1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI DO NẤM Pseudoperonospora cubensis Berk. et Curt. HẠI DƯA LEO VỤ MÙA KHÔ NĂM 2009 TẠI XÃ NHUẬN ĐỨC CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH

57 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Thí nghiệm xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai trên dưa leo với các loại thuốc và phân bón được sử dụng trong quy trình như: Trichoderma nồng độ > 109 cfu, Daconil 500 SC, phân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI

DO NẤM Pseudoperonospora cubensis Berk et Curt

HẠI DƯA LEO VỤ MÙA KHÔ NĂM 2009

TẠI XÃ NHUẬN ĐỨC - CỦ CHI

TP HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ANH RIN Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Khóa: 2005- 2009

Trang 2

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI

DO NẤM Pseudoperonospora cubensis Berk et Curt

HẠI DƯA LEO VỤ MÙA KHÔ NĂM 2009 TẠI XÃ NHUẬN ĐỨC - CỦ CHI

TP HỒ CHÍ MINH

Tác giả

Nguyễn Anh Rin

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn:

ThS.Võ Thị Thu Oanh

Tháng 8 năm 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên con xin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Ba, Mẹ người đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ con cho tới ngày hôm nay

Xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu, quý thầy cô trong trường, đặc biệt là Khoa Nông Học Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong suốt quãng thời gian tôi học tập tại trường

Cô Th.S Võ Thị Thu Oanh – Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn này

Anh Hà – Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành luận văn

Công Ty phân bón Thiên Sinh – Komix đã giúp đỡ, hỗ trợ phân bón cho tôi tiến hành thí nghiệm

Xin cảm ơn lòng nhiệt tình giúp đỡ của Anh Dũng – Chủ ruộng dưa leo ở Ấp Bàu Trăn – Xã Nhuận Đức – Huyện Củ Chi

Gởi lời cảm ơn chân tình đến tất cả các bạn đã giúp đỡ, động viên mình trong suốt thời gian học tập

TP Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2009

Sinh viên Nguyễn Anh Rin

Trang 4

TÓM TẮT

Sinh viên Nguyễn Anh Rin – Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh –

Tháng 8/2009 “Xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai do nấm

Pseudoperonospora cubensis Berk et Curt hại dưa leo vụ mùa khô năm 2009 tại

Xã Nhuận Đức – Huyện Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh’’

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Võ Thị Thu Oanh – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2006 đến tháng 4/2006 tại Xã Nhuận Đức – Huyện Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh kết quả cho thấy:

Tất cả các ruộng dưa leo được khảo sát ở vụ khô năm 2009 tại Ấp Bàu Trăn – Nhuận Đức – Củ Chi đều bị bệnh sương mai rất phổ biến và nghiêm trọng, bệnh bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn 13-14 NSM, chủ yếu gây hại từ lúc dưa leo ra hoa tạo quả

và có xu hướng tăng nhanh về cuối vụ

Thí nghiệm xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai trên dưa leo với

các loại thuốc và phân bón được sử dụng trong quy trình như: Trichoderma nồng độ

> 109 cfu, Daconil 500 SC, phân Ure, Kali, Komix lân hữu cơ vi sinh và thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD, kết quả cho thấy: Tỉ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%) giảm đáng kể so với quy trình của nông dân Với chi phí phòng trừ hiệu quả và ít tốn kém ruộng quy trình thí nghiệm mang lại năng suất cao hơn so với ruộng nông dân đồng thời không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrate và các kim loại nặng trong sản phẩm

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1 MỞ ĐẦU 1 U

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 U 2.1 Sơ lược về cây dưa leo 3

2.2 Nguồn gốc và sự phân bố 3

2.3 Đặc điểm thực vật dưa leo 4

2.3.1 Hệ rễ 4

2.3.2 Thân 5

2.3.3 Lá 5

2.3.4 Hoa 5

2.3.5 Quả 5

2.4 Giá trị của dưa leo 6

2.5 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 7

2.5.1 Nhiệt độ 7

2.5.2 Ánh sáng 7

2.5.3 Nước 7

2.5.4 Đất và dinh dưỡng 7

2.6 Một số bệnh hại chính trên dưa leo 8

2.6.1 Bệnh sương mai trên dưa leo 8

2.6.2 Bệnh thán thư 8

2.6.3 Bệnh chết cây con 8

2.6.4 Bệnh héo dây 9

2.7 Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước 9

2.7.1 Những nghiên cứu trong nước 9

2.7.2 Những nghiên cứu ngoài nước 11

Trang 6

2.8.1 Daconil 500 SC (SDS Biotech K.K-Japan) 12

2.8.2 Trichoderma, nồng độ > 109 cfu 13

2.8.3 Phân bón 14

2.9 Phương pháp sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả 15

2.9.1 Mục tiêu của việc dùng thuốc BVTV trên đồng ruộng 15

2.9.2 Kỹ thuật 4 đúng trong việc dùng thuốc BVTV 16

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 U 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17

3.2 Vật liệu thí nghiệm 17

3.3 Vị trí địa lý và đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu 18

3.3.1 Vị trí địa lý 18

3.3.2 Thời tiết khí hậu 18

3.4 Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.1 Mức độ phổ biến của bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô năm 2009 tại Ấp Bàu Trăn – Nhuận Đức – Củ Chi 20

