1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ ÁN Xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân

17 751 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 215 KB

Nội dung

ĐỀ ÁN Xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011 2015 (Được phê duyệt tại Nghị quyết số 152011NQHĐND ngày 21122011, kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân khóa XVIII) I. Vài nét chung về đặc điểm tình hình bậc học THCS: 1. Khó khăn: Cơ cấu giáo viên các môn học còn mất cân đối Vừa thừa, vừa thiếu. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều. Lực lượng cốt cán bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh chưa nhiều. Chất lượng mũi nhọn của học sinh còn hạn chế, chưa bền vững. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy và học, đặc biệt là các phòng chức năng, phòng học bộ môn. Kinh phí cho hoạt động chuyên môn hạn hẹp. 2. Thuận lợi: Được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Những điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục ngày càng tăng cường. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được các địa phương, các trường hưởng ứng mạnh mẽ, từ năm 2005 đến năm 2011 toàn huyện đã xây dựng được thêm 27 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn của huyện lên 58 trường. Công tác phối hợp của các Phòng; Ban; Ngành; Đoàn thể; Hội trong huyện ngày càng chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả hơn. Sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ CBQL, đội ngũ nhà giáo, HS trong toàn ngành và nhân dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục tiếp tục có chuyển biến tích cực.

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN THỌ XUÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN Xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011 - 2015

(Được phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011,

kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân khóa XVIII)

I Vài nét chung về đặc điểm tình hình bậc học THCS:

1 Khó khăn:

- Cơ cấu giáo viên các môn học còn mất cân đối "Vừa thừa, vừa thiếu"

- Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều Lực lượng cốt cán bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh chưa nhiều

- Chất lượng mũi nhọn của học sinh còn hạn chế, chưa bền vững

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy và học, đặc biệt là các phòng chức năng, phòng học bộ môn

- Kinh phí cho hoạt động chuyên môn hạn hẹp

2 Thuận lợi:

- Được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển Những điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục ngày càng tăng cường

- Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh

- Phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được các địa phương, các trường hưởng ứng mạnh mẽ, từ năm 2005 đến năm 2011 toàn huyện đã xây dựng được thêm 27 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn của huyện lên

58 trường

- Công tác phối hợp của các Phòng; Ban; Ngành; Đoàn thể; Hội trong huyện ngày càng chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả hơn Sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ CBQL, đội ngũ nhà giáo, HS trong toàn ngành và nhân dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục tiếp tục

có chuyển biến tích cực

II Những cơ sở để xây dựng đề án:

1 Cơ sở pháp lý: Áp dụng các văn bản sau:

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009;

Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 về kết luận của Bộ Chính trị: tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 ( khóa VIII): Phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020;

Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;

Trang 2

Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Liên bộ: Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc ban hành quy định về phòng học bộ môn;

Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

2 Cơ sở thực tiễn:

Trong những năm qua, Giáo dục và Đạo tạo huyện Thọ Xuân đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng cao Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn đối với đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Riêng đối với trường THCS Lê Thánh Tông (Mô hình trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao của huyện):

Do điều kiện địa lý và môi trường sinh hoạt, học tập, hiện nay vẫn còn nhiều cán

bộ, giáo viên, học sinh chưa có đủ điều kiện tham gia giảng dạy và học tập tại trường THCS Lê Thánh Tông; mặt khác, do một số qui định ràng buộc, hiện nay trường THCS

Lê Thánh Tông mới chỉ đạt các tiêu chí của một trường THCS chuẩn quốc gia; chưa hội

tụ đầy đủ các yếu tố của một trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao của huyện

Chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh giỏi chưa ổn định, chưa có cơ chế, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại trường

Từ thực tế nêu trên, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn, góp phần đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên UBND huyện đề xuất phương án xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao

III Phạm vi nghiên cứu đề án:

Phạm vi nghiên cứu của đề án là: Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia chất lượng cao

PHẦN THỨ NHẤT THỰC TRẠNG CHUNG ĐỐI VỚI KHỐI TH VÀ THCS;

THỰC TRẠNG TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔNG

(MÔ HÌNH TRƯỜNG THCS CHẤT LƯỢNG CAO CỦA HUYỆN)

A Thực trạng các trường THCS:

I Về đội ngũ:

- Cán bộ quản lý:

+ Tổng số: 94

- Hiệu trưởng: 42; Thạc sĩ: 02; Đại học: 28; Cao đẳng: 12

- Hiệu phó: 52; Thạc sĩ: 0; Đại học: 42; Cao đẳng: 10

- Giáo viên:

+ TH: Tổng số: 834 Thạc sĩ: 03; Đại học: 377; Cao đẳng: 145; Trung cấp: 309

Trang 3

+ THCS: Tổng số: 923 Thạc sĩ: 08; Đại học: 519; Cao đẳng: 324; Trung cấp: 72.

