Trong các cơ sở giáo dục bên cạnh chức năng dạy học; quản lý, giáo dục người học của các thầy, cô giáo, cán bộ trong hội đồng nhà trường còn có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là “đúc rút
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH TIẾP CẬN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ SÁNG TẠO KỸ THUẬT
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình hội nhập thế giới, chúng ta đang tranh thủ tối
đa mọi khả năng của chuyển giao công nghệ để nhanh chóng phát triển kinh tế tiếp kịp trình độ các nước trong khu vực Bên cạnh nghiên cứu khoa học (NCKH) thì sáng tạo kỹ thuật (STKT) cũng quan trọng song hành không kém Đặc biệt trong quá trình dạy-học trong các nhà trường (cơ sở giáo dục) Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào các quá trình sản xuất (kỹ thuật theo nghĩa hẹp), là những thao tác có thể, cách thức tác động vào sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng
Trong các cơ sở giáo dục bên cạnh chức năng dạy học; quản lý, giáo dục người học của các thầy, cô giáo, cán bộ trong hội đồng nhà trường còn có một nhiệm
vụ rất quan trọng đó là “đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, làm đề tài NCKH, STKT, làm đồ dùng dạy học” và hướng dẫn học sinh NCKH, STKT tùy theo tính chất của chuyên môn Tuy nhiên nhiệm vụ này đến nay luôn là vấn đề khó, thậm chí là bế tắc đối với nhiều cán bộ, giáo viên có người không biết cách làm, có người biết cách làm nhưng không thể hiện cho người khác hiểu được (không biết báo cáo thành văn bản), huống hồ truyền đạt lại cho học sinh Nhiều người còn coi đây là công việc của các nhà khoa học, hoặc của lãnh đạo đơn vị; chính vì vậy nhiệm vụ này luôn là một phần trong “bài toán quản lý” mà các nhà quản lý, các thầy, cô giáo trong các cơ sở giáo dục luôn khó giải hoặc giải được nhưng “đáp số chưa tối giản” Điều đó ảnh hưởng nhiều đến khả năng tư duy, sáng tạo của người học
Xin được giới thiệu một vài kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận hoạt động
NCKH, STKT
2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh NCKH, STKT ở cấp Trung học cơ sở đạt hiệu quả cao thông qua công tác giảng dạy đặc biệt ở các môn Khoa học tự nhiên
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tham khảo tài liệu : Là các tài liệu, bài viết có liên quan
- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm : học hỏi từ các lần tham gia hướng dẫn học sinh dự thi các cấp (Trường, Thành phố, Tỉnh và quốc gia), các lần tập huấn do
Sở GD-ĐT và Liên hiệp Hội Khoa học tỉnh phối hợp tổ chức
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh, nghiên cứu các lĩnh vực ứng dụng và điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
Trang 2PHẦN II- NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hoạt động NCKH, STKT ở trường Trung học cơ sở “mới được chú ý” trong
hai năm gần đây nhưng chỉ được chú ý ở mức độ “phong trào” mặc dù trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã và đang hướng dẫn các em nhưng chưa được bài bản Bên cạnh đó quyền lợi của giáo viên, học sinh còn chưa tương xứng với công sức đầu tư lao động (kể cả đầu tư chất xám) Ví dụ : giáo viên hướng dẫn (kể cả học sinh đạt giải cấp quốc gia) thì thời gian hướng dẫn, tư vấn và cùng tham gia trực tiếp với các em vẫn không được tính đến, chưa được quan tâm và khuyến khích kịp thời, tương xứng (điều này cũng đã ảnh hưởng đến tâm huyết của cả thầy và trò)
Ngoài những đợt tham gia tập huấn cấp Thành phố, cấp Tỉnh, một số trường còn có tổ chức tập huấn, triển khai trải nghiệm hoạt động NCKH, STKT nhưng khi bắt tay vào hướng dẫn học sinh thì một số giáo viên còn mù mờ, lúng túng
Học sinh tham gia rất tích cực nhưng do áp lực học các môn văn hóa đã ảnh hưởng đến thời gian, không gian và cả điều kiện nghiên cứu còn hạn chế
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu còn chưa đáp ứng Ví dụ để lấy kết quả phân tích mẩu nước thì cần phải gởi lên tận TP HCM xét nghiệm
