1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội

107 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Trước hết tình trạng “sinh viên mới ra trường không bắt kịp được với công việc ngay nên rất khó xin được những việc làm như mong mốn” đang tồn tại nhiều năm qua, chất lượng đào tạo chưa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Bùi Xuân Phong Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Trường Đại học Kinh tế - Đại học QGHN không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực

hiện (nếu có)

Hà nội, ngày……tháng……năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy GS.TS Bùi Xuân Phong, người đã khơi nguồn, định hướng chuyên môn, cũng như trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh và các thầy cô trong ĐH Quốc Gia Hà Nội đã góp ý kiến, nhận xét và quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi học cũng như thực hiện đề tài

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo động lực và mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn

bè để tiếp tục hoàn thiện thêm đề tài của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn./

Hà nội, ngày……tháng……năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU i

DANH MỤC HÌNH VẼ ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên 4

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về đào tạo kỹ năng mềm trên thế giới và Việt Nam 4

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về phát triển kỹ năng mềm gắn với yêu cầu của doanh nghiệp 7

1.2 Cơ sở lý luận của công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đào tạo nghề 10

1.2.1 Kỹ năng mềm và vai trò của kỹ năng mềm 10

1.2.2 Dịch vụ và đào tạo nghề 12

1.2.3 Đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trường nghề 20

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên 30

1.2.5 Khung phát triển kỹ năng tại một số nước trên thế giới 35

1.2.6 Khung lý thuyết về giảng dạy và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên 39

Kết luận chương 1 41

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

Trang 6

2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 42

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 43

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 43

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 44

2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 45

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI 47

3.1 Tổng quan về trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội 47

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội 47

3.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội 48

3.1.3 Một số kết quả đào tạo nói chung cho sinh viên của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (2012-2016) 50

3.2 Phân tích thực trạng công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội 55

3.2.1 Kết quả đào tạo kỹ năng mềm và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên 55

3.2.2 Phân tích thực trạng năng lực kỹ năng mềm của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội và những đánh giá từ phía người sử dụng lao động 57

3.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội 65

3.2.4 Đánh giá chung về công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội 71

Tóm tắt nội dung chương 3 74

Trang 7

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊNTẠI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI 75

4.1 Bối cảnh và định hướng 75

4.1.1 Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 75

4.1.2 Định hướng phát triển của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội 77

4.2 Đề xuất một số giải pháp trong công tác đào tạo kỹ năng mềm hiệu quả cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội 79

4.2.1 Đổi mới công tác tuyển sinh theo hướng nâng cao chất lượng đầu vào 80 4.2.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy và học kỹ năng mềm 82

4.2.3 Phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy kỹ năng mềm 83

4.2.4 Xây dựng khung lý thuyết về phát triển kỹ năng mềm gắn với thị trường lao động 85

4.2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy kỹ năng mềm của nhà trường 86

Tóm tắt nội dung chương 4 88

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.1 Các tiêu chí phân loại kiến thức, kỹ năng và thái độ 26

2 Bảng 1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề theo ILO 28

4 Bảng 1.4 Khung kỹ năng và tầm quan trọng của các kỹ năng 39

5 Bảng 3.1 Danh mục các nghề tuyển sinh trường Cao đẳng nghề

6 Bảng 3.2 Quy mô đào tạo hệ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề

11 Bảng 3.7 Tỷ lệ chọn về nguyên nhân thiếu các kỹ năng 61

12 Bảng 3.8 Các vấn đề gặp phải khi sinh viên thiếu kỹ năng 61

13 Bảng 3.9 Xếp hạng mức độ quan trọng của 8 nhóm kỹ năng 63

14 Bảng 3.10 Chênh lệch về năng lực của sinh viên so với yêu cầu của

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

2 Hình 1.2 Khung phát triển các kỹ năng 38

3 Hình 1.3 Khung lý thuyết phát triển kỹ năng mềm gắn với nhu

cầu thị trường sử dụng lao động 42

4 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 44

5 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng nghề Công nghệ

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ khả năng đáp ứng công việc của người lao động 8

2 Biểu đồ 1.2 Tầm quan trọng của các kỹ năng 9

3 Biểu đồ 3.1 Sinh viên tham gia cuộc khảo sát năng lực kỹ năng

5 Biểu đồ 3.5 Năng lực kỹ năng mềm của sinh viên so với yêu cầu

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, thị trường lao động Việt Nam đang trông chờ vào những thế hệ sinh viên với đầy đủ kiến thức, tố chất và kỹ năng phù hợp để đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ

21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng Điều này, cũng được cụ thể hóa trong Nghị quyết 14 về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020”, theo đó, yêu cầu trong thời kỳ mới là phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học” (Chính phủ, 2005)

Trong những năm qua chúng ta nhận thấy rằng chất lượng giáo dục và đào tạo cho sinh viên ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy rằng sự chuyển biến trong giáo dục và đào tạo ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập Trước hết tình trạng “sinh viên mới ra trường không bắt kịp được với công việc ngay nên rất khó xin được những việc làm như mong mốn” đang tồn tại nhiều năm qua, chất lượng đào tạo chưa đồng đều, học chưa gắn liền với hành, năng lực và các kỹ năng mềm của người học còn thấp… Mặt khác sự nghiệp đào tạo còn đứng trước một mẫu thuẫn khá lớn đó là vừa phải phát triển nhanh về quy mô đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng đào tạo trong khi đó khả năng và điều kiên thực tế lại có hạn

Tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, trong những năm qua nhà trường đã cung cấp cho xã hội hàng nghìn lao động, kỹ thuật viên có trình độ, có kỹ năng chuyên môn và đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn cần được giải quyết Một trong những vấn đề đó là sinh viên vẫn còn hạn chế về một số kỹ năng mềm cần thiết khi xin việc cũng như làm việc tại các doanh nghiệp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, …Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như nâng cao vị thế và hình ảnh của nhà trường

Trang 12

Với tư cách là một giảng viên đang công tác tại trường, nhận thấy chất lượng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự phát triển

của nhà trường trong thời gian tới Do đó tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đào

tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.”

Đề tài nghiên cứu này mang lại giá trị thực tiễn cao, giúp nhà trường có cơ sở để đề ra những định hướng, giải pháp hiệu quả trong trong việc đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1)Thực trạng công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội?