- Nhân viên: Tổng số: 252; Tất cả có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên.

* Về chất lượng đội ngũ giáo viên THCS:

a) Những điểm mạnh:

- Số giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn đa số đều có năng lực chuyên môn khá vững vàng đang phát huy tốt năng lực trong các nhà trường

- Một số giáo viên có trình độ, năng lực tốt đang là nòng cốt chuyên môn ở các trường có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi

- Nhiều giáo viên THCS có khả năng và thói quen tự học, tự bồi dưỡng, có nhu cầu được đào tạo tiếp ở trình độ cao hơn

b) Những điểm yếu:

- Không cân đối giáo viên giữa các bộ môn, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều do đó rất khó khăn trong việc bố trí đội ngũ, bố trí chuyên môn Thiếu giáo viên phụ tá thí nghiệm

- Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa cố gắng vươn lên trong giảng dạy, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế, do vậy khó đáp ứng được yêu cầu trong giảng dạy theo phương pháp đổi mới

- Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn các môn ít giờ còn hạn chế

- Số giáo viên có năng lực bồi dưỡng HSG cấp tỉnh chưa nhiều

- Phương pháp giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh trong học tập

- Vẫn còn hiện tượng CBQL, GV sa sút phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, giảm uy tín trong nhà trường và ở địa phương

II Về chất lượng học sinh: Chỉ đánh giá về chất lượng học sinh năm học gần nhất: (Phụ lục 1).

III Về cơ sở vật chất:

- Trường lớp vẫn còn thiếu thốn trang thiết bị, tài liệu chuyên môn, đồ dùng dạy học; việc quản lý, sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy, học tập chưa được CBQL nhà trường quan tâm đúng mức, còn hiện tượng GV không sử dụng thiết bị, thí nghiệm trong các giờ dạy

- Thư viện đạt chuẩn Quốc gia còn ít, tiến độ xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở Mầm non, THCS và Tiểu học còn chậm (Hiện tại về số lượng trường chuẩn: MN xếp thứ 5, TH xếp thứ 6; THCS xếp thứ 3 toàn tỉnh, về tỉ lệ % - Tổng số trường chuẩn cả 3 cấp học của Thọ Xuân xếp thứ 11 toàn tỉnh - Theo thống kê của Sở GD&ĐT)

- Các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; triển khai các chương trình, dự án dành cho tăng cường CSVC trường, lớp học, đồng thời với việc huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng, do vậy số lượng phòng học kiên cố ở tất cả các cấp học được tăng cường:

Số phòng học kiên cố tính đến hết năm học 2010-2011

TT Cấp học Nhà trẻ Mẫu giáo TH THCS TT GDTX Ghi chú

Trang 4

3 Kiên cố 80 153 507 374 19

B Thực trạng Trường THCS Lê Thánh Tông:

I Tình hình trường lớp, số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán

bộ quản lý, nhân viên hành chính; Chất lượng giáo dục mũi nhọn, toàn diện; Cơ sở vật chất hiện tại:

1.Tình hình trường, lớp: (Phụ lục 2).

2.Về số lượng và cơ cấu đội ngũ: (Phụ lục 2).

