Lí do chọn đề tàiĐể chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổthông mới, cần thiết phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới mạnh mẽ hơn nữaphương pháp, kĩ
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG SINH HOẠT TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN NHÓM ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
Họ và tên: Lê Thị Hiên Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa Lí
Trang 22 Nội dung
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.3.1 Các bước tiến hành xây dựng chủ đề SHCM theo NCBH 6
2.3.2 Cách thức tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo NCBH 7
2.4.2 Đối với bản thân và đồng nghiệp và tổ/nhóm chuyên môn 18
2.4.3 Đối với phong trào giáo dục của nhà trường, địa phương 18
3 Kết luận và kiến nghị
3.2.1 Đối với tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên: 19
Tài liệu tham khảo
Trang 3
MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
13 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Trang 41 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài
Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổthông mới, cần thiết phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới mạnh mẽ hơn nữaphương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường kĩ năngthực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị BCHTW khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nêu rõ: “nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập quốc tế Chuyển từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp tích cực”
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”
Từ thực tiến sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn những năm qua tại Trường THPTTriệu Sơn 5 tôi nhận thấy: Sinh hoạt chuyên môn theo cứu bài học sẽ giúp GV traudồi thêm kiến thức, kĩ năng và phương pháp dạy học tích cực, thông qua bài dạyminh họa học sinh phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trìnhtìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; Giúp họcsinh tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo theo năng lực, sở thích và nguyện vọngcủa bản thân, hiểu và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thựctiễn đời sống Tạo được sự hứng thú say mê với môn học vì một thực tiễn môn Địa
Lí hiện nay “xã hội không có nhu cầu, học sinh không hứng thú học” Tuy nhiên
việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học còn nhiều hạn chế, thiếu đồng
bộ, nhiều tổ/nhóm chuyên môn còn lúng túng Khi thực hiện bài dạy minh họa còngặp một số khó khăn: nhà trường đang còn thiếu về cơ sở vật chất và phương tiện,thiết bị dạy học vì vậy việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cònnhiều hạn chế
Muốn đổi mới phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinhnhất thiết phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Tuy nhiên đểxây dựng được các chủ đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một vấn
đề không dễ, bởi lẽ đây là một vấn đề mới và khó, dù đã tập huấn nghiêm túc, triểnkhai nhiều năm nhưng việc vận dụng vào sinh hoạt chuyên môn còn rất nhiều hạnchế
Trước sự phát triển của xã hội, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực thế hệ mới
“thanh niên thế hệ 4.0” với mong muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên
môn, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng chủ đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học trong sinh hoạt Tổ/nhóm chuyên môn Nhóm Địa Lí tại Trường
Trang 5THPT Triệu Sơn 5” mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô và đồng
nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn từ truyền thống sang nghiên cứu bài học,
sinh hoạt chuyên sâu, mang đậm màu sắc “chuyên môn”, nâng cao năng lực, rèn
luyện kỹ năng thực hành sư phạm cho đội ngũ giáo viên
- Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyênmôn, qua đó phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cáchhiệu quả, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh thông qua các hoạt động học
và hứng thú hơn với các môn học nói chung, môn Địa Lí nói riêng các trong nhàtrường
- Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập, được quan tâm hơnđến năng lực, tạo hứng thú, động cơ học tập cho từng HS nhằm nâng cao chất lượngdạy-học trong nhà trường
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tổ/nhóm chuyên môn; Giáo viên và học sinh Trường THPT Triệu Sơn 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tống hợp nhiều phương pháp, từ lí luận sang thực tiễn - thực
nghiệm sư phạm: nghiên cứu tài liệu, thực tiễn sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, thiết
kế bài dạy minh họa theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thực tiễn học tậpmôn Địa Lí của học sinh tại Trường THPT Triệu Sơn 5
2 Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt Nghị quyết số 29-NQ/
TW ngày 04/11/2013 hội nghị BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo Nghị quyết nêu rõ: “nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Chuyển từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”
Căn cứ tài liệu tập huấn: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học (Tài liệu lưu hành trong đợt tập huấn tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trường THPT) Vậy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì?