3.4.2 Thí nghiệm xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis Berkley et Curts gây ra tại Ấp Bàu Trăn – Nhuận Đức – Củ Chi – TP Hồ Chí Minh 20

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Triệu chứng bệnh sương mai trên dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis 23

4.2 Diễn biến bệnh sương mai hại dưa leo ở vụ khô năm 2009 tại Ấp Bàu Trăn - Xã Nhuận Đức – Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh 24

4.3 Xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai trên dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra 25

4.4 Tình hình bệnh sương mai dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra ở ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 28

4.5 Năng suất thực thu trên ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 29

4.6 Ước lượng hiệu quả kinh tế cho cây dưa leo trồng theo quy trình thí nghiệm và trồng theo tập quán của người nông dân 30

4.7 Kết quả phân tích dư lượng của một số chỉ tiêu trong sản phẩm thu được 30

Trang 7

4.8 Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm 32

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37

5.1 Kết luận 37

5.1.1 Tình hình bệnh sương mai gây hại dưa leo ở vụ khô 2009 tại Ấp Bàu Trăn Xã Nhuận Đức Huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh 37

5.1.2 Thí nghiệm xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra vào vụ khô năm 2009 tại Ấp Bàu Trăn Xã nhuận Đức Huyện Củ Chi 37

5.2 Đề nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 41

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Toàn cảnh ruộng nông dân 21

Hình 3.2 Toàn cảnh ruộng thí nghiệm 21

Hình 4.1 Các giai đoạn triệu chứng của bệnh sương mai trên dưa leo 23

Hình 4.2 RTN ở thời điểm 22 NSM 34

Hình 4.3 RND ở thời điểm 22 NSM 34

Hình 4.4 Dưa leo ruộng thí nghiệm ở thời điểm 42 NSM 35

Hình 4.5 Dưa leo ruộng nông dân ở thời điểm 42 NSM 35

Hình 4.6 RTN bị bệnh sương mai hại ở thời điểm 59 NSM 36

Hình 4.7 RND bị bệnh sương mai hại ở thời điểm 59 NSM 36

Đồ thị Nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009 19

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng có trong 100g ăn được của quả dưa leo 6

Bảng 2.2 Sự hấp thu dinh dưỡng của dưa leo 8

Bảng 3.1 Các loại phân bón được sử dụng trong thí nghiệm 17

Bảng 3.2 Các loại thuốc được sử dụng trong thí nghiệm 18

Bảng 3.3 Thời tiết khí hậu TP Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 4 19

Bảng 4.1 Mức độ phổ biến của bệnh sương mai dưa leo 24

Bảng 4.2 Diễn biến của bệnh sương mai ở các giai đoạn sinh trưởng 24

Bảng 4.3 Những tác động kỹ thuật chính giữa ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 26

Bảng 4.4 Tình hình bệnh sương mai gây hại trên ruộng thí nghiệm và nông dân 28

Bảng 4.5 Năng suất thực thu của dưa leo trên ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 29

Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế cho cây dưa leo trồng theo quy trình thí nghiệm và theo tập quán của nông dân 30

Bảng 4.7 Bảng kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV, nitrate và kim loại nặng trong trái dưa leo 31

Bảng 4.8 Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm 33

Trang 10

RND: Ruộng nông dân

NSTT: Năng suất thực thu

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Dưa leo (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây

rau truyền thống, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước Những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, dưa leo là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới Những nước dẫn đầu về diện tích và năng suất là Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Balan, Ai Cập, và Tây Ban Nha Theo FAO (1993), diện tích trồng dưa leo trên thế giới là: 1.178.000 ha, năng suất đạt 15,56 tấn/ha và sản lượng đạt: 1.832.968 tấn/ha Ở nước

ta những năm gần đây dưa leo đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Trước đây dưa leo được dùng như loại quả tươi để giải khát là chủ yếu Khi thị trường trong nước và thế giới được mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu Ngày nay dưa leo được

sử dụng rộng rãi trong bữa ăn thường nhật dưới dạng quả tươi, xào, trộn salat, cắt lát, muối chua đóng hộp Dưa leo còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng

Tuy nhiên hiện nay việc trồng và sản xuất dưa leo cũng như một số loại rau quả khác gặp phải một số khó khăn đặc biệt là vấn đề sâu, bệnh làm thiệt hại năng suất, phẩm chất đáng kể Một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên dưa leo đó là bệnh sương mai cũng gây không ít những khó khăn cho người nông dân trong việc đề ra biện pháp phòng trừ Được sự đồng ý của Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật

– Trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành đề tài: “Xây dựng

quy trình phòng trừ bệnh sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis Berk

et Curt hại dưa leo ở vụ mùa khô năm 2009 tại xã Nhuận Đức – Củ Chi – Tp

Hồ Chí Minh” nhằm góp phần xây dựng nên những biện pháp phòng trừ hợp lý,

Trang 12

1.2 Mục đích

Nhằm biết được tình hình bệnh sương mai gây hại trên dưa leo trong vụ khô năm 2009 tại xã Nhuận Đức huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh qua đó xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa leo trên cơ sở kết hợp sử dụng phân hữu

cơ vi sinh, thuốc sinh học và hóa học theo hướng an toàn và bảo vệ môi trường

1.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra tình hình bệnh sương mai trên cây dưa leo tại Nhuận Đức – Củ Chi

– Tp Hồ Chí Minh

- Xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai trên dưa leo tại Nhuận Đức –