3 Về chất lượng đội ngũ:

- Đội ngũ CBGV- NV nhà trường cơ bản đảm bảo theo các tiêu chí của trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia Đặc biệt số GV có trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ cao

Căn cứ vào nhu cầu thực tế và nhiệm vụ giáo dục hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế nhất định Đó là số giáo viên trẻ có thể đảm nhận tốt công tác giảng dạy, nhất là dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn còn ít

Số giáo viên có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm trong giảng dạy và đã có nhiều năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt, đến nay do điều kiện sức khỏe và một phần cũng chịu sức ép về tâm lý, vì vậy trong những năm gần đây có giáo viên đã xin nghỉ dạy đội tuyển Nhưng do yêu cầu thực tế của công tác dạy bồi dưỡng, Phòng GD & ĐT, nhà trường đã phải động viên để giáo viên tiếp tục dạy Bên cạnh đó, trong trường vẫn có một số giáo viên về trường đã được một số năm nhưng vẫn chưa phát huy và thể hiện được năng lực bồi dưỡng HSG

4 Chất lượng giáo dục từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011: (Phụ lục 3).

Chất lượng giáo dục trong những năm qua có sự tiến bộ Tuy nhiên so với mặt bằng chung của tỉnh thì còn phải cố gắng nhiều Trong 5 năm qua tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp và thi vào THPT hàng năm đều đạt 100%, trong đó có trên 95% được xếp loại Khá, Giỏi So với các trường THCS trong toàn huyện trường liên tục đứng ở vị trí thứ nhất Số lượng học sinh được tuyển vào trường THPT công lập hàng năm đạt khoảng 98% - 100% Từ thực tế trên cho thấy: Nguồn học sinh được rèn luyện qua trường THCS Lê Thánh Tông, sau 3 năm học ở bậc THPT, phần lớn các em đều thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp, có những em đỗ thủ khoa thi Đại học

Đặc biệt, tháng 9/2011, Sở GD&ĐT Thanh Hóa tiến hành kiểm tra lại việc thực hiện các tiêu chí của trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia, đoàn kiểm tra đã đánh giá Tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục của trường (Tiêu chuẩn 3) đạt kết quả tốt

5 Cơ sở vật chất:

* Khuôn viên nhà trường có tường rào, biển trường, cổng trường theo quy định Tất cả các công trình trong khuôn viên của trường được bố trí tương đối hợp lý

- Diện tích của trường hiện nay là 7400 m2 Bình quân gần 21 m2/học sinh

( Theo qui định tối thiểu 10 m2/học sinh)

* Cơ cấu các khối công trình trong trường:

- Có đủ 11 phòng học/11 lớp;

Trang 5

- Các phòng học chức năng của trường hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu thực tế Cụ thể:

- Căn cứ quy định tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGD-ĐT: Các phòng học bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu về diện tích, thiết kế và trang thiết bị

- Phòng học Ngoại ngữ, Tin học, Nghe nhìn: Thiết bị còn thiếu quá nhiều

- Chưa có phòng tập đa năng, phòng truyền thống

II Đánh giá chung:

1 Ưu điểm:

Đối chiếu 5 tiêu chuẩn của trường THCS chuẩn Quốc gia:

1 Tổ chức quản lý nhà trường

2 Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

3 Chất lượng giáo dục

4 Cơ sở vật chất

5 Công tác xã hội hóa giáo dục

Các tiêu chuẩn đều đạt theo yêu cầu, trong đó tiêu chuẩn 3 đạt kết quả tốt Riêng tiêu chuẩn 4 tuy vẫn giữ được mức đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn đặt ra nhưng cần phải tăng cường bổ sung trong thời gian tới

Để đáp ứng yêu cầu của trường THCS chất lượng cao: Các tiêu chuẩn cần phải được nâng lên; đặc biệt đối với tiêu chuẩn 2; 3 và 4

2 Những hạn chế, bất cập:

* Đối với học sinh:

- Không tuyển hết được số học sinh đạt giải ở các kì thi chọn học sinh giỏi từ bậc Tiểu học vào trường

- Hết mỗi năm học không có sự sàng lọc học sinh (Không kiểm tra đánh giá riêng; không bổ sung mới HSG của các trường; không chuyển học sinh không đáp ứng được yêu cầu về trường cũ…)

* Đối với giáo viên:

- Đội ngũ CBGV-NV vẫn còn thiếu: Thiếu GV môn Công Nghệ, giáo viên Tổng phụ trách Đội, cán bộ Thư viện, nhân viên Y tế học đường

- Hàng năm, chưa có sự đánh giá để bố trí lại đội ngũ giáo viên, đặc biệt đối với giáo viên bồi dưỡng HSG (Chưa có sự chuyển đến, chuyển đi cho phù hợp)

3 Nguyên nhân của những tồn tại:

3.1 Về mặt khách quan:

* Công tác tuyển chọn học sinh:

- Do học sinh vào lớp 6 còn nhỏ, các em chưa thể tự phục vụ được bản thân cho nên số học sinh ở xa trường, gia đình chưa thể cho các em đến học được

- Nhà trường chưa có khu nội trú để tạo điều kiện cho học sinh ở xa ở lại trường học tập

- Tác động của xã hội hiện nay, khiến nhiều phụ huynh không yên tâm khi cho con em đi học ở xa nhà

- Chế độ khuyến khích cho học sinh không còn (học sinh trường Chuyên trước đây được hỗ trợ học bổng nếu đạt danh hiệu Tiên tiến, đạt học sinh Giỏi, đạt giải qua các kỳ thi HSG…)

* Đội ngũ CBGV:

Trang 6

- Việc tuyển chọn giáo viên có năng lực ở các trường khác trên địa bàn nhất là các trường ở xa gặp khó khăn

- Chưa có cơ chế tuyển giáo viên vào trường

- Chưa có cơ chế chính sách đối với đội ngũ CB, GV, NV công tác tại trường

* Cơ sở vật chất:

Các phòng chức năng còn thiếu so với yêu cầu, do khi xây dựng, thiết kế mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng phòng học, chưa chú ý đến các phòng học chức năng theo yêu cầu Nguồn kinh phí bổ sung mua sắm trang thiết bị cho phòng học bộ môn qua từng năm vẫn còn hạn chế

3.2 Về mặt chủ quan:

- Công tác tham mưu của nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay

- Hoạt động giao lưu học hỏi các điển hình tiên tiến, mô hình trường chuẩn chất lượng cao còn hạn chế

- Chưa tranh thủ được sự quan tâm về chuyên môn của Sở GD&ĐT Thanh Hóa trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên

- Công tác xã hội hóa giáo dục chưa phát huy được các nguồn hỗ trợ so với yêu cầu

PHẦN THỨ HAI MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP

A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

I Mục đích:

1 Cụ thể hóa Nghị quyết của Huyện Đảng bộ về phát triển giáo dục đào tạo

2 Đầu tư xây dựng hai trường: THCS Lê Thánh Tông và một trường THCS thuộc vùng TT Lam Sơn (Thành lập mới) thành trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao giai đoạn 2010 - 2015

3 Nâng cao chất lượng và số lượng học sinh xếp loại giỏi trong học tập, tăng tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh, tăng tỷ lệ học sinh đậu vào trường THPT chuyên Lam Sơn và trường THPT chất lượng cao của tỉnh, cuả huyện

4 Học sinh được đào tạo nâng cao về Tin học, Tiếng Anh, các môn học tự chọn

và văn - thể - mỹ

5 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho giáo viên của tất cả các bộ môn để tạo lực lượng giáo viên giỏi, làm nòng cốt cho các trường THCS khác trong huyện

II Yêu cầu: Phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Về cơ sở vật chất: Đáp ứng các tiêu chí của trường THCS chuẩn Quốc gia

- Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Cán bộ quản lý có năng lực quản lý, tổ chức tốt việc bồi dưỡng HSG; Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo số lượng, cơ cấu bộ môn, thực sự có năng lực bồi dưỡng HSG cấp tỉnh trở lên; Đội ngũ nhân viên HCVP phải có năng lực, phẩm chất tốt

- Học sinh: Phải được lựa chọn kỹ càng hàng năm để tuyển vào trường những em

có năng lực học tập ở ít nhất một môn trở lên

B MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP:

Trang 7

I MỤC TIÊU:

1 Qui mô trường, lớp, học sinh:

1.1: Đối với trường THCS Lê Thánh Tông:

- Số lớp: 12; Trong đó: Khối 6: 3; Khối 7: 3; Khối 8: 3; Khối 9: 3

- Số học sinh: Tối đa: 480 HS; (Mỗi khối tối đa 120 HS)

- Bình quân học sinh/lớp: Không quá 40 HS/lớp

- Số lượng học sinh ở mỗi môn/01 khối: Văn, Toán: Mỗi môn không quá 15 HS, các môn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ mỗi môn 10-13 HS

1.2: Đối với trường THCS vùng thị trấn Lam Sơn:

- Số lớp: 08; Trong đó: Khối 6: 2; Khối 7: 2; Khối 8: 2; Khối 9: 2

- Số học sinh: Tối đa: 320 HS; (Mỗi khối tối đa 80 HS)