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
“Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội hướng vào tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới
để cải tạo thế giới” (Vũ Cao Đàm - “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” - Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, Hà Nội 1998 tr 18)
Bản chất “Khoa học”: là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến
thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới
này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp Như vậy Bản chất “Nghiên cứu khoa học” là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử
nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH, STKT để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên
và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn
Với cách hiểu như vậy, ngoài các công trình NCKH lớn như: điều tra, khảo sát để rồi tìm ra một quy luật nào đó hoặc đổi mới, cải tiến một vấn đề nào đó để mang lại hiệu quả thì chúng ta có thể thấy trong các nhà trường, một số hoạt động như: việc tự làm đồ dùng dạy học để minh hoạ cho hoạt động giảng dạy trên lớp có hiệu quả, việc đúc rút sáng kiến một kinh nghiệm nào đó trong hoạt động giáo dục, dạy học nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động, việc thiết kế một bài giảng áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả giờ giảng bài; hoặc trong cơ sở giáo dục nào đó: việc cải tiến, đổi mới lề lối làm việc mang lại hiệu quả, việc tìm ra biện pháp
Trang 3mới cho công việc nào đó nhằm giảm bớt chi phí hoặc giảm bớt thời gian làm việc, cũng chính là các hoạt động NCKH, STKT
Một số khái niệm:
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người
thực hiện Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như: chương trình, dự án, đề án Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:
- Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể
chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế
- Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu
quả về kinh tế và xã hội Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực
- Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc
gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án
- Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục
đích xác định Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao Tiến độ thực hiện đề tài,
dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ
Như vậy để tiến hành làm đề tài NCKH, STKT, hoàn thiện công trình NCKH, STKT của mình (viết sáng kiến kinh nghiệm), người nghiên cứu (tác giả) cần quan tâm một số vấn đề cơ bản sau:
2.1 Cách tiếp cận hoạt động NCKH, STKT.
Để có được một đề tài NCKH, một dự án STKT, một sáng kiến kinh nghiệm,
… có giá trị, tác giả cần tuân theo các bước sau:
- Chọn đề tài, dự án nghiên cứu:
Đề tài, dự án nghiên cứu có thể do mình tự chọn, có thể do đặt hàng của cá nhân hoặc tổ chức nào đó, có thể do nhiệm vụ được giao, nhưng nói chung đề tài hay dự án phải là một vấn đề mà tác giả tâm đắc, phù hợp với điều kiện của bản thân đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài, dự án đó Thông thường, đề tài hay dự án vừa
có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới như: Tìm ra phương pháp giảng dạy mới; tìm ra các biện pháp khác hiệu quả hơn, khả thi hơn trong chủ nhiệm lớp, trong quản lý hoạt động dạy và học, xây dựng cơ
sở vật chất; sáng chế hoặc cải tiến đồ dùng dạy học mới để học sinh tiếp thu tốt hơn, nhanh hơn Do vậy đề tài thường phải là vấn đề mà tác giả đã và đang hoặc sẽ làm làm có kết quả
Việc lựa chọn đề tài, dự án nghiên cứu là một bước rất quan trọng, nó góp phần tạo nên sự thành công của đề tài, dự án : có thiết thực không? Có khả thi không? Có giá trị phổ biến không? đều do sự lựa chọn của tác giả
- Chuẩn bị đề tài, dự án nghiên cứu:
Tác giả phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu (làm) và điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức (Đề tài lớn phải được thông qua các cấp
Trang 4có liên quan) Xác định được mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Tiến hành làm đề tài, dự án nghiên cứu theo kế hoạch: Điều tra, thu thập dữ
liệu, so sánh, phân tích, thực nghiệm (nếu cần), viết (làm)
- Hoàn chỉnh đề tài, dự án nghiên cứu : Kiểm tra, thông qua, hiệu chỉnh và
xuất bản, phát hành (nếu cần)
- Báo cáo đề tài, dự án nghiên cứu : Báo cáo (bảo vệ) với cấp đăng kí đề tài,
dự án và lấy ý kiến đóng góp, xây dựng (nếu có)
2.2 Cấu trúc thông thường của một đề tài, dự án
Trước hết là việc chọn tên đề tài, dự án : tên phải phổ thông, dễ hiểu, gắn liền với nội dung và phạm vi vấn đề tác giả nghiên cứu
Đề tài, dự án thường được chia làm ba phần Xin được đề cập đến phạm vị của một đề tài khoa học về lĩnh vực giáo dục trong nhà trường phổ thông (vấn đề này thường có quy định tương đối của cơ quan chủ quản)
Phần 1: Đặt vấn đề (hoặc mở đầu, hoặc một số vấn đề chung )
Trong phần này tác giả cần xác định rõ:
- Lý do chọn đề tài, dự án : Để hình thành lý do chọn đề tài, dự án nghiên cứu
tác giả phải xác định được vị trí, vai trò của vấn đề mà tác giả chọn nghiên cứu, nêu được Chủ trương của Đảng, của Ngành và thực trạng vấn đề mà tác giả chọn nghiên cứu có hạn chế, bất cập hoặc mâu thuẫn gì với Chủ trương của Đảng, của Ngành, từ
đó sẽ xuất hiện lý do tại sao mà tác giả lại chọn đề tài này
- Mục đích nghiên cứu: xác định rõ nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa, tác dụng
gì? Đề tài sẽ mang lại lợi ích gì và phục vụ cho ai, trong phạm vi nào?
- Nhiệm vụ nghiên cứu: thường có 3 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của một đề
tài (nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài, dự án nghiên cứu thực trạng vấn đề có liên quan đến đề tài, dự án diễn ra trong phạm vi tác giả nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện được mục đích đề tài đã vạch ra ) Lưu ý 3 nhiệm vụ
cơ bản này cũng chính là 3 nội dung cơ bản
- Đối tượng nghiên cứu: là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét
và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu (thường là các biện pháp có liên quan trong phạm vi nghiên cứu mà đơn vị hoặc cá nhân nơi tác giả sẽ đến tìm hiểu, nghiên cứu
đã và đang áp dụng)
Xác định chuẩn được đối tượng nghiên cứu là tác giả đã xác định được trọng tâm mà đề tài, dự án cần khám phá Bởi tiếp cận đúng đối tượng nghiên cứu sẽ giúp tác giả lựa chọn phương pháp và phương tiện khi nghiên cứu nhanh nhất, phù hợp nhất
- Phạm vi nghiên cứu: xác định về quy mô của đối tượng, về không gian của
sự vật và về thời gian của tiến trình nghiên cứu Xác định chuẩn được phạm vi nghiên cứu sẽ giúp tác giả nghiên cứu trọng tâm hơn, tránh bị lệch sang hướng không chuẩn
- Phương pháp nghiên cứu: nêu những phương pháp nghiên cứu mà tác giả sẽ
sử dụng trong quá trình NCKH, STKT và áp dụng nó trong trường hợp nào?
Phần 2: Giải quyết vấn đề (hoặc nội dung).
Phần này phải giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, bao gồm ba nội dung (hoặc chương) lớn
Trang 5- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Là những cơ sở lý thuyết khoa học,
những quy luật, những quan điểm đã được khoa học xác nhận là đúng do mình hoặc người khác đã xây dựng trước đó, mà tác giả lấy làm công cụ, làm luận cứ trong quá trình nghiên cứu (Nó bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật có liên quan đến đề tài, dự án NCKH, STKT) Trong phần này, tác giả cần nêu thêm lịch sử phát triển của vấn đề khoa học mà tác giả nghiên cứu (đã có tác giả nào nói về vấn
đề này, phần này chưa? nói ở mức độ nào ? )
Kết thúc phần cơ sở lý luận, thường tác giả phải phác thảo được mô hình của vấn đề tác giả nghiên cứu (muốn đạt được mục đích nghiên cứu đề ra thì người thực hiện phải làm gì? trình tự ra sao?)