Củ Chi dựa trên cơ sở kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh, thuốc sinh học và hóa

học

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài được tiến hành tại xã Nhuận Đức – Huyện Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 2/2009 đến 4/2009

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây dưa leo

Cây dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L và tên tiếng anh là

Cucumber thuộc họ bầu bí Cucurbuaceac có nguồn gốc từ Ấn Độ Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc từ Nam Á và được trồng cách đây 3000 năm Nhưng theo Trần Khắc Thi (1999) thì dưa leo được xác nhận có nguồn gốc tại Việt Nam Trong quá trình giao lưu buôn bán, được trồng phổ biến ở Trung Quốc và từ đây

chúng được phát triển ở Nhật Bản và Châu Âu

Dưa leo là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao Trái

có nhiều hàm lượng dinh dưỡng như Vitamin các loại, khoáng chất cao nên rất được

ưa chuộng ở các nước có nền kinh tế phát triển (Trần Khắc Thi, 1999)

2.2 Nguồn gốc và sự phân bố

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) thì dưa leo là loại rau truyền thống, nhiều tài liệu cho biết dưa leo có nguồn gốc từ miền tây Ấn Độ Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt khoảng 3000 năm nay Dưa leo được đưa đến một số vùng phía tây Châu Á, Bắc Phi và Nam Âu Dưa leo được giới thiệu

ở Trung Quốc rất sớm có thể 100 năm hoặc hơn trước công nguyên

Trong giai đoạn Roma dưa leo có giá trị và phát triển phương pháp trồng dưới mái che Charlemagne đã trồng dưa leo, và thế kỷ 13 dưa leo được đưa đến nước Anh Columbus đã gieo trồng những cây dưa leo ở Haiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ hai của ông Người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa leo của địa phương trong thời gian bọn thực dân thống trị lâu dài ở thế kỷ 16

Vì khí hậu ở nước Anh rất khắc nghiệt (xứ sở của sương mù) và sự mẫn cảm của dưa leo với nhiệt độ, người Anh đã sáng tạo ra phương pháp trồng dưa leo không hạt trong nhà kính

Trang 14

Ở Trung Đông phổ biến là dạng quả mềm và nhẵn người Liên Xô thích dạng quả ngắn và mập, xù xì và màu nâu Người Pháp thích dạng quả mập và hình dạng không theo qui luật nào

Dưa leo thuộc chi Cucumis, loài Cucumis sativus L đã có nhiều tác giả tiến hành phân loại dưa leo, trong đó Teachenko (1967) đã phân loại Cucumis sativus L

thành 3 thứ: dưa leo thường, dưa leo lưỡng tính và dưa leo hoang dại

Theo Nonneck (1989) thì Cucumis sativus L chỉ là một dạng hình của dưa

leo, là cây rau thương mại quan trọng những cây khác cũng được gọi là dưa leo như:

C flexuosus và C melo (dưa leo rắn); dưa leo Tây Ấn Độ (Gherkin): C anguria L.;

dưa leo tròn C prophetarum; dưa leo trắng Trung Quốc Var conomon hoặc dưa leo sao: Sicyos angulatus

Theo Raymond (1989) dưa leo có nhiều dạng hình, hình dạng và kích cỡ quả phong phú Loài trồng trọt có thể chia thành 4 nhóm chính:

- Dưa leo sản xuất ngoài đồng với đặc điểm nổi bật là gai trắng hoặc đen

- Dưa leo trồng trong nhà kính hoặc như giống dưa leo Anh Những dạng hình này quả dài, không có gai, có thể sản xuất quả đơn tính

- Giống Sik Kim nguồn gốc ở Ấn Độ, quả có màu hơi đỏ hoặc vàng da cam

- Dưa leo quả nhỏ dùng để dầm dấm, muối chua

Dưa leo còn được phân loại theo cách sử dụng: cắt lát, hoặc muối chua (ăn tươi hoặc chế biến) Theo Mark (1986) thì dưa leo dùng để muối chua tỷ lệ chiều dài/đường kính (L/D) phải nhỏ hơn dưa leo thái lát L/D của dưa leo muối chua từ 2,8 – 3,2 Tỷ lệ này thay đổi theo mật độ trồng Dưa leo để muối chua phải thẳng tròn, hình khối

2.3 Đặc điểm thực vật dưa leo

2.3.1 Hệ rễ

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) thì hệ rễ của dưa leo có thể ăn sâu dưới tầng đất 1 m, rễ nhánh và rễ phụ phát triển theo điều kiện đất đai Hệ rễ phân bố ở tầng đất

từ 0 – 30 cm, nhưng hầu hết rễ tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm Sau mọc 5 – 6 ngày

rễ phụ phát triển, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng phát triển yếu Khả năng sinh trưởng mạnh, yếu phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm đất và thời gian bảo quản hạt

giống

Trang 15

2.3.2 Thân

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) thì thân cây dưa leo thuộc loại leo bò, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc

Căn cứ vào chiều cao cây có thể phân chia thành 3 nhóm:

- Loại lùn chiều cao cây từ 0,6 – 1 m

- Loại trung bình chiều cao cây > 1 – 1,5 m

- Loại cao chiều cao cây > 1,5 đến 2 – 3 m, có loại tới 4 – 5 m

2.3.3 Lá

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường (2007) thì lá dưa leo là lá đơn, to, có dạng hơi tam giác, có cuống dài, mặt lá có lông gai nhám, rìa lá có răng cưa

