MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mối quan hệ gắn bó Việt Nam và Liên bang Nga ngày nay là kết quả và sự tiếp nối của quá trình xây dựng lâu dài và bền bỉ quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Xô. Trong những điều kiện lịch sử thay đổi với những biến chuyển sâu sắc của tình hình thế giới, xuất phát từ lợi ích hai bên, quan hệ Việt Nga đã nhanh chóng vượt qua những khó khăn để duy trì và thúc đẩy mối quan hệ truyền thống đáng quý, đặc biệt là từ năm 1991 khi Liên Xô tan rã. Bước sang thế kỉ XXI, những thành tựu đạt được trong thời kì cải cách và đổi mới ở Nga và Việt Nam, cùng với nhu cầu phát triển mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam và Liên bang Nga đã kí Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Nga V. Putin (32001). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hai nước cũng như trên phương diện quan hệ quốc tế, đóng góp vào xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới. Năm 2012 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt – Nga khi hai nước nâng cấp quan hệ từ Đối tác chiến lược lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Điều này thể hiện hai nước thực sự coi trọng và có nhu cầu hợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và phù hợp với tình hình mới. Do tính chất quan trọng của mối quan hệ trên, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Liên bang Nga có ý nghĩa cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn đối với nước ta. Những kết luận khoa học rút ra từ quá trình nghiên cứu sẽ góp phần thiết thực phục vụ việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì lí do trên tác giả chọn đề tài: “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Liên bang Nga” làm luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thông tin đối ngoại.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA 5
1.1 Khái niệm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 5
1.2.Tình hình thế giới và tình hình hai nước Việt Nam và Liên bang Nga những năm đầu thế kỉ XXI 7
1.3 Khái quát quan hệ Việt - Nga trước năm 2012 và Quan hệ Việt - Nga trong chính sách đối ngoại của mỗi nước 20
CHƯƠNG 2 27
THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM -LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2015 27
2.1 Trên lĩnh vực chính trị 27
2.2 Trên lĩnh vực an ninh - quân sự 33
2.3 Trên lĩnh vực kinh tế 35
2.4 Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội và khoa học - công nghệ 45
CHƯƠNG 3 57
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM -LIÊN BANG NGA ĐẾN NĂM 2020 VÀ KHUYẾN NGHỊ 57
3.1 Triển vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga đến năm 2020 57
3.2 Một số khuyến nghị nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga 62
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ gắn bó Việt Nam và Liên bang Nga ngày nay là kết quả và
sự tiếp nối của quá trình xây dựng lâu dài và bền bỉ quan hệ truyền thống hữunghị Việt - Xô Trong những điều kiện lịch sử thay đổi với những biến chuyểnsâu sắc của tình hình thế giới, xuất phát từ lợi ích hai bên, quan hệ Việt - Nga
đã nhanh chóng vượt qua những khó khăn để duy trì và thúc đẩy mối quan hệtruyền thống đáng quý, đặc biệt là từ năm 1991 khi Liên Xô tan rã
Bước sang thế kỉ XXI, những thành tựu đạt được trong thời kì cải cách
và đổi mới ở Nga và Việt Nam, cùng với nhu cầu phát triển mối quan hệ giữahai nước, Việt Nam và Liên bang Nga đã kí Tuyên bố chung về quan hệ đốitác chiến lược, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Tổngthống Nga V Putin (3-2001) Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong quan
hệ hai nước cũng như trên phương diện quan hệ quốc tế, đóng góp vào xu thếhòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới
Năm 2012 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt – Ngakhi hai nước nâng cấp quan hệ từ Đối tác chiến lược lên quan hệ Đối tác chiếnlược toàn diện Điều này thể hiện hai nước thực sự coi trọng và có nhu cầuhợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và phù hợp với tình hình mới
Do tính chất quan trọng của mối quan hệ trên, việc nghiên cứu mộtcách sâu sắc và toàn diện về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam -Liên bang Nga có ý nghĩa cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn đối với nước ta.Những kết luận khoa học rút ra từ quá trình nghiên cứu sẽ góp phần thiết thựcphục vụ việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng vàNhà nước ta Chính vì lí do trên tác giả chọn đề tài: “Quan hệ đối tác chiếnlược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga” làm luận văn tốt nghiệp đại họcchuyên ngành Thông tin đối ngoại
Trang 32 Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga là đềtài được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Đã xuất hiện nhữngbài viết về quan hệ truyền thống này trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học - kĩ thuật và quân sự đăng tải trên sách, báo như: “Xuất khẩu
lao động hướng tới đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp”, Bùi Văn Huyên, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 3 - 2013; “Tình hình nghiên cứu, phê bình, dịch thuật văn học Nga tại Việt Nam những năm gần đây”, Đỗ Thị Hường, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 10 - 2012; “Hợp tác chiến lược Việt - Nga: Thực trạng và triẻn vọng”, Vũ Đình Hòe, tạp chí Lý
luận chính, số 9-2006; “Quan hệ Việt - Nga 50 năm một chặng đường lớn”,
Bùi Khắc Bút, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (Bộ ngoại giao), số 32 (02-2000);
Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt ở Liên bang Nga,
Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (Bộ ngoại giao), số 80 (03-2010); tác phẩm
“Quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh quốc tế mới”, Võ Đại Lược và Lê Bộ
Lĩnh, NXB Thế giới mới, Hà Nội 2005
Nhìn chung, các công trình, bài viết về chủ đề quan hệ đối tác chiếnlược toàn diện Việt - Nga đã xem xét mối quan hệ trong sự kế thừa và tiếp nốimối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Xô và quan hệ Việt - Nga từ khithiết lập đến nay Nhiều công trình, bài viết phân tích, đánh giá về Quan hệđối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trên nhiều khía cạnh, tuy nhiên vẫncòn thiếu những công trình chuyên sâu, khảo sát một cách toàn diện thựctrạng các lĩnh vực hợp tác và triển vọng của sự hợp tác giữa hai nước Do vậy,việc nghiên cứu tổng thể về mối quan hệ Việt - Nga trong khuôn khổ quan hệđối tác chiến lược toàn diện là cần thiết để thấy rõ những thuận lợi, khó khăn
và những vấn đề đặt ra, nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trang 4Đề tài sẽ làm rõ thực trạng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ViệtNam - Liên bang Nga trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa vàkhoa học - công nghệ từ năm 2012 đến năm 2015 và dự báo mối quan hệ nàyđến năm 2020.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ:
Phân tích cơ sở hình thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Liên bang Nga
Phân tích thực trạng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Liênbang Nga từ năm 2012 đến năm 2015
- Phân tích triển vọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liênbang Nga đến năm 2020 và đưa ra một số khuyến nghị
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Quan hệ đối tác đối tác chiến lược toàn diệnViệt Nam - Liên bang Nga
Phạm vi nghiên cứu là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Liên bang Nga trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xãhội Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2015
-5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở lí luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quan hệ ViệtNam - Liên bang Nga
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, logic,
dự báo
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài cung cấp những thực trạng trong quan hệ Việt - Nga từ khi thiếtlập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đến nay, triển vọng của mối quan hệ
Trang 5hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đến năm 2020 và một số khuyếnnghị đóng góp cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.
