Quá trình nghiên cứu cho thấy nhật kí đọc sách có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng sáng tạo, chủ động tích cực ở học sinh. Những bài tập nhật kí đọc sách tưởng như dạng câu hỏi quen thuộc như Trình tự sự kiện, học sinh không chỉ dừng lại ở những gạch đầu dòng liệt kê mà hình thành được một sơ đồ thú vị. Còn dạng bài tập Điểm sáchPhê bình hay Quan điểm hình thành cho các em năng lực tư duy phê phán đánh giá, thể hiện ý kiến cá nhân của bản thân. Có thể những ý kiến của các em nhiều khi còn gượng ép, ngô nghê nhưng đó là bước đầu cho các em thể hiện chính mình… Ngoài ra, những dạng bài tập khác của bài tập nhật kí đọc sách đều có vai trò riêng của mình trong việc phát triển năng lực giải mã tưởng tượng và kiến tạo kiến thức cho học sinh.
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
1 Họ và tên người đăng ký: Cao Thị Thu Hồng
2 Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
3 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trung Trực
4 Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: giảng dạy môn Ngữ văn
5 Tên đề tài sáng kiến: Sử dụng bài tập Nhật ký đọc sách trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển đồng thời bốn kĩ năng đọc – viết – nghe – nói cho học sinh
THPT.
6 Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Giải pháp kỹ thuật
7 Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Mục tiêu của môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là hình thành và phát triểncho học sinh các năng lực giao tiếp cơ bản như nghe, nói, đọc, viết Các kỹ năng này
có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, cácgiáo viên Ngữ văn vẫn hay tách rời các kỹ năng này theo từng phân môn Điều đókhiến cho tri thức của các phân môn trở nên rời rạc, không liên kết và việc hình thành
kỹ năng cho người học cũng không toàn diện Sáng kiến này giới thiệu dạy học kếthợp giữa đọc và viết khi dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn trong chương trình THPTnhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực đọc và viết, nghe và nói cho học sinh
8 Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng:
- Năm học 2015 – 2016, HKI - ở khối lớp 10 (10A3, 10A5)
- Năm học 2016 – 2017, ở khối lớp 12 (lớp 12A2, 12A5, 12A7)
- Năm học 2017- 2018, ở khối lớp 12 (A1, A5, A9) và lớp 11A4
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trình độ chuyên môn: Giáo viên dạy lớp có kinh nghiệm từ 5 năm, có trình độ đạtchuẩn chuyên môn đào tạo (Đại học sư phạm trở lên)
- Cơ sở vật chất: lớp học bình thường
- Đối tượng thực hiện: Học sinh học chương trình chuẩn
10 Đơn vị áp dụng sáng kiến: trường THPT Nguyễn Trung Trực
11 Kết quả đạt được:
Trang 2Quá trình nghiên cứu cho thấy nhật kí đọc sách có vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy khả năng sáng tạo, chủ động tích cực ở học sinh Những bài tập nhật kí đọc
sách tưởng như dạng câu hỏi quen thuộc như Trình tự sự kiện, học sinh không chỉ
dừng lại ở những gạch đầu dòng liệt kê mà hình thành được một sơ đồ thú vị Còn
dạng bài tập Điểm sách/Phê bình hay Quan điểm hình thành cho các em năng lực tư
duy phê phán đánh giá, thể hiện ý kiến cá nhân của bản thân Có thể những ý kiến củacác em nhiều khi còn gượng ép, ngô nghê nhưng đó là bước đầu cho các em thể hiệnchính mình… Ngoài ra, những dạng bài tập khác của bài tập nhật kí đọc sách đều cóvai trò riêng của mình trong việc phát triển năng lực giải mã tưởng tượng và kiến tạokiến thức cho học sinh Việc học sinh chuẩn bị bài tập nhật kí ở nhà, đến lớp thảoluận, nộp NKĐS cho giáo viên có tác dụng trong việc mở rộng diện giao tiếp với tácphẩm văn học, khắc sâu mẫu bài tập nhật kí cũng như văn bản vào tâm trí các em.Không chỉ thế, việc ghi nhật kí giúp các em rất nhiều trong việc phát triển đồng thờibốn kĩ năng đọc - viết - nghe - nói Với một hệ thống bài tập đa dạng, tác phẩm đượcsoi chiếu trên nhiều phương diện, giúp học sinh có cơ sở toàn diện để đọc hiểu mộtvăn bản dù là tự sự hay trữ tình Thêm nữa, quá trình thảo luận về nhật kí ghi chép,học sinh sẽ được nghe những nguồn ý kiến khác nhau giúp các em có cái nhìn đachiều về tác phẩm, kích thích hứng thú sáng tạo của học sinh
An Giang, ngày 05 tháng 03 năm 2017
Tác giả
(họ, tên, chữ ký)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường THPT Nguyễn Trung Trực
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 3
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Cao Thị Thu Hồng Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 16/ 02/ 1982
- Nơi thường trú: tổ 5, khóm III, đường Nam kỳ khởi nghĩa, thị trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: trường THPT Nguyễn Trung Trực
- Chức vụ hiện nay: tổ phó chuyên môn
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ – Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng việt
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy Ngữ văn
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
Tổng số CB-GV-VN là 89 biên chế, 01 hợp đồng (kế toán), trong đó:
Địa
Tin học
TD QP
Văn phòng
Phòng TNTH: 03; -Phòng tin học: 02;
Phòng tiếng Anh: 01; -Phòng thư viện: 01
Phòng hành chính: 01; -Phòng đoàn: 01; -Phòng phát thành: 01
Kết quả thực hiện một số hoạt động nổi bật năm học 2016 – 2017
+ Kết quả xếp loại học lực từ trung bình trở lên sau khi thi lại là 93.15%
+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm từ trung trình trở lên sau rèn luyện hè: 99.91%
+ Học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh: 2B, 8C (tăng 6 giải; 2015-2016: 1B, 3C)
+ Học sinh giỏi giải máy tính bỏ túi: 1B, 1C
+ Số lượng học sinh dự thi là 280, tỉ lệ TN THPT Quốc gia 2017 là 100% cao hơn sovới năm học trước gần 08%
Trang 4+ GV dạy giỏi cấp trường: 19/77, tỉ lệ 24,68% (tăng 10,68%; 2015-2016:11/79=14%)
+ Thiết kế bài giảng e-Learning cấp tỉnh: 1B, 2C
+ Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học: 1B tỉnh, 1C cấp quốc gia.+ Sáng kiến kinh nghiệm cấp trường: 9A, 13B, 15C; sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh:3B, 3C (giải B tăng; 2015-2016: 1B, 5C)
- Tên sáng kiến:
Sử dụng bài tập Nhật ký đọc sách trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển đồng thời bốn kĩ năng đọc – viết – nghe – nói cho học sinh THPT.
