1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn – Định giá ACC_Việt Nam thực hiện

97 100 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, thông tin tài chính của mỗi doanh nghiệp rất cần cho các nhà hoạch định và quản lý nền kinh tế cũng như các nhà đầu tư, những đối tượng khai thác và sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Kiểm toán, với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị được kiểm toán, tạo niềm tin cho những người sử dụng báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán. Việc xuất hiện và phát triển ngành nghề kiểm toán tại Việt Nam đã đóng góp rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế. Doanh thu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả doanh thu là chỉ tiêu biểu hiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa trong các chỉ tiêu tài chính doanh thu là khoản mục có ảnh hưởng tới rất nhiều các khoản mục khác trên các báo cáo tài chính.. Do đó, doanh thu được coi là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng, nó luôn ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo kết quả kinh doanh, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán: Lợi nhuận chưa phân phối, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp… các khoản nghĩa vụ với nhà nước. Do đó khi thực hiện kiểm toán đây là một khoản mục cần được quan tâm và đặt ra yêu cầu việc kiểm toán khoản mục doanh thu phải được thực hiện một cách có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc kiểm toán doanh thu, trong thời gian thực tập tại công ty Kiểm toán – Tư vấn – Định giá ACC_Việt Nam, dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo GS.TS. Nguyễn Quang Quynh và các anh chị trong Công ty ACC_Việt Nam, Em đã lựa chọn Đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn – Định giá ACC_Việt Nam thực hiện” Trong Chuyên đề của mình, Em chỉ đi sâu nghiên cứu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chưa đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ các khoản mục khác của doanh thu như: doanh thu hoạt động tài chính hay doanh thu hoạt động khác.. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, nội dung Chuyên đề gồm các chương sau: Chương I: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam thực hiện; Chương II: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam thực hiện. Trong Chuyên đề của mình, Em đã đi nghiên cứu thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong hai loại khách hàng, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đồng thời tiến hành với một khách hàng là khách hàng truyền thống của Công ty, một khách hàng là khách hàng mới. Bên cạnh đó, đưa ra những nhận xét và kiến nghị đối với Công ty nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù đã rất cố gắng, trong quá trình thực tập tại Công ty, Nhưng do còn hạn chế về hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy bài viết Chuyên đề này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu góp ý của Thầy Giáo - GS.TS Nguyễn Quang Quynh và các anh chị trong Công ty ACC_Việt Nam, để Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh đã giúp Em hoàn thành Chuyên đề, và kính mong nhận được sự góp ý của Thầy để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Công Kiên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ TOÁN - -

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

ĐỀ TÀI:

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn – Định giá ACC_Việt Nam thực hiện.

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN CÔNG KIÊN

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

MỤC LỤC 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 6

1.1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu đối với các doanh nghiệp xây dựng 10 1.1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 11

1.2.1 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ doanh thu ở các doanh nghiệp xây dựng 13

1.2.2 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ doanh thu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 14

1.3.1 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty thực hiện 14

Bảng 1.1 Quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty ACC_Việt Nam 15

Bảng 1.2 Bảng tính toán giá trị Threshold 17

Bảng 1.3 Kế hoạch kiểm toán tổng hợp cho tài khoản doanh thu 18

Bảng.1.4 Chương trình kiểm toán tài khoản doanh thu 20

1.3.2 Tổ chức thực hiện Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty tại công ty khách hàng 22

Bảng 1.5.Tìm hiểu thông tin khách hàng Công ty Cổ phần ABC 25

Bảng 1.6 Tìm hiểu thông tin khách hàng Công ty Cổ phần XYZ 32

Do là khách hàng năm đầu tiên nên để đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát, KTV tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng, như: tính chính trực của Ban quản trị, cơ cấu tổ chức, phân công quyền hạn và trách nhiệm, kinh nghiệm, ý kiến của KTV trên Báo cáo kiểm toán năm trước… Sau đó, lập bảng đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ BCTC đối với Công ty Cổ phần ABC 39

Trang 3

Bảng 1.7 Đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ BCTC đối

với Công ty Cổ phần ABC 39

Bảng 1.8 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty Cổ phần ABC 42

Bảng 1.9 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty Cổ phần XYZ 44

Bảng 1.10 Phân tích tổng quát báo cáo tài chính Công ty Cổ phần ABC 46

Bảng 1.11 Phân tích tổng quát báo cáo tài chính Công ty Cổ phần XYZ 48

Bảng 1.12 Xác định mức độ trọng yếu Công ty Cổ phần ABC 49

Chỉ tiêu chủ yếu 50

Bảng 1.14 Tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình kiểm toán tại công ty XYZ 54

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu 56

Bảng 1.15 Các bước trong quá trình ghi nhận doanh thu tại công ty ABC 57

Bảng 1.16 Bảng xem xét các thủ tục kiểm soát với công ty ABC 58

Bảng 1.17 Thử nghiệm kiểm soát với công ty XYZ 59

Bảng 1.18 Phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu đối với công ty ABC 60

Bảng.1.19 Phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu đối với công ty XYZ 61

Bảng.1.20 Bảng Đối chiếu với tờ khai thuế GTGT 62

Bảng.1.21 Tổng hợp Kiểm tra chi tiết chọn mẫu công ty ABC 63

Bảng.1.22.Kiểm tra chi tiết chọn mẫu 65

Bảng.1.23 Tổng hợp Kiểm tra chi tiết chọn mẫu công ty XYZ 65

Bảng 1.24 Kiểm tra chi tiết doanh thu nội bộ 67

Bảng.1.25.Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu đối với công ty ABC 71

Bảng.1.26.Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu đối với công ty ABC 71

Bảng 1.27 Thư xác nhận khoản phải trả đối với công ty ABC 73

Bảng.1.28 Thư xác nhận khoản phải trả đối với công ty XYZ 74

2.1.1.Những ưu điểm của Công ty trong thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu.80 2.1.2.Những tồn tại và nguyên nhân 83

2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty 85

2.2.2 Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty 86

2.2.2.1 Xây dựng bảng đánh giá HTKSNB phù hợp với từng loại khách hàng 86

2.2.2.2.Sử dụng các tỷ suất tài chính trong thủ tục phân tích hiệu quả kinh doanh 87

Trang 4

2.2.2.3.Thiết kế hệ thống chọn mẫu kiểm toán phù hợp 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Phụ lục 01: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi truờng kiểm soát 93

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

VAS Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty ACC_Việt Nam

15

Bảng 1.2 Bảng tính toán giá trị Threshold 17

Nếu R = 2 Threshold = Tiểu số d (số d) x 15% 17

Sau khi đã tính toán được giá trị Threshold, KTV sẽ tiến hành các công việc sau: 17

KTV thực hiện việc so sánh giá trị ước tính và giá trị ghi sổ của số dư cần kiểm tra rồi so sánh số chênh lệch với Threshold 17

Giá trị tuyện đối (Absolute value) của số chênh lệch từ so sánh, nếu lớn hơn giá trị Threshold được tính toán, thì được coi là số chênh lệch trọng yếu 17

KTV cần quan tâm tới số chênh lệch trọng yếu vì nó là một yếu tố chỉ ra rằng có thể có sai sót báo cáo tồn tại trong số dư đang được kiểm tra Trong trường hợp này, KTV cần xác định và kiểm tra bản chất và nguyên nhân dẫn đến số chênh lệch trọng yếu đó 17

Các bằng chứng mà KTV thu thập được, nhằm giải thích cho số chênh lệch trọng yếu, cần phải được lượng hóa bằng giá trị số liệu cụ thể 18

VẤN ĐỀ XEM XÉT KHI XÁC ĐỊNH SỐ CHÊNH LỆCH TRỌNG YẾU 18

Số chênh lệch trọng yếu không nằm trong định hướng kiểm tra 18

Dự đoán số chênh lệch do đối chiếu từ sổ chi tiết/sổ cái lên báo cáo 18

Các khoản mục bất thường trong số chênh lệch 18

Khi tìm kiếm bằng chứng cho số chênh lệch trọng yếu, KTV cần xác định bằng chứng cho toàn bộ số chênh lệch, chứ không riêng gì cho phần chênh lệch vượt quá Threshold Theo đó, KTV cần lượng hóa bằng giá trị để giải thích số chênh lệch 18

