Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ Chi cục môi trường tỉnh Ninh Bình, Viện hóa học công nghiệp Việt Nam, UBND huyện Hoa Lư, UBND xã Ninh Vân cùng với chính quyề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LÊ THỊ MINH HẢI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ
CHẾ TÁC ĐÁ XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ- TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LÊ THỊ MINH HẢI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ
CHẾ TÁC ĐÁ XÃ NINH VÂN
HUYỆN HOA LƯ- TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số : 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS.Hoàng Anh Lê
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu với thời gian 02 năm, dưới sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thầy giáo hướng dẫn, bạn bè và đồng nghiệp tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học với
đề tài “Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại làng nghề chế
tác đá xã Ninh Vân,huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức làm nền tảng cho tôi hoàn thành khoá học này
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ Chi cục môi trường tỉnh Ninh Bình, Viện hóa học công nghiệp Việt Nam, UBND huyện Hoa Lư, UBND xã Ninh Vân cùng với chính quyền địa phương, các chủ doanh nghiệp, công nhân viên… làng nghề Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã đóng góp
những ý kiến quý báu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên cứu, khảo sát, thu thập tài liệu trong thời gian thực hiện luận văn
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS.Hoàng Anh Lê-Chủ nhiệm bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường- Trường Đại học Khoa học tự nhiên- ĐHQG Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng tôi xin gửi tấm lòng ân tình và biết ơn to lớn tới gia đình đã hết lòng tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành tốt luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5tháng 12 năm 2017
Học viên
Lê Thị Minh Hải
Trang 4VSATLĐ : Vệ sinh an toàn lao động
Trang 5i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1 Tổng quan làng nghề ở Việt Nam 2
1.1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam 2
1.1.2 Vấn đề về môi trường làng nghề 3
1.1.3 Tác động của hoạt động sản xuất ở làng nghề tới sức khỏe cộng đồng 8
1.1.4 Công tác quản lý môi trường làng nghề 8
1.2 Công tác thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở một số nước trên thế giới 9
1.2.1 Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề của Nhật Bản 9
1.2.2 Thực hiện pháp luật BVMT làng nghề của Trung Quốc 11
1.2.3 Thực hiện pháp luật BVMT của Singapore 13
1.3 Tổng quan về làng nghề chế tác đá 16
1.3.1 Tình hình khai thác và chế tác đá trong nước 16
1.3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình 17
1.3.3 Lịch sử phát triển của làng nghề chế tác đá Ninh Vân 23
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 30
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30
2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn 30
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa 31
2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Đánh giá hiện trạng sản xuất của làng nghề chế tác đá Ninh Vân 34
3.2 Hiện trạng môi trường tại làng nghề chế tác đá Ninh Vân 40
3.2.1 Hiện trạng môi trường không khí 40
3.2.2 Hiện trạng môi trường nước 44
3.2.3 Hiện trạng môi trường đất 51 3.3 Đánh giá công tác quản lý môi trường làng nghề chế tác đá xã Ninh Vân 54
Trang 6ii
3.3.1 Hệ thống tổ chức, quản lý và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường tại làng nghề chế tác đá xã Ninh Vân 54
3.3.2 Áp dụng các mô hình cải thiện môi trường lao động cho người dân làng nghề chế tác đá xã Ninh Vân 59
3.3.3 Công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân 63
3.3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý môi trường làng nghề đá Ninh Vân 73
3.4 Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm và nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại làng nghề chế tác đá xã Ninh Vân 73
3.4.1 Giải pháp về chính sách 73
3.4.2 Giải pháp về kỹ thuật 74
3.4.3 Tuyên truyền và giáo dục về BVMT 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
KẾT LUẬN 76
KHUYẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 7iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu đất đai của xã Ninh Vân năm 2015 19
Bảng 1.2: Giá trị thu nhập chế tác đá mỹ nghệ từ năm 2007 đến năm 2015 21
Bảng 1.3: Giá trị thu nhập năm 2015 22
Bảng 2.1: Bảng phân tích mẫu đất mặt, nước, không khí 32
Bảng 3.1: Chất lượng môi trường không khí khu vực xã Ninh Vân huyện Hoa Lư 41 Bảng 3.2: Các điểm quan trắc môi trường không khí 43
Bảng 3.3: Chất lượng không khí một số khu vực huyện Hoa Lư 43
Bảng 3.4: Các điểm quan trắc chất lượng nước mặt 45
Bảng 3.5: Chất lượng nước mặt một số con sông khu vực huyện Hoa Lư 45
Bảng 3.6: Các điểm quan trắc chất lượng nước thải 47
Bảng 3.7: Chất lượng nước thải tại một số khu vực sản xuất huyện Hoa Lư 47
Bảng 3.8: Các điểm quan trắc chất lượng nước ngầm 49
Bảng 3.9: Chất lượng nước ngầm một số khu vực huyện Hoa Lư 50
Bảng 3.10: Các điểm quan trắc môi trường đất 52
Bảng 3.11: Chất lượng đất một số khu vực huyện Hoa Lư 52
Bảng 3.12: Nhận thức của người lao động trực tiếp về trang thiết bị bảo hộ lao động năm 2017 tại xã Ninh Vân 64
Bảng 3.13: Nhận thức của người lao động trực tiếp về các loại bệnh thường gặp năm 2017 tại xã Ninh Vân 65
Bảng 3.14: Số liệu tổng hợp từ năm 2006 đến năm2015 67
Bảng 3.15: Tỉ lệ người bệnh theo các thôn năm 2017 tại xã Ninh Vân 68
Bảng 3.16: Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về vấn đề môi trường không khí năm 2017 69
Bảng 3.17: Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về tiếng ồn năm 2017 69
Bảng 3.18: Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về nguyên nhân gây nên các vấn đề về môi trường không khí năm 2017 70
Bảng 3.19: Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về các loại bệnh thường gặp năm 2017 70
Trang 8iv
DANH MỤCHÌNH
Hình 1.1: Tỉ lệ các làng nghề ở Việt Nam 3
Hình 1.2: Bản đồ hành chính huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình 18
Hình 1.3: Sản phẩm củanghệ nhân làng chế tác đá xã Ninh Vân 25
Hình 3.1:Công nhân làm việc không có trang thiết bị bảo hộ lao động 35
Hình 3.2: Các công đoạn trong quá trình chế tác đá mỹ nghệ 38
Hình 3.3: Bụi trắng xóa tại các cơ sở sản xuất đá 41
Hình 3.4: Biểu đồ ô nhiễm bụi một số điểm quan trắc (đơn vị: µg/m3) 44
Hình 3.5: Các chỉ tiêu COD, BOD5, TSS tại các sông (đơn vị: mg/l) 46
Hình 3.6: Hàm lượng Coliform trong các mẫu nước thải 48
Hình 3.7: Nồng độ BOD5 và COD trong các mẫu nước thải 49
Hình 3.8 Giá trị độ cứng và TDS trong các mẫu nước ngầm 51
Hình 3.9: Hàm lượng Coliform trong các mẫu nước ngầm 51
Hình 3.10: Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất 53
Hình 3.11: Hàm lượng Tổng N và Tổng Phospho trong các mẫu đất 53
Hình 3.12: Sơ đồ cơ cấu hệ thống tổ chức, quản lý hành chính xã Ninh Vân 55
Hình 3.13: Sơ đồ cơ cấu hệ thống quản lý môi trường ở xã Ninh Vân 56
Hình 3.14: Máy cắt đá trước và sau khi lắp thêm hệ thống hút bụi 60
Hình 3.15: Hệ thống phun hơi nước trong nhà xưởng 60
Hình 3.16: Tạo mái che cho nhà xưởng 61
Hình 3.17: Trao các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động 62
Hình 3.18: Nhận thức của người lao động trực tiếp về tuyên truyền cách bảo vệ sức khỏe trong lao động năm 2017 tại xã Ninh Vân 65
Hình 3.19: Nhận thức của người lao động trực tiếp về vấn đề bảo vệ môi trường năm 2017 tại xã Ninh Vân 66
Hình 3.20: Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về vấn đề bảo vệ môi trường năm 2017 71
Trang 91
MỞ ĐẦU
Làng nghề là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng của nước ta Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã chú trọng vào việc phát triển các làng nghề nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết vấn đề việc làm tại các làng nghề đồng thời góp phần gìn giữ những ngành nghề truyền thống của Việt Nam đang bị mai một
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhiều làng nghề ở nước ta đang được khôi phục và phát triển Sản xuất sản phẩm làng nghề đang dần trở thành một nghề chính của nhiều người dân trong khu vực làng nghề Và trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình không thể không kể đến làng nghề chế tác đá xã Ninh Vân, đây là làng nghề đã có tiếng từ hàng ngàn năm nay Việc sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề đã góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng
kể vào sự tăng trưởng của xã Ninh Vân đồng thời là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác phát triển
