1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Hà Nội – Techcombank chi nhánh Hà Nội

77 262 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 635,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày một sâu sắc tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới, các quốc gia muốn phát triển không thể không tham gia vào quá trình hội nhập. Ngành ngân hàng tài chính là một trong những ngành kinh tế trụ cột của quốc gia cũng có rất nhiều điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu theo sự thay đổi của nền kinh tế. Thực hiện mở cửa ngành ngân hàng đồng nghĩa chúng ta sẽ chấp nhận những cạnh tranh ngày một gay gắt hơn giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh. Chính cạnh tranh buộc các ngân hàng phải thực hiện đa dạng hóa các khách hàng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cung cấp, nâng cao chất lượng các dịch vụ … Khách hàng của các ngân hàng thương mại chủ yếu là các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức của nền kinh tế. Trong xu thế hiện nay, đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng đó chính là các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện càng nghiệp vụ như cho vay, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp … đối với các khách hàng là doanh nghiệp. Để thực hiện các nghiệp vụ đó, ngân hàng phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, đảm bảo tính khả thi của các dự án, tính khả thi của những công việc mà doanh nghiệp tiến hành làm. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn, với phương tiện thiết bị hiện đại, đã thu được rất nhiều thành tựu trong 17 năm hoạt động vừa qua. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Techcombank – chi nhánh Hà Nội), em thấy hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, chính điều này đã làm giảm tính nhanh nhạy trong hoạt động của ngân hàng, gây khó khăn trong việc hợp tác với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng hiện nay. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là: “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Hà Nội – Techcombank chi nhánh Hà Nội”. Chuyên đề thực tập chia làm ba phần: Chương 1: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Techcombank – chi nhánh Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Techcombank – chi nhánh Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày một sâu sắc tới tất cả cácnền kinh tế trên thế giới, các quốc gia muốn phát triển không thể không thamgia vào quá trình hội nhập Ngành ngân hàng tài chính là một trong nhữngngành kinh tế trụ cột của quốc gia cũng có rất nhiều điều chỉnh để phù hợpvới yêu cầu theo sự thay đổi của nền kinh tế Thực hiện mở cửa ngành ngânhàng đồng nghĩa chúng ta sẽ chấp nhận những cạnh tranh ngày một gay gắthơn giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, cạnh tranh giữangân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh Chínhcạnh tranh buộc các ngân hàng phải thực hiện đa dạng hóa các khách hàng, đadạng hóa các loại hình dịch vụ, cung cấp, nâng cao chất lượng các dịch vụ …Khách hàng của các ngân hàng thương mại chủ yếu là các cá nhân, doanhnghiệp, các tổ chức của nền kinh tế Trong xu thế hiện nay, đối tượng kháchhàng đầy tiềm năng của các ngân hàng đó chính là các doanh nghiệp, ngânhàng thực hiện càng nghiệp vụ như cho vay, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp …đối với các khách hàng là doanh nghiệp Để thực hiện các nghiệp vụ đó, ngânhàng phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, để đảmbảo khả năng thu hồi vốn, đảm bảo tính khả thi của các dự án, tính khả thi củanhững công việc mà doanh nghiệp tiến hành làm

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam là một trongnhững ngân hàng thương mại lớn, với phương tiện thiết bị hiện đại, đã thuđược rất nhiều thành tựu trong 17 năm hoạt động vừa qua Trong quá trìnhthực tập, nghiên cứu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương ViệtNam – chi nhánh Hà Nội (Techcombank – chi nhánh Hà Nội), em thấy hoạtđộng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàngchưa thực sự hiệu quả, chính điều này đã làm giảm tính nhanh nhạy tronghoạt động của ngân hàng, gây khó khăn trong việc hợp tác với khách hàng,

Trang 2

đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, một đối tượng khách hàng đầy tiềmnăng hiện nay Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài cho chuyên đề thực

tập là: “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt

động cho vay của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Hà Nội – Techcombank chi nhánh Hà Nội”.

Chuyên đề thực tập chia làm ba phần:

Chương 1: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của

ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt

động cho vay của Techcombank – chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

trong hoạt động cho vay tại Techcombank – chi nhánh Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1.Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.1.1.Khái niệm và đặc trưng

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế Ngân hàng gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thươngmại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượngcác ngân hàng

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng nhưng cách tiếpcận thận trọng nhất là xem xét ngân hàng trên phương diện các loại hình dịch

vụ mà ngân hàng đang cung cấp Theo đó: “Ngân hàng là các tổ chức tàichính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt làtín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chínhnhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”

Còn có định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu của ngân hàng,như định nghĩa theo Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thựchiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác cóliên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồmngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàngchính sách và các loại hình ngân hàng khác” “Hoạt động ngân hàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụthanh toán”

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có nhữngđặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính Cũng giống như các doanh

Trang 4

nghiệp phi tài chính, các ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với nhữngthách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động Hơn nữa, kinh doanhtiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vựckhác trong nền kinh tế

Ngân hàng thương mại có đặc điểm giống như các doanh nghiệp kháctrong nền kinh tế, cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu laođộng, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra nhữngyếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu Tuynhiên, khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại là loại hìnhdoanh nghiệp đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các đặc trưng

cơ bản sau:

Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồngthời cũng là đối tựơng kinh doanh của ngân hàng thương mại Và chính đặcđiểm này sẽ bao trùm hơn và rộng hơn so với các loại hình doanh nghiệpkhác

 Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác Vốn

tự có của ngân hàng chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động,nên việc kinh doanh luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phảichấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định Bởi vì trong hoạt động kinhdoanh hằng ngày của mình, ngân hàng thương mại không những phải bảođảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình doanh nghiệp khác, màcòn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng Từ đó cho thấy,việc phân tích khả năng thanh khoản của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quantrọng

 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có liên quan đếnnhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khácnhau, là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro củakhách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thểgây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh

Trang 5

nghiệp nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinhtế.

