1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sang kien kinh nghiem một số biện pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non”

19 551 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 531,5 KB

Nội dung

Trong sự nghiệp giáo dục Mầm non, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã hội, con người thiên nhiên

Trang 1

MỤC LỤC

A Phần mở đầu:

B Phần nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài

 Thuận lợi

 Khó khăn Chương 2: Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện vấn đề mà đề tài triển khai.

C Kết thúc vấn đề :

I Kết luận

II Bài học kinh nghiệm III Khuyến nghị đề xuất

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Mục đích của sáng kiến.

Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai!

Trẻ em không chỉ là niêm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là một sự nghiệp cách mạng vô cùng quan trọng, là trách nhiệm vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân ta, và toàn xã hội bởi nó là tiền đề nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

em sau này

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Trong sự nghiệp giáo dục Mầm non, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã hội, con người thiên nhiên và là nguồn gốc để hình thành ở trẻ tâm hồn và tình cảm của con người Nó dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hoá cụ thể, một thế giới khác Đặc biệt nó tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với môi trường xung quanh trẻ

Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự can thiệp các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loài bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra thức của con người Một trong những nguyên nhân cơ bản hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu

2 Tính mới của sáng kiến

Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Giáo dục Mầm non Trên thực tế, trẻ em có khoẻ mạnh hay không là do tác động của môi trường Môi trường có tốt, có trong lành thì sức khoẻ của trẻ

Trang 3

mới được đảm bảo Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ phải có ý thức bảo vệ môi trường xã hội và môi trường cho bản thân Muốn trẻ có được ý thức đó thì chúng ta phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết về môi trường Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải thường xuyên tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng bài dạy, từng chủ đề có được một hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao và phát huy được tính tích cực của trẻ

3 Ưu điểm nổi bật của sáng kiến:

Nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả hiện tại và tương lai

4 Đóng góp của sáng kiến

- Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người

- Trẻ có những kiến thức cơ bản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người,

- Biết chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở

- Là nguồn gốc để hình thành ở trẻ một tâm hồn trong sáng, một nền văn hoá xã hội trong sáng văn minh và hiện đại

- Tạo điều kiện củng cố, mở rộng thêm những hiểu biết của trẻ về môi trường sống xung quanh ta

Thông qua đề đề này nhằm giúp cho trẻ có những kiến thức sơ đẳng ban đầu về tầm quan trọng của môi trường từ đó hình thành cho trẻ có thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường để sau này các cháu lớn nên góp sức nhỏ bé của mình vào bảo vệ môI trường thân yêu của chúng ta

Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi trong công tác giảng dạy của người giáo viên mầm non Là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp 4 - 5 tuổi trong năm học 2014 - 2015 tôi xin mạnh dạn đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng

trong giáo dục trẻ bảo vệ môi trường nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào đề tài “Một

số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non”.

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến

1 Cơ sở lý luận

Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay Môn Môi trường xung quanh cho trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và ở lớp Mẫu giáo 4 tuổi nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng Nó cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, thế giới xung quanh

Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tác động

Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non là rất cần thiết Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung

2 Cơ sở thực tiễn

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non Là một giáo viên để

có những kiến thức sâu rộng ngành học mầm non, đặc biệt là về đề tài“Giáo dục

trẻ 4 - 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non” nhằm tìm ra những

biện pháp tốt nhất để truyền tải cho trẻ biết cách bảo vệ môi trường Qua đó góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, từ đó góp phần tích cực vào việc chăm sóc giáo dục trẻ

Chính vì vậy yêu cầu người giáo viên mầm non cần đi sâu nghiên cứu tìm tòi, hiểu về đề tài này để đi sâu nghiên cứu, phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đúng theo hướng giáo dục mầm non trong nước

Qua điều tra, khảo sát, hầu hết giáo viên mầm non đều cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là một nội dung quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em

Trang 5

Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến

1 Mặt thuận lợi:

+ Người dân trong vùng đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và xây dựng đội bảo vệ môi trường như đội thanh niên tự quản, đội phụ nữ tự quản… hàng tuần thay phiên nhau thu gom rác thải và trồng bổ xung cây xanh tại những nơi công cộng

+ Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, năng nổ, có trình độ chuyên môn cao + Hầu hết các cháu trong trường được các bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ của con em mình ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

+ ở trường các cháu được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ

2 Mặt khó khăn, hạn chế:

+ Cơ sở vật chất: Các cụm, lớp còn nằm rải rác trong thôn Phòng học còn chật hẹp Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy chưa nhiều, chưa phong phú, đa dạng Chất lượng đồ chơi chưa cao, một số đồ chơi tự tạo chưa bền, mức

