Đề tài: Thực tiễn các quy định pháp luật quản lý nhà nước về quảng cáo thương mại bị cấm tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc PHẦN I. MỞ ĐẦU Quảng cáo thương mại là hoạt động có mục đích xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Mục đích của quảng cáo thương mại thường là giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì quảng cáo thương mại là xu hướng tất yếu, do đó đa số các doanh nghiệp sử dụng phương tiện quảng cáo như công cụ hữu hiệu để tiếp cận thị trường. Quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, song ở nước ta, quảng cáo mới chỉ được gieo mầm và được biết đến rộng rãi trong những năm gần đây, đặc biệt là sau công cuộc Đổi Mới. Nói đến quảng cáo, người ta thường nghĩ ngay tới khoản doanh thu khổng lồ mà nó mang lại cũng như những tác động tới ngành kinh tế. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA) nhận định, nếu tính doanh thu của ngành quảng cáo tại Việt Nam sẽ trên 3 tỉ USD vào năm 2020 nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng như hiện nay. Trước những thời cơ như vậy, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại để làm sao cho hoạt động này đi đúng hướng là vấn đề đang được đặt ra. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những vấn đề về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước nói chung. Phân cấp quản lý nhà nước là một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý nhà nước. Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục đích chung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Khi tiến hành phân cấp quản lý, đã có sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình. Trong phạm vi thẩm quyền được giao, mỗi cấp quản lý được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của mình. Việc phân cấp quản lý phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc. Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó. Mạnh dạn phân cấp cho địa phương và cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho việc trung ương và cấp trên phải ôm đồm các công việc mà mang tính sự vụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở. Việc phân cấp quản lý phải thật cụ thể, hợp lý trên cơ sở những quy định của pháp luật. Phân cấp quản lý giữa các cấp trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác nhau như: cơ sở kinh tế xã hội, trình độ phát triển đồng đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các yếu tố về dân tộc, trình độ dân trí, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương và cơ sở... Do đó, việc ban hành các quyết định về phân cấp quản lý cần phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, hợp lí, tránh đưa ra những quyết định mang tính chung chung, tùy tiện. Tất cả các nội dung của việc phân cấp quản lý bao giờ cũng phải được thể hiện trong các văn bản pháp luật của các cấp có thẩm quyền. 2. Khái niệm, đặc điểm về hoạt động quảng cáo và quảng cáo thương mại Theo từ điển quảng cáo National Textbook Company thì “Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền, có tính chất đơn phương, không dành cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho sản phẩm nhãn hiệu, xí nghiệp, mục đích hoặc một tổ chức nào đó được nêu danh trong quảng cáo”. Hiệp hội quảng cáo Hoa Kỳ AAA: Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác. Ở Việt Nam, khái niệm quảng cáo mới được quan tâm nghiên cứu trong 2 thập niên trở lại. Luật Quảng cáo năm 2012 tại khoản 1 Điều 2: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”. Như vậy, từ khái niệm trên ta có thể thấy hoạt động quảng cáo bao gồm 2 loại: Quảng cáo phi thương mại và quảng cáo thương mại. So với một số quốc gia khác trên thế giới, đây là một điểm khác biệt về khái niệm quảng cáo. Quảng cáo thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005, Điều 102: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa của mình” Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quảng cáo thương mại cũng ngày càng dành được sự quan tâm chú ý của các thương nhân. Hiếm có một thương nhân nào lại bỏ qua kế hoạch tiếp thị sản phẩm thông qua quảng cáo thương mại. Trong những năm gần đây, quảng cáo thực sự đã trở nên gần gũi với người dân Việt Nam và người tiêu dùng đã trở nên quen thuộc với quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc trưng của quảng cáo thương mại: Quảng cáo thương mại có những đặc trưng khác biệt so với các hoạt động xúc tiến thương mại