Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng: Để quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo có hiệu lực, hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật củ
Trang 1Các nội dung quản lí nhà nước về giáo dục và sự vận dụng vào giáo dục đại học
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục – đào tạo có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi một quốc gia Lí luận cũng như thực tiễn ở nhiều nước phát triển đã chỉ rõ rằng: Phát triển một nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là biện pháp hàng đầu để xây dựng và phát triển một đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đặc biệt, đối với những nước chậm phát triển, những nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu:
“Thực sự coi giáo dục - đào tạo cùng khoa học – công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển”
Một mặt giáo dục - đào tạo là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn - đặc biệt kể
từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương xã hội hóa giáo dục – có liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân, mọi thành phần kinh tế – xã hội; Mặt khác, nó là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi quốc gia Như vậy, giáo dục - đào tạo ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải đi trước một bước, phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển Một khâu quan trọng trong việc quan tâm đến phát triển giáo dục là quản lý giáo dục mà trước hết phải là quản lý nhà nước về giáo dục Bởi lẽ, chỉ có thông qua quản lý nhà nước về giáo dục mới thực hiện được các chủ trương, chính sách của quốc gia, mới xây dựng được quy hoạch chiến lược phát triển, mới thực hiện được các mục tiêu giáo dục… Như vậy, quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo có thể coi là khâu then chốt để thực hiện thắng lợi mọi hoạt động giáo dục Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng: Để quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo có hiệu lực, hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, trình độ, tư duy và nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giáo dục,
về sự tiến bộ của khoa học và công nghệ… Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt nhận định rằng: quản lý là một khâu yếu và là nguyên nhân của những yếu kém khác trong giáo dục nước ta Để tìm ra các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý nhà nhà nước về giáo dục và đào tạo – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm luận văn thạc sỹ của mình
Trang 21.1 Giáo dục - đào tạo và vai trò của giáo dục- đào tạo 1.1.1 Quan niệm về giáo dục
và đào tạo 1.1.1.1 Quan niệm về giáo dục Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thể hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử – xã hội của loài người
Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
2 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
3 Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
4 Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
5 Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
6 Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
7 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
8 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
9 Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
Trang 310 Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
11 Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
12 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục
1 Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vũ bão của khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nó đã đưa nhân loại bước vào thời kỳ quá độ của nền kinh tế tri thức và nó cũng tạo ra làn sóng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế mạnh mẽ trên toàn thế giới
Thành tựu cũng như thất bại của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của thế kỷ XX đã làm cho các nhà lãnh đạo quốc gia thực sự thức tỉnh về vai trò của giáo dục đại học trong công cuộc chấn hưng đất nước mình
Hiện nay, cải cách giáo dục đại học mà trước hết là đổi mới cơ chế quản lý nhà nước
về giáo dục đại học đang là một trong các chính sách ưu tiên hàng đầu ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới và là một chủ đề được các tổ chức quốc tế quan tâm
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, hệ thống giáo dục đại học của nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng Tuy nhiên, “giáo dục đại học đã bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém: chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đỏi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước; cơ chế quản lý của nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học và sự quản lý của các trường đại học, cao đẳng còn nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên để đổi mới mạnh mẽ, căn bản giáo dục đại học…Có nhiều nguyên nhân
của tình hình trên nhưng nguyên nhân căn bản chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học và sự yếu kém trong quản lý của bản thân các trường đại học, cao đẳng…” (Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về đổi mới quản lý giáo dục đại học)
Trước tình hình đó, đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học trở nên bức thiết và được coi là một trong hai giải pháp đột phá trong chiến lược giáo dục 2009-2020 nhằm nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học
Trang 4Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã khẳng định “ Đổi mới cơ bản tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực hiện nay”
Với những định hướng nêu trên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
về giáo dục đại học” làm luận án tiến sĩ luật học Luận án này chứng minh cơ sở lý luận về hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học và các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học đã được khẳng định trong Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Trong thời gian qua, nhiều tác giả trong nước, ngoài nước đã công bố hàng chục công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về giáo dục đại học dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo Một số ví dụ: -Giáo trình: Quản lý xã hội (2005) của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội; - Giáo trình: Quản lý nhà nước (2007) của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; - Giáo trình: Quản lý nhà nước về giáo dục (2007) của Phan Văn Kha; - Giáo trình: Hệ thống quản lý nhà nước (2002) dùng cho các trường đại học Nga của Glazunova H.I, Nxb Iunti-Dana, M; - Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI (2002) của Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; - Sách chuyên khảo: Phân cấp quản lý nhà nước (2011) của Phạm Hồng Thái, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Tri (cb), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội; - Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước (KX01.09): Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Các công trình nghiên cứu nói trên đã khái quát những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, phân biệt quản lý nhà nước với các loại hình quản