7 Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, gồm 3 chương và
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN
DIỆN VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
1.1 Khái niệm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Tư duy về đối tác của ngoại giao Việt Nam đã có từ rất sớm Trong lờikêu gọi gửi Liên hợp quốc năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “đốivới các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợptác trên mọi lĩnh vực” Đồng thời, Người tuyên bố “Việt Nam sẽ hợp tác vớimọi nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam”, “Việt Nammuốn là bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù oán với ai”
Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Việt Nam chủ trương xây dựngchính sách đối ngoại trên tinh thần “thêm bạn, bớt thù” Đại hội VII nêu rõ
“Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vìhòa bình, độc lập và phát triển” và chủ trương này tiếp tục được khẳng địnhqua các kỳ Đại hội VIII, IX, X Đến Đại hội XI, đường lối đối ngoại đã pháttriển lên tầm cao mới “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ;chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” Việc thiết lập khuôn khổ quan hệ đốitác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam với các đối tác hiện nay đãtuân thủ những nguyên tắc đối ngoại bất di bất dịch này nhằm đẩy mạnh chủtrương hợp tác vì phát triển, vì hòa bình của Việt Nam
Với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nga năm 2001, đếnnăm 2012, hai nước đã nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện
Để hiểu đúng về quan hệ đối tác chiến lược, cần làm rõ các khái niệm như sau:
Trang 7Đối tác (Partnership) là thuật ngữ chỉ mối quan hệ cộng tác - hợp tác
nhưng ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn Các nhà nghiên cứu định nghĩa: “Đốitác bao gồm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tácbằng việc thực hiện những mục tiêu chung Xây dựng những kênh/cơ chế giảiquyết các bất đồng/tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác và phươngpháp đánh giá tiến bộ cũng như chia sẻ những thành tựu hợp tác” Hành độngcùng nhau chung mục tiêu và chung lợi ích là những tiêu chí của quan hệ đốitác Một mối quan hệ đối tác bao gồm sự gần gũi, bình đẳng, có đi có lại, vàthỏa thuận về những mục tiêu chung [1]
Chiến lược (Strategic), theo nghĩa rộng là sự quan trọng có tính toàn
cục, then chốt và có giá trị tương đối lâu dài về mặt thời gian, đặc biệt, trongcác bối cảnh liên quan đến việc sử dụng sức mạnh quân sự “Chiến lược”dùng để chỉ tính tổng thể, để tạo sự khác biệt với những chi tiết (chiến thuật);nghệ thuật sử dụng nguồn lực, kết hợp với các giá trị về đạo đức, để đạt đượcnhững mục tiêu Trong nhiều tình huống, từ “chiến lược” thường liên quanđến các lĩnh vực an ninh - quân sự mặc dù không hoàn toàn là một thuật ngữchỉ dùng trong lĩnh vực an ninh - quân sự.[2]
Đối tác chiến lược (Strategic Partnership) chỉ một mối quan hệ hợp tác
quan trọng (nhưng không nhất thiết chỉ tập trung trong lĩnh vực an ninh quân sự) vừa có tính hướng vào mục tiêu cụ thể, vừa có hàm ý mong muốnquan hệ lâu dài (quan hệ “win - win” cùng có lợi) Đặc điểm của quan hệ đốitác chiến lược là không có giới hạn về không gian, thời gian; không hạn chế
-về đối tượng áp dụng; không hạn chế -về lĩnh vực hợp tác, và không nhất thiếtphải mang nội dung an ninh - quân sự Đối tác chiến lược là một dạng quan
hệ hợp tác phong phú, trong đó thành phần, nội dung, hình thức, mức độ…hoàn toàn tùy thuộc vào sáng kiến của các bên Các nhà nghiên cứu quốc tế
Trang 8cho rằng, hạn chế duy nhất đối với mối quan hệ đối tác chiến lược là “sứctưởng tượng của các bên tham gia” [3]1
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu quan hệ đối tác chiến lược toàndiện là mối quan hệ hợp tác quan quan trọng trên các lĩnh vực của đời sốngnhư chính trị, kinh tế, văn hóa , vừa có tính hướng vào mục tiêu cụ thể, vừa
có hàm ý mong muốn quan hệ lâu dài
1.2 Tình hình thế giới và tình hình hai nước Việt Nam và Liên bang Nga những năm đầu thế kỉ XXI
1.2.1 Tình hình thế giới
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga được hình thành vàvận động trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất nhanhchóng và phức tạp, nhất là sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày11/9/2001 Bởi vậy, quan hệ Việt - Nga luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ từ bốicảnh đó, đồng thời cả hai nước cũng cần thiết phải có những điều chỉnh chínhsách đối ngoại thích hợp, xác định đúng những lĩnh vực ưu tiên trong quan hệvới nhau nhằm phát triển hợp tác lên ngang tầm của khuôn khổ quan hệ đốitác chiến lược toàn diện trong điều kiện lịch sử mới
Thứ nhất, đặc điểm nổi bật và dễ nhận thấy nhất trong bối cảnh quốc tế
những năm đầu thế kỉ XXI đó là tính phức tạp của quá trình hình thành trật tựthế giới mới do những biến đổi sâu sắc về tương quan lực lượng thế giới Saugần nửa thế kỉ tồn tại kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trật tự thế giớihai cực trong vai trò là hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông - Tây khốcliệt đã chấm dứt khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,khiến cho tương quan lực lượng thế giới nghiêng hẳn về phía có lợi cho chủnghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển hàng đầu Quá trình hìnhthành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố khó đoán định, trong đó nổi
1 [1], [2], [3] PGS, TS Đinh Công Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu châu Âu:
“Vài nét về quan hệ đối tác chiến lược”, website Tạp chí Cộng sản, 1/8/2013.
Trang 9lên hai khuynh hướng đối nghịch: Mỹ chủ trương một thế giới đơn cực, trongkhi các trung tâm quyền lực khác như Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản lạiđấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực mà ở đó vị trí bá quyền của Mỹ đượckiềm chế, quyền lãnh đạo thế giới được chia sẻ cho các nước lớn Việc cácnước Pháp, Đức, Nga kiên quyết chống lại việc Mỹ phát động chiến tranhchống Irắc (3/2003) là một trong những minh chứng khá rõ nét cho haikhuynh hướng nêu trên [4]
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục có bước tiến
nhảy vọt tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệquốc tế Nó đã khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhân
tố tri thức - trí tuệ, tạo ra bước ngoặt mang ý nghĩa lịch sử hình thành nềnkinh tế tri thức Bất kì quốc gia nào nếu không thực sự chú trọng lĩnh vực này,
sẽ không thể có cơ may tham gia đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và sẽ bị đẩytới nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về mọi phương diện Do vậy, trong thập niênđầu thế kỉ XXI, xu thế phát triển kinh tế tri thức ngày càng lôi cuốn và tácđộng mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc tạo ra những thay đổi căn bảnkhông chỉ trong đời sống kinh tế - xã hội mà cả trong so sánh lực lượng củamỗi quốc gia trên trường quốc tế Mức độ phát triển kinh tế tri thức đang trởthành một tiêu chí, thước đo hàng đầu của trình độ phát triển của mỗi quốc giahiện nay Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam và Liên bang Nga đangphải chạy đua để gia tăng phát triển khoa học - công nghệ Đối với một nướcquyết tâm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để rút ngắnkhoảng cách với các nước phát triển như Việt Nam, việc phát triển quan hệvới Nga có một vị trí khá quan trọng, bởi tiềm năng to lớn của Nga về nhiềumặt, nhất là trên lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại [5]
Thứ ba, toàn cầu hóa kinh tế trở thành một xu thế khách quan lôi cuốn
ngày càng nhiều nước tham gia Tuy nhiên xu thế này đang bị một số nướcphát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiềumâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có
Trang 10đấu tranh Toàn cầu hóa không chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế,
mà còn thúc đẩy mối quan hệ liên quốc gia gia tăng cả về bề rộng lẫn chiềusâu Tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường trên toàn cầu diễn ra phổ biến.Các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiếncho tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước tăng lên Toàn cầu hóa thúc đẩyhợp tác, phân công quốc tế sâu rộng, kích thích tăng trưởng kinh tế Các hìnhthức hợp tác, liên kết kinh tế trở nên phong phú về nội dung Mặt khác, nhữnglợi ích và bất lợi do toàn cầu hóa tạo ra không được chia sẻ một cách đồngđều, làm trầm trọng thêm khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và trongtừng quốc gia Đứng trước xu thế này, cả Việt Nam và Liên bang Nga đềuphải chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ cơ hội, tìmkiếm vị trí có lợi nhất cho mình, đồng thời hạn chế thấp nhất những nguy cơ,thách thức Phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga giúp hainước có thể bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình tham gia toàn cầu hóa [6]
Thứ tư, vấn đề độc lập dân tộc và bình đẳng hóa các mối quan hệ quốc
tế đang tiếp tục là những vấn đề lớn và cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện naycủa thời đại Các dân tộc nhỏ yếu, chậm phát triển không những phải gánhchịu những thua thiệt về nhiều mặt, mà còn có nguy cơ bị đẩy ra bên lề cuộcsống hiện đại Hố ngăn cách giữa “khu vực trung tâm” và “khu vực ngoại vi”của thế giới tư bản ngày một sâu rộng thêm Các thế lực đế quốc tiếp tục sửdụng chính sách xâm lược, chia để trị, can thiệp trắng trợn vào công việc nội
bộ của nhiều nước đang phát triển Trong so sánh lực lượng thế giới nghiêng