- Lĩnh vực: giải pháp kỹ thuật
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến
1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Dạy học Văn ở trường phổ thông hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức lớn.Chương trình sách giáo khoa phổ thông nặng về tích lũy kiến thức, trong khi để phùhợp với xu hướng của giáo dục tiên tiến thế giới thì cần hình thành kĩ năng, phát triểnnăng lực cho học sinh Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc đọc hiểu văn bản vănhọc chưa được chú trọng hoặc chưa có những phương pháp tìm hiểu đúng đắn, phùhợp với đối tượng học sinh Hầu như, việc đọc hiểu chỉ dừng lại ở việc giáo viên bìnhgiảng tác phẩm, học sinh lắng nghe và kiến thức học sinh thu được chỉ gói gọn trongnhững điều giáo viên truyền giảng Thực hiện hoạt động khảo sát đầu năm (ở ba lớp12A1, 12A5, 12A9) với câu hỏi “Em có thích học môn Ngữ văn không?” có đến42/103 trả lời không, với nhiều lí do Xuất phát từ nhu cầu đó cho thấy người giáoviên dạy Văn trong xu hướng giáo dục mới cần “phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phảisáng tạo, phải xây dựng một phương pháp dạy học văn thích hợp đem lại hiệu quảtốt”( Phạm Văn Đồng) để HS hứng thú và yêu thích hơn đối với môn học Thực tếgiảng dạy cho thấy, nhiều giáo viên chưa hoàn toàn trao quyền đọc hiểu văn bản chohọc sinh, vẫn còn tình trạng giáo viên nghĩ thay, cảm thay cho học sinh Trong khi đó,
Trang 5điều kiện tiên quyết để một giờ đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông có hiệuquả cao là người học phải đọc văn bản ở nhà trước khi đến lớp Tuy nhiên, không íthọc sinh không đọc văn bản, không soạn bài trước khi đến lớp hoặc soạn theo kiểuđối phó, chép trong các sách Giải bài tập Ngữ văn Khi đứng trước một tác phẩm vănchương, các em thường lúng túng không biết phải tiến hành đọc hiểu như thế nào.Các em cảm nhận một cách mơ hồ, hời hợt, phiến diện Các em thường chỉ nói lênđược nội dung tác phẩm một cách chung chung Trong quá trình học tập để phát triển
chuyên môn tôi được biết đến dạng bài tập Nhật kí đọc sách, một dạng bài tập khá
thú vị và thật sự đã gây hứng thú rất nhiều cho người học trong giờ đọc hiểu tác phẩmvăn chương Rất nhiều giáo viên đồng ý rằng, trong một, hai tiết học, học sinh khó cóthể cảm nhận một cách sâu sắc những vấn đề được bàn đến trong tác phẩm vănchương, việc tổ chức cho học sinh ghi nhật kí học tập sẽ tạo điều kiện cho học sinhtiếp nhận văn bản, có thời gian để suy ngẫm để hiểu sâu sắc hơn văn bản Đồng thời,
qua hoạt động ghi chép theo hệ thống bài tập trong Nhật kí đọc sách, học sinh sẽ hình
thành kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương Từ văn bản viết ở nhà kết hợp với quá
trình trao đổi trên lớp, học sinh sẽ mạnh dạn phát biểu trao đổi (Đọc -> Viết điều mình hiểu/ nghĩ -> trao đổi với bạn – Nghe -> Phản hồi – Nói).
Xuất phát từ những yêu cầu mới về mục tiêu giáo dục của bộ môn Ngữ văn ởtrường phổ thông nói chung và hoạt động dạy đọc hiểu văn bản nói riêng, tôi đã
nghiên cứu và “Sử dụng bài tập Nhật ký đọc sách trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển đồng thời bốn kĩ năng đọc – viết – nghe – nói cho học sinh THPT” Bởi
tôi nhận thấy dạng bài tập này có thể mang đến những hiệu quả tính cực và có tính
khả thi nhằm phát triển đồng thời cả bốn kĩ năng đọc – viết – nghe – nói, giúp học
sinh hứng thú và yêu thích môn Ngữ Văn hơn
2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Chương trình dạy học Ngữ văn sau năm 2018 sẽ chuyển trọng tâm của việc dạyhọc văn từ tiếp cận nội dung (quan tâm đến việc cung cấp nhiều kiến thức cho họcsinh, chưa chú trọng phát triển năng lực cho người học) sang phát triển năng lực đọc
Trang 6Hiện nay, đa số học sinh rất ít đọc Số còn lại có đọc nhưng chỉ đối phó với việc kiểmtra chuẩn bị bài mà chưa xuất phát từ nhu cầu tự nhiên, niềm yêu thích cũng như đam
mê thật sự của bản thân Đó cũng là điều hầu hết giáo viên trong quá trình dạy họcVăn ở trường phổ thông không khỏi băn khoăn, trăn trở Trong dạy học Ngữ văn, đặcbiệt là dạy đọc hiểu văn bản, giáo viên cần phải thiết kế hoạt động học tập cho họcsinh và tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập một cách tích cực tựgiác Hiểu không phải là sản phẩm trực tiếp của hoạt động đọc Không phải cứ đọc làhiểu Chỉ ở nhà trường, việc học cách đọc, cách hiểu mới được tổ chức một cách bàibản, theo quy trình khoa học Đọc hiểu văn bản phải được nhìn và xử lí từ hoạt độnghọc tập của học sinh để mỗi học sinh học văn biết cách tự đọc, tự hiểu văn bản Từ
đó, góp phần hình thành phẩm chất và phát triển năng lực học sinh không chỉ trongquá trình học tập mà còn có thể vận dụng trong trong đời sống
Môn Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng xuyên suốt 12 năm củaChương trình giáo dục phổ thông Vì vậy, nội dung môn Ngữ văn sẽ được đổi mớinhư thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.Trong chương trình dạy học mới
môn Ngữ văn sẽ được đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung cách xây dựng chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Về mục tiêu môn học, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe) Về phương pháp giảng dạy, môn Ngữ văn sẽ chuyển từ việc GV giảng về tác phẩm là chính sang việc GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm là chính để học sinh biết cách đọc
và có thể tự đọc Nói cách khác, thay vì giáo viên giảng cho HS về các tác phẩm thì với chương trình môn Ngữ văn mới, GV chỉ trang bị cho học sinh phương pháp tiếp cận tác phẩm thông qua ngữ liệu mẫu Đây sẽ là một yêu cầu mới về phương pháp giảng dạy đối với môn Ngữ văn.
Mục tiêu của việc đánh giá sẽ được điều chỉnh theo hướng trước hết là giúp giáoviên và nhà trường nắm được năng lực của từng học sinh, biết được học sinh củamình đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhằm đến
Trang 7việc cho điểm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng Hình thức và nội dung đánh giá làtất cả những cách thức có thể phục vụ cho việc đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe,năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của học sinh Thậm chí, cách viết nhật ký, sổ tayvăn học, Facebook của học sinh cũng có thể là một “sản phẩm” để xem xét, đánh giá.Các câu hỏi đánh giá không kiểm tra trí nhớ của các em về những kiến thức hay nộidung cụ thể mà phải dựa vào hệ thống các yêu cầu cần đạt đối với đọc, viết, nói vànghe Đề kiểm tra cũng sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo từ ý tưởng đến cáchthể hiện, chống sao chép (văn mẫu), không kiểm tra vào các văn bản, tác phẩm đãhọc (nhất là với các kỳ kiểm tra cuối lớp, cuối cấp) mà kiểm tra những văn bản - tácphẩm tương tự nhưng chưa được học để khuyến khích khả năng sáng tạo của họcsinh.
