MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ và công tác cán bộ là một vấn đề trọng yếu, giữ vai trò quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn quan tâm và chăm lo đến đội ngũ cán bộ của Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng Lào đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đem lại sự thống nhất cho Tổ quốc, đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ. Là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước. Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định: “Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân, là người phục vụ nhân dân, là cầu nối của Đảng và quần chúng nhân dân”. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, mức độ chính xác của đường lối và việc tổ chức thực hiện đường lối đều tùy thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ và cán bộ chủ chốt. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã dày công đào tạo, rèn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các thời kỳ cách mạng. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã không ngừng quan tâm bồi dưỡng, có nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác cán bộ. Trong đó, đã nêu lên những quan điểm, định hướng quan trọng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, trong thời gian qua, huyện ủy, chính quyền huyện tỉnh Viêng Chăn luôn bám sát đường lối về công tác cán bộ của Đảng, vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn có phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng; năng lực, trình độ ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện và tỉnh. Tuy vậy, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của tỉnh và đất nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn vẫn chưa ngang tầm; còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: mang nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ, cục bộ, trình độ lý luận chưa cao, trình độ tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế; một bộ phận cán bộ vi phạm đạo đức lối sống, quan liêu hách dịch, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Những hạn chế, yếu kém trên một phần rất lớn là từ công tác quản lý cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn. Hiện nay, tỉnh Viêng Chăn đang bước vào giai đoạn phát triển mới, toàn huyện ra sức thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai nhiều dự án trọng điểm của tỉnh. Yêu cầu, nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi các huyện phải chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ căn bộ chủ chốt có chất lượng tốt, đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ, đảm đương các công việc được giao. Do vậy, công tác quản lý cán bộ chủ chốt cấp huyện cần có được quản tâm và có những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Từ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ nói chung và quản lý cán bộ nói riêng trong thời kỳ mới, cũng như thực tiễn và những vấn đề đặt ra về công tác quản lý cán bộ hiện nay của tỉnh Viêng Chăn, tôi quyết định chọn vấn đề: “Quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ và công tác cán bộ là một vấn đề trọng yếu, giữ vai trò quyếtđịnh thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào.Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn quan tâm và chăm lo đến đội ngũ cán bộcủa Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng Lào đi từ thắng lợi này đến thắng lợikhác, đem lại sự thống nhất cho Tổ quốc, đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào,xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền vớivận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ Là khâu then chốt trong côngtác xây dựng Đảng, trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý
Nhà nước Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định: “Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân, là người phục vụ nhân dân,
là cầu nối của Đảng và quần chúng nhân dân” Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ
rõ, mức độ chính xác của đường lối và việc tổ chức thực hiện đường lối đềutùy thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ và cán bộ chủ chốt Đảng Nhân dâncách mạng Lào đã dày công đào tạo, rèn luyện, xây dựng được một đội ngũcán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các thời kỳcách mạng
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng xãhội công bằng, dân chủ văn minh, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã khôngngừng quan tâm bồi dưỡng, có nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác cán bộ.Trong đó, đã nêu lên những quan điểm, định hướng quan trọng, nhằm xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạngtrong giai đoạn mới
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ,trong thời gian qua, huyện ủy, chính quyền huyện tỉnh Viêng Chăn luônbám sát đường lối về công tác cán bộ của Đảng, vận dụng sáng tạo, phù
Trang 2hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đã xây dựng được một đội ngũcán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, cơ bản đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ đề ra Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấphuyện ở tỉnh Viêng Chăn có phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng; nănglực, trình độ ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng cho sự pháttriển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh Tuy vậy, so với yêu cầu nhiệm vụngày càng cao của tỉnh và đất nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ởtỉnh Viêng Chăn vẫn chưa ngang tầm; còn bộc lộ một số hạn chế nhất địnhnhư: mang nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ, cục bộ, trình độ lý luậnchưa cao, trình độ tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế; một bộ phận cán
bộ vi phạm đạo đức lối sống, quan liêu hách dịch, vi phạm nguyên tắc tổchức và sinh hoạt Đảng Những hạn chế, yếu kém trên một phần rất lớn là
từ công tác quản lý cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp huyện nóiriêng trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn
Hiện nay, tỉnh Viêng Chăn đang bước vào giai đoạn phát triển mới,toàn huyện ra sức thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng,triển khai nhiều dự án trọng điểm của tỉnh Yêu cầu, nhiệm vụ hết sức nặng
nề, đòi hỏi các huyện phải chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ căn bộchủ chốt có chất lượng tốt, đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ, đảm đương cáccông việc được giao Do vậy, công tác quản lý cán bộ chủ chốt cấp huyệncần có được quản tâm và có những giải pháp để nâng cao hiệu quả trongthời gian tới
Từ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ nói chung
và quản lý cán bộ nói riêng trong thời kỳ mới, cũng như thực tiễn và nhữngvấn đề đặt ra về công tác quản lý cán bộ hiện nay của tỉnh Viêng Chăn, tôi
quyết định chọn vấn đề: “Quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh
Viêng Chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm khóa
luận tốt nghiệp
Trang 32 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề quản lý cán bộ chủ chốt đã được các cơ quan, nhà khoa học,cán bộ hoạt động thực tiễn… đề cập đến với những mức độ và cách thức khácnhau Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu về công tác cán bộ nóichung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói riêng:
2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cán bộ chủ chốt và công tác quản lý cán bộ ở Việt Nam
Các sách đã được xuất bản:
Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (Qua kinh nghiệm của Hà Nội),
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách đề cập các vấn
đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thốngchính trị, phân tích thực trạng, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra hiện nayđối với thủ đô Hà Nội Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
Bùi Ngọc Thanh (2008), Một số vấn đề về xây dựng Đảng và công tác cán bộ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách gồm nhiều bài
viết thể hiện sự kiên định đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội củaĐảng Cộng sản Việt Nam, vạch trần những luận điệu xuyên tạc, chống đốiĐảng của các phần tử, thế lực thù địch Đồng thời, tác giả đánh giá khái quátviệc thực hiện tiêu chuẩn cán bộ đã được Hội nghị Trung ương 3 khoá VIIIcủa Đảng xác định cũng như những việc làm được, những việc phải tiếp tụcthực hiện trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo Nghị quyết số
11 của Bộ Chính trị khoá IX
Các đề tài khoa học đã được công bố
Đề tài khoa học xã hội cấp Bộ năm 2004 của Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh do Nguyễn Thị Tuyết Mai làm Chủ nhiệm, Khoa Tâm lý xã
hội chủ trì về: “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp
xã ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong điều kiện hiện nay”.
Trang 4Đề tài KHXH.05-03 do Nguyễn Phú Trọng làm Chủ nhiệm (giai đoạn
1996 - 2000): “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 1991-1995, “Xác định cơ cấu
và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới”, mã
số KX.05.11 do Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu và in thànhsách
Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2001, do Nguyễn Văn Sáu làm chủ nhiệm:
“Nâng cao tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở phía Bắc nước ta trong tình hình hiện nay”, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh
Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đã bảo vệ
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mậu Dựng (1996) “Xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Tân (2000), “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh
Luận án tiến sĩ của Phạm Công Khâm (2002), “Xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn Thạc sỹ của Cao Khoa Bảng (2006), “Xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ của Trần Thọ (2007), “Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng quản lý giai đoạn hiện nay”,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 5Luận văn Thạc sỹ của Phạm Anh Tuấn (2008), “xây dựng đội ngũ cán
bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Luận văn cao cấp lý luận chính trị của tác giả Mai Thị Kim Dung
(2008), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay”.
Luận văn thạc sĩ khoa học Chính trị của tác giả Võ Đình Trà (2008),
“Chuẩn hóa trưởng, phó phòng, ban và đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện
ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn hiện nay”.
Khóa luận cử nhân Chính trị của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2009)
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã, phường ở Thành phố Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Nam Phương (2015), “Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt của thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An hiện nay” Luận văn
đưa ra một số quan niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC của thị
xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay Thông qua khảo sát, nghiên cứuđánh giá, luận văn làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ và chất lượng đội ngũCBCC, nguyên nhân, kinh nghiệm Đề xuất các giải pháp khả thi góp phầnxây dựng đội ngũ CBCC Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Các bài viết đăng trên các tạp chí
Vũ Công Thương (2013), “Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông.