về phía có lợi cho các nước tư bản đế quốc, những nguy cơ đối với chủ quyềnquốc gia, dân tộc và tiến trình bình đẳng hóa các quan hệ quốc tế luôn hiệnhữu tiềm tàng và thách thức nhiều nước, mà cả Việt Nam và Liên bang Ngacũng không là ngoại lệ Đây là cơ sở khách quan thúc đẩy sự hợp tác, phốihợp hoạt động giữa hai nước trong việc tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế
có liên quan [7]
Trang 11Thứ năm, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn trở thành nhân tố
cực kì quan trọng tác động đến sự phát triển thế giới Trong số 200 quốc giathì có một số cường quốc có sức chi phối lớn đối với chính trị, kinh tế thế giới
và quan hệ quốc tế đương đại Căn cứ vào sức mạnh tổng hợp, ảnh hưởngthực tế, đặc biệt về kinh tế, khoa học - công nghệ và sức mạnh quân sự,những quốc gia sau đây được cộng đồng quốc tế coi là nước lớn: Mỹ, Nga,Anh, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Braxin và Nam Phi,trong đó Mỹ có ưu thế khá nổi trội, tỏ rõ tham vọng “lãnh đạo thế giới” Cácnước lớn không phải một khối thống nhất mà là một tập hợp đầy mâu thuẫn.Thời gian gần đây, quan hệ giữa các nước này diễn ra theo chiều hướng vừađấu tranh vừa thỏa hiệp, vì lợi ích của mình mà tránh đối đầu với Mỹ Tuykhông còn địa vị siêu cường như Liên Xô trước đây, nhưng Nga vẫn là cườngquốc hàng đầu về quân sự và vẫn cố gắng duy trì những khu vực ảnh hưởngtruyền thống quan trọng Dưới thời Tổng thống V Putin, vị trí của Nga trêntrường quốc tế đang được cải thiện rõ nét Quan hệ của Nga cũng như củaViệt Nam với các nước lớn, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởngquan trọng đến sự phát triển quan hệ Việt - Nga [8]
Thứ sáu, một trong những vấn đề đáng lo ngại ở thế kỉ XXI đối với thế
giới là môi trường an ninh toàn cầu luôn bất ổn Xung đột vũ trang, chiếntranh cục bộ, những xung đột do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũtrang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố ngày càng gia tăng, có thể kể đến
vụ khủng bổ 11/9/2001, chiến tranh Irắc năm 2003 bên cạnh đó, vấn đề tranhchấp biển đảo giữa các quốc gia thuộc khu vực Đông Á cũng là điểm nóngcủa thế giới [9]
Thứ bảy, ngoài những bất ổn về an ninh, thế giới còn phải đối mặt với
những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết mà không một quốc gia riêng lẻ nào
có thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương Những vấn đề
đe dọa đến sự sống và sự phát triển bền vững của nhân loại trước hết là tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, tội phạm quốc tế, bệnh dịch hiểm nghèo và nguy
Trang 12hiểm như đại dịch HIV/AIDS, SARS, dịch cúm gia cầm Tính chất nghiêmtrọng và phức tạp của những vấn đề này đang đòi hỏi các nước, nhất là cácnước phát triển cần đóng góp tích cực hơn nữa trong sự phối hợp, hợp táchành động một cách hiệu quả, thiết thực Trên lĩnh vực này, Việt Nam và Liênbang Nga hoàn toàn có cơ sở và điều kiện thực tế hợp tác trong khuôn khổsong phương cũng như đa phương [10]2
Vận động trong bối cảnh quốc tế nêu trên, quan hệ đối tác chiến lượctoàn diện, Việt - Nga rõ ràng đang đứng trước những cơ hội và thách thức.Tính chủ đạo của xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trong bối cảnh toàn cầuhóa, cuộc đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới, sự tranh giành ảnh hưởngcủa các nước lớn cùng với nhu cầu giải quyết các vấn đề cấp bách toàncầu đang tạo ra nhiều xung lực mới cho việc củng cố và tăng cường hợp tácchiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới
1.2.2 Tình hình hai nước
Công cuộc cải cách ở Nga
Ngay sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga bước vào thời kì chuyển đổi môhình kinh tế - xã hội với định hướng chính trị “thiên về phương Tây” Côngcuộc cải cách trước hết là cải cách kinh tế được thử nghiệm theo nhiều môthức khác nhau trong những năm đầu thập niên 90, tuy nhiên kết quả đạt đượcrất hạn chế do tính chất thái quá của các biện pháp cải cách Tuy nhiên, từ nửacuối thập niên 90, bằng hàng loạt các biện pháp cải cách tiến hành trong mọilĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội cho đến quân sự, ngoại giao,nước Nga dưới thời chính quyền của tổng thống V Putin đã từng bước phụchồi, vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, tăng cườngđược sức mạnh quốc tế và trở thành thành viên đầy đủ của nhóm các nướcphát triển hàng đầu thế giới (G8)
2 [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10] PGS, TS Vũ Đình Hòe và PGS, TS Nguyễn Hoàng Giáp: Hợp tác chiến lược Việt - Nga: Những quan điểm, thực trạng và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
Trang 13Ngay khi trúng cử tổng thống năm 2000, ông Putin đã đưa ra nhiềubiện pháp nhằm tái lập quyền lực tuyệt đối của Kremlin đối với đời sốngchính trị Nga Một trong những đạo luật đầu tiên của Putin, nhằm tái lập lạicái mà ông gọi là “quyền lực theo chiều dọc” quay trở lại với hệ thống liênbang từ trên xuống theo truyền thống để dễ dàng quản lý thống nhất đất nước.Tổng thống Putin đã thi hành một loạt biện pháp nhằm ổn định tình hình Nga,cải cách hệ thống chính trị ở Nga như: củng cố các định chế nhà nước trướchết là hai Viện Quốc hội theo hướng hạn chế bớt quyền của các tỉnh trưởng,lập Hội đồng nhà nước – cơ quan tham vấn cho Tổng thống; chia nước Ngathành 7 khu hành chính lớn đặt dưới sự điều hành trực tiếp của các đại diệntoàn quyền của Tổng thống nhằm thống nhất áp dụng luật pháp trên toàn đấtnước; đánh vào giới tài phiệt để hạn chế sự lũng đoạn nền kinh tế, chính trịNga Putin đã ngăn được đà suy thoái của Nga, ổn định chính trị, lập lại trật
tự, kỷ cương, hạn chế bớt ảnh hưởng của kinh tế ngầm, tội phạm, ly khai,củng cố quyền lực của Tổng thống Đây được xem là thành công đầu tiên vềđối nội của ông Putin
Hơn một thập kỷ đã trôi qua kể từ lần đầu tiên đắc cử Tổng thống Ngavào năm 2000 và cùng với thời khắc ông Putin quay trở lại chiếc ghế quyềnlực tại điện Kremlin năm 2012, nước Nga đã trở thành một cường quốc với sự
ổn định chính trị vững mạnh; nền kinh tế phát triển; đời sống nhân dân đượccải thiện Nhờ hàng loạt chính sách kinh tế đúng đắn, nền kinh tế Nga đã liêntục tăng trưởng cao dưới "thời Putin" với tỷ lệ tăng trưởng năm 2000 đạt 10%,
và trong các năm sau đó luôn đạt từ 6,5 đến 7,3% Kinh tế dần phục hồi saukhủng hoảng và tăng trưởng đều là yếu tố chính giúp cho đời sống người dânNga ngày càng ổn định và nâng cao hơn Tầng lớp trung lưu ở nước này tăngđáng kể, chiếm đến 1/5 tổng số dân Thu nhập bình quân đầu người khôngngừng tăng Số lượng tỉ phú Nga đứng trong hàng top 5 của thế giới Trongmột bản báo cáo trình bày trước chính phủ Nga vào tháng 4/2012, ông Putin
đã bày tỏ tin tưởng rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga đã vượt qua
Trang 14cả mốc của thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng Nền kinh tế của nước này
đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008, 2009 vàthậm chí cả năm khó khăn 2010 Ngày nay, Nga đã đạt mức tăng trưởng caonhất trong nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu (G8) và trởthành một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới Theo số liệu thống
kê chính thức, mức tăng trưởng GDP 4,2% trong năm 2011 đã đưa Nga trởthành nền kinh tế có tốc độ phát triển đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau TrungQuốc và Ấn Độ Lĩnh vực nông nghiệp của Nga cũng đạt mức tăng trưởng22% trong năm 2011 và theo dự báo, quốc gia này sẽ sớm trở thành một nhàxuất khẩu ngũ cốc lớn thứ hai trên thế giới Thêm vào đó, cùng với những nỗlực không ngừng của ông Putin và Medvedev, nước Nga đã vượt qua nhữngtrở ngại cuối cùng để được trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO) – vốn được xem là sẽ tạo động lực và mở ra nhiều
cơ hội mới để phát triển kinh tế đất nước [11]3
Nước Nga dưới thời Tổng thống Putin, từ một đất nước khủng hoảng,rệu rã và yếu đuối toàn diện đã trở thành một nước Nga kỷ cương, mạnh mẽ
và đầy sức sống, làm thế giới thấy lại hình ảnh của một nước Nga hùng mạnhthuở nào Những thành tựu đáng kể của công cuộc cải cách đầu thế kỷ XXI và
sự hướng mạnh các hoạt động đối ngoại sang châu Á - Thái Bình Dương tạođiều kiện cho việc tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủnghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991)đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền
3 [11] T.L: “Tổng thống V Putin và một giai đoạn phát triển mới cho nước Nga”, Báo điện
tử đảng cộng sản Việt Nam, 9/5/2012
Trang 15kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏikhủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sangthời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về phát triển kinh tế, đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độtăng trưởng nhanh Giai đoạn 1986 - 1990 là giai đoạn đầu của công cuộc đổimới Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phụcđược những yếu kém và có những bước phát triển Kết thúc kế hoạch 5 năm(1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rấtquan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bìnhquân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sản xuấthàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm[12]4 Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực -thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăngtrưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,… Đây được đánh giá là thành công bướcđầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầutiên Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý
cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sốngkinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra độnglực phát triển mới
