1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo skkn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp cấp tiểu học

11 445 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 39,98 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4 TRƯỜNG Ti HỌC NGUYỄN HUỆ 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2015 2016 I. Sơ lược lý lịch: Họ và tên: KIỀU MỘNG LANH Năm sinh: 0391977 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Giáo dục Tiểu học. Chức năng, nhiệm vụ được giao: Dạy lớp 3 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên II. Nội dung: 1. Nêu thực trạng tình hình của tập thể, cá nhân trước khi lập thành tích, có sáng kiến, giải pháp trong công tác, đề tài nghiên cứu. Thuận lợi: Được sự quan tâm của BGH và công đoàn nhà trường, lãnh đạo địa phương, của đồng nghiệp. Khó khăn: Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em nên đồ dùng học tập còn thiếu thốn, các em chưa có ý thức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức nên giáo viên phải tốn nhiều công sức để dạy bảo các em.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4

TRƯỜNG Ti HỌC NGUYỄN

HUỆ 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học 2015 - 2016

I Sơ lược lý lịch:

- Họ và tên: KIỀU MỘNG LANH Năm sinh: 03/9/1977

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Giáo dục Tiểu học

- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Dạy lớp 3

- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên

II Nội dung:

1 Nêu thực trạng tình hình của tập thể, cá nhân trước khi lập thành tích, có sáng kiến, giải pháp trong công tác, đề tài nghiên cứu

* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của BGH và công đoàn nhà trường, lãnh đạo địa phương, của đồng nghiệp

* Khó khăn:

- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em nên đồ dùng học tập còn thiếu thốn, các em chưa có ý thức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức nên giáo viên phải tốn nhiều công sức để dạy bảo các em

- Phần đông các em ở khu vực quận 7, Nhà Bè ở cách xa trường nên các em thường đi học trễ, Phụ huynh chiếm đa số là những người công nhân, buôn

Trang 2

bán, lao công rất vất vả trong công việc nên ít quan tâm đến việc học của con mình

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo chúng ta cần phải đề ra những biện

pháp là “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp cấp Tiểu học”

- Là một giáo viên mới bước vào nghề giảng dạy, đứng trước thềm thế thế kỷ XXI phải tự mình vươn lên cùng với sự chuyển mình của đất nước, của toàn thế giới Muốn vậy, phải tự nâng cao trình độ chuyên môn để gặt hái những sản phẩm tối ưu, đưa thế hệ tương lai cùng hoà với nhịp đập của toàn cầu

- Với kiến thức được tạo trên ghế nhà trường, cũng như tự tìm tòi học hỏi và học

từ đồng nghiệp cùng kinh nghiệm trong một năm qua giảng dạy và học hỏi ở thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp Tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng

mình là “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” Không thể thiếu đối với giáo viên

-Tiểu học, vì những việc làm đó góp phần không ít đến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

- Các em trở thành con người có đức, có tài là hạt nhân tương lai của đất nước

Đó là nguyện vọng của bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp

giáo dục Với ý tưởng như thế, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”.

2 Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc lập thành tích, nêu sáng kiến, giải pháp trong công tác, đề tài nghiên cứu được đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ, công tác.

- Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm gần như trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống Người làm vườn phải đặt hết tâm huyết của mình vào đó để chăm sóc tạo điều

Trang 3

kiện tốt cho hạt giống nẩy mầm Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng trong các nghề, nghề dạy học là nghề cao quý nhất

- Trong thời đại mở cửa của nên kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi, bị ảnh hưởng bởi các trò chơi điện tử, game online, luôn bị những cám dỗ của thời đại lôi cuốn Nó ảnh hưởng không ít đến việc học tập của học sinh Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt

“Công tác chủ nhiệm lớp” là góp chút công sức nhỏ bé của mình để giáo dục

các em trở thành những công dân tốt cho xã hội, là những đứa con ngoan trong gia đình

- Mục đích tôi nghiên cứu đề tài này là nhằm nắm bắt thực trạng chất lượng dạy

và học, phân tích nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chất lượng dạy và học Đồng thời tìm ra những biện pháp thích hợp để thực hiện tốt công tác dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục một cách tốt nhất

Nhiệm vụ:

- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh về trình độ tiếp thu bài học, năng khiếu cá nhân, nhu cầu hứng thú, thói quen thực hiện các hành vi đạo đức

để tiếp tục giáo dục và phát triển trở thành những hạt giống tài năng của đất nước

- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập những nhân tố tác động trong mối quan hệ tổng thể của học sinh

- Tìm hiểu chất lượng học sinh ở những năm học trước để phát triển học sinh còn hạn chế ở những điểm nào, môn học nào để tìm ra những giải pháp hữu hiệu tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để các em có kiến thức vững vàng học tốt các bậc học trên

- Mục tiêu của đề tài này cũng chính là nhiệm vụ mà tôi cần đạt tới đó là kết quả học tập của học sinh về học lực và hạnh kiểm qua từng năm học

Trang 4

Qua giảng dạy, tìm hiểu nghiên cứu cần rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng rộng rãi trong công tác giáo dục nhằm đào tạo các em trở thành con ngoan trò giỏi

3 Tên sáng kiến, giải pháp trong công tác, đề tài nghiên cứu

Phương pháp thực hiện :

Đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế học sinh trong lớp về đặc điểm tâm sinh

lý học sinh, độ tuổi, học sinh năng khiếu, học sinh cá biệt Tìm hiểu về kinh tế gia đình học sinh phối hợp chặt chẽ công tác kết hợp giữa gia đình nhà trường

và xã hội để có biện pháp giáo dục cho từng em

Điều tra kết quả học tập ở những năm học ở những năm học trước phân thành nhóm các đối tượng học sinh (Giỏi – khá – Trung bình - Yếu) Ở mỗi nhóm đối tượng học sinh giáo viên điều gần gũi trò chuyện để biết được những mặt hạn chế hay yếu tố năng động ở từng học sinh Từ đó, định hướng cho các em cách học tập và rèn luyện có khoa học đem lại chất lượng cao Qua đó người giáo viên có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội thực hiện trong thời kì công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với tầm quan trọng trong đó người giáo viên phải quán triệt kịp thời những tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục Trong đó vai trò của người giáo viên phải đẩy mạnh hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

4 Nội dung của sáng kiến, giải pháp trong công tác, đề tài nghiên cứu

GIẢI PHÁP

Tôi xin trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh bậc Tiểu học nói chung cụ thể như sau:

4.1 Nhận lớp chủ nhiệm - Tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh :

Trang 5

Đối tượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và nhà trường nói chung là học sinh Người giáo viên chủ nhiệm lớp muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của lớp mình thì giáo viên phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách của từng học sinh trong lớp

Vì vậy, khi nhận phân công của BGH nhà trường nhận lớp chủ nhiệm Trước hết giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh trong lớp thông qua các biện pháp sau :

- Gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung, tình hình của một số học sinh trong lớp (như học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh có năng khiếu, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt,…)

- Tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập của từng học sinh thông qua bài học trên lớp, bài kiểm tra và kết quả học tập của học sinh năm trước qua sổ học bạ, phiếu liên lạc

- Trao đổi trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khoá hoặc trong các giờ ra chơi

- Thăm hỏi gia đình học sinh nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, trò chuyện với phụ huynh tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực sở trường của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực

- Cập nhật những thông tin đã tiếp cận, ghi chép cụ thể những thông tin của từng học sinh lớp mình vào nhật ký chủ nhiệm lớp Từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp như: Biểu dương, khen ngợi hay góp ý hàng tuần nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh

Nắm bắt được các thông tin về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh, đây là những cơ sở rất quan trọng trong suốt quá trình giáo dục học sinh, từ đó giáo viên xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và có những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh lớp mình

4.2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm :

Trang 6

Trên cơ sở nắm bắt tình hình học sinh và sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, ngay từ đầu năm học, tôi phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học chi tiết cụ thể Cho từng học sinh theo từng tháng, học kì, cả năm học và đặc biệt đề ra những biện pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra Đưa ra biện pháp giáo dục phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng học sinh trên cơ sở các thông tin đã thu thập Bên cạnh đó tôi chú trọng việc giáo dục toàn diện và đồng thời cũng nâng cao, phát huy những điểm mạnh của các em để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục

4.3 Xây dựng bộ máy tổ chức lớp :

Việc xây dựng bộ máy tổ chức lớp học sẽ tạo ra nhân tố rất quan trọng, tích cực

để giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp, giáo dục học sinh một cách chủ động Xây dựng bộ máy tổ chức lớp tốt sẽ đẩy mạnh các hoạt động phong trào thi đua của lớp, của trường và đồng thời phát huy vai trò tự quản của mỗi học sinh và của tập thể lớp, góp phần giáo dục toàn diện cho các em

Để xây dựng được bộ máy tổ chức lớp tốt, người giáo viên chủ nhiệm căn cứ trên các thông tin đã cập nhật về số lượng học sinh của lớp, đặc điểm tâm sinh

lý, hoàn cảnh gia đình , năng lực tổ chức quản lý và học lực của học sinh, bầu chọn cán sự lớp và dàn đều số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, cá biệt trong từng tổ để các em có thể giúp nhau học tập theo đôi bạn Để bầu cán sự lớp đạt hiệu quả - hoạt động tốt, giáo viên chủ nhiệm cẩn tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm cũ bởi họ là người nắm rõ khả năng của học sinh

Cán sự lớp phải là những học sinh có đầy đủ các tố chất về tổ chức, học lực giỏi, khá, năng nổ, có khả năng quy tụ, đoàn kết trong tập thể

Khi chọn ban cán sự lớp, cố gắng bảo đảm ở mỗi địa bàn cư trú có một thành viên của ban cán sự lớp Làm được như vậy thì trong quá trình hoạt động giáo viên có thể dễ nắm tình hình học sinh trong lớp thông qua các em

Khi tiến hành chia tổ, tôi phân trong tổ đồng đều về học lực Có nghĩa là mỗi tổ

sẽ có các đối tượng học sinh có học lực khác nhau, ý thức chấp hành nội quy khác nhau Nói cách khác, mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có học sinh

Trang 7

yếu, học sinh giỏi, học sinh ở địa bàn xa – gần, có học sinh ngoan, học sinh cá biệt, … làm được như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ nhau trong học tập, trong lao động ,…

4.4 Lập sơ đồ lớp học :

Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho hiệu quả lại không dễ chút nào Để lập sơ đồ lớp tốt, giáo viên chủ nhiệm dựa vào các căn

cứ sau :

+ Học lực của học sinh: Xen kẽ học sinh yếu kém với học sinh khá giỏi để giúp bạn cùng học tập

+ Thể chất của học sinh: Học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt yếu ngồi gần bảng

+ Nhiệm vụ của ban cán sự lớp: Tổ trưởng (lớp trưởng) thường ngồi giữa hoặc ngồi sau tổ (lớp)

+ Ý thức của học sinh : học sinh nói chuyện nhiều, hay trêu bạn, không chú ý học thì cho ngồi trước

4.5 Các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm :

Đây là nhiệm vụ quan trọng , vì mục tiêu của hoạt động giáo dục là giáo dục toàn diện cho các em có đủ tri thức và chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với mục tiêu yêu cầu của lớp học do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ban hành Để thực hiện nhiệm vụ năm học, người giáo viên chủ nhiệm cần có biện pháp giáo dục tác động tích cực đến từng học sinh của lớp mình để đạt được các mục tiêu đó Việc giáo dục toàn diện cho học sinh là vấn đề vô cùng cần thiết, trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải khơi dậy và giúp học sinh xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện đạo đức

Tổ chức:

Tổ chức các phong trào thi đua của trường, lớp Chỉ đạo cho ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ, mỗi thành viên đều thấy trách

Trang 8

nhiệm của mình với tập thể để từ đó cố gắng hết khả năng của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được phân công

Theo dõi việc thi đua giữa các tổ Tổ chức cho các em tự đánh giá kết quả thi đua của các tổ sau mỗi tuần, tháng, học kì để các em có động lực thi đua trong học tập và các phong trào tổ chức của trường, lớp

Luôn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đoàn thể trong nhà trường, gia đình,

xã hội để trao đổi giáo dục học sinh về mọi mặt Thường xuyên tìm tòi, đổi mới phương pháp về cách tổ chức và giáo dục các em nhằm giúp các em tiến bộ trong học tập và rèn luyện đạo đức