 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có những đặc thùriêng mả các doanh nghiệp trong các ngành khác không có Đồng thời, diễntiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ và các sản phẩm của ngân hàngthương mại có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ Điều này sẽ gây khó khăntrong việc tách riêng từng mặt hoạt động của ngân hàng để phân tích kết quảtài chính

1.1.1.2.Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Hoạt động huy động vốn

Một ngân hàng bao giờ cũng bắt đầu hoạt động của mình bằng việchuy động vốn Đối tượng huy động vốn của ngân hàng là tất cả các nguồn tiềnnhàn rỗi trong dân cư, các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của kháchhàng) là một trong những nguồn quan trọng Các ngân hàng đã trả lãi cho tiềngửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêudùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh

Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, tuynhiên,khi cần các ngân hàng thường vay mượn từ nhiều nguồn khác nhaunhư: vay từ ngân hàng nhà nước nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chitrả, hoặc vay từ các tổ chức tín dụng khác, các ngân hàng có thể vay mượn lẫnnhau hoặc vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng.Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ vềkhoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn sàng cho các ngân hàngkhác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn

Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượnbằng cách phát hành các giấy nợ như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên thịtrường vốn Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thịtrường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn củangân hàng, nghiệp vụ tương đối phức tạp Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị

Trang 6

trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thíchhợp.

Từ các biện pháp huy động vốn như trên, các ngân hàng phải có biệnpháp sử dụng vốn cho phù hợp, đảm bảo khả năng hoạt động được suôn sẻ,tạo niềm tin cho khách hàng

Hoạt động sử dụng vốn

Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khácnhau của ngân hàng thương mại, trong đó tín dụng, ngân quỹ và đầu tư là balại tài sản lớn và quan trọng

Hoạt động tín dụng

Theo Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam, hoạt động tín dụng bao gồm cho vay, cho thuê tài chính,chiết khấu, bảo lãnh và một số hoạt động khác do Ngân hàng Nhà nước quyđịnh

Ngân hàng sử dụng vốn của mình để thực hiện các hoạt động nhưcho vay, chiết khấu, bảo lãnh … nhằm thu một số lợi nhuận về cho ngân hàngbằng việc thu lãi cho các hoạt động đó, việc thu lãi phụ thuộc vào quy mô,thời gian và lãi suất Do đó, để tăng quy mô tín dụng các ngân hàng đã sửdụng các biện pháp như mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình tíndụng, phát triển công nghệ mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng, giảmlãi suất hoặc cung cấp các điều kiện ưu đãi … Bên cạnh đó, các ngân hàngcũng có những giải pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng, rủi ro xảy ra có thểlàm giảm thu nhập dự tính và có thể gây thua lỗ hoặc phá sản cho ngân hàng

Hoạt động ngân quỹ

Ngân quỹ bao gồm tiền mặt trong két và tiền gửi tại các ngân hàngkhác Tiền mặt gồm nội tệ và ngoại tệ, dùng để chi trả nhanh chóng, tuynhiên, tiền mặt không sinh lời và việc bảo quản tương đối khó khăn vì phảiđối mặt với các đối tượng trộm cướp, làm tiền giả …

Trang 7

Tiền gửi tại ngân hàng khác gồm tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, tạicác ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, mục đích là để thực hiện dự trữ bắtbuộc Mức dự trữ bắt buộc phải duy trì dưới mức tiền gửi tại ngân hàng trungương Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại nắm giữ các loại tiền gửi này còn

vì mục tiêu thanh toán tiện lợi: các khoản thanh toán giữa các ngân hàng đượcthanh toán qua ngân hàng nhà nước hoặc qua ngân hàng đại lý

Ngân hàng với vai trò thủ quỹ cho nền kinh tế, có trách nhiệm chitrả kịp thời mọi nhu cầu của người gửi tiền dưới hình thức chuyển khoản và

cả bằng tiền mặt Do vậy, ngân hàng luôn phải dữ một lượng ngân quỹ phùhợp để chi trả khi có yêu cầu

Hoạt động đầu tư

Ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thu nhập chongân hàng, tăng ngân quỹ và tạo một nguồn lực tài chính mạnh, đảm bảo khảnăng thanh khoản cho ngân hàng, các hoạt động đầu tư chủ yếu gồm:

-Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn: ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư,quản lý tài chính, về thành lập, mua bán và sát nhập doanh nghiệp

- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: cung cấp cho khách hàng

cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờđến người kinh doanh chứng khoán Trong một vài trường hợp, ngân hàng tổchức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán

-Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: đảm bảo việc hoàn trả của ngân hàng chokhách hàng trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi rotrong hoạt động, mất khả năng thanh toán

-Cung cấp các dịch vụ đại lý: nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt độngkhông thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Nhiều ngânhàng cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanhtoán hộ, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồngtài trợ

1.1.2.Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Trang 8

1.1.2.1.Khái niệm hoạt động cho vay

Ngân hàng là tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế, thực hiệnchức năng trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán và là trung gianthanh toán trong nền kinh tế Ngân hàng là trung gian tài chính với hoạt độngchủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư Để thực hiện được vai trò này, ngânhàng phải huy động vốn và cho vay Cho vay là hoạt động mang lại mức sinhlời cao nhất trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, là một quan hệ kinh tế, trong

đó người cho vay chuyển giao quyền sử dụng một khoản tiền trong thời giannhất định cho người đi vay với cam kết khi đến hạn trả nợ, người đi vay cónghĩa vụ trả cho người cho vay cả vốn gốc và tiền lãi Theo đó, hoạt động chovay của ngân hàng thương mại là hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc nhấtđịnh nhằm mục tiêu tính an toàn và mục tiêu sinh lợi Các nguyên tắc baogồm:

- Thứ nhất, khách hàng phải cam kết trả gốc và lãi với thời gian xácđịnh

- Thứ hai, khách hàng phải cam kết sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận vớingân hàng

- Thứ ba, ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả

Để đảm bảo được các nguyên tắc trên, giữ được mục tiêu an toàn

và sinh lợi, các ngân hàng tiến hành phân loại cho vay,

1.1.2.2 Phân loại cho vay

Việc cho vay của ngân hàng có thể được phân chia dựa trên nhiềutiêu thức khác nhau:

-Theo tiêu thức thời gian được chia thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dàihạn

-Theo hình thức tài trợ được chia thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê, chiếtkhấu thương phiếu …

-Theo đối tượng khách hàng được chia thành cho vay nhà nước, tổ chức tíndụng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân …

Trang 9

-Ngoài ra, có thể phân chia theo các tiêu thức khác như theo ngành kinh tế,theo rủi ro, theo tài sản đảm bảo …

Nếu phân chia theo nghiệp vụ tín dụng thì có các loại cho vay sau:

Thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép ngườivay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến giới hạn nhấtđịnh và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mứcthấu chi Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mứcthấu chi và thời gian thấu chi Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể

ký séc, lập ủy nhiệm chi … vượt quá số dư tiền gửi để chi trả Khi khách hàng

có tiền nhập về tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Số lãi màngân hàng phải trả:

Lãi suất thấu chi × thời gian thấu chi × số tiền thấu chi

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản …

vì vậy chỉ sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và

kỳ thu nhập ngắn

Cho vay trực tiếp từng lần

Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối vớikhách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấphạn mức thấu chi Theo từng kỳ hạn nợ của hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc

và lãi Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soátmục đích và hiệu quả, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng ngân hàng sẽthu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn Nói chung, nghiệp vụ cho vay trựctiếp từng lần tương đối đơn giản, ngân hàng có thể kiểm soát từng món vaycách biệt

Cho vay theo hạn mức

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp chokhách hàng hạn mức tín dụng Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho nhữngkhách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá

Trang 10

trình sản xuất kinh doanh Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không xác địnhtrước kỳ hạn nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng Tuynhiên, do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngânhàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay Ngân hàng chỉ có thể pháthiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lâu không giảmsút.