(Nguồn: trích “biểu mẫu Công ty ACC_Việt Nam”) 18

Bảng 1.3 Kế hoạch kiểm toán tổng hợp cho tài khoản doanh thu 18

Bảng.1.4 Chương trình kiểm toán tài khoản doanh thu 20

Bảng 1.5.Tìm hiểu thông tin khách hàng Công ty Cổ phần ABC 25

Bảng 1.6 Tìm hiểu thông tin khách hàng Công ty Cổ phần XYZ 32

Trang 7

Bảng 1.7 Đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ

BCTC đối với Công ty Cổ phần ABC 39

Bảng 1.8 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty Cổ phần ABC 42

Bảng 1.9 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty Cổ phần XYZ 44

Bảng 1.10 Phân tích tổng quát báo cáo tài chính Công ty Cổ phần ABC 46

Bảng 1.11 Phân tích tổng quát báo cáo tài chính Công ty Cổ phần XYZ 48

Bảng 1.12 Xác định mức độ trọng yếu Công ty Cổ phần ABC 49

Bảng 1.13 Tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình kiểm toán doanh thu tại công ty ABC 52

Bảng 1.14 Tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình kiểm toán tại công ty XYZ 54

Bảng 1.15 Các bước trong quá trình ghi nhận doanh thu tại công ty ABC 57

Bảng 1.16 Bảng xem xét các thủ tục kiểm soát với công ty ABC 58

Bảng 1.17 Thử nghiệm kiểm soát với công ty XYZ 59

Bảng 1.18 Phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu đối với công ty ABC .60 Bảng.1.19 Phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu đối với công ty XYZ .61 Bảng.1.20 Bảng Đối chiếu với tờ khai thuế GTGT 62

Bảng.1.21 Tổng hợp Kiểm tra chi tiết chọn mẫu công ty ABC 63

Bảng.1.22.Kiểm tra chi tiết chọn mẫu 65

Bảng.1.23 Tổng hợp Kiểm tra chi tiết chọn mẫu công ty XYZ 65

Bảng 1.24 Kiểm tra chi tiết doanh thu nội bộ 67

Bảng.1.25.Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu đối với công ty ABC 71

Bảng.1.26.Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu đối với công ty ABC 71

Bảng 1.27 Thư xác nhận khoản phải trả đối với công ty ABC 73

Bảng.1.28 Thư xác nhận khoản phải trả đối với công ty XYZ 74

Bảng 1.29 Bảng kết luận kiểm toán đối với công ty ABC 75

Bảng 1.30 Bảng kết luận kiểm toán đối với công ty XYZ 77

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, thông tin tài chính củamỗi doanh nghiệp rất cần cho các nhà hoạch định và quản lý nền kinh tế cũng nhưcác nhà đầu tư, những đối tượng khai thác và sử dụng thông tin trên báo cáo tàichính Kiểm toán, với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt độngtài chính của đơn vị được kiểm toán, tạo niềm tin cho những người sử dụng báo cáotài chính của công ty được kiểm toán Việc xuất hiện và phát triển ngành nghề kiểmtoán tại Việt Nam đã đóng góp rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế

Doanh thu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả doanhthu là chỉ tiêu biểu hiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Hơn nữatrong các chỉ tiêu tài chính doanh thu là khoản mục có ảnh hưởng tới rất nhiều cáckhoản mục khác trên các báo cáo tài chính Do đó, doanh thu được coi là một chỉtiêu đặc biệt quan trọng, nó luôn ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo kết quả kinhdoanh, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán: Lợinhuận chưa phân phối, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp… các khoản nghĩa

hướng dẫn tận tình của Thầy giáo GS.TS Nguyễn Quang Quynh và các anh chị

trong Công ty ACC_Việt Nam, Em đã lựa chọn Đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn – Định giá ACC_Việt Nam thực hiện”

Trong Chuyên đề của mình, Em chỉ đi sâu nghiên cứu kiểm toán khoản mụcdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chưa đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ cáckhoản mục khác của doanh thu như: doanh thu hoạt động tài chính hay doanh thuhoạt động khác

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, nội dung Chuyên đề gồm các chương sau:

Trang 9

Chương I: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam thực hiện;

Chương II: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam thực hiện.

Trong Chuyên đề của mình, Em đã đi nghiên cứu thực trạng kiểm toán khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong hai loại khách hàng, trong lĩnhvực sản xuất kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Đồng thời tiến hànhvới một khách hàng là khách hàng truyền thống của Công ty, một khách hàng làkhách hàng mới Bên cạnh đó, đưa ra những nhận xét và kiến nghị đối với Công tynhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán khoản mục doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ

Mặc dù đã rất cố gắng, trong quá trình thực tập tại Công ty, Nhưng do còn hạnchế về hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn Vì vậy bài viết Chuyên đề này của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báugóp ý của Thầy Giáo - GS.TS Nguyễn Quang Quynh và các anh chị trong Công tyACC_Việt Nam, để Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo - GS.TS.Nguyễn Quang Quynh đã giúp Em hoàn thành Chuyên đề, và kính mong nhận được

sự góp ý của Thầy để bài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Công Kiên

Trang 10

CHƯƠNG I - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM

TOÁN - TƯ VẤN - ĐỊNH GIÁ ACC_VIỆT NAM THỰC HIỆN

1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính

Mục tiêu chung khi kiểm toán tại khách hàng của Công ty TNHH Kiểm

toán-Tư vấn – Định giá ACC_Việt Nam (giọi tắt là Công ty) là thu thập bằng chứng kiểmtoán để đưa ra kết luận phù hợp về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp về Báo cáo tàichính của doanh nghiệp Đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ (gọi tắt là doanh thu) là việc ghi nhận doanh thu là có căn cứ hợp lý Tuy nhiên,đối với các khách hàng cụ thể lại có những mục tiêu riêng Ở đây trong phạm viChuyên đề chỉ nêu các mục tiêu kiểm toán đối với hai loại hình doanh nghiệp làdoanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

1.1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu đối với các doanh nghiệp xây dựng

Mục tiêu có thật

Các nghiệp vụ doanh thu ghi nhận là có thật, doanh thu được ghi nhận làdoanh thu thực tế được khách hàng chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp theohợp đồng như biên bản bàn giao công trình, tiến độ thực hiện công trình hoặc theokhối lượng thực hiện Không tồn tại các khoản doanh thu được ghi nhận trong khikhông có công trình nào được xây dựng

Trang 11

biên bản nghiệm thu KTV tiến hành tính toán lại và so sánh để xác nhận tính chínhxác của số liệu ghi sổ doanh thu.

Mục tiêu phân loại và trình bày

Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ghi nhận doanh thu và các khoản giảmtrừ phải được hạch toán đúng tài khoản kế toán

1.1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Mục tiêu có thật

Doanh thu được ghi nhận là doanh thu thực tế có phát sinh và được ghi nhậntương ứng với số tiền mà khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán chodoanh nghiệp Hàng hoá được chấp nhận là tiêu thụ và chuyển giao cho khách hàng

là có thật, không tồn tại các khoản doanh thu được ghi nhận trong khi khách hàngchưa chấp nhận thanh toán hoặc hàng hoá chưa được chuyển giao cho khách hàng

Mục tiêu đầy đủ

Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu và các khoản giảm trừ doanhthu đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ không bị bỏ sót khi đủđiều kiện ghi nhận, đúng kỳ và đảm bảo không có sai sót trọng yếu phát sinh

Mục tiêu chính xác số học

Các khoản doanh thu và các khoản giảm trừ phải được tính toán chính xác dựatrên số lượng và đơn giá của từng nghiệp vụ, và phản ánh vào sổ sách kế toán theo

Trang 12

đúng giá trị thực của nó và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm

KTV căn cứ vào số lượng hàng hoá, đơn giá, dịch vụ bán ra và căn cứ vào vậnđơn Từ đó, tiến hành tính toán lại để xác nhận tính chính xác của số liệu ghi sổ bánhàng và ghi sổ doanh thu

Mục tiêu này nhằm hướng các nghiệp vụ hạch toán doanh thu vào việc ghi sổchi tiết, sổ tổng hợp khớp đúng với số tổng trên báo cáo kế toán cuối kỳ của doanhnghiệp

Mục tiêu tuân thủ

Doanh thu bán hàng được phê chuẩn về phương thức bán hàng, về giá bán haykhông Kiểm toán viên xem xét các chính sách về giá bán, phương thức bán hàng vàthanh toán của doanh nghiệp thông qua các văn bản, các hợp đồng kinh tế

Mục tiêu quyền và nghĩa vụ

Hàng hoá đã bán thuộc sở hữu của doanh nghiệp và doanh thu ghi nhận tươngứng với số hàng hoá đã bán trong kỳ thuộc sở hữu của doanh nghiệp Hàng hoá ởđây không là hàng hoá nhận đại lý, ký gửi hay tài sản nhận giữ hộ

