TÀI LIỆU THAM KHẢOVĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCCâu 1. Phân tích khái niệm văn bản. Theo nghĩa rộng của văn bản, văn bia ở Văn miếu Quốc Tử Giám có phải là văn bản không? Tại sao? Trả lời.Có nhiều định nghĩa, khái niệm về văn bảnTheo Lê A và Đinh Thanh Huệ định nghĩa: “Văn bản là sản phẩm lời nói ở dạng viết cảu hoạt động giao tiếp mang tính hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung nhằm đạt tới một hoặc một số giao tiếp nào đó”Theo Nguyễn Quang Ninh và Hồng Dân cũng có giải thích tương tự: “Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc, độc lập về giao tiếp, dạng tồn tại điển hình của văn bản là dạng viết”.
Trang 1TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Câu 1 Phân tích khái niệm văn bản Theo nghĩa rộng của văn bản, văn bia ở Văn miếu Quốc Tử Giám có phải là văn bản không? Tại sao?
* Trả lời.
Có nhiều định nghĩa, khái niệm về văn bản
Theo Lê A và Đinh Thanh Huệ định nghĩa: “Văn bản là sản phẩm lời nói ởdạng viết cảu hoạt động giao tiếp mang tính hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn
về nội dung nhằm đạt tới một hoặc một số giao tiếp nào đó”
Theo Nguyễn Quang Ninh và Hồng Dân cũng có giải thích tương tự:
“Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất
về cấu trúc, độc lập về giao tiếp, dạng tồn tại điển hình của văn bản là dạngviết”
Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được
hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức
Dưới góc độ văn bản học, văn bản được hiểu theo nghĩa rộng nhất: “Văn
bản là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ nhất định”
Từ các khái niệm, định nghĩa trên cho thấy: Văn bản là vật mang tin đượcghi lại trên các vật mang tin nhằm truyền đạt thông tin từ người này tới ngườikia hoặc một nhóm người, văn bản được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trongcuộc sống của con người
* Áp dụng: Theo nghĩa rộng của văn bản, văn bia ở Văn miếu Quốc Tử Giám
là văn bản vì văn bia có ký hiệu ngôn ngữ được khắc trên bia là dạng chữ viết được sử
dụng phổ biến nhất của ngôn ngữ thời bấy giờ.
Câu 2 Phân tích khái niệm Văn bản quản lý nhà nước Văn bản do Thành
ủy Đà Nẵng ban hành có phải là văn bản quản lý nhà nước không? Tại sao
* Trả lời.
Khái niệm: Văn bản quản lý nhà nước là văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành dùng để ghi chép, truyền đạt các quyết định quản lý và các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý theo đúng thể thức, thủ tục và thẩm quyền luật định.
Từ khái niệm trên cho thấy rằng:
Văn bản QLNN là được ban hành bởi các cơ quan của Nhà nước
Văn bản QLNN là công cụ dùng để phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan, trước hết là dùng để ban hành các quyết định quản lý.
Trang 2Việc ban hành Văn bản QLNN phải đúng theo thể thức văn bản, thủ tục và thẩm quyền đã được pháp luật quy định.
* Áp dụng: Văn bản do Thành ủy Đà Nẵng ban hành không phải là văn bản Quản lý nhà nước
Vì Thành ủy Đà Nẵng là cơ quan bên đảng, hệ thống cơ quan chính trị.
Câu 3 Phân tích chức năng của văn bản quản lý nhà nước.
* Trả lời
Văn bản quản lý nhà nước có các chức năng sau:
- Chức năng thông tin
+ Chức năng thông tin là chức năng bao quát nhất của văn bản nói chung, văn bản QLNN nói riêng Văn bản được con người làm ra trước hết nhằm ghi chép và truyền đạt thông tin Thông tin về các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội
và tự nhiên, thông tin về pháp luật, quy định, quyết định quản lý của bộ máy nhà nước.
+ Có thể nói thông tin bằng văn bản là hình thức chủ yếu được các cơ quan nhà nước sử dụng để đảm bảo thông tin quản lý của mình
- Chức năng pháp lý
+ Là chức năng mang tính riêng biệt của văn bản quản lý nhà nước, là phương tiện ghi chép và truyền đạt các quy phạm pháp luật, xác lập các quan hệ luật pháp giữa các cơ quan
+ Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức Văn bản là cơ
sở xây dựng hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các
Trang 3Câu 4 Phân tích chức năng thông tin của văn bản quản lý nhà nước Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT- BGDĐT ngày 29/01/2013 có chức năng thông tin không? Vì sao?