Là hoạt động chuyên môn, nhưng ở đó giáo viên (GV) tập trung phân tích cácvấn đề liên quan đến học sinh (người học)
Là hoạt động mà ở đó GV tập trung giải quyết các câu hỏi: Học sinh học bàinày gặp khó khăn gì? Kết quả HS đạt được qua bài học có cải thiện không? Học sinh
có tích cực xây dựng bài học không? nội dung bài học có phù hợp không? cần đềxuất điều chỉnh như thế nào?
Trang 6Là hình thức sinh hoạt chuyên môn (SHCM) không tập trung vào việc đánhgiá, xếp loại giờ dạy mà khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh (HS)chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy nhằmnâng cao chất lượng giáo dục.
Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ hội tốt cho HS được tham gia xâydựng nội dung bài học, HS được thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học, đượcphát huy năng lực, khả năng tư duy sáng tạo, tạo hứng thú, động cơ và thái độ họctập đúng đắn, học tập suốt đời [2]
Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH là gì?
Sinh hoạt CM truyền thống Sinh hoạt CM theo NCBH
1 Mục đích
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu
chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp
trên
- Người dự tập trung quan sát các
hoạt động của GV để rút kinh
nghiệm
- Thống nhất cách dạy các dạng bài
để tất cả GV trong từng khối thực
hiện
2 Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được phân công
cho một GV thiết kế; được chuẩn bị,
thiết kế theo đúng mẫu quy định
- Nội dung bài học được thiết kế
theo sát nội dung SGV, SGK, không
linh hoạt xem có phù hợp với từng
đối tượng HS không
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học
3 Gv dạy minh hoạ
Một người dạy minh hoạ đã chỉ định
từ trước
Vị trí người dự giờ:
Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát
người dạy như thế nào, ít chú ý đến
những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt
2 Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế.không nhất thiết theo mẫu qui định
- Nội dung bài học được thiết kế linh hoạt phù hợp với từng đối tượng HS
- Không nhất thiết theo khuôn mẫu qui định
- Phát huy sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
3.Gv dạy minh hoạ Một người được chọn trong nhóm hoặc
tổ hoặc tự gv đăng kí
Vị trí người dự giờ:
Ngồi hoặc đứng ở vị trí thích hợp quan sát
và chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm
lí, hoạt động của học sinh
4 Thảo luận giờ dạy minh hoạ
- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua tiết dạy minh họa
-Không khí sinh hoạt thân thiện cởi mở, theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, tập trung
Trang 7- Các ý kiến nhận xét sau giờ học
nhằm đánh giá, xếp loại GV
- Không khí các buổi SHCM nặng
nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV
thiếu thân thiện
- Có xếp loại tiết dạy
vào phân tích các hoạt động của HS, tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Không xếp loại tiết dạy [2]
Có thể thấy, bản chất là đổi mới SHCM là xóa bỏ SHCM truyền thống, hìnhthành thói quen và cách sinh hoạt mới Từ chủ yếu quan sát giáo viên dạy sang quansát cách học của học sinh, từ việc đánh giá trình độ, phương pháp dạy học của GVsang suy ngẫm và chia sẻ về việc học của HS GV cùng suy đoán các nguyên nhân
HS Cần chú ý “không bỏ rơi HS, không phê phán đồng nghiệp” cần tạo một “xã hội học tập” tạo cho HS khả năng “tự học và học tập suốt đời”
2.2 Thực trạng của vấn đề
Trong điều kiện giáo dục hiện nay, để bắt kịp các yêu cầu phát triển nguồnnhân lực của thời đại mới Đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới SHCM là tấtyếu Tuy nhiên, việc đổi mới còn chuyển biến chậm, hoạt động SHCM ở hầu hết cáctrường học nói chung, Trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng vẫn mang nặng yếu tốhình thức, mang tính hành chính sự vụ, các thành viên tham gia SHCM còn thụđộng, chỉ đơn thuần triển khai các công việc của nhà trường giao, hoạt động sinhhoạt chuyên đề đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưacao
Một thực tế nữa cho thấy, SHCM ở các trường là hoạt động vẫn diễn rathường xuyên, theo định kì 2 lần/tháng, những hoạt động dự giờ, thăm lớp, đánh giá,rút kinh nghiệm sau giờ dạy vẫn đều đặn và nghiêm túc nhưng thực chất các buổisinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thường được coi là những buổi sinh hoạt bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biệt “đánh giá công tác hoạt động của tổ/nhóm trong thời gian qua và triển khai công tác thời gian tới"
Việc thao giảng, dự giờ, trao đổi chuyên môn chủ yếu tập trung vào ngườidạy Cụ thể: Tổ, nhóm chuyên môn cho GV đăng kí hoặc phân công GV, chỉ địnhbài, tiết/lớp dạy; Cá nhân GV tự đảm nhiệm việc thiết kế bài dạy và lên lớp Bangiám hiệu (BGH), tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên đi dự giờ Khi thao giảng, người
dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy và khi đánh giá chỉ góp ý, rút kinh nghiệm về nội
Trang 8dung kiến thức, phương pháp giảng dạy mà bỏ quên người học Chính vì thế kết quả
học tập của HS ít được cải thiện, nhất là các đối tượng yếu kém vì luôn bị “bỏ rơi”
đẫn đến các em tự ti, sợ học, chán học, bỏ học Còn người dạy: GV thường đi theomột khung chương trình có sẵn, kiến thức trong SGK; Giờ dạy minh họa thườngnặng tính chất diễn nhiều hơn dạy, vì GV sợ bị đánh giá thiếu năng lực, sợ cháy giáoán
Dẫn đến một thực tế khi nhìn vào người học: giờ dạy mang tính nhồi nhét, ítquan tâm đến học sinh yếu, kém sợ các em trả lời sai, chậm giờ, cháy giáo án Cáctiết dạy trên lớp, vẫn dạy theo kiểu truyền thống, truyền thụ một chiều, thiếu sựtương tác đặc biệt tương tác giữa GV với HS, HS với HS, ít quan tâm đến quá trìnhnhận thức, lĩnh hội, tiếp thu kiến thức của HS, không phát huy được tính chủ độngtích cực của HS, không phát triển được năng lực người học
Với tinh thần đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo NCBH Trên cơ sởcác chỉ thị nghị quyết của Đảng, Bộ, Ngành, các đợt tập huấn chuyên đề của Sở vànhiệm vụ từng năm học của nhà trường Cấp ủy, BGH đã chỉ đạo các tổ/nhómchuyên môn Trường THPT Triệu Sơn 5 tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, đổimới SHCM theo NCBH, coi đây là một bước thay đổi cơ bản, toàn diện nhằm nângcao hiệu quả SHCM, nâng cao chất lượng dạy và học
Từ thực tiễn giảng dạy và sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn tại Trường THPTTriệu Sơn 5 tôi nhận thấy: muốn nâng cao chất lượng đội ngủ, hình thành và pháttriển năng lực học sinh, để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, tích cực, chủ động, linhhoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cần phải có hoạtđộng học tích cực, chủ động và sáng tạo Các hoạt động học phải được tổ chức đadạng đặc biệt phải quan tâm đến việc ứng dụng kiến thức đã lĩnh hội được vào giảiquyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống Đây chính là thử thách lớn đốivới toàn ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng trong đó có tổ/nhómchuyên môn Tuy nhiên để xây dựng được các chủ đề SHCM theo NCBH là một vấn
đề không dễ, bởi lẽ đây là một vấn đề mới và khó, dù đã được tập huấn, triển khainhiều năm nhưng việc vận dụng vào SHCM tại các tổ/nhóm chuyên môn còn rấtnhiều khó khăn cần có sự hỗ trợ của cấp ủy Đảng và chuyên môn nhà trường
Bản thân tôi với vai trò là một giáo viên Địa Lí, một tổ trưởng, nhóm trưởngchuyên môn, tôi đã triển khai và tích tích cực cùng đồng nghiệp vận dụng phươngpháp, kĩ thuật dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tích cựcđổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiêncứu bài học và đã thu được kết quả ban đầu khá khả quan
2.3 Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1 Các bước tiến hành xây dựng chủ đề sinh hoạt chuyên môn theo NCBH
Bước 1 Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu:
- Xác định mục tiêu:
+ Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được (theo
Trang 9chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học , đặc biệt cần chú ý xây dựng mục tiêu vềthái độ của học sinh), đảm bảo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS khi chọn bàihọc nghiên cứu