Mục tiêu trình bày và khai báo

Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải đượcthực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán

Các nghiệp vụ doanh thu được ghi nhận đúng vào các tài khoản và được phânloại rõ ràng như: các khoản doanh thu từ bán hàng hoá và cung cấp ra bên ngoài vớidoanh thu nội bộ doanh nghiệp

1.2 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ doanh thu ở công ty khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam

Trước khi tiến hành kiểm toán công ty khách hàng, KTV sẽ tìm hiểu về đặcđiểm công ty khách hàng, về tổ bộ máy tổ chức, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán,cũng như đặc điểm kế toán Do đó, trước khi đi vào kiểm toán khoản mục doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ (giọi tắt là doanh thu), các KTV của Công ty sẽ tìmhiểu và phân tích những đặc điểm hạch toán doanh thu của đơn vị khách hàng, xemxét ảnh hưởng của khoản mục doanh thu đến kiểm toán BCTC do Công ty thực

Trang 13

hiện Ở đây trong phạm vi nghiên cứu của mình, từ đặc điểm kế toán nghiệp vụdoanh thu tại 2 công ty khách hàng, chỉ nêu ra các đặc điểm trong 2 ngành xây dựng

và sản xuất kinh doanh

Đặc điểm chung

Ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty

được ghi nhận trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ hoàn thành, phát hành hóa đơn tài chínhtheo quy định và được khách hàng chấp nhận thanh toán mà không kể đến việc đãthu được tiền hay chưa

Doanh thu có gốc ngoại tệ: Nếu doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷgiá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phátsinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

1.2.1 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ doanh thu ở các doanh nghiệp xây dựng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm một tỷ trọng hầu hết trongtổng doanh thu của doanh nghiệp và cũng chiếm vị trí quan trọng trong công tác kếtoán Các khoản doanh thu tài chính và doanh thu hoạt động khác thường chiếm một

tỷ lệ không đáng kể so với doanh thu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giảm giá hàng bán trong doanh nghiệp xây dựng thường nhỏ, chủ yếu là cáckhoản chiết khấu thanh toán do đơn vị thanh toán đúng tiến độ hợp đồng

Khi tiến hành xác định giá vốn hàng bán phải tập hợp chi phí cho từng hạngmục, từng công trình,

Doanh thu một công trình thi công qua nhiều năm phải theo dõi qua nhiều kỳ

Trang 14

Đối với các hợp đồng ký kết thực hiện quyết toán và nghiệm thu khi tất cảcông trình hoàn tất, thì việc ghi nhận doanh thu khi công trình hoàn thành, nghiệmthu và khách hàng đồng ý thanh toán Chi phí phát sinh được tập hợp và treo ở tàikhoản 154 chi tiết cho công trình, sau khi ghi nhận doanh thu, chi phí phát sinh kếtchuyển vào chi phí dở dang để tính giá vốn công trình

Trong trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc,thiết bị doanh thu là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trịnguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết

bị doanh thu là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyênvật liệu, máy móc, thiết bị

1.2.2 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ doanh thu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu củamột doanh nghiệp, là khoản mục quan trọng trên Báo cáo tài chính nên rất dễ xảy ranhững sai sót hoặc gian lận lớn, gây ra sai phạm trọng yếu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ rất đa dạng về các phát sinh, đượcxảy ra và ghi nhận tại nhiều địa điểm và hình thức bán khác nhau, Số lượng cũngnhư giá trị của các nghiệp vụ doanh thu phát sinh là rất phức tạp, khả năng xảy rasai sót, gian lận là nhiều hơn so với các nghiệp vụ khác

Giảm giá hàng bán bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấuthanh toán, hàng bán bị trả lại

Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường có nhiều hình thứcghi nhận doanh thu do có nhiều cách bán hàng Ví dụ: bán hàng trả góp, trả chậm,bán hàng thông qua đại lý, ký gửi …

1.3 Kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện

1.3.1 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty thực hiện

Trang 15

Như đã trình bày trong Báo cáo thực tập tổng hợp, ở Công ty TNHH Kiểmtoán- Tư vấn – Định giá ACC_Việt Nam, các cuộc kiểm toán tài chính được tiếnhành theo một quy trình gồm các giai đoạn như sau:

Bảng 1.1 Quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty ACC_Việt Nam

Lập kế hoạch kiểm toán

Tóm tắt cuộc họp với khách hàngHợp đồng kiểm toán

Thông tin và hoạt động của khách hàngĐánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soátPhân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Xác định mức độ trọng yếuTổng hợp kế hoạch kiểm toánLập chương trình kiểm toán cho từng tài khoản

Thực hiện kế hoạch

kiểm toán

Kiểm tra HTKSThực hiện các bước phân tíchThực hiện kiểm tra chi tiết

Tổng hợp kết quả kiểm

toán và báo cáo

Thực hiện việc soát xét những sự kiện sau ngày lập báo cáoThu thập thư giải trình của Ban giám đốc

Lập bản tổng hợp kết quả kiểm toánSoát xét, kiểm soát và hoàn thiện giấy tờ làm việcHoàn thành kiểm toán và công bố BCKT

Tổng kết cuộc kiểm toán

Công việc thực hiện sau

kiểm toán

Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toánGiữ mối quan hệ với khách hàng

(Nguồn: “Công ty ACC_Việt Nam”)

Hiện tại Công ty đã xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho tất cả các phầnhành và khoản mục được áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán Bởi vậy, KTV khôngphải thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu cho từng khách hàng Dogiới hạn về thời gian cũng như phạm vi Chuyên đề nên em chỉ xin đi sâu vào nghiêncứu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giọi tắt là doanhthu)

Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty được thực hiện theo cácgiai đoạn sau

Trang 16

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Bước 1: Đầu tiên, trước khi bắt đầu vào cuộc kiểm toán, đại diện Ban Giámđốc Công ty và công ty khách hàng sẽ cùng thảo luận về việc cung cấp dịch vụ kiểmtoán Công ty sẽ khảo sát để thu thập thông tin và tìm hiểu yêu cầu của khách hàng,đánh giá khả năng phục vụ khách hành, trên cơ sở đó xác định chi phí kiểm toán,lập kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán và các tài liệu yêu cầu kháchhàng cung cấp Sau khi đánh giá sơ bộ về khách hàng, nếu chấp nhận kiểm toán chokhách hàng, Công ty và khách hàng thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán

Bước 2: Thông tin và hoạt động của khách hàng

KVT của Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng, đồngthời khảo sát và đánh giá ban đầu về khách hàng

Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát

Công ty thiết lập một bảng câu hỏi với những tình trạng liên quan đến rủi rokiểm toán và môi trường kiểm soát nội bộ Những câu trả lời trong phần này sẽ chỉ

ra sự tồn tại của rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát Từ đó, đưa ra kết luậnchung về môi trường kiểm soát nhằm đánh giá độ tin cậy về hệ thống kế toán vàtính hiệu quả của HTKSNB Kết luận này là cơ sở cho việc có thể chấp nhận rủi rokiểm toán liên quan đến việc chấp nhận hay tái kiểm toán

Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát (Phụ lục 01)

Bước 4: Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát KTV sẽ tiến hànhthu thập cả những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính trong một vài nămgần đây Sau đó so sánh các thông tin thu được và phân tích, đánh giá kết quả và tìmhiểu nguyên nhân Quá trình phân tích này có thể nhận biết được những thay đổiđáng kể trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như có thể đánh giá đượcmức độ trọng yếu, rủi ro đối với khoản mục doanh thu và các khoản mục liên quan

để từ đó KTV có hướng kiểm toán

Trang 17

Bảng 1.2 Bảng tính toán giá trị Threshold

BẢNG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ THRESHOLD

(Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được)

Nếu giá trị tiểu

số dư lớn hơn

MP nhân với

Giá trị Treshold(% của MP)

Nếu giá trị tiểu

Nếu R = 0.7 Threshold = Tiểu số d (số d) x 20%

Nếu R = 2 Threshold = Tiểu số d (số d) x 15%

Sau khi đã tính toán được giá trị Threshold, KTV sẽ tiến hành các công việc sau:

- KTV thực hiện việc so sánh giá trị ước tính và giá trị ghi sổ của số dư cần kiểm tra rồi so sánh số chênh lệch với Threshold

- Giá trị tuyện đối (Absolute value) của số chênh lệch từ so sánh, nếu lớn hơn giá trị Threshold được tính toán, thì được coi là số chênh lệch trọng yếu

- KTV cần quan tâm tới số chênh lệch trọng yếu vì nó là một yếu tố chỉ ra rằng có thể có sai sót báo cáo tồn tại trong số dư đang được kiểm tra Trong trường hợp này,

Trang 18

KTV cần xác định và kiểm tra bản chất và nguyên nhân dẫn đến số chênh lệch trọng yếu đó.

