vấn đề phát triển chung, có sự thống nhất tương đối và
có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng NTM có tính
Trang 20chất đặc thù Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội dung này thành côngtrong PTNT
Xây dựng NTM tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dung PTNT tạicấp cơ sở Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính quyền tiếp xúctrực tiếp với cộng đồng dân cư Nó có giới hạn về phạm vi địa lý với vùng diệntích tương đối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗi cộng đồng dân cưnông thôn Xây dựng NTM là một quá trình liên tục, lâu dài Các nội dung sẽ baotrùm tất cả các hoạt động PTNT tại cấp cơ sở Có nhiều bên với vai trò khác nhau
sẽ tham gia vào quá trình xây dựng NTM, đó là người dân, Nhà nước, các tổchức và cá nhân khác
1.1.5.3 Vị trí và phạm vi của chương trình NTM
Xây dựng NTM là việc tập trung thực hiện các nội dung PTNT tại cấp cơ
sở Trong đó có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau Sự tham gia củaNhà nước có vai trò rất quan trọng để có thể thúc đẩy PTNT cấp cơ sở ở vùngnông thôn trên phạm vi cả nước, đưa đến một mặt bằng chung, nhất là có thể tạo
ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ về chất trong các giai đoạn tiếp theo
Nhà nước cần thiết kế và xây dựng một chương trình NTM nằm trong bốicảnh xây dựng NTM Chương trình NTM là một chương trình do Nhà nước chủtrì, thực hiện hỗ trợ một số lĩnh vực cụ thể về quản lý, kỹ thuật và nguồn lựctrong việc xây dựng NTM Các lĩnh vực, cách thức hỗ trợ của Nhà nước trongchương trình NTM phải là thiết yếu, có hiệu quả, tạo ra tác động tích cực trongxây dựng NTM cấp cơ sở Nếu như xây dựng NTM là một quá trình lâu dài thìchương trình NTM được thực hiện trong một khung thời gian nhất định
Như vậy, chương trình NTM do Nhà nước khởi xướng và thiết kế chươngtrình, trong đó có phần hỗ trợ quan trọng và phù hợp của Nhà nước nhắm đếnviệc xây dựng NTM Chương trình NTM thường có khung thời gian trong giaiđoạn 5 - 10 năm đầu của quá trình xây dựng NTM
Trang 211.2 Cơ sở thực tiễn về quy hoạch nông thôn mới
1.2.1 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới
và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà nhữnggiống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệpsang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất,
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phongtrào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôncủa khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản.Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” dựa trên 3 nguyên tắc chính là: Địa phươnghóa rồi hướng tới tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồnnhân lực Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trongviệc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thếmạnh Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địaphương có giá trị thương mại cao như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa
mạch, cam Kabosu,… giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương (Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Dũng, 2006)
1.2.1.2 Thái Lan: Sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nôngnghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như sau:
Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá
cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây,…Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà
Trang 22nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón vớigiá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suấtcao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp,… Ngoài ra, Thái Lancũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn,vải, măng cụt và chôm chôm Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ TháiLan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát
từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩumới
Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn Thái Lan vốn là nước nông
nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80% Do vậy, côngnghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng caochất lượng cuộc sống của nông dân
Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các côngviệc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xemxét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lựctiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trungphát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuấtkhẩu và tiêu dùng trong nước
Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một sốchính sách sau:
+ Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chấtlượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình
“Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi ngàylàm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao Trên thực tếchương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệuUSD lợi nhuận Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiệnchương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận đượcmột triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn Trên thực tế đã có trên75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này
+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm Để thực hiệnchính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn
Trang 23của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có nhữnghành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảmbảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng.