Bên cạnh những lợi ích kinh tế do làng nghề mang lại thì vấn đề môi trường lại đang là thực trạng đáng báo động Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các tổ chức và cộng đồng dân cư Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý môi trường trên địa bàn làng nghề chế tác đá Ninh Vân vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết Để hướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề cần có những hướng đi đúng đắn trong tương lai, trong đó phải kể đến trước tiên là nâng cao hiệu
quả quản lý môi trường Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn: “Đánh giá hiện
trạng và công tác quản lý môi trường tại làng nghề chế tác đá xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư- tỉnh Ninh Bình” được thực hiện nhằm nghiên cứu hiện trạng và
công tác quản lý tại làng nghề và đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp để làng nghề phát triển theo hướng bền vững.Đề tài thực hiện với những mục tiêu sau:
- Phân tích, đánh giá và dự báo được ô nhiễm môi trường do hoạt động chế tác
đá tại làng nghề Ninh Vân
- Tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của làng nghề đến môi trường trong làng nghề và sức khỏe của người dân
- Trên cơ sở đó để nhận định, đúc rút được những thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản lý môi trường tại làng nghề Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý môi trường và chất lượng môi trường làng nghề đạt hiệu quả hơn
Trang 102
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan làng nghề ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam
Khái niệm về làng nghề Việt Nam
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại [7] Làng nghề thường mang tính truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn mang màu sắc văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam
Theo tiêu chí “làng nghề nông thôn Việt Nam” thì làng làm nghề truyền thống được công nhận là làng nghề khi đạt được 3 tiêu chí sau [1]:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước
Lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển KT-XH, văn hóa và nông nghiệp của đất nước Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm – Thái Bình hay nghề điêu khắc
đá mỹ nghệ ở Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình cũng đã hình thành cách đây hơn
400 năm Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [7]
Hiện nay, cả nước có khoảng 1450 làng nghề truyền thống với tổng số 1,4 triệu nhân công, phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước Trên cả nước, làng nghề phân phố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng khoảng 800 làng (chiếm 67,3%), miền Trung 20,5% và miền Nam 12,2% Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây cũ có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Thanh Hoá có 127 làng,Nam Định có 90 làng, Hải Dương có 65 làng [7]
Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh
tế thị trường, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Quá trình công nghiệp
Trang 113
hóa cùng với việc phát triển ngành nghề nông thôn đã làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính gồm: Thủ công mỹ nghệ; chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái chế phế liệu và các ngành nghề khác Mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ
Hình 1.1: Tỉ lệ các làng nghề ở Việt Nam 1.1.2 Vấn đề về môi trường làng nghề
Bộ TN&MT cho biết có những địa phương, mức độ ô nhiễm kim loại nặng độc hại (Cr6+) cao gấp hơn 3.000 lần quy chuẩn cho phép.Theo số liệu điều tra, kiểm tra môi trường làng nghề của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2008 gần đây
đã xác định được 104 làng nghề ô nhiễm nhất trên phạm vi cả nước cần phải có kế hoạch xử lý triệt để cho đến năm 2020 [2]
Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da 17%
Các nghề khác 15%
Vật liệu xây dựng, khai thác đá 5%
Tái chế phế liệu 4%
Trang 124
Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh tật tại các khu vực ô nhiễm do làng nghề ngày một gia tăng Hầu hết các cơ sở tại làng nghề không có biện pháp xử lý nước thải, các loại khí thải, nước thải, chất thải rắn đều xả trực tiếp ra môi trường.Đặc biệt, chất thải của các làng nghề tái chế chất thải như giấy, kim loại, nhựa, dệt nhuộm sử dụng hóa chất công nghiệp đang là vấn đề hết sức bức xúc gây ảnh hưởng đến môi trường
và sức khỏe người dân
Theo đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương phải xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng nghề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời thanh tra, kiểm tra 100% cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, kim loại, nhựa, nhôm, giết mổ, chế biến gia súc, thủy sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong các làng nghề, buộc cơ sở vi phạm khắc phục hậu quả và lập kế hoạch di dời cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp hoặc yêu cầu chuyển đổi sản xuất [2]
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam đã ở mức “báo động đỏ” Kéo theo nó là những hệ lụy ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất
mà còn gây tổn hại đến sức khỏe người dân
Môi trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.Nguyên nhân chủ yếu là việc rác thải của các hộ làm nghề đúc đồng, bã nhôm đổ bừa bãi ra môi trường, nước thải của các hộ làm nghề có hóa chất như axit, sút không được quy hoạch vào khu tập trung để xử lý mà đổ trực tiếp ra các lòng sông, ao hồ, mương máng Các hộ đúc, cô phế liệu chưa xây dựng được các ống khói đạt tiêu chuẩn đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân tại nhiều địa phương.Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy, có đến 46% số làng nghề có môi trường (không khí, nước, đất hoặc cả ba dạng trên) bị ô nhiễm nặng và
có 27% ô nhiễm vừa Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp
a) Môi trường không khí tại các làng nghề
* Đặc trưng khí thải và ô nhiễm không khí tại các làng nghề:
Khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễm không khí như: bụi, CO2, CO, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi Ngoài ra, các khí độc hại còn được sinh ra trong quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ có trong nước thải và các chất hữu cơ dạng rắn, đó là các khí: H2S, NH3, CH4 [2]
Trang 13Tại các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi các thông số như bụi, SO2, NO2 Môi trường vi khí hậu ở các làng nghề dệt thường bị ô nhiễm bởi tiếng ồn do các máy dệt thủ công Mức ồn vượt TCVN từ 4 – 14 dBA[7]
Đối với các làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren, ô nhiễm không khí thường chỉ xảy ra tại một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan Môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất của làng nghề chế tác đá bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi đá và tiếng ồn Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ chế tác đá còn chứa một lượng không nhỏ SiO2 (0,56 – 1,91% tại làng nghề đá Non Nước – Đà Nẵng rất có hại cho sức khỏe Trong khi đó, tại làng nghề sản xuất mây tre đan, không khí thường bị ô nhiễm bởi SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan
Tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá, ô nhiễm không khí diễn ra phổ biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng Đối với các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, chất lượng không khí bị suy giảm chủ yếu do khí thải từ đốt nhiên liệu đã sinh ra các khí SO2, CO, CO2, NO và nhiều loại chất thải nguy hại khác Trong khi đó, ở các làng nghề khai thác đá, bụi phát sinh từ quá trình khai thác và chế tác đá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm không khí ở đây Kết quả khảo sát ở khu vực làng nghề cho thấy hàm lượng bụi vượt TCVN từ 3 – 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt đến 6,5 lần [7]
b) Môi trường nước mặt và nước ngầm tại các làng nghề
* Đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề
Ô nhiễm môi trường nước với các chất thải độc hại khó phân huỷ đang là một vấn nạn nóng bỏng tại các làng nghề Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất Một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm,….trong nước
Trang 146
thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hóa chất, axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu,… vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Nước thải từ các làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm có BOD5, COD và độ màu rất cao (vượt tiêu chuẩn 2-5 lần) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt [2]
Đối với các làng nghề chế biến lương thực và thực phẩm, nước thải rất giàu chất hữu cơ, các chỉ tiêu: BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, phát sinh rất nhiều các chất ô nhiễm thứ cấp dạng khí: CH4, H2S, NH3… và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển
Tại các làng nghề tái chế phế liệu, nước thải chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni,….), dầu mỡ công nghiệp, ngoài ra còn tạo ra muối Hg, xyanua, oxit kim loại và các tạp chất khác
Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, hàm lượng COD và BOD5 trong nước thải thường vượt TCVN từ 2-5 lần và từ 5,5-8,5 lần
* Đặc trưng ô nhiễm nước mặt ở các làng nghề
Nước mặt ở các sông hồ địa phương, đặc biệt là tại các làng nghề trong lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu ở phía Bắc và hệ thống sông Đồng Nai ở phía Nam bị ô nhiễm do chịu tác động trực tiếp của nước thải sản xuất, có nơi đã đến mức báo động
Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, đang ở mức báo động, nhiều nơi có COD, BOD5, NH4, Coliform vượt TCVN hàng chục đến hàng trăm lần Nước mặt ở các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da cũng bị ô nhiễm hữu cơ nặng với COD vượt TCVN 2-3 lần, BOD5 1,5-2,5 lần
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nước mặt bị ô nhiễm cao, đặc biệt đối với làng nghề mây tre đan có độ ô nhiễm hữu cơ cao, hàm lượng COD, BOD5,NH4, Coliform, độ màu đều tăng cao, vượt TCVN nhiều lần
c) Môi trường đất tại các làng nghề
Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu tập trung ở các làng nghề tái chế kim loại Hàm lượng các kim loại nặng trong đất cũng rất cao, vượt nhiều lần so với TCCP [2]
d) Chất thải rắn tại các làng nghề
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất Theo số liệu nghiên cứu của Sở
Trang 157
Công thương Hà Nội 2008, khối lượng chất thải rắn của 255 làng nghề thuộc thành phố Hà Nội sau khi mở rộng đã lên tới 207,3 m3/ngày (tương đương với khoảng 90 tấn/ngày) chưa tính chất thải rắn chăn nuôi gia súc, gia cầm [7]
* Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
Chất thải rắn ở nhóm làng nghề này giàu chất hữu cơ, hầu hết chưa được quan tâm xử lý, xả thải bừa bãi vào môi trường Các làng nghề này thải ra khối lượng lớn chất thải rắn (bã thải có độ ẩm rất cao và chiếm tới 50% nguyên liệu, chủ yếu là xơ khoảng 10% và tinh bột khoảng 4-5%) Chẳng hạn, sản lượng 52.000 tấn tinh bột/năm, làng nghề Dương Liễu hàng năm phát sinh tới 105.768 tấn bã thải [7]
Loại hình giết mổ gia súc, gia cầm cũng tạo ra một lượng chất thải rắn đáng
kể Chất thải rắn loại này ngoài phân còn chứa một lượng không nhỏ mỡ động vật rất chậm phân huỷ
* Các làng nghề tái chế phế liệu:
Ở nhóm làng nghề này, chất thải rắn có thành phần phức tạp, khó phân huỷ Làng nghề tái chế kim loại, nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm: bavia, bụi kim loại, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày [7]
Làng nghề tái chế giấy, nhựa thải ra các chất thải rắn bao gồm: nhãn mác, bột giấy, băng ghim, băng dán, tạp chất không tái sinh được,…
* Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da:
Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, chất thải rắn bao gồm bụi bông, vải vụn từ se sợi, dệt, cắt may, bã kén từ ươm tơ, kéo sợi, xỉ than, bao bì, thùng đựng hoá chất, nguyên liệu, Các làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn,
da vụn gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo, với lượng thải lên tới 2-5 tấn/ngày [7]
* Các làng nghề thủ công mỹ nghệ:
Ở các làng nghề này, chất thải rắn không nhiều và hầu hết chất thải rắn ở đây được tận dụng làm nhiên liệu trong sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình
* Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá:
Tại các làng nghề này, chất thải rắn chủ yếu là đá vụn, vỉa đá nhỏ Đây là những loại chất rắn khó phân hủy, lượng thải lớn, chứa nhiều bụi đá với hàm lượng SiO2 cao Tiếng ồn ở các làng nghề này là rất lớn vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần Ngoài ra còn có các giẻ lau các dung môi, hoá chất xử lý màu, dầu mỡ của các động cơ, máy móc cũng gây ô nhiễm môi trường nhiêm trọng
Trang 168
1.1.3 Tác động của hoạt động sản xuất ở làng nghề tới sức khỏe cộng đồng
Báo cáo về hiện trạng môi trường của Bộ TN-MT nêu rõ: Thời gian gần đây tại nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổỉ lao động) đang có xu hướng gia tăng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5-10 năm [2]
Một số nghiên cứu tại một số làng nghề ở Hà Nội cũng cho thấy giữa các khu vực làng nghề và không làm nghề, tỷ lệ mắc bệnh của các đối tượng khu vực làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần nông
Trong số các bệnh, mắc nhiều nhất là các bệnh về đường hô hấp (viêm họng: 30,56%, viêm phế quản: 25%), sau đó là các bệnh cơ xương khớp (đau khớp xương: 15,28%, đau dây thần kinh: 9,72%), thấp hơn là các bệnh về mắt (11,11%), bệnh về tiêu hoá, bệnh về da Theo một khảo sát mới đây của Bộ Lao động thương binh xã hội, thì có khoảng 31% số người lao động tại các làng nghề bị mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp (32,6%), bệnh về mắt (29,7%), bệnh điếc tiếng ồn (11,3%), bệnh tim mạch (18%)[7], [2]
1.1.4 Công tác quản lý môi trường làng nghề
Thời gian gần đây, ở nước ta, các làng nghề nhỏ lẻ phát triển rất rất nhanh, nên đã và đang gây ra những vấn đề nhức nhối về ô nhiễm môi trường, chất thải ô nhiễm từ các làng nghề ở đây là rất lớn Quản lý môi trường làng nghề là một trong những công tác quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, tuy nhiên thời gian qua, mặc dù hệ thống văn bản pháp luật và cơ cấu tổ chức quản lý môi trường các cấp đã được cải thiện và nâng cấp, song công tác này còn nhiều bất cập về phương thức và hiệu quả quản lý
Tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT còn yếu và chưa phát huy hiệu quả Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề triển khai chậm Tại nhiều làng nghề, chủ cơ sở và người dân làng nghề còn chưa nắm được Luật BVMT và các văn bản quy phạm pháp luật Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về BVMT tại các làng nghề chưa được thường xuyên và triệt để, công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT chưa nghiêm [13]
Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng dân cư làng nghề còn chưa được chú trọng Ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các cơ
Trang 179
sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại làng nghề chưa cao Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đi vào cuộc sống Một số địa phương tập trung phát triển kinh tế mà chưa quan tâm, coi trọng công tác BVMT tại các làng nghề
1.2 Công tác thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở một số nước trên thế giới
Trong những năm qua, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề trên cả nước đã có bước nhảy vọt lớn, phát triển chưa từng thấy Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển sôi động đó thì tình trạng ô nhiễm môi trường (ÔNMT) ở nhiều làng nghề đã trở thành điều bức xúc , không những ảnh hưởng xấu tới cuô ̣c sống và sức khỏe của người dân mà còn làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi Một trong những lý do dẫn tới hiện trạng ÔNMT ở các làng nghề và tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề đó là những bất cập trong thực hiện pháp luật (THPL) về BVMT làng nghề
Thực tế cho thấy, những quốc gia mà hệ thống pháp luật dành sự quan tâm lớn cho việc THPL trong đó có hoạt động kiểm soát ô nhiễm thì trình độ quản lý và BVMT làng nghề ở những quốc gia đó đã ở mức cao, điển hình như Nhật Bản, Singapore, Mỹ hay một số nước Châu Âu… Họ nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT, nhận thức được vai trò to lớn của hoạt động kiểm soát ÔNMT đối với sự phát triển bền vững của đất nước và con người họ và hiểu rõ những tác động của hoạt động BVMT làng nghề đối với hiệu quả cải thiện môi trường, đảm bảo an sinh xã hội cũng như phát triển kinh tế Kết quả là ở những quốc gia này, khung pháp lý về BVMT đã tương đối hoàn thiện
và được các chủ thể liên quan thừa nhận, chủ động thực thi và vận dụng một cách
có hiệu quả vào hoạt động phát triển KT-XH của mình
1.2.1 Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, các làng nghề được ra đời cách đây hàng trăm năm, thường ở các vùng ngoại ô thành phố hoặc ở các vùng nông thôn Tuy có quy mô nhỏ, từ 23 đến 30 lao động, nhiều nơi có số lượng còn ít hơn 10 người, nhưng bất kì ai trong số
họ đều có tay nghề rất cao Việc THPL về BVMT làng nghề trong thời kỳ đầu, khi đất nước đang trong quá trình phát triển kinh tế, còn nhiều bất cập: các cơ sở sản
Trang 1810
xuất ở các làng nghề truyền thống Nhật Bản rất ít quan tâm đến việc BVMT làng nghề, đến việc quản lý và sử dụng chất thải trong quá trình sản xuất Do vậy, hậu quả là môi trường ở các làng nghề Nhật Bản thời kỳ này bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân Trước hiện trạng đó, năm 1967, Luật cơ bản về BVMT đã được ban hành, quy định về kế hoạch kiểm soát ÔNMT, đặc biệt đưa ra các tiêu chuẩn môi trường và hệ thống kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm [15] Đến năm 1974, Nghị viện Nhật Bản đã ban hành luật Phát triển nghề thủ công truyền thống, trong đó có quy định một số vấn đề về BVMT trong các làng nghề Kết quả là các làng nghề thủ công Nhật Bản có những bước phát triển mới