Cho vay luân chuyển

Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa, doanh nghiệpkhi mua hàng thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay mua hàng và sẽ thu nợ khibán hàng Khi vay khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóađơn nhập hàng và số tiền cần vay, các khoản phải thu và cả hàng hóa trongkho trở thành vật bảo đảm cho khoản cho vay Cho vay luân chuyển rất thuậntiện cho khách hàng, thủ tục chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay.Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy, việc thanh toán chongười cung cấp sẽ nhanh gọn

Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phépkhách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận,thường được áp dụng cho các khoản trung và dài hạn Cho vay trả góp có rủi

ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp

Cho vay gián tiếp

Ngân hàng cho vay qua các tổ đội, hội, nhóm sản xuất, hội nôngdân … Các tổ chức này đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc cácthành viên trong nhóm bảo lãnh một thành viên vay Điều này rất thuận tiệnkhi người vay không có đủ tài sản để thế chấp Vay gián tiếp thường được ápdụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xangân hàng Trong trường hợp như vậy, cho vay qua trung gian có thể tiếtkiệm chi phí cho vay

1.1.2.3.Quy trình cho vay

Trang 11

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, cho vay là hoạtđộng chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn nhất và đem lại thu nhập chính cho ngânhàng Để quá trình cho vay được diễn ra thuận lợi, giảm thiểu rủi ro và đảmbảo việc thu hồi vốn, tăng khoản thu cho ngân hàng, các ngân hàng cần đưa raquy trình cho vay một cách hợp lý và quản lý nó có hiệu quả Qua đó, việctìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và nội dung quy trình cho vay là phần không thểthiếu trong quá trình tìm hiểu hoạt động cho vay của ngân hàng.

o Khái niệm quy trình cho vay: Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tảcông việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàngcho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng chovay

o Ý nghĩa của quy trình cho vay

+ Về mặt hiệu quả, một quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp cho ngân hàngnâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro cho vay

+ Về mặt quản lý, quy trình cho vay có tác dụng:

- Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phậntrong hoạt động cho vay

- Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn

o Quy trình cho vay

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc kháchhàng Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

- Khả năng sử dụng vốn vay

- Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Bước 2: Phân tích khách hàng

Phân tích khách hàng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của

khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay

Mục tiêu:

Trang 12

- Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng,

dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảmthiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng

- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phíakhách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hànglàm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay

 Bước 3: Ra quyết định cho vay

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho

vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt

- Từ chối cho vay với một khách hàng tốt

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh cho vay, thậmchí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng Do đó, quá trìnhphân tích tín dụng đặc biệt quan trọng để biết được tình hình tài chính củakhách hàng, giúp ngân hàng ra quyết định cho vay hợp lý

 Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theohạn mức cho vay đã ký kết trong hợp đồng cho vay

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vậnđộng hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụngvốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũngphải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanhcủa khách hàng

Bước 5: Giám sát quá trình cho vay

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực

tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của kháchhàng, để đảm bảo khả năng thu nợ

Bước 6: Thanh lý hợp đồng cho vay

Trang 13

Sau khi hết thời hạn vay vốn, khách hàng phải trả cho ngân hàng toàn

bộ vốn vay mà khách hàng đã vay ngân hàng bao gồm cả gốc lẫn lãi Nếukhách hàng chưa trả đúng thời hạn thì ngân hàng sẽ xếp số vốn vay này vàoloại nợ xấu, nếu quá một thời gian quy định mà khách hàng vẫn không trảđược cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ bán tài sản đảm bảo và giải quyết sốvốn vay đó

Nói chung, ngân hàng cần xem xét, thực hiện đầy đủ và tỉ mỉ quytrình cho vay để đảm bảo khách hàng có thể trả nợ đúng hạn, giảm thiểu bớtrủi ro cho ngân hàng

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của

ngân hàng thương mại

1.2.1.Khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính

1.2.1.1.Khái niệm phân tích tài chính

Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế

kỷ XIX Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được pháttriển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp cóhiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sựphát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi côngnghệ thông tin

Phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp có tầm quantrọng rất lớn đối với các chủ thể, đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp Trước khi tìm hiểu về phân tích tài chính thì chúng ta phảihiểu về khái niệm phân tích tài chính là gì? Phân tích tài chính là việc sử dụngmột tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ để thu thập và xử lýthông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằmđánh giá tình hình tài chính, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp cũng như khả năng và tiềm lực của doanhnghiệp, để từ đó giúp những người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tàichính, quyết định quản lý và quyết định đầu tư cho phù hợp nhằm hạn chế cácrủi ro có thể xảy ra trong việc ra quyết định

1.2.1.2.Mục tiêu phân tích tài chính

Trang 14

Phân tích tài chính bao gồm việc đánh giá các điều kiện tài chínhcủa doanh nghiệp trong quá khứ, ở hiện tại và đến tương lai Mục tiêu củaviệc phân tích tài chính nhằm phát hiện những biểu hiện không lành mạnhtrong vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng đến tương lại phát triển của doanhnghiệp Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vựckinh doanh khác nhau, các loại hình sở hữu khác nhau … Vì vậy, có nhiều đốitượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp Những nhà phân tích ởcương vị khác nhau sẽ hướng tới các mục tiêu khác nhau Cụ thể như sau:

Đối với nhà quản trị

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp Đó

là cơ sở để định hướng các quyết định của ban Tổng giám đốc, Giám đốc tàichính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt độngquản lý

Đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổphần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính

để nhận biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp Đó là một trong những căn

cứ để họ quyết định bỏ vốn vào doanh ngiệp hay không

Đối với người cho vay

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả

nợ của khách hàng Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn

đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay haykhông, khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởnglương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát hình sự,luật sư … Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính làđánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp màbiểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạtđộng cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà

Trang 15

phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quảhoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trongtương lai.