- Các bằng chứng mà KTV thu thập được, nhằm giải thích cho số chênh lệch trọng yếu, cần phải được lượng hóa bằng giá trị số liệu cụ thể

VẤN ĐỀ XEM XÉT KHI XÁC ĐỊNH SỐ CHÊNH LỆCH TRỌNG YẾU

- Số chênh lệch trọng yếu không nằm trong định hướng kiểm tra

- Dự đoán số chênh lệch do đối chiếu từ sổ chi tiết/sổ cái lên báo cáo

- Các khoản mục bất thường trong số chênh lệch

Khi tìm kiếm bằng chứng cho số chênh lệch trọng yếu, KTV cần xác định bằng chứng cho toàn bộ số chênh lệch, chứ không riêng gì cho phần chênh lệch vượt quá Threshold Theo

đó, KTV cần lượng hóa bằng giá trị để giải thích số chênh lệch

(Nguồn: trích “biểu mẫu Công ty ACC_Việt Nam”)

Bước 6: Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Bảng 1.3 Kế hoạch kiểm toán tổng hợp cho tài khoản doanh thu

Người lập :

Người soát xét: Ngày:…/… /…

Kế hoạch kiểm toán tổng hợp cho tài khoản doanh thu 1832

Số tham chiếu Số dư tài khoản Số dư tài khoản này có

trọng yếu không?

Chúng ta xét đến mức độ trọng yếu khi xác định những số dư tài khoản trọng yếu và xử lýrủi ro cụ thể được xác định Khi đánh giá sự trọng yếu của số dư tài khoản chúng ta xemxét mức độ trọng yếu của số liệu ghi sổ cũng như là liệu chúng có ảnh hưởng đến sai sóttrọng yếu trên Báo cáo tài chính

Hướng dẫn chung

Chúng ta nên xem xét rủi ro của sai sót do gian lận và lỗi trên mỗi số dư tài khoản trọngyếu, xác định những nhóm nghiệp vụ chủ yếu để xác định rủi ro cụ thể Chúng ta cũng phảiquản lý được những gian lận và sai sót trọng yếu đã phát hiện được

Chúng ta xem xét mức độ rủi ro trọng yếu khi xác định những số dư tài khoản ttrọng yếu

và xử lý rủi ro cụ thê

Kế hoạch kiểm toán tài khoản trọng yếu

Đánh giá rủi ro của số dư tài khoản và mức độ rủi ro tiềm tàng.

Phân tích số dư tài khoản.

Xem xét chi tiết bản chất của số dư tài khoản bao gồm cả những nghiệp vụ bất thường và

Trang 19

phức tạp, ngoại trừ những số dư được xác định trong tài liệu kế hoạch, có ảnh hưởng đếncách xác định độ tin cậy kiểm toán.

Xem xét những nhân tố có thể làm tăng độ rủi ro của sai sót

Đối với mỗi số dư tài khoản trọng yếu, chúng ta phải xét xem liệu những nhân tố tồn tại cóthể làm tăng rủi ro của sai sót Nó bao gồm cả sự xem xét liệu có tình huống hoặc sự kiệnnào làm tăng rủi ro của gian lận và lỗi một cách đáng kể, cũng như đánh giá gian lận và lỗi

có thể dẫn tới những sai sót trọng yếu trên số dư tài khoản Yêu cầu phải quản lý đượcnhững gian lận hoặc sai sót trọng yếu mà đã phát hiện được

Chúng ta kiểm tra những sai sót ngẫu nhiên để có thể nhận ra những nhân tố có thể làmtăng rủi ro của của sai sót, sau đó chúng ta dùng những nhân tố đó để xác định rủi ro cụ thể

số dư tài khoản và mức độ sai sót tiềm tàng

Để nhận xét về những rủi ro cụ thể xem thêm những phần dưới đây

Có cần thiết phải xem xét những điểm sau đây không

Xem xét liệu số dư tài khoản :

1.Có bao gồm những nghiệp vụ phi hệ thống

2.Có những nghiệp vụ bất thường và phức tạp hay không, chẳng hạn như;

-Những nghiệp vụ phức tạp mà chúng ta tin rằng độ rủi ro do sai sót rất cao

-Những nghiệp vụ do Ban giám đốc quyết định không bình thường hoặc có ảnh hưởng trựctiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của Ban giám đốc

-Những nghiệp vụ bất thường trong kinh doanh của khách hàng

-Những nghiệp vụ bất thường về quy mô và bản chất với các bên liên quan

-Những nghiệp vụ có đặc điểm của những sự thanh toán bất hợp pháp

3 Trước đây khách hàng có phát hiện ra những lỗi tương tự như vậy

4 Có sự ước tính và điều chỉnh cuối kỳ

5 Có hàng loạt những nghiệp vụ không đúng so với hệ thống kế toán

6 Có được đối chiếu và soát xét chính xác thường xuyên hay chỉ những khoản mục đặcbiệt

7 Thể hiện rủi ro ngành nghề đối với công việc kinh doanh của khách hàng

8 Bị ảnh hưởng bởi những sức ép bất thường trong việc đưa ra báo cáo về những vấn đề cụthể

9 Có ảnh hưởng vì có những vấn đề liên quan đến tính chính trực của Ban quản trị

Các rủi ro chi tiết được phát hiện

Từ việc phân tích trên, có phát hiện được rủi ro nào đối với tài khoản này không

Nếu có, hãy chi tiết vào bảng dưới đây Các rủi ro này sẽ được tập hợp vào Bản tổng hợp

kế hoạch kiểm toán (mẫu 1810)

STT Chi tiết rủi ro Sai sót tiềm

tàng

Phương pháp kiểm toán (*)

Thủ tục kiểm toán

1

Trang 20

(*) Phương pháp kiểm toán áp dụng gồm 2 phương pháp:

- Thực hiện kiểm tra các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản (R=0,7)

- Thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ (R=2,0)

Các thủ tục kiểm toán tổng hợp cho phần kiểm tra chi tiết nghiệp vụ

Dưới đây là các thủ tục kiểm toán tổng hợp đối với tài khoản doanh thu Tùy theo từngtrường hợp cụ thể mà KTV có thể lựa chọn các thủ tục tổng hợp khác nhau Các thủ tụctổng hợp này sau sẽ được chi tiết hóa ở chương trình kiểm toán, được thực hiện khi kiểmtra chi tiết nghiệp vụ

hiện

1 KTV sẽ sử dụng phương pháp gì để kiểm tra doanh thu: phân tích

soát xét, kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai ?

Kết hợp

cả hai

2 Nếu thực hiện kiểm tra chi tiết, bên Nợ tài khoản Giá vốn hàng bán

có được kiểm tra đồng thời với bên Có của tài khoản Doanh thu

không ?

3 Có kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu bằng cách kiểm tra các

chứng từ xuất hàng hóa/dịch vụ phát sinh trước kỳ báo cáo hay kiểm

tra các hóa đơn bán hàng ghi chép sau kỳ báo cáo ?

4 Doanh thu với các bên thứ ba có trọng yếu không ? Không

5 Doanh thu bằng ngoại tệ có trọng yếu không ? Không

6 Có lý do nào để tin rằng doanh hàng bán bao gồm cả doanh thu bán

phế liệu không ?