NKĐS gồm 10 mẫu bài tập hướng dẫn HS đọc và ghi lại những gì đã đọc Các
BT trong NKĐS có mấy đặc điểm sau:
- Chú trọng khơi gợi năng lực tưởng tượng của người đọc, khả năng thể hiện
những gì mình tưởng tượng thành hình ảnh (BT Hình ảnh, Hồ sơ nhân vật).
- Khuyến khích vai trò kiến tạo nghĩa của người đọc, năng lực tưởng tượng khi
yêu cầu người đọc đặt mình vào vị trí của một nhân vật mà tác giả ít miêu tả trong
văn bản để thể hiện quan điểm của chính người đọc về nhân vật (BT Quan điểm)
hoặc yêu cầu người đọc giải thích ý nghĩa văn bản theo cách nhìn của bản thân (BT
Giải thích).
- Khơi gợi kí ức, kinh nghiệm sống của người đọc, sử dụng kinh nghiệm của
bản thân để hiểu văn bản (BT Bản thân và truyện).
- Phát triển tư duy phê phán cho người đọc, giúp người đọc nhìn nhận những
thành công và hạn chế của văn bản (BT Điểm sách).
- Phát triển năng lực giải mã văn bản cho người đọc qua việc yêu cầu người
đọc tìm những từ hay, những đoạn đặc sắc của văn bản đồng thời phát triển vốn từ,
Trang 8khả năng sử dụng các từ đã học trong văn bản (BT Từ hay, Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả, Phần đặc sắc của truyện).
Các BT này không phải là những câu hỏi định hướng cho người học hiểu văn bản một cách cụ thể như những câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của SGK Ngữ văn phổ thông mà là những gợi ý để người đọc thực hiện các hoạt động mà họ cần phải sử
dụng khi đọc bất kì văn bản văn chương nào: tưởng tượng, giải mã, kiến tạo nghĩa…Khuyến khích người học sử dụng NKĐS để giao tiếp, chia sẻ với bạn cùng nhóm.Với mỗi văn bản, người học luân phiên thực hiện một BT khác nhau để tạo điều kiệncho mỗi HS được lần lượt thử nghiệm các vai trò khác nhau trong quá trình đọc
3 Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ
chức )
3.1 Tiến trình thực hiện
3.1.1 Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm và soạn bài ở nhà
Tầm quan trọng của việc soạn bài ở nhà
Đây là một khâu rất quan trọng trong tiến trình học của HS Môn Ngữ văn cũng thế.Việc đọc văn bản và soạn bài trước khi đến lớp giúp HS định hình được kiến thức, nhờ
đó HS dễ dàng tiếp thu hơn, hiểu rõ bài hơn, sâu hơn và lâu hơn
Các biện pháp hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà
Vận dụng phương pháp truyền thống, là yều cầu HS trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài sau mỗi văn bản của SGK Đây là những câu hỏi xoáy vào trọng tâm bài
học Trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài sau mỗi văn bản của SGK Sau mỗivăn bản văn chương là một số câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Có khoảng 4hoặc 5 câu Những câu hỏi tập trung hướng vào những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhấtcủa tác phẩm, những nội dung trọng tâm nhất, giúp HS dần dần khám phá chủ đề tưtưởng của tác phẩm Mỗi học sinh sẽ trả lời tất cả các câu hỏi trong hướng dẫn Đến lớp
HS vận dụng những gì đã chuẩn bị để tham gia xây dựng bài Đây là biện pháp chung
mà GV sử dụng để yêu cầu HS chuẩn bị bài
Trang 9Ưu điểm: Các câu hỏi tập trung vào những chi tiết quan trọng nhất làm bật lên chủ tưtưởng tác phẩm Điều đó giúp HS dễ dàng nắm được nội dung chính của bài học
Hạn chế: Đáp án có trong những sách học tốt bán đầy trên thị trường sách tham khảo
HS dễ dàng mua và ghi chép nguyên xi HS không cần động não cũng có bài soạn chỉnhchu
Hậu quả: HS lệ thuộc sách tham khảo, lười suy nghĩ, không phát triển được tư duyđồng sáng tạo Mỗi phần hướng dẫn chỉ được áp dụng với một văn bản tương ứng Do
đó khi gặp một văn bản khác, nếu không có phần Hướng dẫn học bài, các em sẽ lúngtúng không biết khám phá văn bản như thế nào
Tuy nhiên, HS có thể soạn bài bằng cách viết NKĐS theo những gợi ý sẵn có Mỗicách thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Viết NKĐS Đây là một phần của câulạc bộ đọc sách mà Taffy E.Raphael và Elfrieda H.Hiebert (1996) đã giới thiệu trong
cuốn Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, NXB ĐHSP Trong đó có 10 mẫu bài tập để
hướng dẫn HS đọc hiểu tất cả các văn bản Đây không phải là những câu hỏi hướng vàonhững chi tiết cụ thể Những gợi ý này hướng vào các kĩ năng đọc hiểu như: giải mã vănbản , tưởng tượng, kiến tạo nghĩa , tư duy phê phán…
Ưu điểm: Những bài tập này là những gợi ý hướng vào các kĩ năng đọc hiểu văn bản
Từ đó, HS có thể hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu Các em dễ dàng vận dụng
để đọc hiểu tất cả các văn bản
Hạn chế: Đòi hỏi HS đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị
So sánh hai cách thức soạn bài này, chúng ta thấy mỗi cách làm có những ưu điểm vàhạn chế nhất định Tuy nhiên, với hình thức ghi NKĐS, HS sẽ có cơ hội tham khảonhững tài liệu khác nhau Đồng thời, những bài tập này giúp HS biết cần phải thực hiệnnhững thao tác nào để hiểu và cảm thụ một văn bản văn học, hình thành kỹ năng đọchiểu văn bản, ghi chép những hiểu biết đó để có thể đến lớp chia sẻ và phản hồi cùng cácbạn học Đến khi rời ghế nhà trường, các em có thể vận dụng nó vào quá trình tiếp nhậnbất kì một tác phẩm văn học nào
3.1.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài tập Nhật ký đọc sách
Khái niệm Nhật ký đọc sách
Trang 10Nhật ký đọc sách (NKĐS) hiểu theo nghĩa thông thường là những ghi chép hàngngày về những điều mà người đọc tiếp nhận được từ sách Học sinh có thể ghi lại nhữngsuy nghĩ của mình vào những tờ giấy rời, giấy gắn vào sách, vào một cuốn vở hoặcnhững hình thức khác có thể lưu giữ, đọc lại và chỉnh sửa sau thời gian đọc lần đầu tiên.Ngoài ra, trong thời đại công nghệ thông tin đem đến nhiều tiện ích cho con người,NKĐS của học sinh còn có thể được đánh máy lại, lưu trên các trang thông tin điện tử,…
NKĐS khác nhật kí đời tư ở chỗ: người viết nhật kí về cuốn sách đã đọc hoàn toàn
