1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN

19 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Tệ nạn ma tuý đã và đang là một hiểm hoạ chung của nhiều nước trên thế giới, bởi vậy Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 266 hàng năm là ngày toàn thế giới phòng chống ma tuý. Sau gần 3 thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế xã hội nước ta đã phát triển mạnh mẽ, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố vững chắc, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là: Điểm đến an toàn của thế giới. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường đã có những tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống xã hội. Ở nước ta trong những năm gần đây tình trạng nghiện hút, tiêm chích và buôn bán, tổ chức và sử dụng trái phép chất ma tuý diễn ra rất phức tạp với nhiều thủ đoạn xảo quyệt. Đặc biệt số vụ buôn bán ma tuý lớn ngày càng gia tăng. Nạn sử dụng ma tuý rồi nghiện lây lan ra hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt nghiêm trọng là đã và đang xâm nhập vào lực lượng công nhân, công chức, viên chức nhà nước và một bộ phận học sinh, sinh viên. Tệ nạn ma tuý đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống xã hội, trong đó: Làm suy thoái nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình của một bộ phận dân cư, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ, đảng viên trước dư luận của nhân dân trong xã hội. Trên bình diện cả nước số cán bộ công nhân viên chức nghiện ma tuý khá đông, tính đến giữa tháng 11 năm 2017 cả nước có khoảng 222.000 người nghiện ma túy, mặc dù đến nay đã giảm trên 10% nhưng người nghiện là các lao động có xu hướng trẻ hoá, chủng loại ma tuý phức tạp, đa dạng hơn. Trước thực trạng nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều biện pháp, nhằm kiên quyết đấu tranh, để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về phòng chống ma tuý, thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh chống tệ nạn ma tuý. Ngày 28 tháng 6 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 531994NĐCP Quy định các biện pháp xử lý đối với cán bộ, viên chức Nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dân, ma tuý, cờ bạc và say rượu bê tha. Luật phòng chống ma tuý đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và đã được bổ sung, sửa đổi ngày 0362008; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIVAIDS) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006; để nêu cao tinh thần gương mẫu và quản lý đảng viên chặt chẽ, Bộ chính trị khoá X ban hành Quy định số 115QĐTW ngày 7122007 Quy định những điều đảng viên không được làm và trước yêu cầu cấp thiết của giai đoạn hiện nay ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành quy định số 47QĐTW ngày 01112011 quy định về những điều Đảng viên không được làm thay thế quy định 115 nêu trên; Nghị định 342011NĐCP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức. Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 9.069,5 m2, với dân số khoảng 436 nghìn người (năm 2016). Tỉnh Lai Châu nằm trong tọa độ địa lý: Từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông. Về ranh giới hành chính, Lai Châu phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Đây là những điều kiện thuận lợi để tệ nạn ma tuý xâm nhập vào đời sống dân cư trên địa bàn. Là một cán bộ công tác trong ngành giáo dục tại huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu, qua hiểu biết thực tiễn và thời gian học tập, nghiên cứu kiến thức tại lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên khoá 54 huyện Than Uyên, để góp phần vào giải quyết những hành vi vi phạm pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, tạo niềm tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, bản thân tôi lựa chọn đề tài: “Xử lý công chức Lò Văn N tại xã T huyện U – tỉnh C vi phạm nghiện ma tuý” để làm tiểu luận tình huống. Tuy nhiên với thời gian còn hạn hẹp, trình độ và kinh nghiệm xử lý tình huống của tôi còn nhiều hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô của trường Chính trị tỉnh Lai Châu để tiểu luận của tôi được hoàn chỉnh hơn, đồng thời giúp cho bản thân tôi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề về công tác quản lý cũng như trong thực tiễn đời sống. Tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Tệ nạn ma tuý đã và đang là một hiểm hoạ chung của nhiều nước trên thế giới, bởi vậy Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 26/6 hàng năm là ngày toàn thế giới phòng chống ma tuý

Sau gần 3 thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế - xã hội nước ta đã phát triển mạnh mẽ, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố vững chắc, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là: Điểm đến an toàn của thế giới

Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường đã có những tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống xã hội Ở nước ta trong những năm gần đây tình trạng nghiện hút, tiêm chích và buôn bán, tổ chức và sử dụng trái phép chất ma tuý diễn ra rất phức tạp với nhiều thủ đoạn xảo quyệt Đặc biệt số vụ buôn bán ma tuý lớn ngày càng gia tăng Nạn sử dụng ma tuý rồi nghiện lây lan ra hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt nghiêm trọng là đã và đang xâm nhập vào lực lượng công nhân, công chức, viên chức nhà nước và một bộ phận học sinh, sinh viên Tệ nạn ma tuý

đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống xã hội, trong đó: Làm suy thoái nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình của một bộ phận dân cư, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của

cơ quan, đơn vị, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ, đảng viên trước dư luận của nhân dân trong xã hội

Trên bình diện cả nước số cán bộ công nhân viên chức nghiện ma tuý khá đông, tính đến nay cả nước có khoảng 155.242 người năm 2008, mặc dù đến nay đã giảm trên 10% nhưng người nghiện là các lao động có xu hướng trẻ hoá, chủng loại

ma tuý phức tạp, đa dạng hơn

Trang 2

Trước thực trạng nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều biện pháp, nhằm kiên quyết đấu tranh, để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về phòng chống ma tuý, thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh chống tệ nạn ma tuý Ngày 28 tháng 6 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/1994/NĐ-CP quy định các biện pháp xử lý đối với cán bộ công chức Nhà nước và người có hành vi liên quan đến ma tuý, mại dâm, cờ bạc và rượu chè bê tha Luật phòng chống ma tuý đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và đã được bổ sung, sửa đổi ngày 03/6/2008; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006; để nêu cao tinh thần gương mẫu và quản lý đảng viên chặt chẽ, Bộ chính trị khoá X ban hành Quy định số 115-QĐ/TW ngày 7/12/2007 " Quy định những điều đảng viên không được làm" và trước yêu cầu cấp thiết của giai đoạn hiện nay ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 quy định về những điều Đảng viên không được làm thay thế quy định 115 nêu trên

Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 9.068,8 km2, với dân số hiện nay khoảng 403 nghìn người Tỉnh Lai Châu nằm trong tọa độ địa lý: Từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông Về ranh giới hành chính, Lai Châu phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La Đây là những điều kiện thuận lợi để tệ nạn ma tuý xâm nhập vào đời sống dân cư trên địa bàn Là một cán bộ công chức đang theo học lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên khoá 23 tại huyện Than Uyên, sau khi tiếp thu sự giảng dạy, truyền đạt kiến thức của thầy cô giáo trong nhà trường, với sự hiểu biết của bản thân, tôi chọn tình

huống “Xử lý Cán bộ công chức xã T về việc nghiện ma tuý ” để làm tiểu luận tình

Trang 3

huống Tuy nhiên với thời gian còn hạn hẹp, trình độ và kinh nghiệm xử lý tình

huống của tôi còn nhiều hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô của trường Chính trị tỉnh để tiểu luận của tôi được hoàn chỉnh hơn, đồng thời giúp cho bản thân tôi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề về công tác quản lý Tôi xin chân thành cám ơn

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Cán bộ Lò Văn N sinh năm 1987, được sinh ra trong một gia đình có Bố trước đây là lãnh đạo xã H, mẹ là giáo viên nghỉ hưu Thời kỳ là học sinh phổ thông Lò Văn N là một học sinh chăm ngoan, học khá Tuy nhiên năm 2003 khi bố N mất, trong 2 năm liên tiếp Lò Văn N thi trượt đại học, sau đó năm 2005 N là người dân tộc thiểu số nên được xét tuyển và được đi học trung cấp kế toán, với vị trí trước đây của bố N đã mở ra nhiều cơ hội để N xin làm cán bộ kế toán của một xã Tháng

9 năm 2007 N được nhận vào làm việc tại UBND xã T, trong quá trình công tác, từ khi mới vào làm việc N luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, luôn năng nổ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ

Là kế toán nên Lò Văn N thường xuyên đi công tác cùng lãnh đạo, có cơ hội

đi giao lưu và cũng có quan hệ rộng rãi Cũng trong một lần đi công tác N đi giao lưu cùng một số bạn, nghe lời rủ rê và kích bác của bạn bè, được bạn bè cho dùng thử “ thuốc trắng” thì mới biết đời và thường xuyên được bàn bè “biếu hàng trắng”