- Cở sở thực tế của vấn đề nghiên cứu: Mô tả thực trạng những vấn đề có liên
quan tới đối tượng nghiên cứu Ở phần này tác giả cần tìm được quy luật tồn tại và phát triển của các vấn đề nghiên cứu, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến kết quả (tốt, xấu) mà tác giả tìm hiểu được
- Các giải pháp để giải quyết vấn đề: nêu được các kiến giải (hoặc giải pháp,
các bài học, các ứng dụng có giá trị nhất định trong phạm vi nào đó) mà tác giả đã đúc kết trong quá trình nghiên cứu theo mục đích nghiên cứu đã đề ra
Đây là phần quan trọng nhất và là sản phẩm khoa học của tác giả Đề tài, dự
án lớn tác giả cần xác định rõ được mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và tiêu chí đánh giá
Phần 3 : Kết thúc vấn đề (hoặc kết luận): Phần này cần nêu rõ:
- Ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài
- Tóm tắt kết quả quan trọng nhất của đề tài (các giải pháp để giải quyết vấn
đề đặt ra của đề tài)
- Những khuyến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài (khuyến nghị nên tập trung vào các cấp lãnh đạo và các cấp liên quan trực tiếp)
2.3 Một số lưu ý trong quá trình làm dự án NCKH, STKT
- Đề tài NCKH, STKT phải có nội dung khoa học (trình bày trên); cấu trúc khoa học; chữ viết khoa học (chữ viết sạch sẽ, phổ thông, dễ đọc; phông chữ đánh máy phải phù hợp với yêu cầu; câu văn súc tích, trong sáng ); trình bày khoa học (đúng, đẹp); báo cáo cũng phải khoa học (ngắn gọn, đủ ý)
Phần này thường có yêu cầu cụ thể (mẫu) của cơ quan quản lý trược tiếp
- Trong đề tài NCKH có ba điều tối kỵ:
+ Sai quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước
+ Sai kiến thức chuyên môn (lĩnh vực chuyên môn của tác giả)
+ Mơ hồ về mục đích nghiên cứu, xác định không chuẩn nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài, dự án xác định nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài, dự án một đường, khi đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề lại làm một nẻo
- Trong phần nội dung của đề tài, thường 2 chương đầu (cơ sở lý luận và cơ sở thực tế) đều do điều tra, tìm hiểu mà có, trong chương 3: các giải pháp để giải quyết vấn đề, tác giả nên bám vào cấu trúc mô hình đã xác định trong phần cơ sở lý luận Chẳng hạn đề tài: “ Nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 9 ”, cần xác định: muốn nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 9 phải dạy các khái niệm ra sao? phải rèn kỹ năng như thế nào? , thế nhưng
Trang 6phần giải pháp lại không đề xuất biện pháp có liên quan đến việc dạy các khái niệm, rèn kỹ năng như thế nào Như vậy là nghiên cứu không đúng hướng, không khoa học và đề tài sẽ thiếu sức thuyết phục
- Những kiến giải của đề tài không được mâu thuẫn với mục đích nghiên cứu, cấu trúc khái niệm và mô hình của vấn đề mà tác giả đã đặt ra trong phần cơ sở lý luận
- Trong phần 3, thường là gồm hai nội dung chính là kết luận và khuyến nghị (Nhiều tác giả hay dùng từ “kiến nghị”) Trong khoa học nên dùng từ khuyến nghị,
mà không nên dùng từ kiến nghị Vì khuyến nghị mang ý nghĩa một lời khuyến cáo được rút ra từ NCKH, STKT của người nghiên cứu (tính thực tiễn chưa cao), người nhận khuyến nghị có thể chấp nhận hoặc không, tuỳ hoàn cảnh thực tế Còn kiến nghị thường mang ý nghĩa sức ép đối với người nhận kiến nghị
Những ý kiến trên cũng chỉ mang tính chất khuyến nghị, mà không phải là khuôn mẫu Điều nói ở đây là : các nhà quản lý nhà trường và mỗi giáo viên đồng thời phải là nhà khoa học, là nhà tổ chức NCKH, STKT, thậm chí còn là chủ tịch hội đồng khoa học trong đơn vị, muốn vậy không còn con đường nào khác: người quản
lý nhà trường, mỗi giáo viên phải hiểu rõ về khoa học, cách thức tổ chức NCKH, STKT và phải thực sự say mê khoa học Chắc chắn rằng khoa học chân chính sẽ đến với người say mê “nó” và có hiểu biết về nó
PHẦN III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để khuyến khích học sinh tham gia hoạt động NCKH, STKT và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn người giáo viên cần làm gì ?