2.3.4 Hoa

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường (2007) thì hoa dưa leo chủ yếu là hoa đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng, ngoài ra cũng có một số hoa lưỡng tính Hoa màu vàng, bầu noãn hoa cái khá phát triển, thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng Hoa ra tương đối sớm, thường bắt đầu ở nách lá thứ 4 – 5 trên thân chính, sau

đó ra liên tục trên thân chính và các nhánh Sự biến động về giới tính hoa ở cây dưa leo rất rộng Trong các điều kiện không thuận lợi về khí hậu và dinh dưỡng cây dưa leo thường cho nhiều hoa đực hơn hoa cái Hiện nay người ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng để làm thay đổi giới tính của cây

2.3.5 Quả

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) thì quả dưa leo thường thuôn dài, quả có 3 múi, hạt đính vào giá noãn Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc quả sai khác rất lớn, sự sai khác đó phụ thuộc chủ yếu do giống

Màu sắc quả của hầu hết các giống dưa leo là màu xanh, xanh vàng, khi chín

vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai

Trong sản xuất dưa leo thường xuất hiện những hiện tượng quả dị hình, quả phát triển không cân đối, đó là do sự biến đổi quá mạnh trong thời kỳ phôi thai Sự thay đổi không bình thường trong thời kỳ hình thành hạt sẽ sản sinh ra quả dị hình

Trang 16

Đường kính quả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và giá trị sử

dụng

2.4 Giá trị của dưa leo

- Dinh dưỡng

Dưa leo là nguồn Vitamin và khoáng chất quan trọng trong bữa ăn con người,

có giá trị dinh dưỡng được ghi nhận qua bảng 2.1 (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công

Ngày nay dưa leo còn được sử dụng rộng rãi trong y học như dùng để giải

khát, lọc máu, lợi tiểu và an thần nhẹ Thái lát mỏng đắp ngoài da để trị ngứa, làm

mịn da Dùng trong mỹ phẩm làm kem bôi mặt, thuốc dưỡng da (Nguyễn Mạnh

Hùng và Phạm Anh Cường, 2007)

Trang 17

2.5 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

2.5.1 Nhiệt độ

Theo Trần khắc Thi (1993) thì dưa leo thuộc nhóm cây ưa nhiệt, hạt có thể nảy mầm ở 12 – 130C Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của dưa leo

là 25 – 300C Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ

35 – 400C cây sẽ chết Ở nhiệt độ 150C cây sẽ phát sinh trạng thái mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa

2.5.2 Ánh sáng

Là cây ưa sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10 – 12 giờ/ngày, hoa cái ra sớm, ở vị trí thấp Phản ứng của dưa leo còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (>300C) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân

lá, hoa cái xuất hiện muộn Ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng Năng suất quả thấp,

chất lượng giảm, hương vị kém (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)

2.5.3 Nước

Không thể xem nhẹ việc tưới nước cho dưa leo vì hàm lượng nước trong thân

lá tới 93,1%, hàm lượng nước trong quả còn cao hơn ở thân lá với 96,8%

Khi hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt Thời kỳ thân

lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu cần độ ẩm đất 70 – 80%, thời kỳ ra quả rộ và

quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80% – 90% (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)

2.5.4 Đất và dinh dưỡng

Cây dưa leo ưa thích đất đai màu mở, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH từ 5,5 – 6,8 và tốt nhất từ 6 – 6,5 Dưa leo gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt Đất trồng các cây trong họ bầu bí phải luân canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với cây trồng nước (cây lúa nước) (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)

Theo Phạm Hữu Nguyên (2008) thì sự hấp thu dinh dưỡng của dưa leo được thể hiện qua bảng 2.2

Trang 18

Bảng 2.2 Sự hấp thu dinh dưỡng của dưa leo

Lượng dinh dưỡng cây hút (kg/ha) Loại

rau

Năng suất

Tổng NPK

Theo bảng 2.2 thì để năng suất dưa leo đạt 40 tấn/ha thì tổng lượng NPK cây cần hút là 240kg/ha (70kg N, 50kg P2O5, 120kg K2O) cộng với 60kg MgO/ha

2.6 Một số bệnh hại chính trên dưa leo

2.6.1 Bệnh sương mai trên dưa leo

- Tác nhân: Do nấm Colletotrichum lagenarium

- Triệu chứng: Bệnh gây hại cả trên trái, lá, dây Trên lá ban đầu có những

đốm tròn màu vàng nhạt, về sau có màu nâu Khi khô dễ gãy Trên trái mới chớm bệnh vết bệnh hình tròn, lõm màu vàng Trên dây có vết bệnh màu nâu sẫm về sau có

màu tro Đặc điểm trên vết bệnh có lớp phấn màu hồng trong điều kiện ẩm ướt

- Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, từ khi cây bắt đầu có hoa đến thu hoạch

2.6.3 Bệnh chết cây con

- Tác nhân: Do nấm Rhizoctonia solani

- Triệu chứng: Cổ rễ cây con chỗ gần mặt đất bị thối nhũn, tóp lại, màu nâu,

cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo

- Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh chỉ phát sinh phá hại từ khi cây con mới mọc