Đâu là những giải pháp cho nhà trường để xây dựng nội dung, phương pháp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, cách thức tổ chức thức hiện và đánh giá quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường

sử dụng lao động?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

a, Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và tìm ra các giải pháp trong việc đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

b, Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về công tác đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Đánh giá thực trạng công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Cao nghề Công nghệ cao Hà Nội

Đề xuất các giải pháp trong công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Cao nghề Công nghệ cao Hà Nội

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a, Đối tượng nghiên cứu

Công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

b, Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu về công tác đào tạo và tổ chức

đào tạo kỹ năng mềm hiện nay tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

Về không gian: Khảo sát và nghiên cứu đối với sinh viên, giáo viên và Ban lãnh

đạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

Về thời gian: Thông tin nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ 2014-2016

4 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan đến kỹ năng mềm, đặc biệt là công tác đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng mềm trong đào tạo nghề

- Phản ánh thực trạng công tác đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

- Trên cơ sở hệ thống lý luận và kết quả phân tích thực trạng, vận dụng lý luận vào thực tế tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp cụ thể trong công tác đào tạo kỹ năng mềm hiệu quả cho sinh viên của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội Thông qua đó, giúp Nhà trường nâng cao về chất lượng đào tạo toàn diện cho sinh viên

5 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đào tạo nghề

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng về công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

Chương 4: Định hướng và một số giải pháp trong công tác đào tạo kỹ năng mềm hiệu quả cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH

VIÊN TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về đào tạo kỹ năng mềm trên thế giới và Việt Nam

Kỹ năng mềm được quan tâm trên thế giới từ những năm 1980 đến năm 2000

và mãi đến sau này Trong suốt quá trình lao động, các chuyên gia nhận ra rằng thực

tế các kỹ năng làm việc của người lao động vẫn chưa đủ để có thể đáp ứng thực tiễn Điều mà người lao động thường thiếu đó chính là sự áp dụng mềm mại và sáng tạo những gì đã học cũng như khả năng thấu hiểu, thiết lập quan hệ với đồng nghiệp

và quản lý Vì thế, thuật ngữ kỹ năng mềm xuất hiện và vấn đề nghiên cứu về kỹ năng mềm trong nghề nghiệp cũng như phát triển kỹ năng mềm cho người lao động

ở những ngành nghề cụ thể được quan tâm

Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới hầu hết đều có các tổ chức chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu để phát triển các kỹ năng mềm cho người lao động

Ví dụ như: Bộ lao động Mỹ thành lập Uỷ ban thư ký về rèn luyện các kỹ năng cần

thiết - The Secretary’s Comission on Achieving Necessary Skills); Tại Canada, Bộ phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada - Human Resources and Skills

Development Canada phụ trách về vấn đề phát triển kỹ năng cho người lao động

việc làm Hai thập kỷ gần đây, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên và người lao động, tập trung vào 3 hướng chính: những kỹ năng mềm cốt lõi; khung kỹ năng mềm và cách thức giáo dục kỹ năng mềm

Hướng thứ nhất, những kỹ năng mềm căn bản cần phải có đối với sinh viên

và người lao động, có thể kể đến các công trình sau:

Từ năm 1997, bài viết “Successful Consulting Engineering: a Lifetime of

Learning” (Patricla A.Hecker) trên tạp chí Giáo dục kỹ thuật quốc tế, số 11 đã

Trang 15

nghiên cứu và làm sáng tỏ về sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với kỹ sư cố vấn; vai trò của công tác giảng dạy, đào tạo kỹ năng mềm cho kỹ sư cố vấn; và giải pháp nâng cao việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên khối kỹ thuật

Năm 2002, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia -

BCA) kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Úc (The Australian Chamber

of Commerce and Industry - ACCI) dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và

Khoa học (The Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng GD quốc gia Úc(The Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn Employability Skills For Future Công trình này chỉ ra 8 kỹ năng mềm

quan trọng với người lao động, bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn

đề, sáng tạo và khởi xướng, lập kế hoạch và tổ chức công việc, tự quản, học tập suốt đời và kỹ năng công nghệ (Nguyễn Thị Hảo.2015)

Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng của Canada (Human Resourse and

Skills Development Canada – HRSDC) cũng tiến hành nghiên cứu và đưa ra danh

sách kỹ năng mềm cho tương lai là: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy và hành động tích cực, thích ứng, làm việc với người khác, nghiên cứu khoa học.Cục Phát

triển lao động Singapore (Workfore Development Agency - WDA) đã đưa ra 10 kỹ

năng mềm: viết và tính toán, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, giải quyết vấn đề và ra quyết định, sáng tạo và mạo hiểm, giao tiếp và quản lý mối quan

hệ, học tập suốt đời, tư duy mở toàn cầu, quản lý bản thân, tổ chức công việc và an toàn lao động, vệ sinh sức khỏe (Nguyễn Thị Hảo.2015)

Ở Bồ Đào Nha, năm 2007, Artur Ferreira da Silva, José Tribolet (2007) GV

trường ĐH Kỹ thuật Lisbon đã trình bày tham luận Developing soft skills in

engineering studies – The experience of students’personal portfolio tại hội nghị

quốc tế về GD kỹ thuật Trong bài viết, tác giả đã trình bày kinh nghiệm thực tế trong 15 năm (tập trung vào 6 học kỳ) đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên kỹ thuật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các buổi thực hành trong chương trình

mang tên "Personal Portfolio"

Hướng thứ hai,về vấn đề khung kỹ năng mềm, một số khung của các quốc gia

sau đây đã được công bố và áp dụng thành công:

Trang 16

Bang Michigan, Hoa Kỳ có Lifelong Soft Skills Framework: Creating a

Workforce That Works (2012) Khung này đã chỉ ra những kỹ năng mềm căn bản

sinh viên cần phải có để đạt được thành công; Bộ Giáo dục Đại học Malaysia giới

thiệu Framework of Soft Skills Infusion Based on Learning Contract Concept in

Malaysia Higher Education nêu rõ mục đích của giáo dục kỹ năng mềm cho sinh

viên đại học (ứng dụng cụ thể ở Đại học Quốc gia Malaysia) và thảo luận về phương pháp phát triển kỹ năng mềm đối với sinh viên đại học

Hướng thứ ba, về vấn đề cách thức giáo dục kỹ năng mềm Có thể đơn cử

một số công trình tiêu biểu như:

Bài viết Teaching Soft Skills to Engineers của Susan H.Pulko và Samir

Parikh đăng trên International Journal of Electrical Engineering Education Hai tác giả đề cập đến một số phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên khối kỹ thuật như: làm bài tập nhóm, công não, mô phỏng,…

Các nghiên cứu về kỹ năng mềm ở Việt Nam phải kể đến Bộ sách 4 cuốn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông (tài liệu dùng cho giáo viên) của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010)

đã nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý học của học của học sinh từng cấp, từ đó đưa ra những vấn đề chung của giá trị sống và phương pháp kỹ năng sống (trong đó

có kỹ năng mềm) cho học sinh

Bài viết “Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh

viên – yêu cầu cấp bách của đổi mới GD ĐH” của Bùi Loan Thủy [34] Tác giả

phân tích thực trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam, những lợi ích đối với sinh viên khi sử dụng tốt kỹ năng này Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đối với nhà trường, giảng viên

và bản thân sinh viên

Bài viết “Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học

Sư phạm”của Huỳnh Văn Sơn (2013) đề cập đến việc khảo sát 3 biện pháp phát triển các

kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư phạm: định hướng nghiên cứu có hệ thống về kỹ

năng mềm, tổ chức khóa huấn luyện về kỹ năng mềm cho SV sư phạm với tên gọi “Phát

Trang 17

triển kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm” và lồng ghép huấn luyện kỹ năng mềm cho

sinh viên đại học sư phạm thông qua các hoạt động ngoại khóa

Các nghiên cứu trên đã cho thấy vấn đề trọng tâm hiện nay là sinh viên đang còn thiếu rất nhiều kỹ năng mềm vì vậy nên đưa chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là các kỹ năng đáp ứng được nhu cầu thực

tế tại các doanh nghiệp

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về phát triển kỹ năng mềm gắn với yêu cầu của doanh nghiệp