Thứ ba là: mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của
nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm Ở đây
chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến vàđầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tưvào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ Ở Thái Lan xúc tiến tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiếnCông nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quantiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ nông nghiệp
Tóm lại chính sách xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan là một loạtchính sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan, đó là diện tíchcanh tác bị thu hẹp, nông dân bỏ ruộng vườn đi làm thuê, nông dân không đượchưởng lợi từ các chính sách của chính phủ
Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh” và tìm thuốc chữa xuất phát từ sựquan tâm của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương.Các chính sách ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiệnđại đề từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức cùa người nông dân Thái Lan thayđổi, họ đã hiểu sản xuất nông nghiệp không chỉ để ăn mà còn để xuất khẩu Từđây họ đã chung sức, chung lòng phát triển nền nông nghiệp với tốc độ tăng
trưởng nhanh, công nghệ cao và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới (Nguồn: tapchicongsan.org.vn)
1.2.1.3 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Tại Hội nghị toàn thể TW lần thứ 5 khóa 16 Ðảng cộng sản Trung Quốcnăm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch "xây dựng nông thôn mới xãhội chủ nghĩa" Ðây là một kế hoạch xây dựng mới của sự nghiệp cải cách và pháttriển nông thôn Trung Quốc và quy hoạch này đã được đưa vào kế hoạch pháttriển kinh tế, xã hội năm năm lần thứ 11 (2006 - 2010) Mục tiêu của quy hoạchnày là: "Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ,
Trang 24quản lý dân chủ" Quy hoạch này bao gồm cả xây dựng văn minh tinh thần và vậtchất, phát triển chính trị ở nông thôn Ðây là một mục tiêu vô cùng to lớn.
Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triểnnông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau:
Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp Ở đây
Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanhnghiệp đầu tư vào nông nghiệp Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệphoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước Thực tế hầuhết là doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp
có số vốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm 30% Cách này đã vực dậy tình trạng thua
lỗ của quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn
Thứ hai, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc sẽ phát triển khu công
nghiệp công nghệ cao, là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học - Nhà nước - Doanhnghiệp - Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo Với chính sáchnhư vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyênsâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một sản phẩm) Đến nay,Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo sự pháttriển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng cây cácloại; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản Trước mắt lục địa Trung Quốc này
đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình và quốc gia
Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở cửa thịtrường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qualưu thông thành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực Đểthực hiện được tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tàichính tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệpphát triển và nông dân tăng thu nhập” Định hướng hổ trợ tài chính cho Tam nông
ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nôngdân chuyên nghiệp hóa”
Trang 25Hiện nay chính sách Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, năm
2009 thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đạt 8.000 tệ/năm tăng 8,5% sovới 2008 Năm 2009 Trung Quốc đã làm 300.000 km đường bộ nông thôn, hổ trợ
46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiếu triển khai 320 huyện thực hiệnthí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội ở nông thôn Chính sách tam nông ở TrungQuốc cũng gắn với chủ trương hạn chế tới đa việc lấy đất nông nghiệp Vấn đềthu hồi đất nông nghiệp ở nước này được qui định rất chặc chẽ
Thứ tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến nông và
tăng quyền cho nông dân Nội dung cốt lõi của chính sách này là nông dân đượctrao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đangđược hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyểnđổi mục đích sử dụng Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụngđất để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp Việc nông dânđược phép bán đất đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại qui mô lớn với
công nghệ canh tác (Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Sa, 2009)
1.2.1.4 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của HànQuốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thônkhông có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợpbằng lá Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thườngxuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏiđói, nghèo
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khithực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủtrương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn
Quốc phát động phong trào Saemaul Undong Mục tiêu của phong trào này
là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọingười làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn
và giàu hơn Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn"
(phong trào Saemaul Undong do Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hy phát động vào ngày 22/4/1970)
Trang 26Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu Chỉsau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoànthành Trong 8 năm từ 1971 - 1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631 kmđường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322 mđường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280 m;xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cốhóa 7.839 km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng.Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phươngtiện sản xuất Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm
1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980
Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệcao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả
đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh Năm 1979, HànQuốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế
Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn đó là: Phát huynội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất
để tăng thu nhập, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn, phát huy dân chủ
để phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng , phát triển vàbảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân
1.2.2 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Tính đến năm 2014, Chương trình xây dựng nông thôn mới đang đượctriển khai diện rộng trên khắp cả nước, bước đầu đã thực hiện và đạt được nhữngkết quả nhất định
1.2.2.1 Về kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo và phát động phong trào xây dựng
nông thôn mới
a) Về tổ chức bộ máy chỉ đạo:
Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình đồng bộ ở các cấp
từ Trung ương tới cơ sở:
* Ở Trung ương: Đã hình thành Ban chỉ đạo, Văn Phòng điều phối Trungương đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 27* Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập BCĐ chươngtrình do đồng chí Bí thư tỉnh/thành ủy hoặc Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trựctiếp làm trưởng Ban BCĐ các tỉnh, thành phố đều thành lập bộ phận giúp việctheo một trong 03 hình thức:
- Ban Xây dựng NTM tương đương cấp sở (05 tỉnh, thành phố);
- Văn phòng điều phối NTM tỉnh (54 tỉnh, thành phố);
- Tổ giúp việc BCĐ (04 tỉnh, thành phố)
* Cấp huyện đều thành lập BCĐ huyện do đồng chí bí thư huyện ủy hoặcchủ tịch UBND huyện làm trưởng ban Bộ phận giúp việc đặt trong phòng Nôngnghiệp huyện
* Cấp xã thành lập BCĐ do đồng chí Bí thư đảng ủy xã làm Trưởng ban vàBan quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởngban Đã có 71% thôn, bản, ấp thành lập Ban Phát triển thôn, bản, ấp
b) Về ban hành văn bản hướng dẫn
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia làm cơ sở địnhhướng chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn xã và 05 quyết định về cơ chế, chínhsách để thực hiện chương trình Các Bộ, ngành đã ban hành 05 quyết định và 52thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách, nội dung chương trình
Tuy vậy, tới nay vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương chậmđược ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế như: Chínhsách cho các vùng đặc thù, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bànxã; Tổ chức bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo (BCĐ) chương trình các cấp; Hướngdẫn thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; nhà ở dân cư đạt chuẩn; Hướngdẫn về quy chế quản lý xây dựng nông thôn,…
c) Về một số hoạt động
* Công tác tuyên truyền, vận động:
Các cơ quan Trung ương và địa phương đã tích cực tổ chức quán triệt vềmục đích, nội dung của chương trình Đến cuối năm 2011 có 100% cấp ủy đảng,chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp đã triển khai công tác tuyên truyềntới người dân tại thôn, bản
Trang 28Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động phong trào thi đua
“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Nhiều tỉnh, thành phố, Bộ, ngành
đã hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ở địa phương, đơn vị
Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đã có văn bản hướng dẫn thực hiệncông tác thi đua trong xây dựng NTM và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn hướng dẫn, tổng hợp kết quả thi đua
Ban Chỉ đạo Chương trình ở các địa phương đã chủ động chỉ đạo biên tập,ban hành sổ tay hướng dẫn, xây dựng phim tư liệu, bản tin, tập san riêng về xâydựng NTM phát đến các cơ quan và cán bộ tham gia chỉ đạo xây dựng NTM.Nhiều đài, báo Trung ương và địa phương đã tăng thời lượng, mở chuyên trang,chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động của chương trình
Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viêntham gia thực hiện chương trình Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạotiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ
đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình thực hiện chương trình: “Tổ phụ nữ tự quảnđường giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM”,
Công tác tuyên truyền vận động được coi trọng đã góp phần rất quan trọnggiúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ,khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trìnhthành một phong trào ngày càng lan rộng
* Công tác kiểm tra, giám sát:
- Ban Chỉ đạo Trung ương đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trìnhcông tác; phân công các thành viên kiểm tra, đôn đốc các địa phương Nhờ đó, đãphát hiện các vướng mắc kịp thời đề xuất bổ sung các hướng dẫn thực hiệnnhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi
cho địa phương tổ chức thực hiện (công tác quy hoạch; thực hiện tiêu chí giao thông, điện, chợ nông thôn, )
Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện
Chương trình ở các vùng (miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Cửu long; Duyên
Trang 29hải nam Trung bộ, Đông nam Bộ và Tây Nguyên) đánh giá kết quả, làm rõ tính
đặc thù của từng vùng, từ đó có cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp, thúc đẩythực hiện chương trình
Các Bộ, ngành đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát, các hội nghị sơ kết để đánhgiá kết quả, kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, giải phápthực hiện hiệu quả hơncác nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Văn phòng Điều phốisớm ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM, các đơn vị chuyên ngành của
Bộ đã xây dựng Sổ tay hướng dẫn chuyên ngành, tổ chức các lớp tập huấn chocán bộ vận hành chương trình và tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình điểm về cácnội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành
- Ở các địa phương, công tác kiểm tra, chỉ đạo được coi trọng Nhiều địa
phương đã quy định cụ thể thời gian kiểm tra địa bàn của BCĐ các cấp (BCĐ tỉnh Hà Tĩnh đã quy định ngày thứ Bảy hàng tuần là ngày nông thôn mới để xuống kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chương trình ở cơ sở).