+ Chọn bài học nghiên cứu: Mỗi GV cùng bộ môn được chọn những bài phù
hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà mục tiêu đã vạch ra sau đó thốngnhất lựa chọn bài học chung nhất để làm bài học nghiên cứu; GV trong tổ thảo luậnchi tiết về thể loại bài học đã chọn, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiệndạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn họcsinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn ; Dự kiếnnhững thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập và các tình huống xảy ra cùng vớicách xử lý tình huống (nếu có)…
- Xây dựng giáo án (thiết kế bài dạy minh họa)
+ Bài dạy minh họa được phân công cho 1 GV trong nhóm thiết kế, các GVkhác thảo luận, góp ý, thống nhất phương án tối ưu nhất
+ Việc thiết kế bài dạy không nhất thiết phải phụ thuộc máy móc vào SGK,SGV mà cần bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế phù hợp [2]
Bước 2 Tiến hành bài dạy (dạy minh họa) và dự giờ
Sau khi chuẩn bị xong bài dạy minh họa, GV sẽ tiến hành dạy ở một lớp đãđược chuẩn bị trước
- Các yêu cầu của giờ dạy minh họa:
+ Chuẩn bị lớp dạy, bố trí đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự
+ Việc dự giờ phải nghiêm túc, tránh làm ảnh hưởng tới việc học của HS,không gây khó khăn cho người dạy minh họa
+ GV dạy và dự giờ cần quan sát kĩ các hoạt động của HS, cách làm việcnhóm, cặp đôi, theo dõi thái độ hành vi của người học GV dự giờ cần quan tâmđến việc học của HS, theo dõi, ghi chép đầy đủ, cần quan sát kĩ thái độ, hành vi của
HS khi trả lời câu hỏi, tìm mối quan hệ giữa việc học của HS với tác động của GVthông qua việc sử dụng phương pháp tổ chức dạy học Điều chỉnh thói quen đánhgiá GV sang đánh giá HS Người dự cần hiểu và thông cảm với khó khăn của ngườidạy, đặt mình vào vị trí người dạy để cùng suy ngẫm, phát hiện
những khó khăn trong việc học của HS để có giải pháp hiệu quả, phù hợp
Bước 3 Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
+ Giáo viên dạy minh họa chia sẻ bài học: Những ý tưởng mới; Những thayđổi, điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học; Những cái làm được và chưalàm được trong quá trình dạy minh họa; Sau đó người dự suy ngẫm và chia sẻ các ýkiến của GV về bài học sau khi dự giờ:
+ Người dự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; Thảo luận xem
HS học như thế nào? (mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em);Cùng suy nghĩ: vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưađạt kết quả và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy phù hợp
Trang 10+ Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không
nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy, không nên phê phánđồng nghiệp, không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ
+ Tổ trưởng là người tổng hợp các ý kiến và đưa ra các nhận định đạt được
và chưa đạt được để rút kinh nghiệm [2]
Bước 4 Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày:
- Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệpgiáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đãđược dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp
- Nguyên tắc vận dụng vào dạy học hàng ngày: Giảm truyền thụ kiến thứcbằng PP thuyết trình; Vận dụng các PPDH có sự tham gia của HS; Sử dụng thiết bịdạy học “thực tế”; Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ 4-6 hoặc cặp đôi 2 em, khuyếnkhích sự tích cực, sáng tạo của HS [2]
2.3.2 Cách thức tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo NCBH
a Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học:
- Sử dụng tiết học bình thường để tiến hành; Gửi giáo án của tiết học cho GV
dự giờ; Sắp xếp vị trí đứng để có thể quan sát được nét mặt, thái độ của HS
- Giáo viên có hồ sơ minh chứng cụ thể về tiết dự; Nhóm giáo viên cùng hợptác xây dựng giáo án; Có sự ủng hộ từ phía lãnh đạo nhà trường
b Tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên việc nghiên cứu bài học