* Trả lời
Chức năng thông tin
+ Chức năng thông tin là chức năng bao quát nhất của văn bản nói chung, văn bản QLNN nói riêng Văn bản được con người làm ra trước hết nhằm ghi chép và truyền đạt thông tin Thông tin về các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội
và tự nhiên, thông tin về pháp luật, quy định, quyết định quản lý của bộ máy nhà nước.
+ Ghi lại các thông tin quản lý
+ Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thốngquản lý hay giữa hệ thống với bên ngoài
+ Giúp cho cơ quan thu nhận thông tin cần cho hoạt động quản lý
- Giúp các cơ quan xử lý, đánh giá các thông tin thu được thông qua hệthống truyền đạt thông tin khác
+ Có thể nói thông tin bằng văn bản là hình thức chủ yếu được các cơ quan nhà nước sử dụng để đảm bảo thông tin quản lý của mình.
* Áp dụng: Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư
số 01/2013/TT-BGDĐT ngày 29/01/2013 có chức năng thông tin Bởi vì nội dung của văn bản mang thông tin về các quy định đối tượng, độ tuổi, trình độ học vấn được đi học nước ngoài cho công dân có nguyện vọng.
Câu 5 Phân tích chức năng pháp lý của văn bản quản lý nhà nước Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 29/01/2015 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc có chức năng pháp lí không? Vì sao?
- Chức năng pháp lý
+ Là chức năng mang tính riêng biệt của văn bản quản lý nhà nước, là phương tiện ghi chép và truyền đạt các quy phạm pháp luật, xác lập các quan hệ luật pháp giữa các cơ quan
+ Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức Văn bản là cơ
sở xây dựng hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các
cơ quan tổ chức
Trang 4+ Làm bằng chứng pháp lý cho các quyết định quản lý và các thông tin về quản lý.
+ Là trọng tài phân minh, phân xử khi thực hiện văn bản không thốngnhất, cơ sở để giải quyết tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, đơn vị, cánhân, giải quyết các quan hệ pháp lý nảy sinh
* Áp dụng: Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 29/01/2015 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã
đã nghỉ việc có chức năng pháp lí Bởi vì trong nghị định có các quy định rõ ràng về đối tượng thuộc diện được hưởng và là căn cứ để các cấp quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành (Nghị định này là căn cứ để công dân được hưởng quyền lợi)
Câu 6 Phân tích chức năng quản lý của văn bản quản lý nhà nước Thông
tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/QĐ-BGDĐT ngày
15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng quản lý không? Vì sao?
cơ quan hoặc với cán bộ và công dân về những vấn đề có liên quan
+ Văn bản ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý tới đối tượng thựchiện, tham gia vào tổ chức thực hiện quyết định
+ Thông tin trong văn bản quản lý Nhà nước giúp cho việc tổ chức tốtcông việc của các nhà lãnh đạo, làm cơ sở ban hành các quyết định quản lý
* Áp dụng: Thông tư nói trên có chức năng quản lý Vì căn cứ vào văn bản để các Trường đại học, cao đẳng thực hiện, quản lý đúng theo quy định, hiệu quả và là căn cứ để Bộ Giáo dục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc quản lý và xử lý các trường hợp vi phạm
Trang 5Câu 7 Phân tích khái niệm hệ thống văn bản quản lý nhà nước? Theo anh (chị), nhận định: “Hệ thống văn ban quản lý nhà nước là hẹ thống văn bản duy nhất của Việt Nam hiện nay” là đúng hay sai? Tại sao
* Trả lời
- Khái niệm: Hệ thống văn bản quản lý nhà nước là một tập hợp những văn bản hình thành trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước mà giữa chúng có liên
hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và có quan hệ nhất định về mặt pháp lý.
Theo khái niệm cho thấy rằng hệ thống văn bản quản lý nhà nước bao gồm văn bản quản lý cả ba hệ cơ quan, lập pháp, hành pháp và tư pháp
Văn bản đều được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước
và nhiều loại văn bản được tạo lên hệ thống Sự phản ánh, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, của ngành sẽ tạo nên các văn bản đó.