Tuy nhiên, việc chỉ đạo từ Trung ương hầu như mới chỉ tập trung vào cấp
tỉnh và cấp xã, ít chú ý chỉ đạo cấp huyện Vì vậy, vai trò của cấp huyện trongquy hoạch, thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn,chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã chưa thật rõ nét
1.2.2.2 Về kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới tại
+ Vốn lồng ghép 111.889,7 tỷ đồng (23,1%)
Trang 30b Về kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới tạicác địa phương:
Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương,mức đạt các tiêu chí NTM tăng lên rõ rệt Từ bình quân 4,7 tiêu chí/xã năm 2011nay đã đạt 8,47 tiêu chí/xã Đã có:
- Số xã đạt 19 tiêu chí: 185 xã, chiếm tỷ lệ 2,05%;
- Số xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: 622 xã, chiếm tỷ lệ 6,9%;
- Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí: 2.646 xã, chiếm tỷ lệ 29,37%;
- Số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí: 4.033 xã, chiếm 44,77%;
- Số xã dưới 5 tiêu chí: 1.515 xã, chiếm 16,82%;
- Số xã chưa đạt tiêu chí tiêu chí nào: 07 xã
* Mặt hạn chế:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nguồn ngân sách bố trí cho chương trình cònthấp so với nhiệm vụ đề ra; Đầu tư của doanh nghiệp trong nước và đầu tư củanước ngoài vào nông thôn rất thấp; Thiếu cơ chế lồng ghép hiệu quả các chươngtrình, dự án trên địa bàn nông thôn
(Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 - 2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015)
1.2.2.3 Về quy hoạch và lập đề án nông thôn mới
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệtchương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM, hỗ trợ ngân sách Trung ương đểcác địa phương thực hiện Đến quý 1/2014 đã có 93,7% số xã của cả nước đã
Trang 31hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM (trước khi có Quyết định193/QĐ-TTg, toàn quốc mới chỉ đạt 23,4%)
Các tỉnh đã hoàn thành 100% công tác lập quy hoạch xây dựng xã NTMgồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An,
Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Nông, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, SócTrăng… Một số địa phương đạt thấp như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La
Đồng thời, các xã đã tiến hành lập Đề án xây dựng NTM xác định mụctiêu và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên Đến nay đã có 81% số xã phêduyệt xong đề án
Tuy vậy, chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều nơi còn thấp Nhiều xã
mới dừng ở quy hoạch chung, thiếu cụ thể hóa cần thiết Nhiều Đề án nặng vềtính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triểnsản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huyđộng nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn
(Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 - 2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015)
1.2.2.4 Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệthống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tưphát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện
- Phát triển giao thông nông thôn: Nhiều địa phương đã có chính sách hỗ
trợ, thu hút nguồn lực phù hợp nên đã huy động được sự tham gia của người dân
và toàn xã hội Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển rất cao Cảnước đã và đang triển khai xây dựng trên 5 ngàn công trình với khoảng 70.000
km đường giao thông nông thôn
Đã có 11,6% số xã đạt tiêu chí giao thông
- Về thủy lợi đã xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp hơn 3.000 công trình
thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, trong đó nạo vét, tu sửagần 7 ngàn km kênh mương Tỉnh Thái Bình đã tập trung nguồn lực để hỗ trợcứng hoá toàn bộ hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng cho các xã điểm
Trang 32Đã có 31,7% số xã đạt tiêu chí thủy lợi.