có thể chia sẻ và thảo luận với mọi người Đó là nơi học sinh ghi chép lại ý tưởng, cảmxúc, suy nghĩ, đánh giá, kinh nghiệm sống, tưởng tượng,… để trao đổi và thảo luận cùngcác bạn khi đến lớp
Đặc điểm của Nhật ký đọc sách
Mỗi bài tập trong NKĐS được người đọc luân phiên thực hiện để rèn luyện các kỹnăng khác nhau trong suốt quá trình đọc Đặc điểm của 10 bài tập trong NKĐS được thểhiện cụ thể như sau:
- Hình ảnh: “Mỗi khi đọc, tôi phải lưu giữ một hình ảnh trong suy nghĩ về tácphẩm Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật ký đọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm Khi
vẽ hình, tôi cần chú thích để ghi nhớ hình ảnh đó từ đâu đến, điều gì làm tôi nghĩ ra nó,
và tại sao tôi lại muốn vẽ hình ảnh đó” Bài tập này giúp học sinh thể hiện sự liên tưởng,tưởng tượng của mình bằng hình ảnh về một vấn đề trong câu chuyện mà mình tâm đắc
và ấn tượng sau khi đọc Học sinh vẽ hình ảnh đó trong một bức tranh cụ thể Học sinhthuyết minh ngắn gọn tại sao mình lại liên tưởng, tưởng tượng ra hình ảnh đó khi đọcsách Phần giải thích này có thể ghi chú trực tiếp trên hình ảnh hoặc phía sau tranh Họcsinh mang tranh vào lớp để trao đổi, chia sẻ và thảo luận cùng với các bạn trong nhóm
và giữa các nhóm trong lớp
- Từ hay: “Tìm ra những từ thực hay/ các từ mới, ngộ nghĩnh có khả năng miêu
tả cao mà tôi muốn sử dụng khi viết; các từ dễ nhầm lẫn,… Viết ra và chia sẻ trongnhóm Tôi cũng ghi chú lý do chọn những từ này và số trang chúng xuất hiện để dễ tìmlại chúng” Sau khi đọc, học sinh tự do tìm ra những từ ngữ mà mình cảm thấy thú vị,
Trang 11những từ ngữ mà bản thân còn cảm thấy khó hiểu Đối với từ hay, học sinh giải thíchbằng cách ghi chú lý do mình thích Đối với từ mới, ngộ nghĩnh, học sinh không tự giảithích được thì có thể tra cứu hoặc nêu cảm nhận riêng của mình về nó Đối với từ khó,học sinh sẽ ghi lại vị trí dòng, số trang để dễ tìm và chia sẻ với nhóm khi đến lớp
- Hồ sơ nhân vật (tâm trạng nhân vật): “Nghĩ về một nhân vật yêu thích/lý thúhoặc không thích Vẽ sơ đồ thể hiện cách thức tôi nghĩ về hình dáng, hành động, cách cư
xử, điểm thú vị hay nổi bật của nhân vật đó” Học sinh chọn một nhân vật mà mình yêuthích và vẽ sơ đồ về nhân vật đó Sơ đồ có thể được thể hiện bằng nhiều cách thức khácnhau, từ đơn giản đến chi tiết Đó có thể là sơ đồ cây thư mục, hình dung về nhân vậtbằng hình ảnh cụ thể trong bức tranh kèm chú thích hoặc sơ đồ tư duy Tùy năng lực,học sinh có thể chọn cách thức thể hiện sự yêu thích của mình về nhân vật bằng nhiềucách Đối với nhân vật mình không thích, học sinh có thể vẽ hình ảnh, sơ đồ và ghi chúđặc điểm về nhân vật mà mình không thích Nhân vật không thích qua suy nghĩ của họcsinh có thể là một hình dáng không cân đối, xấu xí; cách cư xử thô lỗ,…Đối với học sinhkhông có năng lực tưởng tượng, năng khiếu vẽ hoặc sơ đồ hóa kiến thức, học sinh có thể
sử dụng ngôn ngữ để thuyết minh và chia sẻ trên lớp về nhân vật
- Trình tự sự kiện: “Đôi khi trật tự các sự kiện trong tác phẩm tỏ ra đáng ghinhớ Tôi có thể vẽ một sơ đồ chuỗi các hành động và giải thích vì sao trật tự đó đángnhớ” Bài tập này giúp học sinh hệ thống các thông tin, sự kiện mà mình đọc được thànhmột sơ đồ dễ nhớ Học sinh cần phải tóm tắt các thông tin, sự kiện chính và thể hiệnbằng các hình thức như sơ đồ cây thư mục, sơ đồ tư duy,…Việc giải thích trình tự sựkiện trong truyện đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ, tìm chính xác các sự kiện quan trọng, sắpxếp chúng đúng diễn tiến của câu chuyện, mạch cảm xúc, nội dung sách đã đọc
- Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả: “Đôi khi tác giả sử dụng từ ngữđặc biệt, khắc họa rõ nét chúng trong đầu người đọc, làm tôi ước viết được như vậy Tácgiả dùng ngôn ngữ vui nhộn, viết những cuộc đối thoại thực hay… Trong nhật ký đọcsách, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về những điều đặc biệt như thế mà tác giả đã dùng trongtruyện” Học sinh tìm ra những từ ngữ, hình thức nghệ thuật đặc biệt về cách xây dựngnhân vật, các biện pháp tu từ, giọng điệu,… độc đáo và ghi lại trong nhật ký của mình
Trang 12Học sinh có thể chú thích và giải thích theo cách hiểu của mình về tác dụng của việc tácgiả đã sử dụng các nghệ thuật đó Các ví dụ ghi lại có thể là một cụm từ, câu văn hay,đoạn văn ấn tượng mà học sinh cần ghi nhớ để dễ dàng chia sẻ với các bạn trong nhómnhằm nâng cao vốn từ và rèn cách diễn đạt của bản thân Bài tập này có thể kết hợp vớibài tập về Từ hay hoặc bài tập Phần đặc sắc của truyện
- Điểm sách/ phê bình: “Khi đọc, đôi lúc tôi tự nghĩ “Hoàn toàn tuyệt vời!” Cólúc tôi nghĩ: “Nếu là tác giả, tôi sẽ viết khác hơn” Tôi sẽ ghi ra những điểm hay của tácgiả và những nhược điểm cần khắc phục” Học sinh nêu đánh giá của mình về ưu vànhược điểm của sách Đó có thể là đánh giá, nhận xét về cái hay của nội dung, tư tưởng,
ý nghĩa; cái đẹp về hình thức nghệ thuật; tài năng của tác giả Đó có thể là phê bình vềnhững hạn chế của sách Học sinh cần nêu rõ lý do tại sao mình thấy sách hay, chuyệnhay và nêu những phương hướng cụ thể cần khắc phục nhược điểm
- Phần đặc sắc của truyện: “Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu là đoạn đặc sắccủa câu chuyện Ghi các từ mở đầu, và các từ kết thúc của đoạn này để gợi nhớ và chia
sẻ trong nhóm Sau đó, giải thích tại sao tôi cho rằng câu đó thú vị và đặc biệt” Học sinhchọn một câu văn, đoạn văn mình yêu thích và ghi chú vị trí dòng, số trang để ghi nhớ và
dễ tìm Các ghi chú này kèm phần giải thích tại sao đoạn đó lại đặc sắc và ấn tượng vớimình Bài tập này có thể kết hợp với bài tập điểm sách, phê bình; nghệ thuật và thủ phápđặc biệt
- Bản thân và tác phẩm: “Đôi lúc những gì đọc được về nhân vật hay sự kiện nào
