1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận đối ngoại công chúng

68 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 5,38 MB

Nội dung

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG I. Quan điểm về Đối ngoại công chúng: Đối ngoại công chúng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại mỗi quốc gia, là bộ phận của công tác đối ngoại. Đối ngoại công chúng đã tồn tại khá lâu tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về đối ngoại công chúng. Được nhắc đến vào năm 1965 bởi giáo sư Dean Edmund A. Gullion, theo ông, ngoại giao công chúng hướng tới sự ảnh hưởng của thái độ công chúng tới việc hình thành và thực hiện đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia. Nó chính là các quan hệ quốc tế vượt ra khỏi những quy tắc ngoại giao truyền thống. Có thể hiểu đối ngoại công chúng là quá trình “giao tiếp” với công chúng trong và ngoài nước của chính phủ để thiết lập ‘một cuộc đối thoại’ nhằm thông báo hay tiếp nhận những ảnh hưởng từ ý kiến của công chúng về vấn đề hoạt động đối ngoại của quốc gia đó. Nó được thực hiện thông qua một loạt các công cụ và phương pháp khác nhau, từ quan hệ cá nhân và phương tiện truyền thông phỏng vấn, và trao đổi giáo dục . Như vậy, đối ngoại nhân dân chính là sự tương tác của nhà nước, chính phủ với công chúng để nắm bắt thái độ của họ để việc hình thành và thực hiện chính sách đối ngoại. Nó bao gồm sự tăng cường phát triển của quan hệ quốc tế vượt qua những nét đặc trưng của đối ngoại, ngoại giao truyền thống. Theo giáo sư Crocker Snow Jr. nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu ngoại giao công chúng Edward R. Murrow thuộc trường Đại học Tufts, cho rằng: “Đối ngoại công chúng chính là sự đại diện cho hành động của chính phủ ảnh hưởng đến công chúng ở nước ngoài trong phạm vi các chính sách đối ngoại ngày càng được mở rộng một cách tình cờ hay chủ ý vượt ra ngoài lĩnh vực kiểm soát chính phủ bao gồm các phương tiện truyền thông, các tập đoàn đa quốc gia, NGO ..”. Giáo sư Lịch sử ngoại giao Alan K. Henrikson khẳng định: “Ngoại giao công chúng có thể được xác định, chỉ đơn giản như việc thực hiện các quan hệ quốc tế của các chính phủ thông qua các phương tiện truyền thông công cộng và thông qua các giao dịch với một phạm vi rộng của các thực thể phi chính phủ (các đảng chính trị, các tập đoàn, các hiệp hội thương mại, các công đoàn lao động, các tổ chức giáo dục, các tổ chức tôn giáo, dân tộc , và như vậy bao gồm các cá nhân có ảnh hưởng) với mục đích gây ảnh hưởng chính trị và hành động của các chính phủ khác”. Ngoại giao công chúng là hình thức thể hiện chính sách đối ngoại của một quốc gia thông qua sự tương tác của các nhóm, các dân tộc, các nền văn hóa bên ngoài biên giới quốc gia, ảnh hưởng đến cách mà các nhóm và nhân dân các nước khác nghĩ về vấn đề đối ngoại, phản ứng với chính sách đối ngoại của một nước, và ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ nước đó. Theo tác giả của cuốn “Ngoại giao với thế giới”, Đối ngoại công chúng được định nghĩa là những nỗ lực của chính phủ chính thức để định hình môi trường truyền thông ở nước ngoài trong chính sách đối ngoại để giảm mức độ nhận thức sai lầm và hiểu lầm mối quan hệ giữa quốc gia mình và các quốc gia khác làm phức tạp. Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng, đối ngoại công chúng chính là những hoạt động, nỗ lực của một quốc gia cùng toàn thể nhân dân quốc gia đó nhằm tạo ảnh hưởng đến chính chủ và công chúng các quốc gia khác trên thế giới, từ đó quảng bá hình ảnh tốt đẹp và chính phủ, nhân dân các nước trên thế giới có cái nhìn, quan điểm tích cực về đất nước mình. Hiệu trưởng trường Đại học Fletcher, ông Edmund A. Gullion (nguyên là một nhà ngoại giao) khẳng định, bằng con đường ngoại giao công chúng, chúng ta sẽ hiểu được các phương tiện, phương pháp mà các chính phủ, các tổ chức xã hội, các cá nhân tác động đến thái độ và ý kiến của các dân tộc và chính phủ khác nhằm ảnh hưởng đến chính sách của họ.

Ngày đăng: 22/09/2018, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w