Doãn Trung Tuấn (2013), “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa”, Tạp chí Lý luận
Trang 6Đỗ Thái Huy (2014), “Đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền
thông
Ngoài các tài liệu nói trên còn rất nhiều công trình nghiên cứu, bài phátbiểu, bài viết khác đề cập đến vấn đề công tác cán bộ và chất lượng công táccán bộ
2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cán bộ chủ chốt và công tác quản lý cán bộ ở Lào
Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Hà Nội, 2006, của tác giả
Bunxi KonBut: “Phát triển năng lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện (qua thực tiễn huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống về năng lực quản
lý nhà nước của chính quyền huyện Xaythany, đề xuất một số giải pháp thiếtthực, có tính khả thi để phát triển năng lực quản lý nhà nước của chính quyềnhuyện Xaythany
Đề tài của tác giả Phommalath Sommai: “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ, công chức chủ chốt tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Thành phố Hồ
Chí Minh, 2010 Luận văn thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng nănglực lãnh đạo, quản lý của cán bộ công chức chủ chốt tỉnh Viêng Chăn đã làm
rõ các mặt tích cực, hạn chế, tìm ra những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu ảnhhưởng đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ công chức chủ chốt của tỉnh
Từ thực trạng đó, luận văn đã đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng caonăng lực lãnh đạo, góp phần vào việc hoạch định các chủ trương, chính sáchtrong công tác cán bộ, đặc biệt là vấn đề đào tạo và nâng cao năng lực cho cán
bộ công chức
Công trình nghiên cứu của Phetthavone Mounsouphom: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân dân Lào” Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính
Trang 7công, Thành phố Hồ Chí Minh, 2016 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thựctrạng về công tác cán bộ, chất lượng củađội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyệnởthủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay; luận văn làm
rõ những nội dung chất lượng cần thiết của đội ngũ và đề xuất một số giảiphápnhằm nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô ViêngChăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn mới
Bun Xợt Thăm Ma Vông (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành Xây dựng Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận, vịtrí, vai trò của đội ngũ cán bộ hiện nay, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm, nguyênnhân và kinh nghiệm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếuxây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đápứng yêu cầu công cuộc đổi mới
Khamphone Phimmalath (2014), “Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, tạp chí Xây Dựng Đảng, số 157, tháng 11 năm 2014 Bài viết đi sâu
phân tích vai trò và tầm quan trọng của công tác cán bộ thực hiện chiến lượcnăm 2020 đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, tạo khâu đột phá trongcông tác cán bộ, từ đó phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý cán bộ
và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập
Nhìn chung, những công trình khoa học nêu trên với nội dung phongphú đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, vịtrí của cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp nóiriêng Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào là luận văn hay luận ánnghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về công tác quản lý cán bộ chủ chốt cấphuyện ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chính vìvậy, tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài này làm nội dung nghiên cứu trongkhóa luận tốt nghiệp
Trang 83 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý đội ngũ cán bộ chủchốt cấp huyện, phân tích thực trạng công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cương quản lý đội ngũcán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhândân Lào đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận thực hiện các nhiệm vụ sau:Một là, phân tích cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấphuyện
Hai là, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnhViêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý đội ngũcán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhândân Lào trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến năm 2020
Phạm vi không gian: tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhândân Lào
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Khóa luận nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, ĐảngNhân dân cách mạng Lào về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ
Trang 95.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp như: nghiên cứu tài liệu,logic - lịch sử, thống kê - tổng hợp, phân tích - so sánh, tổng kết kinh nghiệmthực tiễn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác quản lý, đánhgiá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động và luânchuyển cán bộ chủ chốt cấp huyện
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu
ở các trường đại học, trường chính trị - hành chính của địa phương
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungkhóa luận gồm 3 chương, 6 tiết
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP HUYỆN
1.1.Khái niệm, vai trò của quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Cán bộ
Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, cán bộ là lực lượng chủ yếu trongcác cơ quan hành chính nhà nước, trong đó đại đa số cán bộ có thể giữ cácchức vụ khác nhau Thuật ngữ “cán bộ” xuất hiện nhiều trong các văn bảnchính trị, pháp luật và quản lý nhà nước Tuy nhiên, do trải qua các thời kỳkhác nhau nên khái niệm cán bộ cũng không hoàn toàn đồng nhất Dưới góc
độ khoa học quản lý hành chính nhà nước, cán bộ được coi là những ngườiđược hưởng lương từ ngân sách nhà nước và giữ ngạch cán sự trở lên (đểphân biệt với nhân viên có vị trí, vai trò và mức lương thấp hơn cán sự)
Luật cán bộ, công chức của nước CHDCND Lào quy định cán bộ là
“người quản lý cấp cao và nhân viên lãnh đạo, quản lý được bầu hoặc bổ nhiệm giữ bất kỳ vị trí điều hành nào trong tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và các đoàn thể Trung ương, địa phương” [54,
Cán bộ là những người giữ cương vị chỉ huy từ tiểu đội trưởng trở lên(cán bộ tiểu đội, đại đội, cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn…) hoặc là sỹquan từ cấp úy trở lên trong quân đội nhân dân Lào
Trang 11Trong hệ thống bộ máy nhà nước, khái niệm cán bộ được hiểu vớinghĩa trùng với khái niệm công chức, chỉ những người làm việc trong cơ quannhà nước Đồng thời, họ là những người giữ một vị trí chức danh, chức tráchlãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên đếnhuyệntrưởng (về mặt chính quyền) và đến bí thư huyện (về mặt Đảng) (ỞCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thực hiện quy chế nhất thể hóa chức danhhuyện trưởng kiêm bí thư huyện)
Tuy cách dùng, cách thức biểu đạt khái niệm cán bộ có khác nhaunhưng về cơ bản thuật ngữ cán bộ bao hàm nghĩa chính của nó là bộ khung, lànòng cốt, là những người lãnh đạo, là chỉ huy
Trong giai đoạn hiện nay, thuật ngữ “cán bộ” được dùng rất phổ biến ởcác tài liệu của các cơ quan đảng - công tác đảng, nhà nước về công tác cán
bộ, đoàn thể và những lời phát biểu, vận động nhân dân hay dùng gọi đối vớinhững người của Đảng và Nhà nước xuống làm việc với người dân địaphương như: cán bộ tỉnh, cán bộ huyện, cán bộ thuế…
Tại Việt Nam, Luật cán bộ công chức Việt Nam năm 2008 định nghĩa:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [15, tr.8]
Với nhận thức của tác giả, khái niệm cán bộ được hiểu như sau:
Cán bộ là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước và thuộc biên chế của một
cơ quan, đơn vị và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
1.1.1.2 Cán bộ chủ chốt
Theo nhận thức của nghiên cứu sinh, trong đội ngũ cán bộ có đội ngũcán bộ giữ vai trò quan trọng làm nòng cốt được gọi là cán bộ chủ chốt
Trang 12Thường thì cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nắmvai trò lãnh đạo trong đơn vị mình Theo đó, cán bộ chủ chốt là những ngườiđược giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điềuhành bộ máy, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệmtrước cấp trên và cấp mình quản lý về công tác được giao.