Giai đoạn 1991 - 1995, đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suythoái Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng như: đã khắcphục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao,liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bìnhquân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nôngnghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng lương
4 [12] Võ Hồng Phúc: Những thành tựu về kinh tế xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 2005), trong Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, tr 141
Trang 16-thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986
- 1990 [13]5 Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tươngđối khá “Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng
và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo đượctiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [14]6
Giai đoạn 1996 - 2000 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọngcủa kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giaiđoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tếnước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì đượctốc độ tăng trưởng khá GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%;trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2% [15]7 “Nếu tính cả giai đoạn 1991 -
2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5% So với năm 1990, GDPnăm 2000 tăng hơn hai lần” [16]8
Giai đoạn 2001 - 2005 là giai đoạn sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này
đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001
-2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đãđạt được những kết quả nhất định Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao,theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước GDP tăng bình quân7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%; côngnghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7% Riêng quy môtổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đồng,
Trang 17tăng gấp đôi so với năm 1995 GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệuđồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang pháttriển có thu nhập thấp (500 USD) [17]9 Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự
ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốcphòng và an ninh, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế của đất nước, củatừng vùng và từng ngành; cải cách thể chế kinh tế, từng bước hoàn thiện các
cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điều hành; cải cách và nâng cao hiệuquả hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ; phát triển nguồn và chất lượnglao động, khoa học và công nghệ;…
Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăngtrưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thunhập trung bình (thấp) GDP bình quân 5 năm đạt 7% Mặc dù bị tác động củakhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008),nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao Tổng vốnFDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra Tổng sốvốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch
đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005 Tổng vốn ODA cam kếtđạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạtkhoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16% GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000 [18]10
Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chínhtoàn cầu còn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt7%/năm, tuy thấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn được đánh giá caohơn bình quân các nước trong khu vực [19]11 Như vậy, trong vòng 20 năm
9 [17] Võ Hồng Phúc: Sđd, tr 146
10 [18] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, H, 2011, tr 151
11 [19] Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2012 và 5 năm 2011 - 2015, chinhphu.vn
Trang 18(1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao
ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giới nói chung; quy
mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000(thời kỳ 2001 - 2011 bình quân đạt 7,14%/năm) [20]12
Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011 Mức tăng trưởng tuythấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thếgiới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý Về sản xuất nông, lâmnghiệp và thủy sản ước tính tăng 3,4% so với năm 2011; công nghiệp tăng4,8% so với năm 2011 Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng 6,81% Đầu tưphát triển tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP Xuất, nhập khẩuhàng hóa tăng 18,3% [21]13 Kim ngạch xuất khẩu có thể vượt qua mốc 100 tỷUSD, tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ170%, đứng thứ 5 thế giới Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7-2012 đăng kýđạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD Vốn ODA từ 1993 đếnnay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD [22]14
Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triểnkhá, trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuấtlương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệpphát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cảithiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nềnkinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chútrọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao; khuvực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định Sự phục hồi và đạt mức tăngtrưởng khá này đã tạo cơ sở vững chắc để quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm(2011 - 2015) trong những năm sau đạt kết quả vững chắc hơn
12 [20] Dương Ngọc: Kinh tế Việt Nam: 67 năm qua các con số, VnEconomy
13 [21] Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2012, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế
hoạch và Đầu tư
14 [22] Dương Ngọc: Tài liệu đã dẫn
Trang 19Việt Nam đã thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tếnhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phầnkinh tế Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệuquả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếucủa nền kinh tế Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới mộtbước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huyquyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh Kinh tế tưnhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềmnăng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng vàphát triển kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởngtương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tếquốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giaothông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiềungười dân.
Trải qua gần 30 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chếvận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xâydựng tương đối đồng bộ Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nềnkinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới mộtbước quan trọng Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càngđược mở rộng Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO), Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mạivới hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại songphương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tếđối ngoại
Về phát triển các mặt xã hội, nước ta thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt Thành công nổi
Trang 20bật, đầy ấn tượng đầu tiên phải kể đến việc chúng ta đã giải quyết có hiệu quảmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phầnkinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của nhân dân GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo
tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm - là mộttrong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục ở nhữngnăm sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168 USD/người/năm [23]15, nước ta
đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp)
Trong lĩnh vực lao động và việc làm, từ năm 1991 đến năm 2000, trungbình mỗi năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 - 1,2 triệu người lao động
có công ăn việc làm; những năm 2001 - 2005, mức giải quyết việc làm trungbình hằng năm đạt khoảng 1,4 - 1,5 triệu người; những năm 2006 - 2010, con
số đó lại tăng lên đến 1,6 triệu người Công tác dạy nghề từng bước phát triển,góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ dưới 10% năm 1990 lên khoảng40% năm 2010 [24]16 Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấntượng Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992xuống khoảng 9,5% năm 2010 Còn theo chuẩn do Ngân hàng thế giới (WB)phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệ nghèo chung (bao gồm cảnghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm
từ 58% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm 2008 Nhưvậy, Việt Nam đã “hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm mộtnửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”, mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của Liênhợp quốc đã đề ra [25]17 Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảmnghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt
15 [23] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, H, 2011, tr 20
16 [24] Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, Lưu hành nội bộ, H, 4-2010, tr 55
17 [25] Cơ quan Đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam: Đưa các mục tiêu Thiên niên kỷ đến với người dân, H, 2002, tr 1
Trang 21Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, Việt Nam được đánh giá lànước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á [26]18.