Không

(Nguồn: trích “biểu mẫu Công ty ACC_Việt Nam”)

Bước 7: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty xây dựngSau khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát, xácđịnh mức độ trọng yếu, đánh giá rủi ro tiềm tàng, và tổng họp vào 1 bản kế hoạchkiểm toán Công ty thực hiện xây dựng chương trình kiểm toán

Bảng.1.4 Chương trình kiểm toán tài khoản doanh thu

Trang 21

Người lập: Ngày………… Người soát xét: Ngày………

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI KHOẢN DOANH THU Tham chiếu 8130

MP (đã điều chỉnh ảnh hưởng của thuế) (Form 1710)

Các sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường

Các sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường sau đây ảnh hưởng đến số dư tài khoản này chưa được xác định trong kế hoạch kiểm toán Xem xét ảnh hưởng của nó (nếu có) lên các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế cho tài khoản này

Sự kiện quan trọng / Giao dịch không bình thường

Soát xét các thông tin được tổng hợp dưới đây và đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán đảm bảo chỉ ra được các rủi ro

Chi tiết rủi ro Phương pháp

kiểm toán

Thủ tục kiểm toán

Người thực hiện

Nhận xét/ Tham chiếu

Thủ tục kiểm tra cơ bản (Không có rủi ro cụ thể được xác định)

Chương trình kiểm toán mẫu có thể được sử dụng để hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết tài khoản này Các câu trả lời khẳng định trong các câu hỏi liên quan đến kiểm toán số dưtài khoản này trong "Audit Plan by Account" sẽ tạo ra các thủ tục bổ sung hoặc thay thế trong chương trình kiểm toán mẫu

Chương trình này cần được sửa đổi, bổ sung nếu theo xét đoán của kiểm toán viên các thủ tục được mô tả chưa đủ để cover các rủi ro tiềm tàng liên quan hoặc chưa đưa ra các chỉ dẫn đầy đủ

để thực hiện kiểm tra chi tiết số dư tài khoản này trong từng trường hợp cụ thể

Sau khi trả lời các câu hỏi về "Thủ tục kiểm toán chi tiết" trong "Kế hoạch kiểm toán tài khoản Doanh thu - 1832", tiến hành các thủ tục trong bảng sau đây.

Các thủ tục kiểm toán tổng hợp

01 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu

02 Kiểm tra doanh thu

Trang 22

(Nguồn: trích “biểu mẫu Công ty ACC_Việt Nam”)

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, Công ty xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết và cụthể, Do đó trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTV thực hiện theo đúngchương trình kiểm toán đã xây dựng Trong khi thực hiện kiểm toán, nếu chươngtrình kiểm toán có điểm không phù hợp với thực tế thì KTV thực hiện có thể thayđổi, nhưng phải được sự đồng ý và giám sát của trưởng nhóm kiểm toán

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, khi đó Công ty tiến hànhtổng hợp thông tin, bằng chứng kiểm toán mà các KTV thu thập được Sau đó đưa

ra kết luận kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý cho khách hàng

1.3.2 Tổ chức thực hiện Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty tại công ty khách hàng.

Quy trình Kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty ACC_Việt Nam đượcminh họa với hai khách hàng cụ thể là Công ty Cổ phần ABC và Công ty Cổ phầnXYZ Quy trình được áp dụng đối với một khách hàng mới của Công ty (Công ty

Cổ phần ABC) và một khách hàng truyền thống của Công ty (Công ty Cổ phầnXYZ)

Đối với khách hàng mới Công ty thực hiện gửi thư mời kiểm toán, hoặc khikhách hàng có thư đề nghị kiểm toán KTV sẽ thu thập một số thông tin ban đầu vềkhách hàng và khi khách hàng chấp nhận kiểm toán thì Công ty và khách hàng thựchiện ký kết hợp đồng kiểm toán

Do khách hàng mới, do chưa có thông tin cụ thể về khách hàng, hiểu biết rõ

về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Vì vậy KTV thực hiện thu thập tài liệu khảosát về thông tin và hoạt động của khách hàng rất được chú trọng Bao gồm tiến hànhThu thập đầy đủ thông tin về nghĩa vụ pháp lý và tình hình hoạt động kinh doanhcủa khách hàng

Đối với khách hàng truyền thống, khi ký hợp đồng kiểm toán Công ty chỉ cầnthay đổi một số điều lệ cho phù hợp với tình hình thực tế đã thay đổi so với năm

Trang 23

kiểm toán trước Ví dụ Công ty Cổ phần XYZ là khách hàng truyền thống hoạt độngchủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ, phần mềm KTV sẽ cập nhật cácthông tin thay đổi so với năm trước, các nguồn thông tin này chủ yếu do phỏng vấnBan giám đốc, Phòng kế toán, tìm hiểu một số thông tin quan trọng qua các nguồninternet, báo chí… cập nhật các phần mềm, dịch vụ, hoặc chương trình khuyến mạitung ra trên thị trường, và công việc kiểm toán cần chú ý tới các thay đổi này

Đối với khách hàng truyền thống sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hằng năm,Công ty sẽ có đề nghị với khách hàng mong muốn được tiếp tục kiểm toán và nămtài chính sau Điều này vừa duy trì khách hàng kiểm toán, vừa giảm thiểu được chiphí tìm kiếm khách hàng mới

Như vậy khi áp dụng chương trình kiểm toán của Công ty đối với khách hàng

cụ thể KTV thực hiện vừa phải tuân theo chương trình kiểm toán quy định củaCông ty, đồng thời có sự linh hoạt với khách hàng cụ thể khi tiến hành kiểm toán.Sau đây là quy trình Kiểm toán khoản mục doanh thu được thực hiện tại haikhách hàng cụ thể

Giai đoạn1: Lập kế hoạch kiểm toán: các KTV của Công ty sẽ tiến hành các

công việc sau

Một là: Chuẩn bị kiểm toán

Trang 24

Khách hàng Công ty Cổ phần ABC

Đầu tiên, trước khi bắt đầu vào cuộc kiểm toán, đại diện Ban Giám đốc Công

ty và Công ty Cổ phần ABC sẽ cùng thảo luận về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán

Do là khách hàng mới của Công ty, nhằm mục đích đem lại hiệu quả cao nhất chocông việc kiểm toán, Công ty tổ chức một cuộc khảo sát để thu thập thông tin và tìmhiểu yêu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng phục vụ khách hành, trên cơ sở đóxác định chi phí kiểm toán, và lập kế hoạch kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập

kế hoạch giao dịch và phục vụ với khách hàng, bao gồm: Kế hoạch họp mặt kháchhàng, kế hoạch phục vụ khách hàng, kiểm tra các điều kiện phục vụ công việc vàcác tài liệu cần được khách hàng cung cấp Trong cuộc họp với khách hàng kiểmtoán viên sẽ thảo luận các thông tin cơ bản liên quan đến cuộc kiểm toán như: Thờigian kiểm toán, thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức, nhóm kiểm toánthực hiện kiểm toán cũng như các tài liệu yêu cầu phía khách hàng cung cấp chocuộc kiểm toán Đồng thời ký kết hợp đồng kiểm toán

Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp bao gồm

Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán

Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, hoặc theo loại dịch vụ theo tháng (quí) và theo từng bộ phận (nếu có)

Các tờ khai thuế GTGT

Các chứng từ, tài liệu khác liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ, các khoản giảm trừ doanh thu

Khách hàng Công ty Cổ phần XYZ

Công ty Cổ phần XYZ là khách hàng truyền thống của Công ty và đượcCông ty kiểm toán liên tiếp năm thứ 3 nên việc thu thập thông tin không mất nhiềuthời gian Tất cả những thông tin về khách hàng đã được lưu trong hồ sơ kiểm toánchung và hồ sơ kiểm toán năm Kiểm toán viên chỉ cần tiến hành thu thập thêm một

Trang 25

số thông tin quan trọng phát sinh trong năm tài chính có ảnh hưởng đến cuộc kiểmtoán năm tài chính này

Hai là: Tìm hiểu thông tin và hoạt động của khách hàng

Chương trình kiểm toán được xây dựng vê Tìm hiểu thông tin và hoạt độngcủa khách hàng được áp dụng chung cho mọi khách hàng Các yêu cầu tìm hiểu vềthông tin và hoạt động của khách hàng phải được thu thập đầy đủ Tuy nhiên đối vớikhách hàng truyền thống và khách hàng mới lại có sự khác nhau cụ thể

Khách hàng Công ty Cổ phần ABC

Đây là một khách hàng mới của Công ty nên việc tìm hiểu và thu thập đầy đủthông tin là rất quan trọng KTV thực hiện yêu cầu phải thu thập toàn bộ các thôngtin của khách hàng theo đúng quy trình kiểm toán đã được Công ty xây dựng và đạtyêu cầu của quá trình đánh giá, khảo sát về khách hàng

Thực hiện tìm hiểu thông tin, khảo sát, đánh giá ban đầu về khách hàng…Trong giai đoạn này, các KTV của Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tinkhái quát nhất về công ty khách hàng như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinhdoanh, kết quả hoạt động trong mấy năm qua…

Để thu thập thông tin về khách hàng, KTV phải kết hợp quan sát đồng thờiphỏng vấn Ban giám đốc và thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập và Điều

lệ công ty; các BCTC như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh…; Biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài nămtrước; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; Các hợpđồng và cam kết quan trọng…

Bảng 1.5.Tìm hiểu thông tin khách hàng Công ty Cổ phần ABC

Người soát xét: Trương Khắc Tâm Người lập: Nguyễn Sỹ Cường

THÔNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG 1410

GIỚI THIỆU CHUNG

Trong việc thực hiện một cuộc kiểm toán, chúng ta phải có hoặc thu nhận những thông tin

về hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ để giúp cho việc xác định và tìm hiểu những sự kiện, nghiệp vụ và cách thức thực hiện để trên cơ sở xét đoán, có thể xác định được những ảnh hưởng trọng yếu tới cuộc kiểm toán và báo cáo tài chính.