khác: Quảng cáo thương mại là một hoạt động thương mại mang tính bổ trợ cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất. Nó là hoạt động bổ trợ bởi quảng cáo không trực tiếp làm ra sản phẩm, dịch vụ, cũng như không làm nâng cao chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, song nó có tác dụng kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ một cách rộng rãi. Quảng cáo thương mại được xem như chiếc cầu nối, kênh thông tin hữu hiệu để qua đó, người tiêu dùng nhanh chóng nắm bắt được các thông số về chất lượng, hiệu quả, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Cafe Trung Nguyên, Cocacola, Pepsi... họ đã thực sự thành công khi xây dựng cho mình được thương hiệu nổi tiếng. Chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị... thực hiện nhằm tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ có cá khoản chi phí kèm theo Cách thức xúc tiến thương mại: Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa dịch vụ cần giới thiệu... được truyền tải đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm... Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Đây thực sự là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác để thu hút khách hàng, người tiêu dùng, giành thị phần. Ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại bao gồm: Các văn bản do Bộ Công thương chủ trì, soạn thảo hoặc ban hành theo thẩm quyền (Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại) , các văn bản do Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch chủ trì soạn thảo hoặc ban hành theo thẩm quyền (Luật Quảng cáo 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành) 3. Phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại hiện nay: Ở nước ta, với nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Mọi hoạt động của nhà nước đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, định hướng. Ở cấp Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan lãnh đạo công tác tư tưởng, tuyên truyền, báo chí, văn hóa, thông tin đối ngoại ... Hoạt động quảng cáo cũng nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở địa phương, Ban Tuyên giáo các Tỉnh Thành ủy trực thuộc Trung ương và Huyện Thành Thị ủy trực thuộc tỉnh lãnh đạo toàn diện công tác tuyên giáo của chính quyền. Theo Luật Quảng cáo năm 2012, tại Điều 5: Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo “1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. 2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. 4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.” Như vậy, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về quảng cáo. Theo thẩm quyền của mình, Chính phủ sẽ ban hành các Nghị định, những văn bản điều chỉnh, có tính định hướng đối với hoạt động quảng cáo thương mại nói riêng và hoạt động quảng cáo nói chung. Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch là cơ quan trực thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp, quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Ngoài ra còn có các cơ quan bộ, ngang bộ ở Trung ương theo thẩm quyền của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch thực hiện quản lý về hoạt động quảng cáo. Cụ thể ở đây, một số Bộ như Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế.. và các cơ quan Trung ương như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam... Tại các địa phương, Ủy ban Nhân dân các cấp trao quyền quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân quản lý hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng. Đó là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông. Như ta đã thấy, sự phân công quản lý nhà nước như vậy rất rõ ràng, khoa học. Có cơ quan chịu trách nhiệm chính, có cơ quan phối hợp hoạt động. Điều này tránh được tình trạng 1 cơ quan làm việc quá tải “trăm dâu đổ đầu tằm”, và cũng tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tất cả những tình trạng đó dẫn đến sự trốn tránh trách nhiệm khi có sự việc không hay xảy ra, một tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay của các cơ quan nhà nước, cơ quan nọ đổi lỗi cho cơ quan kia. Không ai đứng ra chịu trách nhiệm, là người thiệt thòi nhất vẫn là người dân. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản về thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo vẫn chưa có sự thống nhất với nhau. Cơ quan quản lý nhà nước quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Căn cứ Nghị định số 1852007NĐCP ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nghị định số 1872007NĐCP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và truyền thông, thì Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch thống nhất quản lý về mặt quảng cáo, đồng thời quản lý trực tiếp hoạt động quảng cáo ngoài trời và quảng cáo có yếu tố nước ngoài. Bộ Thông tin và truyền thông quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí báo chí (bao gồm báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử) và quảng cáo trên mạng máy tính và xuất bản phẩm. Tuy nhiên, cả 2 Nghị định trên đều không nêu rõ cơ chế phối hợp quản lý quảng cáo giữa hai bộ này như thế nào. Vì vậy, từ năm 2007 thời điểm hai bộ được hình thành đến nay, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chưa thực hiện chức năng quản lý chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí và trên xuất bản phẩm (phần được giao cho Bộ Thông tin và truyền thông quản lý về mặt ngành), mặc dù vi phạm về nội dung quảng cáo trên báo in, Đài phát thanh, Đài Truyền hình và báo điện tử xảy ra liên tục. Ở thời điểm ban hành Nghị định, Chính phủ có quan điểm rằng Bộ Thông tin và Truyền thông là bộ chuyên ngành quản lý về thông tin, điện tử truyền thông, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như năng lực trong quản lý các hoạt động liên quan đến truyền thanh, điện tử nên đã giao cho Bộ Thông tin và truyền thông nhiệm vụ quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí và xuất bản phẩm. Nhưng thực tế hiên nay cho thấy, việc quản lý của Bộ Thông tin với mảng quảng cáo thương mại này là chưa đạt hiệu quả. Đơn cử là các quảng cáo thương mại nói riêng và quảng cáo nói chung trên các thông tin điện tử diễn ra một cách vô tổ chức. Nội dung quảng cáo tràn lan trên mạng Internet, trang điện tử nào cũng có phần dành cho quảng cáo mà không ai quản lý. Về mặt quản lý nhà nước, Bộ đã không đạt yêu cầu, về phía người dân chủ thể bị tác động chính của quảng cáo phải chịu nhiều thiệt hại. Vụ án ở Thẩm mỹ viện Cát Tường vào tháng 10 năm 2013 cho thấy ngoài những vấn đề nhức nhối trong ngành y tế, chúng ta cũng cần xem xét lại hoạt động quảng cáo trên mạng. Có người ví quảng cáo tràn lan là “kẻ giết người không dao”. Điều này cũng có cơ sở của họ. Chị Lê Thanh Huyền nạn nhân của vụ BS Tường khi có ý định nâng ngực đã tìm đến một cơ sở khác, nhưng sau khi đọc được những lời quảng cáo quá hấp dẫn của Thẩm mỹ viện thẩm mỹ viện Cát Tường đã quyết định đến đây để nhờ cậy vào “tay dao” Nguyễn Mạnh Tường. Nếu ai đã xem trang web của thẩm mỹ viện Cát Tường sẽ thấy dày đặc những thông tin có cánh, khoe rất nhiều “chiêu” làm đẹp cho phụ nữ, từ làm đẹp đơn giản đến thẩm mỹ công nghệ cao với dịch vụ đẳng cấp quốc tế, thẩm mỹ viện uy tín hàng đầu Việt Nam. ThS. BS Nguyễn Mạnh Tường tự lăng xê mình là BS thẩm mỹ tại Bệnh viện Bạch Mai với hơn 14 năm kinh nghiệm trong nghề, đã thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật thẩm mỹ theo lời mời hợp tác của các thẩm mỹ viện lớn tại Hà Nội và Thành phố HCM... Chắc chắn với những lời quảng cáo này, nhiều chị em đã không ngần ngại đến nhờ cậy BS Tường. Chỉ đến khi vụ việc chị Huyền vỡ lở, không ít người đã phải thót tim. Ở các hoạt động quảng cáo khác, một số trường hợp thấy tivi quảng cáo kem ốc sên sẽ giữ cho da tươi trẻ, uống viên S.N.K để trẻ mãi không già… đã ra sức bôi kem, uống thuốc. Tươi trẻ chưa thấy đâu, chỉ thấy mặt nổi đầy mụn, chảy nước vàng, đến khám BS, rất thành thật khai báo: Em thấy quảng cáo trên tivi thì phải là loại tốt nên mua về dùng. Có bệnh nhân than thở, em bị nóng trong, uống không biết bao nhiêu trà Dr. Thanh rồi mà vẫn không khỏi, người nổi đầy mụn. Nghe bệnh nhân nói mà BS phải phì cười vì không ngờ người dân lại ngây thơ tin vào những lời quảng cáo vô căn cứ như vậy. Không chỉ được quảng cáo ở trên mạng, trên báo đơn thuần mà quảng cáo trà Dr. Thanh được phát sóng trên cả VTV kênh truyền hình nhà nước với thời gian phát khá nhiều. Quảng cáo trên mạng, trên các phương tiện truyền thông mang lại hiệu quả rất cao. Vì thế, các dịch vụ, sản phẩm liên quan đến sức khỏe, chữa bệnh, làm đẹp... hiện đang tràn ngập trên các trang mạng, báo chí, truyền hình. Các cơ quan quản lý cho rằng không đủ “3 đầu, 6 tay” để quản hết những quảng cáo vô tội vạ này. Khi vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường bị phơi bày, cơ quan chuyên môn là Sở Y tế Hà Nội vẫn không hề hay biết có một