đến có 1 – 2 lá thật

Trang 19

2.6.4 Bệnh héo dây

- Tác nhân: Do một trong các loài nấm Rhizoctonia, Fusarium, Pythium

- Triệu chứng: Rễ và cổ rễ bị thối, điểm bị thối thắt lại, tất cả các lá trên cây biến màu vàng, cây héo và bị chết

- Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh xuất hiện từ khi cây có 3-4 lá thật đến thu

hoạch Bệnh hại nặng trong mùa mưa Đất bị úng nước, đặt biệt khi có mưa to gió

lớn gây xây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt

* Ở đây chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quy trình phòng trừ bệnh sương

mai trên dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra

2.7 Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước

2.7.1 Những nghiên cứu trong nước

- Nguồn gốc

Bệnh sương mai dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis Gây ra được

phát hiện lần đầu tiên ở Cuba vào 1868 Sau đó phát hiện thấy ở Bắc Mỹ và đến nay phổ biến hầu khắp các nước trên thế giới, (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)

là cành và bào tử phân sinh của nấm bệnh

Khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại tạo thành vết lớn gây rách nứt các mô

tế bào bị chết, lá bị biến dạng, cây phát triển yếu và chết (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)

- Nguyên nhân

Nấm gây bệnh Pseudoperonospora cubensis thuộc bộ Peronosporales, lớp

nấm tảo Sợi nấm hình ống, đơn bào, phân nhánh nằm len lõi giữa các tế bào hình thành vòi hút để hút chất dinh dưỡng và tạo các cành bào tử phân sinh chui qua lỗ

Trang 20

khí ra ngoài Cành bào tử phân sinh hình cây, phân nhánh kép không đều, đơn bào không màu, đỉnh nhánh nhọn uống cong hình cánh cung

Bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trứng đơn bào, không màu vỏ mỏng

có núm nhỏ trên đỉnh Bào tử chỉ nảy mầm khi có giọt nước và xâm nhập qua lỗ khí vào trong gian bào của mô cây kí chủ Giai đoạn hữu tính của nấm hình thành bào tử trứng, hình cầu, màu vàng, màng dày chứa nhiều chất dinh dưỡng dự trữ tồn tại trên

lá và tàn dư cây bệnh và là nguồn bệnh lâu dài cho các vụ sau Nấm có nhiều dạng chuyên hóa khác nhau đối với từng loại ký chủ (Bầu bí, dưa bở, dưa leo và các loại cây thuộc họ bầu bí) (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)

- Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, mưa phùn, mưa nhỏ, sương mù, nhiệt độ tương đối thấp trong điều kiện có giọt nước hoặc ẩm độ bảo hòa 100%, nhiệt độ

180C thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ trong 5 giờ (Võ Thị Thu Oanh, 2000)

- Những biện pháp phòng trừ bệnh

Hiện nay người ta phòng trừ bệnh sương mai bằng các biện pháp:

+ Làm liếp cao thoát nước tốt (trồng trong mùa mưa)

+ Dọn sạch tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nước ruộng một thời gian

để diệt nấm

+ Trồng mật độ vừa phải

+ Bón phân đầy đủ cân đối, không bón nhiều phân đạm

+ Chú ý trong mùa mưa nếu bón nhiều Ure sẽ gây ngộ độc cho cây và mầm bệnh dễ xâm nhập gây hại

+ Tỉa bỏ các lá già và lá bị bệnh, dùng màng phủ nilon để lá không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất

+ Từ khi cây dưa có 3 – 4 lá thật dùng các thuốc gốc đồng phun 2 – 3 lần cách nhau khoảng 10 ngày Sử dụng các thuốc phòng trị như: Mexyl-MZ, Score, Ridomil

MZ, Daconil

Trang 21

2.7.2 Những nghiên cứu ngoài nước

Theo Lebeda (2009) bệnh sương mai đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Âu từ năm 1984 Những tài liệu lúc này hầu hết nói lên mối quan hệ giữa kí

sinh và ký chủ (Cucurbitaceae : Pseudoperonospora cubensis) Dựa vào mối quan

hệ giữa ký chủ, sự biến đổi của ký sinh, và tính kháng bệnh thì sự phân bố địa lí của

Pseudoperonospora cubensis được phân tích và là nguồn tài liệu mới mở ra cho

những nghiên cứu về ký sinh này ở Châu Âu Có đến hơn 50 loài bầu bí được biết là

ký chủ của Pseudoperonospora cubensis Những tài liệu thí nghiệm gần đây cho rằng tất cả các giống Cucumis sativus L được đưa ra trong chương trình chọn tạo

giống trên thế giới đều chịu ảnh hưởng rất cao bởi loại nấm này Trong số những loài dưa leo hoang dại được tìm thấy có tính kháng bệnh không cao Chỉ có giống