lý khác Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu những vấn đề
cơ bản có tính lý luận về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, giải quyết những vấn đề cụ thể trong quản lý Do vậy, các công trình có tính “giáo khoa” này chỉ có tính tham khảo để nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo
Một số bài đăng trên các báo và tạp chí phản ánh hiện trạng nhức nhối của giáo dục đại học nước ta và kêu gọi một cuộc cải cách có tính cách mạng nền giáo dục đại học nước nhà Ví dụ: GS Hoàng Tụy “Một số vấn đề khoa học và giáo dục: góc nhìn trong cuộc”, báo cáo tại hội thảo “Tiếp tục đổi mới để phát triển”, Đà Nẵng, 7/2005 và “Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển là giáo dục”, Báo Tuần Việt Nam, 3/2011; Võ Nguyên Giáp “Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo nước
Trang 5nhà”, Sài Gòn Giải phòng, 10/9/2007; Nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về quản
lý nhà nước bằng pháp luật trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó có quản
lý nhà nước về giáo dục Ví dụ: - Đào Viết Hiền (2006), Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế “ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” - Lê Văn Trung (2006), Luận án tiến sĩ luật học “Đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay”; - Nguyễn Đức Cường (2009), Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay”;
- Vũ Lan Hương (2008), Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục “Mô hình quản lý giáo dục cấp huyện theo hướng tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước”; Một số học giả nước ngoài đã công bố các báo cáo về thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa Có thể kể tới một số báo cáo sau đây: - David Dapice, Nguyễn Xuân Thành, Ben Wilkinson (Chương trình Việt Nam của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard) “Giáo dục đại học Việt Nam: từ tai họa đến hứa hẹn”, báo cáo nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Đại học Harvard, hội thảo “Tiếp tục đổi mới để phát triển”, Đà Nẵng 7/2005; - Thomas Valely và Ben Wilkinson (Trường Đại học Kennedy thuộc Đại học Harvard): “Giáo dục đại học Việt Nam: khủng hoảng và phản ứng”, báo cáo trước Ủy viên phía Hoa Kỳ thuộc Ủy ban song phương về giáo dục đại học, tháng 11/2008;
-“Lựa chọn thành công”, báo cáo của nhóm giáo sư và chuyên gia thuộc Đại học Harvard về chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2010 - 2020 năm 2008; Những báo cáo trên có thể coi là những công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu rộng tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, thực trạng giáo dục đại học Việt Nam (thành tựu cũng như bất cập) và đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách giáo dục đại học Việt Nam theo hướng giao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục đại học; trình bày quan điểm về việc xây dựng các trường đại học đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam Những công trình này có giá trị tham khảo quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học và các nhà nghiên cứu
Một số sách và báo cáo của các học giả nước ngoài giới thiệu về hoạt động giáo dục đại học, tình hình cải cách giáo dục đại học của một số nước như:
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN Trong thời đại ngày nay, không một dân tộc nào có thể đứng vững ở vị trí tiên tiến mà thiếu quốc sách hành đầu là giáo dục đào tạo Sự phồn vinh của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc vào khả năng học tập của dân chúng Vì vậy, Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, là điều kiện
Trang 6để phát huy nguồn lực con người; cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo đặc biệt là về giáo dục đại học Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới đều hết sức quan tâm đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục đại học Đây chính là yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng và Chính phủ trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, là giải pháp then chốt có tính đột phá, tạo điều kiện để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh và toàn
diện, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học suốt đời”
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học thể hiện ở việc phát huy cao
độ dân chủ nhằm giải phóng tiềm năng sáng tạo của mọi người tham gia hoạt động giáo dục đại học và của các cơ sở giáo dục đại học Đó là quan điểm xuyên suốt quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học nước ta
Trên cơ sở các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục đại học đồng thời trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, trên cơ sở tham khảo một số quy định về quản lý giáo dục đại học của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản để từ đó rút ra các quan điểm chỉ đạo về việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải phù hợp thể chế chính trị, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và năng lực bộ máy quản lý nhà nước và là nỗ lực chung của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học
và toàn xã hội
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải đạt được các mục tiêu hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới cơ quan quản lý ở cấp bộ, đổi mới hệ thống giáo dục đại học và quan trọng hơn là phải bảo đảm quyền tự chủ thật sự và trách nhiệm xã hội của các trường đại học, cao đẳng trong mọi lĩnh vực hoạt động
Trang 7Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải đạt được các mục tiêu hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới cơ quan quản lý ở cấp bộ, đổi mới hệ thống giáo dục đại học và quan trọng hơn là phải bảo đảm quyền tự chủ thật sự và trách nhiệm xã hội của các trường đại học, cao đẳng trong mọi lĩnh vực hoạt động