Từ thực tiễn của việc đổi mới CT-SGK Địa lí 10, 11 và thực tiễn của việc giảng dạy môn địa lí 10,11 ở trường THPT gần 2 năm vừa qua; đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này. 2/ Tình hình nghiên cứu: -Trong giảng dạy địa lí PTTH có 4 loại sơ đồ được dùng: + Sơ đồ cấu trúc. + Sơ đồ quá trình. + Sơ đồ địa đồ học. + Sơ đồ logic. -Tuy nhiên giáo viên thường rất ít khi sử dụng chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy là rất thấp. -Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên địa lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn. 3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi&giá trị sử dụng của đề tài: a, Mục đích, đối tượng: *Mục đích: -Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên. -Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. * Đối tượng: giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí. b, Nhiệm vụ: -Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí nói chung và địa lí 11 nói riêng. -Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ. c, Phạm vi: -Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 10, 11 chương trình-Sách giáo khoa phân ban. -Giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên. d, Giá trị sử dụng: -Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí. -Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ. 4/ Phương pháp nghiên cứu: -Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THPT trong nhiều năm và kinh nghiệm qua gần 2 năm thực hiện đổi mới CT-SGK lớp 10, 11 vừa qua. - Phương pháp thử nghiệm - Các phương pháp khác có liên quan. PHẦN II-NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU A/ Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến -Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa địa lí 10, 11 có sử dụng sơ đồ ( còn ít ) -Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên rất ngại sử dụng sơ đồ ( có thể do nhận thức về phương pháp này, do sợ thiếu thời gian lên lớp , tốn kém…)
Xây Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng tự đào mồ chôn mình? Thứ Bảy, 02/08/2008 --- cập nhật 07:23 GMT+7 Các nhà khoa học đã thống kê rằng nếu lấy số đá để xây dựng trường thành dùng để xây một bức tường dày 1 mét, cao 5 mét thì bức tường đó có thể bao một vòng quanh Trái đất. Còn nếu như xây dựng một con đường rộng 5 mét, dày 35 centimet thì con đường đó có thể bao quanh Trái đất 3 vòng. Nhưng nếu như hiện tại mọi người đều thấy kinh ngạc trầm trồ bởi sự hùng vĩ của Vạn Lý Trường Thành thì không biết có bao nhiêu người biết được những nỗi thống khổ ở phía sau sự hùng tráng của nó. Việc xây dựng trường thành đã tiêu tốn một khối lượng rất lớn nhân lực, vật lực, tài lực gây ra tổn thất không thể đo đếm nổi khổ của những người dân vô tội. Nhưng có lẽ điều sẽ khiến cho nhiều người bất ngờ là việc xây dựng trường thành của hai ngàn năm trước lại bắt đầu từ một lời nói hoang đường, bịa đặt. Vì một lời bịa đặt, Thủy Hoàng đế quyết tâm xây dựng Trường Thành. Khi nói tới Vạn Lý Trường Thành mọi người đầu tiên đều nghĩ đến Tần Thủy Hoàng. Mặc dù Tần Thủy Hoàng không phải là người đầu tiên, cũng không phải là người cuối cùng trong lịch sử xây dựng trường thành nhưng trong ấn tượng của mọi người, trường thành và Tần Thủy Hoàng có mối quan hệ sâu sắc không thể giải thích nổi. Nói đến trường thành không thể không nói đến Tần Thủy Hoàng và ngược lại. Tần Thủy Hoàng là một vị hoàng đế luôn luôn lo lắng về nguy cơ phản loạn và chống đối đối với đế chế của ông ta. Sau khi lên