Cucumis melo, MR-1, và một vài giống khác có sức kháng hoặc kháng không hoàn

toàn Ngoài ra còn một số giống dưa leo có mức kháng đồng ruộng đối với

Pseudoperonospora cubensis Một vài giống như PI 197085, PI 197088, PI 288238, Cucurbita spp được đặc trưng cho mức kháng cao dưới điều kiện phòng thí nghiệm

và đồng ruộng Cucurbita pepo và những loại cây trồng khác thể hiện sự biến đổi cao trong sự phản ứng với Pseudoperonospora cubensis sau khi được ghép nhân tạo

trong phòng thí nghiệm

Triệu chứng

Theo Motes và ctv (1986), Bernhardt và ctv (1988) thì triệu chứng ban đầu của bệnh sương mai là những vùng màu xanh lá cây xuất hiện trên bề mặt lá, dần dần chuyển sang những đốm màu vàng có góc cạnh, sau đó một lớp mịn trắng đến xám tro xuất hiện ở mặt dưới lá Những lá bị bệnh thường chết nhưng vẫn còn trương lên

và phiến lá cuộn xoắn vào bên trong Thông thường những lá bên dưới nằm gần mặt đất bị mắc bệnh đầu tiên và lây lan ra ngoài Bệnh gây rụng lá, kiềm hãm sự sinh trưởng của cây, trái kém phát triển, toàn bộ cây trồng có thể bị chết

Đặc điểm phát sinh phát triển

Theo Hansen và Mary Ann (2000) thì bào tử nấm được phát tán dễ dàng nhờ dòng nước, sự bắn tung tóe của nước mưa, những đồ dùng trong nông trại, hay quần

áo, tay, chân của con người Điều kiện cho bệnh phát sinh là khí hậu lạnh, mát, độ

Trang 22

ẩm cao, nhưng cũng chịu được những ngày nắng nóng mặc dù khô nóng kéo dài có thể dập tắt được sự lây lan của dịch bệnh.

Ảnh hưởng của bệnh sương mai đến năng suất dưa leo

Những tài liệu định lượng về tổn thất do bệnh sương mai gây ra rất ít, tuy nhiên nó được cảnh báo rộng rãi rằng bệnh là một yếu tố làm hạn chế năng suất ở nhiều vùng trên thế giới Mức độ thiệt hại gây ra bởi bệnh sương mai phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của ký chủ khi xảy ra dịch bệnh, những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, cũng như cường độ của bệnh

Một nét đặc trưng của bệnh sương mai là có thể phát tán rất nhanh theo những điều kiện thuận lợi, nhưng ngược lại một dịch bệnh có thể bị tạm dừng bởi sự thay đổi đột ngột bất lợi của thời tiết (nóng và khô)

Ở Cuba Gonzalez và ctv (1992) đã báo cáo sản lượng của dưa leo tăng từ 0,51-0,60 t/ha, khi tỉ lệ bệnh trên lá giảm từ 10 – 16% Ở Ấn Độ bệnh trong thời gian gần đây được đánh giá là ở mức nhẹ (Thakur và Mathur, 2002) Ở Đức (Bruno, 1996), Bun-ga-ri (Neykov và ctv, 1997), Cộng hòa Séc (Kristkova và Lebeda, 1995),

Áo (Bedlan, 1986), U-crai-na (Chaban và ctv, 2000) bệnh sương mai được đánh giá

là bệnh quan trọng nhất của dưa leo Yuan và ctv (1999) báo cáo rằng bệnh sương mai là bệnh quan trọng nhất trong chương trình bảo vệ những cánh đồng dưa ở Trung Quốc

2.8 Các loại thuốc và phân bón được sử dụng trong quy trình thí nghiệm

2.8.1 Daconil 500 SC (SDS Biotech K.K-Japan)

- Thành phần và dạng thuốc:

+ Chlorothalonil

+ Thuốc kỹ thuật ở dạng thể rắn, điểm nóng chảy 2500C, không tan trong nước, tan ít trong dung môi hữu cơ, tương đối bền vững trong môi trường kiềm, acid

và trong ánh sáng, không ăn mòn kim loại, không cháy

+ Nhóm độc IV, LD50 qua miệng > 10.000 mg/kg, LD50 qua da > 10.000 mg/kg, dễ gây mẫn ngứa da Rất ít độc với ong, tương đối độc với cá Thời gian cách

ly 7 ngày

- Công dụng: Thuốc trừ nấm tiếp xúc, phổ tác dụng rộng

Trang 23

- Liều lượng sử dụng: pha 10-15ml thuốc với bình 8-12 lít nước (1 bình phun 180m2)

- Cách sử dụng: Phun ướt đều trên lá và thân cây phun phòng khi thời tiết và cây trồng thuận lợi cho bệnh phát sinh hoặc phun ngay khi bệnh mới xuất hiện

Trichoderma là một loại nấm đất, chúng phát triển rất tốt trên các loại đất giàu

dinh dưỡng hoặc trên tàn dư thực vật Phát triển nhanh ở nhiệt độ 25 – 300C một số loài phát triển tốt ở 350C (Trần Văn Trường, 2008 Hiệu quả phòng trừ bệnh sương

mai trên dưa leo của chế phẩm sinh học và kích kháng tại Huyện Hóc Môn – Tp Hồ Chí Minh)

- Cơ chế tác động của nấm Trichoderma lên cây trồng

Trichoderma là nấm đối kháng được sử dụng để trừ bệnh trên cây trồng

Hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma trên nấm bệnh được Weinding mô

tả năm 1932 (Snyder, 1976) tác giả gọi là hiện “tượng giao thoa sợi nấm” Trước tiên

sợi nấm Trichoderma vây quanh sợi nấm của nấm gây bệnh, sau đó các sợi nấm của

Trichoderma thắt chặt lấy sợi nấm của nấm gây bệnh, cuối cùng thì mới thấy nấm

của Trichoderma xuyên qua sợi nấm gây bệnh, làm thủng màng ngoài của nấm gây

bệnh Gây ra sự phân hủy các chất nguyên sinh trong sợi nấm gây bệnh

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những điểm ký sinh hoặc sự quấn của sợi

nấm Trichoderma bên nấm bệnh Đôi khi thấy hiện tượng sợi nấm bệnh quăn lại chết từng đoạn mà không cần sự ký sinh trực tiếp Đều chứng tỏ nấm Trichoderma có thể

tạo ra độc tố gây hại cho nấm bệnh Bên cạnh sự tác động qua lại trong quần thể nấm