Báo cáo phát triển của Ngân hàng Thế giới (2014) khảng định rằng việc trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết sẽ là một phần quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam để tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiếp tục quá trình cải cách kinh tế Dựa trên kinh nghiệm của các nước láng giềng phát triển hơn như Hàn Quốc, Việt Nam cần chuẩn bị cho sự thay đổi của cầu đối với lao động, với nhu cầu sẽ dịch chuyển từ các công việc chủ yếu là thủ công và đơn giản ngày hôm nay sang các công việc phi thủ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn, sự dịch chuyển

từ các công việc chủ yếu là các thao tác, nhiệm vụ thường quy sang các nhiệm vụ không thường quy và từ các công việc truyền thống sang các công việc hiện đại Những công việc hiện đại đó luôn đòi hỏi kỹ năng

Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế-ILO, một yêu cầu căn bản

và tiên quyết trong phát triển kỹ năng là thiết lập các mối liên hệ giữa thế giới đào tạo và thế giới việc làm Điều này đảm bảo cho người học và người làm học đúng những kỹ năng mà thị trường lao động yêu cầu (ILO, 2011)

Theo chiều hướng gắn kết giữa đào tạo kỹ năng và yêu cầu của doanh nghiệp, một nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của 294 sinh viên năm cuối của Đại học An Giang và 75 nhà tuyển dụng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh An Giang chỉ ra rằng mặc dù năng lực kỹ năng mềm của sinh viên được đánh giá chủ yếu ở mức cao, song vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng (Lê Thị Hồng Hạnh, 2014)

Trang 18

Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp (Vũ Thế Dũng –Trần Thanh Tòng 2005) được phân tích từ 300 mẫu quảng cáo từ các doanh nghiệp phía Nam cho thấy có 17 nhóm kỹ năng mà các nhà tuyển dụng đang kỳ vọng từ nhóm ứng viên ngành quản lý/ kinh tế mới tốt nghiệp đại học

Các nghiên cứu về yêu cầu năng lực kỹ năng mềm trong công việc của doanh nghiệp chỉ ra rằng vẫn tồn tại một khoảng cách giữa kết quả đào tạo tại nhà trường

và yêu cầu về kỹ năng tại doanh nghiệp Theo kết quả từ cuộc khảo sát giữa Ngân hàng thế giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM), một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, với sự tham gia của 350 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp vẫn phàn nàn về khả năng đáp ứng yêu cầu về kỹ năng trong công việc của người đi làm sau khi họ tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghề và từ hệ thống giáo dục chung (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/doanh-nghiep-ngoai-coi-nhan-luc-viet-la-luc-can-96125.html, 2012)

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ khả năng đáp ứng công việc của người lao động

(Nguồn:

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/doanh-nghiep-ngoai-coi-nhan-luc-viet-la-luc-can-96125.html)

Trang 19

Thiếu hụt lao động có kỹ năng là trở ngại đối với cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước Đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, nghiên cứu này chỉ ra rằng lĩnh vực lao động kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất, khi có tới 82% người sử dụng lao động phàn nàn ứng viên thiếu kỹ năng Các lĩnh vực bị than phiền nhiều tiếp theo bao gồm: quản lý (71%), văn phòng (57%), dịch vụ - bán hàng (46%)

Theo báo cáo Phát triển của Ngân hàng Thế giới (2014), số liệu thống kế tại cuộc Khảo sát STEP dành cho người sử dụng lao động được thu thập từ 328 doanh nghiệp, các kỹ năng công việc được đánh giá là quan trọng nhất đối với nhóm công nhân và nhóm nhân viên văn phòng như sau:

Biểu đồ 1.2: Tầm quan trọng của các kỹ năng

(Nguồn:Ngân hàng Thế giới)

Như vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo kỹ năng gì cho sinh viên để đáp ứng với các yêu cầu của doanh nghiệp mà chưa đưa ra được các biện pháp quản trị quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm kiểm tra, đánh giá từ khâu xây dựng chương trình đến quá trình tổ chức thực

Trang 20

hiện giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên đã phù hợp hay chưa? Vì vậy, Tác giả

đã mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu: Đào tạo kỹ năng mềm cho viên nhưng trên góc độ là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

1.2 Cơ sở lý luận của công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đào tạo nghề

1.2.1 Kỹ năng mềm và vai trò của kỹ năng mềm

1.2.1.1 Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huông hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống

Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một khía cạnh cụ thể nào (trừ

kỹ năng bẩm sinh) nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống đào tạo nghề nghiệp hiện có ở bất kỳ quốc gia nào Như vậy, đa số kỹ năng mà chúng ta

có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo Và như thế, nền tảng của sự thành công của chúng ta trong cuộc sống là do 98% được đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2% là kỹ năng bẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng ta

1.2.1.2 Phân loại kỹ năng

Kỹ năng được chia thành 2 loại cơ bản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Kỹ năng cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do đào tạo từ nhà trường hoặc tự học, đây là kỹ năng có tính nền tảng Loại thứ hai là kỹ năng mềm là loại kỹ năng mà chúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp Kỹ năng mềm là loại kỹ năng cực kỳ phong phú, nó có thể là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán,…

1.2.1.2 Kỹ năng mềm và vai trò của kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là thuật ngữ dung để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc

sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới,…Kỹ năng

Trang 21

mềm là hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về “kỹ năng mềm” Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2013) cho rằng: “kỹ năng mềm không đồng nhất với kỹ năng sống nhưng không phải là một phạm trù tách biệt với kỹ năng sống Kỹ năng mềm là một bộ phận của kỹ năng sống” Điều này cũng được tác giả Nguyễn Thanh Bình (2011) khẳng định: “kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng mềm được coi như một hợp phần quan trọng trong nhân cách và năng lực của con người sống trong xã hội hiện đại”

Tác giả Forland, Jeremy cho rằng kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hoà nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hoà mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng ( Huỳnh Văn Sơn, 2012)

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) cho rằng kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác Những kỹ năng này

là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung thuật ngữ “kỹ năng mềm” có thể được hiểu là kỹ năng quan trọng, không phải là kiến thức chuyên môn

mà thiên về khả năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ, tương tác hiệu quả khi đặt nó vào trong những nghề nghiệp cụ thể Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu kỹ năng mềm dưới góc độ là những kỹ năng quan trọng giúp sinh viên tiếp cận và thích ứng với môi trường xung quanh, trong đó tập trung vào môi trường làm việc Theo

Trang 22

hướng này, kỹ năng mềm được hiểu là kỹ năng phục vụ công việc, kỹ năng giúp sinh viên có việc làm, duy trì việc làm và tiến bộ, thành đạt trong công việc

Kỹ năng mềm (soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc

Có những bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống ngày nay nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ thành công khi vào đời Quan điểm này không sai nhưng chưa đủ, bạn học giỏi chuyên môn nhưng chưa chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi về “môi trường” cuộc sống Bạn có thành tích học tập mà ai nhìn vào cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố quan trọng: “kỹ năng mềm” Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn luôn mạnh dạn, tự tin trong bất kỳ tình huống thay đổi nào và bạn luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm

Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo

1.2.2 Dịch vụ và đào tạo nghề

1.2.2.1 Khái niệm dịch vụ

Theo quan điểm truyền thống: Những gì không phải nuôi trồng, không phải

sản xuất là dịch vụ (Gồm các hoạt động: Khách sạn, giải trí, bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, tài chính, ngân hàng, giao thông…)

Trang 23

Theo cách hiểu phổ biến: Dịch vụ là một sản phẩm mà hoạt động của nó là vô

hình Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng

sở hữu mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu

Theo cách hiểu khác: Dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã

xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung ứng dịch vụ

Theo ISO 8402: “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa

người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

vụ hỗ trợ là ăn, ở khách sạn, các hoạt động tham quan du lịch, vui chơi, giải trí và hoạt động văn hoá

- Dịch vụ toàn bộ bao gồm dịch vụ căn bản và dịch vụ hỗ trợ

Với một hoạt đông nhất định, nhiều khi khó tách bạch giữa sản phẩm và dịch

vụ và sản xuất Ví dụ: hoạt động của cửa hàng ăn vừa có tính chất sản xuất, vừa có tính chất dịch vụ: dịch vụ bao gói, bảo hành gắn với sản phẩm cụ thể

Để có dịch vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố vật chất và con người bao gồm cả sự phối hợp khách hàng Cụ thể muốn cung cấp một dịch vụ cần

Trang 24

- Nhân viên phục vụ, hoạt động dịch vụ Dịch vụ là mục tiêu của hệ thống dịch vụ và cũng chính là kết quả của hệ thống

Kỳ vọng (sự mong đợi) của khách hàng được tạo nên từ bốn nguồn:

- Thông tin truyền miệng

- Nhu cầu cá nhân

- Kinh nghiệm đã trải qua

- Quảng cáo, khuyếch trương

Trong 4 nguồn trên chỉ có nguồn thứ 4 là nằm trong tầm kiểm soát của công ty

Chất lượng dịch vụ chịu tác động của các yếu tố:

Trang 25

Những đặc trưng cơ bản của chất lượng dịch vụ

- Chất lượng dịch vụ là chất lượng của con người, nó được biểu hiện thông qua các yếu tố: trình độ học vấn, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn

- Chất lượng dịch vụ mang tính nhận thức là chủ yếu, khách hàng luôn đặt ra những yêu cầu về dịch vụ thông qua những thông tin có trước khi tiêu dùng và đánh giá nó trước khi sử dụng

- Chất lượng dịch vụ thay đổi theo người bán, người mua vào thời điểm thực hiện dịch vụ Điều này có nghĩa là rất khó xác định mức chất lượng đồng đều cho mỗi dịch

vụ Cùng một dịch vụ nhưng khách hàng lại có cách đánh giá chất lượng khác nhau nhà cung cấp không giống nhau, thì khách hàng có thể cảm thấy không hài lòng

1.2.2.3 Khái niệm đào tạo nghề

Đào tạo là tổ chức học tập để có khả năng làm những công việc nhất định Đào tạo là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt các kiến

thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội

Như vậy đào tạo nhằm vào phát triển có hệ thống những kiến thức, kỹ năng Với quan niệm này, khái niệm đào tạo bao hàm trong khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng

Thực tế để tạo ra người lao động vừa có năng lực thực hiện công việc vừa có thái độ tốt trong quá trình đào tạo có giáo dục

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội

Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo định hướng vào nghề nghiệp, giúp cho

người lao động dễ kiếm được việc làm hơn khi tham gia vào thị trường lao động Đào tạo nghề là một phần hệ trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức,

kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp,

ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao

Trang 26

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Luật Giáo dục CHXHCN Việt Nam 2005)

Đào tạo nghề nhấn mạnh vào thu nhập và phát triển kỹ năng hơn là tri thức Tuy nhiên tri thức lại là điều kiện tiên quyết để phát triển kỹ năng

1.2.2.4 Đào tạo nghề là hoạt động cung cấp dịch vụ

Theo hệ thống phân ngành kinh tế tiêu chuẩn của Việt Nam (VSIC) và hệ thống phân ngành theo tiêu chuẩn quốc tế (ISIC), giáo dục nói chung, đào tạo nghề nói riêng

là hoạt động cung cấp dịch vụ Giáo dục đào tạo là một loại dịch vụ đặc biệt

Dịch vụ được hiểu là rất nhiều các loại hình hoạt động và nghiệp vụ khác

nhau Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia

và chủ yếu là không sờ thấy được dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên quan đến sản phẩm dưới dạng vật chất của nó (Nguồn TS.Ngô Trần Ánh, Bài giảng Quản trị Marketing, Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội)

Dịch vụ có đặc điểm cần được chú ý: (Nguồn: Ngô Trần Ánh, Bài giảng

Quản trị Marketing, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

- Tính vô hình: Các dịch vụ không sờ thấy, không thể nhìn thấy, nghe hay

ngửi thấy chúng trước khi có được chúng Người mua buộc phải tin vào lời người bán Không thể trưng bày dịch vụ Việc định giá dịch vụ là công việc khó khăn

- Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc: Dịch vụ không thể tách khỏi

nguồn gốc của nó, dù cho đó là người hay máy móc, trong khi hàng hóa vật chất vẫn tồn tại không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt nguồn gốc của nó Ví dụ,

đi nghe một buổi giảng của một giáo sư Giá trị tri thức không thể tách rời người nói Dịch vụ sẽ không còn như cũ nếu cùng một chủ đề đó do người khác trình bày

- Tính không ổn định về chất lượng: Chất lượng dịch vụ dao động trong một

khoảng rất rộng tùy thuộc vào người cung ứng, cũng như vào thời gian và địa điểm cung ứng Người mua dịch vụ thường biết sự không ổn định chất lượng này và khi lựa chọn người cung cấp dịch vụ thường hỏi ý kiến những người mua khác

Trang 27

Việc cung ứng dịch vụ và thỏa mãn khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của nhân viên Chất lượng dịch vụ phụ thuộc nhiều vào các nhân tố khó kiểm soát Khó có thể khẳng định chắc chắn dịch vụ được giao phù hợp với dịch vụ được công bố

- Tính sản xuất và tiêu thụ đồng thời và không lưu giữ được Quá trình cung

cấp và quá trình tiếp nhận dịch vụ diễn ra đồng thời Người mua phải trực tiếp tiếp xúc với người bán và tác động lẫn nhau Khách hàng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dịch vụ, nên khó sản xuất lớn Dịch vụ không thể hoàn trả, thu hồi hay bán lại