Về chính sách đối ngoại, Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậycủa tất cả các nước” đã đem lại những kết quả rất tích cực Đến nay, ViệtNam có quan hệ ngoại giao với 184 nước trên thế giới và quan hệ thương mạivới 230 nước và vùng lãnh thổ Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực củanhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN,APEC, ASEM
Những thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới ngày càngthu hút mối quan tâm của Liên bang Nga; đồng thời sự phát triển của Liênbang Nga trong cải cách được Việt Nam quan tâm, đánh giá cao Vì thế, cảViệt Nam và Liên bang Nga đều coi trọng tăng cường quan hệ mọi mặt vớinhau, tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để đưa quan hệ đối tác chiến lược toàndiện Việt - Nga phát triển
1.3 Khái quát quan hệ Việt - Nga trước năm 2012 và Quan hệ Việt - Nga trong chính sách đối ngoại của mỗi nước
1.3.1 Khái quát quan hệ Việt - Nga trước năm 2012
Quan hệ Việt - Nga ngày nay là sự kế thừa quan hệ Việt - Xô hữu nghịgiàu truyền thống trước đây Được thiết lập từ ngày 30/1/1950, quan hệ Việt -
Xô phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một trụ cột trong chínhsách đối ngoại của Liên Xô ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.Liên Xô tích cực ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam một cách toàn diện trong khángchiến chống xâm lược và xây dựng đất nước, coi cách mạng Việt Nam là bộphận quan trọng của cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc vì hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ trên thế giới
18 [26] Nguyễn Duy Quý: Công cuộc đổi mới: những thành tựu và bài học kinh nghiệm,
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 22Bước vào giai đoạn sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, quan hệViệt - Xô phát triển lên tầm cao mới với việc hai nước ký kết Hiệp ước hữunghị và hợp tác (3/11/1978) Liên Xô quyết định cung cấp cho Việt Namnguồn vốn lớn để xúc tiến công nghiệp hóa, phát triển sản xuất nông nghiệp,nâng cao phúc lợi nhân dân trong khuôn khổ các kế hoạch 5 năm Sự đồngthuận về ý thức hệ tư tưởng khiến cho quan hệ hợp tác giữa hai nước mang ýnghĩa hữu nghị đặc biệt Việc ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Xô
đã hình thành cơ chế đảm bảo an ninh tương hỗ giữa hai nước, theo đó Liên
Xô sử dụng cảng Cam Ranh, căn cứ không quân và hải quân Đà Nẵng, do đótăng cường sức mạnh và tầm hoạt động của lực lượng hải quân ở Thái BìnhDương, tạo thế cân bằng lực lượng với Mỹ và các nước lớn khác
Đến thời kì Liên Xô tiến hành cải tổ (1985 -1991), do những diễn biếnphức tạp trong đời sống chính trị và những khó khăn tăng lên trong nền kinh
tế Liên Xô đã khiến cho quan hệ Việt - Xô có sự trì trệ, nhất là trên lĩnh vựckinh tế - thương mại, cho dù Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (11/1978) vẫn cònhiệu lực
Trước những diễn biến tình hình mỗi nước và bối cảnh quốc tế nửacuối thập niên 90, Việt Nam và Nga đều nhận thức được tầm quan trọng củaviệc thúc đẩy quan hệ lên một giai đoạn mới Sự tương đồng về nhu cầu vàkhả năng bổ sung lẫn nhau về nhiều mặt trong cải cách kinh tế ở Nga và côngcuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam là mộtnhân tố chủ đạo thúc đẩy hai nước đưa quan hệ đi vào quỹ đạo ổn định lâudài Sự gặp gỡ của nhu cầu hợp tác và quyết tâm chính trị nhằm tăng cườngquan hệ hai nước được thể hiện nổi bật trong Tuyên bố chung Việt - Nga doChủ tịch Trần Đức Lương và Tổng thống B Enxin ký ngày 25/8/1998 Đây làmột trong những tiền đề quan trọng để xác lập quan hệ đối tác chiến lược Việt
- Nga năm 2001 và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước năm2012
Trang 23Tháng 3 năm 2001 trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổngthống Liên bang Nga đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiuến lượcgiữa Nga và Việt Nam Các chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổngthống Liên bang Nga đã diễn ra vào tháng 11 năm 2006 và tháng 10 năm
2010 Từ năm 2001 đến năm trước năm 2012, việc trao đổi các đoàn đại biểutheo đường nghị viện đã được triển khai như: Tháng 1 năm 2003 và tháng 4năm 2009 Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã đến Moscva Các giao tiếp liênnghị viện được phát triển Tháng 11 năm 2009 đã ký Hiệp định về hợp tácgiữa Đảng chính trị toàn Nga “Nước Nga chính nghĩa” và Đảng Cộng sảnViệt Nam Các mối quan hệ truyền thống chặt chẽ giữa Đảng Cộng sản Liênbang Nga và Đảng Cộng sản Việt Nam được duy trì
Trụ cột chính của quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt trong lĩnh vựckinh tế vẫn là tổ hợp dầu khí Xí nghiệp liên doanh “Vietsovpetro” đượcthành lập năm 1981 (những bên tham gia – Công ty “Zarubezhneft”và Tậpđoàn dầu khí Việt Nam “Petrovietnam”.Xí nghiệp này chiếm hơn một nửalượng dầu khai thác tại Việt Nam Ngày 27 tháng 12 năm 2010 tại Hà Nội đã
ký Hiệp định giữa Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Cộng hào Xã hộichủ nghĩa Việt Nam về tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất vàkhai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liêndoanh “Vietsovpetro” thời hạn hiệu lực đến 31 tháng 12 năm 2030
Quan hệ hợp tác chiến lược Việt - Nga trước năm 2012 còn đạt đượcnhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, điển hình là hoạt động hiệu quảcủa Trung tâm hỗn hợp nghiên cứu khoa học nhiệt đới và công nghệ Nga-Việttại Hà Nội được thành lập theo Hiệp định liên Chính phủ ngày 7 tháng 3 năm1987; trong y tế như khai trương Phòng khám mắt quốc tế Việt-Nga, tháng 11năm 2008 tại Hà Nội Bên cạnh đó, mối quan hệ văn hoá Nga-Việt phát triểnkhông ngừng Tại Nga và Việt Nam thường xuyên tổ chức Những ngày vănhoá quốc gia (Những ngày văn hoá Nga tại Việt nam đã diễn ra vào tháng 4năm 2007 và tháng 11 năm 2010), Những ngày văn hoá Việt Nam tại Nga –
Trang 24tháng 9 năm 2008) Những ngày Moscva và Hà Nội (những ngày Hà Nội tạiMoscva được tổ chức vào tháng 7 năm 2008) Tuần lễ phim Nga (gần đâyđược tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2010) các buổi biểu diễn của cácđoàn nghệ thuật, triển lãm tranh, ảnh, tem thư Trung tâm văn hoá và khoahọc Nga tại Hà Nội (hoạt động từ tháng 9 năm 2003) đóng vai trò đáng kểtrong lĩnh vực hợp tác nhân văn: Quỹ “Hoà bình Nga” khai trương năm 2010,các trung tâm Nga tại Viện quốc tế thuộc Đại học quốc gia Việt Nam tại HàNội và Đại học sự phạm tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2 Quan hệ Việt - Nga trong chính sách đối ngoại của mỗi nước
1.3.2.1 Chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam
Việt Nam từ trước tới nay luôn có một vị trí nhất định trong chính sáchđối ngoại của Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay ở khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga đốivới khu vự châu Á- Thái Bình Dương là tiền đề quan trọng để Nga có thể lấylại vị thế cường quốc Á - Âu của mình Với tính toán như vậy, Liên bang Ngacoi trọng mối quan hệ với Việt Nam và xác định Việt Nam có một vị trí quantrọng trong chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực này
Về địa - kinh tế, Việt Nam nằm trong khu vực có sự phát triển kinh tếnăng động nhất thế giới hiện nay Mặt khác, sau những nỗ lực vượt bậc ViệtNam đã và đang hội nhập nhanh vào quá trình hợp tác liên kết khu vực, uy tíncủa Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, do vậy Việt Nam
có thế đóng vai trò là cầu nối giúp Nga mở rộng và phát triển quan hệ với cácnước ASEAN cũng như với các nước khác ở khu vực châu Á - Thái BìnhDương Việt Nam đã tích cực phối hợp để Liên bang Nga trở thành một bênđối tác đối thoại của ASEAN Cũng từ mối quan hệ hữu nghị truyền thống vớiLiên bang Nga, Việt Nam đã được cử làm Điều phối viên đầu tiên củaASEAN điều phối quan hệ ASEAN - Nga (1996 - 1997) Trong vai trò điềuphối viên, Việt Nam đã nỗ lực để thúc đẩy quan hệ đối thoại và hợp tác giữa
Trang 25ASEAN với Nga phát triển trong những năm cuối của thế kỷ 20 Cụ thể, trongNăm Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đăng cai và đồng chủ trì Hội nghịcấp cao ASEAN - Nga lần thứ hai Tại Hội nghị, hai bên khẳng định cam kếttăng cường hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện và tiến bộ ASEAN - Nga, củng