đối kháng và nấm bệnh Nấm Trichoderma còn có tác dụng tác động trực tiếp lên sự

phát triển của cây trồng Do trong hoạt động sống nấm này sinh sản ra các men phân

Trang 24

nhanh hơn, làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

Nấm Trichoderma có thể ức chế sự phát triển của các loại nấm Selerrotium

rolfsii Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum gây ra bệnh chết ẻo, thối nhũn, bệnh

héo úa ở nhiều loại cây trồng

Áp dụng cho nhiều cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp

- Công dụng: phòng trị các bệnh về nấm, tăng khả năng phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng hấp thụ được những hợp chất hữu cơ khó tiêu trong đất Ngoài ra có khả năng phân giải các xác bã hữu cơ, có thể sử dụng để xử lý môi trường

- Liều lượng: 1 – 2 lít/ha

- Cách dùng: Pha loãng 25 – 30 lần, có thể tưới hoặc phun

Cần chú ý lắc kỹ trước khi sử dụng

Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo thoáng mát

Sản phẩm rất an toàn cho người và vật nuôi

Không có thời gian cách ly, có thể phun hoặc tưới đẫm không gây ảnh hưởng cho cây trồng

2.8.3 Phân bón

- Phân NPK 20 – 20 – 15: Thành phần gồm N 20%, P2O5 20%, K2O 15%,

CaO + MgO 2%, S 1,8%, Zn 0,02%, B 0,02%, vi lượng khác 500ppm

- Phân Ure: Thành phần Nitơ 46,3%

- Phân Kali: Thành phần 60% K2O

- Phân Komix lân hữu cơ vi sinh:

+ Thành phần: Hàm lượng chất hữu cơ 15% Vi sinh vật phân giải hợp chất

phospho khó tan (Bacillus, Aspergillus, Penicillum, Azotobacter) 6 x 106 tế bào/g N

1%, P2O5 4%, K2O 1% Mn, Cu, Zn, B, Mo 600 ppm Ca, Mg 3% Độ ẩm: 15% – 25%

+ Tính năng: Phân Komix lân hữu cơ vi sinh chứa nhiều chủng vi sinh vật có

ích được tuyển chọn Có loại vi sinh vật phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu, có loại vi sinh vật cố định đạm, có loại vi sinh vật phân giải chất xơ thành mùn Các chủng vi sinh vật trên còn có khả năng tiết ra chất kích thích rễ phát triển, chất ức chế các vi sinh vật gây hại cho cây trồng Phân hữu cơ vi sinh Komix chứa nhiều

Trang 25

chất hữu cơ, nên có khả năng cải tạo đất tơi xốp, tăng tính thấm nước, tăng lượng oxy cho đất Vì vậy cây trồng hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn, tiết kiệm phân bón, cây sinh trưởng phát triển nhanh, tốt hơn Từ đó làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, an toàn môi sinh

+ Sử dụng: Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc, liều lượng cho các loại rau

ăn lá , củ, quả theo khuyến cáo là 400 kg/1000m2

- Thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8DD:

+ Thành phần: Hợp chất nitro thơm (1.8g/l) Atonik là hợp chất kích thích

sinh trưởng cây trồng sử dụng trên lúa, cây ăn trái rau màu và hoa kiểng

+ Tính năng: Kích thích sự nảy mầm và ra rễ, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt giống, phun tưới trên ruộng mạ, cây con: làm cho cây mạ, phát triển khoẻ mạnh, phục hồi nhanh chóng sau khi trồng, kích thích sự sinh trưởng phát triển, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất của cây khi phun lên lá, kết quả là có thể thu hoạch sớm với năng suất cao và chất lượng tốt

+ Sử dụng: Lượng dùng theo khuyến cáo 150 – 200 ml/ha (trong khoảng

500-1000 lít nước) Atonik rất an toàn với cây trồng cũng như con người và động vật, có thể phối hợp với các loại nông dược khác Trong trường hợp phun lá, hiệu lực của Atonik sẽ được tăng thêm khi hoà thêm các chất có khả năng bám dính

2.9 Phương pháp sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả

2.9.1 Mục tiêu của việc dùng thuốc BVTV trên đồng ruộng

Phát huy tác dụng tích cực của thuốc BVTV trong việc đẩy lùi tác hại của dịch hại

Hạn chế tới mức thấp nhất tác động xấu của thuốc BVTV đến con người, cây trồng, sinh vật có ích và môi trường sống

Để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện hai điều cơ bản sau:

+ Thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp đối với mọi loài dịch hại và cây trồng, chỉ dùng biện pháp hóa học (phun thuốc trừ dịch hại trên đồng ruộng) trong trường hợp đã thực hiện mọi biện pháp phòng trừ khác nhưng dịch hại vẫn pháp sinh phát triển với mức độ cao có thể gây tổn thất nặng đến năng suất và phẩm chất nông sản