làm hoàng đế, Tần Thủy Hoàng không những không vì chiến công thống nhất thiên hạ mà say mê trong mộng vinh quang, ngược lại trong lòng luôn luôn lo lắng. Đế quốc Đại Tần được xây dựng trên vũ lực, sự phản đối lại đế chế cho dù là rất ít, nhưng những cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn thì chưa bao giờ gián đoạn. Làm sao để đế quốc Đại Tần được trường tồn, đó là tâm nguyện và cũng là tâm bệnh của Tần Thủy Hoàng. Vì điều này không một giây một khắc nào Tần Thủy Hoàng cảm thấy thảnh thơi. Quá trình triển khai nền chính trị mới của đế quốc Đại Tần ra khắp Trung Hoa đã gặp phải không ít khó khăn. Để được dân chúng ủng hộ, an định được lòng dân, sau khi sự nghiệp thống nhất đất nước hoàn thành 2 năm, cũng là năm Thủy Hoàng thứ 27 (tức năm 220 TCN), Tần Thủy Hoàng không ngừng thực hiện các chuyến tuần du thiên hạ. Cuộc tuần du đầu tiên của Tần Thủy Hoàng chỉ nằm trong phạm vi nước Tần, một năm sau cuộc “thử nghiệm” này mới dần mở rộng ra bên ngoài. Năm Thủy Hoàng thứ 28, Tần Thủy Hoàng xuất phát từ Hàm Dương, qua đất Tề (là Sơn Đông ngày nay) tới vùng ven biển, di chuyển qua Giang Tô, Hồ Nam, Chiết Giang, Hồ Bắc rồi quay về Hàm Dương, hành trình gần như bao gồm toàn bộ Trung Quốc. Với trình độ giao thông hiện tại, cuộc hành trình của Tần Thủy Hoàng vẫn khiến nhiều người ngày nay kinh ngạc. Việc tuần du thiên hạ khiến cho tư tưởng của Tần Thủy Hoàng chịu những chấn động mạnh mẽ, cách nghĩ của ông ta cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Nước Tần trong thời kỳ chiến quốc nằm ở biên giới phía Tây, luận về vũ lực Tần có thể hùng bá thiên hạ nhưng luận về trình độ phát triển, bất kể là văn hóa hay kinh tế so với các nước vùng trung tâm của Trung Nguyên như Tề thì có sự chênh lệch không ít. Cuộc tuần du tuy gian nan nhưng khiến cho Tần Thủy Hoàng được mở mang tầm nhìn. Cũng trong chuyến tuần du này, có một loại phương thuật ở đất Tề hấp dẫn Tần Thủy Hoàng khiến ông ta rất có hứng thú với việc hỏi tiên cầu thuốc trường sinh bất lão. Phương thuật mang một sắc thái thần bí chủ nghĩa rất đậm nét, điều này có thể giúp giải tỏa áp lực rất lớn trong tâm lý của Tần Thủy Hoàng. Cũng chính tại thời điểm này, một vị phương sĩ có tên là Lư Sinh dần dần trở thành một sủng thần của Tần Thủy Hoàng. Ông ta chính là nhân vật chính của lời bịa đặt hoang đường khiến Tần Thủy Hoàng xây dựng trường thành. Lư Sinh vốn là người nước Yên, tuy ông ta chỉ là một phương sĩ bình thường nhưng đối với những chính sách chính trị của Tần Thủy Hoàng lại có một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Nói tới sự thống trị tàn bạo của Tần Thủy Hoàng, các học giả̉ đều không quên nhắc tới hai sự kiện, một là xây dựng trường thành hai là phần thư, khanh Nho (đốt sách, chôn Nho). Nhưng điều đáng nói là cả hai việc này đều có chung một tác giả, đó là Lư Sinh. Theo lý mà nói, khi còn khỏe mạnh Tần Thủy Hoàng chắc chắn không hề có sự lo lắng quá đáng như thế về vấn đề, sống chết. Nhưng đối với ông ta dường như trường sinh bất lão có một mối quan hệ cực kỳ tự nhiên và mật thiết đối với sự thống trị vĩnh viễn. Để tìm được thuốc bất tử Tần Thủy Hoàng đã hao phí không ít tài lực, nhân lực. Cầu tiên, phong thần không gì Tần Thủy Hoàng không làm để đạt mục đích đó. Điển hình nhất là việc phái Từ Phúc mang theo 3000 đồng nam đồng nữ ra biển Đông tìm tiên cầu xin thuốc trường sinh bất lão. Đó là chuyến vượt biển quy mô chưa từng thấy trong lịch sử Trung Quốc nhưng Từ Phúc một đi cũng không có ngày trở lại. Tần Thủy Hoàng gửi gắm