cố các cơ chế đối thoại hiện có, hướng tới việc nâng quan hệ lên một tầm caomới Các nước ASEAN đã đạt được sự thống nhất ủng hộ Nga tham gia vàocác diễn đàn khu vực liên quan do ASEAN đóng vai trò chủ đạo, trong đó cóHội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
mở rộng (ADMM+) Trên cơ sở đó, Nga đã tham gia Hội nghị cấp cao Đông
Á lần thứ 5 năm 2010 tại Việt Nam với vai trò là khách mời và tham gia chínhthức từ năm 2011 Việt Nam là cầu nối giữa ASEAN và Nga, nỗ lực xây dựngtiếng nói chung trong các vấn đề quan trọng của quốc tế và khu vực châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp lợi íchchung của cả hai bên đối với việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định khuvực, trong đó có vấn đề Biển Đông Việt Nam luôn chủ động và tích cực cùngcác nước ASEAN và Nga xác định những điểm còn hạn chế trong hợp tácgiữa hai bên, để tìm ra các giải pháp để thúc đẩy quan hệ ASEAN - Nga pháttriển thực chất và hiệu quả
Về địa - chiến lược, Việt Nam có một vị trí quan trọng ở Đông Nam Á
Từ Việt Nam có thể kiếm soát những tuyến đường hàng hải quốc tế quantrọng qua biển Đông Chính vì vậy, Việt Nam luôn là nơi tranh giành ảnhhưởng của các nước lớn Mặc dù, biển Đông không tiếp giáp trực tiếp với Nganhưng do yêu cầu chiến lược nên Nga có sự ràng buộc về lợi ích quân sự,hàng hải, kinh tế, an ninh, chính trị tại đây Mặt khác, chính sách đối ngoạicủa Nga ngày nay trước hết nhằm mục đích phát triển kinh tế Liên bang Ngađánh giá cao những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, chính sáchđối ngoại rộng mở của Việt Nam là phù hợp với lợi ích của Nga Hơn nữa,trong khi Nga vẫn chưa có đủ khả năng để thâm nhập vào thị trường mới, đặcbiệt là các nước công nghiệp phát triển, thì Nga vẫn có vai trò khá quan trọng
Trang 26trong những ngành kinh tế then chốt ở Việt Nam như dầu khí và năng lượngđiện Bề dày kinh nghiệm hợp tác Xô - Việt là điều kiện tốt nhất để xác địnhchỗ đứng khá chắc chắn trong hợp tác với Việt Nam Hơn hết, Việt Nam lànơi duy nhất mà ngành dầu khí của Nga có thể cạnh tranh mạnh với các nướcphương Tây và đưa lại nhiều hiệu quả, đồng thời là nơi có hàng ngàn cácchuyên gia, kỹ thuật viên tay nghề cao và các nhà quản lí nhà nước, kinh tếđược đào tạo tại Nga trong thời kỳ Liên Xô trước đây Đó là những thuận lợi
mà Nga không thể có được trong quan hệ với các nước khác ở Đông Nam Á
Tóm lại, với Nga, rõ ràng việc thúc đẩy quan hệ chiến lược toàn diện
với người bạn truyền thống Việt Nam có vai trò quan trọng để Nga xác lập lại
vị trí của mình là một đối tác quan trọng trong khu vực Đông Nam Á giữa lúc
Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc cũng đang có ảnh hưởng đối với khuvực này
1.3.2.2 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nga
Về phía Việt Nam, Chính phủ và nhân dân coi trọng việc củng cố vàphát triển mối quan hệ truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga,cho đây là một định hướng chiến lược lâu dài của mình Ngoài ra, trong bốicảnh phấn đấu hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020, ViệtNam cần tranh thủ yếu tố bên ngoài thuận lợi để phục vụ cho mục tiêu này,trong đó không thể không tính đến vai trò của Nga
Bên cạnh đó, đối với Việt Nam, cân bằng quan hệ với các nước lớn làmột trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại Lợi ích về chính trịtrong quan hệ với Nga là lợi ích chiến lược đáng kể đối với Việt Nam Dùkinh tế Nga chưa phát triển cao, nhưng Nga là một trong những nước có tiếngnói quyết định trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc Nga có tiềm lực quân
sự, nền khoa học công nghệ khá cao và đang dẫn đầu thế giới trong một sốlĩnh vực như chinh phục vũ trụ Nga là nước duy nhất trên thế giới có thể tựbảo đảm tài nguyên khoáng sản và năng lượng cho sự phát triển lâu dài
Trang 27Hơn nữa trong lịch sử cũng như trong hiện tại, đối với Việt Nam, quan
hệ với Nga là mối quan hệ không có xung đột, mâu thuẫn lớn, không bị cạnhtranh nhau trong bất cứ lĩnh vực nào, mà lại có truyền thống hữu nghị lâu dài.Phát triển quan hệ tốt đẹp với Nga, sẽ tạo thuận lợi cho chúng ta trong quan
hệ với các nước lớn trong khu vực và thế giới Vị thế của Việt Nam càng lêncao trên vũ đài quốc tế, thì Nga càng quan tâm hơn nữa đến việc phát triểnquan hệ với Việt Nam
Tiểu kết chương 1:
Những lợi ích cơ bản và chủ yếu nêu trên đối với mỗi nước, đặc biệt là sự gặp
gỡ về lợi ích cũng như sự tin cậy được xây đắp từ mối quan hệ có truyềnthống lâu dài giữa hai nước chính là cơ sở, động lực quan trọng thúc đẩy quan
hệ Việt - Nga phát triển hơn nữa tương xứng với tầm vóc cần có của quan hệđối tác chiến lược toàn diện
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2015
Trong một thập niên triển khai quan hệ Đối tác chiến lược và gần banăm triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Liênbang Nga đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần quan trọng vào côngcuộc hiện đại hóa và phát triển ở mỗi nước Kết quả đó thể hiện quyết tâmchính trị và cách tiếp cận mới của Lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc tăngcường hợp tác song phương
Trang 282.1 Trên lĩnh vực chính trị
2.1.1 Đối thoại và hợp tác chính trị song phương
Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, các chuyến thăm cấp cao giữa hainước diễn ra khá thường xuyên, tạo ra những chuyển biến quan trọng trongcác lĩnh vực khác Chỉ trong các năm 2012 - 2014, hai nước đã tiến hànhnhiều chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao nhất
Nhằm đưa quan hệ Việt Nam - Nga phát triển thực chất hơn, hai nước
đã xác lập khuôn khổ hợp tác mới là đối tác chiến lược toàn diện vào tháng
7-2012 nhân chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Chuyếnthăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bangNga phát triển tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả với nội hàmngày càng phong phú Trên cơ sở quan hệ chính trị - ngoại giao ngày càngđược củng cố và tăng cường, quan hệ hợp tác trong tất cả các lĩnh vực đượcđẩy mạnh, nổi lên một số lĩnh vực có tính chiến lược cho sự phát triển của hainước như năng lượng và kỹ thuật quân sự Trong bối cảnh trên, chuyến thămcủa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳngđịnh hai nước tiếp tục coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan
hệ đối tác chiến lược Việt –Nga; tiếp tục thực hiện cơ chế trao đổi đoàn cấpcao, thể hiện mức độ tin cậy cao giữa lãnh đạo hai nước, tạo động lực thúcđẩy quan hệ hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, an ninh-quốcphòng, kinh tế-thương mại, khoa học-giáo dục…Về quan hệ chính trị, hai bênnhất trí tăng cường đối thoại tin cậy, duy trì gặp gỡ, tiếp xúc giữa Lãnh đạocấp cao hai nước, quyết tâm đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hainước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững
Trang 29Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đón tiếp và hội đàm với Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang trong chiều ngày 27/7/2012 tại Sochi.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống V Pu-tin (tháng 11-2013) vàchuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 11-2014) cũngnhằm nhìn nhận lại kết quả phát triển quan hệ giữa hai nước kể từ khi thiết lậpquan hệ đối tác chiến lược toàn diện, từ đó cùng thỏa thuận các biện pháp cụthể để củng cố, nâng cao hơn nữa hợp tác Việt Nam - Nga trong thời gian tới
Chuyến thăm của Tổng thống Putin diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữunghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bangNga đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực Năm 2012 đánh dấu bước pháttriển quan trọng trong quan hệ song phương Việt - Nga với việc hai nướcnâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện Quan hệ chính trị Việt -Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố Chuyến thăm Việt Namnăm 2013 của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin nhằm thể hiện coi trọng vàmong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diệnvới Việt Nam, thiết lập quan hệ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạocấp cao hai nước đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh
Trang 30vực cũng như thể hiện tiếp tục phối hợp hành động và ủng hộ lẫn nhau tại cácdiễn đàn quốc tế và khu vực.