thẩm mỹ viện như vậy tồn tại và càng không biết có một trang web quảng cáo rầm rộ cho thẩm mỹ viện này. Trong vụ việc trên, có lãnh đạo ngành y tế đã đổi lỗi “Cơ quan truyền thông đang tiếp tay cho những quảng cáo sai sự thật. Cứ nộp tiền là những quảng cáo đó được lên sóng truyền hình, lên mặt báo in, báo mạng… mà không xem xét nội dung quảng cáo đó đã được cơ quan chuyên môn cấp phép hay chưa” Vậy là quảng cáo một phương thức truyền thông hiện đại nhất đang bị những người vụ lợi, vô lương tâm lợi dụng, làm mất uy tín, méo mó, khiến sức khỏe người dân bị đe dọa và thậm chí mất mạng. Song lỗi vừa thì chẳng ai chịu nhận. Chỉ biết rằng, mới đây Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn kiểm tra các cơ sở hành nghề ydược tư nhân, trong đó chú trọng các cơ sở thẩm mỹ, đã có nội dung rất mới là kiểm tra các thông tin quảng cáo trên mạng. Bộ Thông tin truyền thông thì vẫn im tiếng và dường như mình không liên quan. Chúng ta click vào các trang mạng, các quảng cáo ngày càng nhiều, càng tràn lan, quảng cáo, rao vặt tất cả các thể loại sản phẩm khác nhau... mà không có ai quản lý. Vì vậy, để tránh tình trạng như trên, Nghị định nên quy định lại việc giao hoạt động quản lý nhà nước về mảng quảng cáo này cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đồng thời trang bị kỹ thuật máy móc hiện đại để công tác quản lý này được thực hiện tốt hơn, không còn những scandal gây ra hậu quả xấu tới người dân như hiện nay. Tại Điều 1, Nghị định 1892007NĐCP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 442011NĐCP “Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ......, xúc tiến thương mại,...” Theo Điều 102 Luật Thương mại “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại...” Vì vậy, Bộ Công thương cũng là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo thương mại, và công tác quản lý này của Bộ Công thương như thế nào thì chưa rõ trách nhiệm, chưa được quy định trong văn bản pháp luật cụ thể nào. Như vậy, qua quá trình tìm hiểu, đi sâu và phân tích thẩm quyền quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, đã cho thấy sự lúng túng, sự trùng lặp giữa các văn bản pháp luật trong việc điều chỉnh một vấn đề là quảng cáo thương mại. Về thẩm quyền và các thủ tục cấp giấy phép quảng cáo. Khi thực hiện hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng, thương nhân quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải làm thủ tục xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo. Nhìn chung, ở nhiều nước, việc đăng ký hoặc cấp phép cho hoạt động quảng cáo do cơ quan quản lý nhà nước về thương mại thực hiện. Ở Việt Nam, công việc này do cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thông tin đảm nhiệm vai trò chính. Có thể thấy, thay đổi lớn nhất từ Luật Quảng cáo 2013 đối với cơ quan Nhà nước là việc thay đổi cơ chế quản lý của các cơ quan có chức năng. Như đã nói ở trên, việc cấp phép cho quảng cáo tấm lớn ngoài trời giờ đã không còn thuộc phạm vi thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong khi đó, sở này cũng không còn được phép cấp phép quảng cáo cho các hoạt động quảng cáo như trước kia nữa. Thay vào đó, Sở văn hóa, thể thao và du lịch chỉ tiếp nhận thông báo của đơn vị quảng cáo và có công văn phản hồi. “Nếu trong thời gian quy định mà sở không kịp trả lời, đơn vị quản cáo sẽ được phép tự tiến hành treo băng rôn quảng cáo. Điều này dễ dẫn đến tình trạng khó xử khi cùng một thời gian, một vị trí mà có nhiều doanh nghiệp gửi thông báo xin treo quảng cáo. Ngoài ra, với cơ chế thông báo trả lời, việc thực thi các điều luật trong Luật quảng cáo sẽ nằm ở chỗ tăng cường các chế tài cho lực lượng thanh tra. Trong khi đó, hiện nay dù luật đã có hiệu lực nhưng lực lượng mỏng và thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ khiến cho lực lượng này khó làm việc. Thẩm quyền thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động quảng cáo thương mại: Tại Nghị định 242003NĐ CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quảng cáo có quy định “Thanh tra nhà nước về văn hóa thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quảng cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp lệnh quảng cáo và quy định khác cả pháp luật có liên quan”. Không chỉ riêng hoạt động quảng cáo thương mại, tất cả các hoạt động xảy ra đều cần phải có lực lượng thanh tra, kiểm tra để xác định tính đúng sai của các hoạt động, từ đó có phương hướng để xây dựng, phát triển. Quy định này đã tạo cho ác cơ quan quản lý đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và đạt được những hiệu quả đáng khích lệ. Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 năm từ 20012010, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (trước đó là Sở Văn hóa Thông tin) và các quận huyện đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, tịch thu 9542 băng dôn, 7988 bảng quảng cáo cỡ nhỏ, 378 bảng quảng cáo tấm lớn, 500.000 tờ rơi quảng cáo rao vặt trái phép. Sở Thông tin truyền thông (Trước đó là Sở Bưu chính Viễn thông) cắt trên 1000 số điện thoại quảng cáo rao vặt trái pháp luật. Tổng số vụ vi phạm do thành phố xử lý là 1190 vụ và quận huyện xử lý 4863 vụ vi phạm. Tại Hà Nội, trong năm 2010 Sở Văn hóa Thể thao và du lịch đã tiến hành kiểm tra thường xuyên hoạt động quảng cáo, phát hiện và lập biên bản vi phạm vi phạm hành chính với 109 trường hợp, ra quyết định xử phạt số tiền 451 triệu đồng, buộc tháo dỡ 74 biển quảng cáo sai quy định. Qua những số liệu trên, chúng ta đã thấy các cơ quan nhà nước đã quản lý khá tốt hoạt động quảng cáo trên địa bàn của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, không chỉ có quảng cáo trên mạng tràn lan mà các hoạt động quảng cáo ngoài trời mọc lên như nấm, đủ các hình thức, nội dung quảng cáo, nhiều quảng cáo vi phạm nghiêm trong pháp luật, trái với đạo đức, gây phản cảm... mà vẫn chưa được cơ quan chức năng để ý tới. Sau khi Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn được ban hành và áp dụng, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo được quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, khắc phục được tình trạng hiện nay: Bộ Văn hoáThể thao và Du lịch có chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo nhưng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm lại thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Với sự ra đời của Luật Quảng cáo, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có được một công cụ quản lý hữu hiệu nhất để quản lý hoạt động quảng cáo có hiệu quả. Với các quy định về nội dung, hình thức quảng cáo, hành vi cấm quảng cáo, hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo, người chịu trách nhiệm đối với từng phương tiện quảng cáo, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ sử dụng công cụ quản lý của mình để đảm bảo hoạt động quảng cáo trên tất cả các phương tiện đi vào nền nếp, phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, với sự phát triển và bùng nổ của hoạt động quảng cáo hiện nay với sự đa dạng về phương tiện quảng cáo, tình trạng biến tướng của các hình thức quảng cáo, việc áp dụng của một số khái niệm chung chung như “thuần phong mỹ tục”, “chuẩn mực đạo đức” “quảng cáo ảnh hưởng đến trẻ em” sẽ làm các cơ quan quản lý địa phương gặp khó khăn trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương phải thường xuyên hướng dẫn để các địa phương thực hiện tốt công việc quản lý trên địa bàn. 4. Một số phương hướng để công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo thương mại ngày càng đạt hiệu quả. Nhằm thiết lập một môi trường quảng cáo cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước khẳng định quyền tự do kinh doanh và quyền tự do cạnh tranh của thương nhân thông qua các quy định về quảng cáo thương mại. Pháp luật ở hầu hết các nước đều coi quảng cáo không trung thực là một biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một trong những các hành vi được coi là quảng cáo không trung thực như quảng cáo hàng hóa không đúng quy cách phẩm chất, có tính chất nhử mồi, giật gân hoặc bắt chước sản phẩm quảng cáo của các doanh nghiệp khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng... Xét thấy những hành vi trên đều để lại rất nhiều những hậu quả xấy, xâm phạm tới lợi ích của nhiều đối tượng trong xã hội. Pháp luật Việt Nam cũng coi quảng cáo không trung thực là hành vi quảng cáo trái pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại ở Việt Nam lại chỉ mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê một số hành vi, dẫn đến sự thiếu sót và thiếu cụ thể. Vì vậy, pháp luật cần có một điều luật riêng quy định về nghĩa vụ trung thực. Để từ đó có những xử lý phù hợp. Các hành vi quảng cáo không trung thực có thể bị xử lý hành chính, bị áp dụng chế tài dân sự hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự. Mặc dù vậy, các hành vi quảng cáo không trung thực hiện nay vẫn ngày