- Mỗi GV tự rút ra những kinh nghiệm để áp dụng thực tiễn dạy trên lớp
- Đặc biệt không xếp loại tiết dạy minh họa của GV
Thứ nhất: Soạn giáo án và thực hiện giờ dạy minh họa:
- Tổ trưởng/ nhóm trưởng cử một giáo viên thiết kế bài dạy minh họa Các
GV khác thảo luận, góp ý, cùng hợp tác xây dựng giáo án chuẩn
Yêu cầu làm rõ:
+ Bài học có mấy hoạt động
+ Mỗi hoạt động đều phải nêu rõ: Mục tiêu, nội dung hoạt động, dự kiến sản phẩm hoạt động của HS, cách thức thổ chức hoạt động
+ Nội dung hoạt động: Mô tả HS phải đọc, nghe, nhìn, làm gì?
+ Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Các mức độ hoàn thành
+ Cách thức tổ chức hoạt động: Giao nhiệm vụ, HS nghiên hiện nhiệm vụ,
HS báo cáo, GV kết luận và đánh giá
- Tổ trưởng/nhóm trưởng cử GV dạy minh họa (nên cử GV đã thiết kế bài dạy), tổ chức lớp dạy đúng yêu cầu dự giờ mới
Dưới đây là Giáo án thiết kế, chuẩn bị cho bài dạy minh họa
Trang 11Tiết 44 BÀI 36 Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố ngành GTVT
Hình thức Bài lên lớp (Dạy kiến thức và kĩ năng mới)
I Mục tiêu: sau bài học, học sinh đạt được:
1 Kiến thức
- Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải
- Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngànhgiao thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất
- Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bốngành giao thông vận tải
4 Năng lực định hướng được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực giaotiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp sử dụng tranh ảnh Địa Lí,bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê,
II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1 Chuấn bị của giáo viên:
Kế hoạch và tài liệu dạy học, bài giảng trên Powerpoint, máy chiếu; Câu hỏiđịnh hướng, các phiếu học tập; Tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ,
2.2 Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập,
- Giáo viên chia sẻ cho học sinh biết mục tiêu của bài học Cho học sinh biếtkhái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của bài
Trang 12Bước 1: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu mục 1, SGK kết hợp tranh ảnh và vốn hiểu
biết trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
1 Trình bày vai trò của ngành GTVT Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hóamiền núi, GTVT phải đi trước một bước?
2 Thông qua kiến thức Văn học, Lịch sử, Thơ ca cách mạng Việt Nam, em hãychứng minh vai trò to lớn của GTVT trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc
Bước 2: Học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sát tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết để
trả lời câu hỏi Giáo viên quan sát và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3: Học sinh trao đổi kết quả và chỉnh sửa, bổ sung cho nhau Giáo viên nhận
xét và chỉnh sửa những nội dung chưa đạt yêu cầu, học sinh đối chiếu và hoàn thiện
GV tổng hợp, chính xác hóa kiến thức mà học sinh đạt được thông qua hoạt động
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS (có khuyến khích, động viên )
I Vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải
1 Vai trò
- Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ sởsản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ
- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân
- Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương
- Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăngcường sức mạnh quốc phòng của đất nước
- Tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trên thế giới
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngành GTVT (Tg 7-10P)
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2, SGK trả lời các câu hỏi sau:
1 Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì? Tiêu chí đánh giá?
2 Phân biệt KLVC, KLLC và cự li vận chuyển trung bình
Bước 2: Học sinh nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau
và hoàn thành kiếm thức theo yêu cầu Giáo viên quan sát, hỗ trợ, giải quyết tìnhhuống nếu có.để trả lời câu hỏi