mẻ cũng như sự chuyển biến tích cực trong việc cải thiện chất lượng môi trường tại các làng nghề Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản còn ban hành một bộ tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm của các làng nghề trong đó phân loại chất lượng sản phẩm thành 5 cấp, từ 1 sao đến 5 sao dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá, trong đó nổi bật nhất là các quy định về kiểm soát ÔNMT, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Nếu các sản phẩm không thân thiện với môi trường, hoặc việc sản xuất ra nó gây ÔNMT, các làng nghề phải nộp một khoản phí môi trường Vì vậy, các làng nghề đã đầu tư vào việc xử lý chất thải và công nghệ sản xuất sạch,… để thay cho việc nộp phí môi trường Hơn nữa, việc quy định các làng nghề sẽ được nhận hỗ trợ từ phía chính phủ nếu đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép cũng góp phần nâng cao hiệu quả THPL về BVMT ở làng nghề Nhật Bản Pháp luật quy định chính phủ chỉ hỗ trợ cho các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, cấp 5 sao được hỗ trợ nhiều nhất, cũng chính vì vậy các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở làng nghề Nhật Bản luôn tự phấn đấu để có các sản phẩm chất lượng cao đồng thời đảm bảo thân thiện với môi trường
Năm 1979, Nhật Bản phát triển phong trào mỗi làng một sản phẩm và gắn với mô hình du lịch làng nghề, sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả [11] Kết quả của phong trào này là làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống Nhật Bản và việc THPL về bảo vệ tài nguyên đất và nước trong các làng nghề đã có những chuyển biến tích cực, những thành tựu nhất định
Cho đến nay, Nhật Bản đã rất thành công trong việc THPL về BVMT làng nghề với việc ban hành đẩy đủ, kịp thời các văn bản QPPL, các tiêu chuẩn môi trường phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả THPL về BVMT làng nghề Vấn đề kiểm soát ÔNMT ở làng nghề không chỉ được quy định trong những văn bản pháp luật
Trang 1911
chung về môi trường mà còn được thể hiện trong những đạo luật riêng về làng nghề Việc khéo léo lồng ghép các ưu đãi về phí BVMT trong các quy định về bộ đánh giá chất lượng sản phẩm cũng là một nét độc đáo, mang lại hiệu quả cao Cuối cùng phải kể đến là con người Nhật Bản cũng luôn có tinh thần, trách nhiệm cao trong việc THPL về BVMT làng nghề và sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất tiết kiệm Qua những việc làm và thành tựu đạt được của Nhật Bản, Việt Nam nên học hỏi và
áp dụng một số cách làm phù hợp để cái thiện tình hình THPL về BVMT làng nghề nơi đây
1.2.2 Thực hiện pháp luật BVMT làng nghề của Trung Quốc
Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của Trung Quốc đã ban hành các văn bản QPPL quy định khá cụ thể việc THPL về BVMT, trong đó Luật BVMT năm 1979 (sửa đổi năm 1989) được coi là “luật khung” khi chỉ quy định những vấn
đề chung, cơ bản và khái quát [10] Còn việc bảo vệ, quản lý các thành phần quan trọng của môi trường như nước, không khí, quản lý chất thải rắn và tiếng ồn được quy định trong các đạo luật riêng, đó là: Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước sửa đổi 1996 được kết cấu và điều chỉnh theo hướng phân loại thành phần môi trường nước như nước mặt, nước ngầm; Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sửa đổi 2004 được kết cấu và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ nguy hại của chất thải và nguồn phát thải; Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí (ÔNKK) (1995, sửa đổi 2000) được kết cấu và điều chỉnh theo nguồn gây ô nhiễm (như ÔNKK gây ra bởi hoạt động đốt than, bởi các phương tiện giao thông
và chất thải khí, bụi, mùi…); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn (1996) được kết cấu và điều chỉnh theo từng hoạt động kinh tế - xã hội là nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễm tiếng ồn nói chung, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn xây dựng, tiếng ồn giao thông, tiếng ồn các hoạt động khác Ngoài ra, gần đây Hội đồng nhà nước và Bộ xây dựng Trung Quốc cũng đã ban hành một loạt chỉ tiêu kỹ thuật môi trường về khí thải, nước thải Hiện Trung Quốc đang có 4 đạo luật liên quan đến lĩnh vực thuế BVMT đó là Thuế tài nguyên, Thuế tiêu thụ, Thuế đối với các phương tiện giao thông, tàu bè và Thuế mua các phương tiện giao thông Các loại thuế này được ban hành nhằm định hướng cho các chủ thể sử dụng và khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên Các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống bị đánh thuế 5%, bất
kể hàng hóa loại nào
Trang 2012
Trong lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên nước, phí nước thải được quy định tại Điều 18 Luật BVMT 1979 Trong những năm 1979-1981, phí ô nhiễm được áp dụng thử nghiệm ở 27 tỉnh, thành phố dưới sự giám sát trực tiếp của chính phủ Năm 2003, hệ thống tính phí nước thải của Trung Quốc đã có một số thay đổi: việc tính phí được dựa trên tải lượng chứ không chỉ dựa trên nồng độ, phí được tính với tất cả các đơn vị ô nhiễm,phí được tính với hơn 100 thông số ô nhiễm trong nước thải Các tiêu chuẩn do Bộ Môi trường quy định thay đổi, tùy thuộc vào ngành nghề và mức phí thay đổi tùy theo loại chất gây ô nhiễm Ngoài ra, các địa phương
có thể tự đặt ra các tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn tiêu chuẩn môi trường quốc gia và có thể đưa ra mức phí cao hơn mức phí do Bộ Môi trường Trung Quốc quy định Bên cạnh đó, một số chính sách ưu đãi thuế cũng được Trung Quốc áp dụng với mục đích kêu gọi tiết kiệm năng lượng ở các làng nghề như thực hiện ưu đãi thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng sử dụng năng lượng sạch, khuyến khích tái sử dụng chất thải và phế liệu trong sản xuất.Đối với những cơ sở sản xuất
ở làng nghề có chuyển giao công nghệ BVMT hay công nghệ tiết kiệm nguồn tài nguyên cũng được miễn thuế thu nhập Những chính sách nêu trên đã góp phần nâng cao nhận thức về BVMT làng nghề của các địa phương Phong trào sử dụng công nghệ phát triển sạch trong sản xuất thủ công của các làng nghề hiện nay trở nên tích cực hơn Năm 2006, lãnh đạo thôn Ái Dân, thành phố Du Thụ nơi có làng nghề trồng rau củ lớn nhất ở vùng Hoa Bắc đã thí điểm thực hiện mô hình cải thiện môi trường xanh nông thôn thu gom rác thải “phân loại, tập trung ủ phân, thống nhất bón trên ruộng” Trên cơ sở trưng cầu ý dân, Đảng ủy thị trấn đã hướng dẫn thôn Ái Dân ban hành “Quy định thôn” và “Quy ước hộ nông dân”, quy định đối với người dân trong thôn Theo đó, thị trấn đã tổ chức thực hiện: “Một là, mỗi làng chọn ra hai khu vực tập kết rác thải làm phân bón, rác thải của các hộ gia đình do các hộ tự thu gom và vận chuyển, rác thải công cộng do nhân viên chuyên thu gom
và vận chuyển Các hộ nuôi lợn lắp đặt hệ thống Bi-ô-ga để tận dụng nguồn phân lợn tại chỗ, sản xuất khí ga phục vụ sinh hoạt, dùng nước tiểu pha loãng rồi định kỳ tưới lên bãi rác thải nơi làm phân bón chôn tập trung.Hai là, Phó Bí thư chi bộ các thôn phụ trách quản lý công tác thu gom rác thải của toàn thôn , định kỳ kiểm ra hoạt động làm sạch môi trường Rác thải do các hộ tự vận chuyển sẽ do nhân viên thu gom rác phân loại quản lý và ủ tập trung Ba là, rác thải không xử lý được sẽ để riêng và chôn lấp tập trun g” Sở Bảo vệ môi trường và Sở Nông nghiệp thành phố
sẽ tổ chức tập huấn cho nhân viên thu gom rác thải làm phân bón, tiền lương sẽ
Trang 2113
được giải quyết theo cơ chế làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, con số cụ thể sẽ tính theo số lượng thu gom được Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về BVMT làng nghề cho người dân làng nghề cũng đã được thực hiện và không ngừng đổi mới, hoàn thiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, BVMT trong toàn thị trấn, công tác xử
lý và cải thiện môi trường được tăng cường hơn
Tuy nhiên, việc THPL về BVMT ở một số làng nghề vẫn còn chưa nghiêm, điển hình là các làng nghề thủ công truyền thống ở hai bên sông Trường Giang, có quy mô nhỏ, hộ gia đình và không theo quy hoạch: các làng nghề không được trang
bị hệ thống xử lý nước thải, chất thải nguy hại… nên hầu hết chất thải được xả trực tiếp ra môi trường, vi phạm pháp luật môi trường Điển hình là các làng nghề tuyển sắt và chế biến nhựa ở Mã Yên Sơn, mỗi năm đổ xuống sông khoảng 14 tỷ tấn rác thải làm cho đời sống thủy sinh ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến sản lượng đánh bắt giảm mạnh [11] Tình hình vi phạm là vậy, tuy nhiên, chính quyền tại một số địa phương không chú ý nhiều, chỉ khi nào xảy ra xô xát, người dân biểu tình mạnh mẽ thì chính quyền mới thực thi pháp luật hay thực hiện đóng cửa các cơ
sở sản xuất, kinh doanh đó