1.2.2.Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Để thực hiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, cần thuthập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích, tìm hiểu quy trình phân tích và

sử dụng một trong các phương pháp như so sánh, tỷ lệ để tiến hành phân tích

Thông tin phục vụ cho phân tích tài chính

-Thông tin bên trong: báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các báo cáo tàichính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của doanh nghiệp tạinhững thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốntrong những thời kỳ nhất định Giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tàichính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp để ra quyết định phù hợp

-Thông tin bên ngoài

+ Thông tin chung: là những thông tin liên quan đến nền kinh tế, môi trườngkinh doanh, chính sách thuế … tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháplý

+ Thông tin về ngành: là những thông liên quan đến ngành để từ đó xácđịnh vị trí của doanh nghiệp trong ngành cũng như cơ cấu ngành, các sảnphẩm, công nghệ …

Quy trình phân tích tài chính: gồm ba bước sau

-Thu thập thông tin: Nhà phân tích sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng

lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụcho quá trình dự đoán tài chính Nó bao gồm những thông tin bên trong vàbên ngoài đã được đề cập ở trên

-Xử lý thông tin: Là giai đoạn xử lý các thông tin đã thu thập được, là quátrình sắp xếp thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, sosánh, giải thích, đánh giá … để phục vụ cho việc dự đoán và ra quyết định

Trang 16

-Dự đoán và ra quyết định: sau khi thu thập và xử lý thông tin, các nhà phântích dự đoán được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyếtđịnh có nên hợp tác với doanh nghiệp đó hay không.

Phương pháp phân tích tài chính: bao gồm hệ thống các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, các mối quan hệ bên trong vàbên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp

-Phương pháp so sánh: Là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động vàxác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Gốc được chọn để so sánh

là gốc về không gian hoặc thời gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiệnhoặc kỳ kế hoạch Nội dung so sánh bao gồm so sánh giữa số thực tế kỳ phântích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước, hoặc so sánh giữa số thực tế kỳphân tích với số kỳ kế hoạch Quá trình phân tích có thể thực hiện theo cáchình thức sau:

+ So sánh ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyếtđối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính

+ So sánh dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quangiữa các chỉ tiêu

+ So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: là việcxem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung để phảnánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế - tài chính củadoanh nghiệp

- Phương pháp tỷ số

Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phântích tài chính, nó sử dụng các tỷ số để phân tích Các tỷ số đơn được thiết lậpbởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác Đây là phương pháp có tính hiện thựccao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện giúp nhàphân tích có thê khai thác hiệu quả các số liệu từ báo cáo tài chính Trongphân tích tài chính, các tỷ số được phân thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản

Trang 17

ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó làcác nhóm: tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số về khả năng sinh lời, tỷ số vềhiệu quả hoạt động và tỷ số về khả năng cân đối vốn Với mỗi nhóm tỷ số lại

có những tỷ số riêng lẻ và mỗi đối tượng phân tích lại chú trọng vào nhóm tỷ

số phù hợp với mục đích phân tích của mình

Về nguyên tắc, phương pháp tỷ số cần xác định được các ngưỡng,các tỷ số tham chiếu, vì vậy để đánh giá tình trạng tài chính của một doanhnghiệp thì các nhà phân tích so sánh tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số thamchiếu

- Phương pháp Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont đểphân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Nhờ sự phân tích mối liênkết giữa các chỉ tiêu mà các nhà phân tích sẽ nhận biết được nguyên nhân dẫnđến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời,phương pháp này còn được dùng để xác định xu hướng hoạt động của doanhnghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn mà doanhnghiệp sẽ gặp phải

ROE = Lợi nhuận sau thuế (LNST) / Vốn chủ sở hữu (VCSH)

= LNST / Doanh thu * Doanh thu / Tài sản * Tài sản / VCSH

EM: Hệ số nhân vốn – đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanhnghiệp

Trang 18

Từ việc thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích, rồi đếnchọn phương pháp phân tích, ta có nội dung cụ thể của việc phân tích nhưsau:

1.2.2.1.Phân tích các tỷ số tài chính

Các tỷ số về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn

dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ Còn nợ ngắn hạn thườngbao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tíndụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộpkhác

Hệ số thanh toán hiện hành càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp càng tốt, song khả năng sinh lời của doanh nghiệp càngkém do doanh nghiệp phải đánh đổi giữa khả năng thanh toán và khả năngsinh lời Đồng thời nếu duy trì tỷ lệ quá cao thì sẽ bị đánh giá là không quản

lý hợp lý các tài sản hiện có, nếu doanh nghiệp duy trì tỷ lệ này quá thấp thì

nó trở thành nguyên nhân cho các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt Thôngthường chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành =2 được coi là hợp lý vàđược đa số chủ nợ chấp nhận

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Dự trữ) / Nợ ngắn hạn

Dự trữ là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưuđộng và dễ bị lỗ nhất nếu được bán Tỷ số khả năng thanh toán nhanh được sửdụng để phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần chịutổn thất khi phải bán các hàng tồn kho hay các tài sản kém lỏng trong tài sảnngắn hạn Thông thường hệ số này >1 được coi là doanh nghiệp có tình hìnhthanh toán khả quan và ngược lại sẽ gặp khó khăn trong thanh toán

 Khả năng thanh toán tức thời

Trang 19

Hệ số thanh toán tức thời = (Tiền + chứng khoán thanh khoản) / Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền vàchứng khoán dễ bán của doanh nghiệp Nếu hệ số này ≥ 0,5 thì khả năngthanh toán tức thời tương đối khả quan Nếu ≤ 1 thì doanh nghiệp phải bángấp một số sản phẩm, hàng hóa dự trữ để nhanh chóng thoát khỏi tình trạngnày

 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn

và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Song nếu tỷ lệ này quá cao thìdoanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Vì thế cácngân hàng thường mong muốn các doanh nghiệp vay vốn có tỷ số này nhỏhơn 0,5 tức là có ít nhất một nữa tài sản của doanh nghiệp được hình thành từvốn chủ sở hữu

 Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãi vay

Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàngnăm như thế nào vì lãi vay hàng năm đối với doanh nghiệp là một chi phí cốđịnh và ngân hàng muốn biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi như thế nào.Thông thường các ngân hàng đòi hỏi tỷ số này cao hơn 1

 Các tỷ số về khả năng hoạt động

 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu bình quân * 360) / Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh thời gian trung bình mà doanh nghiệp phải chờ

để thu hồi nợ trước khi bán hàng Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào chính

Trang 20

sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng như đặc điểm, tính chất sảnxuất của mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau Kỳ thu tiền bình quân caochứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn trong thanh toán, khả năngthu hồi vốn chậm.