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Trang 26

Trong việc tìm hiểu việc kinh doanh của khách hàng, chúng ta cần chú ý những điểm sau:

Những nhân tố nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

Chủ sở hữu và cơ cấu tổ chức:

(Vẽ sơ đồ về cơ cấu hình thành nên Công ty)

Khái quát chung

Công ty Cổ phần ABC được thành lập do chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước từCông ty Xây dựng 225, số đăng ký kinh doanh 113012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/11/1999

Công ty Cổ phần ABC được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lầnđầu số 4103003409 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 19tháng 05 năm 2005 với vốn điều lệ đăng ký là 4.000.000.000 VND, kể từ khi đi vào hoạtđộng công ty đã 03 lần sửa đổi giấy phép đăng ký kinh doanh:

và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước

Hoạt động kinh doanh

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày 31/07/2007 thìngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty gồm:

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, sânbay, bến cảng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị - khu công nghiệp;

- Xây lắp công trình đường dây và trạm biến thế điện;

- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng;

- Gia công sửa chữa cơ khí (không sản xuất, gia công tại trụ sở);

Các đội thi công

Ban Giám Đốc

Phòng kỹ thuậtPhòng Hành Chính

Phòng kinh doanh

Các đội thi côngPhòng Tài chinh – Kế toán

Trang 27

- Kinh doanh nhà ở;

- Mua bán vật tư, vật liệu, thiết bị phụ tùng ngành xây dựng;

- Đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh và quản lý chợ

Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

Các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đã điều hành Công ty cho nămtài chính kết thúc tại ngày 31/12/2009 gồm:

Hội đồng quản trị

Bà Nguyễn Thị Thảo Uỷ viên HĐQT

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc

Ông Nguyễn Hữu Sáu Giám đốc

Ông Đoàn Hồng Ngọc Phó Giám đốc (miễn nhiệm từ ngày 15/09/2009)Ông Trần Văn Tuỳ Phó Giám đốc

1.Những điểm quan trọng trong chính sách kế toán

Sau đây là những chính sách kế toán quan trọng được Công ty áp dụng trong việclập Báo cáo tài chính:

a) Cơ sở lập Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán hiện hành tại Việt Nam

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Năm tài chính kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch

b) Chế độ kế toán áp dụng

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

c) Áp dụng Luật kế toán và các Chuẩn mực kế toán Việt nam

Trong năm tài chính 2008, Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam ("VAS") ban hành đợt 01, đợt 02, đợt 03, đợt 04 và đợt 05 hướng dẫn kế toán sau:

Chuẩn mực số 01 Chuẩn mực chung

Chuẩn mực số 02 Hàng tồn kho

Chuẩn mực số 03 Tài sản cố định hữu hình

Chuẩn mực số 04 Tài sản cố định vô hình

Chuẩn mực số 05 Bất động sản đầu tư

Chuẩn mực số 06 Thuê tài sản

Chuẩn mực số 07 Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Chuẩn mực số 10 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Chuẩn mực số 11 Hợp nhất kinh doanh

Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác

Trang 28

Chuẩn mực số 15 Hợp đồng xây dựng

Chuẩn mực số 16 Chi phí đi vay

Chuẩn mực số 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực số 18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

Chuẩn mực số 19 Hợp đồng bảo hiểm

Chuẩn mực số 21 Trình bày báo cáo tài chính

Chuẩn mực số 22 Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổchức tài chính tương tự

Chuẩn mực số 23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán nămChuẩn mực số 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chuẩn mực số 25 Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con

Chuẩn mực số 26 Thông tin tài chính về các bên liên quan

Chuẩn mực số 27 Báo cáo tài chính giữa năm tài chính

Chuẩn mực số 28 Báo cáo bộ phận

Chuẩn mực số 29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sótChuẩn mực số 30 Lãi trên cổ phiếu

d) Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định theo nguyên tắc giá gốc, giá xuất kho được xác định theo phương pháp nhập trước, xuất trước, phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên Hàng tồn kho chủ yếu gồm các nguyên liệu, vật tư hàng hoá tại thời điểm cuối kỳ kế toán

Hiện tại Công ty chưa ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

để có cơ sở phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho

e) Tài sản cố định hữu hình và khấu hao

Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá và khấu hao luỹ kế Nguyên giá tàisản cố định được xác định bằng giá mua hoặc giá trị quyết toán công trình (trừ các khoảnchiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đượchoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sửdụng Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thờigian sử dụng ước tính của tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiện phùhợp với các quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định.Danh mục Tỷ lệ khấu hao (năm)

Trang 29

Tài sản cố định vô hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế Tài sản cố định vô hình bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu … Tài sản

cố định vô hình được khấu hao theo thời gian sử dụng ước tính tối đa đến 20 năm, riêng đối với Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất không thời hạn thì không tính trích khấu hao

f) Ghi nhận doanh thu

Doanh thu của Công ty chủ yếu là doanh thu từ hoạt động xây lắp, thi công các côngtrình dân dụng, công nghiệp Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở ký kết hợp đồng với khách hàng, phát hành hoá đơn và được khách hàng chấp nhận thanh toán

Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng được ghi nhận trên cơ sở thông báo về lãi tiền gửi hàng tháng của ngân hàng

g) Thuế

Công ty áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động xây lắp, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp là 10% Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn trong 02 năm đầu và giảm 50% trong 02 năm tiếp theo khi Công ty chuyển từ DNNN thành Công ty Cổ phần Các khoản thuế và lệphí khác phải nộp theo quy định hiện hành và sẽ được tất toán khi cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty căn cứ vào các quy định hiệnhành về thuế Tuy nhiên những quy định này thay đổi theo trong thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế

có thẩm quyền

Các loại thuế, phí và lệ phí khác được tính và nộp theo quy định hiện hành của Nhà nước

h) Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng,các khoản ký cược, ký quỹ, các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư có khả năngthanh khoản cao Các khoản có khả năng thanh khoản cao là các khoản có khả năngchuyển đổi thành các khoản tiền mặt xác định và ít rủi ro liên quan đến việc biến động giátrị chuyển đổi của các khoản này

i) Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ

Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng ViệtNam theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụnày được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Số dư các khoản mục tiền

tệ gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc năm tài chính kế toán được đánh giá lại theo tỷ giá bìnhquân liên ngân hàng tại thời điểm cuối năm Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lạicác khoản này được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Lãi chênh lệch

tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc năm tài chính kế toán không được dùng

để chia cho cổ đông

Chênh lệch tỷ giá phát sinh tại các Ban quản lý dự án đang trong quá trình xây dựng được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán và được hạch toán vào kết quả hoạt động sản

Trang 30

xuất kinh doanh khi kết thúc quá trình xây dựng.

j)Dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng phải thu khó đòi được lập vào thời điểm cuối năm tài chính cho những khoản công nợ phải thu đã quá hạn thanh toán trên 2 năm hoặc khách hàng đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản, truy tố hoặc gặp các khó khăn tương tự khác phù hợp với quy định tại Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính về việc

“Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp”

k) Dự phòng trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán theo quy định tại Thông tư số

82/2003/TT - BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫn trích lập, quản

lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp”

l) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang bao gồm các khoản chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản) và chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định còn chưa hoàn thành tại ngày kết thúc năm tài chính Chi phí xây dựng cơ bản được ghi nhận theo giá gốc Tài sản sau khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được trích khấu hao giống như các tài sản cố định khác, bắt đầu từ khi tài sản được đưa vào sử dụng

m) Chi phí đi vay

Lãi tiền vay của khoản vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đó được đưa vào sử dụng Lãi tiền vay trong các trường hợp còn lại được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Lãnh đạo chủ chốt

Nguyễn Hữu Sáu Giám đốc Số 122 - Chu Văn An - TP Hồ Chí Minh

Nhân sự kế toán

Nguyễn Kim Thanh Kế toán trưởng Số 122 - Chu Văn An - TP Hồ Chí MinhTrần Thị Ngọc Linh Kế toán tổng hợp Số 122 - Chu Văn An - TP Hồ Chí Minh

Và các nhân sự kế toán Số 122 - Chu Văn An - TP Hồ Chí Minh

Những vấn đề nhân sự khác

Không có vấn đề phát sinh

Yêu cầu báo cáo

(Thời hạn nộp BC, yêu cầu về các BC đặc biệt khác từ Công ty Mẹ, nếu có)

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và Thư quản lý được lập thành 6 bộ tiếng việt

Thuế

Trang 31

Như đã trình bày trong mục chính sách kế toán - Phần thuế.