Do vậy việc gây ra lỗi trong cung cấp dịch vụ thì rất khó sửa chữa

- Tính đa dạng về yêu cầu của khách hàng Mỗi khách hàng, người tiêu dung

dịch vụ có đặc điểm tâm sinh lý và khả năng cảm nhận dịch vụ khác nhau Ví dụ trong đào tạo nghề, mỗi người học có đặc điểm về tính cách, sức khỏe, khả năng tư tuy, kiến thức nền, ước mơ, hoài bão, hoàn cảnh gia đình… rất khác nhau Do vậy càng cá biệt hóa cung cấp dịch vụ càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng Tạo điều kiện để khách hàng tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ cho mình (self service) Ví dụ, trong trường học tạo ra môi trường để học sinh tự học, tự nghiên cứu theo khả năng của mình Một nhà sư phạm nói “Đối xử đồng đều với tất cả học sinh là… bất bình đẳng”

Theo ISO 9001 – 2000 – dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tương

tác giữa tổ chức và khách hàng hoặc các hoạt động bên trong tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Dịch vụ có các đặc điểm: tốc độ cung cấp nhanh, cung

cấp kịp thời, trao tận tay, mỗi dịch vụ có đề nghị phục vụ khác nhau, thường khó hiểu tường tận yêu cầu của khách hàng, khó dự tính chi phí, khó đo lường sự thực hiện dịch vụ, khó marketing dịch vụ, khó đo lường sự thỏa mãn của khách hàng, phụ thuộc nhiều vào tâm lý của khách hàng

Dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội Giá trị dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong GDP, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội

Đối chiếu với những khái niệm đã trình bày ở trên thì rõ ràng đào tạo nghề là hoạt động cung cấp dịch vụ Trong thực tế phân ngành kinh tế quốc dân, giáo dục đào

Trang 28

tạo là một trong các ngành dịch vụ (Central Product Classicfication - CPC) Trong các nền kinh tế thị trường phát triển dịch vụ giáo dục là một loại hàng hóa Nó chịu sự chi phối của các quy luật của thị trường giống như các loại hàng hóa khác Ở Việt Nam vấn đề giáo dục, đào tạo là hàng hóa còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất

Dịch vụ đào tạo nghề liên quan tới con người, kết quả của đào tạo là nhân cách, năng lực và phẩm chất, là trí tuệ của những học sinh học nghề - người lao động trẻ trong tương lai Do vậy đào tạo nghề có đặc điểm riêng so với dịch vụ khác

Kết quả của hoạt động đào tạo nghề rất khó xác định một cách cụ thể theo định lượng Không thể đánh giá một cách đơn giản thông qua bằng cấp, chứng chỉ mà người học đạt được, mà chủ yếu phải được đánh giá gián tiếp thông qua những giá trị những sáng kiến, cũng như chất lượng sản phẩm do họ tạo ra Hơn nữa, kết quả đào tạo có khi phải nhiều năm sau mới được bộ lộ, phát huy tác dụng và “nở rộ” khi có điều kiện

Quá trình cung cấp dịch vụ là quá trình tương tác giữa người dạy với người học Trong quá trình này người học nhận được kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm từ người dạy Cũng chính trong quá trình này kiến thức, kỹ năng của người dạy cũng tăng lên

Với những phân tích trên về những đặc điểm của đào tạo nghề với tư cách là một loại hình dịch vụ đặc biệt, giúp ta vận dụng các lý luận về chất lượng và quản

lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm, dịch vụ vào nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề

1.2.2.5 Quan niệm mới về đào tạo nghề trong điều kiện hiện nay

Theo luật giáo dục Việt Nam dạy nghề là một bộ phận trong giáo dục nghề nghiệp (gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học)

Ngày nay do phát triển của khoa học và công nghệ làm cho kỹ thuật, công nghệ sản xuất cũng thay đổi nhanh chóng Cách mạng công nghệ đã dẫn đến việc sử dụng các công cụ, phương tiện hiện đại, phức tạp ngày càng phổ biến làm tăng tính chất lao động trí óc, giảm dần các thao tác lao động chân tay Theo một kết quả

Trang 29

nghiên cứu ở Đức, nội dung lao động của người thợ tiện cách đây hơn 20 năm được chia theo tỷ lệ: 78% thời gian cho lao động chân tay, 7% điều khiển phục vụ máy, 15% tính toán và chuẩn bị, thì nay tỷ lệ đó đã thay đổi rất nhiều: 69% thời gian cho theo dõi quá trình sản xuất, 25% cho tính toán và chuẩn bị, chỉ có 6% cho lao động chân tay Sự thay đổi nội dung lao động của mỗi nghề đòi hỏi người thợ phải có trình độ cao hơn

Ngoài yếu tố công nghệ, các yếu tố kinh tế xã hội, sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường đòi hỏi người lao động vừa phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn vừa phải có khả năng thích ứng với thay đổi, linh hoạt, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề, … như vậy mới có nhiều cơ hội kiếm việc làm

Tất cả điều này làm cho quan niệm về đào tạo nghề thay đổi, ranh giới giữa đào tạo nghề và lĩnh vực giáo dục khác cũng thay đổi Đào tạo nghề không chỉ dừng

ở trình độ sơ cấp mà có nhiều trình độ: sơ cấp, trung cấp nghề và cao đẳng nghề

Thực tế một số nước đã áp dụng mô hình này Đài Loan là một lãnh thổ Châu Á trước đây có điều kiện tương tự Việt Nam, rất thành công trong phát triển nguồn nhân lực, đây là một trong những nhân tố quyết định đưa đất nước này thành nước phát triển trong khu vực Hệ thống giáo dục Đài Loan phân thành hai luồng rõ rệt: hàn lâm và nghề nghiệp ngay từ bậc trung học Luồng nghề nghiệp có các trình

độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đại học công nghệ

Tương tự, giáo dục đào tạo ở Pháp đào tạo nghề cũng phân luồng từ sau trung học và có nhiều trình độ từ sơ cấp đến cao đẳng công nghệ (DUT), cử nhân chuyên nghiệp (licence professional)

Luồng đào tạo nghề của hệ thống giáo dục Úc có 6 trình độ, cao nhất là trình

độ cao đẳng nâng cao (advanced diploma)

Trang 30

1.2.3 Đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trường nghề

1.2.3.1 Các quan niệm về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm trong đào tạo nghề

Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các nhà trường Việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả các cơ sở đào tạo nghề

Trong giáo dục đào tạo nói chung và dạy nghề nói riêng, chất lượng là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường

Hiện nay có nhiều quan điểm về chất lượng đào tạo khác nhau:

Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào”

Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng: “Chất lượng của một nhà trường phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó” Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực”, có nghĩa là:

Nguồn lực = chất lượng

Theo quan điểm này, một trường tuyển được nhiều sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao

Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo được diễn ra rất

đa dạng và liên tục trong một thời gian dài trong nhà trường, đặc biệt là sự nỗ lực tích cực của người học Thực tế theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem

là “hộp đen”, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra” Quan niệm này đã chuyển từ việc xem xét chất lượng đã chuyển sang các vấn

đề về điều kiện hình thành chất lượng

Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra”

Một quan điểm khác về chất lượng đào tạo cho rằng “đầu ra” có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” “Đầu ra” chính là sản phẩm của quá trình đào tạo được thể hiện ở mức độ hoàn thành công việc của học sinh tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các dịch vụ đào tạo của trường đó Có 2 vấn đề cơ bản liên quan đến cách tiếp cận chất lượng đào tạo này Một là, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem

Trang 31

xét Trong thực tế đang tồn tại mối quan hệ này, cho dù đó không hoàn toàn là quan hệ nhân quả Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau

Chất lượng được đánh giá bằng giá trị gia tăng

Quan điểm này cho rằng chất lượng đào tạo của một nhà trường là tạo ra được sự khác biệt về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh từ khi nhập trường đến khi ra trường Giá trị gia tăng được xác định bằng giá trị “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”, kết quả thu được là “giá trị gia tăng” mà trường đó đã đem lại cho học sinh và được cho là chất lượng đào tạo của trường

Theo quan điểm này, một loạt vấn đề sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế được thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó Hơn nữa, các trường đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục lại rất đa dạng, không thể dùng một bộ công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường

Nhìn chung, những quan điểm trên đã đề cập một số dấu hiệu để nhận biết chất lượng, một khái niệm động, nhiều chiều Rất khó để có một ý kiến thống nhất về khái niệm chất lượng đào tạo Tuy vậy, việc xác định một số cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này là điều nên làm và có thể làm được Theo tổ chức giáo dục quốc tế thì cần có bộ tiêu chí chuẩn, việc đánh giá chất lượng một trường học sẽ dựa vào bộ tiêu chí chuẩn đó Khi không có bộ tiêu chí chuẩn, việc đánh giá chất lượng sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực Những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của trường đó

Như vậy để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng bộ tiêu chí có sẵn, hoặc dùng các chuẩn đã quy định, hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu

1.2.3.2 Các thuộc tính của chất lượng đào tạo nghề theo quan điểm người học

Chất lượng đào tạo nghề với tư cách là một dịch vụ, theo quan điểm người học, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, sự tin cậy (Reliability): Chất lượng đào tạo phải nhất quán với chiến

lược phát triển của các cơ sở đào tạo và tuân theo các yêu cầu về quy định của pháp luật hiện hành Thực hiện đúng chức năng ngay từ đầu Khía cạnh này thể hiện tư

Trang 32

tưởng “làm đúng ngay từ đầu” trong toàn bộ hoạt động của các cơ sở đào tạo Thực hiện đúng lời hứa

Hai là, sự đáp ứng nhanh (Responsiveness): Điều này đòi hỏi sự sẵn sang

của toàn thể cán bộ nhân viên trong quá trình cung cấp Thời gian là cơ sở để đánh giá khía cạnh này Người học và các bên quan tâm bất kỳ lúc nào cũng có quyền được biết rõ các vấn đề như kế hoạch đào tạo, tài liệu tham khảo, những vấn đề học tập, thậm chí cả thời gian cấp bằng tốt nghiệp… có liên quan đến từng khóa học Tốc độ của sự đáp ứng quyết định mức chất lượng của từng cơ sở đào tạo

Ba là, năng lực (Competence): Chất lượng đào tạo đòi hỏi trình độ, kỹ năng,

kinh nghiệm của tất cả các thành viên thuộc cơ sở đào tạo đáp ứng công việc được giao Chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên môn và những người phục

vụ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh tốt đẹp của cơ sở đào tạo Tuy nhiên khía cạnh này cần được kiểm chứng thông qua hiệu quả của công việc đạt được

Bốn là, sự dễ dàng tiếp cận (Accessbility): Các cơ sở đào tạo sử dụng các điều

kiện thuận lợi để người học và các bên quan tâm dễ dàng tiếp xúc Khía cạnh này thể hiện không đơn thuần chỉ thông qua hình thức đối diện trực tiếp (face to face) Ngoài ra

hệ thống thông tin còn là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho người học và các bên quan tâm

có nhiều cơ hội tìm hiểu về cơ sở đào tạo Hệ thống này bào gồm điện thoại, fax, email, trang web,… đây là một trong những phần cứng quan trọng của cơ sở đào tạo

Năm là, tính lịch sự và nhã nhặn (Courtesy): Thái độ giao tiếp giữa tổ chức

với người học và các bên quan tâm là một nhân tố hình thành chất lượng của cơ sở đào tạo Sự ân cần, tôn trọng, cảm thông và thân thiện sẽ rút bớt khoảng cách về mặt tâm lý đối với người học Khía cạnh này giúp cho người học giảm bớt khoảng cách giữa nhà trường với họ Người học sẽ xem cơ sở đào tạo như là ngôi nhà thứ hai để hình thành mối liên hệ mật thiết lâu dài

Sáu là, sự truyền thông (Communication): Các yêu cầu như tìm hiểu về chiến

lược, nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình đào tạo, cách thức tuyển sinh, thời khóa biểu, cách thức tư vấn học tập, quy trình giải quyết khiếu nại thắc mắc của người học, các giới hạn của khóa học, giá trị của văn bằng tốt nghiệp … cần rõ ràng và dễ hiểu Sự

Trang 33

truyền thông đòi hỏi cơ sở đào tạo nắm bắt ý đồ mong đợi của người học, các bên quan tâm và thỏa mãn nó một cách nhanh nhất dưới nhiều hình thức khác nhau

Bảy là, sự tín nhiệm (Credibility): Nền tảng của sự tín nhiệm được thể hiện

khi lấy quyền lợi của người học làm nhiệm vụ trung tâm cho mọi hoạt đồng quản lý Tuy nhiên, tôn trọng người học không đồng nghĩa sơ sở dr bất chấp các quy định của pháp luật Cải tiến liên tục nhằm nâng cao sự thỏa mãn đối với người học và các bên quan tâm là tạo sự tín nhiệm bền vững cho cơ sở đào tạo

Tám là, sự an toàn (Security): Tham gia học tập là một quá trình đòi hỏi người

học phải đầu tư về nhiều lĩnh vực như tốn kém thời gian, tài chính, từ bỏ nhiều cơ hội,… Viễn cảnh tương lai cùng nhiều khả năng tự vượt qua được những trở ngại trong quá trình học tập phải có tính khả thi và thuyết phục đối với người học Sự mập mờ, thiếu chắc chắn và đặc biệt không tôn trọng pháp luật của cơ sở đào tạo là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chế độ an toàn đối với người học và các bên quan tâm

Chín là, hiểu rõ người học (Understanding the customer): Khía cạnh này bao

gồm nỗ lực của từng cơ sở đào tạo trong quá trình tìm hiểu và phát hiện nhanh chóng các kỳ vọng của người học qua từng thời gian, từng môn học hay cả một khóa học Nhiều hình thức được triển khai như nghiên cứu thị trường , về các trường khác, điều tra qua từng môn học, khi tốt nghiệp, sau khi tốt nghiệp… sẽ giúp

cơ sở đào tạo hiểu rõ người học Hoạt động này giúp cơ sở đào tạo liên tục cải tiến chiến lược, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học Mọi sự sơ cứng thiếu năng động của quản lý càng làm giảm sự tin cậy của người học

Mười là, tính hữu hình (Tangibles) : Tính hữu hình thể hiện cơ sở vật chất,

trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, quản lý và các hoạt động khác trong nhà trường Tính hữu hình bao gồm tất cả hình thức bên ngoài của nhà trường mà người học và các bên quan tâm có thể thấy được