 Vòng quay dự trữ

Vòng quay dự trữ = Giá vốn hàng bán / Dự trữ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường số lần vốn đầu tư vào mức dự trữ quay vòngtrong năm, qua đó đánh giá doanh nghiệp sử dụng dự trữ có hiệu quả haykhông Nếu vòng quay dự trữ nhỏ cho thấy vốn của doanh nghiệp đang bị ứđọng, nếu quá cao thì rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng, phân phối hàngchậm, điều này có khi lại gây ra tác động ngược lại đối với quá trình tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu *100% / Tài sản cố định

Nếu so sánh chỉ tiêu này với các doanh nghiệp trong ngành hay toàn

bộ nền kinh tế nói chung, tỷ lệ này của doanh nghiệp thấp hơn nhiều có nghĩa

là vốn của doanh nghiệp đã bị ứ đọng quá nhiều trong tài sản cố định Ngượclại, nếu chỉ tiêu quá cao thì doanh nghiệp đang sử dụng tài sản cố định đãkhấu hao hoàn toàn, hoặc đã lạc hậu, bên cạnh đó nó cũng thể hiện doanhnghiệp khó có khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu * 100% / Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này còn gọi là vòng quay toàn bộ tổng tài sản, cho biết mộtđồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

 Các tỷ số về khả năng sinh lãi

 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Trang 21

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế và giúp nhà phân tích đánh giá khả năng tăng trưởngdoanh thu, lợi nhuận và khả năng tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.

 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE =Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuấtkinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

 Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

ROA cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận

1.2.2.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn và tài sản (Bảng tài trợ)

Trong phân tích nguồn vốn và tài sản, người ta thường xem xét sựthay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệptrong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán

Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính làbảng kê nguồn vốn và tài sản (Bảng tài trợ) Nó giúp nhà quản lý xác định rõcác nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó, từ đó xác địnhđược doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích không, có hiệu quả hay không

từ đó giúp các nhà quản lý có biện pháp phù hợp để điều chỉnh cách sử dụngvốn cho phù hợp Bên cạnh đó, phân tích Bảng tài trợ còn giúp các nhà phântích tài chính biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó,qua việc phântích việc sử dụng vốn sẽ gúp nhà phân tích đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp đó có ổn định không, có nguồn lực mạnh hay không

Để lập được bảng tài trợ, trước hết phải liệt kê sự thay đổi cáckhoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổiđược phân biệt ở hai cột: tài sản và nguồn vốn theo nguyên tắc:

Trang 22

- Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bênnguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn.

- Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bênnguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện ở việc tạo nguồn

Bảng tài trợ được lập như sau:

Việc sử dụng bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư

và nguồn vốn chủ yếu được hình để đầu tư, để từ đó có thể đánh giá việc sửdụng vốn có hiệu quả hay không và nguồn vốn hình thành có ổn định, an toànhay không

1.2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian

Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặtchẽ những đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động

Trang 23

để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.Nếu như trạng thái tĩnh được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng tháiđộng (sự dịch chuyển của các dòng tiền) được phản ánh qua bảng tài trợ, bảngbáo cáo kết quả kinh doanh Thông qua các báo cáo tài chính này, các nhàphân tích có thể đánh giá sự thay đổi về vốn lưu động ròng, về nhu cầu vốnlưu động Từ đó, có thể đánh giá những thay đổi về ngân quỹ của doanhnghiệp Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liên quan rất chặt chẽ:những thay đổi trên bảng cân đối kế toán được lập đầu kỳ và cuối kỳ cùng vớikhả năng tự tài trợ được tính từ báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện trênbảng tài trợ và liên quan mật thiết đến ngân quỹ của doanh nghiệp.

Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định,người ta còn chú trọng tới các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chitiết hơn tình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếu củadoanh nghiệp Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số rất có ýnghĩa về mặt hoạt động, cơ cấu vốn … của doanh nghiệp Cách xác địnhnhững chỉ tiêu này như sau:

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp – Chi phí bán hàng quản lý

(không kể khấu hao và lãi vay)Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi – Khấu haoThu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay

Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối vàmức tăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sánh

Trang 24

chúng với các chỉ tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánhgiá vị thế của doanh nghiệp.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn đối vớicác chủ thể, đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Nhận thức được tầm quan trọng đó, công tác hoàn thiện nội dung phân tích tàichính doanh nghiệp rất được chú trọng, đặc biệt là trong hoạt động cho vaycủa ngân hàng, phân tích tài chính doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp ngân hàng

ra quyết định cấp vốn chính xác hơn

Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp giúp nhàphân tích đưa ra được kết luận chính xác về tình hình tài chính của doanhnghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượnghiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như khả năng và tiềm lực củadoanh nghiệp Để từ đó giúp người sử dụng thông tin đưa ra được các quyếtđịnh phù hợp, tránh được rủi ro mà việc phân tích tài chính không tốt có thểgặp phải như: đầu tư không mang lại lợi nhuận, quản lý doanh nghiệp khônghiệu quả, đối với ngân hàng thì việc thu hồi vốn gặp khó khăn …Do đó, hoànthiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng,giúp các nhà sử dụng thông tin đưa ra quyết định hợp lý Để đánh giá mức độhoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có thể dựa vào một sốchỉ tiêu cơ bản sau:

 Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp cóđầy đủ và chính xác không?

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang áp dụng nhiều hình thứccho vay như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hỗ trợxuất khẩu … Tuy nhiên, với bất kỳ loại hình cho vay nào hay bất kỳ doanh

Trang 25

nghiệp nào đến xin vay vốn thì tại thời điểm xin vay, các ngân hàng đều yêucầu phải nộp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến doanh nghiệp như báo cáotài chính trong 3 năm gần nhất… Ngoài ra, định kỳ trong thời hạn chovay,doanh nghiệp đều phải nộp các báo cáo tài chính Qua những tài liệu đó,cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xem xét, phân tích các chỉ tiêu tài chính, kiểm tratính chính xác và hiệu quả từ các số liệu trên Nhờ đó mà cán bộ tín dụng cóthể theo dõi tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp sau khi cho vay vốn để tránh những rủi ro không đáng có cho ngânhàng.