Không có gì đặc biệt trong chính sách thuế áp dụng tại Công ty

Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

Những nhân tố ngành

(Các yếu tổ ảnh hưởng tới hoạt động trong ngành đặc thù)

- Nhu cầu cung ứng về lao động chuyên ngành xây dựng:

+ Sự phát triển của ngành xây dựng nói chung tại Việt Nam

+ Nhu cầu và khả năng đáp ứng những đòi hỏi về lao động chuyên ngành xây dựng nóichung và tư vấn xây dựng nói riêng

- Nhu cầu cung ứng về lao động phổ thông:

+ Nguồn lao động đáp ứng, nhu cầu và khả năng tương ứng của Công ty

Môi trường kinh doanh chung

- Nhu cầu cung ứng về lao động chuyên ngành xây dựng:

+ Sự phát triển của ngành xây dựng nói chung tại Việt Nam

+ Nhu cầu và khả năng đáp ứng những đòi hỏi về lao động chuyên ngành xây dựng nóichung và tư vấn xây dựng nói riêng

- Nhu cầu cung ứng về lao động phổ thông:

+ Nguồn lao động đáp ứng, nhu cầu và khả năng tương ứng của Công ty

Những điều luật và quy định có thể ảnh hưởng tới hoạt động của công ty

+ Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính

+ Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính

+ Thông tư 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài Chính

+ Thông tư số 81/2004/NĐ-CP ngày 13/08/2004 của Chính phủ và Thông tư số03/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội

+ Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và thông tư 33/2005/TT-BTCngày 29/04/2005 hướng dẫn nghị định 199

Ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản

(Nêu tên, địa chỉ NH và số tài khoản tại mỗi NH)

Trang 32

1 NH Đầu tư và Phát tiển Việt Nam – Chi nhánh Chu Văn An.

2 NH Công thương Việt Nam

về khách hàng đã được thu thập và lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung, và Hồ sơ kiểmtoán năm từ các năm trước và Công ty chỉ bổ sung thêm những thông tin mới nếu

nó có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của doanh nghiệp

Sau đây là biểu mẫu tìm hiểu thông tin khách hàng của Công ty Cổ phần XYZ lưu trong hồ sơ kiểm toán năm trước của Công ty

Bảng 1.6 Tìm hiểu thông tin khách hàng Công ty Cổ phần XYZ

Người soát xét: Đinh Hoàng Anh Người lập: Đào Thị Hằng

THÔNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG 1410 GIỚI THIỆU CHUNG

Trong việc thực hiện một cuộc kiểm toán, chúng ta phải có hoặc thu nhận những thông tin

về hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ để giúp cho việc xác định và tìm hiểu những sự kiện, nghiệp vụ và cách thức thực hiện để trên cơ sở xét đoán, có thể xác định được những ảnh hưởng trọng yếu tới cuộc kiểm toán và báo cáo tài chính.

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Trong việc tìm hiểu việc kinh doanh của khách hàng, chúng ta cần chú ý những điểm sau:

Những nhân tố nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

Chủ sở hữu và cơ cấu tổ chức:

(Vẽ sơ đồ về cơ cấu hình thành nên Công ty)

Trang 33

Ban Giám Đốc

Phòng Tài chinh – Kế toánPhòng kinh doanhPhòng kỹ thuậtPhòng Hành Chính

Phòng lập trình 1Phòng lập trình 2

Khái quát chung

Công ty Cổ phần XYZ được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số

0103001810 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 23 tháng 01năm 2003 sửa đổi đăng ký kinh doanh lần thứ sáu ngày 27 tháng 05 năm 2008;

Tên giao dịch của công ty: Công ty Cổ phần XYZ

Công ty có trụ sở chính tại: Số 28 A4 - Phạm Hồng Thái - P Trúc Bạch - Q BaĐình - TP Hà Nội

Hoạt động kinh doanh

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103001810 ngày 23 tháng 01 năm

2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp và các lần sửa đổi bổ sung Công ty hoạt độngtrong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất buôn bán phần cứng phần mềm tin học;

- Đào tạo tin học;

- Dịch vụ thương mại điện tử;

- Đại lý cung cấp dịch vụ kết nối Internet;

- Buôn bán mỹ phẩm máy móc phụ tùng vật tư cho ngành xây dựng công nghiệp,

dân dụng hàng may mặc xe gắn máy xe ô tô hàng thủ công mỹ nghệ lương thực thựcphẩm, nông sản;

- Đại lý mua đại lý bán ký gửi hàng hoá;

- Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật tư vấn và cung cấp các giảipháp tin học;

- Tư vấn đầu tư tài chính và thương mại trong nước và nước ngoài;

- Kinh doanh cửa hàng ăn uống khách sạn;

- Cho thuê phương tiện máy móc thiết bị công nghiệp xây dựng và dân dụng;

- Vận chuyển khách du lịch dịch vụ lữ hành;

- Xây dựng và lắp đặt hệ thống chống sét cột anten;

- Xây dựng và lắp đặt công trình bưu chính viễn thông;

- Tư vấn lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng bảo hành máy móc thiết bị điện tử tin học viễnthông ;

- không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình;

Trang 34

- Mua bán vật tư máy móc thiết bị bưu chính viễn thông.;

Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

Các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đã điều hành Công ty cho nămtài chính kết thúc tại ngày 31/12/2009 gồm

Hội đồng quản trị

Ông Đào Xuân Ánh Chủ tịch HĐQT

Ông Nguyễn Anh Tuấn Uỷ viên HĐQT

Bà Nguyễn Thị Thu Cúc Uỷ viên HĐQT

Ban Giám đốc

Ông Nguyễn Anh Tuấn Giám đốc

Ông Trần Tuấn Nam Phó Giám đốc

Ông Lưu Trường Huy Phó Giám đốc

2.Những điểm quan trọng trong chính sách kế toán

Sau đây là những chính sách kế toán quan trọng được Công ty áp dụng trong việclập Báo cáo tài chính này:

a) Cơ sở lập Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc vàphù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam Các nguyên tắcnày bao gồm các quy định tại các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán ViệtNam và các quy định về kế toán hiện hành tại Việt Nam

Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ

b) Chế độ kế toán áp dụng

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006

c) Áp dụng Luật kế toán và các Chuẩn mực kế toán Việt nam

Trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2008, Công ty đã áp dụng các Chuẩnmực kế toán Việt Nam ("VAS") ban hành đợt 01, đợt 02, đợt 03, đợt 04 và đợt 05 hướngdẫn kế toán sau:

Chuẩn mực số 01 Chuẩn mực chung

Chuẩn mực số 02 Hàng tồn kho

Chuẩn mực số 03 Tài sản cố định hữu hình

Chuẩn mực số 04 Tài sản cố định vô hình

Chuẩn mực số 06 Thuê tài sản

Chuẩn mực số 07 Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Chuẩn mực số 08 Thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh

Chuẩn mực số 10 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực số 15 Hợp đồng xây dựng

Chuẩn mực số 16 Chi phí đi vay

Chuẩn mực số 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực số 18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

Trang 35

Chuẩn mực số 19 Hợp đồng bảo hiểm

Chuẩn mực số 21 Trình bày báo cáo tài chính

Chuẩn mực số 22 Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổchức tài chính tương tự

Chuẩn mực số 23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán nămChuẩn mực số 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chuẩn mực số 25 Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vàocông ty con

Chuẩn mực số 26 Thông tin tài chính về các bên liên quan

Chuẩn mực số 27 Báo cáo tài chính giữa năm tài chính

Chuẩn mực số 28 Báo cáo bộ phận

Chuẩn mực số 29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sótChuẩn mực số 30 Lãi trên cổ phiếu

d) Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần cóthể thực hiện được Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến vàcác chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sảnxuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phíước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Phươngpháp tính giá hàng tồn kho là thực tế đích danh

e) Tài sản cố định hữu hình và khấu hao

Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá và khấu hao luỹ kế

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do mua mới bao gồm giá mua và toàn bộ chi phíliên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trìnhhoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh công chiphí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác có liên quan