Đối với những học sinh cá biệt tôi luôn tâm niệm với bản thân mình đã bước chân vào nghề giáo đó là một cái nghiệp, dù đôi lúc các em làm cho tôi rất giận nhưng cũng phải gạt bỏ đi vì luôn nghĩ các em như con của mình lúc sai thì trách phạt nhưng rồi cũng phải dạy bảo và gần gũi với các em hơn để giải thích cho các em nhận biết được điều mình làm là sai dần sửa đổi mình để tốt hơn

Chuyên môn :

Đối với những học sinh yếu môn Chính tả: Sau một tháng nhận lớp theo dõi để

có kế hoạch bồi dưỡng cho các em Những em yếu môn chính tả khi chấm tập xem các em thường sai những âm, vần nào cũng như quy tắc viết chính tả rồi phân loại theo nhóm và có kế hoạch rèn cho từng nhóm vào giờ chơi

Những học sinh yếu môn Đọc: Tôi kết hợp cho học sinh học nhóm, học sinh giỏi kèm học sinh yếu giúp nhau vào giờ chơi

Đối với những học sinh yếu môn Tập làm văn: Đa phần các em viết đoạn văn chưa mạch lạc, vốn từ ít, không có kĩ năng quan sát Các em sống trong gia đình lao động nghèo ba mẹ bận việc cũng như vốn từ sử dụng của gia đình các em cũng dân giả, từ ngữ thường ngày các em sử dụng trong gia đình cũng không được trau chuốt, mà điều quan trọng cha mẹ ít trò chuyện với các em nên khi các

em làm bài câu văn viết chưa tròn câu, ý không mạch lạc, các em sử dụng văn nói nhiều hơn văn viết Vì vậy ở mỗi tiết học Tập làm văn tôi thường cung cấp cho các em vốn từ cũng như cho các em thực hành trước bằng văn nói rồi chỉnh

Trang 9

sửa từ ngữ và cách sắp xếp từ ngữ trong câu văn để các em viết tốt hơn, sau đó cho các em làm ra nháp sửa ý rồi chép vào vở

Đối với những em yếu môn Toán: Mỗi ngày chấm tập cũng giúp tôi nhận biết được các em bị hỏng ở phần kiến thức nào Sau đó tôi ghi chép lại và phân loại các em theo nhóm, rồi cho bài về nhà để các em luyện tập thêm

4.6 Phối hợp chặt chẽ với gia đình , các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường:

Để quản lí và giáo dục học sinh chặt chẽ, tôi phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn – Đội – Sao nhi đồng, tôn trọng tổ chức đoàn thể, tham gia đầy đủ các hoạt động của Đội, thống nhất nội dung chương trình và phương pháp giáo dục giữa các tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường Ngoài ra tôi có sự liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt để theo dõi và có những biện pháp giáo dục các em cho phù hợp

5 Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến

Đối tượng thực hiện: học sinh

Phạm vi thực hiện: Lớp học, học sinh, gia đình, đồng nghiệp, chuyên môn

Có vận dụng những kiến thức thực tế trong thời gian công tác của bản thân, kiến thức giáo dục phổ thông trên báo chí, tập san, các phương tiện thông tin đại chúng, theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục và đào tạo

6 Thời điểm áp dụng

Áp dụng trong năm học 2015-2016

7 Hiệu quả mang lại

Sau khi áp dụng các giải pháp nêu ra trong năm học 2015-2016 tôi nhận thấy có sự tiến bộ trong học sinh như sau:

Trang 10

Điển hình là em Nguyễn Hoàng Yến có sự cố gắng, em viết chính tả có nhanh hơn do được rèn luyện các từ khó, tính toán biết thực hiện được phép chia tuy còn chậm trong kĩ năng tính toán Em Nguyễn Quốc Toàn, Lâm Minh Hiếu viết chính tả cũng có sự tiến bộ so với học kì 1 Bên cạnh sự tiến bộ của các em tôi cần phải có kế hoạch cụ thể để giúp đỡ các em này rèn luyện thường xuyên để các em đạt thành tích tốt trong học kì 2

III Các hình thức đã được khen thưởng:

Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, ký quyết định các đạt danh hiệu đã đạt

, ngày tháng năm 20

Ngày đăng: 18/09/2018, 09:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w