 Phương pháp phân tích sử dụng có đầy đủ các chỉ tiêu không?

Việc sử dụng hệ thống các chỉ tiêu trong phân tích tài chính đầy đủ,chính xác sẽ giúp quá trình phân tích tài chính được hiệu quả hơn Sử dụngđầy đủ hệ thống chỉ tiêu trong 4 nhóm tỷ số: nhóm tỷ số về khả năng thanhtoán, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động, nhóm tỷ số về khả năng sinh lời vànhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, sẽ góp phần rất lớn trong việc hoàn thiệnnội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Dựa vào hệ thống chỉ tiêu này màngân hàng có thể đưa ra những kết luận chính xác hơn và có cách nhìn toàndiện hơn về doanh nghiệp xin vay vốn

 Các phương pháp phân tích khác nhau như chỉ số, tỷ trọng, Dupont

sử dụng có hiệu quả hay không?

Phương pháp phân tích kết hợp phương pháp phân tích truyềnthống với phương pháp phân tích hiện đại Trong nội dung phân tích sử dụngphương pháp phân tích tỷ lệ kết hợp với phương pháp so sánh, biết được quy

mô của từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán, phương pháp Dupont phântích một cách sâu sắc hơn các nguyên nhân của sự biến động về các chỉ số,đặc biệt là ROE và ROA của doanh nghiệp Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa

Trang 26

các phương pháp sẽ giúp nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp đượchoàn thiện hơn, chất lượng phân tích hiệu quả hơn, chính xác hơn.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng, đó

là cách thức ngân hàng xử lý thông tin tài chính nhận được từ doanh nghiệp,

là trình độ cán bộ tín dụng, là quy trình phân tích mà ngân hàng công ty ápdụng

 Thông tin

Thông tin là cơ sở cho phân tích đánh giá, là nguyên liệu cho quátrình tác nghiệp của cán bộ tín dụng Hiện nay để có được thông tin về kháchhàng của mình không khó đối với ngân hàng nhưng làm sao để có nhữngthông tin chính xác mới là vấn đề ngân hàng phải quan tâm Thông thường đểthuận lợi cho việc đi vay, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đưa lên chongân hàng đều cho thấy tình hình tài chính là lành mạnh Nếu ngân hàng chỉdựa vào các thông tin này thì kết quả phân tích sẽ không phản ánh đúng thựcchất tình hình của doanh nghiệp

Vấn để đặt ra cho ngân hàng là từ thông tin như thế, cán bộ tín dụnghoặc cần thanh toán và tiến hành sắp xếp thông tin, sử dụng các phương pháp

xử lý thông tin một cách thích hợp theo nội dung và đối tượng, loại hìnhdoanh nghiệp, hoặc phải đi thu thập những nguồn thông tin khác đáng tin cậyhơn

 Cán bộ tín dụng

Trong quá trình phân tích tài chính, cán bộ tín dụng luôn đóng vai trò

vô cùng quan trọng Bởi lẽ họ chính là những người trực tiếp tiến hành phân

Trang 27

tích tài chính của doanh nghiệp mà ngân hàng có thể sẽ cho vay vốn Công tácphân tích tài chính không phải là nghiệp vụ đơn giản, nó đòi hỏi cán bộ phântích không những phải am hiểu các lĩnh vực cho vay, đầu tư của ngân hàng

mà còn phải có những hiểu biết về các vấn đề liên quan như: thuế, môitrường, thị trường, khoa học công nghệ

Do vậy, phần nào hiệu quả của công tác phân tích tài chính kháchhàng sẽ phụ thuộc vào chất lượng nhân tố con người

 Phương pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích

Phương pháp phân tích là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượngphân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngân hàng Với nguồn thôngtin đã có được, vấn đề đặt ra với ngân hàng là làm thế nào, lựa chọn phươngpháp nào, chỉ tiêu nào để phân tích mang lại hiệu quả tốt nhất Việc sử dụngphương pháp nào , chỉ tiêu nào để phân tích lại phụ thuộc vào quyết định củamỗi ngân hàng Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng nhất định, vì vậy việc lựachọn các chỉ tiêu tài chính phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp là rấtquan trọng

 Một số nhân tố khác

- Tổ chức điều hành

Phân tích tài chính của một doanh nghiệp để xem xét co nên cho vayvốn hay không bao gồm nhiều hoạt động liên quan chặt chẽ với nhau, kết quảcủa nó phụ thuộc vào nhiều tổ chức và sự phối hợp nhuần nhuyễn hợp lý,khoa học các bộ phận trong quá trình thẩm định sẽ tránh được sự chồng chéo,phát huy được những mặt mạnh, hạn chế được những mặt yếu của mỗi tácnhân và trên cơ sở đó giảm bớt chi phí cũng như thời gian thẩm định nóichung và thời gian phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng

- Trang thiết bị công nghệ

Hiện nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào trong ngànhngân hàng làm tăng khả năng thu nhập, xử lý và lưu trữ thông tin một cáchhiệu quả hơn

Trang 28

Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin cho việc phân tích tài chính dự ánđầu tư một cách hiệu quả hơn Hiện nay, có rất nhiều phần mềm chuyên dùngcho nghiệp vụ ngân hàng nói chung và cho công tác phân tích tài chính doanhnghiệp nói riêng được thuận tiện hơn Các cán bộ tín dụng có thể truy cập và

xử lý một lượng thông tin lớn mà vẫn tiết kiệm được thời gian

 Về phía cơ quan hữu quan

Cơ quan hữu quan – bao gồm các cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý

hệ thống ngân hàng thương mại như hiệp hội ngân hàng Việt Nam, quốc hội

… Những văn bản chính sách của các cơ quan này có ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động của ngân hàng Khi các cơ quan này đưa ra những văn bản mới thì

sự kịp thời, tính hợp lý của chúng và của các văn bản hướng dẫn kèm theo cóảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung và công tác thẩm định của

Trang 29

ngân hàng nói riêng Các văn bản này có thể kể tới các văn bản hướng dẫntính khấu hao tính tiền thuế đất đai của nhà nước, tính giá trị của tài sản, haynhững hướng dẫn về thuế là những văn bản có ảnh hưởng trực tiếp tới côngtác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng, dù mức độ ảnhhưởng là khác nhau.