Cán bộ chủ chốt có những đặc trưng sau đây:
Một là, CBCC là người có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng, có
tác dụng làm nòng cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấpnhất định; người được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo,quản lý, điều hành bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịutrách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về lĩnh vực công tác được giao
Hai là, CBCC là người có vị trí quan trọng, giữ vai trò quyết định trong
việc xác định phương hướng, mục tiêu, phương pháp công tác; đề ra các quyếtđịnh và tổ chức thực hiện tốt các quyết định của cấp mình hoặc cấp trên giao.Kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc; bổsung, điều chỉnh kịp thời những giải pháp mới khi cần thiết; đúc rút kinhnghiệm, tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận
Ba là, CBCC còn là người giữ vai trò đoàn kết, tập họp, phát huy sức
mạnh của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựngnội bộ tổ chức vững mạnh
Bốn là, CBCC là những người đại diện một tổ chức, một tập thể chủ
yếu do bổ nhiệm hoặc bầu cử, giữ một chức vụ trọng yếu trong cơ quan Đảng,Chính quyền (cấp trưởng, cấp phó); trưởng các đoàn thể và là những ngườichịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về mọi hoạt động của địaphương, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được đảm nhận
Với nhận thức đó tác giả cho rằng, cán bộ chủ chốt là người giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý; đại diện cho uy tín, trí tuệ của một tổ chức và là linh hồn của tổ chức ấy, được bầu cử hay bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
Trang 13cấp trên và cấp mình về thành công hay thất bại trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
1.1.1.3 Cán bộ chủ chốt cấp huyện
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện là những người đứng đầu, giữ vị trítrọng yêu nhất trong cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở huyện, có ảnhhưởng đến việc chấp hành chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, phápluật của nhà nước thông qua việc trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong toàn huyện
Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm: Cán bộ chủ chốt cấp huyện là công dân nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong biên chế; được hưởng lương
từ ngân sách Nhà nước, là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong chính quyền cấp huyện; chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về thành công hay thất bại trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện.
- Quan niệm cán bộ chủ chốt cấp huyện thể hiện các nội dung:
Thứ nhất, cán bộ chủ chốt cấp huyện là một bộ phận cán bộ của Đảng,Nhà nước giữ vị trí lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện
Thứ hai, có vai trò quan trọng trong quán triệt và thực hiện đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước; lãnh đạo, triển khai, tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cấp huyện
Thứ ba, cán bộ chủ chốt cấp huyện có nhiệm vụ quan trọng trong lãnhđạo, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng các tổ chức và đội ngũ cán bộtrong huyện trong sạch, vững mạnh
Quan niệm trên về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện phản ánh toàn bộcác yếu tố cấu thành đội ngũ, cấu trúc của đội ngũ, bao gồm các yếu tố về sốlượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của cấphuyện ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Cho đến nay, cán bộ chủ chốt cấp huyện còn có nhiều quan niệm khácnhau Những năm gần đây, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã từng bước có
sự phân cấp cán bộ trong hệ thống chính trị, trong đó làm rõ chức trách,
Trang 14nhiệm vụ, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,thực hiện chính sách, kỷ luật, khen thưởng cán bộ Vấn đề này được một sốvăn bản của Bộ chính trị nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng đề cậpnhư: Quy định số 02/BCT, ngày 17-10-2006 của Bộ chính trị về công tácquản lý cán bộ Hiện nay, ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vẫn đang thựchiện chế độ nhất thể hóa các chức danh, trong đó có chức danh bí thư kiêmhuyện trưởng Như vậy, theo Điều 7, Quy định số 02/BCT của Bộ chính trị,cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bao gồm:bí thưhuyện ủy kiêm huyện trưởng; phó bí thư huyện ủy; phó huyện trưởng.
1.1.1.4 Quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
Quản lý cán bộ là công việc cơ bản trong công tác cán bộ do chủ thểlãnh đạo, trước hết là do tập thể cấp ủy và cá nhân người đứng đầu tổ chứcchịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhằm tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng,đánh giá và phát triển đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của tổ chức và xã hộitrong quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra
Từ nhận thức trên, quan niệm về quản lý cán bộ chủ chốt cấp huyện được hiểu là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thực tiễn
về công tác cán bộ của cấp ủy các cấp, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với những cán bộ, công chức đang công tác tại các huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh nhằm làm cho đội ngũ cán bộ có cơ cấu và số lượng hợp lý, tương ứng với cán bộ có phẩm chất, năng lực và sức khỏe đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
1.1.2 Vai trò của quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
Thứ nhất, quản lý đội ngũ CBCC cấp huyện đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh.
Đội ngũ CBCC cấp huyện là những người gần dân, là cầu nối giữangười dân với đội ngũ cán bộ cấp tỉnh và trung ương Chính vì vậy, quản lýđội ngũ CBCC cấp huyện là cơ sở, nền tảng quan trọng để góp phần tăngcường sức mạnh của HTCT
Trang 15Trước tác động đa chiều của nền kinh tế thị trường, sự tấn chống phácủa các thế lực thù địch nhằm tha hóa, biến chất đội ngũ CBCC các cấp nóichung và cấp huyện nói riêng thì thực tế vẫn có một bộ phận CBCC chưa thực
sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, ngại học tập lý luận chính trị, có biểu hiệnthiếu quyết tâm, tin tưởng và việc thực hiện đường lối của Đảng, nhất là đấutranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; hoang mang, dao động trước nhữngdiễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước Chính vì thế, việcquản lý đội ngũ CBCC cấp huyện nhằm đấu tranh, ngăn chặn những tiêu cực,tham nhũng đang xảy ra, giúp cho HTCT hoạt động hiệu quả hơn, thực hiệntốt hơn nhiệm vụ của mình Việc quản lý không chỉ nhằm thanh tra, kiểm tra,giám sát, điều chỉnh mà còn để phát hiện các sai phạm để hỗ trợ, điều chỉnhđội ngũ CBCC cấp huyện
Thứ hai, tạo ra một đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh.
Thực tế cho thấy, trong công tác cũng như sinh hoạt của cuộc sốnghàng ngày, mỗi CBCC cấp huyện luôn chịu sự tác động bởi các yếu tố kháchquan, trong đó có những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực Đứng trước nhữngcám dỗ, cạm bẫy của cuộc sống, nếu người CBCC không có lập trường chínhtrị vững vàng sẽ dẫn đến bị dao động, rời xa các mục tiêu, lý tưởng, sốngbuông thả, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước Để tránhnhững nguy cơ này cần đến vai trò của công tác quản lý CBCC để phát hiệnnhững biểu hiện tiêu cực trong mỗi CBCC cấp huyện và trong đội ngũ CBCCcấp huyện Vì vậy, trong công tác quản lý đội ngũ CBCC cấp huyện cần tậptrung chú trọng quản lý, nắm chắc tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống củatừng thành viên thuộc phạm vi quản lý, trên cơ sở đó để có biện pháp kịp thời
và phối hợp để giáo dục, rèn luyện nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạođức cho đội ngũ CBCC cấp huyện
Thứ ba, quản lý đội ngũ CBCC cấp huyện góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp huyện.