đó khiến tôi nghĩ về cuộc sống cá nhân mình Tôi sẽ viết trong nhật ký và kể lại cho cácbạn về việc nhân vật, sự kiện, hay ý tưởng nào đó đã làm cho tôi suy nghĩ về cuộc đờicủa mình” Học sinh sử dụng kinh nghiệm bản thân về con người, cuộc sống, cách ứng
xử, …để làm bài tập này Những kinh nghiệm học sinh đã trải qua trước đó giúp họcsinh hiểu sâu về câu chuyện Học sinh cũng có thể liên hệ ngược lại, tức là từ câuchuyện, sách mình đọc để hiểu thêm về con người, cuộc sống xung quanh mình Bài tậpnày là sự kết nối giữa kinh nghiệm đã có và sách, giữa sách và kinh nghiệm sẽ có Bàitập này học sinh cũng cần ghi chú lại để chia sẻ, kể lại cho các bạn trên lớp học
Trang 13- Giải thích: “Khi đọc, tôi suy nghĩ xem tác giả muốn nói với tôi điều gì, muốntôi ghi nhớ điều gì qua câu chuyện Tôi có thể viết ra cách giải thích của mình trong nhật
ký và chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó Tôi cần lắng nghe cách giải thích của cácbạn khác để so sánh các điểm giống nhau, tương tự, và khác nhau” Học sinh làm bài tậpnày để giải thích ý nghĩa văn bản theo cách nhìn của bản thân Bài tập giúp học sinh cóthể tự kiến tạo nghĩa cho văn bản một cách độc lập và sáng tạo Mỗi học sinh sẽ rút ra ýnghĩa khác nhau sau khi đọc văn bản và việc chia sẻ trên lớp sẽ giúp học sinh học tập và
bổ sung những cách hiểu mới
- Quan điểm: “Đôi khi đọc về một nhân vật, tôi nghĩ tác giả đã không xem xétcác quan điểm hay ý kiến nào đó Trong nhật ký, tôi có thể viết ra quan điểm của nhânvật mà tác giả đã không đề cập tới” Học sinh tưởng tượng, tự đặt mình vào vị trí củamột nhân vật mà tác giả ít miêu tả trong văn bản để thể hiện quan điểm của mình vềnhân vật
Ý nghĩa của việc sử dụng
Nhật ký đọc sách tạo cho học sinh có thói quen ghi chép và lưu giữ kiến thức khiđọc sách Việc đọc sách đồng thời với ghi chép giúp rèn luyện kĩ năng viết, hình thành
và phát triển tốt năng lực đọc viết Bởi vì, học sinh biết cách đọc tốt sẽ viết tốt và ngượclại NKĐS giúp học sinh hứng thú, khám phá thế giới sách một cách tự giác, độc lập, tựtin NKĐS còn giúp cho học sinh tự đọc bất kỳ văn bản văn học nào Tất nhiên để làmđược điều đó thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng NKĐS để đọc các thể loạivăn bản khác nhau Từ đó, học sinh có thể tự mình đọc các văn bản cùng loại Với cáchkiểm tra đánh giá hiện nay, HS cần thực hiện 4 câu hỏi đọc hiểu về một văn bản, cho nênbài tập NKĐS cũng là cơ sở giúp HS hình thành năng lực nền tảng để làm bài
3.1.3 Thiết kế mẫu bài tập NKĐS
Tham khảo tài liệu “Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản” của Taffy E.Raphael –Efrieda H.Hiebert và tiến hành thiết kế các mẫu NKĐS cụ thể phù hợp với quá trình cảmthụ văn học của học sinh của chương trình Ngữ văn đang hiện hành
BẢNG 1 10 BÀI TẬP MẪU NHẬT KÝ ĐỌC SÁCH
Trang 14để so sánh các quan điểm giống nhau,tương tự và khác nhau
QUAN ĐIỂM
Đôi khi đọc một nhân vật, một từ ngữ, ý
thơ tôi nghĩ tác giả đã không xem xét các
quan điểm hay ý kiến nào đó Trong nhật
ký, tôi có thể viết ra quan điểm của mình
về điều đó mà tác giả không đề cập tới
PHẦN ĐẶC SẮC CỦA TÁC PHẨM
Bạn sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu làđoạn đặc sắc của tác phẩm Ghi các từ
mở đầu và các từ kết thúc của đoạn này
để gợi nhớ và chia sẻ trong nhóm Sau
đó giải thích tại sao bạn cho rằng đoạn
đó thú vị và đặc biệt
TỪ HAY
Tìm ra những từ thật hay, từ mới, ngộ
nghĩnh, có khả năng miêu tả cao mà bạn
muốn sử dụng khi viết; các từ dễ nhầm
lẫn… Viết ra và chia sẻ trong nhóm Bạn
về cuộc đời mình
HỒ SƠ NHÂN VẬT (truyện ngắn)/
TÂM TRẠNG NHÂN VẬT (thơ)
Nghĩ về một nhân vật yêu thích (hoặc
không thích, lí thú) Vẽ sơ đồ thể hiện
Trang 15bật của nhân vật đó
NGHỆ THUẬT VÀ THỦ PHÁP ĐẶC
BIỆT CỦA TÁC GIẢ
Đôi khi tác giả sử dụng những từ ngữ đặc
biệt, khắc họa chúng rõ nét trong suy nghĩ
người đọc, làm bạn ước viết được như vậy,
dùng ngôn ngữ vui nhộn, viết những cuộc
đối thoại cực hay… Trong NKĐS, bạn hãy
ghi lại các ví dụ về những điều đặc biệt như
3.1.4 Hướng dẫn học sinh viết Nhật kí đọc sách
Việc tổ chức cho các em viết NKĐS trước khi đến lớp cũng là một hình thức yêucầu các em soạn bài, chuẩn bị cho hoạt động đọc hiểu trên lớp Thay vì trước đây, các
em soạn bài dựa vào hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của SGK, các em
có “sự hỗ trợ đắc lực” của sách học tốt rất phổ biến trên thị trường sách tham khảo Chonên việc soạn bài đối với các em rất dễ dàng và không cần sự tư duy Nhưng với hìnhthức ghi NKĐS, các em sẽ viết ra những suy nghĩ, cảm nhận của mình theo các gợi ý củacác mẫu NKĐS, do đó, các em phải tư duy rất nhiều Để việc ghi NKĐS hỗ trợ tích cựccho việc dạy và học, GV cần định hướng tổ chức rõ ràng và hướng dẫn cho HS cáchthức ghi cụ thể như sau:
- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ Mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS Đây là cỡnhóm vừa, thuận lợi cho hoạt động thảo luận trên lớp Số học sinh quá nhiều hoặc quá ít
sẽ gây khó khăn cho việc thảo luận
- Trong từng nhóm, mỗi thành viên chọn viết một mẫu NKĐS sao cho các thànhviên không có sự lựa chọn trùng nhau
- Mỗi HS phải có sự luân phiên khi chọn viết mẫu NKĐS ở những văn bản khácnhau Chẳng hạn, ở văn bản Tự tình II (Hồ Xuân Hương), các em chọn mẫu Từ hay, thì ởvăn bản Thương vợ (Trần Tế Xương), các em phải chọn mẫu khác với mẫu Từ hay Việclàm này có ý nghĩa giúp các em rèn luyện những thao tác khác nhau để hình thành kỹnăng đọc hiểu văn bản
Trang 16- GV yêu cầu HS tự viết bài bằng chính suy nghĩ và lời văn của các em Nhữngsuy nghĩ ban đầu của các em có thể chưa phù hợp với nội dung tư tưởng của tác phẩmvăn học Nhưng đó sẽ là tình huống để học sinh thảo luận, trao đổi và chia sẻ với nhautrong giờ học trên lớp
- GV giới thiệu một số tài liệu liên quan đến văn bản sắp học để các em có nguồntham khảo bổ ích