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA

TECHCOMBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Techcombank – chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nềnsản xuất hàng hóa Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự pháttriển của ngân hàng, và ngược lại hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúcđẩy phát triển kinh tế Ngân hàng thương mại hình thành xuất phát từ vậnđộng của tư bản thương nghiệp, và gắn liền với sự luân chuyển của tư bảnthương nghiệp Sự ra đời của các ngân hàng và đặc biệt quá trình hình thành

cổ phần hóa ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đã đánh dấu sự phát triển kinh

tế, nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và nhu cầu vay vốn của các cá nhân doanhnghiệp đã tăng lên một cách đáng kể

Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombankđược thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngânhàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bốicảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là

20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn

Kiếm, Hà Nội Ngày khai trương trụ sở chính kiêm phòng giao dịch rộng

45m2 với bộ máy nhân viên vẻn vẹn 16 người

Năm 2008 trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15Đào Duy Từ, Hà Nội Hiện nay, trụ sở chính đã được chuyển sang 70 – 72

Bà Triệu và tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ được chuyển thànhTechcombank chi nhánh Hà Nội với 3 phòng ban và 82 nhân sự gồm cả nhânviên chính thức và nhân viên thử việc Sự ra đời của Techcombank chi nhánh

Trang 31

Hà Nột đã đánh dấu sự phát triển của ngân hàng kỹ thương Việt Nam sau 5năm đi vào hoạt động, do nhu cầu của các cá nhân, các tổ chức, các doanhnghiệp muốn gửi tiền, vay vốn và sự tin tưởng của các cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp vào Techcombank nên Techombank đã mở thêm chi nhánh HàNội,đáp ứng nhu cầu của xã hội, giúp mạng lưới của Techcombank được pháttriển rộng khắp và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

2.1.1.2 Quá trình phát triển

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống ngânhàng đã có những bước phát triển rất nhanh, quá trình phát triển của ngânhàng không những làm gia tăng số lượng các ngân hàng mà còn làm tăng quy

mô của mỗi ngân hàng Tích tụ và tập trung vốn đã tạo ra các công ty ngânhàng cực kỳ lớn với số vốn tự có hàng chục đô la Mỹ, tổng tài sản hàng trăm

tỷ đô la Mỹ, đủ sức để tài trợ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọntoàn cầu

Techcombank chi nhánh Hà Nội ra đời do yêu cầu chuyển đổi môhình kinh doanh mới của ngân hàng thương mại, khi còn là hội sở chínhTechcombank chi nhánh Hà Nội là đơn vị đề ra nhiệm vụ chiến lược cho ngânhàng kỹ thương Việt Nam Hiện nay, là đơn vị chủ lực trong việc xây dựng vàphát triển quan hệ hợp tác với khách hàng, thực hiện phục vụ đầu tư các dự ánlớn Techcombank chi nhánh Hà Nội là nơi triển khai hệ thống công nghệhiện đại, dự án hiện đại hóa ngân hàng, triển khai xây dựng mô hình theohướng ngân hàng thương mại hiện đại, xây dựng nguồn nhân lực có trình độcao, nhiệt tình trung thực với công việc Qua đó, Techcombank chi nhánh HàNội cùng với các chi nhánh khác của ngân hàng kỹ thương Việt Nam trongthời gian qua đã có một số bước ngoặt đáng tự hào: năm 2001, vốn đầu tưgồm 20 tỷ đồng, khoảng 1/5 vốn điều lệ cho hệ thống corebanking globuskhẳng định đẳng cấp về công nghệ thẻ ATM kết nối trực tiếp với tài khoảntiền gửi của khách hàng, Techcombank lại gây được tiếng vang lớn khi làngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai internetbanking toàn diện cho

Trang 32

phép chuyển tiền có giải thích nội dung qua internet tối đa lên tới 500 triệuđồng/ngày, rồi kết nối sản phẩm ngân hàng với sản phẩm bảo hiểm Hiện nay,Techcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất có cổ đông chiến lược nướcngoài sở hữu tỷ lệ cổ phần tối đa theo quy định của chính phủ Việt Nam Cổđông chiến lược, ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) đã nâng tỷ lệ sởhữu của HSBC tại Techcombank lên 20%.

Quá trình phát triển của Techcombank chi nhánh Hà Nội nằmtrong sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng, tạo nên một hệ thống ngânhàng hoạt động có uy tín, mở rộng mạng lưới, góp phần vào công cuộc pháttriển của đất nước

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng

Theo mô hình hoạt động, hình thức sở hữu và chiến lược hoạt động

mà Techcombank chi nhánh Hà Nội đã có sơ đồ cơ cấu tổ chức sau:

Trang 33

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank chi nhánh Hà Nội

BAN GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc phụ trách mảng DN: Nguyễn Thanh Tuấn

Phó giám đốc phụ trách mảng DV: Phạm Thị Thu Huyền

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Trưởng phòng: Hà Bích NgọcPhó phòng: Hoàng Thị Hải HàPhó phòng: Đặng Thị Vân AnhKiểm soát viên: Đào Thị Ngọc AnKiểm soát viên: Hoàng Lê HoaKiểm soát viên: Nguyễn Thị Hương

PHÒNG DOANH NGHIỆP

Trưởng phòng: Nguyễn Thị Kiều AnhPhó phòng: Phạm Thanh LâmPhó phòng: Trần Lan AnhPhó phòng: Vũ Thu Trang

PHÒNG CÁ NHÂN

Trưởng phòng: Trần Thị Thanh HàPhó phòng: Lê Mỹ Ngọc

( Nguồn: ban giám đốc Techcombank chi nhánh Hà Nội)

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

 Chức năng, nhiệm vụ của trưởng, phó phòng doanh nghiệp và cánhân

Trang 34

- Kiểm soát về những khoản cho vay theo quy chế cho vay của ngânhàng nhà nước và Techcombank.