Trang 16Đội ngũ CBCC cấp huyện thường xuyên làm việc với cơ sở trong điềukiện tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và xử lý công việc của nhân dân với khốilượng lớn nên cần năng lực của mỗi cá nhân và tổng thể của cả đội ngũCBCC Chính vì vậy, quản lý đội ngũ CBCC góp phần nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ để xử lý tốt và có hiệu quả công việc của nhân dân là một vấn
đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng đến sự thắng lợi của sự nghiệp cáchmạng
Đội ngũ CBCC cấp huyện mà không có năng lực chuyên môn để đápứng các nhiệm vụ được giao thì quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ rất khó khănthậm chí không hoàn thành được công việc Năng lực của CBCC không tựnhiên mà có, mà phải thông qua quá trình rèn luyện của từng cá nhân cũngnhư công tác quản lý cán bộ Quản lý đội ngũ CBCC cấp huyện để đánh giánăng lực làm việc của đội ngũ CBCC cấp huyện, từ đó có những hình thứcđào tạo, bồi dưỡng phù hợp để từ đó nâng cao năng lực làm việc của mỗiCBCC cấp huyện nói riêng và cả đội ngũ CBCC cấp huyện nói chung
Ngoài ra, quản lý đội ngũ CBCC cấp huyện còn góp phần xây dựng cơcấu tổ chức và môi trường làm việc hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phối hợp củađội ngũ cán bộ Đồng thời, đảm bảo thực thi công vụ đúng pháp luật nhà nướcquy định
1.2 Nguyên tắc, nội dung và phương pháp quản lý đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp huyện
1.2.1 Nguyên tắc quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
Thứ nhất, phải đặt dưới sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sản, đảm
bảo sự lãnh đạo toàn diện và thống nhất của cấp ủy Đảng
Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời làđội tiên phong của nhân dân lao động, là đại biểu trung thành lợi ích của giaicấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Theo đó, vai trò và phươngthức lãnh đạo của Đảng là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và
Trang 17chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức,kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ, giới thiệunhững đảng viên ưu tú, có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các
cơ quan lãnh đạo của HTCT Đảng lãnh đạo thông qua tổ cức đảng và đảngviên hoạt động trong các tổ chức của HTCT, tăng cường chế độ trách nhiệm
cá nhân, nhất là người đứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầmquyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủđộng, sáng taho và trách nhiệm của các tổ chức khác trong HTCT
Quản lý CBCC cấp huyện phải dựa trên những quan điểm quản lý cán
bộ và cần chú ý những quan điểm sau:
(1) Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Công tác cán bộ được đổi mới có vai tròquyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu đó Mặt khác, quá trình đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môitrường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đạo tạo cán bộ, nâng cao phẩmchất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ (2) Quán triệt quan điểm giaicấp công nhân của Đảng, phát triển truyền thống yêu nước và đoàn kết dântộc (3) Gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổimới cơ chế chính sách (4) Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cáchmạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rènluyện, bồi dưỡng cán bộ (5) Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ vàquản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ đồng thời phát huytrách nhiệm của các tổ chức thành viên trong HTCT
Để thực hiện được nguyên tắc này, Đảng phải xây dựng và quản lý mộtđội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức, lối sống trong sáng, lànhmạnh, một tiềm năng và năng lực trí tuệ dồi dào Để đạt được mục tiêu và yêucầu đó, Đảng khẳng định vai trò lãnh đạo, trách nhiệm quản lý đội ngũ cán bộ
Trang 18trong HTCT Đảng lãnh đạo công tác quản lý đội ngũ cán bộ trong quá trình
đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định vềcông tác cán bộ Trên cơ sở đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Viêng Chăn đã lãnhđạo các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan của Đảng, Nhànước, Mặt trận xây dựng đất nước, đoàn thể chính trị và các doanh nghiệptrong phạm vi quản lý của đảng bộ tỉnh tổ chức thực hiện các quyết định củaĐảng, của Tỉnh ủy và của các Ban thường vụ huyện ủy về công tác cán bộ
Thứ hai, kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu
biên chế
Tiêu chuẩn các chức danh trong ban chấp hành của đội ngũ cán bộ cấphuyện được quy định cụ thể trong quy chế cán bộ, trong Danh mục vị trí việclàm, bản mô tả vị trí việc làm công chức Đây là căn cứ để sắp xếp lại đội ngũCBCC cấp huyện; phát hiện các chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; nghiêncứu lại việc phân cấp quản lý cán bộ; kiểm nghiệm lại tiêu chuẩn, chức danh,chế độ chính sách cho CBCC cấp huyện… Thực hiện nguyên tắc trên trongquản lý đội ngũ CBCC cấp huyện nhằm tuân thủ các quy định của Đảng, củapháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức
Thứ ba, thực hiện nguyên tắc dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và
phân công, phân cấp rõ ràng Tập thể quyết định, đi đôi với thực hiện đầy đủtrách nhiệm cá nhân trong công tác quản đội ngũ CBCC
Những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí,
sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật ván bộ phải do tập thểcaaso ủy và tổ chức đảng có thẩm quyền thảo luận dân chủ và quyết địnhtheo đa số, Trường hợp ý kiến người đứng đầu và của tập thể cấp ủy, lãnhđạo cơ quan đơn vị khác nhau thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xemxét, quyết định
Ngừi đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đềxuất và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về cán bộ và công tác cán
bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách Cá nhân đề xuất, cơ quan thẩm
Trang 19định, tập thể quyết định về cán bộ phải chịu trách nhiệm về đề xất, thẩm địnhquyết định của mình Cán bộ, đảng viên phải chấm hành nghiêm túc các nghịquyết, quyết định của mình Cán bộ, đảng viên phải cấp hành nghiêm túc cácquy định của cấp ủy, tổ chức đảng; cấp ủy dưới phải chấp hành quyết địnhcủa cấp ủy trên về cán bộ và công tác cán bộ.
Trên cơ sở nguyên tắc quản lý cán bộ nói chung, theo phân cấp quản lýcán bộ thì mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cấphuyện chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ đang công tác,sinh hoạt trong tổ chức mình theo các nội dung quản lý cán bộ trong phạm viđược phân cấp và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, lãnh đạo cấp trên về cán bộthuộc quyền quản lý, sử dụng của mình
Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý, trực tiếp quyết định các nội dung quản
lý cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, đồng thời phân công phân cấp cho cáccấp ủy huyện quản lý, trực tiếp quyết định một số điều khoản khác và nhữngchức danh cán bộ khác
Thứ tư, việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ phải dựa trên phẩm
chất chính trị, đạo đức và năng lực công tác Đây là nguyên tắc đặt nền móng
để tiếp tục đổi mới quản lý cán bộ nói chung, nhấn mạnh năng lực, tài năngbên cạnh những phẩm chất và trình độ chính trị, gắn liền với phát triển độingũ cán bộ
Thứ năm, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới Quản lý đội ngũ cán bộ
nói chung và CBCC cấp huyện nói riêng không thể bỏ qua nguyên tắc bìnhđẳng giới Bình đẳng giới là việc phụ nữ và nam giới được coi trọng nhưnhau, cùng được công nhận và có được vị thể bình đẳng Họ đều có các điềukiện phù hợp để phát huy đầy đủ tiềm năng, có cơ hội như nhau để tham giađóng góp và thụ hưởng bình đẳng trong quá trình phát triển
1.2.2 Nội dung quản lý đội ngũ cán bộ cấp chủ chốt huyện
Nội dung quản lý cán bộ, công chứng nói chung và cán bộ chủ chốt cấphuyện nói riêng được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
Trang 20nước Đó là những nội dung nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đápứng được nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước Trong khuôn khổ luận văn, tácgiả đề cập đến nội dung quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện dưới cácphương diện.
Thứ nhất, tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động và luân chuyển cán
Thứ hai, nhận xét, đánh giá cán bộ.