Áp dụng: Hệ thống văn bản quản lý nhà nước không phải là hệ thống văn bản
duy nhất của Việt Nam hiện nay? Tại vì ngoài hệ thống văn bản quản lý nhà nước thì còn có hệ thống văn bản của Đảng cộng sản VN, hệ thống văn quản của các tổ chức chính trị - xẫ hội, hệ thống văn bản của Mặt trận tổ quốc VN, hệ thống văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hệ thống văn bản của các tổ chức kinh tế…
Câu 8 Tại sao phải phân loại văn bản quản lý nhà nước? Trình bày các tiêu chí phân loại văn bản quản lí nhà nước.
* Trả lời
Văn bản quản lý nhà nước gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng, được ban hành nhằm đáp ứng một yêu cầu cụ thể của hoạt động quản lý Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hàng năm nếu là cơ quan nhỏ có tới hàng trăm văn bản được hình thành; nếu là cơ quan lớn như các bộ, ngành ở TW, UBND các tỉnh thì số lượng văn bản hình thành sẽ tới hàng nghìn với thể loại đa dạng và nội dung phong phú Việc phân loại chung văn bản quản lý nhà nước giúp:
- Giúp chúng ta nắm được tính chất, công dụng, đặc điểm của từng loại văn bản
để chọn thể loại văn bản ban hành phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đồng thời áp dụng phương pháp soạn thảo thích hợp (cả về cấu trúc, ngôn ngữ, văn phong cũng như nội dung văn bản).
- Có cách xử lý đúng đắn đối với từng loại, từng nhóm văn bản khi lập hồ sơ, xác định giá trị, tổ chức bảo quản và giao nộp tài liệu lưu trữ cơ quan.
Trang 6* Các tiêu chí phân loại:
- Phân loại theo chủ thể ban hành:
+ Văn bản của cơ quan lập pháp
+ Văn bản của cơ quan hành pháp
+ Văn bản của cơ quan tư pháp
- Theo nguồn gốc: Văn bản đến (văn bản được gửi tới cơ quan); văn bản đi (văn bản do cơ quan ban hành); Văn bản lưu hành nội bộ (văn bản sử dụng trong phạm vi
cơ quan)
- Nội dung và phạm vi sử dụng: Văn bản thông dụng; văn bản chuyên môn
- Tính chất cơ mật, phổ biến: Mật (Mật, tối mật, tuyệt mật), Nội bộ, phổ biến rộng rãi
Phân loại chỉ mang tính tương đối
Trang 7Câu 9 Trình bày cách phân loại văn bản quản lí nhà nước theo tiêu chí hiệu lực pháp lí Theo tiêu chí phân loại này, Quyết định số 307/QĐ- SVHTT&DL ngày 18/11/2015 của Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình khen thưởng 12 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc năm 2015” thuộc loại văn bản nào? Tại sao
* Trả lời
* Phân loại theo tiêu chí hiệu lực pháp lí có thể chia làm 02 loại
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản hành chính
+ Văn bản hành chính cá biệt
+ Văn bản hành chính thông thường: Văn bản hành chính có tên loại vàvăn bản hành chính không có tên loại (Công văn)
Áp dụng: Theo tiêu chí này thì Quyết định trên thuộc vào Văn bản hành
chính Vì văn bản này không mang tính quy phạm pháp luật,
Câu 10 Trình bày cách phân loại văn bản quản lí nhà nước theo tiêu chí mức độ chính xác của văn bản Theo tiêu chí phân loại này, bản photocopy có được gọi là văn bản không?
* Trả lời
* Phân loại theo tiêu chí mức độ chính xác có thể chia làm 03 loại: Bản gốc, bản chính và bản sao.