- Phụ trách việc thẩm định, tiếp thị, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vaycủa khách hàng, ký kiểm soát các khoản vay, thanh toán, bảo lãnh

- Duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thốngTechcombank để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, mở rộng và khai thácnguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

- Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựngchương trình marketing các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

- Tham gia việc khởi kiện với các khoản tín dụng có tranh chấp màkhông thể hoà giải

 Chức năng, nhiệm vụ của trưởng, phó phòng dịch vụ khách hàng

- Kiểm soát, phê duyệt những khoản cho vay trong phạm vi được uỷquyền theo quy chế cho vay của ngân hàng nhà nước và Techcombank

- Kiểm soát các chứng từ, giao dịch chính xác, kịp thời và đầy đủ, kiểmtra kiểm soát séc trắng, sổ tiết kiệm trắng tại phòng

- Cập nhật biểu lãi suất; tham gia quản lý kho tiền; tư vấn cho kháchhàng

 Chức năng nhiệm vụ của chuyên viên phòng dịch vụ khách hàng

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng ( từ khâu tiếpxúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫnthủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền )tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồicủa khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để khôngngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng

- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán các giao dịch với kháchhàng ( về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của

Trang 35

khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toánngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ ) và các dịch vụ khác,chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, đúng đắn của các giao dịch,đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của ngân hàng và khách hàng, thực hiệnđúng quy trình nghiệp vụ, đúng thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các biệnpháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng

- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.Thực hiện đúng việc thu nợ gốc và lãi theo đề nghị của phòng doanh nghiệp

và phòng cá nhân hoặc thu nợ khi hợp đồng tín dụng đến hạn và quá hạn

- Đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sảnphẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch phục vụ kháchhàng

- Thực hiện quản lý thông tin ( lưu trữ, bảo mật và cung cấp) thuộc nhiệm

vụ của phòng và lập các loại báo cáo nghiệp vụ theo quy định

- Thực hiện đúng chức trách, phối hợp với các phòng khác theo quy trìnhnghiệp vụ

 Chức năng, nhiệm vụ của phòng doanh nghiệp và phòng cá nhân

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ kháchhàng: xây dựng chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sáchkhách hàng Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng vàtriển khai chương trình, kế hoạch bán sản phẩm tháng/quý/năm và các giảipháp tiếp thị, marketing nhằm phát triển khách hàng, thị trường, thị phần,quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu của chi nhánh và củaTechcombank

- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm: triển khai thực hiện chính sáchkhách hàng của Techcombank phù hợp với đặc điểm khách hàng tại chinhánh Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thểcho từng nhóm sản phẩm

Trang 36

- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác vớikhách hàng doanh nghiệp và bán sản phẩm của ngân hàng.

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng đốivới khách hàng doanh nghiệp

- Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cá nhân, tìm hiểu nhu cầu, tiếpnhận hồ sơ vay vốn

- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng Kiểm tragiám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay Đôn đốc kháchhàng trả nợ gốc, lãi Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợgốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng Xử lý khi kháchhàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng Phát hiện kịp thời cáckhoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý

- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro Lập báo cáo phân tích, đề xuấtcác biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ chokhách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi rotín dụng

- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối vớikhách hàng Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng

- Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng, tham gia ýkiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lýtín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng nhiệm vụ của phòng

2.1.3 Hoạt động cơ bản của Techcombank – chi nhánh Hà Nội

Trong mấy năm gần đây nhất là trong năm 2006, đã có rất nhiều

sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội diễn ra có tác động không nhỏ tớimọi mặt hoạt động của các ngành trong đó có ngành tài chính ngân hàng ViệtNam trở thành thành viên WTO, bắt đầu thực hiện tiến trình mở cửa thịtrường tài chính, thị trường chứng khoán diễn ra sôi động Tình hình kinh tếtrong nước có nhiều diễn biến phức tạp như lạm phát tăng cao vào cuối năm

2007 và kéo dài đến tận đầu năm 2008, làm chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng

Trang 37

đặt ra những rào cản cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, lãi suấtphải thường xuyên có sự điều chỉnh cho phù hợp với thị trường … Bên cạnh

đó từ hội sở chính chuyển thành ngân hàng chi nhánh đã ảnh hưởng khôngnhỏ tới hoạt động của Techcombank chi nhánh Hà Nội

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay,đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác Huy động vốn là hoạt động tạo nguồnvốn cho ngân hàng thương mại, tạo nguồn để ngân hàng tiến hành các hoạtđộng như cho vay, thế chấp… Do đó, hoạt động huy động vốn đóng vai tròrất quan trọng trong việc quyết định tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng luôn gặp những thay đổi lớn cả bêntrong lẫn bên ngoài (Nội bộ ngân hàng thay đổi do chuyển thành ngân hàngchi nhánh cộng với những thay đổi trong nền kinh tế như sự phát triển chóngmặt của thị trường tài chính, và sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế hiện nay),nhưng việc huy động vốn vẫn tăng đều qua các năm, do nguồn vốn chủ sởhữu không thay đổi từ khi chuyển thành ngân hàng chi nhánh, các cổ đôngvẫn góp vốn cho chi nhánh và do sự hoạt động hiệu quả nên nguồn vốn từ lợinhuận không chia vẫn không ngừng tăng lên Bên cạnh đó, hoạt động huyđộng nguồn tiền gửi từ dân cư luôn được cải thiện bằng cách tăng lãi suất, ápdụng các chương trình khuyến mãi nhằm huy động vốn từ dân cư một cáchhiệu quả nhất Do đó, công tác huy động vốn của Techcombank – chi nhánh

Hà Nội đã dành được thành tựu đáng kể, không ngừng tăng lên qua các năm

Cụ thể của công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và huy động vốn từdân cư được thể hiện ở bảng sau:

Năm 2009

Trang 38

Tuyệt đối

Tuyệt đối

% tuyệt đối

Tuyệt đối

% tuyệt đối

1

Huy động vốn từ các tổ chức kinh

(Nguồn: phòng doanh nghiệp Techcombank chi nhánh Hà Nội)

Để đạt được nguồn huy động vốn như trên, ngân hàng đã duy trìđược mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời đẩy mạnh huyđộng từ khách hàng mới Bên cạnh đó, hoạt động cho vay khách hàng lạigiảm một cách đáng kể, năm 2007 là 1300 tỷ, năm 2008 là 1265 tỷ giảm2.69% so với năm 2007, và năm 2009 là 1066 tỷ giảm 15,73% so với năm

2008, điều này là do ngân hàng phải tập trung một lượng vốn lớn để thay đổi

cơ cấu tổ chức từ hội sở chính thành ngân hàng chi nhánh Hiện nay, khi mọihoạt động đã dần đi vào quỹ đạo thì ngân hàng sẽ có kế hoạch phát triển hợp

lý, đa dạng hóa khách hàng và điều chỉnh lại chế độ cho vay khách hàng Huyđộng vốn ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động của ngân hàng, do đó mụctiêu của Techcombank chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới là huy động và sửdụng vốn có hiệu quả, nâng cao chất lượng ngân hàng, chăm sóc khách hàngvới dịch vụ tốt nhất Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đặc biệt chú trọng tới hoạtđộng tín dụng, tài trợ cho khách hàng

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng vàcủa các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tàisản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất.Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng được gọi là tíndụng ngân hàng, phản ánh đặc trưng của ngân hàng

Ngày đăng: 23/09/2018, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w