- Điện nông thôn tiếp tục được nâng cấp và mở rộng Từ năm 2010-2013
nguồn vốn huy động đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện nông thônkhoảng 15.205 tỷ đồng, chủ yếu là vốn của ngành điện và các các dự án vay vốnnước ngoài Người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện Tớinay, tỷ lệ xã có điện đạt 98,6% và tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 96,6% (tăng1,3% so với năm 2010), trong đó có 16 tỉnh, thành phố đạt 100% số hộ nông thôn
có điện
Đã có 67,2% số xã đạt tiêu chí về điện
- Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: Đã nâng cấp hơn 1.000
công trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoátnước thải vệ sinh Đã có 40% xã lập tổ thu gom rác thải tăng 10% so với trướckhi thực hiện chương trình Đã có 14,9% số xã đạt tiêu chí về môi trường
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng
xa Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, khoảng55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G đã đạt trên 80%dân số, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97% Hầu hết người dân khu vực nôngthôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập Đã có 77% số xã đạttiêu chí về bưu điện
- Chợ nông thôn: Tổng số vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn các
năm 2010-2013 đạt 2.783 tỷ đồng, chủ yếu là vốn xã hội hóa (gần 80%) Tới nay
đã có 57,6% số xã có chợ; trong đó, có 84 chợ đầu mối nông sản cấp vùng và cấptỉnh Về mô hình quản lý chợ, bên cạnh hình thức ban quản lý chợ truyền thống,
đã có 194 HTX, 401 doanh nghiệp tham gia kinh doanh, quản lý chợ Đã có30,2% số xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn
- Trường học các cấp từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hoá Đã
xây mới thêm 198 trường Trung học phổ thông; xây dựng bổ sung 25.794 phònghọc mầm non, 39.480 phòng học cho tiểu học, 21.899 phòng học cho THCS,5.018 phòng học cho THPT; trẻ em đi nhà trẻ tăng 15,8% so với năm 2008; trẻ
em đi mẫu giáo tăng 11,4% so với năm 2008 Hệ thống trường phổ thông dân tộc
Trang 33nội trú ngày càng được hoàn thiện, giải quyết được 07 - 12% học sinh dân tộcvào học Đã có 21,9% xã đạt tiêu chí trường học (với 289 trường mẫu giáo, 1.910trường mầm non, 5.254 trường tiểu học và 2.164 trường trung học cơ sở đạtchuẩn quốc gia).
- Hệ thống các trạm y tế được tăng cường cả về số lượng và bổ sung nhân
viên y tế Đã có 99,51% số xã có trạm y tế, 72% trạm y tế xã có bác sĩ, trên 95%trạm y tế xã có nhà hộ sinh, khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám chữabệnh bằng bảo hiểm y tế Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động đạt trên86% Đã có 45,9% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
- Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp Đã có
44,8% số xã có Trung tâm văn hoá - Thể thao xã, 46% số thôn có nhà vănhoá/nhà sinh hoạt cộng đồng, 48,65% thôn được công nhận là làng văn hoá, có36.141 sân vận động và sân bóng đá do cấp xã quản lý, 1.593 nhà thi đấu và nhàtập luyện, 348 bể bơi và hồ bơi tự tạo, 38.371 câu lạc bộ TDTT cơ sở được thànhlập Đã có 7,7% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa
Tuy nhiên, phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã còn chưa đồng bộ và chưa
đồng đều giữa các vùng Các địa phương Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sôngCửu Long có tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình chiacắt, suất đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế
Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bấtcập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện
- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được
đa dạng hóa và đẩy mạnh Năm 2013 có 47% làng, thôn, ấp, bản văn hóa đạtchuẩn cơ sở vật chất; 16 triệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”
Đã có 47,5% số xã đạt tiêu chí về văn hóa
- Về đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn: Đã phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm,nguyện vọng của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận độngnhân dân Đến nay đã có 86,1% số xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự xã hội
Trang 341.2.2.5 Về phát triển sản xuất
Đề án sản xuất của các xã đều được xây dựng trên cơ sở xác định nhómcây, con, ngành nghề lợi thế Nhiều xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án trênđồng ruộng
Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệthống giao thông, thủy lợi - chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho đưa cơ giới hóa vàođồng ruộng, tiêu biểu là các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, HàNội, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…
Chính sách hỗ trợ dân mua máy cày, gặt, sấy đã được nhiều tỉnh triển khaimạnh mẽ, đưa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu này tăng từ 40% - 50% lên 80% - 90%như Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp…
Nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông quatăng cường hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp Mô hình “cánh đồngmẫu lớn” được 43 tỉnh trong cả nước áp dụng Riêng vụ Đông - Xuân năm 2013-
2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích cánh đồng lớn lênđến 100.000 ha, nhiều nhất tại An Giang (35.000 ha), Cần Thơ (14.228 ha)
Đã có trên 9.000 mô hình sản xuất với tổng vốn ngân sách hỗ trợ khoảng8.400 tỷ đồng đem lại năng suất thu nhập cao hơn trước từ 15%-40%
Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thônnăm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010 Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm
2013 là 12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008
Đến nay đã có 30,1% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 52,8% số xã đạt tiêu chíviệc làm và 24,5% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo
1.2.3 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
1.2.3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM
Tổng số tiêu chí đạt được đến năm 2014 là 1.937 tiêu chí Tổng hợp chungtoàn tỉnh đến nay có 26 xã đạt chuẩn NTM; 13 xã đạt 13 - 17 tiêu chí; 75 xã đạt 9 -
12 tiêu chí; 101 xã đạt 6 - 8 tiêu chí; không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí
Trang 351.2.3.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong năm 2014, toàn tỉnh đã làm được 1.053,77 km mặt đường bê tông
và nhựa (chủ yếu là bê tông: 222,15 km mặt cấp phối, đá dăm; xây mới 83 nhàvăn hóa thôn đạt chuẩn, Đến nay, 17 xã đạt tiêu chí giao thông; 33 xã đạt tiêuchí thủy lợi; 191 xã đạt tiêu chí điện; 96 xã đạt tiêu chí trường học; 15 xã đạt tiêuchí cơ sở vật chất văn hoá; 35 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn; 208 xã đạt tiêu chíbưu điện; 110 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư
1.2.3.3 Kinh tế và hình thức sản xuất:
Toàn tỉnh đã xây dựng hon 2.500 mô hình phát triển sản xuất, kinh doanhhiệu quả doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, trong đó có 450 mô hình doanh thutrên 1 tỷ đồng/năm (huyện Hương Sơn: 166 mô hình, Hương Khê: 93 mô hình,Thạch Hà: 91 mô hình, Vũ Quang: 84 mô hình ), ngoài ra còn xuất hiện 381 môhình mới chưa có sản phẩm thu hoạch nhưng dự kiến thời kỳ thu hoạch sẽ chodoanh thu trên 100 triệu đồng/năm chủ yếu là cây ăn quả và trang trại chăn nuôi(Vũ Quang, Hương Khê và Kỳ Anh là các huyện có số mô hình loại này khá lớn);nâng tổng số mô hình sản xuất, kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/nămtrở lên trong 3 năm là 1.757 mô hình, trong đó có 267 mô hình doanh thu trên 1
tỷ đồng Thành lập mới 109 Hợp tác xã, nâng tổng số HTX đến nay lên 686
HTX Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 ước đạt 14,4
triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,75% Đến nay có 163 xã đạt tiêu chí thunhập; 32 xã đạt tiêu chí Hộ nghèo dưới 5%; 164 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việclàm thường xuyên; 155 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất
1.2.3.4 Văn hoá, xã hội và môi trường
Toàn tỉnh có 56 xã đạt tiêu chí văn hóa; 80,9% hộ đạt tiêu chuẩn Gia đìnhvăn hóa; 39,2% thôn đạt danh hiệu “Làng văn hóa”; người dân tích cực tham giacác hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện và có sự chuyển biến tốt trong việc thựchiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Chất lượng giáo dục được củng cố và từng bước phát triển theo hướngtoàn diện, quan tâm tạo cơ hội cho phát triển năng khiếu Đến nay có 135 xã đạttiêu chí Giáo dục; 96 xã đạt tiêu chí Trường học
Trang 36Việc nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị cácTrạm Y tế xã và đào tạo nguồn nhân lực y tế cơ sở đã góp phần nâng cao hơnchất lượng dịch vụ y tế Toàn tỉnh hiện có 92,7% số xã triển khai công tác khámBHYT; 69,8% Trạm Y tế có bác sỹ Đến nay, có 106 xã đạt tiêu chí Y tế.