- Trước tiên người giáo viên cần làm việc một cách khoa học trong công tác giảng dạy Ví dụ : lên lớp đúng giờ, sắp xếp nội dung chuyển tải, câu từ truyền đạt mang tính tích cực, tính logic Gợi ý cho các em những tiến bộ về khoa học và sáng tạo đã đem đến lợi ích gì cho bản thân, gia đình và cộng đồng Thấy được hoạt động nghiên cứu gắn liền với thực tiễn, gần gũi với cuộc sống chứ không cao xa, trừu tượng gì cả Ví dụ : Cùng một cây dưa hấu nhưng quả tròn bình thường và quả có hình trái tim (làm khuông) thì quả nào có tính mới hơn ? quả nào sẽ được nhiều người mua hơn ? và bán vào dịp nào sẽ được giá cao hơn ? - Đó đã là sáng tạo, và để sáng tạo được cái mới đó chúng ta cần làm gì ? - nghiên cứu Chỉ như thế thôi cũng
đủ để các em yêu thích
- Giới thiệu với các em các lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo (năm học
2015-2016 có 20 lĩnh vực, năm học 2015-2016-2017 có 22 lĩnh vực):
1 Khoa học độngvật
Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí;
Hệ thống và tiến hóa;…
2 Khoa học xã hộivà hành vi Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm líxã hội và xã hội học;…
3 Hóa Sinh Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;…
Trang 74 Y Sinh và khoahọc Sức khỏe Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu;Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;…
5 Kỹ thuật Y sinh Vật liệu Y sinh; cơ chế sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuậttế bào và mô; Sinh học tổng hợp…
6 Sinh học tế bàovà phân tử Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh họcthần kinh;…
7 Hóa học Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóavô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;…
8 Sinh học trên máytính và Sinh -Tin
Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;…
9 Khoa học Trái đấtvà Môi trường Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinhthái; Địa chất; Nước;…
10 Hệ thống nhúng Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảmbiến; Gia công tín hiệu;…
11 Năng lượng: Hóahọc Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển nhiênliệu tế bào và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;…
12 Năng lượng: Vật
lí
Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;…
13 Kĩ thuật cơ khí
Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;…
14 Kĩ thuật môitrường
Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;…
15 Khoa học vật liệu
Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano;Pô-li-me;…
16 Toán học Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hìnhhọc và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;…
17 Vi Sinh Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinhmôi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;…
18 Vật lí và Thiênvăn
Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;…
19 Khoa học Thựcvật
Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;…
20 Rô bốt và máythông minh Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;…
21 Phần mềm hệ Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành;
Trang 822 Y học chuyềndịch Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm địnhthuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng.
