Xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai trên dưa leo do nấm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI DO NẤM Pseudoperonospora cubensis Berk. et Curt. HẠI DƯA LEO VỤ MÙA KHÔ NĂM 2009 TẠI XÃ NHUẬN ĐỨC CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 38)

Căn cứ vào những điều kiện tự nhiên, khí hậu cùng với những kết quả điều tra tình hình bệnh sương mai trên dưa leo ở Ấp Bàu Trăn Xã Nhuận Đức Huyện Củ Chi.

Chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm xây dựng quy trình phòng trừ bệnh sương mai trên dưa leo ở vụ khô năm 2009 và so sánh với quy trình phòng trừ bệnh sương mai theo tập quán của nông dân dựa vào các loại thuốc và phân bón được trình bày chi tiết ở bảng 4.3

Bảng 4.3 Những tác động kỹ thuật chính giữa ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân Các bước

kỹ thuật Ruộng thí nghiệm Ruộng nông dân

Chuẩn bị giống và làm đất

- Giống: Sử dụng giống dưa leo 702 của Công ty LD Hạt Giống Đông Tây - Kỹ thuật làm đất:

+ Đất được dọn sạch cỏ dại, cày bừa kỹ, phơi ải một thời gian, sau đó bón lót, đập nhỏ, làm tươi xốp và thoát nước tốt

+ Lên liếp cao 25 cm, rộng 1,2 m

+ Liếp được phủ bạt plastic mặt màu đen ở dưới, mặt có màu ánh bạt ở trên, bạt được cố định trên liếp bằng những ghim gấp hình chữ “U” nhằm giữ ẩm cho đất, giữ phân bón, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại

Mật độ gieo trồng

Gieo hàng đơn, khoảng cách hàng cách hàng 1,2 m. Cây cách cây 50 – 60 cm, mỗi hốc có thể gieo 1 hoặc 2 hạt

Chăm sóc

+ Trồng dặm: Gieo cây con làm dự trữ và tiến hành trồng dặm vào những hốc không mọc, giúp dưa leo phát triển đều đặn hơn.

+ Làm giàn: Giàn được làm bằng trúc cắm thành hình dấu “X”, cao 1,5 – 2 m, mỗi hốc cắm 1cây giàn và giăng dây nilon thật vững chắc để tránh đỗ ngã khi dưa leo ra hoa kết trái

+ Tưới nước: Đất đủ ẩm nên cả hai ruộng dưa đều không tưới nước

+ Làm cỏ: Phun thuốc cỏ Gramoxone 20SL bên ngoài liếp 1 lần vào giai đoạn dưa leo được 15 NSM với liều lượng 1,5 – 2 lít/ha (30 – 40 ml/8 lít nước) phun vào lúc ít gió để tránh tạt thuốc vào dưa leo, nhổ cỏ bằng tay 1 lần trong hốc dưa leo ở giai đoạn dưa leo ra hoa kết trái.

Trừ sâu

Phun thuốc làm 2 lần

+ Lần 1: Phun thuốc trừ sâu sinh học Agtemex 5EC với liều lượng 50 – 70ml/ha, phun khi sâu non mới xuất hiện, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát và phun ướt đều lên 2 bề mặt lá.

+ Lần 2: Phun thuốc Sherpa 25EC pha 5 – 10 ml/8lít nước, phun đẫm lên tán lá, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Bón lót

+ Bón lót trên diện tích 1000 m2 như sau:

Vôi bột: 25kg Tro dừa: 300kg

Phân NPK (20 – 20 – 15) 27kg

Bón thúc

Chia làm 3 lần. Kết hợp phân hữu cơ sinh học và phân vô cơ.