Trong chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng11-2014), hai nước đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, đánh giákết quả phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nước từ sau chuyến thăm chínhthức Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 11/2013, thống nhất nhữngbiện pháp cụ thể để tiếp tục mở rộng hợp tác Trong không khí tin cậy, haibên cũng đã trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực Lãnh đạo hai nướckhẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối tăng cường quan hệ Đối tácchiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, đáp ứng lợi ích lâu dài củanhân dân hai nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục các nỗ lựcchung nhằm thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực
Về kết quả nổi bật của chuyến thăm, chuyến thăm đã góp phần thắt chặtquan hệ chính trị tốt đẹp và tăng cường tin cậy giữa Việt Nam với Liên bangNga và Cộng hòa Belarus Các nhà lãnh đạo đều đánh giá cao và khẳng địnhtiếp tục các cơ chế đối thoại chính trị cấp cao, củng cố hơn nữa quan hệ trênkênh đảng, Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước; traođổi sâu rộng, cụ thể và thống nhất những định hướng, mục tiêu và biện pháplớn nhằm tăng cường, mở rộng hợp tác song phương trên các lĩnh vực khác đểtương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai bên; đồng thờinhất trí sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhautại các diễn đàn đa phương Lãnh đạo ta và hai nước bạn đều nhấn mạnh sựcần thiết giải quyết các tranh chấp tại châu Á-Thái Bình Dương, ở Biển Đôngbằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biểnnăm 1982; ủng hộ việc triển khai đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các
Trang 31bên trên Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bêntại Biển Đông (COC) [27]19
Có thể thấy, quan hệ Việt - Nga từ năm 2012 đến nay ngày càng pháttriển trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao Sự trao đổi thường xuyên các đoàncấp cao giữa hai nước càng củng cố thêm sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau trongquan hệ bang giao giữa hai nước và hai chính phủ Đó là những điều kiện tốtlàm cơ sở cho quá trình củng cố, tăng cường phát triển quan hệ Việt Nam -Liên bang Nga trong bối cảnh quốc tế mới
Bên cạnh đó, hợp tác giữa các địa phương là lĩnh vực làm quan hệ song
phương Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng trở nên sôi động và tích cựchơn Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa các khu vực của Liên bangNga với các địa phương của Việt Nam đã được đẩy mạnh Trên cơ sở đó, mốiquan hệ đối tác liên vùng của hai nước gia tăng một cách rõ rệt Hợp tác địaphương tiếp tục được duy trì và tăng cường thông qua trao đổi đoàn và ký kếtnhiều thỏa thuận hợp tác Nhiều địa phương hai nước đã thiết lập quan hệ hợptác với nhau, đặc biệt giữa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Matxcơva,Xanh Pê-téc-bua Tháng 11/2013, Trung tâm Văn hóa – Thương mại Hà Nộiđược khai trương tại Matxcơva Từ ngày 22 đến 25/8/2014, Đại sứ đặc mệnhtoàn quyền nước ta tại Liên bang Nga, Phạm Xuân Sơn đã có chuyến thămlàm việc tại tỉnh Voldgograd theo lời mời của Thống đốc Bozhenov SergeyAnatolievich Mục đích của chuyến thăm là nhằm thực hiện các thỏa thuậncủa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam - Liên bang Nga và chương trìnhcông tác của Đại Sứ quán Việt Nam tại LB Nga
2.1.2 Đối thoại và hợp tác chính trị đa phương trong các tổ chức quốc tế và khu vực
19 [27] Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam, 29/11/2014
Trang 32Sự phối hợp hành động chặt chẽ giữa Việt nam và Liên bang Ngatrong lĩnh vực chính trị, bên cạnh việc thường xuyên có các đối thoại songphương ở mọi cấp, còn được bổ sung bởi các mối quan hệ đa phương, trongcác tổ chức quốc tế, các diễn đàn khu vực mà cả hai đều là thành viên Hainước đang phối hợp chặt chẽ trong việc tham khảo ý kiến của nhau nhằm phốihợp hoạt động, ủng hộ nhau tại một số diễn đàn quốc tế và khu vực, trong các
và Nga, nỗ lực xây dựng tiếng nói chung trong các vấn đề quan trọng củaquốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong những vấn đề
Trang 33ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chung của cả hai bên đối với việc duy trì hòabình, an ninh và ổn định khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông Việt Namcũng sẽ chủ động và tích cực cùng các nước ASEAN và Nga xác định nhữngđiểm còn hạn chế trong hợp tác giữa hai bên, qua đó tìm ra các giải pháp đểthúc đẩy quan hệ ASEAN - Nga phát triển thực chất và hiệu quả hơn nữa.
Về các tranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác tại không gian ChâuÁ-Thái Bình Dương, hai nước thống nhất rằng những vấn đề này cần đượcgiải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sửdụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện hành, nhất là Hiến chương LiênHợp quốc và Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 Hai nước ủng
hộ việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm
2002 và tiến tới sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông.Trên thực tế, hợp tác chiến lược Việt Nam - Nga đã trở thành một nhân tốquan trọng, có ảnh hưởng tích cực tới tình hình Đông Nam Á và toàn khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương
Như vậy, sự năng động của đối thoại chính trị là bằng chứng cho thấy
sự tin cậy và tình hữu nghị của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nga Vai trò ngày càng gia tăng của Nga và Việt Nam trên chính trường quốc
-tế mở ra những khả năng phối hợp hành động giữa hai nước trên nhiều hướng,nhiều lĩnh vực khác nhau Nga và Việt Nam có quan điểm tương đồng trongcác vấn đề quốc tế như trong việc tăng cường ổn định và an ninh trong khuvực châu Á - Thái Bình Dương, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố,buôn lậu ma túy, nạn nhập cư trái phép, buôn bán vũ khí và các vấn đề quantrọng khác Trong bối cảnh đó, củng cố quan hệ hợp tác chính trị giữa hainước cả song phương và đa phương sẽ là một đóng góp thiết thực trong việchình thành một mô hình quan hệ quốc tế mới trong khu vực châu Á - TháiBình Dương, dựa trên những nguyên tắc về hợp tác, chủ quyền và bình đẳng
Trang 342.2 Trên lĩnh vực an ninh - quân sự
An ninh - quốc phòng là lĩnh vực hợp tác có bề dày truyền thống giữahai nước và tiếp tục phát triển sâu rộng trong những năm gần đây Quan hệhợp tác quốc phòng và kỹ thuật quân sự Việt Nam - Nga được đánh giá là ổnđịnh, vững chắc, đạt hiệu quả cao Một trong những kết quả mới về chất tronghợp tác kỹ thuật quân sự là việc Việt Nam đang triển khai sản xuất các trangthiết bị kỹ thuật quân sự tiên tiến với sự tham gia của các công ty Nga Hainước cũng chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến an ninh khu vực và thếgiới (nhất là các hoạt động khủng bố), tăng cường hợp tác trong lĩnh vực anninh phi truyền thống
Việt Nam không phải là ưu tiên số 1 trong chính sách châu Á - TháiBình Dương của Nga, nhưng Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng ởĐông Nam Á, trong đó có cảng Cam Ranh, đường bờ biển dài Quan hệ chiếnlược toàn diện với Việt Nam cũng là một tài sản chiến lược quan trọng củaNga trong “bàn cờ lớn” mới đang định hình Để có vị thế xứng đáng trêntrường thế giới trong tương lai, Nga cần phải có những đối tác chiến lược tincậy ở các khu vực trọng điểm
Hiện nay, Nga đã nâng quan hệ hợp tác quân sự- kỹ thuật với Việt Namlên một mức độ mới Nâng cấp ở đây có nghĩa là chuyển từ quan hệ buôn bánthông thường sang hợp tác nghiên cứu, sản xuất và chế tạo vũ khí cũng nhưtrang thiết bị quân sự, thành lập các trung tâm dịch vụ, bảo hành và nâng cấp
vũ khí, hợp tác xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự sang thị trường cácnước thứ ba Theo chương trình hiện đại hóa quân đội Việt Nam với nhiệm vụchiến lược đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp mạnh với nềncông nghiệp phát triển và quân đội trang bị hiện đại, trong những năm gầnđây, Việt Nam đã ký hàng loạt hợp đồng lớn mua vũ khí Nga Điển hình làtrong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Liênbang Nga cuối năm 2009, một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuấtkhẩu khí tài hải quân của Nga đã được kí kết với Việt Nam Đó là hợp đồng