Đối với các tài sản cố định được bàn giao từ đầu tư xây dựng trong năm hoàn thànhnhưng chưa được phê duyệt quyết toán, giá trị ghi tăng nguyên giá tài sản cố định là chiphí thực hiện đầu tư tính đến thời điểm bàn giao Khi quyết toán công trình được duyệt,nguyên giá tài sản cố định sẽ được điều chỉnh theo giá trị quyết toán

Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trênthời gian hữu dụng ước tính phù hợp với tỷ lệ khấu hao theo quy định tại Quyết định số206/2003/QĐ - BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:

Loại tài sản Thời gian khấu hao (Năm)

Trang 36

Tài sản cố định vô hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế.Tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính… Tài sản cố định vô hình được khấu haotheo thời gian sử dụng ước tính tối đa không quá 20 năm, riêng đối với Tài sản cố định vôhình là quyền sử dụng đất không thời hạn thì không tính trích khấu hao.

f) Ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận trên cơ sở hàng đã giao,dịch vụ đã hoàn thành và người mua chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu đượctiền hay chưa thu được tiền Doanh thu của Công ty chủ yếu là doanh thu từ hoạt động sảnxuất, dịch vụ và thương mại phần mềm

Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư các tàikhoản tiền gửi và lãi suất áp dụng

g) Thuế

Công ty áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Thuế giá trị giatăng đầu ra đối với sản phẩm phần mềm xuất khẩu là 0%, phần mềm bán trong nướckhông chịu thuế giá trị gia tăng Công ty là đơn vị hạch toán độc lập Các khoản thuế và lệphí khác phải nộp theo quy định hiện hành và sẽ được tất toán khi cơ quan thuế và các cơquan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra quyết toán

Việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty căn cứ vào các quy định hiệnhành về thuế Tuy nhiên những quy định này thay đổi theo trong thời kỳ và việc xác địnhsau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế

có thẩm quyền

Các loại thuế, phí và lệ phí khác được tính và nộp theo quy định hiện hành của Nhànước

h) Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng,các khoản ký cược, ký quỹ, các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư có khả năngthanh khoản cao Các khoản có khả năng thanh khoản cao là các khoản có khả năngchuyển đổi thành các khoản tiền mặt xác định và ít rủi ro liên quan đến việc biến động giátrị chuyển đổi của các khoản này

i) Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ

Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng ViệtNam theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp

vụ này được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Số dư các khoản mụctiền tệ gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc năm tài chính kế toán được đánh giá lại theo tỷ giáphát sinh thực tế của Ngân hàng giao dịch tại thời điểm cuối năm Chênh lệch tỷ giá phátsinh do đánh giá lại các khoản này được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc năm tài chính kếtoán không được dùng để chia cho cổ đông

j) Dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng phải thu khó đòi được lập vào thời điểm cuối năm tài chính theo quy địnhtại Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ

Trang 37

trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tưtài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanhnghiệp”.

k) Dự phòng trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán theo quy định tại Thông tư số82/2003/TT - BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫn trích lập, quản

lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp”

l) Chi phí đi vay

Lãi tiền vay của khoản vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng, mua sắmtài sản cố định được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đó được đưa vào sửdụng Lãi tiền vay trong các trường hợp còn lại được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh

Lãnh đạo chủ chốt

Nguyễn Anh Tuấn Giám đốc Phạm Hồng Thái - Ba Đình – Hà Nội

Nhân sự kế toán

Cao Thị Việt Hằng Kế toán trưởng Phạm Hồng Thái - Ba Đình – Hà NộiNguyễn Quang Hiệp Kế toán tổng hợp Phạm Hồng Thái - Ba Đình – Hà Nội

Yêu cầu báo cáo

(Thời hạn nộp BC, yêu cầu về các BC đặc biệt khác từ Công ty Mẹ, nếu có)

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và Thư quản lý được lập thành 6 bộ tiếng Việt

Thuế

Như đã trình bày trong mục chính sách kế toán - Phần thuế

Không có gì đặc biệt trong chính sách thuế áp dụng tại Công ty

Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

Những nhân tố ngành

(Các yếu tổ ảnh hưởng tới hoạt động trong ngành đặc thù)

Nhu cầu cung ứng phần mềm

Môi trường kinh doanh chung

- Thị trường phần mềm Việt Nam

- Môi trường kinh tế và đầu tư nói chung của Việt Nam

Những điều luật và quy định có thể ảnh hưởng tới hoạt động của công ty

+ Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính

+ Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính

+ Thông tư 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài Chính

+ Thông tư số 81/2004/NĐ-CP ngày 13/08/2004 của Chính phủ và Thông

Trang 38

tư số 03/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Liên tịch Bộ Tàichính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và thông tư BTC ngày 29/04/2005 hướng dẫn nghị định 199

Ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản

(Nêu tên, địa chỉ NH và số tài khoản tại mỗi NH)

-Ngân hàng TM CP Quân Đội

-Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

(Nguồn: trích “Hồ sơ kiểm toán năm 2010 Công ty ACC_Việt Nam”)

Ba là: Đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát đối với khoản mục doanh thu

Trong bước này, Tại Công ty khi tiến hành kiểm toán sẽ thực hiện các công việc sau:

Bước 1: Đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ BCTC

Rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ BCTC được Công tyđánh giá trên ba mức độ: thấp, trung bình, cao KTV sẽ đưa ra các câu hỏi nhằmđánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ BCTC Căn cứ vàotừng câu trả lời đối với một vấn đề cụ thể, đặc biệt là xem xét tầm quan trọng củavấn đề đó tới các thông tin trên BCTC, KTV sẽ đánh giá rủi ro Kiểm toán và môitrường kiểm soát

Trang 39

Đối với khách hàng Công ty Cổ phần ABC

Do là khách hàng năm đầu tiên nên để đánh giá rủi ro Kiểm toán và môitrường kiểm soát, KTV tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng, như: tínhchính trực của Ban quản trị, cơ cấu tổ chức, phân công quyền hạn và trách nhiệm,kinh nghiệm, ý kiến của KTV trên Báo cáo kiểm toán năm trước… Sau đó, lập bảngđánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ BCTC đối với Công

ty Cổ phần ABC

Bảng 1.7 Đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ BCTC

đối với Công ty Cổ phần ABC

Đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát trên toàn bộ BCTC

Rủi ro kiểm toán

Môi trườn

g kiểm soát

Có vấn đề nào đáng lưu ý không?

Tha m chiếu

1 Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với

quan điểm và tính chính trực của Ban quản trị

cũng như thể tin tưởng vào những thông tin mà

2 Có những lý do nào để băn khoăn với những

cam kết về sự hợp lý và chính xác của BCTC?  Không

3 Có những lý do nào để băn khoăn tới những

cam kết của Ban quản trị để thiết lập và duy trì

hệ thống thông tin và kế toán đáng tin cậy hay

một HTKSNB đáng tin cậy?

4 Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và

5 Quá trình KSQL có bất hợp lý với quy mô

và hình thức KD không, có lý do nào để băn

khoăn về khả năng của Ban quản trị trong việc

giám sát và điều hành hoạt động có hiệu quả

cũng như việc phân công trách nhiệm?

6 Phương pháp phân công quyền hạn và trách

nhiệm có bất hợp lý với quy mô và hình thức

Trang 40

7 Có lý do nào để băn khoăn về phương pháp

8 Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có

bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh

9 Ban giám đốc và nhóm kiểm toán nội bộ của

DN có bất hợp lý với quy mô và hình thức KD

10 Có lý do nào để băn khoăn về hình thức

11 Có những ảnh hưởng bên ngoài nào trong

môi trường KD tác động đến hoạt động và khả

12 Ban quản trị có chịu áp lực nào trong việc

đưa ra kết quả tài chính cụ thể hay không? 

13 Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ răng DN

không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian

14 Có lý do nào để băn khoăn về những ảnh

hưởng xung quanh cuộc kiểm toán không?  Không

Kết luận: Hệ thống KSNB của TSCĐ là trung bình

Phân tích rủi ro:

KTV tiến hành trả lời một số câu hỏi:

- Có vấn đề gì nói rằng việc kiểm toán của chúng ta sẽ bị thắc mắc bởi bên thứ ba về tínhkhông độc lập không?

Trả lời: Không

- Có vấn đề tranh chấp giữa DN với một khách hàng nào đó của hãng dẫn tới việc tranh chấplợi ích không?

Trả lời: Không

- Liệu DN hay bộ phận chính của nó bị bán hay không?

Trả lời: Không, KTV đã đi tham quan đơn vị và kiểm tra các giấy tờ chứng minh cho quyền

sở hữu của đơn vị

- Kết quả của cuộc kiểm toán liệu có được các KTV khác tin tưởng hay không?

Ngày đăng: 14/09/2018, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w