1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT học mác đối với giáo dục

9 142 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 24,9 KB

Nội dung

Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận.. Vớ

Trang 1

TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC

Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người, giáo dục và đào tạo luôn chiếm một vị trí quan trọng Giữa thế kỷ XIX, học thuyết Mác - Lênin, học thuyết mang tính khoa học và cách mạng triệt để nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại ra đời đã vạch ra những quy luật khách quan trong sự vận động, phát triển của

xã hội và sự hình thành nhân cách con người, mở ra nhiều khả năng thực tế cho việc cải biến xã hội, cải biến thế giới

I VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Triết học Mác-LêNin hay học thuyết Mác-LêNin là một trong ba bộ phận cấu

thành của chủ nghĩa Mác – LêNin, được Mác, Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lê Nin và các nhà macxit khác phát triển thêm Triết học Mác-LêNin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân

Sự ra đời của triết học Mác-LêNin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người

Triết học Mác - LêNin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét

tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người

Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là lý luận về thế giới quan Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận

Như vậy, trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất hữu cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành chủ nghĩa duy vật hoàn bị, một "công cụ nhận thức vĩ đại"

Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học;

sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học Ngược lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa học Kéo theo đó nền tri thức giáo dục cũng thay đổi theo,đòi hỏi pải có cái nhìn khác về giáo dục, cũng như phương pháp cách nhìn nhận mới trong phương pháp dạy và học

Trang 2

Ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó giữa triết học Mác - Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng Lý luận triết học sẽ khô cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì trước những phát hiện mới, người ta dễ mất phương hướng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết học muốn vậy giáo dục phải có triết hộc, có tư tưởng triết học để có cái nhìn logic xác thực với thực tế

Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học Mác - Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và phương pháp tư duy siêu hình gây ra Đồng thời vận dụng vào quá trình dạy và học của con người

II BẢN CHẤT KHOA HỌC CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tính khoa học và tính cách mạng không tách rời nhau Tính khoa học đã bao hàm trong nó tính cách mạng; bởi lẽ tính khoa học đòi hỏi phải chỉ ra được quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử Tính khoa học triệt để còn đòi hỏi phải đấu tranh chống lại mọi lạc hậu, phản động, bảo thủ, chống lại áp bức, bất công, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Đồng thời, tính cách mạng trong chủ nghĩa Mác đã bao hàm trong nó tính khoa học; bởi lẽ để chống lại xã hội cũ, xây dựng xã hội mới thì phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, tức phải dựa vào khoa học Với hai phát kiến về lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, Mác đã trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XIX Vậy bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện rõ trên những khía cạnh nào?

1 Chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa thẳng, trực tiếp những thành tựu xuất sắc nhất của khoa học xã hội trên tiền đề của khoa học tự nhiên đương thời

2 Thái độ nghiên cứu khách quan, phản ánh đúng sự thật của Mác – Ăngghen

3 Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa Mác xuất phát từ thực tiễn; lấy thực tiễn để kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển

4 Chủ nghĩa Mác phân tích xã hội trên cơ sở phương pháp khoa học

5 Bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác thể hiện rõ trong hai phát minh của ông

III GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC

Trong quan niệm về giáo dục của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, giáo dục không chỉ được coi là phương thức làm giàu tri thức cho con người, phục vụ cho xã hội, mà quan trọng hơn, giáo dục là cách thức làm cho con người được phát triển toàn diện các năng lực của mình

Trang 3

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, bất cứ sự phát triển nào cũng cần đến các yếu tố, như tài nguyên, vốn, con người… Song, có thể nói, tất cả các nguồn tài nguyên đều phải qua bàn tay và khối óc của con người mới phát huy được tác dụng Nhờ có con người, các nguồn nguyên liệu mới được khai thác, chế biến và sản xuất thành hàng hoá Để có thể khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, sản xuất hàng hoá, sáng chế, phát minh… thì con người cần phải biết cách khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên đó, biết cách sản xuất hàng hoá, sáng chế, phát minh… Nghĩa là, họ cần phải có tri thức, cần phải được đào luyện, giáo dục

Nhận thức được điều đó, từ xưa đến nay, mọi quốc gia dân tộc đều chú ý đến tầm quan trọng của giáo dục Các học thuyết, các nhà tư tưởng cũng dành cho vấn