Tóm lại, Trung Quốc đã thành công trong việc ban hành đầy đủ các văn bản QPPL về BVMT trong đó có BVMT làng nghề Từng lĩnh vực đều có một bộ luật riêng quy định việc THPL về BVMT, tài nguyên Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai thực hiện thì vẫn còn những bất cập Đây cũng là một kinh nghiệm cho Việt Nam khi việc ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đảm bảo việc thực hiện tốt pháp luật về BVMT làng nghề
1.2.3 Thực hiện pháp luật BVMT của Singapore
Chính phủ Singapore đã ban hành các đạo luật về môi trường và quy định rõ các biện pháp thi hành, các chế tài dân sự, hành chính hay tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các chủ thể vi phạm pháp luật môi trường [22] Bên cạnh Luật Quản lý và BVMT năm 1999, sửa đổi năm 2002 , được coi là một đạo luật khung, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật môi trường đã được ban hành, gồm: Luật không khí sạch, Luật chất thải nguy hại, Luật hệ thống thoát nước, Luật
về môi trường và sức khỏe cộng đồng, quy định các vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh
Trang 22Do vậy, Singapore không thể dựa hoàn toàn vào sự mở rộng cơ sở hạ tầng để đối phó lượng chất thải ngày càng gia tăng, cũng không dựa hết vào việc cưỡng chế để chống lại ÔNMT Cần phải tăng cường hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải cũng như hạn chế tác động của chất thải và chất ÔNMT Phương pháp hữu hiệu lại
là đánh giá từ phía người sử dụng các thành phần môi trường nhiều hơn, tức là áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng tài nguyên hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các chất thải và hạn chế ô nhiễm Hướng tới những mục tiêu này, hi vọng nuôi dưỡng một quốc gia là chủ động theo đuổi lối sống thân thiện với môi trường, thói quen và công nghệ Cần phải nhận thức tốt và quan tâm nhiều hơn nữa đến THPL về BVMT Cũng phải nhấn mạnh rằng chiến lược thiết yếu vì môi trường bao gồm: Đạt được mức độ nhận thức cao về môi trường, Thúc đẩy công nghệ làm sạch môi trường và bảo tồn tài nguyên, BVMT địa phương cũng như môi trường toàn cầu [22]
Bên cạnh đó, để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, Singapore
đã quy định các biện pháp cưỡng chế khác nhau, bao gồm cả biện pháp xử lý hình
sự, biện pháp hành chính và biện pháp dân sự
- Biện pháp xử lý hình sự: áp dụng đối với những người bị kết án phạt tiền,
phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng đối với những bị cáo từ 16 tuổi trở lên) Cụ thể, hình thức phạt tiền, là hình thức phổ biến nhất được quy định trong các đạo luật về môi trường, bao gồm nhiều mức độ phạt tiền khác nhau, tùy thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra Hình thức phạt tiền được quy định một cách
Trang 2315
rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng như cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ được tự kết thúc mà không phải đưa ra Tòa Hình thức phạt tù, là chế tài nghiêm khắc nhất áp dụng đối với những người vi phạm ở mức độ nghiêm trọng Theo quy định tại Luật
về môi trường sức khỏe cộng đồng và Luật kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể phạt tù đến 12 tháng.Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng, hình thức tạm giữ và tịch thu: đối với các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội Ví dụ, trường hợp thực phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu hủy theo quy định tại Luật về môi trường và sức khỏe cộng đồng Hình thức lao động cải tạo bắt buộc: cũng là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người
vi phạm đã bị áp dụng hình phạt này rất ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm
- Biện pháp hành chính: thường xuyên sử dụng những chế tài hành chính rất
hiệu quả như kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy phép và việc ban hành các mệnh lệnh thông báo Cụ thể, lập kế hoạch sử dụng đất: là biện pháp mang tính phòng ngừa cao Các khu vực dành cho công nghiệp nặng, công nghiệp vừa và công nghiệp làm sạch được phân ranh giới rõ ràng Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Môi trường và các cơ quan liên quan như Ủy ban tái phát triển đô thị và Cục kiểm soát xây dựng Cấp giấy phép và giấy chứng nhận: thuộc thẩm quyền của Bộ Môi trường nhằm đảm bảo kiểm soát và quản lý chặt chẽ các hoạt động có khả năng gây ÔNMT Trước khi một hoạt động phát triển được phép tiến hành, Bộ Môi trường phải đảm bảo là hoạt động đó sẽ không gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và con người Thông báo và lệnh: áp dụng trong trường hợp người chủ sở hữu hoặc quản lý một tài sản không tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn môi trường hay các điều kiện khác về môi trường Thông báo và lệnh này sẽ yêu cầu chủ thể này phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong đó Nếu không thực hiện các yêu cầu đó, chủ sở hữu hoặc quản lý tài sản đó phải chịu trách nhiệm trước tòa án và phải chịu hình phạt Bên cạnh đó, để đảm bảo yếu tố dân chủ, pháp luật Singapore còn quy định người nhận được lệnh hoặc thông báo nếu không đồng ý với yêu cầu đề ra trong đó thì có thể nộp đơn phản đối Đơn phản đối đó sẽ được Bộ trưởng Bộ có liên quan quyết định
là giữ nguyên, thay đổi hoặc bãi bỏ lệnh hoặc thông báo Quyết định của Bộ trưởng
là quyết định cuối cùng Do tính cấp thiết của pháp luật môi trường nên trong các
Trang 2416
đạo luật về môi trường của Singapore cũng đã trao cho Bộ trưởng một số quyền hạn chế để thực thi các công việc khẩn cấp, nhằm thi hành ngay bất kỳ nhiệm vụ nào nếu nhiệm vụ đó là cấp bách đối với sự an toàn xã hội, sức khỏe hay dịch vụ cộng đồng
- Biện pháp dân sự: Pháp luật Singapore yêu cầu cá nhân gây ÔNMT phải
nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường Trong vòng 14 ngày theo quy định, nếu chi phí này chưa được thanh toán thì vụ việc sẽ được đưa ra Tòa [22]
Như vậy, có thể thấy ở Singapore, các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT được ban hành khá đầy đủ, việc áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT được thực hiện rất nghiêm minh, đặc biệt là việc áp dụng các chế tài, các hình thức xử lý khắt khe các đối tượng vi phạm pháp luật về BVMT nhằm răn đe và có tính chất ngăn ngừa cao Do đó, việc tuân thủ pháp luật về BVMT của người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh là rất nghiêm túc Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện quá trình xây dựng và tổ chức THPL về BVMT làng nghề ở nước ta
1.3 Tổng quan về làng nghề chế tác đá
1.3.1 Tình hình khai thác và chế tác đá trong nước
Từxa xưa, nghề khai thác và chế tác các sản phẩm dân dụng, mỹ nghệ từ đá
đã phát triển khá mạnh, ban đầu cũng chỉ sản xuất những mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày như chày, cối đá, bia mộ Nhưng càng về sau nghề này càng phát triển, kỹ nghệ chế tác càng điêu luyện tinh xảo hơn mới phát triển sang chế tác
mỹ nghệ, điêu khắc, tạc tượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
Sản phẩm của làng đá hiện nay hết sức đa dạng phong phú về đề tài, chủng loại kích cỡ, từ những vật dụng hàng ngày như cốc, chén, ấm trà bằng đá…đến các tượng lân, rồng, sấu đá,… cho các chùa, rồi đến những tượng nhân sư, thần Vệ Nữ, danh nhân đất Việt, danh nhân thế giới, Phật Di Lặc, Phật bà Quan Âm, Sư tử, Hổ, Báo, Đại bàng Có tượng chỉ bằng ngón tay, có tượng to bằng người thật hết sức tinh xảo sinh động
Sản phẩm của các làng đá không chỉ có đá xây dựng ốp lát, xây tường, móng kè… và những vật dụng đơn giản mà còn có đá mỹ nghệ với những sản phẩm tinh xảo như: voi đá, ngựa đá, tòa sen, tượng phật, chân cột đình, bia văn tự, đỉnh lư
Trang 2517
hương, tháp nhang sân chùa, nhịp cầu bằng đá,… được lưu dấu ấn ở các công trình văn hoá, lịch sử như chùa Báo Ân, điện Lam Kinh, thành nhà Hồ, Kinh thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Diên Hựu, nhà thờ đá Phát Diệm,…mà còn xâm nhập vào nhiều thị trường lớn như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Châu Âu nên chất lượng, mẫu mã,
độ tinh xảo ngày càng được nâng cao hơn rất nhiều và được nhân dân các nước ưa chuộng, tin dùng
Ngoài những làng nghề chế tác đá nổi tiếng từ thời xa xưa như làng nghề Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình), làng nghề Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), làng nghề Đông Sơn (Thanh Hoá),…hiện nay với sự phát triển của kinh tế thị trường và chủ trương phát triển làng nghề của nhà nước, với sự kế thừa những tinh hoa của các làng nghề truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại, các làng nghề chế tác đá mới cũng đã xuất hiện trên khắp mọi miền của đất nước như: làng đá Long Châu (Chương Mỹ, Hà Nội), Đại Lộc (Quảng Nam), Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái), Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc),…cũng như nhiều công ty đá mỹ nghệ khác: công ty TNHH đá mỹ nghệ Thái Bình, Công ty TNHH xây dựng Đồng Tiến