Lượng phân bón cho 1000m2 như sau:

Lần 1: Giai đoạn 7NSM (3 – 4) lá

Chia làm 2 lần

Lần 1: Bón 15kg Ure ở giai đoạn 7 NSM (dưa leo được 3 – 4 lá thật)

Lần 2: 15kg Urea + 5kg kali ở giai đoạn 20 NSM (dưa leo đâm tua, cuốn)

thật: 10kg Ure + 5kg Kali + 50kg Komix lân hữu cơ vi sinh

Lần 2: Giai đoạn 18 NSM (đâm tua): 10kg Ure + 5kg Kali + 50kg Komix lân hữu cơ vi sinh

Lần 3: Giai đoạn 30 NSM (ra hoa rộ): 10kg Ure + 5kg Kali

+ Thuốc kích thích:

Phun thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8DD vào các giai đoạn 13NSM và 25 NSM với liều lượng 20 ml/1 lần/1000 m2 phun ướt đều lên bề mặt lá vào chiều mát.

+ Phân bón lá:

Phun phân bón lá Grow Ba Lá Xanh loại 16 – 16 – 8 vào các giai đoạn 15, 22 và 29 NSM với liều lượng 200 ml/1 lần phun/1000m2

Thuốc trừ bệnh

Kết hợp dùng thuốc sinh học và hóa học (phun 5 lần)

-Phun thuốc sinh học: 3 lần Phun Trichoderma nồng độ >109 cfu ở giai đoạn dưa leo được 5NSM, phun định kỳ 10 ngày một lần với liều lượng 200 ml cho một lần phun.

- Phun thuốc hóa học 2 lần

Lần 1: Phun Daconil 500 SC ở giai đoạn dưa leo được 13 NSM với liều lượng 50ml/1000m2

Lần 2: Phun Daconil 500SC ở giai đoạn dưa leo được 27 NSM với liều lượng 50 ml/1000m2

Chỉ dùng thuốc hóa học (phun 6 lần) - Phun thuốc Danjiri 10SC vào lúc bệnh mới chớm xuất hiện, ở giai đoạn 13 NSM (dưa leo được 4 – 5 lá thật) với liều lượng: pha 18 – 20 ml/bình 16 lít, phun 2 bình/ 1000m2

- Ở lần phun thứ 2 người nông dân sử dụng thuốc Score 250EC ở giai đoạn 20 NSM với liều lượng: pha 12 – 15 ml/ bình 16 lít, phun 2 bình/1000m2 - Ở lần phun thứ 3 người nông dân sử dụng thuốc Danjiri 10SC ở giai đoạn 27 NSM

- Lần phun thứ 4, 5, 6, nông dân tiếp tục phun thuốc Score lần lượt ở các giai đoạn 32, 36, 42 NSM

Chăm sóc khác

- Vén dây dưa leo gọn gàng khi có mưa gió đến

- Thu gom và tiêu hủy những lá bệnh đã chết.

Không thực hiện

Hai quy trình kỹ thuật trồng dưa leo (RTN và RND) đều diễn ra song song và cùng một thời điểm là vụ mùa khô năm 2009 tại Ấp Bàu Trăn Xã Nhuận Đức Huyện Củ Chi. So sánh hai quy trình kỹ thuật (RTN và RND) ta thấy ngoài những bước giống nhau như kỹ thuật làm đất, bón lót, chăm sóc, cho đến phòng trừ sâu hại, quy trình thí nghiệm còn có những điểm khác nhau cơ bản so với ruộng nông dân từ khâu bón thúc cho đến phòng trừ bệnh sương mai cho dưa leo. Ở đó RTN thì dựa vào tác động của các loại phân bón như Komix lân hữu cơ vi sinh Ure, Kali, và tính năng của

các loại thuốc như: Trichoderma, Daconil 500 SC, thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD. Còn RND thì dựa vào tác động của các loại phân như Ure, Kali, Grow 3 lá xanh (16 – 16 – 8) và phòng trừ bệnh sương mai dưa leo chủ yếu dựa vào hai loại thuốc hóa học là Score 250 EC và Danjiri 10 SC bằng cách phun thuốc thành nhiều lần rải rác theo các thời kỳ sinh trưởng của dưa leo.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI DO NẤM Pseudoperonospora cubensis Berk. et Curt. HẠI DƯA LEO VỤ MÙA KHÔ NĂM 2009 TẠI XÃ NHUẬN ĐỨC CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)