Nhận xét, đánh giá đội ngũ CBCC cấp huyện là việc hệ trọng, là khâu
có ý nghĩa quyết định trong công tác quản lý cán bộ, là cơ sở để thực hiện cáckhâu khác trong công tác cán bộ Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy tiềm năngcủa từng cán bộ và cả đội ngũ CBCC cấp huyện Đánh giá không đúng, sẽ dẫnđến việc lựa chọn cán bộ không đủ phẩm chất và năng lực bố trí vào nhữngcương vị có trọng trách, dẫn đến hỏng người, hỏng việc, gây tổn thất cho địaphương và ảnh hưởng trong phạm vi cả tỉnh
Đánh giá đội ngũ CBCC cấp huyện là công việc hết sức khó khăn vànhạy cảm Sau đánh giá có thể xảy ra hai khuynh hướng khác nhau: một mặt
nó làm cho cán bộ yên tâm, phấn khởi, năng động, sáng tạo trong công tác;mặt khác nó gây ra sức ỳ, thiếu chí tiến thủ, bi quan, chán nản trong cán bộ,
Trang 21thậm chí gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, bị các thể lực thù địch lợidụng, chống phá Đảng và Nhà nước Vì vậy, khi đánh giá cán bộ phải đảmbảo căn cứ, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm Việcđánh giá đội ngũ CBCC cấp huyện phải được thực hiện tại 03 thời điểm: đánhgiá cán bộ hàng năm, đánh giá cán bộ trước khi hết nhiệm kỳ và đánh giá cán
bộ trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển công tác, khenthưởng, kỷ luật
Thứ ba, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Quy hoạch cán bộ, là quá trình tổng thể thực hiện các chủ trương, biệnpháp tạo nguồn cán bộ đặc biệt là CBCC trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ,công chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong một thời gian Quyhoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác quản lý cán bộ, bảo đảm chocông tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụtrước mắt và lâu dài
Đẩy mạnh công tác quy hoạch CBCC, cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ tạo
sự chủ động, khắc phục được tình trạng hẫng hụt khi bố trí, sử dụng cán bộlãnh đạo, quản lý, từng bước bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyểntiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ: giữ vững đoàn kết nội bộ và
sự ổn định chính trị Quy hoạch CBCC cấp huyện là một nội dung trọng yếutrong công tác cán bộ: nó là cơ sở để thực hiện một số khâu khác trong côngtác quản lý cán bộ như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắpxếp ; đồng thời nó là phương hướng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện của từngcán bộ nằm trong quy hoạch và những cán bộ khác phấn đấu để đưa vào quyhoạch chức danh chủ chốt Quy hoạch CBCC cấp huyện phải đảm bảo sự lãnhđạo thống nhất của cấp ủy huyện, tỉnh, đảm bảo dân chủ, phải gắn với tìnhhình kinh tế - xã hội địa phương; đảm bảo đúng quy trình, phương châm
“động” và “mờ”
Đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp huyện thực chất là quá trình cung cấpthông tin cho cán bộ Nhiều cán bộ đã tự làm giàu tri thức của mình bằng con
Trang 22đường tự học (tự cung cấp thông tin) Tuy nhiên, để có một đội ngũ CBCCcấp huyện đông đảo, trưởng thành nhanh, rút ngắn được quá trình đào tạo,trang bị được kiến thức cập nhật thì cần phải tổ chức chặt chẽ có kế hoạchcông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đào tạo là làm cho cán bộ trở thành mộtngười có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định Đào tạo CBCC cấp huyệnthường dùng chỉ một quá trình giáo dục có hệ thống để hình thành nên phẩmchất, năng lực của người cán bộ; có đào tạo trong trường học, có đào tạo trongthực tiễn.
Bồi dưỡng là làm cho cán bộ tăng thêm năng lực, phẩm chất Bồidưỡng CBCC cấp huyện thường chỉ sự bổ túc thêm những kiến thức mới, cầnthiết để nâng cao kiến thức, kĩ năng nào đó sau khi đã được đào tạo, hoặc nói
về sự giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ
Thứ tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
Bổ nhiệm cán bộ là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạotrong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộlãnh đạo một ban, một bộ, một ngành, một cơ quan đơn vị Đây là khâuquyết định trong công tác quản lý cán bộ Bổ nhiệm đúng cán bộ không chỉ cótác động tới tinh thần, tâm lý của bản thân người được bổ nhiệm, mà còn tácđộng tới cả đội ngũ cán bộ nơi có người được bổ nhiệm Có những nơi do bổnhiệm không đúng cán bộ, cán bộ được bổ nhiệm không đúng với năng lực,
sở trường, không đúng với cống hiến, uy tín trước quần chúng đã gây tìnhtrạng hoang mang, dao động, chán nản trong đội ngũ cán bộ Đội ngũ cán bộ,đảng viên và quần chúng sẽ không còn niềm tin vào tổ chức, vào người lãnhđạo, động lực phấn đấu từ đó cũng không còn nhiệm vụ được giao cũng sẽ bêtrễ, khó hoàn thành
Như vậy, có thể nói bổ nhiệm cán bộ có vai trò hết sức to lớn đối vớicông tác quản lý cán bộ, đối với từng cán bộ và cả đội ngũ cán bộ, đây là sợidây thắt chặt tình đoàn kết trong cơ quan, tổ chức và đặc biệt đó còn là điềukiện để bảo đảm cho việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của tổ chức,
Trang 23đơn vị, địa phương, của mỗi cán bộ nói chung và của cả đội ngũ CBCC cấphuyện nói riêng.
Miễn nhiệm cán bộ là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền raquyết định thôi giữ chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ khi chưa hết thời hạn
bổ nhiệm
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắcĐảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; tập thểlãnh đạo ở các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủtrên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên,nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm
vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, nănglực và sở trường của cán bộ; đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của độingũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, cơ quan,đơn vị Đồng thời việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ phải được thực hiệnđúng trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng và Nhà nước
Thứ năm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng vàkhuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trongxây dựng vả bảo vệ đất nước Việc khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc kịpthời, đúng lúc, công bằng, minh bạch Làm tốt công tác thi đua, khen thưởngkhông những góp phần tạo ra động lực cho phong trào hành động cách mạngcủa quần chúng mà qua phong trào đó, những nhân tố tích cực được phát hiện
và khen thưởng kịp thời sẽ tác động không nhỏ động viên tinh thần tráchnhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng dẫn đến việc hoànthành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao
Để việc khen thưởng thật sự là động lực động viên, lôi cuốn, khuyếnkhích đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ CBCC cấp huyện nói riêng thì trướchết và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, nhận thức trong mỗi người, đặcbiệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cần phải công minh trong việc
Trang 24bình xét khen thưởng để chọn đúng người xứng đáng, người được khen thật
sự phải là điển hình nổi bật, là tấm gương để người khác học hỏi Ngoài rabản thân người được đề nghị khen thưởng phải có lòng tự trọng, trung thực,phải tự biết mình có thực sự có thành tích được khen hay không
Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác khen thưởng thì cấp ủy các cấpcũng phải thực hiện nghiêm việc kỷ luật đối với đội ngũ CBCC cấp huyện.Việc kỷ luật cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc, thủ tục, trình tự theo quy địnhcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước và đảm bảo phương châm công minh,chính xác, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng nội dung vi phạm
Thứ sáu, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.
Chế độ, chính sách đối với CBCC cấp huyện là những quy định cụ thể
về nhiều mặt trong công tác quản lý cán bộ nhằm đãi ngộ đối với cán bộ saocho đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng, điều kiện thực tế của từngđịa phương
Chế độ, chính sách phù hợp tạo điền kiện cho CBCC cấp huyện yêntâm, phấn khởi, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác; ngược lại, chế độ,chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí gây ra sự hời hợt, thiếu tráchnhiệm trong thực thi công vụ
Thứ bảy, kiểm tra hoạt động của cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ.
Cấp uỷ, Ban tổ chức, Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và cơ sở phải tiến hànhkiểm tra, giám sát đối với đội ngũ CBCC cấp huyện; thông qua kiểm tra, giámsát chỉ ra những ưu điểm, đồng thời phát hiện, chấn chỉnh những khuyết điểm,hạn chế đối với cán bộ Từ đó làm cơ sở để thay thế những CBCC cấp huyệnyếu kém về năng lực và trình độ, phẩm chất đạo đức và lối sống
Trong công tác kiểm tra, giám sát CBCC cấp huyện phải chú ý đến tínhtoàn diện, tính kịp thời cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và về kết quả hoạtđộng chuyên môn Kết hợp chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên, đều đặnvới việc kiểm tra, giám sát định kỳ với việc kiểm tra đột xuất Đặc biệt là phải
Trang 25kiểm tra, giám sát một cách nghiêm túc, triệt để, cơ chế kiểm tra, giám sát haichiều, từ trên xuống và từ dưới lên đối với đội ngũ CBCC cấp huyện Sau khikiểm tra, giám sát đúng cán bộ thì cấp ủy có thẩm quyền phải có chính sáchkhen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ đó.
Như vậy, công tác quản lý cán bộ nói chung và quản lý đội ngũ CBCCcấp huyện nói riêng thực hiện theo bảy nội dung nêu trên là những nội dung
cụ thể và cơ bản để thực hiện công tác quản lý cán bộ với ba phương diện vàtiêu chí tổng quát về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnhđạo, quản lý của đội ngũ cán bộ Quản lý đội ngũ CBCC cấp huyện với baphương diện nêu trên vừa là mục tiêu, mục đích, đồng thời cũng là nội dungcủa các chủ thể quản lý cán bộ, là trách nhiệm phấn đấu rèn luyện của mỗikhách thể trong công tác quản lý cán bộ
1.2.3 Phương pháp quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đốitượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định Để đội ngũ cán bộ thực hiện cóhiệu quả nhiệm vụ, nước CHDCND Lào sử dụng một số phương pháp cơ bảntrong quá trình quản lý:
Thứ nhất, phương pháp giáo dục – thuyết phục.