- Bình quân học sinh/lớp: Không quá 40 HS/lớp

- Số lượng học sinh ở mỗi môn/01 khối: Văn, Toán: Mỗi môn không quá 10 HS, các môn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ mỗi môn không quá 09 HS

2 Qui hoạch:

2.1: Đối với trường THCS Lê Thánh Tông:

- Tổng diện tích: 7400m2 ; Bình quân: hơn 15 m2/HS

2.2: Đối với trường THCS vùng thị trấn Lam Sơn:

- Tổng diện tích: 4800 m2 ; Bình quân: 15 m2/HS

Gồm các khối công trình sau: (Chung cho cả 2 trường)

- Khu phòng học, phòng bộ môn;

- Khu phục vụ học tập;

- Khu văn phòng;

- Khu vệ sinh;

- Có khu để xe cho giáo viên, cho học sinh;

(Cụ thể theo tiêu chí dưới đây)

3 Cơ sở vật chất, thiết bị (Chung cho cả 2 trường): (Phụ lục 4)

Thực hiện theo qui định tại các văn bản sau đây:

Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;

Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc ban hành quy định về phòng học bộ môn;

Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1 Cơ chế tuyển và chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

Mục đích nhằm: Tạo động lực cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh

1.1 Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:

1.1.1 Số lượng: (Phụ lục 5).

1.1.2 Công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Trang 8

a Tiêu chuẩn chung:

- Đối với CBQL:

+ Có trình độ đào tạo chuẩn trở lên

+ Có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn giỏi, năng lực quản lý tốt

- Đối với giáo viên văn hóa và ngoại ngữ:

+ Có trình độ đào tạo chuẩn trở lên

+ Có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn giỏi, năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi tốt

- Đối với giáo viên khác:

+ Có trình độ đào tạo chuẩn trở lên

+ Có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn giỏi, năng lực công tác tốt

- Đối với nhân viên HCVP:

+ Có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn giỏi, năng lực công tác tốt

b Qui định việc tuyển CBQL, giáo viên, nhân viên: (Phụ lục 6).

Áp dụng Thông tư số 21/2010/TT-BGD&ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của BGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên để tuyển giáo viên về dạy tại trường THCS chuẩn Quốc gia chất

lượng cao.

1.1.3 Việc kiểm tra, đánh giá:

Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục – Đào tạo tham mưu UBND huyện việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên công tác tại trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao

1.1.4 Về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- UBND huyện xây dựng cơ chế hỗ trợ nguồn kinh phí cho CBQL, giáo viên, nhân viên công tác tại trường THCS chuẩn quốc gia chất lượng cao

- Việc tạo điều kiện về nơi sinh hoạt: Căn cứ tình hình thực tế, UBND huyện quan tâm tạo điều kiện về nơi ở cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở xa không có điều kiện đi buổi đến trường

1.2 Đối với học sinh:

1.2.1 Hàng năm, học sinh được kiểm tra, đánh giá, sắp xếp lại (Bổ sung từ trường

khác đến, chuyển từ trường chất lượng cao về trường cũ)

1.2.2 Học sinh được tuyển vào trường THCS trọng điểm chất lượng cao bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển (Phụ lục 7).

Việc thi tuyển hoặc xét tuyển được áp dụng các văn bản sau đây:

Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của BGD&ĐT ban hành Qui chế thi chọn học sinh giỏi

Thông tư số 04/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của BGD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2006

Trang 9

Quyết định số 68/2007/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2007 về việc sửa đổi

bổ sung khoản 3 điều 34 của Qui chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2006

1.2.3 Việc tạo điều kiện về nơi sinh hoạt cho học sinh: Quan tâm tạo điều kiện

nơi sinh hoạt cho học sinh ở xa không có điều kiện đi buổi đến trường

1.2.4 Chế độ hỗ trợ, khen thưởng: Học sinh giỏi hoặc có thành tích cao được hỗ

trợ kinh phí hoặc khen thưởng; Phòng Giáo dục tham mưu UBND huyện có văn bản cụ thể về chế độ hỗ trợ và khen thưởng cho học sinh theo từng thời điểm phù hợp