- Bản gốc: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được cơ
quan, tổ chức ban hành và có chữ ký tực tiếp của người có thẩm quyền
+ Bản gốc có độ chính xác cao, có trữ ký trực tiếp của người có thẩmquyền của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
- Bản chính: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức của văn bản và
được cơ quan, tổ chức, ban hành
+ Bản chính là bản được photo từ bản gốc, chữ ký là chữ ký photo Nếu
Trang 8- Bản sao: Là bản được sao nguyên từ văn bản gốc, văn bản chính từ một
bản sao khác có giá trị như bản chính theo thể thức nhất định
+ Bản sao cũng có hiệu lực thi hành như bản gốc và bản chính nhưngtrong lưu trữ thì không được coi trọng bằng bản gốc và bản chính
+ Bản sao có 3 loại: Sao y bản chính, Trích sao và Sao laujc
Áp dụng: Bản photocopy không phải là bản sao vì bản sao có giá trị pháp
lý nhưng bản photo thì không có giá trị pháp lý
Câu 11 Trình bày cách phân loại văn bản quản lí nhà nước theo tiêu chí chủ thể ban hành Theo tiêu chí phân loại này, công văn của Phòng tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình – Hà Nội thuộc loại văn bản nào?
* Phân loại Văn bản quản lý nhà nước theo tiêu chí chủ thể ban hành cóthể chia làm 03 loại
- Văn bản của các cơ quan lập pháp (Cơ quan quyền lực nhà nước): Quốchội, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân các cấp
- Văn bản của các cơ quan hành pháp (Cơ quan quản lý hành chính nhànước): Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quang thuộc chính phủ, UBNDcác cấp
- Văn bản của các cơ quan tư pháp: Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhândân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao
Áp dụng: Công văn của Phòng tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình –
Hà Nội quận Ba Đình thuộc loại văn bản của các cơ quan hành pháp (văn bảnhành chính)
Câu 12 Phân tích khái niệm Văn bản Quy phạm pháp luật.
* Trả lời
- Khái niệm
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hànhhoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo luậtđịnh, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhànước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Từ khái niệm cho thấy
Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành
Trang 9- Nội dung: Đưa ra những quy tắc xử sự chung
- Hiệu lực:
+ Không gian: trong phạm vi cả nước hoặc địa phương
+ Thời gian: Thường xuyên, lâu dài
+ Đối tượng: Rộng
- Tính pháp lý: được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp khác nhau
- Trình tự thủ tục, thể thức: Theo quy định của Pháp luật
- Mục đích: Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
Ví dụ: Luật hôn nhân gia đình; Luật Giao thông đường bộ
Câu 13 Phân tích đặc điểm của văn bản QPPL? Cho ví dụ minh họa?
* Trả lời
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan
hệ xã hội”
Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm:
- Có tính cưỡng chế:
+ Tất cả mọi đối tuonwgj thực hiện các quy định của pháp luật có nhiệm
vụ chấp hành dầy đủ, đúng đắn, nghiêm chỉnh theo quy định
+ Nếu không tự giác thực hiện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể
- Có hiệu lực thường xuyên và tương đối lâu dài
+ Văn bản QPPL thường được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể trong một thời gian tương đối dài, áp dụng nhiều lần
Trang 10+ Văn bản không phù hợp với thực tiễn sẽ được bãi bỏ, đình chỉ thi hành hoặc được thay thế bằng một văn bản QPPL khác.
+ Thời gian áp dụng dài
- Phạm vi điều chỉnh rộng, gồm nhiều đối tượng thi hành
+ Phạm vi điều chỉnh rộng: Cả nước, địa phương
+ Đối tượng: Không giới hạn trong một cơ quan, tổ chức, cá nhân
Ví dụ: Luật hôn nhân và gia đình; Hiến pháp năm 2013 thay thế Hiến
pháp năm 1992
Câu 14 Trình bày thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước Theo quy định hiện hành, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không?
Trang 11Câu 15 Trình bày thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước và nêu công dụng của mỗi hình thức văn bản đó Cho ví dụ?
* Trả lời:
Cơ quan quyền lực nhà nước gồm: Quốc hội, UBTVQH và HĐND cáccấp
- Quốc hội: ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
+ Hiến pháp: là văn bản quy định những vấn đề cơ bản về chế độ chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, các nguyên tắc
cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; là cơ sở để xây dựng hệthống pháp luật quốc gia
+ Luật: Là văn bản dung để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp vềcác vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụkinh tế - xã hội, QP-AN của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân
+ Nghị quyết: Thể hiện sự kết luận và quyết định được tập thể thông qua
ở một cuộc họp
- Ủy ban TVQH: Nghị quyết và Pháp lệnh
+ Pháp lệnh: Quy định những vấn đề chính sách, chế độ và về quản lý nhànước khi chưa đủ điều kiện ban hành Luật…
- Hội đồng nhân dân các cấp: Nghị quyết
Ví dụ:
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân năm 2003;
Pháp lệnh dân số năm 2003
Trang 12Câu 16 Trình bày thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản QPPL của các cơ quan hành chính nhà nước và nêu công dụng của mỗi hình thức văn bản đó.
Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; UBND các cấp
- Chính phủ: ban hành Nghị định
+ Quy định chi tiết việc thi hành Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháplệnh, nghị quyết của UBTVQH; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước;
+ Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách KT, XH, QP,
AN tài chính, tiền tệ, ngân sách thuế…chế độ công vụ, nghĩa vụ của công dân vàcác vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
+ Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của CPthành lập
+ Quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vịhành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Ví dụ: Nghị định Số: 22/2013/NĐ-CP của Chính phủ gày 13 tháng 03 năm 2013 về
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- Thủ tướng chính phủ: Quyết định
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:
1 Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thốnghành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với cácthành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩmquyền của Thủ tướng Chính phủ;
2 Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ;kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước
Ví dụ: Quyết định số 2016/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 củaThủ tướng Chính phủ về Thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: ban hành Thông tư
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:+ Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốchội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định củaChủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình
Ví dụ: Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011
- Ủy ban nhân dân các cấp: Chỉ thị, Quyết định
+ Chỉ thị dung để ban hành các chủ trương, biện pháp về quản lý, chỉ đạo,đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ công tác đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân thuộc phạm vi quản lý
Theo luật ban hành văn bản QPPL (2008) chỉ thị của UBND các cấp đượcgọi là văn bản QPPL, còn Chỉ thị của các cơ quan TW thì không phải là văn bảnQPPL
Trang 13Câu 17 Trình bày thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản QPPL của các cơ quan tư pháp và nêu công dụng của mỗi hình thức trên.
Điều 21 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.
Điều 22 Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Điều 23 Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Điều 25 Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.
Điều 26 Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
Ví dụ: Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Chánh
án TANDATC về quy định việc tổ chức các tòa ánh chuyên trách tại tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW, tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương tương
Trang 14Câu 18 Theo quy định hiện hành, thời điểm có hiện lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Trong trường hợp nào không được quy định hiệu lực trở về trước của Văn bản QPPL?
* Trả lời
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
1 Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy địnhtrong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bốhoặc ký ban hành
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hànhtrong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầuphòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc
ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơquan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăngCông báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung làCông báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký banhành
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
2 Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sauđây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểmthực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
Ví dụ:
Năm 2010 Luật quy định: tham ô 50 triệu phạt 1 năm tù
Năm 2015 Luật quy định: tham ô 5 triệu phạt 1 năm tù
Như vậy văn bản của năm 2015 không được áp dụng cho năm 2010 vìtrách nhiệm pháp lý nặng hơn
Trang 15Câu 19 Kể tên các hình thức văn bản hành chính Quy chế thi trung học phổ thông Quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT- BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có phải là văn bản hành chính không?
* Trả lời
Các hình thức văn hành chính: Văn bản cá biệt, Văn bản hành chính thôngthường Theo Khoản 2, Điều 1 tại Nghị định ố 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010của Chính phủ nêu rõ: Văn bản hành chính bao gồm các hình thức văn bản sau:
1 Nghị quyết (CB) 9 Chương trình 1
7
5 Giấy mời
8 Hướng dẫn 1
6 Tờ trình 24 Giấy uỷ quyền 32 Thư công
Áp dụng:Quy chế thi trung học phổ thông Quốc gia ban hành kèm theoThông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo có phải là văn bản hành chính vì Quy chế là văn bản nằm trong hệthống văn bản hành chính
Trang 16Câu 20 Phân tích đặc điểm của văn bản hành chính cá biệt
* Khái niệm: Văn bản cá biệt là các quyết định quản lý thành văn do các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo hình thức, thủ tục, trình
tự nhất định nhằm đưa ra các quy tắc xử sự riêng, được áp dụng một lần đối vớimột hoặc một nhóm đối tượng cụ thể được chỉ rõ trong văn bản
* Đặc điểm:
- Hiệu lực pháp lý: Thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, được ban hànhtrên cơ sở văn bản QPPL hay văn bản cá biệt khác của cơ quan cấp trên hoặccủa chính cơ quan ban hành
- Cơ quan ban hành, mục đích ban hành
+ Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành
+ Nhằm giải quyết các công việc cụ thể cá biệt; Điều chỉnh các quan hệ
cụ thể, xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xácđịnh những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật
* Quan hệ pháp luật, hiệu lực
- Trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật
- Áp dụng một lần đối với các đối tượng cụ thể, được chỉ định rõ trongphạm vi không gian và thời gian nhất định
- Có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành bằng hình thức cưỡng chếnhà nước
- Có 3 loại chính: Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết
Trang 17Câu 21 Theo quy định hiện hành, nếu phân loại văn bản quan lí nhà nước theo hiệu lực pháp lí, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào? Trình bày đặc điểm của loại văn bản đó.