Phương pháp thuyết phục có đặc điểm là làm cho đối tượng của quản lý(đội ngũ cán bộ cấp huyện) hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện quyềnhạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của một cán bộ đã được tín nhiệm và được tuyểndụng để làm những công việc, đảm nhiệm những chức danh và vị trí trongHTCT ở cấp huyện Thông qua phương pháp thuyết phục, chủ thể có thẩmquyền quản lý đội ngũ cán bộ cấp huyện đã giáo dục cho đội ngũ cán bộ vàtừng cán bộ nhận thức đúng đắn về những yêu cầu, đòi hỏi, trật tự, kỷ luậttrong hoạt động công vụ, từ đó tự giác, phát huy tính chủ động, sự sáng tạotrong quá trình làm việc Phương pháp thuyết phục trong quản lý đội ngũ cán
bộ cấp huyện thể hiện việc các chủ thể có thẩm quyền quản lý sử dụng nhiều
Trang 26biện pháp khác nhau như: giải thích, nhắc nhở, động viên, giáo dục, cung cấpthông tin, tuyên truyền, tổ chức phong trào, tổ chức thi đua, khen thưởng
Thứ hai, phương pháp hành chính.
Đây là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa làcác chủ thể có thẩm quyền, cá nhân được trao quyền quản lý đội ngũ cán bộcấp huyện ra những quyết định bắt buộc đối với cán bộ thuộc quyền Đặctrưng của phương pháp này là sự tác động mang tính quyền lực, trực tiếp củachủ thể có thẩm quyền lên đội ngũ cán bộ cấp huyện bằng cách quy định đơnphương nhiệm vụ, công vụ và phương án hành động cho đội ngũ cán bộ Theo
đó đội ngũ cán bộ này có nghĩa vụ thực thi công vụ, chức trách của mình.Phương pháp này thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý đội ngũcán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ cấp huyện nói riêng Biểu hiện dễ dàngnhận thấy của phương pháp này đó là các chủ thể có thẩm quyền quản lý độingũ cán bộ cấp huyện quy định những quy tắc, quy định quyền hạn và nghĩa
vụ mà đội ngũ cán bộ theo từng loại chức danh trong các cơ quan nhà nước,
cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện sẽ phải đảm nhận vàthực hiện
Thứ ba, phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi,hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp huyện thông qua việc các chủ thể quản lý độingũ này sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của chính nhữngcán bộ đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức của HTCT ở cấp huyện Nộidung của phương pháp kinh tế trong quản lý đội ngũ cán bộ cấp huyện là quản
lý bằng lợi ích và thông qua lợi ích của đội ngũ này Phương pháp kinh tế màcác chủ thể có thẩm quyền sử dụng để quản lý đội ngũ cán bộ cấp huyện nhưchế độ thưởng, đãi ngộ vật chất nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi chohoạt động chức trách, công vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện có hiệu quả, độngviên họ phát huy năng lực chỉ đạo, điều hành; sáng tạo, tích cực cải tiến cáchthức, lề lối làm việc, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực sẵn có
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN Ở TỈNH VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
2.1 Yếu tố tác động đến quản lý đội ngũ cán bộ cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Thủ đô Viêng Chăn nằm ở vùng Trung Lào, có tổng
diện tích là 3.920 km2 (chiếm khoảng 1,7% diện tích cả nước), dân số trungbình năm 2014 là 895.159 người (chiếm khoảng 13% dân số cả nước), mật độkhoảng 203 người/km2 Dân số Thủ đô Viêng Chăn phân bố rất không đều,trong khi các huyện ngoại thành có mật độ dân số rất thấp như Sangthong 37người/ km2 Naxaythong 49 người/km2, thì các huyện nội thành lại có mật độdân số rất cao như Chanthabuly lên tới 2.252 người/km2, Sisattanak 2.018người/km2… Thủ đô Viêng Chăn hiện có 9 huyện là Chanthabuly,Sikhottabong, Xaysettha, Sisattanak, Naxaythong, Xaythany, Hatxayfong,Sangthong, Parknguem Quy mô diện tích, dân số, mật độ dân số, trình độphát triển kinh tế - xã hội của các huyện có sự chênh lệch nhau rất lớn (huyệnlớn nhất là Naxaythong có diện tích gấp 39 lần huyện nhỏ nhất làChanthabuly)
- Đặc điểm địa hình: Thủ đô Viêng Chăn nằm kẹp giữa 3 phía là các
dãy núi cao và phía còn lại là sông Mekong Địa hình bao gồm 2 vùng rõ rệt:vùng thứ nhất là phần phía Nam của đồng bằng Viêng Chăn, thuộc lưu vựcsông Nặm Ngừm, có diện tích khoảng 3.298 km2 , chiếm khoảng 84,13%diện tích tự nhiên Vùng này có dạng lòng chảo, được bao bọc bởi các dãy núicao là Phou Pha Năng ở phía Tây, Phou Khao Khoai ở phía Bắc Đây là vùngtương đối bằng phẳng, với khoảng trên 70% diện tích có độ cao dưới 200m sovới mực nước biển; Vùng thứ hai, là phần còn lại của thành phố (huyện
Trang 28Sangthong) nằm ở phía Tây dãy núi Phou Pha Năng, thuộc lưu vực các sôngNặm Ton và Nặm Sang có diện tích 623,1 km2 chiếm 15,87% diện tích tựnhiên toàn Thủ đô.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: điều kiện đất đai vùng Thủ đô Viêng Chăn thích hợp đểphát triển một nền nông lâm nghiệp phong phú đa dạng, từ các loại cây ngắnngày như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm đến câydài ngày như các loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới, cây công nghiệp lâunăm
Các vùng đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp thường phân bốthành các vùng lớn và tập trung, địa hình bằng hoặc lượn sóng nhẹ, thuận lợcho khai thác sử dụng.Đây là ưu thế có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nôngnghiệp, đặc biệt là đối với phát triển một nền sản xuất quy mô lớn và tậptrung
Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản của Thủ đô Viêng Chănchỉ có quy mô nhỏ và vừa Các khoáng sản gồm có: nhóm chất cháy: khícháy, than đá, than bùn; Nhóm chất kim loại: sắt, vàng (có ở nhiều nơi nhưngkhối lượng nhỏ), mangan, chì và kẽm; Nhóm chất phi kim loại: muối, đáanhydrite; Nhóm nguyên liệu xây dựng: các loại đất xét, cát, sỏi…; Nhómchất đá quý: tectit màu đan, đá trang sức (silick)
Mặc dù có nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ,phân tán nên chưa thuận lợi cho khai thác công nghiệp trong những năm trướcmắt Tiềm năng rừng còn lớn, nhưng chất lượng và cơ cấu rừng đang thay đổitheo xu hướng bất lợi
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Về tình hình kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Viêng
Chăn đạt khá cao Với những tiềm năng, thế mạnh kể trên và sự quan tâm chỉđạo của Ủy ban nhân dân Thủ đô Viêng Chăn nên lĩnh vực kinh tế đã thuđược kết quả quan trong, có nhiều khởi sắc Với tốc độ tăng trưởng liên tục
Trang 29bình quân 12,10% /năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 12.083,78 tỷ Kíp,GDP bình quân đầu người 1.755 đô la Mỹ Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi rõrệt theo hướng phát triển của ngành nông lâm nghiệp tăng 8,39 % chiếm19,72 % của GDP; công nghiệp - xây dựng tăng 14,24% chiếm 43,38% củaGDP, kinh doanh và dịch vụ tăng 22% chiếm 36,90 của GDP Tổng đầu tưnước ngoài có 1.052 dự án với tổng giá trị 3.353,54 đô la Mỹ so với mục tiêuđạt ra tăng 1.628.11 triệu đô la Mỹ Trong 9 tháng năm 2021, tăng trưởngkinh tế đạt 5,58%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6.170 USD/năm NgànhNông nghiệp chiếm 49,57% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), ngành côngnghiệp chiếm 14,46% GDP, ngành dịch vụ chiếm 35,97% GDP Trong bốicảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ngành kinh tế phải gánhchịu ảnh hưởng nặng nề.