- GV phát cho HS một vài bài viết mẫu gợi ý để các em tham khảo trong quá trìnhthực hiện, đặc biệt là giai đoạn đầu Viết NKĐS là cơ hội để các em thể hiện hết nhữngcảm xúc chân thật, sự sáng tạo tự do của cá nhân Các em có thể viết NKĐS trên những
tờ giấy rời hoặc vào một quyển tập riêng Nhưng giáo viên nên khuyến khích HS viếtvào tập vì nó sẽ là những tài liệu hữu ích cho các em để viết những bài nghị luận vănhọc
3.1.5 Hướng dẫn các phương pháp, kĩ thuật học bổ trợ cho Bài tập NKĐS
NKĐS là một hình thức dạy học khá hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mớiphương pháp dạy học mà bộ giáo dục đã đề ra Tuy nhiên, mỗi phương pháp, cách thứcdạy học có những ưu điểm và hạn chế nhất định NKĐS cũng thế Do đó, trong quá trìnhlên lớp, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện dạyhọc nhằm hướng tới người học, phát huy được năng lực độc lập sáng tạo của học sinhdưới tác động chủ đạo của mình Để vận dụng hình thức này vào hoạt động dạy học đạthiệu quả tốt nhất, chúng ta cần kết hợp khéo léo với một số phương pháp dạy học khácnhư: phương pháp diễn giảng, phương pháp đàm thoại, phương pháp dạy học giải quyếtvấn đề, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ…
- Phương pháp diễn giảng: Diễn giảng là cách giáo viên dùng lời nói sinh độngcủa mình để giảng giải, trình bày tài liệu học tập một cách có hệ thống trong khoảng thờigian nhất định Qua quan sát thực tế, tôi thấy rằng, ở học sinh phổ thông hiện nay, trình
độ nhận thức còn hẹp, vốn sống chưa nhiều, ngôn ngữ lời văn chưa tốt Chính vì thế,đứng trước một tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm thơ – một văn bản có nộidung hàm xúc, cô đọng, các em thường có những cảm nhận thiếu sâu sắc và cách lập
Trang 17luận chưa thuyết phục Do đó, GV cần giảng giải để HS có thể hiểu rõ hơn, sâu hơn Đặcbiệt, qua lời giảng của GV, HS sẽ học hỏi được cách lập luận, cách diễn đạt, giúp ngônngữ lời văn của các em phát triển hơn
- Phương pháp đàm thoại: đàm thoại là cách GV tổ chức hệ thống câu hỏi để HStrả lời Qua hoạt động trao đổi qua lại giữa GV – HS, HS – HS, các em sẽ lĩnh hội đượctri thức Hay nói cách khác, đó là cuộc trò chuyện, tranh luận để tìm tòi, phát hiện rachân lý Trong cuộc đối thoại song phương này, người thầy có nhiệm vụ khơi dậy tronghọc sinh sự cảm nhận đúng đắn về giá trị văn học Kiến thức sẽ hình thành từ chínhnhững cuộc đối thoại đó
- Phương pháp nêu vấn đề: đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều tronghoạt động dạy học ngày nay Phương pháp này khắc phục được những hạn chế củaphương pháp diễn giảng truyền thống, phát triển tư duy biện chứng, tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề cho người học Với phương pháp này, GV nêu ra vấn đề họctập, tạo tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn HS tìm ra cách giải quyết vấn đề Qua
đó, HS tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo.Phương pháp này có những ưu điểm: giúp HS nắm tri thức và phát triển hoạt động trí tuệmột cách sâu sắc và vững chắc, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập sáng tạo
- Phương pháp dạy học theo nhóm: Đặc trưng của hình thức ghi NKĐS trongdạy học là tạo ra môi trường tương tác mang tính xã hội thông qua hoạt động thảo luậnnhóm Hình thức dạy học này đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đổi mới dạy học: pháthuy tính tích cực của chủ thể người học Bên cạnh đó, hình thức dạy học này còn rèn cho
HS kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ năng trình bày, kĩ năng phản biện… Thảo luận nhóm làhoạt động không thể thiếu trong chương trình NKĐS GV sẽ chia HS thành từng nhóm
để thảo luận về vấn đề học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV nhằm thực hiện cácnhiệm vụ học tập Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trướctoàn lớp GV cần chú ý: Việc phân nhóm không thể tùy tiện Cần chia nhóm theo tiêu chí
rõ ràng Trong mỗi nhóm cần phải có những HS với học lực khác nhau để các em hỗ trợcho nhau Cần có sự cân đối về sức học giữa các nhóm Cần luyện tập cho HS quy tắc
Trang 18làm việc nhóm Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng,thư kí và phân công công việc hợp lý
3.2 Thời gian thực hiện
Sáng kiến được thực hiện từ năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 và 2017 – 2018.Tuy nhiên, không thực hiện ở tất cả các tiết học, mà được sử dụng luân phiên với cácphương pháp và kĩ thuật dạy học khác
3.3 Biện pháp tổ chức
Mô tả tiến trình dạy một tiết dạy học có sử dụng NKĐS để hướng dẫn HS đọchiểu văn bản
Bước 1: GV hướng dẫn HS chuẩn bị NKĐS ở nhà
GV hướng dẫn HS ở nhà chuẩn bị NKĐS theo các nhóm HS chia nhóm theo vị tríchỗ ngồi hai bàn gần nhau HS/lớp được chia thành 4 - 6 nhóm, từ 4 – 6 HS/ nhóm GVyêu cầu mỗi HS trong nhóm chọn thực hiện 1 bài tập trong NKĐS, các thành viên trongnhóm không được chọn bài tập giống nhau GV yêu cầu HS phải thể hiện suy nghĩ cánhân, độc lập, sáng tạo; không được chép tài liệu tham khảo và bài của bạn HS chuẩn bịNKĐS ở nhà trong thời gian một tuần HS đọc văn bản và viết NKĐS theo thể loại vănbản
Bước 2: GV hướng dẫn HS sử dụng NKĐS trên lớp
- Giai đoạn 1: HS thảo luận trong nhóm Do mỗi thành viên chuẩn bị một bài tập khác
nhau nên các thành viên sẽ lần lượt trình bày và lắng nghe lời góp ý của các thành viênkhác Nhóm sẽ có cái nhìn tổng thể và bao quát nội dung bài học khi kết thúc phần thảoluận Đây là hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ
Hoạt động thảo luận cần đảm bảo:
+ Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôntrọng, tránh tranh cãi căng thẳng hoặc người nói quá nhiều, người nói quá ít
Trang 19+ Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời
+ Các thành viên trình bày ngắn gọn, súc tích để đảm bảo tiến trình thảo luận diễn rađúng thời gian quy định của GV