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh được tăng lên đáng kể,đến nay tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83,21 %, tỷ lệ hộ giađình sử dụng công trình hợp vệ sinh đạt 74,82 %, tỷ lệ số hộ gia đình có chuồngtrại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 71,25% Đến nay, có 18 xã đạt tiêu chí môi trường
Tiêu biểu thực hiện tốt nhóm tiêu chí này là các huyện Hương Sơn, Thạch
Hà, Hương Khê, Đức Thọ, Thị xã Hồng Lĩnh,
1.2.3.5 Hệ thống chính trị
Đến nay tổng số cán bộ công chức cấp xã là 5.499 người, trong đó tổng sốcán bộ đạt chuẩn chiếm 74,3% Việc sáp nhập thôn tiếp tục được thực hiện, trongnăm toàn tỉnh đã giảm thêm 52 thôn, số thôn hiện có là 1.877 thôn Hiện có 28 xãđạt tiêu chí Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
Đến nay có 166/235 (70,64%) xã đạt chuẩn về an ninh trật tự xã hội được giữvững), tiêu biểu là các huyện: Đức Thọ, Thạch Hà, Lộc Hà
Trang 37Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh và chi tiết, cụ thể, thí điểm trên địa bàn xã Sơn Diệm
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề về quản lý sử dụng đất,phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại huyệnHương Sơn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã SơnDiệm - huyện Hương Sơn
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
- Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
2.2.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Hương Sơn
2.2.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
2.2.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
2.2.2.3 Thực trạng những vấn đề xã hội nông thôn
2.2.2.4 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
+ Tình hình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới
+ Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
+ Những tồn tại và hạn chế trong việc triển khai xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện
2.2.3 Đánh giá các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn so
với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
- Nhóm tiêu chí về quy hoạch.
- Nhóm tiêu chí về hạ tầng - kinh tế - xã hội
- Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất
- Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường
- Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị
Trang 382.2.4 Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Sơn Diệm - huyện Hương Sơn
2.2.4.1 Tóm tắt phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm
-huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- Quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sản xuất:
+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
+ Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
+ Quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ
- Quy hoạch xây dựng:
+ Quy hoạch tổ chức mạng lưới điểm dân cư
+ Quy hoạch hệ thống trung tâm, công trình công cộng
+ Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
+ Quy hoạch hạ tầng xã hội
2.2.4.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm
- Tổ chức lực lượng
- Huy động nguồn lực
- Triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các công trình và kết quả thực hiện
2.2.4.3 Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm
- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng NTM
- Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
- Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường
- Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ anninh, trật tự xã hội
- Về huy động và giải ngân nguồn vốn thực hiện chương trình MTQGNông thôn mới
2.2.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện
- Giải pháp về huy động và sử dụng vốn hiệu quả
Trang 39- Giải pháp về phát triển sản xuất.
- Giải pháp tổ chức sản xuất
- Giải pháp về cơ chế chính sách
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lưc
- Giải pháp phát triển các lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Môi trường
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đềtài Tôi đã tiến hành thu thập các thông tin, tư liệu có liên quan đến vấn đề thựctrạng và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các phòng ban
chức năng của UBND huyện Hương Sơn, UBND 30 xã trên địa bàn huyện, cácthư viện, trung tâm nghiên cứu Một số tài liệu cần thu thập: các số liệu, tài liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, niên giám thống kê 10 năm gần đây củahuyện; tình hình sử dụng và biến động đất đai, biến động đất nông nghiệp và pháttriển khu dân cư mới; các văn bản pháp luật, báo cáo, tài liệu có liên quan đếnviệc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
b Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra tại UBND xã nghiên cứu
- Nội dung điều tra:
+ Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch nông thôn mới tại xã nghiên cứu.+ Điều tra, khảo sát và đánh giá các số liệu có liên quan về điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội tại thực địa
Trang 402.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập được các thông tin, tư liệu cần thiết cho đề tài, tiếnhành thống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệuphục vụ cho xây dựng báo cáo Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phântích số liệu điều tra