1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII-XIX

156 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng hai ngàn năm và bám sâu gốc rễ vào nhiều lĩnh vực đời sống của người dân Việt. Như nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi nhận định: “Một đặc sắc của Phật giáo Việt Nam là nó hòa mình vào dân tộc, như cá với nước, cây với đất” [14, tr.12]. Phật giáo Quảng Nam trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, nó cũng hòa mình vào l ịch sử văn hóa của địa phương và để lại dấu ấn tích cực cho mãi đến hôm nay. Thật vậy, nơi đây từ nửa đầu thế kỉ XVII, đã chứng kiến nhiều vị danh tăng người Việt đến hoằng hóa, trong đó đáng chú ý là thi ền sư Huệ Đạo Minh và Minh Châu Hương Hải. Đặc biệt, vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, trong không khí các thiền sư Trung Hoa nhộn nhịp sang Đại Việt truyền chánh pháp, thì thương phố Hội An (Quảng Nam ), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là những nơi đón nhiều thiền sư cả Lâm Tế và Tào Động dừng chân xây dựng đạo tràng, xiển dương Phật pháp. Như các thiền sư Minh Hải Pháp Bảo, Minh Lượng Thành Đẳng, Đương Cơ Chân Dĩnh (phái Lâm Tế); và, thiền sư Hưng Liên (phái Tào Động). Phật giáo Quảng Nam từ đây phát triển hưng thịnh, có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Đến giữa thế kỉ XVIII, Minh Hải Pháp Bảo lại biệt xuất bài kệ truyền phái mới, hình thành nên dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Lâm Tế Chúc Thánh từng bước không những chiếm lĩnh vị trí độc tôn trong nội bộ Phật giáo đất Quảng, mà còn lan rộng vào khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, vào thế kỉ XIX. Tại các làng xã, bên cạnh những ngôi đình, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ tộc.v.v. thì các ngôi chùa dân gian cũng lần lượt mọc lên và chiếm giữ một vai trò, vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống văn hóa xã hội của người dân. Với họ, ngôi chùa không thuần túy là một cơ sở thờ tự Phật, Bồ tát, nơi để tín hữu tu trì thực hành giáo lí nhà Phật, mà còn là nơi để gửi gắm biết bao ước nguyện về tài lộc, sức khỏe, sự an vui… nói chung, là nơi dân làng muốn nương tựa sức mạnh siêu trần để giải quyết các vấn đề rất đời thường nơi trần thế. 1.2. Phật giáo là một tôn giáo. Thời đại ngày nay, gần như hằng ngày, hằng giờ, thế giới phải chứng kiến những xung đột, những bất ổn mà nguyên nhân thường có liên quan đến vấn đề tôn giáo. Ở một hướng khác, gần đây, giới nghiên cứu tôn giáo quốc tế đã đưa ra khái niệm “toàn cầu hóa tôn giáo” để chỉ ra và dự báo một xu thế xuyên quốc gia của tôn giáo. Còn A.Malraux thì khẳng định “ Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của tâm linh hoặc không là gì cả” và thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ “tôn giáo sẽ ra khỏi đầu óc con người nhưng “tâm thức tôn giáo” thì quay trở lại” [45, tr.487]. Ở Việt Nam, Phật giáo không những không ra khỏi đầu óc con người mà sẽ vẫn tồn tại và gắn bó khăng khít, hòa quyện vào đời sống xã hội, như đã diễn ra trong quá khứ hai ngàn năm tồn tại. Khác chăng, trong hoàn cảnh mới, thời đại mới, nó sẽ có biểu hiện và sự phát triển mới. Đúng như khẳng định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa IX) tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 về công tác tôn giáo, rằng “Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề tôn giáo có những nội dung mới”, và rằng “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [21, tr.37-38]. Điều đó càng thúc bách việc tìm hiểu nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo địa phương nói riêng một cách đầy đủ, sâu sắc không chỉ ở hiện tại, mà cả trong quá khứ để làm cơ sở ứng xử trong tương lai. 1.3. Cho đến nay, mặc dù đã có một số tài liệu viết về Phật giáo Quảng Nam nhưng nhìn chung chỉ ở mức độ bộ phận hoặc ở các khía cạnh, vấn đề tản mát, chưa có bất kì công trình nghiên cứu nào đi vào địa hạt Phật giáo ở đây một cách cơ bản, có hệ thống. Những câu hỏi quan trọng đặt ra như: Phật giáo Quảng Nam có quá trình truyền nhập, phát triển như thế nào? Có diện mạo, đặc điểm gì? Có vai trò gì trong đời sống xã hội nơi đây? ... vẫn còn bỏ trống. Nói tóm lại, Phật giáo Quảng Nam chưa được quan tâm đúng mức trên rất nhiều khía cạnh. Rõ ràng việc nghiên cứu Phật giáo Quảng Nam là một yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Nó giúp cho chúng ta nhận thức được những vấn đề căn nguyên nhất của Phật giáo ở mảnh đất xứ Quảng trong quá khứ, để từ đó có được những ứng xử hợp lẽ, đúng quy luật với một hình thái ý thức xã hội quan trọng này của người Việt. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII –

Ngày đăng: 28/09/2018, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w