* Trả lời
Theo quy định hiện hành, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thẩmquyền ban hành văn bản hành chính (32 loại văn bản thông dụng)
- Đặc điểm của văn bản hành chính:
+ Văn bản hành chính không chứa các QPPL
+ Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các loại văn bản cần soạn thảo
+ Chủ thể ban hành là các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chínhtrị, xã hội có thẩm quyền ban hành
+ Nội dung chủ yếu mang thông tin hai chiều
Theo chiều dọc từ trên xuống (cấp trên xuống cấp dưới)
Theo chiều từ dưới lên trên (cấp dưới gửi lên cấp trên)
Theo chiều ngang: gồm các văn bản trao đổi giữa các cơ quan ngang cấp,ngang quyền
+ Ngôn ngữ, văn phong trong văn bản tác nghiệp hành chính vừa mangtính chất khách quan, trực tiếp, cụ thể, rõ ràng; vừa mang tính ngắn gọn, chínhxác, đầy đủ Cách thức diễn đạt trong sáng, mạch lạc, dễ hiểu
+ Có thể có các dạng biến thể: công văn Công điện, công hàm
+ Đa dạng tên gọi: 32 loại văn bản
Trang 18Câu 22 Trình bày hiệu lực của văn bản hành chính
Điều 1 Quyết định nâng bậc lương đối với ông Nguyễn Văn A ban hành ngày 20/4/2014 quy định như sau: “Nâng bậc lương đối với ông Nguyễn Văn A – giảng viên Khoa Quản trị văn phòng từ bậc 2.67 lên bậc 3.00 ngạch giảng viên Mã ngạch 15.111 kể từ ngày 20/01/2014 Mốc nâng lương lần sau tính từ ngày 20/01/2014” Vậy, hiệu lực của Quyết định trên tính từ ngày nào?
* Trả lời
Khác với văn bản QPPL, văn bản hành chính với nhiều hình thức, tính đadạng và công dụng của nó nên không thể có có quy định chung về hiệu lựcchung cho tất cả các văn bản
Thường có một số trường hợp như sau:
- Thời điểm có hiệu lực văn bản theo ngày, tháng, năm, ban hành
- Thời điểm có hiệu lực văn bản theo ngày, tháng, năm ban hành văn bảnnếu nội không văn bản không quy định ngày có hiệu lực khác
- Thời hạn có hiệu lực: Thời hạn có hiệu lực của văn bản hành chính cóthể ngắn hay dài tùy thuộc vào nội dung, tính chất của văn bản nhưng thườngvăn bản hành chính có thời hạn hiệu lực ngắn như: công văn, trờ trình, thôngbáo khi nội dung văn bản được thực hiện hoặc giải quyết thì văn bản đó cũngchính thức hết hiệu lực
Thời điểm có hiệu lực của văn bản thường là thời điểm ký văn bản, trừtrường hợp văn bản quy định ngày khác Cách ghi như sau: "Văn bản này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày ký."; trường hợp văn bản quy định ngày khác ghi là:
"Văn bản này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm "
Áp dụng: Hiệu lực của văn bản nâng lương đối với ông Nguyễn Văn A
được tính từ ngày 20/01/2014, Theo quy định của nội dung văn bản “kể từ ngày20/01/2014 (tìm hiểu thêm để giải thích rõ hơn khi được giáo viên hỏi)