2 Giải pháp về cơ chế phối hợp

- Phòng Giáo dục là cơ quan tham mưu công tác quản lý nhà nước về giáo dục, có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản về quản lý, bồi dưỡng

và sử dụng đội ngũ giáo viên một cách thống nhất, phối hợp với Phòng Nội vụ chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các trường về bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên

- Phòng Nội vụ, các ngành có liên quan và UBND các xã, thị trấn cần thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ về quản lý nhà nước của ngành, địa phương mình đồng thời phối hợp tốt với Ngành giáo dục tạo ra sự thống nhất trong quản lý, bố trí, sử dụng hợp

lý, có hiệu quả đội ngũ giáo viên

3 Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất:

a) Đầu tư về cơ sở vật chất phòng học, bàn ghế:

- Trường THCS Lê Thánh Tông sẽ được UBND huyện đầu tư nâng cấp theo hướng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao đáp ứng theo các mục tiêu nêu trên

về CSVC

- Trường THCS vùng TT Lam Sơn được đầu tư xây dựng mới theo hướng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao (Theo mô hình Trường THCS Lê Thánh Tông)

b) Đầu tư về cơ sở vật chất - kỹ thuật công nghệ thông tin: (Chung cho cả 02 trường).

- Đầu tư thêm phòng máy với số lượng máy vi tính để đảm bảo điều kiện giảng dạy tin học cho học sinh, nâng định mức học sinh/máy vi tính lên 15 học sinh/máy

- Thực hiện việc kết nối mạng INTERNET đối với các phòng chức năng của nhà trường để dễ dàng trong việc quản lý, trao đổi dữ liệu trong công tác giảng dạy, học tập

- Tăng cường máy chiếu đa năng để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập

c) Đầu tư về phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Hát nhạc, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, phòng tập đa năng: (Chung cho cả 02 trường).

Đầu tư hệ thống phòng học bộ môn, phòng tập đa năng đạt tiêu chuẩn Quy định

về phòng học bộ môn tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

d) Đầu tư khu phục vụ học tập: (Chung cho cả 02 trường).

- Có thư viện đúng theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học; chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: Tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước; đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh

Trang 10

- Có phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn, phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

4 Giải pháp về kinh phí thực hiện đề án:

Giao phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục tham mưu cụ thể Gồm:

4.1 Nguồn từ ngân sách Nhà nước.

4.2 Nguồn từ xã hội hóa Kêu gọi từ:

+ Các tổ chức, cá nhân từ thiện, khuyến học;

+ Các Hội đồng hương;

+ Các Hội Doanh nhân là người Thọ Xuân;

+ Hội CMHS của trường;

5 Giải pháp về nguồn lực tài chính

Là giải pháp điều kiện để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên

+ Ưu tiên Ngân sách theo chương trình mục tiêu như: Kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa mới, chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ tin học vào trường phổ thông Kinh phí tổ chức cho CB, GV đi tham quan học hỏi các điển hình tiên tiến về chất lượng giáo dục trong và ngoài tỉnh

+ Ngân sách chi cho nhiệm vụ đào tạo trên chuẩn, bồi dưỡng giáo viên trong hè

và trong năm học

+ Đầu tư cho các trường học về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học theo yêu cầu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa mới và hỗ trợ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên

6 Công tác xã hội hóa giáo dục:

Kêu gọi các tổ chức từ thiện, các Hội đồng hương, Hội Doanh nhân Thọ Xuân trên phạm vi cả nước, Hội cha mẹ học sinh, cựu học sinh trường THCS Lê Thánh Tông tham gia ủng hộ xây dựng CSVC, trang thiết bị, xây dựng quỹ khuyến học của nhà trường

7 Lộ trình thực hiện:

- Năm 2012: Hoàn thành việc xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao Lê Thánh Tông Cụ thể:

Đầu tư hoàn thiện hệ thống phòng máy vi tính, hệ thống INTERNET, thiết bị trình chiếu và trang thiết bị dạy thể dục thể thao, hệ thống phòng thư viện điện tử và hệ thống phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ký túc xá cho học sinh

- Năm 2012, 2013: Đầu tư xây dựng mới theo hướng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao đối với Trường THCS vùng TT Lam Sơn (Mô hình như trường THCS Lê Thánh Tông)

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện (Cơ quan thường trực), giúp UBND huyện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị, báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp cho UBND huyện

Ngày đăng: 15/09/2018, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w