Về xã hội: cơ sở hạ tầng trong việc phát triển kinh tế - chính trị, văn
hoá - xã hội, về giáo dục, y tế, giao thông vận tải, rất thuận lợi, phát triểnkhoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất được phát triển, địa điểm du lịch vàdịch vụ được nâng cao, phong tục tập quán được giữ vững, trình độ văn hoácủa dân được tăng lên, là vùng giao thông vận tải trọng điểm dịch vụ giữamiền Bắc - miền Nam và các nước Đông Nam á
Sau khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố ViêngChăn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (được phê duyệt năm 2004), Thành phốViêng Chăn đã nhanh chóng thực hiện khai thác mọi tiềm năng và lợi thế,phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội,nhằm nhanh chóng đưa Thành phố Viêng Chăn trở thành Trung tâm kinh tếhàng đầu của cả nước
2.1.2 Tình hình đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng NDCM Lào đã ra nhiều nghị quyết về đổimới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, quản lý cán bộ theochỉ đạo Chiến lược cán bộ đáp ứng yêu cầu càu thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạng
Trang 30CND, HĐH Trên cơ sở tổng kết chặng đường đổi mới, Đại hội XI khẳngđịnh: toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ CBCC, độingũ cán bộ kế cận, vững vàng đủ bản lĩnh về các mặt, xác định trách nhiệm:phải lo cán bộ cho cả HTCT trên tất cả các lĩnh vực Đặc biệt, Hội nghị Trungương khóa X ban hành Nghị quyết về chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước, đây là nghị quyết chuyên đề về cán bộ đầu tiên củaLào Nghị quyết đã đánh dấu sự hình thành một hệ thống các quan điểm vànguyên tắc cơ bản tương đối đồng bộ, chỉ đạo việc đổi mới ván bộ và công tácquản lý cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lựcđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn phát triển đất nước Trong các kỳĐại hội IX, X, Đảng NDCM Lào cũng khẳng định tầm quan trọng của việcxây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ CBCC các cấp vững vàng vềchính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức
và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân
Qua các kỳ Đại hội, Đảng CMND Lào tiếp tục khẳng định ý nghĩa củaviệc đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý cán bộ các cấp, tiếp tục đẩy mạnhthực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” Đổimới công tác bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn những người thực
sự có đức, có tài giữ vị trí lãnh đạo, đặc biệt là những người đứng đầu Tậptrung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ ván bộ cấp chiến lược đủ nănglực, phẩm phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Các quan điểm về xâydựng và nâng cao chất lượng đội ngũ ván bộ của Đảng tiếp tục được thực hiện
và phát triển trong tiến trình lịch sử của Đảng CMND Lào
Trong những năm qua, quản lý đội ngũ cán bộ cấp huyện nói chung vàquản lý đội ngũ CBCC cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn nói riêng đã có nhữngbước tiến tích cực, ổn định, trưởng thành về số lượng và chất lượng Trongquá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội củ địa phương, quántriệt các quan điểm cơ bản của Đảng về công tác cán bộ, BTV tỉnh ủy ViêngChăn luôn quan tâm xây dựng đội ngũ ván bộ trong hệ thống chính trị
Trang 31Thứ nhất, về số lượng, giới tính, độ tuổi
CBCC cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào gồm các bí thư, phó bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân, chủ tịchhội đồng nhân dân huyện (huyện, thị xã, thành phố) với số lượng, chất lượng
và cơ cấu theo yêu cầu nhiệm vụ ở cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn
Theo số liệu Báo cáo tổng kết công tác tổ chức tỉnh Viêng Chăn năm
2020, Đội ngũ CBCC cấp huyện trong tỉnh Viêng Chăn hiện nay có 330 đồngchí, trong đó có 33 đồng chí nữ, chiếm 10% CBCC cấp huyện của tỉnh Nhìnvào số liệu trên cho thấy, đội ngũ cán CBCC cấp huyện trên đại bàn tỉnhViêng Chăn, cơ cấu CBCC cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn đã được thay đổitheo hướng tăng cường tỷ lệ cán bộ là nữ Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ nhìnchung vấn còn thấp và không đồng đều
Đội ngũ CBCC cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn có đầy đủ cơ cấu 3 độtuổi (từ 33 đến 40 tuổi, từ 41 đến 50 tuổi, từ 51 đến 60) Với cơ cấu đầy đủ 3
độ tuổi đảm bảo cho đội ngũ CBCC huyện vừa có sức trẻ vừa có kinh nghiệmlàm việc Nhìn vào số liệu trên cho thấy, đội ngũ CBCC cấp huyện ở tỉnhViêng Chăn cho thấy đây là những cán bộ có uy tín và kinh nghiệm song vớituổi đời thì đội ngũ cán bộ này cũng có nhiều hạn chế về sức khỏe, trình độchuyên môn và trình độ tin học Đây là điểm yếu trong cơ cấu cấp huyện nóichung và CBCC cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn nói riêng
Thứ hai, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
Đội ngũ CBCC cấp huyện tỉnh Viêng Chăn là thế hệ những cán bộđược tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có ý chí vượt qua mọi khó khăn,gian khổ, là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới.Bản lĩnh của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh thể hiện ở chỗ, họ luôn nhất quán và tintưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Chủ tịch Cay-xỏnPhômvi-Hản, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, luật củanhà nước Họ tin tưởng vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội Niềm tin tấtthắng ấy được thể hiện bằng hoạt động cụ thể trong lãnh đạo, quản lý mọi
Trang 32hoạt động trên địa bàn tỉnh, trên từng cương vị công tác của từng cán bộ, đemlại kết quả to lớn góp phần vào thành tựu kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninhcủa tỉnh trong thời gian qua.
Tuyệt đại đa số CBCC cấp huyện của tỉnh Viêng Chăn đã xác định vàthể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển mọi mặt của địaphương, xác định động cơ phục vụ nhân dân, nguyện tổ chức, lãnh đạo nhândân phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, đưa địa phương tiến kịp
và vượt các địa phương khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ cấp huyện nói chung và đội ngũ CBCC cấphuyện thủ đô Viêng Chăn ngoài sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo còn có sựnhạy cảm về chính trị rất cao cũng như tư duy về kinh tế hàng hóa
Thứ ba, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Đại đa số cán bộ chủ chốt cấp huyện tỉnh Viêng Chăn đã được đào tạomột cách chính quy, trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đãđược nâng lên một tầm cao mới
- Về trình độ chuyên môn: Theo số liệu từ Báo cáo tổng kết công tác
tổ chức tỉnh Viêng Chăn năm 2020, 100% đội ngũ CBCC cấp huyện của tỉnhViêng Chăn đều đã qua đào tạo Số người có trình độ sơ cấp đạt 2.7%; Trungcấp đạt 6,9%; Cao đẳng chiếm 15,8%; Đại học chiếm 66.4% và trên đại họcchiếm 8,2% Từ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2020 đội ngũ CBCC cấp huyện đều cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên và đã qua công tác nhiềunăm ở các ngành nghề khác, họ có kinh nghiệm đảm đương nhiệm vụ đượcgiao Đặc biệt có các đồng chí trình độ thạc sỹ được học tập nhiều và sâu cáckiến thức chuyên môn để phục vụ cho quá trình lãnh đạo
Từ số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấphuyện trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn về cơ bản đã đáp ứng Quyết định số04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quyết định số397-QĐ/TU ngày 04/01/2012 ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh cán
bộ Có thể thẩy rằng với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế
Trang 33hiện nay thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CNCC cấp huyện ởTỉnh Viêng Chăn cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và tiêu chuẩntheo quy định.