Trang 26

+ Đảm bảo sử dụng thuốc BVTV đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng thời gian, đúng phương pháp và phạm vi cho phép, đúng thời gian cách ly; đảm bảo an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường

2.9.2 Kỹ thuật 4 đúng trong việc dùng thuốc BVTV

Khi hỗn hợp các loại thuốc cần chú ý theo quy định trên nhãn thuốc, giữ đúng nồng độ mỗi loại thuốc và không hỗn hợp thuốc cùng nhóm hoặc không được phép hỗn hợp

Trang 27

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài đã được thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng 4/2009 tại Ấp Bàu Trăn –

Xã Nhuận Đức – Huyện Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh

3.2 Vật liệu thí nghiệm

- Diện tích ruộng nông dân và ruộng thí nghiệm là 1000m2 cho mỗi mô hình

- Giống dưa leo 702 (Công ty LD hạt giống đông tây)

- Bình bơm loại 16 lít

- Thước đo

- Sổ ghi chép

- Các loại phân bón được sử dụng trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Các loại phân bón được sử dụng trong thí nghiệm

Loại phân bón

Liều lượng sử dụng cho 1 lần (kg/10002m)

Số lần sử dụng Cách bón Nhà sản xuất

Công ty CP Phân Bón Hóa Chất Cần Thơ

Công ty Phân Đạm và Hóa Chất Dầu Khí

Komix lân hữu

Công ty Thiên Sinh - Komix

Trang 28

- Các loại thuốc được sử dụng trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Các loại thuốc được sử dụng trong thí nghiệm

Tên hoạt chất Tên thương mại

Liều lượng sử dụng cho 1 lần (ml/1000m2)

Số lần

sử dụng

Công ty sản xuất

Cholorothalonil Daconil 500 SC 50 2 SDS Biotech

K.K-Japan

Chế phẩm nấm

Trichoderma NLU - Trichoderma 200 3

Đại học Nông Lâm – Tp Hồ Chí Minh

Hợp chất Nitro

Asahi Chemical MFG Co., Ltd., Japan

3.3 Vị trí địa lý và đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu

3.3.1 Vị trí địa lý

Tp Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc

và 106 0 22’ – 106 054’ kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp

tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang (nguồn: internet)

3.3.2 Thời tiết khí hậu

Tp Hồ Chí Minh có khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng

4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông (nguồn: internet) Cây trồng có thể sinh trưởng phát triển tốt khi gặp điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi nhưng ngược lại cây trồng có thể bị sâu bệnh tấn công nặng nề nếu gặp phải những điều kiện bất lợi Điều kiện thời tiết khí hậu ở Tp Hồ Chí Minh trong thời gian tiến hành đề tài được thể hiện qua bảng 3.3 và được minh họa ở đồ thị 1

Ngày đăng: 18/09/2018, 07:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp điều tra bệnh hại cây trồng nông nghiệp tập 1. Nhà xuất bản nông nghiệp. 99 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp điều tra bệnh hại cây trồng nông nghiệp tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp. 99 trang
2. Ngô Đằng Phong – Huỳnh Thị Thùy Trang – Nguyễn Duy Năng, 2003. Hướng dẫn sử dụng phần mền MSTATC trong phương pháp thí nghiệp nông nghiệp.Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng phần mền MSTATC trong phương pháp thí nghiệp nông nghiệp
4. Phạm Văn Biên – Bùi Cách Tuyến – Nguyễn Mạnh Chinh, 2002. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 523 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
5. Tạ Thu Cúc – Hồ Hữu An – Nghiêm Thị Bích Hà, 2000. Giáo trình cây rau. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây rau
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
6. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 1995. Kỹ thuật trồng và chế biến rau xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng và chế biến rau xuất khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
7. Trần Khắc Thi, 1999. Kỹ thuật trồng rau sạch. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
8. Trần Khắc Thi, 1993. Kỹ thuật trồng một số cây rau xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số cây rau xuất khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
9. Trung tâm khuyến nông Bình Dương, 2007. Kỹ thuật trồng cà chua – dưa leo – khổ qua. (chưa xuất bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng cà chua – dưa leo – "khổ qua
10. Nguyễn Mạnh Hùng – Phạm Anh Cường, 2007. Trồng dưa leo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng dưa leo
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
11. Viện bảo vệ thực vật, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2000. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 3. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.79 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 3
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 79 trang
12. Võ Thị Thu Oanh, 2000. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 274 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây chuyên khoa
13. Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998. Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 294 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây nông nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
16. CAB International, 2005 Crop Protection Compendium. CD – ROM computer files Sách, tạp chí
Tiêu đề: Crop Protection Compendium
14. Website Tp. Hồ Chí Minh (http//:www.hochiminhcity.gov.vn). Truy cập ngày 1/7/09™ Tài liệu nước ngoài Khác
15. Bernhardt, Elizabeth, 1988. Cucurbit Diseases: A Practical Guide for Seedsmen, Growers & Agricultural Advisors. Petoseed Co., Saticoy, CA. 48 pages Khác
17. Hansen, Mary Ann. 2000. Downy Mildew of Cucurbits. Publication Number 450-707. Virginia Cooperative Extension Khác
18. Motes, Jim, 1986. Cucurbit Production and Pest Management. Circular E-853. Cooperative Extension, Oklahoma State University, Stillwater, OK. 40 pages Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w