đề giáo dục một sự quan tâm đặc biệt Cũng như vậy, trong di sản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, chúng ta có thể tìm thấy nhiều quan điểm cơ bản, quan trọng về giáo dục mà cho đến nay, vẫn còn có ý nghĩa Và nó được Mác-Lênin xây dựng dựa trên phép biện chứng duy vật Với tư cách là phương pháp biện chứng duy vật, phép biện chứng duy vật được xác định là phương pháp luận xem xét, phân tích các

sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái liên hệ phổ biến, trong sự vận động, phát triển không ngừng; là hệ quả tất yếu và thống nhất với lý luận biện chứng, sự thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận trong triết học

Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật

Thứ nhất, phép biện chứng duy vật thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng Phép biện chứng duy vật không phải là một sản phẩm thuần tuý của tư duy, cũng không phải được rút ra từ một lực lượng siêu nhiên thần bí nào mà nó được rút ra từ giới tự nhiên và lịch sử Phép biện chứng duy vật có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng Nó vừa là thế giới quan đúng đắn vừa là phương pháp luận khoa học, do đó đem lại tính tự giác cho con người trong hoạt động, đồng thời là phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới một cách tích cực Phép biện chứng duy, vật về bản chất, là có tính phê phán và cách mạng sâu sắc V.I.Lênin đã khẳng định phép biện chứng duy vật là “linh hồn” của chủ nghĩa Mác, làm cho học thuyết Mác không phải là một giáo điều mà là kim chỉ nam cho mọi hành động Với tính cách là một môn khoa học, phép biện chứng duy vật

là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng Phép biện chứng duy vật đã

kế thừa những giá trị tư tưởng của lịch sử hơn 2000 năm của phép biện chứng, đã dựa chắc vào những thành tựu khoa học nên có tính khoa học sâu sắc Nó khắc phục được tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, đẩy lùi được phép siêu hình, vạch trần quan điểm duy tâm trong phép biện chứng của triết học cổ điển Đức

Trang 4

Đồng thời, chống lại các quan điểm chủ quan, duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn

Thứ hai, phép biện chứng duy vật bao hàm sự thống nhất giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứng khách quan là biện chứng của sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người Biện chứng chủ quan là tư duy biện chứng, và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan luôn có mối quan hệ thống nhất với nhau Trong mối quan hệ đó, biện chứng khách quan quy định biện chứng chủ quan Song, biện chứng chủ quan có tính độc lập tương đối so với biện chứng khách quan Sự thống nhất giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan đã quy định tính khách quan trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở phương pháp luận chung nhất của hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội

Thứ ba, phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp Phép biện chứng duy vật là một hệ thống hoàn chỉnh của các yếu tố hợp thành Trong hệ thống đó, các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật vừa là lý luận duy vật biện chứng, vừa là lý luận nhận thức khoa học, vừa

là lôgíc học của chủ nghĩa Mác Phép biện chứng duy vật trở thành phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng Nó vạch ra những tính chất biện chứng của thế giới, từ đó rút ra những quan điểm, nguyên tắc định hướng, chỉ đạo mọi hoạt động của con người Sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận

và phương pháp thể hiện trong từng nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật

Thứ tư, phép biện chứng duy vật là thống nhất trên cơ sở duy vật giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng Trong triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật được coi là lý luận nhận thức và lôgíc học (lôgíc biện chứng) Nó vừa là thế giới quan, vừa là phương pháp luận Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người Vì vậy, quá trình nhận thức phải liên hệ hữu cơ với các

sự vật của thế giới vật chất với sự vận động và phát triển của chúng Mặt khác, do tiến trình lôgíc của nhận thức về căn bản phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử của thế giới vật chất, nên lý luận nhận thức và lôgíc học cũng phù hợp với nhau Cơ

sở của sự phù hợp đó chính là thực tiễn lịch sử nhận thức của con người về thế giới

Trang 5

Nội dung của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ những phạm trù, những nguyên

lý và những quy luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực Các nhân

tố tạo thành một hệ thống, một chỉnh thể liên hệ chặt chẽ với nhau, liên kết ới nhau theo những phương thức xác định Trong phép biện chứng duy vật, các nguyên lý

cơ bản, các cặp phạm trù cơ bản và các quy luật cơ bản sắp xếp một cách lôgíc hệ thống

Trong hệ thống đó, các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là những yếu tố đầu tiên có tính chất phổ quát nhất, định hướng toàn bộ nội dung, đồng thời xác định những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của cả hệ thống Phép biện chứng duy vật gồm hai nguyên lý cơ bản là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có quan hệ chặt chẽ với nhau

Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật chính là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất phản ánh sự vận động, phát triển của thế giới hiện thực (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) trên những phương diện cơ bản nhất: quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại phản ánh cách thức của sự phát triển; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập phản ánh nguồn gốc, động lực của sự phát triển; quy luật phủ định của phủ định phản ánh khuynh hướng của sự phát triển

Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực Phép biện chứng duy vật gồm các cặp phạm trù cơ bản phản ánh tính phong phú của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trên những phương diện không cơ bản, bổ sung cho các quy luật cơ bản Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cặp đôi phạm trù của phép biện chứng duy vật là sự tác động biện chứng, có tính quy luật Vì thế, các cặp phạm trù còn được gọi là các quy luật không cơ bản của phép biện chứng duy vật

Một số nguyên tắc phương pháp luận khoa học của phép biện chứng khoa học

Các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật bao gồm: nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử - cụ thể Và các nguyên tắc ấy được Mác-Lênin biện luận như sau:

Trang 6

 Nguyên tắc toàn diện Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức các sự vật, hiện tượng, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét sự vật như một chỉnh thể của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối liên hệ của chúng trong bản thân sự vật; mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt, các mối liên hệ trung gian, gián tiếp Trong nhận thức, tính toàn diện là yêu cầu tất yếu của cách tiếp cận khoa học, cho phép tính đến mọi khả năng của vận động có thể có của đối tượng nghiên cứu trong tính toàn vẹn của nó

Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi xem xét sự vật trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Cùng một sự vật, xuất phát từ nhu cầu khác nhau chủ thể phản ánh những mặt khác nhau của sự vật và do vậy, nó biểu hiện ra những cái khác nhau Xem xét toàn diện tất cả các mặt của những mối quan hệ của sự vật đòi hỏi phải chú ý đến sự phát triển cụ thể của các quan hệ đó Chỉ có như vậy chúng ta mới thấy được vai trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng như của toàn bộ quá trình vận động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật

Như vậy, xem xét toàn diện nhưng không bình quân, dàn đều mà có trọng tâm, trọng điểm; phải tìm ra vị trí từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên hệ ấy trong tổng thể của chúng; phải từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái chủ yếu nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật

Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện Quan điểm phiến diện chỉ thấy một mặt mà không thấy mặt khác, hoặc giả chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy được bản chất của sự vật Quan điểm này cuối cùng rơi vào thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết trung Chủ nghĩa chiết trung cũng tỏ ra chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng lại không biết cách rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản của sự vật, xem xét một cách bình quân, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, tạo thành một mớ hỗn tạp các sự kiện, cuối cùng sẽ lúng túng, mất phương hướng và bất lực trước chúng Thuật nguỵ biện cũng để ý đến nhiều mặt nhiều mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất Cả chủ nghĩa chiết trung lẫn thuật nguỵ biện đều là

Trang 7

những biểu hiện của phương pháp luận sai lầm trong xem xét các sự vật, hiện tượng

Từ nguyên tắc toàn diện trong nhận thức, chúng ta đi đến nguyên tắc đồng bộ trong hoạt động thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật Song, trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt ; nghĩa là phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” trong cải tạo sự vật

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải gắn với không gian và thời gian, với hoàn cảnh tồn tại lịch sử - cụ thể của nó Phải biết phân tích cụ thể một tình hình cụ thể, do đó phải sáng tạo trong nhận thức và hành động Nguyên tắc này đòi hỏi khi vận dụng lý luận vào thực tiễn không dừng lại ở công thức, sơ đồ chung mà phải tính đến những điều kiện lịch sử - cụ thể của sự vận dụng Khi xem xét một luận điểm, một chân lý nào đó phải gắn với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, bất cứ chân lý nào cũng ra đời trong trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong những điều kiện không gian, thời gian nhất định Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải chống lại bệnh rập khuôn, giáo điều, máy móc, chủ nghĩa

hư vô lịch sử, bệnh “chung chung, trừu tượng”, quan điểm chân lý vĩnh cửu Khi triển khai, tổ chức áp dụng các nguyên lý, lý luận chung phải phân tích cụ thể một tình hình cụ thể để xác định mục tiêu, giải pháp phù hợp

 Nguyên tắc phát triển

Nguyên tắc phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến: tuyệt đối hoá một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử phát triển nhất định, ứng với giai đoạn phát triển nhất định của nó và xem

đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo

Trong thực tế, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng là một quá trình biện chứng của mâu thuẫn Do đó, vận dụng quan điểm phát triển vào quá trình nhận thức cũng đòi hỏi phải thấy được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến Có như vậy, chúng ta mới tránh được bi quan, dao động khi tiến trình cách mạng nói chung và sự tiến triển của từng lĩnh vực xã hội cũng như của mỗi cá nhân nói riêng tạm thời gặp khó khăn, trở ngại

Trang 8

Vận dụng nguyên tắc phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy các

sự vật phát triển theo đúng các quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của sự vật, và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn Chỉ bằng cách đó chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát triển

Muốn thực sự nắm được bản chất sự vật, hiện tượng phải nắm được khuynh hướng vận động của chúng và phải có quan điểm phát triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ Quan điểm phát triển đòi hỏi: xem xét sự vật phải phát hiện các xu hướng biến đổi và chuyển hoá của nó Đồng thời, tìm ra được mâu thuẫn của sự vật, sự chuyển hoá của sự vật cũ sang sự vật mới Nghĩa là phải phát hiện cái mới

và ủng hộ cái mới, tìm ra động lực bên trong của sự phát triển

Các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật có mối liên

hệ hữu cơ và phụ thuộc với nhau một cách tất yếu Mỗi nguyên tắc tuy có vị trí, vai trò riêng, nhưng trong tính chỉnh thể của nó, các nguyên tắc tạo thành hệ thống nguyên tắc phương pháp luận chung nhất định hướng cho toàn bộ nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn của con người Do đó, yêu cầu khi vận dụng hệ thống phương pháp luận của phép biện chứng duy vật phải có quan điểm tổng hợp Phải quán triệt đầy đủ hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật vào các lĩnh vực cụ thể

1 Vận dụng triết học Mác-Lênin vào quá trình giáo dục

 Nguyên tắc toàn diện đối với quá trình giáo dục

Xem xét toàn diện quá trình dạy học trong một chỉnh thể thống nhất, thấy được sự tác động biện chứng của các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục và mối liên hệ giữa quá trình giáo dục với các quá trình khác Quá trình giáo dục là một dạng hoạt động chuyên biệt, là quá trình xã hội Sự tồn tại, phát triển của quá trình giáo dục, của các mặt, các thành tố bộ phận cùng tham gia Trong quá trình vận động, các thành tố tạo nên quá trình giáo dục có sự liên hệ mật thiết với nhau theo những quy luật xác định để tạo nên tính ổn định, bền vững và riêng biệt của quá trình dạy học Đặc điểm này của quá trình dạy học được xem xét với tư cách như là một hệ thống

+ Quan điểm ngụy biện trong quá trình giáo dục

 Nguyên tắc phát triển đối với quá trình giáo dục

Trang 9

Cần phân chia chiến lược phát triển quá trình giáo dục thành các giai đoạn khác nhau để có được tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn đúng đắn Nhận thức rõ tính chất quanh co, phức tạp trong sự phát triển của quá trình giáo dục để xây dựng và cũng cố niềm tin nghề nghiệp Khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ, định kiến trong quá trình giáo dục

 Nguyên tắc lich sử-cụ thể vào quá trình giáo dục

Để vận dụng tốt các nguyên tắc trên thì theo tôi chúng ta cần phải chú ý đến hai vấn đề sau:

Thứ nhất, giáo dục con người theo hướng trí tuệ hoá Giáo dục đem lại nguồn tri thức cho mỗi con người, chỉ có như vậy con người ta mới phát triển cả về nhận thức và ý thức

Thứ hai, giáo dục phải hướng tới người học Mục tiêu của giáo dục là tạo nên những con người có nhân cách sáng tạo, tự chủ; giáo dục là vì chính sự phát triển của bản thân con người Gần đây, UNESCO đã ra tuyên bố về giáo dục, trong đó, đưa bốn cột trụ của nền giáo dục và coi đó là mục tiêu chính của nền giáo dục hiện đại trong thế kỷ XXI Đó là: học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác và học để trở thành người Tuyên bố này nhận được nhiều sự đồng tình của các quốc gia dân tộc, các học giả trên thế giới

Giá trị khoa học của triết học Mác-Lênin thể hiện qua phép biện chứng duy vật Là tổng thể những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Qua đó hệ thống các nguyên tắc, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật được tự do khẳng định vai trò, vị trí đối với đời sống thực tiễn con người Đó cũng chính là phương pháp luận chung nhất cho mọi sự vật hiện tượng xảy ra trên thế giới thể hiện sự nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng

Từ đó ta rút ra được quy luật, quan điểm, các quy tắc sinh hoạt xã hội trong đời sống con người

Ngày đăng: 28/09/2018, 21:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w