một nhiều với nhiều hình thức tinh vi hơn, khôn khéo hơn, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của những doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như người tiêu dùng, đòi hỏi sự thắt chặt quản lý của các cơ quan chức năng. Hoạt động quản lý nhà nước nên cần tới sự phối hợp, hỗ trợ của các Hiệp hội ngành nghề. Ở Việt Nam hiện nay có Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA) và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt nam (VINATAS). Đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và chống lại các hành vi quảng cáo không trung thực vi phạm pháp luật. Các hiệp hội này ra đời cũng đã được một thời gian, tuy nhiên, hoạt động vẫn chưa thực sự đem lại nhiều kết quả. Tuy nhiên, vai trò của những Hiệp hội như thế này là không thể phủ nhận. Trong điều kiện của Việt Nam như hiện nay, một mặt Hiệp hội quảng cáo cần chấn chính lại nội quy hoạt động để đảm bảo tiếng nói của mình có giá trị hơn. Một mặt, các hiệp hội nên có sự hỗ trợ cần thiết, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo được thuận lợi và đạt kết quả cáo, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của nhà sản xuất chân chính. Về xử lý vi phạm, thực tế cho thấy, các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật đều là hành vi quảng cáo thương mại, nghĩa là các hành vi này do thương nhân thực hiện, vì mục đích lợi nhuận và đối tượng tác động trực tiếp là người tiêu dùng. Vì vậy, đặt các hành vi này thuộc lĩnh vực căn hóa thông tin và xử phạt theo Nghị định 562006NĐ CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin là chưa phù hợp. Mặt khác, cơ quan quản lý quảng cáo thương mại là trong khi cơ quan xử phạt hành chính là Bộ văn hóa thể thao và du lịch sẽ làm giảm tính kịp thời trong xử lý, thậm chí còn đẫn đến chồng chéo, giảm hiệu quả công tác quản lý. Vì vậy, chúng ta nên tăng cường hiệu lực giải quyết vụ việc của Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương bằng việc sử dụng cưỡng chế trong trường hợp quyết định không được thi hành. Ngoài ra, pháp luật nên có quy định cho phép Cục quản lý cạnh tranh có quyền xử lý vi phạm. Luật pháp các nước như Mỹ, Ấn.. đều trao quyền xử phạt cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy, ở Việt Nam cũng nên tham khảo cho phép cơ quan này có quyền xử phạt để bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường khả năng quản lí của nhà nước đối với quảng cáo thương mại. PHẦN III. KẾT LUẬN Có thể khẳng định rằng, Luật quảng cáo 2013 ra đời là nhằm chấn chỉnh các hoạt động quảng cáo thương mại, chấm dứt tình trạng bát nháo như trong thời gian qua. Tuy nhiên, để luật sớm được thực thi nghiêm minh còn là một vấn đề nan giải đối với cả nhà quản lý lẫn các doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ các văn bản hướng dẫn thi hành luật còn chưa được sớm ban hành là vì Luật quảng cáo có ảnh hưởng quá nhiều ngành nghề trong xã hội. Tuy nhiên, việc chậm trễ này đang “chiếu bí” cả nhà quản lý lẫn các doanh nghiệp quảng cáo. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ BÀI PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những vấn đề về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước nói chung. 2. Khái niệm, đặc điểm về hoạt động quảng cáo thương mại. 3. Phân cấp thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại 4. Một số phương hướng cụ thể. PHẦN III: KẾT LUẬN Trang 1 1 1 2 5 12 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 1), NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012. 3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012. 4. Nguyễn Thùy An, Luận văn Thạc sỹ, Cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hoàn thiện pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội, 2012. 5. Luật Quảng cáo 2012, Luật Thương mại 2005, Các Nghị định của Chính phủ 6. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, báo vietnamnet.vn VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ELEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Thực tiễn các quy định pháp luật quản lý nhà nước về quảng cáo thương mại bị cấm tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phùng Trọng Quế Họ và tên sinh viên: Vũ Doãn Minh Mã số sinh viên: E601.1500650 Lớp: Luật Kinh tế EVP32; Hệ: Từ xa Địa điểm học: Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc Cơ quan thực tập: UBND huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Sông Lô, tháng 7 năm 2017