đã xua tan những mệt mỏi sau những đợt công tác mệt mỏi Do không làm chủ được bản thân, mặt khác cũng muốn khẳng định mình trước mắt bạn bè nên N đã mắc nghiện

Từ đầu năm 2012, N bắt đầu có những biểu hiện thất thường về lối sống, sinh hoạt, thời gian làm việc tại cơ quan không đảm bảo, công việc bê trễ Đặc biệt có mối quan hệ với một số người bị nghi là nghiện ma tuý ngoài xã hội Trước tình hình đó lãnh đạo UBND xã đã nhiều lần gặp riêng N để nhắc nhở, và lần nào N cũng hứa sẽ rút kinh nghiệm và sửa chữa Nhưng thực tế lại không như vậy, mọi hành vi của N ngày càng biểu hiện rõ hơn, đã có dư luận trong Cơ quan cho rằng

N sử dụng ma tuý Một ngày 06/2012, một cán bộ của xã đã phát hiện N đang sử dụng ma tuý trong phòng nhà vệ sinh cơ quan, việc này gây xôn xao dư luận và được báo cáo lên lãnh đạo UBND huyện

Trang 5

Do Lò Văn N là con trai của một lãnh đạo xã trước đây, mặt khác sợ làm mất thể diện cơ quan nên lãnh đạo UBND xã chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở và phê bình nhẹ, tạm thời bố trí công việc khác, mà không được xử lý theo quy định Chính vì lẽ đó mà sự tha hoá của N không những được ngăn chặn bằng những biện pháp phù hợp, nhằm giáo dục giúp đỡ N tiến bộ mà còn trầm trọng hơn Tháng 10/2012 Công an xã T, Huyện H, tỉnh C đã bắt quả tang Lò Văn N đang sử dụng

ma tuý và gửi văn bản đến UBND xã T UBND xã T đã yêu cầu Lò Văn N viết kiểm điểm tường trình sự việc trên và trên cơ sở Lò Văn N tự nhận bản thân đã nghiện ma tuý nên UBND xã T yêu cầu Lò Văn N tự cai nghiện tại nhà hoặc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện của huyện Lò Văn N chọn hình thức cai nghiện tại nhà với sự bảo lãnh của Gia đình và được UBND xã T chấp nhận Sau 06 tháng tự cai nghiện Lò Văn N xin trở lại làm việc, nhưng 02 tháng sau N lại bị Công an huyện

H bắt quả tang về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý và gửi thông báo đến cơ quan Vì vậy thực hiện sự chỉ đạo của Bộ lao động thương binh và xã hội tại văn bản số 2873/LĐTBXH-PCTNXH ngày 28 tháng 8 năm 2003 về việc kiểm tra đánh giá tình hình tệ nạn ma tuý trong lực lượng cán bộ công chức và công nhân lao động hàng năm và các văn bản như: Văn bản số 1098/UB-VX của Uỷ ban nhân dân tỉnh C ngày 19 tháng 9 năm 2003 chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan ban, ngành và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện rà soát cán bộ công chức, công nhân lao động nghiện ma tuý và kiểm tra xét nghiệm công chức nghi ngờ liên quan đến việc sử dụng ma tuý; Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới Ngày 15 tháng 8 năm 2013 lãnh đạo UBND các xã

đã phối hợp với cơ quan y tế có thẩm quyền tiến hành xét nghiệm, kiểm tra chất ma tuý đối với một số cán bộ công chức có nghi ngờ sử dụng chất ma tuý, trong đó có

Lò Văn N kết quả xét nghiệm của N là dương tính Thực hiện theo quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã T đã có công văn gửi UBND huyện đề nghị phải giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật

Trang 6

II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn kỷ cương phép nước, giữ nghiêm kỷ luật của Cơ quan Nhà nước, trước sự việc Lò Văn N có kết quả xét nghiệm dương tính, UBND huyện xác định N đã vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức lối sống, vi phạm Luật cán bộ công chức, mục tiêu tình huống đặt ra là: Phải thi hành kỷ luật đối với Lò Văn N, vấn đề phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định của Nhà nước và tuân thủ theo pháp luật Vì vậy mục tiêu xử lý tình huống như sau:

- Xác định làm rõ nội dung vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục quy định đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật

- Xem xét tính chất của hành vi vi phạm, thời gian vi phạm, việc xử lý vi phạm đối với Lò Văn N phải dứt điểm, không để ảnh hưởng kéo dài đến uy tín của cán bộ, CNVC - LĐ

- Thông qua việc xử lý kỷ luật nghiêm đối với Lò Văn N, nhằm tuyên truyền giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công nhân viên chức lao động trong các cơ quan đơn vị, thực hiện nếp sống lành mạnh, không mắc các tệ nạn xã hội

- Giải quyết hài hoà giữa lợi ích tập thể và cá nhân người vi phạm Đảm bảo tính pháp lý, thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tạo cơ hội cho người vi phạm nhận ra lỗi lầm và quyết tâm sửa chữa

III NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VỤ VIỆC TRÊN

1 Nguyên nhân

1.1 Nguyên nhân khách quan

Cơ chế thị trường đã mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng mặt trái của nó cũng tác động tiêu cực đến tất cả mọi người sống trong xã hội trong đó có Lò Văn N như sự phân chia giàu nghèo, tệ nạn, đặc biệt là tệ nạn

ma tuý

1.2 Nguyên nhân chủ quan

Trang 7

- Từ phía lãnh đạo UBND xã T

+ Chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, các văn bản của Đảng và Nhà nước đến tất cả cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị, đặc biệt là công tác phòng chống ma tuý

+ Lãnh đạo đơn vị chưa quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống và ý thức chấp hành nội quy, quy chế cơ quan, thiếu sự kiểm tra, giám sát đối với cán bộ công chức trong đơn vị

+ Khi cán bộ có biểu hiện không lành mạnh trong lối sống, thậm trí khi cán bộ trong UBND xã đã phát hiện Lò Văn N vi phạm pháp luật ( sử dụng ma tuý trong phòng vệ sinh) UBND xã T chưa kiên quyết xử lý ngay, điều này thể hiện sự thiếu nghiêm túc trong công tác quản lý cán bộ, chưa tuân thủ đúng quy trình xử lý khi cán bộ vi phạm

+ Về phía đồng nghiệp trong đơn vị chưa nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp của mình khi có hành vi xấu, chưa nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình để giúp đỡ đồng nghiệp, giúp đỡ lãnh đạo phát hiện và ngăn ngừa kịp thời điều chỉnh những hành vi vi phạm khi Lò Văn N có những biểu hiện bất thường về đạo đức, lối sống

- Từ phía cá nhân Lò Văn N

+ Bản thân ông Lò Văn N không nâng cao tinh thần cảnh giác trước những

tiêu cực tác động lên mọi mặt của đời sống của xã hội do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại

+ Trước khi vi phạm khuyết điểm Bản thân Ông N là người có trình độ nhận thức, là cán bộ gương mẫu, được đồng nghiệp quý trọng, luôn hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao

+ Là cán bộ công chức nhưng lập trường tư tưởng không vững vàng, thiếu bản lĩnh, thiếu ý thức tự rèn luyện, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của

cơ quan, sống buông thả, sa sút về đạo đức, lối sống, nên đã bị những hành vi tiêu

Trang 8

cực ngoài xã hội tác động đến bản thân, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật Dẫn đến hiệu quả công việc thấp, không hoàn thành công việc được giao

+ Khi mắc vào ma tuý ông Lò Văn N không tự giác khai báo Mặc dù đã được lãnh đạo UBND xã T nhắc nhở riêng, nhưng không thành khẩn sửa chữa khuyết điểm, không tự giác đi cai nghiện dứt điểm

2 Hậu quả

2.1 Đối với UBND xã T

- Bị tổn thất về nguồn lực cán bộ, các cơ quan chức năng lãng phí thời gian, kinh phí để xác minh, kiểm tra, xử lý vụ việc Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của người cán bộ, đảng viên trước dư luận của nhân dân trong xã hội

- Bị ảnh hưởng xấu đến chất lượng công tác, tác động xấu về tâm lý đối với phong trào rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của người Cán bộ công chức, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá

- Uy tín của cơ quan, lãnh đạo UBND bị giảm sút, trật tự, an toàn trong cơ quan nhà nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng

2.2 Đối với Lò Văn N và Gia đình

- Lò Văn N bị mất uy tín cá nhân, sức khoẻ giảm sút, mất thu nhập nuôi sống

cá nhân và ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình Người thân trong gia đình buồn bã,

lo âu, chán nản, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc phấn đấu xây dựng gia đình văn hoá mới ở cộng đồng dân cư