Trang 35trị giá 2 tỷ USD, theo đó, 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga được bán cho ViệtNam Đến đầu năm 2015, 3 chiếc tàu đã được bàn giao cho Việt Nam, mangtên HQ - 182 Hà Nội, HQ - 183 Thành phố Hồ Chí Minh và QH-184 HảiPhòng [28]20
Trong những năm gần đây, Việt Nam và Liên bang Nga đã tích cực tổchức các chuyến thăm, các buổi họp bàn hay gặp mặt để đẩy mạnh hợp táctrên lĩnh vực an ninh - quân sự Tiêu biểu như, chuyến thăm Nga năm 2013của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với nhiều hoạt động, trong đó đáng chú ý làchuyến thị sát tàu ngầm Hà Nội tại Kaliningrad, chiếc đầu tiên trong hợpđồng cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo được ký kết trong chuyến thăm chính thứcLiên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2009; Đối thoại chiếnlược ngoại giao, quốc phòng, an ninh Việt - Nga lần thứ 7 được tổ chức tạithành phố Hồ Chí Minh, vào tháng 11/2014; các buổi giao lưu, gặp gỡ Cựuchiến binh và nhân viên quân sự Việt-Nga nhằm tăng cường hợp tác quốcphòng
Sự tin cậy chiến lược là cơ sở cho Việt Nam và Nga phát triển quan hệhợp tác an ninh, quốc phòng Nga đã, đang và sẽ tiếp tục là nước cung cấp ổnđịnh, lâu dài phần lớn vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Việt Nam, đồngthời đào tạo về quân sự cho Việt Nam, bởi Nga có thế mạnh trong ngành côngnghiệp quốc phòng hiện đại Trong khi đa phương hóa và đa dạng hóa quan
hệ hợp tác an ninh - quốc phòng với các mức độ khác nhau, Việt Nam sẽ tiếptục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga theo cả hai chiềurộng và sâu Hợp tác với Nga đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhhiện đại hóa quân đội, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng phục vụ chobảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, tạo thế đứng chiến lượcvững chắc hơn cho Việt Nam ở khu vực
20 [28] H.Thành: “Nga bàn giao tàu ngầm Kilo 636 “Hải Phòng” cho Việt Nam”, báo điện
tử Người lao động, ngày 06/12/2014
Trang 362.3 Trên lĩnh vực kinh tế
Cơ chế tiếp xúc đối thoại thường xuyên ở cấp cao của lãnh đạo hainước đã tạo cơ sở chính trị tin cậy để đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế -thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế, Việt Nam vẫn dành sự quan tâm thích đáng cho việc gia tăng quan hệhợp tác kinh tế truyền thống với Liên bang Nga Quan hệ kinh tế thương mạihai bên cùng có lợi đã, đang và sẽ là cơ sở vật chất để phát triển tổng thể cácmối quan hệ Việt - Nga trong thế kỉ mới trên tinh thần đối tác chiến lược toàndiện Với tinh thần đó, nhiều chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo hainước đã bàn luận và giải quyết các vấn đề hợp tác thương mại, kinh tế songphương, trong đó tập trung vào việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế,thương mại, khoa học - kỹ thuật và đầu tư giữa Nga và Việt Nam kể cả trongkhuôn khổ các dự án cụ thể trên cơ sở sử dụng tiềm năng và kinh nghiệmđược tích lũy trong phối hợp hành động trên mọi phương diện giữa hai nước.Vai trò quan trọng trong việc tạo dựng các điều kiện chính trị, pháp lí và cácđiều kiện cần thiết khác để phát triển toàn bộ tổ hợp các mối quan hệ kinh tếsong phương là Ủy ban Liên chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế, thươngmại và khoa học - kỹ thuật
Những kết quả đạt được trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Liên bangNga được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực chủ yếu sau:
2.3.1 Trên lĩnh vực thương mại
Ngày 22/8/2012, Nga chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Tổchức Thương mại thế giới (WTO) sau 18 năm thương thảo Đây là nền kinh tếlớn trên thế giới và có tác động lớn đến thương mại Việt Nam, là thị trườngtruyền thống, tiềm năng của Việt Nam Trên bình diện chung, Việt Nam còn
là khâu nối quan trọng trong chiến lược của Nga vào Châu Á - Thái BìnhDương và vào khu vực ASEAN
Trang 37Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nga các mặthàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng (chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩusang thị trường này) như: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sảnphẩm điện tử và linh kiện; hàng thủy sản; hàng dệt may; giày dép các loại;hàng rau quả; cà phê, hạt điều và hạt tiêu…Về nhập khẩu, chiếm tỉ trọng trên85% kim ngạch nhập khẩu từ Nga là những mặt hàng thiết yếu phục vụ sảnxuất trong nước như xăng dầu, phân bón, sắt thép và sản phẩm, máy móc thiết
bị dụng cụ và phụ tùng, hàng thủy sản, than đá, cao su các sản phẩm từ dầu
mỏ, phôi thép, sắt thép thành phẩm và phân bón…Trong số các mặt hàngnhập khẩu từ Nga thì xăng dầu các loại là mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất(chiếm 38%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó của Việt Nam từtất cả các thị trường 21
Điểm nổi bật trong thương mại hai nước những năm qua là Trung tâmvăn hóa thương mại (đa chức năng) và khách sạn Hà Nội - Mátxcơva đã đượchoàn thành vào năm 2013 - trung tâm thương mại lớn nhất mà Việt Nam đầu
tư ra nước ngoài cho đến nay Đây là nơi giao thương, đầu mối thông tincho các doanh nghiệp hai quốc gia Đây cũng là nơi để các doanh nghiệp ViệtNam đặt văn phòng đại diện, mở phòng trưng bày giới thiệu hàng hóa và có ýnghĩa thiết thực với cộng đồng người Việt Nam tại Nga
Hạn chế
Khó khăn lớn nhất đối với thương mại hai nước là khả năng thanh toáncủa thị trường SNG và thị trường Nga Hiện khả năng tài chính của nhiềudoanh nghiệp Nga còn hạn chế, chưa đủ khả năng thanh toán theo thông lệquốc tế, do đó thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam thanh toán theo hìnhthức trả chậm Ngược lại, khi xuất khẩu hàng sang Việt Nam, doanh nghiệpNga yêu cầu đặt tiền trước Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng trongtình trạng thiếu vốn nên yêu cầu thanh toán sau khi nhận hàng
21 Sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam – Nga trong 10 tháng tính từ đầu năm 2014, Cục hải quan Việt Nam
Trang 38Khó khăn thứ hai là vận tải, một cản trở trong quan hệ thương mại hainước Đội tàu từ thời Liên Xô cũ đã hoàn toàn tan rã, hiện nay phương tiệnvận chuyển chủ yếu là container, tuy nhiên chi phí khá cao Hàng xuất khẩu
từ Việt Nam sang Nga, do phải vận chuyển qua các cảng Châu Âu rồi mớivòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo tuyến đường xuyên Nga
từ Đông sang Tây nên chi phí vận chuyển lớn hơn so với hàng vận chuyển từTrung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ
Bên cạnh đó, thị trường Nga còn áp dụng những rào cản kỹ thuật bằngthuế quan và phi thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước (ví dụ đưa ra lệnhcấm hoặc hạn chế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như nông – thủy sản,thịt đông lạnh…) Các qui định của thị trường Nga đối với hàng hóa nhậpkhẩu rất chặt chẽ, qui định về quản lý tài chính và tín dụng khá phức tạp Việctrao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tưthương người Việt ở Nga thực hiện, nên hoạt động manh mún và thiếu bàibản Chính phủ Nga chủ trương bảo hộ mậu dịch, tăng thuế nhập khẩu, ápdụng hạn ngạch, tạo dựng hàng rào phi thuế… vì thế đã hạn chế không ít đếnxuất khẩu những mặt hàng truyền thống của Việt Nam Những trở ngại về thủtục hành chính, hải quan… cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khitham gia thị trường
2.3.2 Trên lĩnh vực đầu tư
Liên bang Nga là một trong những quốc gia có đầu tư đáng kể vào ViệtNam, với 106 dự án đầu tư còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký 1,95 tỷUSD, đứng thứ 17/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Nhưvậy bình quân một dự án của Liên bang Nga tại Việt Nam có số vốn đăng ký18,5 triệu USD, cao hơn mức trung bình của một dự án FDI tại Việt Nam hiệnnay là 14,1 triệu USD [29]
Các nhà đầu tư Nga đã đầu tư vào 13/21 ngành kinh tế trong hệ thốngphân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam Trong đó tập trung vào lĩnh vực