(thị xã Quảng Trị), Công ty TNHH Thái Thùy Linh (Chương Mỹ, Hà Nội),…
Nghề đá phát triển, thu nhập bình quân của người dân làm nghề tạc đá ngày càng ổn định và khấm khá hơn
Tuy nhiên, để trở thành một làng nghề có quy mô lớn, phát triển theo hướng bền vững và đủ sức vươn ra thị trường trong và ngoài nước, nghề đá cần có sự hỗ trợ nhiều mặt từ chính quyền địa phương và các ngành chức năng ở tỉnh và huyện Trong đó, các giải pháp về quy hoạch, thu hút đầu tư,xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, công nghệ, môi trường, an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp,…là những yếu tố cần xem xét và thực thi một cách đồng bộ với những bước đi thích hợp
Được như vậy, nghề khai thác và sản xuất các sản phẩm từ đá sẽ góp phần đắc lực vào công tác giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn ở địa phương
1.3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Ninh Vân- Hoa Lư- Ninh Bình
1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 2618
a) Vị trí địa lý
Ninh Vân là một xã miền núi nằm ở phía tây nam huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình Ninh Vân là xã miền núi có giao thông thuỷ bộ thuận lợi Cách đây khoảng
400 năm, Ninh Vân đã có nghề khai thác và chế tác đá Với diện tích núi đá hơn
400 ha, ngoài khối lượng lớn đá xây dựng cung cấp thường xuyên cho các nơi, Ninh Vân còn có nghề chế tác đá mỹ nghệ, đặc biệt nơi đây có thể sản xuất ra các sản phẩm lớn đến siêu lớn
Trụ sở xã Ninh Vân cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7,5 km có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp các xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư), Ninh Thắng (huyện Hoa Lư);
+ Phía Đông giáp Ninh An (huyện Hoa Lư), Mai Sơn (huyện Yên Mô);
+ Phía Tây và phía Nam giáp với thị xã Tam Điệp
Hình1.2: Bản đồ hành chính huyện Hoa Lư- tỉnh Ninh Bình
Hiện nay, xã Ninh Vân có 13 thôn: Trong đó 5 thôn được công nhận là làng nghề truyền thống gồm có: Xuân Phúc, Xuân Thành, Thượng, Hệ và Đồng Quan Sáu thôn được công nhận là làng nghề bao gồm: Vũ Xá, Chấn Lữ, Phú Lăng,
Trang 2719
Dƣỡng Thƣợng, Dƣỡng Hạ và Tân Dƣỡng 1 Hai thôn còn lại là: Tân Dƣỡng 2, Vạn
Lê Trong số 13 thôn thì có 2 thôn Xuân Phúc và Xuân Thành là phát triển nhất với
30 doanh nghiệp trong tổng số trên 80 doanh nghiệpcủa toàn xã Riêng chỉ có Vạn
Lê là thôn không có doanh nghiệp chỉ có khoảng gần 70 lao động làm nghề chế tác
đá mỹ nghệ
b) Tình hình sử dụng đất
Ninh Vân là xã miền núi thuộc vùng bán sơn địa của huyện Hoa Lƣ Xã Ninh Vân với lợi thế núi đá vôi chiếm trên 32% diện tích đất tự nhiên của xã, nên ngoài nghề nông ở Ninh Vân còn có nghề chế tác đá mỹ nghệ
Bảng 1.1: Cơ cấu đất đai của xã Ninh Vân năm 2015
STT Loại đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
42,11
14,60 10,09 6,79
4 Tổng diện tích đất tự nhiên xã 1264,14 100
(Nguồn: Ban địa chính xã Ninh Vân, 2015)
Đất rừng đặc dụng tự nhiên là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển đá
mỹ nghệ (do đây chính là các núi đá vôi).Năm 2015 xã dành 40 ha trong khu núi đá khai thác dành riêng cho việc chế tác đá mỹ nghệ
Trang 2820
c) Điều kiện khí hậu
Xã Ninh Vân có đặc điểm khí hậu thời tiết thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông
Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình từ 80 -85%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 (90%) và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 (75%)
Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1700 – 1800 mm, phân bố
không đều trong năm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa trung bình tháng từ 1300 – 1400 mm, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm), mùa kho kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng
140 -150 ngày, trong đó số ngày mưa nhỏ, mưa phùn chiếm khoảng 60 – 65 ngày.Những ngày mưa giúp giảm lượng bụi trong không khí làm không khí trong sạch hơn Mặt khác do phần lớn người lao động làm việc ngoài trời nên ngày mưa cũng góp phần giảm tiếng ồn từ các loại máy hoạt động
Hướng gió: Hướng gió thay đổi theo mùa Mùa đông thịnh hành gió Đông Bắc khoảng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.Mùa hè hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam khoảng từ tháng 3 đến tháng 7.Các gió khác chỉ xuất hiện đan xen như gió Đông Bắc chuyển dần thành gió hướng Đông, đầu mùa hè thường có gió Tây khô nóng Hướng gió rất quan trọng do vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do bụi trong không khí nằm ở cuối hướng gió
Cảnh quan môi trường: Ninh Vân mang những nét đặc trưng của cảnh quan làng nghề nông thôn, các hộ gia đình sống thành các cụm dân cư tạo thành các thôn xóm, dòng họ Các hộ gia đình sống và sản xuất ngay trên đất ở của hộ gia đình dẫn đến có nhiều vấn đề xảy ra xung quanh như: phế thải trực tiếp ra khu vực xung quanh làm mất mỹ quan môi trường, tác động không nhỏ tới môi trường,…gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân
1.3.2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội xã Ninh Vân- Hoa Lư- Ninh Bình
a) Cơ cấu kinh tế
Xác định việc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề là khâu mũi nhọn xã tạo điều kiện cho việc phát triển một cách thuận lợi những lĩnh vực kinh tế này
Trang 2921
Trước đây, nghề đá chỉ tập trung ở làng Hệ, làng Thượng và Xuân Vũ, bây giờ phát triển rộng với số lao động sản xuất đá mỹ nghệ chiếm gần 70% tổng số lao động phi nông nghiệp của toàn xã [14]
Bảng 1.2: Giá trị thu nhập chế tác đá mỹ nghệ từ năm 2007 đến năm 2015
(Nguồn: Ban chuyên trách làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, 2007 – 2015)
Qua bảng số liệu 1.2 ta thấy làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ngày càng phát triển (giá trị thu nhập năm 2015 gấp 4,8 lần so với năm 2007) và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã(giá trị thu nhập chế tác mỹ nghệ năm 2015 chiếm 51,5% tổng thu nhập toàn xã)
Trang 30(Nguồn: Ban kinh tế - xã hội xã Ninh Vân, 2015)
Qua bảng số liệu 1.3 ta thấy chế tác đá mỹ nghệ mang lại thu nhập rất cao so với các ngành nghề sản xuất còn lại: chế tác đá mỹ nghệ gấp 2,8 lần so với các dịch
vụ tổng hợp khác; gấp 57,7 lần so với thêu ren; 3,7 lần so với nông nghiệp- chăn nuôi
b) Dân số và việc làm
Xã Ninh Vân có 13 thôn có 2954 hộ gia đình trong đó có hơn 600 hộ gia đình làm nghề đá mỹ nghệ,với 12.024 người, trong đó lao động chế tác đá mỹ nghệ hơn 3.000 người trên tổng số người trong độ tuổi lao động là 5.387 người Ninh Vân là một trong 10 đơn vị hành chính xã có dân số đông đúc nhất tỉnh Ninh Bình, như vậy xã Ninh Vân có một nguồn lao động dồi dào làm nghề chế tác đá mỹ nghệ
Số lao động từ khu vực khác tớichiếm 1/3trong số những lao động làm nghề đá, và 1/3 trong tổng lao động nghề đá là lao động phụ, trong đó có cả lao động nữ Bằng tất cả những nỗ lực, đến tháng 6/2015, Ninh Vân đã hoàn thành tiêu chí 12 nông thôn mới (75% lao động trong độ tuổi là lao động phi nông nghiệp) Số lao động sản xuất đá mỹ nghệ chiếm gần 70% tổng số lao động phi nông nghiệp của toàn xã Thu nhập của thợ làm đá trung bình là 4 triệu đồng/người/tháng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hoá và còn kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác như: Vận tải, cơ khí, điện, nước và các dịch vụ khác [3]
Trang 3123
1.3.3 Lịch sử phát triển của làng nghề chế tác đá Ninh Vân
Nghề chế tác đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân về cơ bản cũng như nhiều làng nghề thủ công truyền thống khác, thuận theo quy luật của tự nhiên Gần sông, biển thì đánh bắt thủy sản, làm muối…, gần núi đá thì chế tác đá, sản xuất các sản phẩm từ
đá, và dần dần nó đã trở thành một nghề truyền thống, đem lại cuộc sống yên ấm cho cư dân Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân đã kế thừa được những giá trị tinh hoa do tiền nhân để lại, trên cơ
sở đó, các thế hệ nối tiếp đã không ngừng sáng tạo để khẳng định bản sắc của làng nghề truyền thống
Về lịch sử hình thành nghề chế tác đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân, hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định chính xác về thời gian xuất hiện của nó, chỉ có truyền thuyết về vị tổ nghề đá ở xã Ninh Vân đã được các cụ cao niên kể lại
Tư liệu trong luận văn:Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) từ 1986 đến 2003, của tác giả Phạm Thị Loan cho biết: “Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ TK X đã có kinh đô Hoa Lư được mệnh danh làkinh đô
đá với những công trình kiến trúc cùng những sản phẩm bằng đá nổi tiếng, nhiều đồ
thờ bằng đá ở động Thiên Tôn hay ở đền Thái Vi (xã Ninh Hải) thờ các vua nhà Trần có những bức y môn, cửa võng rất đẹp được làm bằng đá, chẳng khác gì các bức chạm trên gỗ Rõ ràng nghề chạm khắc đá ở kinh đô Hoa Lư từ thời Đinh, tiền
Lê đã phát triển, Ninh Vân vốn thuộc vùng đất kề cận kinh đô, vì vậy nghề chế tác