+ Nhóm trưởng điều động các thành viên tích cực làm việc
+ Thư ký ghi chép nội dung cuộc thảo luận
- Giai đoạn 2: HS tham gia xây dựng bài trên lớp NKĐS là một bài chuẩn bị để HS có
bước đầu nhận xét, đánh giá và nêu cảm nhận của bản thân về tác phẩm sẽ được học,trước khi cùng GV và bạn bè kiến tạo kiến thức trên lớp Do đó, trong giờ học, nhữngcâu hỏi trong hệ thống câu hỏi của GV sẽ được HS trao đổi và phát triển dễ dàng hơn.Trong đàm thoại giữa GV và HS, giữa HS và HS, NKĐS có thể là ý kiến của cá nhân HSđược đem ra tranh luận để HS có thể tự tiếp nhận tác phẩm theo suy nghĩ của bản thân.Những giờ thảo luận tại lớp thường được tổ chức trên cơ sở sử dụng NKĐS của HS vềchính tác phẩm trong chương trình Ngữ văn Những ý kiến thu được trong các cuộc thảoluận đó sẽ được HS vận dụng khi làm văn nghị luận Đây cũng là cách HS tự khám phá
và chiếm lĩnh kiến thức văn học một cách chủ động và sáng tạo
Bước 3: GV hướng dẫn HS sử dụng NKĐS sau khi học trên lớp
Sau giờ học, GV động viên HS viết lại nhật ký của cá nhân và nhóm Bài tập viết lại
HS có thể gửi qua hộp thư điện tử hoặc gửi lên trang thông tin điện tử của nhóm để tiếptục chia sẻ và phản hồi HS có thể tự luyện tập viết NKĐS các bài còn lại Đây là cơ sở
Trang 20để GV đánh giá mức độ tiếp thu của các em, kịp thời phát hiện những sai sót và có biệnpháp giúp các em sửa chữa, điều chỉnh để các em tiến bộ hơn sau mỗi lần viết Đồngthời việc làm này còn có tác dụng tạo cho học sinh động lực viết, kích thích hứng thúhọc tập cho các em
Bước 4: Đánh giá bài tập NKĐS của HS
Để các em thực hiện viết NKĐS nghiêm túc ngay từ lần đầu tiên và tạo thói quenhoàn thành nhiệm vụ, tự giác đánh giá kết quả làm việc của mình, GV cần đưa ra nhữngtiêu chí đánh giá cụ thể Tùy vào năng lực đối tượng học sinh của từng lớp mà GV cócách đánh giá hợp lý GV có thể sử dụng kết quả đánh giá bài tập NKĐS để cho điểmcộng, hay điểm miệng theo quá trình (học kì) Theo Taffy E.Raphael, GV có thể đánh giátheo chí sau:
Đề mục cho điểm - Các tiêu chí đánh giá
văn bản, nội dung giới hạn hoặc kinh
nghiệm cá nhân để chứng minh ý kiến
-Các phản hồi nên được liên kết và triển
khai mạch lạc
- Viết với mục đích rõ ràng
- Tạo ra những phản hồi có tính trọng
tâm, được liên kết chặt chẽ và mạch lạc
- Ghi ngày tháng vào nhật kí
- Tập trung vào chủ đề, vấn đề,thắc mắc, hoặc nhân vật chính yếu
- Sử dụng hiều quả những dẫnchứng từ văn bản, nội dung giớihạn hoặc kinh nghiệm cá nhân đểchứng minh ý kiến
- Giới thiệu những ý kiến mới mộtcách hợp lí
- Xây dựng – mở rộng ý tưởng củangười khác
- Tôn trọng những ý kiến khác
- Thảo luận có mục đích rõ ràng
Có sự hổ trợ hợp lí cho nhữngthành viên kém tích cực trong
Trang 210,5 - Tập trung vào chủ đề, vấn đề, thắc
mắc, hoặc nhân vật thứ yếu hoặc những
chi tiết bị bỏ sót khi thảo luận đề tài
- Tạo ra một vài phản hồi có tính trọng
tâm, được liên kết chặt chẽ và mạch lạc
- Tập trung vào chủ đề, vấn đề,thắc mắc, hoặc nhân vật thứ yếuhoặc những chi tiết bị bỏ sót khithảo luận đề tài chính
- Sử dụng ít dẫn chứng từ văn bảnhoặc kinh nghiệm cá nhân đểchứng minh hoặc sử dụng nhữngdẫn chứng kém hiệu quả
- Minh họa một ý nghĩa nào đó củamục đích với việc nói
- Dựa vào vài ý kiến của ngườikhác nhưng có lẽ phải sử dụng đếnviệc thay phiên giáp vòng từngngười một
- Biểu lộ sự tôn trọng ý kiến củangười khác
- Giới thiệu ý kiến mới kém ấntượng hơn
0 - Phản hồi hời hợt, với một vài câu dẫn
chứng từ văn bản hoặc kinh nghiệm cá
- Tạo ra những phản hồi không trọng
tâm, không liên quan, và không mạch
lạc
- Không ghi ngày tháng vào nhật kí
- Phản hồi hời hợt, với một vài câudẫn chứng từ văn bản hoặc kinhnghiệm cá nhân
- Thảo luận về những chi tiếtkhông quan trọng trong văn bảnhoặc những kinh nghiệm cá nhânkhông thích hợp
- Không phát triển được ý
- Không giới thiệu những ý tưởngmới
- Nói không có mục đích rõ ràng
- Nói không thường xuyên
Trang 22- Giơ tay trước khi nói hoặc việc
sử dụng việc xoay vòng từngngười một
Khi vận dụng NKĐS vào tiến trình dạy học, tôi lập tiêu chí đánh giá bài làm đạt yêucầu khi:
- Bài viết đúng với yêu cầu của mẫu NKĐS
- NKĐS phải thể hiện được hiểu biết của học sinh về đặc trưng thể loại, về nội dungtác phẩm
- Diễn đạt đúng quy định ngữ pháp tiếng Việt: đúng chính tả, đúng ngữ pháp
- Trình bày dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh, rõ ràng, sạch đẹp
Bài làm không đạt khi: Ghi chép nguyên văn từ các nguồn khác, nội dungchung chung, sơ sài, lỗi về kĩ năng diễn đạt, trình bày Tùy vào mức độ hiểu biết, kĩnăng viết, khả năng sáng tạo của học sinh mà chúng tôi phân loại bài làm của HS rathành các loại: tốt, khá và trung bình và không đạt
Cụ thể là:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Tốt Bài làm thể hiện được những suy nghĩ riêng, sáng tạo, mới mẻ
Khá Bài làm đúng với những tiểu chí đã đặt ra
Trung bình Bài làm còn chút sai sót về lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, nội dung
học tập, đối tượng học sinh Chẳng hạn, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
(Ngữ văn 11) là văn bản thơ ngắn, với dung lượng 3 khổ thơ (12 câu thơ) học sinh dễ
Trang 23dàng đọc và bao quát toàn bộ văn bản Vì thế, giáo viên có thể cho học sinh chọn
thực hiện bài tập trên toàn văn bản.Tuy nhiên, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12) là tác phẩm truyện dung lượng lớn, nếu bao quáttoàn văn bản thì thời gian thảo luận bài tập trên lớp sẽ dài, không thể song song vừathảo luận vừa đinh hướng hình thành kiến thức cho học sinh Vì vậy, giáo viên có thể
vận dụng câu hỏi luyện tập sách giáo khoa trang 78 “Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?” để học sinh chọn thực hiện dưới
dạng bài tập NKĐS
Sau đây là tiến trình minh họa thực hiện bài tập NKĐS – Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) – Khối 11.