độ thẩm mỹ thấp

+ Nhận thức của trẻ: Nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường quá rộng, trẻ chưa có điều kiện thể hiện các thái độ, hành vi của mình nên nhận thức của trẻ bị hạn chế Bản thân giáo việ chưa khai thác, đi sâu vào nội dung giáo dục trẻ bảo

vệ môi trường

Chương 3: Những giải pháp, biện pháp mang tính khả thi

Giải pháp 1: Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung như: không vứt rác bừa bãi, không nhổ bậy, không bẻ cành, hái hoa, đi tiểu tiện đúng nơi quy định

- Tiết kiệm trong tiêu dùng: Tiết kiệm điện, nước, tích cực tham gia cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu từ thiên nhiên

Trang 6

- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường theo gương Bác Hồ như Bác đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

Giải pháp 2: Thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đầy đủ nghiêm túc.

- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày

- Tận dụng các cơ hội để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường

- Giáo viên phải là tấm gương cho trẻ noi theo trong việc thực hành bảo vệ môi trường

Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các lứa tuổi, trong các hoạt động hàng ngày và ở mọi thời điểm, thực hiện giáo dục bảo

vệ môi trường bằng phương pháp hiện đại, đặt trọng tâm ở trẻ và cách tiếp cận học bằng việc làm cụ thể: Lúc nào cũng chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm

cao đối với việc bảo vệ môi trường

Trang 7

- Mỗi cá nhân phải nhận thức môi trường là vấn đề của mỗi người cho cuộc sống hạnh phúc giống như bữa ăn hằng ngày chứ môi trường không phải là cái

gì đó có tính “kỹ thuật”, “khoa học thuần tuý” của những người khác

- Nhận thức được những quan điểm “xanh đậm” nghĩa là xem thiên nhiên làm tâm hay con người và thiên nhiên đều phụ thuộc lẫn nhau và là những bộ phận của một thể thống nhất

Giải pháp 4 Luyện kỹ năng thực hành:

- Môi trường là tài sản chung, cùng nhau chia sẻ một cách bình đẳng các lợi ích và trách nhiệm Do đó cần xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa con người với con người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa thế hệ này với thế

hệ khác, theo phương châm suy nghĩ có tính toàn cầu, hành động có tính địa phương

- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ màm non cần được tiến hành qua các hoạt động giáo dục

* Hoạt động vui chơi

- Hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được thực hiện qua các trò chơi sau của trẻ:

+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường

+ Trò chơi học tập: Phân nhóm, phân loại, tìm hiểu về các hiện tượng trong môi trường (các hành vi tốt hay xấu đối với môi trường sạch và môi trường bẩn, động vật và điều kiện sống)

+ Trò chơi ngôn ngữ: Đặt và giải các câu đố về môi trường (các loài động vật khác nhau, các loại cây)

+ Trò chơi ngôn ngữ: Đặt và giải các câu đố về môi trường (Các loài động vật khác nhau, các loại cây)

+ Trò chơi vận động: Về giữ gìn, bảo vệ môi trường, hành vi của các con vật (tiếng kêu, vận động)

* Hoạt động học tập

+ Qua các môn học:

Trang 8

- Tạo hình

Tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt dán các sản phẩm tạo hình ca hát và vận động thể hiện các ấn tượng về môi trường

- Văn học

Tổ chức cho trẻ đàm thoại, thảo luận, trao đổi, trò chuyện các kinh nghiệm

về môi trường như các nhu cầu sống của con người, cây cối, con vật, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người, sự sống của động vật và cây cối

Tổ chức cho trẻ kể chuyện, nghe cô kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về môi trường và bảo vệ môi trường

- Âm nhạc

Dạy trẻ hát máu về những bài hát có nội dung về môi trường như: Em yêu cây xanh

- Toán: Thông qua chủ điểm thế giới thực vật dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 bằng cách cho trẻ trồng các cây xanh do cô tự làm

- Môi trường xung quanh

Trang 9

Cho trẻ nhận biết về thế giới môi trường xung quanh trẻ như: Quan sát cây cối, sự biến đổi của khí hậu, các loài động thực vật quý hiếm sắp có nguy cơ bị tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường

* Hoạt động lao động

- Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn như vệ sinh, bảo vệ môi trường học, chăm sóc cây, con vật trong góc thiên nhiên cũng như các hành động tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt

- Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ lòng tự hào và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp (trồng cây và chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, chăm sóc các con vật nuôi ở trong trường, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh trường, đồ dùng, đồ chơi, thu gom rác ở sân trường.)

- Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên và các vật liệu đã qua sử dụng, từ đó giáo dục cho trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động

* Hoạt động chăm sóc

Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn như: Biết nhặt cơm rơi, cơm vãi vào đĩa, biết lau tay và rửa tay khi tay bẩn Biết cùng cô lau chùi bàn ăn và xếp gọn bàn ghế cùng các bạn

* Hoạt động lễ hội

Trang 10

* Hoạt động quan sát:

Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát môi trường bằng các giác quan khác nhau, giúp trẻ tiếp nhận các thông tin về thiên nhiên, môi trường và các hoạt động của con người trong môi trường, có thể tổ chức các hoạt động quan sát sau:

- Tổ chức cho trẻ quan sát các hiện tượng tự nhiên và các hiện tượng xã hội gần gũi đối với trẻ như: quan sát môi trường lới học, khu vực trường mầm non, quan sát nguồn nước, bụi khói trong không khí

- Quan sát các hiện tượng thiên nhiên, động thực vật và điều kiện sống của các con vật nuôi, cây trồng

- Quan sát các hiện tượng lao động bảo vệ môi trường của người lớn như trồng cây và chăm sóc cây, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh làm sạch môi trường xung quanh

* Thí nghiệm và thực hiện nhỏ:

- Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản như thí nghiệm

về cây trồng cần nước và ánh sáng, thí nghiệm lọc nước và ô nhiễm nước bằng rác, không khí bị ô nhiễm do bụi, khói

* Thông qua các chủ đề:

+ Bản thân

+ Trường mầm non

+ Gia đình

Trang 11

+ Nghề nghiệp

+ Tết và mùa xuân

+ Các hiện tượng tự nhiên

+ Thế giới động vật và thực vật

+ Phương tiện và luật giao thông

+ Quê hương - đất nước -Bác hồ

* Vào các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non:

+ Đón trẻ - chơi tự chọn

+ Trò chuyện sáng

+ Dạo chơi

+ Vệ sinh

+ Hoạt động góc

+ Giờ ăn

+ Hoạt động chiều

+ Lao động, chăm sóc vườn rau

+ Nêu gương, trả trẻ

Giải pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất:

* Để phục vụ cho việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường Mầm non đạt được hiệu quả nhà trường cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

- Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú:

+ Trông nhiều loại cây khác nhau: Cây ăn quả, cây bóng mát, cây rau, hoa, cỏ…

Trang 12

+ Có khu nuôi một số con vật để trẻ quan sát, chăm sóc con vật.

- Tiết kiệm trong tiêu dùng:

+ Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền (lớp xe cũ, dây thừng, tấm ván, gạch)

+ Có thùng, hộp để bảo quản đồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng

+ Có bể chứa nước, có van khoá vòi

+ Có nội quy sử dụng tiết kiệm điện nước

- Vệ sinh trường lớp ngăn lắp:

+ Đặt thùng rác ở nhiều nơi để trẻ và phụ huynh vứt rác thuận tiện Thùng rác phải có nắp đậy, rác được đổ vào thùng đựng phải được rửa sạch hàng ngày + Cống phải có nắp đậy, thường xuyên khơi thông cống rãnh

+ Mở cửa thông thoáng lớp học

+ Vệ sinh lớp học, trường theo định kỳ

- Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ:

+ Có nước sạch, có đầy đủ phòng học cho trẻ vui chơi học tập

+ Có nhà vệ sinh cho trẻ trai, trẻ gái

- Thu hút trẻ tham gia bảo vệ môi trường của trường, lớp học

+ Tổ chức cho trẻ tham gia lao động thu gom rác ở sân trường, tưới cây + Trẻ tham gia phân loại rác

* Trong nhóm, lớp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có góc thiên nhiên để trẻ gieo trồng cây làm thử nghiệm và chăm sóc cây

- Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc trẻ (chậu, khăn mặt, giá phơi khăn, ca, cốc, lược, bình đựng nước uống)

- Đồ đùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, được sắp xếp gọn gàng, dễ lấy

- Có thùng đựng rác, có các dụng cụ để trẻ tham gia các buổi lao động: Chơi, bình tưới cây, khăn lau, xô, chậu…

- Có lịch vệ sinh phòng nhóm hàng ngày, hàng tuần

Ngày đăng: 14/09/2018, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w