Bên cạnh trình độ chuyên môn, qua điều tra cho thấy trình độ lý luậnchính trị của đội ngũ CBCC cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn cơ bản đã đảm bảocao hơn quy định tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị trong Quyết định số04/2014/HĐ-BNV ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Quyết định
số 397-HĐ/TU ngày 04/01/2014 ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danhcán bộ Theo đó, đội ngũ CBCC cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn có trình độ từtrung cấp lý luận chính trị trở lên Trong đó, trình độ sơ cấp lý luận chính trịchiếm 13.3%, trung cấp chiếm 53.3%, Cao cấp chiếm 33.3% trong tổng số
330 đồng chí
Theo đó, 100% cán bộ đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởngCay Xỏn Phôn Vi Hản, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; củng cố niềm tin, giữ vững lập trường, quan điểm cách mạng, nâng caobản lĩnh chính trị, uy tín chính trị nhằm đảm bảo thực hiện đúng đắn các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy tụ, tậphợp quần chúng trong các phong trào hành động cách mạng, thực hiện mọinhiệm vụ được giao trong tình hình mới
- Về trình độ quản lý nhà nước – một trong những kiến thức quantrọng phục vụ cho quá trình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC cấp huyện.Bởi ngoài kiến thức chuyên môn nghiêp vụ và lý luận chính trị thì kiến thứcquản lý nhà nước cung cấp tri thức cho cán bộ huyện những vấn đề cơ bảnnhất về HTCT, tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức hoạt động củacác cơ quan nhà nước, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, những điềucán bộ công chức không được làm, những phẩm chất cần thiết của cán bộ…Trình độ quản lý nhà nước trong thực tế hồ trợ rất nhiều cho quá trình thựchiện nhiệm vụ chuyên môn của họ Do vậy, tỷ lệ cán bộ được bồi dưỡng,
Trang 34đào tạo trình độ quản lý nhà nước thấp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệuquả công việc, uy tín của chính quyền địa phương, của của HTCT.
Nhiều CBCC cấp huyện đã hình thành phong cách làm việc dân chủ,trực tiếp đối thoại với cán bộ và nhân dân, giải quyết công việc một cách dứtđiểm, khẩn trương Họ luôn sâu sát với cơ sở, phát hiện được những vấn đềtrọng tâm và tập trung giải quyết
- Về trình độ ngoại ngữ, Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế vàhiện đại hóa nền hành chính hội nhập thế giới thì yêu cầu mỗi cán bộ phải cókhả năng giao tiếp và sử dụng trong công việc là điều bắt buộc trong “kỷnguyên cách mạng công nghệ 4.0” Thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế
mở cửa, Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV về “Đổi mới toàndiện, trước hết là đổi mới kinh tế, giải quyết đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân” Đời sống của người dân được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinhthần Người dân Lào nói chung và đội ngũ CBCC nói riêng ở tỉnh Viêng Chăn
có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa, văn minh của thế giới bên ngoài Đồngthời lại có điều kiện mà tiếp xúc với người nước ngoài, ở cơ quan, ở nơi làmviệc, ngoài ra còn tiếp xúc với họ ở ngoài cơ quan khi gặp khách du lịch ởnhững nơi du lịch
Hiện nay ở tỉnh Viêng Chăn tiếng Anh được dùng phổ biến nhất trongcác thứ tiếng nước ngoài, ngoài ra còn có khá đông người Việt, người TrungQuốc sinh sống, làm việc Người ở tỉnh được sử dụng tiếng Anh để giao tiếpquốc tế, ngoài ra sách báo, tạp chí, giáo khoa và các ấn phẩm khác, cácchương trình trên đài truyền hình cũng như trên mạng Internet đều sử dụngtiếng Anh
Mặt khác do yêu cầu muốn có cơ hội tham gia vào một tổ chức cá nhânhoặccơ quan nước ngoài, về ngoại ngữ đòi hỏi phải biết tiếng Anh Có thể nóirằng, hiện nay ở tỉnh Viêng Chăn tiếng Anh đóng vai trò rất lớn đối với cán
bộ cũng như đối với người dân
Trang 35Tuy nhiên, hiện nay ở Viêng Chăn có khoảng một nửa cán bộ biếtngoại ngữ nhưng tỷ lệ thông thạo một ngoại ngữ rất thấp Có một số ít ngườibiết 2, 3 thứ tiếng Số công chức biết tiếng Việt chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó
là các ngoại ngữ của các nước Số công chức có chứng chỉ ngoại ngữ trình
độ A, B, C tuy nhiều nhưng cũng chưa phản ánh đúng năng lực ngoại ngữcủa cán bộ
Ngoại ngữ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển cùng với sự tồn tạicủa xã hội Ngoại ngữ không chỉ để phục vụ giao tiếp xã hội mà còn là nănglực hoạt động của cán bộ nói chung và CBCC cấp huyện ở tỉnh Viêng Chănnói riêng
- Về trình độ tin học, hiện nay có 100% số cán bộ thuộc tỉnh ViêngChăn đã có chứng chỉ tin học và trung cấp trở lên đáp ứng được tiêu chuẩnchức danh Vì hiện nay theo quy định tuyển dụng công chức yêu cầu phải cóchứng chỉ tin học vì vậy ngay từ đầu vào khi được trúng tuyển công chức thìcông chức đã có chứng chỉ tin học theo quy định Ngoài ra, trình độ tin họccủa cán bộ trong tỉnh ngày càng được nâng lên Điển hình qua biểu đồ ta thấyhiện tại chỉ có 5,8 % công chức quản lý có trình độ tin học đại học Ngoài ra,
số công chức có bằng trung cấp, đại học cũng có xu hướng tăng do yêu cầunhiệm vụ công việc đòi hỏi
2.2 Kết quả và hạn chế trong quản lý đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
2.2.1 Kết quả và nguyên nhân
2.2.1.1 Kết quả
Thứ nhất, việc quán triệt vận dụng các quan điểm về xây dựng và quản
lý cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn đã tạo ra những chuyển biến
rõ rệt và đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức về
tư tưởng, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng; những yêu kém, khó khăn
về công tác cán bộ từng bước được khắc phục
Trang 36Thứ hai, việc tuyển chọn, phân bố, phân công điều động và luân
chuyển cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh ViêngChăn góp phần thúc đẩy công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán
bộ, tạo ra nước chuyển động mới và cách làm mới về cán bộ, qua đó làm choviệc luân chuyển cán bộ chủ chốt trở thành việc làm bình thường, phá bỏđược quan điểm và thoái quan lạc hậu trong công tác cán bộ, khắc phục đượckhuynh hướng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ ở địa phương và tâm lýthỏa mãn, trì trệ của cán bộ… từ đó làm cơ sở để đánh giá chính xác và phâncông, bố trí hợp lý với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
Thứ ba, qua việc đánh giá đã giúp cho cán bộ cấp huyện nhận rõ ưu
điểm, khuyết điểm của mình, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm, phát huy mặttích cực, nâng cao năng lực công tác Nhìn chung công tác đánh giá cán bộcấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn được thực hiện có bài bản, nề nếp, thườngxuyên
Hàng năm Ban tổ chức tỉnh ủy Viêng Chăn đều có văn bản hướng dẫnthực hiện đánh giá cán bộ Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo đảng ủy các huyệnnắm chắc và thực hiện đúng các bước trong đánh giá cán bộ Trong quá trìnhđánh giá cán bộ, nhất là các đồng chí CBCC phải tiến hành đánh giá trước.Khi đánh giá phải thẳng thắn, tự phê bình và chân thành tiếp thu ý kiến phêbình
Đánh giá CBCC được sử dụng từ nhiều nguồn tin khác nhau như: ýkiến nhận xét của chi bộ, dư luận xã hội, sự tham gia góp ý của nhân dânthông qua các cuộc họp của ở cơ sở Sau khi tiếp nhận các nguồn thông tin
và thẩm tra lại, cấp ủy hiểu rõ hơn về cán bộ nhất là các đồng chí lãnh đạochủ chốt về phương diện đạo đức, lối sống, quan hệ với quần chúng, từ đó cóphương án bố trí, sử dụng đúng người, đúng việc
Qua việc đánh giá đã giúp cho CBCC cấp huyện nhận rõ ưu, khuyếtđiểm của mình, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm, phát huy mặt tích cực nângcao năng lực công tác