rất nhiều hy vọng vào phương thuật nhưng cuối cùng vẫn không có kết quả. Ông ta hàng ngày phải đối mặt với sự đe dọa càng ngày càng lớn của hiện thực. Năm Thủy Hoàng thứ 29 (tức năm 218 TCN), trong quá trình đi tuần du phía Đông Tần Thủy Hoàng bị mưu sát, tuy may mắn thoát nạn nhưng việc bị ám sát là việc khó mà tránh khỏi. Hai năm sau Tần Thủy Hoàng cải trang tuần hành ở Hàm Dương cũng bị đột kích. Lần tấn công này còn quyết liệt hơn lần trước. Năm đó việc mưu sát xảy ra bên ngoài của nước Tần còn lần này thì xảy ra ngay tại thủ đô Hàm Dương, nơi trú ngụ của bản thân ông. Việc thích khách xuất hiện ngay tại Hàm Dương khiến cho việc bảo đảm an toàn cho kinh thành cũng trở thành vấn đề. Trong lòng Tần Thủy Hoàng vô cùng lo lắng. Trong bối cảnh đó, Tần Thủy Hoàng ngày càng dựa nhiều vào các tín điều thần bí. Ông ta muốn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chính xác đang uy hiếm sự trường tồn của đế chế Đại Tần và đáp án xác thực nhất liên quan đến an nguy của bản thân mình. Thủy Hoàng năm thứ 32 (năm 215 TCN), Tần Thủy Hoàng phái Lư Sinh đi cầu tiên hỏi về phương hướng tương lai. Lư Sinh đi nhưng không có kết quả gì, sau khi trở về ông ta ca ngợi công đức của Tần Thủy Hoàng, toàn dùng những lời ngon ngọt sáo rỗng không có chút sự thực nào. Đối với những lời a dua nịnh hót của mọi người, Tần Thủy Hoàng đã nghe rất nhàm. Vì điều Tần Thủy Hoàng muốn không phải là như vậy, ông ta khao khát một thứ gì đó hữu ích và thiết thực cho việc củng cố chính quyền. Vì thế Tần Thủy Hoàng mới phái Lư Sinh ra biển cầu tiên để xin chỉ điểm phương hướng. Lần nào cũng hoài công nhưng lần này phương sĩ lại mang về được một cuốn Lục đồ thư. Trong cuốn sách này có ghi chép một điều bí mật liên quan đến vận mệnh nước Tần: “Vong Tần giả Hồ dã” (Kẻ làm nước Tần diệt vong là người Hồ vậy). Một Tần Thủy Hoàng một mình cô độc trên đỉnh cao luôn luôn khao khát biết ai là đối thủ cuối cùng. Những nôn nóng và bất an trong lòng ông ta ngày càng muốn nhanh chóng được giải tỏa. Chỉ vì một câu nói qua loa cho xong chuyện của Lư Sinh đã dẫn tới một chiến lược chấn động không tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng lập tức sai tướng quân Mông Điềm dẫn 30 vạn đại quân chinh phạt Hung Nô, lấy Hung Nô đến Hà Sáo và cho đến tận Âm Sơn của phía Bắc. Như vậy nhưng Tần Thủy Hoàng còn chưa yên tâm, để phòng bị những điều còn chưa xảy ra, Tần Thủy Hoàng không tiếc xương máu, trưng dụng 70 vạn lao công trong thời gian nhiều năm xây dựng trường thành với quy mô rất lớn kéo dài hàng vạn dặm, bắt đầu từ Lâm Thao (nay là huyện Mân tỉnh Cam Túc) dừng ở Liêu Đông. “Người Hồ” rốt cuộc là ai? “Người Hồ” trong câu nói của Lư Sinh: “Vong Tần giả Hồ dã” là người nào? Họ rốt cuộc uy hiếp được gì đế chế Đại Tần? Tần Thủy Hoàng vì sao đổ ra bấy nhiêu xương máu để giành chiến thắng cho tương lai? Người Hồ ở thời Tần chính là hậu duệ của Hung Nô. Truy theo nguồn gốc sâu xa của lịch sử người Hung Nô vốn cũng là một thành viên của dân tộc Trung Hoa. Thời kỳ đầu Tần lập nước được coi là một bộ sử của những cuộc chiến tranh với Hung Nô trong đó có cả thành công và cũng không ít những bài học kinh nghiệm của sự thất bại. Thời Tần Chiêu Tương Vương, người Hồ uy hiếp biên giới phía Bắc của nước Tần, nước Tần tiến ra phía Đông, giữ sách lược xây thành phòng thủ đối với người Hồ. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, người Hung Nô từ việc sống tản mát trên sa mạc hợp thành một quốc gia thống nhất, thực lực cũng tăng lên rất nhanh. Thủ lĩnh của Hung Nô còn xưng là “Xanh Lê Cô Đồ Thiền Vu”. “Xanh Lê Cô Đồ” là ý chỉ thiên tử còn “Thiền Vu” chính là chỉ ý rộng rãi vì thế sau này người Trung Nguyên mới có tập quán gọi vua Hung Nô là Thiền Vu. Khi đó biên giới giữa hai nước tương đối ổn định, quân Tần và Hung Nô không có xung đột trên quy mô lớn. Tình trạng này một mặt là vì quân Tần vô cùng thiện chiến, Hung Nô không dám khinh suất khiêu khích. Mặt khác cũng là vì vị trí của Hung Nô vô cùng nguy hiểm, phía Tây giáp Đại Nguyệt Thị, phía Đông giáp Đông Hồ, phía Nam giáp nước Tần cực mạnh. Ba mặt đều giáp cường địch, Hung Nô không dám “khinh cử vọng động”. Suy luận theo tình thế đương thời, nếu như Tần không chủ động gây chiến, Hung Nô tuyệt đối không dám khinh suất tấn công phía Nam. Nhưng Tần Thủy Hoàng là một hoàng đế hùng tài đại lược, ông ta sớm đã nuôi tham vọng xâm lược Hung Nô. Năm Thủy Hoàng thứ 26 (tức năm 221), cũng là năm vừa mới thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã muốn thừa thắng xông lên, một trận thu phục Hung Nô. Tần Thủy Hoàng triệu tập quần thần tại miếu đường bàn về việc này, nhưng bị tể tướng Lý Tư phản đối rất gay gắt. Lý Tư cho rằng giao chiến với Hung Nô chỉ có hại mà không có lợi. Sau khi phân tích tình thế hai bên, Lý Tư đưa ra mấy lý do để không thể tấn công Hung Nô sau: Đầu tiên, chỗ ở của người Hung Nô không cố định, rất khó chế ngự. Vì họ không có thành trì cố định cũng không có tài sản cần phải bảo vệ nên về cơ bản họ không sợ bị tấn công. Thứ hai, tấn công Hung Nô quân Tần sẽ rơi vào tình thế lưỡng nan. Nếu phái khinh kỵ binh tốc chiến tốc thắng, vấn đề cung cấp lương thảo sẽ rất khó giải quyết. Còn nếu như phái một đội quân lớn đến tấn công thì tính cơ động của quân đội sẽ suy giảm, rất khó có thể truy kích được quân Hung Nô luôn luôn di chuyển. Thứ ba, nếu như thắng quân Hung Nô, cũng không có lợi gì. Vùng đất của người Hung Nô rất hoang vu, kinh tế văn hóa vô cùng lạc hậu, đối với nước Tần đang phát triển như hiện tại chẳng có ích lợi gì. Mặt khác, những người Hung Nô bắt được cũng không giỏi việc đánh ngựa, thậm chí còn là mầm tai họa cho sự yên bình của nước Tần. Nhưng nếu giết họ thì chẳng phải là giết người vô tội, gây họa cho trăm dân, đó đâu phải là điều mà bệ hạ mong muốn. Cuối cùng Lý Tư kết luận, việc viễn chinh Hung Nô chỉ là tiêu phí của triều đình chứ không hề có lợi ích thực tế, thậm chí còn bất lợi đối với tương lai phát triển của nước Tần. Chiếu theo phân tích của Lý Tư thì sự phát triển tình hình về sau này, quả thực cũng có nhiều chỗ trùng hợp. Lý Tư là cột trụ quan trọng trong triều đình. Ý kiến của Lý Tư cũng có trọng lượng rất lớn. Lại thêm Trung Nguyên vừa mới thống nhất, trăm năm hoang phế đang đợi ngày hưng thịnh, việc ổn định thế cục của vùng Trung Nguyên so với việc tấn công phương Bắc quả thực là cần thiết và thỏa đáng hơn. Tần Thủy Hoàng đành gác lại kế hoạch tấn công Hung Nô. Sáu năm trôi qua, việc ổn định Trung Nguyên vẫn chưa hoàn toàn đạt được những bước phát triển như kỳ vọng, mối lo về sự phản loạn trong lòng Tần Thủy Hoàng càng ngày càng lớn. Sự uy hiếp này thường là vô danh bởi vì không biết tương lai của nước Tần ra sao, nhưng cũng vì thế mà chỗ nào cũng thành khả nghi, lòng Tần Thủy Hoàng vì thế lo lắng không yên. . Xây Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng tự đào mồ chôn mình? Thứ Bảy, 02/08/2008 --- cập nhật 07:23. Vì một lời bịa đặt, Thủy Hoàng đế quyết tâm xây dựng Trường Thành. Khi nói tới Vạn Lý Trường Thành mọi người đầu tiên đều nghĩ đến