đá ở Ninh Vân có thể đã có từ khi ấy Những người thợ chạm khắc đá thời Đinh, tiền Lê dù là người gốc ở Hoa Lư hay từ nơi khác đến thì đều là những người có công lao làm ra những công trình, sản phẩm bằng đá tuyệt tác, lại vừa có công truyền dạy nghề này trong vùng Căn cứ vào thần tích hiện còn lưu giữ tại đình làng Xuân Phúc và truyền thuyết từ xa xưa kể lại thì nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân có
từ thời hậu Lê (khoảng TK XVII), ông tổ nghề chạm khắc đá có tên là Hoàng Sùng, người ở làng Nhồi (Thanh Hóa) đã sang đây truyền nghề Làng Nhồi vốn thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có nghề chạm khắc đá nổi tiếng không chỉ trong vùng mà còn vang khắp cả nước Nghề chạm khắc đá ở núi Nhồi được cho là có từ thời nhà Lý [7] Các nghệ nhân làng Nhồi, từ xưa đến nay, đã tạo
ra nhiều loại hình sản phẩm như: đồ thờ cúng, tượng đá, bia đá, các tác phẩm điêu khắc đá ở khu điện miếu Lam Kinh đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ như các tượng rồng, tượng người, tượng thú những tác phẩm độc đáo này đã góp
Trang 3224
phần quan trọng hình thành nên dòng chảy và đặc điểm qua mỗi thời kỳ của nghệ thuật điêu khắc đá truyền thống ở Việt Nam Trên bình diện văn hóa, nghệ thuật, chạm khắc đá dân gian truyền thống xứ Thanh đem lại sự đa dạng về các nghề thủ công và diện mạo văn hóa dân gian truyền thống trên đất Cửu Chân xưa Cũng có thể do vị trí địa lý (Ninh Bình giáp Thanh Hóa) và nguồn tài nguyên dồi dào (Hoa
Lư là huyện có nhiều núi đá) nên nghề chạm khắc đá từ Thanh Hóa đã lan truyền sang Ninh Vân và đã được người dân tiếp nhận, phát triển Như vậy, hai nguồn tư liệu được dẫn ra đã minh chứng cho lịch sử nghề đá ở xã Ninh Vân tương đối nhất quán
Về vị tổ nghề, tương truyền cụ Hoàng Sùng là người rất tài giỏi chế tác đá,
cụ đãđến đây sinh sống lập nghiệp và truyền dạy nghề chạm khắc đá cho người dân địa phương Vì có công lớn như vậy, cụ đã được nhân dân tôn vinh là tổ nghề và được phối thờ cùng các vị thành hoàng làng Ở làng Hệ, Xuân Vũ cứ đến ngày 15-8
âm lịch, nhân dân lại tổ chức tế khai sơn và giỗ tổ nghề để tưởng nhớ người đã có công dạy dân làng nghề chạm khắc đá, đem lại một cuộc sống ấm no cho cư dân nơi đây
Nghề chạm khắc đá Ninh Vân từ lâu đã nổi tiếng bởi những sản phẩm độc đáo Các cụ cao niên cho biết: Xưa kia, những người thợ đá ở Ninh Vân (thôn Hệ, Xuân Phúc, Xuân Thành, Côn Lăng) đã tham gia làm một số công trình nổi tiếng trong nước có giá trị nghệ thuật cao: lăng Bà chúa Liễu ở Phủ Vân Cát (Vụ Bản, Nam Định), nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), lăng Khải Định (Huế), tượng phật ở chùa Hương Tích (Hà Tây), đền Thái Vi (Hoa Lư, Ninh Bình), những công trình, sản phẩm bằng đá phục vụ đời sống tâm linh tại các di tích lớn như đình, đền, chùa, lăng tẩm, tượng phật, đồ mỹ nghệ… Cũng từ việc tham gia xây dựng các công trình bằng đá mà người thợ đá Ninh Vân đã được nhiều nơi biết đến với tay nghề cao, chế tác đá tinh xảo Hiện nay, các sản phẩm của làng đá Ninh Vân rất đa dạng, nhiều về số lượng và chủng loại Những tư liệu cho biết, nhiều công trình bằng đá trên đất nước ta đều có sự tham gia của các hiệp thợ đá Ninh Vân: cụm tượng đài nghĩa trang Trường Sơn, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượng đài Bác Hồ
ở quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh, Nghệ An), tượng Trần Hưng Đạo ở Kinh Môn (Hải Dương), các pho tượng La Hán đặt tại chùa Bái Đính…
Trang 3325
Người dân Ninh Vân cũng vinh dự khi có những nghệ nhân, những người thợ có tay nghề cao như: Nguyễn Văn Ban, Đỗ Phương, Đỗ Đức, Nguyễn Văn Trân… được tham gia xây dựng lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Hình 1.3: Sản phẩm củanghệ nhân làng chế tác đá xã Ninh Vân
Về loại hình sản phẩm của nghề đá ở Ninh Vân, có thể chia ra như sau:
1 Nhóm sản phẩm phục vụ sản xuất: những chiếc cối đá, xay, con lăn trục
lúa… Ngày nay những sản phẩm này không còn phổ biến như trước,do có sự thay đổi về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
2 Nhóm sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt: đây là những sản phẩm phục
vụ nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng khi được tạo tác trên chất liệu đá, một mặt nó đem lại sự vững chắc và bền bỉ cùng thời gian, mặt khác nó cũng đem lại một vẻ đẹp độc đáo, khó nhầm lẫn so với các sản phẩm làm từ vật liệu khác Đó là những nhịp lan can trạm trổ hoa lá, xen kẽ ô thủng cùng những viên đá lát vuông vắn đầy nét cổ kính của những cây cầu bắc qua các con sông nhỏ, tạo nên một vẻ đẹp thân thương, gần gũi hơn Hay như những bộ bàn ghế đá cổ kính được làm bằng
đá xanh, đá vàng được những nghệ nhân Ninh Vân tạo tác với đa dạng những mẫu
mã, kích cỡ: bàn tròn, bàn ghế thân trúc (bộ bàn ghế được tạo tác với các tay ngang, phần chân kiểu giống như các đốt trúc), bàn ghế thân cây giả cổ (bàn được tạo dáng như một gốc cây cổ thụ, xù xì với nhiều hang hốc, ghế được chế tác như những miếng ván gỗ xẻ ra từ những thân cây, phần chân ghế tựa như các cành cây cong
Trang 3426
queo nhưng đầy tính mỹ thuật) sản phẩm này chủ yếu dành cho các không gian nhà vườn của những khu biệt thự rộng lớn hay phục vụ thú vui chơi đồ đá của nhiều khách hàng
Bên cạnh những biển hiệu quảng cáo bằng đèn led thông dụng hiện nay, nhiều doanh nghiệp, công ty đã chọn đá làm biển quảng cáo, đó là những khối đá lớn được mài nhẵn mặt, trên đó có chạm khắc tên, thông tin về công ty, doanh nghiệp đó với những kiểu dáng và mẫu mã rất độc đáo, bền vững có tuổi thọ lâu dài Ngày nay, trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc, sản phẩm đá cũng được rất nhiều người ưa chuộng, nó được sử dụng để làm bậc cầu thang, bàn bếp… Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều doanh nghiệp, công ty chế tác đá ở Ninh Vân đã tập trung sản xuất nhiều sản phẩm đá để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, những khối đá xanh với những vân đá đẹp mắt được xẻ mỏng, mài nhẵn, đánh bóng
đã được rất nhiều người lựa chọn và bán rất chạy
3 Nhóm sản phẩm chạm khắc đá mỹ nghệ: đây cũng là mặt hàng chiếm số
lượng lớn tại các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân Những bức tranh bằng
đá được thể hiện với nhiều đề tài khác nhau: tứ quý, tứ linh, ngũ hạc quần tùng, long vân khánh hội, cảnh làng quê… với đầy đủ kích thước và kiểu dáng (hình vuông, hình chữ nhật, cuốn thư, rẻ quạt, thân cây…) Đề tài tứ quý thường được thể hiện phổ biến ở các công trình kiến trúc, tôn giáo được xây dựng bằng chất liệu gỗ, nhưng với chất liệu bằng đá thể hiện đề tài này thành công cần có sự công phu, sáng tạo của nghệ nhân Tùng, cúc, trúc, mai được thể hiện trên đá ở Ninh Vân đã thể hiện được đặc điểm của từng loại cây với các biểu tượng: tùng - người quân tử, trúc
- sự ngay thẳng, cúc - sự vận hành của thời gian, mai -sự thanh cao, khí tiết, đã được thể hiện với những đường nét uốn lượn mềm mại
Để có được một sản phẩm đá mỹ nghệ đẹp, được khách hàng ưa thích thì người thợ đá Ninh Vân ngoài tay nghề tài hoa ra thì còn một yếu tố nữa quyết định:
đó chính là tâm tư, tình cảm của người thợ gửi gắm vào sản phẩm đó Chỉ có như thế, sản phẩm mới mang phong cách riêng với vẻ đẹp không dễ gì nhầm lẫn với một địa phương nào khác Cùng với sản phẩm tranh đá, còn có rất nhiều sản phẩm đá
mỹ nghệ khác được người thợ Ninh Vân chế tác như: đôn đỡ chậu cây cảnh, các con vật trang trí: tỳ hưu, cóc ngậm ngọc, tượng thiếu nữ… để trang trí trong các phòng khách của mỗi gia đình hoặc các công ty, cơ quan
Trang 3527
Nhóm sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh: đây là mặt hàng được nhiều
người ưa chuộng và có doanh thu cao, bán được số lượng nhiều tại các làng nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân Đầu tiên, phải kể đến đó là sản phẩm lăng mộ đá, tường bao, lư hương phục vụ cho việc thờ cúng Đây có thể coi là sản phẩm đặc trưng của làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân.Sở dĩ, có thể nhận định như vậy, bởi trên thực tế, những sản phẩm này chiếm phần lớn về số lượng được sản xuất tại đây Những lăng, mộ bằng đá được bày bán hai bên đường từ ngoài vào trong, kèm theo
đó là các phiến đá được chế tác làm tường bao cho khu lăng, mộ, bát hương, trụ đá
Về mẫu mã, lăng mộ được làm theo kiểu chung: hai tầng tám mái với bốn góc mái vút cong tựa như tàu đao, ở bốn góc có thể trang trí hình đầu rồng tùy theo giá cả và kích thước của lăng, phần thân lăng được tạo tác 3 cửa gồm một cửa chính và hai cửa ngách ở hai bên, cửa được làm theo kiểu mái vòm, đằng trước thường có hai chiếc cột trụ nhỏ Ở mặt trước của lăng được chạm khắc hoa văn hình rồng phượng xen kẽ họa tiết lá lật, phía trong của lăng có một khoảng nhỏ đủ để một bát hương
và phần bia mộ Lăng được thiết kế hình chữ nhật để bao trùm phần mộ của người