Đọc văn (Tiết ppct … Tuần… )
Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Cảm thụ, phân tích bài thơ
Trang 24B Chuẩn bị bài học:
1 Giáo viên:
Dự kiến phương pháp: Phương pháp đọc hiểu Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo
luận nhóm bài tập Nhật ký đọc sách Tích hợp phân môn Làm văn Tiếng Việt Đọcvăn
Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng đểkiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu – kiểu bài tập Nhật ký đọc sách
– Kể tên các tác giả, tác phẩm trong phong trào thơ mới của văn học Việt Nam
– Nhận xét nào sau đây là đúng về Hàn Mặc Tử?
Cách chơi: Trong vòng 10 phút, mỗi nhóm kể tên các tác giả, tác phẩm (đã học và đãđọc) trong phong trào thơ mới của văn học Việt Nam và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.Nhóm nào kể, trả lời đúng và nhanh hơn là nhóm chiến thắng GV tuyên dươngnhóm
GV - GTBM: Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt.Nhớ đến Hàn Mặc Tử nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến mộtcon người tài hoa mà đau thương tột đỉnh Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng là nhớ đếnnhững vần thơ như dính hồn và nhớ đến những câu thơ đau buồn mà trong sáng, tuyđầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong số khôngnhiều bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử
Hoạt động 2: Hình thành Kiến thức (70p)
Trang 25– Một nhóm cử đại diện trình bày sơ đồ tư duy về tác giả Hàn Mặc Tử ?
– HS các nhóm còn lại tham ra nhận xét phần thảo luận của nhóm trình bày
Bước 4:
GV: Nhận xét, bổ xung, mở rộng và chốt lại kiến thức
2 Tìm hiểu những nét khái quát về bài thơ (8p)
– Hướng dẫn HS đọc đoạn cuối phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày xuất xứ của bài thơ?
+ Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đặc biệt?
– Nhận xét bổ sung, mở rộng vấn đề và sau đó chốt lại kiến thức
– Hướng dẫn HS tìm hiểu về âm điệu và đề tài của bài thơ bằng các câu hỏi trắc nghiệm
3 Hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ dựa trên cơ sở bài tập NKĐS (20p)
Bước 1: Các nhóm nhỏ thảo luận nội dung bài tập NKĐS đã làm ở nhà (10p)
- Cá nhân trình bày
- Nhóm phản biện/ bổ sung…
Bước 2: Thảo luận trên cả lớp (10p)
- Các nhóm trưởng lần lượt trình bày nội dung then chốt mà nhóm đã thảo luận được
- HS lần lượt có ý kiến phản biện hoặc bổ sung
Bước 3: GV hướng dẫn học sinh cách sửu dụng kết quả bài tập NKĐS trong làm văn nghị luận
Bước 4: GV đánh giá hoạt động của học sinh
GV chốt ý và chuyển tiếp sang hoạt động tìm hiểu văn bản
4 Hình thành kiến thức trọng tâm cho bài học (GV và HS cũng thực hiện) (37p)
Hướng tìm hiểu: ngoại cảnh – tâm trạng thi nhân – lí giải
Hoạt động 3: Luyện tập (10p)
Gv cho HS thực hành viết
- Đoạn văn Mở bài
Trang 26- Đoạn văn – một hình ảnh ấn tượng trong văn bản
Hoạt động 4,5: Vận dụng và mở rộng (5p)
GV giới thiệu học sinh tìm hiểu một số tác phẩm khác của HMT
Luyện đề: Phân tích bài thơ ĐTVD của HMT
IV- Hiệu quả đạt được:
1 Trước khi áp dụng sáng kiến:
Đa số HS không soạn bài trước khi đến lớp, nếu có chỉ mang tính chất ghi chépđối phó Nhiều học sinh không dám phát biểu xây dựng bài hoặc nêu ý tưởng, cáchnghĩ mới, sáng tạo Trong đó, có rất nhiều học sinh trong cả văn nói và văn viết chưađạt yêu cầu như sử dụng từ không phù hợp, câu văn dài không rõ nghĩa, các câu vàđoạn chưa có sự liên kết logic…
2 Sau khi áp dụng sáng kiến:
Sau thời gian áp dụng sáng kiến, khả năng chủ động thực hiện bài tập nói riêng
và chuẩn bị bài trước khi đến lớp nói chung có sự tiến bộ đáng kể Trong đó, số lượnghọc sinh mạnh dạn phát biểu xây dựng bài (nói) trước lớp tăng rõ rệt Đặc biệt, quacác bài viết (làm văn định kì) kĩ năng viết của HS có những bước tiến vượt bậc, cách
sử dụng từ ngữ, câu văn, hành văn nõi chung đã đảm bảo yêu cầu
Tóm lại, việc có thể tổ chức sử dụng NKĐS để dạy đọc hiểu văn bản văn họctrong trường phổ thông đã thể hiện rõ:
NKĐS hình thành và phát triển năng lực giải mã và tạo nghĩa cho HS trong quátrình đọc hiểu văn bản văn học HS khám phá vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của vănbản một cách tự giác, chủ động, sáng tạo theo các mẫu bài tập NKĐS phù hợp vớitừng thể loại HS tự cảm nhận, suy nghĩ, tìm tòi nhiều khía cạnh khác nhau của vănbản để hiểu sâu hơn văn bản HS có thể đồng sáng tạo với tác giả trong quá trình tiếp