Phân tích tất cả các khía cạnh trên cơ sở đào tạo thiết lập các mục tiêu chất lượng liên quan đến từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Sự tác động của các khía cạnh trên sẽ tùy thuộc vào thực trạng của từng hệ thống quản lý chất lượng

cụ thể Các cơ sở đào tạo biết lợi dụng điều kiện thuận lợi không ngừng để nâng cao chất lượng đào tạo

Trang 34

1.2.3.3 Các tiêu chí đánh giá quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Theo quan niệm chất lượng “đầu ra”

Theo quan niệm chất lượng “đầu ra” – sản phẩm của quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, để đánh giá người ta dựa vào các tiêu chí sau:

- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, được phân loại thành các mức ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Các tiêu chí phân loại kiến thức, kỹ năng và thái độ

Trung bình khá Vận dụng

Hình thành kỹ năng cơ bản (thực hiện đúng, độc lập, Giải thích được hiện tượng, biết được nguyên nhân; Lựa chọn, tìm mối quan hệ )

Khá Phân tích/sáng tạo

Liên kết, phối hợp các kỹ năng (thể hiện khả năng phân tích các sự kiện , hiện tượng và khái quá hoá, tổng hợp hoá)

Hình thành kỹ xảo (Vận dụng kỹ năng vào thực tế một cách sâu sắc Làm chủ kỹ năng)

Rất tốt Phát triển/sáng tạo

Phát triển/sáng tạo các kỹ năng (Phát triển hệ thống kỹ năng trong các điều kiện và hoàn cảnh mới)

(Nguồn: Phạm Anh Luật (2007), Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Áp dụng cho trung tâm dạy nghề chất lượng cao Hanel)

Trang 35

- Biết (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được

trước đây Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức

- Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài

liệu Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả ảnh hưởng) Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật

- Áp dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã

học vào một hoàn cảnh cụ thể mới Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây

- Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra

thành các phần sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu

- Tổng hợp (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại

với nhau để hình thành một tổng thể mới Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin) Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoăc cấu trúc mới

- Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố,

tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu) Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định

Đó có thể là các tiêu chí bên trong (các tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu

Trang 36

chí Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì

nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác

Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO

Theo quan điểm xem xét chất lượng trên cơ sở các đầu vào của quá trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng, với triết lý: với điều kiện đầu vào và đảm bảo cho quá trình đào tạo tốt sẽ tạo ra sản phẩm tốt, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, theo ILO gồm có 9 nhóm như Bảng 1.2

Bảng 1.2: Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề theo ILO

1 Các tiêu chí về tôn chỉ mục đích 25

2 Các tiêu chí về tổ chức quản lý 45

3 Các tiêu chí về chương trình đào tạo 135

4 Các tiêu chí về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 85

Mô hình BS5750/ISO9000

Mô hình BS5750/ISO9000 là một mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học được đưa vào đầu thập kỷ 90 Mô hình này dựa theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Anh BS5750 và tương đương với tiêu chuẩn ISO9000

Bản chất của mô hình BS5750/ISO9000 là một hệ thống các văn bản quyết định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đảm bảo cho sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp với mẫu mã quy cách, các thông số kỹ thuật trước đó với mục tiêu là tạo một đầu ra phù hợp với mục đích

BS5750/ISO9000 còn xa lạ với giáo dục, do có nguồn gốc từ lĩnh vực sản xuất nên ngôn ngữ dùng trong bộ tiêu chuẩn này không phù hợp Một trong những quan điểm

Trang 37

của BS5750/ISO9000 là hệ thống chất lượng phải có khả năng tạo ra các sản phẩm có chất lượng nhất quán, điều này khó có thể áp dụng trong giáo dục bởi lẽ khó có thể gọi người học hay người thụ hưởng giáo dục là sản phẩm, hơn nữa cho dù có định nghĩa thế nào về sản phẩm của giáo dục đi chăng nữa thì cũng khó có thể tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng như nhau Tất cả các giáo viên đều thấy rằng không có hai lớp học nào hoàn toàn giống nhau bởi các cá nhân hai lớp là khác nhau, các mối tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, động lực, thái độ, năng lực cũng rất khác nhau

Mô hình chất lượng Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM)

Mô hình quản lý chất lượng tổng thể, đây là mô hình có xuất xứ từ thương mại và công nghiệp nhưng tỏ ra phù hợp hơn với giáo dục Đặc trưng của mô hình quản lý chất lượng tổng thể là nó không áp đặt một hệ thống cứng nhắc cho bất kỳ

cơ sở đào tạo nào, nó tạo ra một nền văn hóa chất lượng bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo Triết lý của quản lý chất lượng tổng thể là tất cả mọi người dù ở cương vị nào, vào bất kỳ thời điểm nào cũng đều là người quản lý chất lượng phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Thực chất của quản lý chất lượng tổng thể là:

Thứ nhất: Cải tiến liên tục, không ngừng và có thể đạt được do quần chúng

và thông qua quần chúng Sự cải tiến liên tục này được thể hiện trong kế hoạch chiến lược của một trường học bằng các chu kỳ cải tiến, nâng cao dần theo vòng xoáy trôn ốc từ lợi ích trước mắt đến lợi ích lâu dài, từ trình độ xuất phát ở một điểm nhất định tới trình độ cao hơn

Thứ hai: Cải tiến từng bước, quản lý chất lượng tổng thể được thực hiện bằng một loạt dự án quy mô nhỏ có mức độ tăng dần Về tổng thể quản lý chất lượng tổng thể có quy mô rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của mỗi trường học, song việc thực hiện nhiệm vụ đó trong thực tế lại có quy mô hẹp, khả thi, thiết thực

và có mức độ tăng dần Sự can thiệp mạnh không phải là phương sách tốt để tạo sự chuyển biến lớn trong quản lý chất lượng tổng thể

Trang 38

Thứ ba: Hệ thống tổ chức phải hướng tới khách hàng, chìa khóa của sự thành công trong quản lý chất lượng tổng thể là tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa cung và cầu, giữa các bộ phận trong trường với nhau và với xã hội

Trong hệ thống tổ chức của nhà trường, vai trò của các cán bộ quản lý cấp trường là hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo chức, học sinh chứ không phải là lãnh đạo kiểm tra Trong quản lý chất lượng tổng thể mô hình cấp bậc trong

hệ thống tổ chức quản lý nhà trường phải là mô hình đảo ngược

Hình 1.1: Mô hình TQM đảo ngược

( Nguồn: Chu Thị Hà, 2013, Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề)

Quản lý chất lượng tổng thể trong Giáo dục

Lãnh đạo trường

Cán bộ quản lý Khoa Cán bộ giảng dạy Cán bộ phục vụ

Sinh viên Cán bộ giảng dạy

Lãnh đạo Trường, Khoa

Trang 39

Sự đảo ngược về thứ tự trong hệ thống tổ chức quản lý của trường học theo

mô hình quản lý chất lượng tổng thể không làm phương hại đến cấu hình quyền lực của trường đại học, cao đẳng, cũng không làm giảm sút vai trò của cán bộ lãnh đạo trường, khoa Trong thực tế, sự lãnh đạo của cán bộ quản lý giữ vai trò quyết định của quản lý chất lượng tổng thể Đảo ngược thứ bậc nhằm nhấn mạnh mối tương quan trong quá trình đào tạo hướng học sinh như nhân vật trung tâm [1, tr49]

Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model)

Mô hình này đưa ra năm yếu tố đánh giá như sau:

Đầu vào: Học sinh, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính, v…v

Quá trình đào tạo: Phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo…v v Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của học sinh

Đầu ra: Học sinh tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội

Kết quả: Kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của nó đối với xã hội

Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên, các học giả đã đưa ra 5 khái niệm về chất lượng giáo dục như sau:

(1)Chất lượng đầu vào: trình độ đầu vào thỏa mãn các tiêu chí, mục tiêu đề ra (2) Chất lượng quá trình đào tạo: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy

và học và các quá trình đào tạo khác

(3) Chất lượng đầu ra: Mức độ đạt được của đầu ra (học sinh tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với bộ tiêu chí hoặc so với các mục tiêu đã định sẵn

(4) Chất lượng sản phẩm: Mức độ đạt yêu cầu công tác của các học sinh tốt nghiệp qua đánh giá của chính bản thân học sinh, của cha mẹ, của các cơ quan công tác và xã hội

(5) Chất lượng giá trị gia tăng: Mức độ năng lực của học sinh tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội, đặc biệt hệ thống giáo dục

Trang 40

Như vậy các mô hình quản lý chất lượng giáo dục nêu trên, nếu xem “Chất lượng giáo dục là sự trùng khớp với mục tiêu” thì sử dụng mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM là phù hợp hơn cả Mô hình này cho phép nghiên cứu đề ra các mục tiêu chiến lược của giáo dục trong từng thời kỳ trên cơ sở trình độ phát triển KT-XH của đất nước và các chính sách lớn của chính phủ đối với giáo dục Từ đó tùy thuộc vào nguồn lực hiện có, các nhà quản lý chất lượng giáo dục có thể chủ động tác động tới những khâu, những lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và từ đó nâng cao dần chất lượng giáo dục theo kế hoạch đề ra

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

1.2.4.1 Yếu tố nhận thức và đầu vào của sinh viên

Các đối tượng tuyển sinh đầu vào phần lớn ở lứa tuổi từ 18, do đó có đặc điểm chung của lứa tuổi thanh niên mới lớn, đa phần là ý thức học tập chưa cao, cuộc sống tự lập còn hạn chế Do vậy khi rời gia đình đi học các em rất cần sự quan tâm của thầy, cô giáo và cán bộ quản lý Các ảnh hưởng tiêu cực cũng tác động mạnh đến lứa tuổi này Việc tổ chức quản lý giáo dục học sinh là rất cần thiết giúp các em có thái độ đúng đắn trong quá trình học tập và rèn luyện

Mặt khác việc xét tuyển đầu vào đối tượng với hệ cao đẳng nghề và trung học chuyên nghiệp nhiều khi chỉ là hình thức do yêu cầu là phải tuyển đủ số lượng Hơn nữa trình độ học vấn của học sinh khi vào học có sự chênh lệch do đó chất lượng đầu vào là không cao Ý thức tự học của học sinh là chưa cao, còn hạn chế, chưa xác định đúng nhiệm vụ học tập và rèn luyện các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng mềm cần thiết để có thể có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn ssau khi ra trường

1.2.4.2 Chương trình, mục tiêu và nội dung đào tạo kỹ năng mềm

Mục tiêu đào tạo: Đó là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình dạy học Mục tiêu đào tạo hay sản phẩm đào tạo kỹ năng mềm chính là người học sinh tốt nghiệp với các kỹ năng mềm đã được phát triển, hoàn thiện thông qua quá trình dạy học Các kỹ năng mềm của người học sinh hiểu theo cấu trúc đơn giản gồm có

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm,…

Ngày đăng: 25/09/2018, 23:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thanh Bình, 2011. Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sƣ Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sƣ Phạm
2. Chính phủ, 2005. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về việc đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về việc đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam đến năm 2020
3. Vũ Thế Dũng và Trần Thanh Tòng, 2005. Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế. Hà Nội: Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế
Nhà XB: Nxb Thống kê
4. Lê Thị Hồng Hạnh, 2014. Kỹ năng mềm của sinh viên năm cuối tại Trường Đại học An Giang, Tạp chí Khoa học Đại học An Giang, số 19, trang 29-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học An Giang
5. Nguyễn Thị Hảo, 2015. GD kỹ năng mềm cho SV ĐH của một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam. Đề tài KH&CN cấp Viện, Viện KHGDVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: GD kỹ năng mềm cho SV ĐH của một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam
6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự, 2010. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự 2010. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Ngân hàng Thế giới, 2014. Phát triển kỹ năng: xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam. Báo cáo phát triển Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kỹ năng: xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam
9. Nguyễn Thanh Ngọc, 2012. Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với SV tốt nghiệp đại học. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với SV tốt nghiệp đại học
10. Huỳnh Văn Sơn, 2012. Phát triển kỹ năng mềm của SV các trường Đại học Sư phạm. Hà Nội: Nxb giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kỹ năng mềm của SV các trường Đại học Sư phạm
Nhà XB: Nxb giáo dục Việt Nam
11. Huỳnh Văn Sơn, 2013. Thử nghiệm một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho SV Đại học Sƣ phạm, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 50, 68 - 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
12. Huỳnh Văn Sơn, 2/2013. Phân biệt kỹ năng sống và kỹ năng mềm. Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 13, trang 46 – 52, ISSN 1859 – 3208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Đại học Sài Gòn
13. Huỳnh Văn Sơn, 2013. Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho SV ĐH sƣ phạm, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 50, trang 25-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM
14. Bùi Loan Thủy, 2010. Tăng cường GD, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho SV – yêu cầu cấp bách của đổi mới GD ĐH. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển và Hội nhập
15. Phan Thái Bích Thuỷ, 2013. Mức độ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động của SV tốt nghiệp Trường ĐHAG. Trung tâm Nghiên cứu KHXH&NV-ĐHAG.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mức độ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động của SV tốt nghiệp Trường ĐHAG
17. Artur Ferreira da Silva, José Tribolet, 2007. Developing Soft Skills in Engineering Studies – The Experience of Students’ Personal Portfolio, International Conference about Technical education Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing Soft Skills in Engineering Studies – The Experience of Students’ Personal Portfolio
18. Commonwealth of Australia, 2002. Employability Skills for the future. Department of Education, Science and Training Sách, tạp chí
Tiêu đề: Employability Skills for the future
19. Department of Education, Victoria, Australia, 2006. Employability Skills Framework: CORE SKILLS FOR WORK DEVELOPMENTAL FRAMEWORK, Australian Government Sách, tạp chí
Tiêu đề: Employability Skills Framework: CORE SKILLS FOR WORK DEVELOPMENTAL FRAMEWORK
20. International Labour Office, ILO. 2011. G20 Training strategy: A skilled workforce for strong, sustainable and balanced growth, International Labour International Labour Office, Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: G20 Training strategy: A skilled workforce for strong, sustainable and balanced growth
21.Michigan, US, 2012. Lifelong Soft Skills Framework: Creating a Workforce That Works Sách, tạp chí
Tiêu đề: Michigan, US, 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w