đã khuất Ngày nay, khi cuộc sống dần được cải thiện, thế hệ đi sau không quên ơn ông bà tổ tiên, những người đã cả đời chịu vất vả, hy sinh để con cháu đời sau được hưởng ấm no, hạnh phúc, cũng là lúc họ thể hiện lòng biết ơn bằng cách xây sửa lại phần mộ cho to đẹp, đàng hoàng hơn Với mục tiêu đó, nhiều gia đình, dòng họ đã tìm đến lăng, mộ đá của các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân để chọn mua những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của gia đình hay dòng họ Nếu là mộ ông bà
tổ tiên trong gia đình, có thể mua những lăng, mộ có kích thước vừa, nhỏ nhưng đối với phần mộ tổ của các dòng họ lớn, các chi, ngành thì thường là những lăng mộ có kích thước khá lớn kèm theo tường bao xung quanh và đồ thờ tự: bát hương, nhang
án, đá lát… Bên cạnh đó, hệ thống đồ thờ đa dạng về số lượng như: lư hương, chân đèn, bát hương, bia đá, tháp đá, khánh đá, cột trụ… được tạo tác mô phỏng theo mẫu mã từ thời xưa để lại, bên cạnh đó có nhiều cách tân để phù hợp với tính năng
sử dụng và dấu ấn của thời đại mới Sản phẩm những đôi rồng chầu với kích thước lớn được đặt tại các ngôi đền, đình làng mang đậm vẻ uy nghi Những cây hương đá,lư hương, bát hương với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đặt tại các di tích lịch sử được trang trí các đồ án quen thuộc như lưỡng long tranh châu, hoa văn lá lật xen kẽ vân mây Tượng thờ cũng là loại hình sản phẩm độc đáo của làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân với kỹ thuật cao, lột tả được vẻ đẹp chân thật và sinh động của mỗi pho tượng Đó là những pho tượng La Hán có kích thước tương đương như người
Trang 3628
thật với mỗi vị một dáng vẻ (tiêu biểu là các pho tượng La Hán ở chùa Bái Đính) Đến Ninh Vân, người ta được tận mắt chứng kiến người thợ tạo tác những pho tượng đá với nhiều kiểu dáng khác nhau: tượng mẫu, tượng hộ pháp với kích thước lớn thường được đặt tại tòa tiền đường của các ngôi chùa… Ngoài ra còn rất nhiều tượng các linh vật như: sư tử, nghê, lân, hạc, ngựa thờ, voi với nhiều kích thước khác nhau
Nhóm tượng đài: nhiều sản phẩm tượng đài của làng nghề chế tác đá mỹ
nghệ ở Ninh Vân xuất hiện ở nhiều địa danh trên khắp đất nước: cụm đuốc Bác Hồ (Cao Bằng), tượng đài Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn), tượng đài chiến sĩ Trường Sơn, tượng đài Bác Hồ ở Quảng trường Hồ Chí Minh (Nghệ An), tượng đài Trần Hưng Đạo (Hải Dương), tượng đài Nguyễn Đức Cảnh (Hải Phòng), tượng đài thanh niên xung phong (Hà Tĩnh, Quảng Trị), tượng đài mẹ Suốt (Quảng Bình)… Tất cả công trình này được những công ty, doanh nghiệp tại địa phương ở Ninh Vân trực tiếp vận chuyển trang thiết bị, nguyên liệu đến thi công tại công trình Tượng đài được chế tác theo nhiều kích thước và trọng lượng khác nhau, được làm từ đá xanh, đá cẩm thạch… tùy theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị đặt làm Hiện tại, nghề chạm khắc đá mỹ nghệ ở Ninh Vân còn kiến thiết nhiều những công trình lớn cho quê hương như: tạo dựng tượng đài Lương Văn Tụy bằng đá xanh trên đỉnh núi Dục Thúy (phường Đông Thành), hay thi công làm các pho tượng La Hán tại chùa Bái Đính (Hoa Lư) và nhiều công trình khác Sản phẩm của làng nghề chạm khắc đá còn được thể hiện trong các công trình kiến trúc, nhà ở bằng đá của nhân dân địa phương Ở làng Xuân Vũ và làng Hệ có nhiều gia đình làm nhà bằng đá, hoặc các cấu kiện kiến trúc: cột, xà, quá giang, ngưỡng cửa có hình dáng giống như ngôi nhà
gỗ cổ truyền
Hiện nay, hầu hết người dân ở xã Ninh Vân đều làm nghề chế tác đá, đây là nghề đem lại thu nhập cao và đã được UBND tỉnh quan tâm đến việc xây dựng các cụm công nghiệp Năm 2006, cụm công nghiệp làng đá chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn I được hình thành với “diện tích là 11ha, đến năm 2008 nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân chính thức đi vào hoạt động” Trong những năm gần đây, UBND tỉnh tiếp tục triển khai thành lập cụm công nghiệp II với việc mở rộng hơn 12ha, để các doanh nghiệp, các hộ sản xuất lớn tập trung vào cụm công nghiệp để sản xuất
Rõ ràng, việc hình thành các cụm công nghiệp đã có những ảnh hưởng tích cực về nhiều mặt, nó cải thiện về tình trạng ô nhiễm bụi đá, tiếng ồn trong khu dân cư, giúp
Trang 3729
các hộ gia đình, doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thu hút được nhiều lao động của các làng trong xã Ninh Vân đến làm việc và lao động từ nhiều nơi khác đến Trong lịch sử cũng như hiện nay, “nghề đá mỹ nghệ ở Ninh Vân đã phát triển, thu hút và tạo việc làm cho công nhân, giải quyết tốt đời sống kinh tế cho người dân làng nghề, sản phẩm đá của Ninh Vân đã có mặt khắp các vùng miền và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới” [5]
Về quy mô sản xuất, hiện nay tại Ninh Vân bên cạnh việc tổ chức sản xuất theo quy mô các hộ gia đình, “đã có 70 hộ có quy mô sản xuất là các doanh nghiệp
tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn” Trong xu thế phát triển mới, ngày càng có nhiều gia đình đã làm thủ tục để thành lập doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn Mô hình sản xuất này, đã và sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong các khâu: sản xuất, mở rộng mô hình sản xuất, nhập mới các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, trao đổi và buôn bán sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm… “Để phục
vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất của các gia đình thợ thủ công, UBND tỉnh và chính quyền địa phương đã chỉ đạo thực hiện dự án quy hoạch đủ diện tích cho 453
cơ sở làm đá, mỗi cơ sở có từ 900 - 1200m2”
Có thể nhận định rằng, sản phẩm của nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân
đã có thị trường tiêu thụ khá rộng ở nhiều địa phương trong cả nước và một số nước trên thế giới.Những sản phẩm của làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân không chỉ có giá trị vật thể, mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần giàu bản sắc, truyền thống của những người dân làm nghề chạm khắc đá mỹ nghệ ở Ninh Vân Trong tương lai, với truyền thống lâu đời, nghề đá ở Ninh Vân vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển, tạo ra các sản phẩm tiêu biểu, độc đáo phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Từ nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, chúng ta cũng có thể nghĩ đến các nghề khác ở Ninh Bình nói riêng và cả nước ta nói chung, nghề thủ công truyền thống ở địa phương sẽ góp phần cho việc thực hiện công nghiệp hóa và phát triển đa ngành nghề ở nông thôn.Nghề thủ công truyền thống ở địa phương sẽ đóng góp tích cực cho việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay
Trang 3830
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá và dự báo được ô nhiễm môi trường do hoạt động chế tác
đá tại làng nghề Ninh Vân gây nên
- Tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của làng nghề đến môi trường trong làng nghề và sức khỏe của người dân
- Trên cơ sở đó để nhận định, đúc rút được những thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản lý môi trường tại làng nghề Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý môi trường và chất lượng môi trường làng nghề đạt hiệu quả hơn
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng môi trường và các vấn đề liên quan đến công tác quản
lý môi trường làng nghề
Đề tài được thực hiện tại làng nghề chế tác đá xã Ninh Vân- huyện Hoa Lư- tỉnh Ninh Bình
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Ninh Vân, các tài liệu về làng nghề đá mỹ nghệ và khu vực nghiên cứu qua các tài liệu có sẵn do chính quyền địa phương cung cấp và những kết quả nghiên cứu đã được công bố
2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, thu được số liệu thứ cấp thì tiến hành phỏng vấn tổng số là 80phiếu điều tra Trong đó:
Trang 39- 10 chủ sản xuất với quy mô và địa điểm khác nhau
Ngoài ra, một số lãnh đạo, chính quyền và ban ngành của địa phương được hỏi một số vấn đề liên quan để cung cấp thêm thông tin
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Với mục đích tiếp cận đối với con người, phong tục tập quán cũng như điều kiện thực tế địa bàn nghiên cứu Thông qua quan sát trực tiếp có được những trực quan về sản xuất của người dân, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiên trạng môi trường làng nghề đá mỹ nghệ
2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Lấy mẫu trong khu vực làng nghề và ngay tại cơ sở sản xuất được chọn nghiên cứu
- Mẫu được lấy theo các phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành Lấy mẫu ở 3 thôn trong xã Ninh Vân (2 thôn ở làng nghề Ninh Vân, bị tác động hoặc có thể bị ảnh hưởng, một thôn không bị ảnh hưởng của làng nghề chế tác
Trang 4032
Bảng 2.1: Bảng phân tích mẫu đất mặt, nước, không khí
Loại mẫu Chỉ tiêu phân tích và đánh giá
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng
a) Môi trường khí
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích môi trường không khí