- Hướng dẫn các em quy trình nghiên cứu dựa trên các tiêu chí :
* Dự án khoa học
Tiêu chí 1 Câu hỏi/ Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)
- Mục tiêu tập trung rõ ràng;
- Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu;
- Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học
Tiêu chí 2 Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu (15 điểm)
( thiết kế và phương pháp )
- Kế hoạch được thiết kế và các phương pháp thu thập dữ liệu tốt
- Các tham số, thông số và biến số phù hợp và hoàn chỉnh
Tiêu chí 3 Tiến hành nghiên cứu (20 điểm)
(thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu)
- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống;
- Tính có thể lặp lại của kết quả;
- Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp;
- Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận
Tiêu chí 4 Tính sáng tạo (20 điểm)
Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên Tiêu chí 5 Trình bày (35 điểm)
a) Poster ( áp phích ) (10 điểm)
- Sự bố trí logic của vật/ tài liệu;
- Sự rõ ràng của các chú thích, đồ thị;
- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày
b) Trình bày ( phỏng vấn ) (25 điểm)
- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;
- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;
- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;
- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội / hoặc kinh tế;
- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;
- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên
* Dự án kỹ thuật
Tiêu chí 1 Câu hỏi/ Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)
- Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải quyết;
- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất;
- Lý giải về sự cấp thiết
Tiêu chí 2 Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu (15 điểm)
( thiết kế và phương pháp )
- Sự tìm tòi các phương pháp khác nhau để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề;
- Xác định giải pháp;
- Phát triển nguyên mẫu/ mô hình
Trang 9Tiêu chí 3 Tiến hành nghiên cứu (20 điểm)
(thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu)
- Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự kiến;
- Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện/ thử nghiệm;
- Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng công nghệ và sự hoàn chỉnh
Tiêu chí 4 Tính sáng tạo (20 điểm) Giống dự án Khoa học
Tiêu chí 5 Trình bày (35 điểm) Giống dự án Khoa học
- Giới thiệu Thầy, Cô bộ môn khác, trường học, cơ sở sản xuất (tất nhiên phải liên hệ trước) để các em liên hệ về kiến thức hay các vấn đề liên quan đến kiến thức môn học Ví dụ : Sản phẩm “Trà trừ muỗi +” (đạt giải Nhì cấp Tỉnh, giải Khuyến khích cấp Quốc gia-năm học 2015-2016 của 02 em Nguyễn Tô Hồng Đức và Triệu Nguyễn Bảo Ngọc) thì ngoài kiến thức môn Hóa học (chất) còn liên quan đến môn Sinh học (tập tính của muỗi),…
- Giới thiệu các em một số thành tích của các bạn, các anh chị đạt giải trong các cuộc thi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia và Quốc tế
- Khen tặng các em bằng những lời khen chân thành hoặc những món quà mang tính sáng tạo, những quyển sách khoa học để ghi nhận và khuyến khích các
em (lưu ý nhớ viết lời tặng và ký tên)
PHẦN IV KẾT LUẬN
1 KẾT LUẬN
Trên đây là một vài kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận với NCKH, STKT nhằm tạo sự thuận lợi cho đồng nghiệp trong quá trình hướng dẫn các em Tuy nhiên không có phương pháp nào là vạn năng, chỉ có trình độ và năng lực của người giáo viên làm chủ được kiến thức, tường minh được kế hoạch, yêu khoa học, quý người làm khoa học và lòng nhiệt huyết thì mới hiểu rõ nhu cầu và khả năng học sinh để từ
đó giúp các em tiếp cận một cách hiệu quả
2 Kết quả :
Năm học 2014-2015 :
- Đạt giải Nhì cấp Tỉnh
- Đạt giải Khuyến khích cấp Quốc gia Cuộc thi STKT Năm học 2015-2016 :
- Đạt giải Nhì cấp Tỉnh
- Đạt giải Khuyến khích cấp Quốc gia Cuộc thi NCKH Tiếp tục hướng dẫn học sinh nghiên cứu dự án : Giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường do rác thải công cộng từ cây rau tần dày lá, Natricacbonat (soda) và cồn
2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để thật sự giúp các em yêu thích và tham gia hoạt động NCKH, STKT người giáo viên cần phải:
- Nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
- Tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề
- Nghiên cứu tìm những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng đề tài, dự án nghiên cứu
Trang 10- Giáo dục các em thật sự yêu lao động khoa học, sáng tạo nhằm làm ra của cải vật chất,… phục vụ cuộc sống bằng chính kiến thức và sự trải nghiệm trong cuộc sống của bản thân các em Đây cũng là tính mới trong giảng dạy và giáo dục