2.3 Đối với xã hội

Kỷ cương phép nước và tính nghiêm minh của pháp luật xã hội chủ nghĩa bị xâm hại Gia tăng các hành vi tiêu cực đến toàn bộ đời sống xã hội, làm suy thoái nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức xã hội, hạ thấp phẩm giá con người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán

bộ, đảng viên trước dư luận của nhân dân trong xã hội

Trang 9

IV XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 Xây dựng, phân tích phương án

Để xây dựng phương án giải quyết đối với vụ việc cụ thể trên, phải căn cứ vào các văn bản pháp luật sau:

- Quyết định số 1423/2003/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2003 của UBND tỉnh ban hành quy định các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nghiện ma tuý và những người có liên quan đến cán bộ, công chức nghiện ma tuý Tại Điều 4 quy định: Cán bộ công chức nghiện ma tuý:

+ Nếu đã mắc nghiện thì phải tự giác khai báo và phải thực hiện cai nghiện ngay

+ Sau 6 tháng mà vẫn còn nghiện thì xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và phải quyết tâm cai nghiện

+ Sau 9 tháng chưa cai được thì xử lý bằng hình thức cách chức và hạ bậc lương

+ Sau 12 tháng vẫn còn nghiện thì buộc thôi việc

- Tại khoản 6 điều 10 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã quy định về hình thức cảnh cáo đói với trường hợp Cán bộ, công chức “ Sử dụng trái phép chất ma tuý bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác ” Tại khoản 3 Điều 14 Nghị định nói trên còn quy định hình thức Buộc thôi việc đối với Cán bộ, công chức: “ Nghiện ma tuý có xác nhận của Cơ quan y tế

có thẩm quyền ”

- Tại điểm a khoản 1, Điều 26 của luật bổ sung, sửa đổi Luật phòng chống ma tuý ngày 12/6/2008 quy định:

Người nghiện ma tuý có trách nhiệm tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của mình đối với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền cơ sở nơi cư trú

và tự đăng ký hình thức cai nghiện

Trang 10

Ngoài việc xử lý cán bộ công chức vi phạm tệ nạn ma tuý, các văn bản trên còn quy định cụ thể về trách nhiệm và hình thức xử lý đối với thủ trưởng trực tiếp quản lý cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức nghiện ma tuý; trách nhiệm của gia đình và chính quyền trong việc khai báo về người nghiện ma tuý

Như vậy xét tính chất, mức độ và quá trình vi phạm của Lò Văn N và trên cơ

sở phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống xảy ra, các quy định của pháp luật Quá trình xử lý vụ việc này có thể đưa ra 3 phương án để xem xét, cân nhắc và lựa chọn phương án tối ưu nhất nhằm giải quyết có hiệu quả tình huống trên:

1.1 Phương án 1

Kỷ luật cảnh cáo toàn ngành, cho tự giác cai nghiện tại nhà 06 tháng, có sự bảo lãnh của gia đình

* Ưu điểm

- Tạo điều kiện cho Lò Văn N nhận thấy khuyết điểm và tự sửa chữa sai lầm Đồng thời Lò Văn N cũng thấy rõ sự khoan dung của cơ quan quản lý trong quá trình xử lý kỷ luật

- Ông Lò Văn N vẫn có việc làm và thu nhập đảm bảo được cuộc sống bản thân, gia đình không lâm vào khó khăn

* Nhược điểm

- Khó khăn trong công tác điều động, sắp xếp bố trí công việc của cơ quan

- Nếu ông Lò Văn N không tự giác cai nghiện mà vẫn tiếp tục sử dụng ma tuý thì vẫn gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan, của lãnh đạo đơn vị, gây dư luận xấu trong cán bộ công nhân viên chức của cơ quan và trong nhân dân (Thực tế Lò Văn N đã không cai nghiện có hiệu quả )

1.2 Phương án 2

Cách chức, hạ một bậc lương, áp dụng hình thức cai nghiện với thời gian 9 tháng tại Trung tâm giáo dục lao động huyện, nếu cai nghiện được thì bố trí công tác khác

* Ưu điểm

Ngày đăng: 25/09/2018, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w