1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NIÊN LUẬN Thực tiễn đình chỉ điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Huế và kiến nghị

37 322 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 273,95 KB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NIÊN LUẬNĐỀ TÀI:

THỰC TIỄN ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ KIẾN NGHỊ

Giáo viên hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:

Lớp: K37E – Luật HọcMSV: 13A5011113

Huế, tháng 03 năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan niên luận: “Thực tiễn đình chỉ điều tra vụ án hình

sự trên địa bàn thành phố Huế và kiến nghị” là công trình nghiên cứu khoa

học của riêng tôi, không sao chép bất kì tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kì đâu Các số liệu, kết quả được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.

Huế, ngày 14 tháng 03 năm 2016 Sinh viên

Võ Trọng Hiếu

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:

CQĐT: Cơ quan điều tra

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của Niên luận 3

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNHSỰ 4

1.1 Khái niệm của đình chỉ điều tra vụ án hình sự trong tố tụng hình sự 4

1.2 Mục đích, ý nghĩa của đình chỉ điều tra vụ án hình sự 6

1.3 Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc áp dụng thủ tục đình chỉ điều tra vụ án hình sự 8

Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐÌNHCHỈ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐHUẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 10

2.1 Quy định pháp luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra vụ án hình sự 10

2.1.1 Căn cứ đình chỉ điều tra 10

2.1.2 Thẩm quyền đình chỉ điều tra 15

2.1.3 Thủ tục đình chỉ điều tra 16

2.1.4 Các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự sau khi đình chỉ điều tra 16

2.2 Thực tiễn đình chỉ điều tra trên địa bàn thành phố Huế 17

2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội và tội phạm trên địa bàn thành phố Huế 17

Trang 5

2.2.4 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 26

2.3 Một số đề xuất, kiến nghị 26

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 6

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Trong xã hội hiện nay, khi mà nền kinh tế đang trên đà phát triển, đất nước bước vào thời kì hội nhập, quyền lợi của con người ngày càng phải được quan tâm, bảo vệ Các cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các quyết định đúng đắn để bảo vệ người dân, không để oan người vô tội Nhiệm vụ của pháp luật tố tụng hình sự cũng là để không bỏ sót tội phạm, không làm oan người vô tội Nhưng trên thực tế không phải tất cả vụ án đều được xử lý một cách nghiêm minh, chính xác, đúng pháp luật Vẫn có những vụ án oan sai đau lòng như vụ ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn,… bị oan sai, chịu tù tội hàng chục năm, lợi ích chính đáng của con người bị xâm phạm nghiêm trọng.

Trong khi Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định cụ thể rằng nếu không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm thì vụ án phải bị đình chỉ hoặc đình chỉ đối với bị can không thực hiện tội phạm Tuy nhiên quy định đó lại không được áp dụng một cách triệt để và công tâm Vẫn có những cán bộ, công chức nhà nước mang danh là người bảo vệ công lý, có trách nhiệm làm sáng tỏ sự thật vụ án lại không tìm những chứng cứ gỡ tội cho bị can mà lại cố tình quy kết mọi tội phạm cho họ để hưởng thành tích Những vụ án, bị can đáng lẽ phải đình chỉ lại làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố dẫn đến hàng loạt sai phạm khác Không chỉ thế, việc đình chỉ điều tra hiện nay còn rất nhiều bất cập, vi phạm khác Việc này không thể tiếp diễn như vậy được, phải có biện pháp cứng rắn giải quyết tận gốc vấn đề này.

Đình chỉ điều tra vụ án hình sự là một hoạt động rất quan trọng Cần phải nhận thức rõ đó là quá trình các Cơ quan điều tra nhìn nhận lại vụ án một cách toàn diện khách quan những gì đã thu thập được trong quá trình điều tra, từ đó đưa ra quyết định chính xác Quá trình nhìn nhận đó phải thực sự công tâm, đúng pháp luật, không vì chạy đua theo thành tích mà có những quyết định sai lầm, đưa người vô tội vào vòng lao lý.

Trang 7

Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực tiễn đình

chỉ điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Huế và kiến nghị” Qua

việc nghiên cứu đề tài, tôi hi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về đình chỉ điều tra và thực tiễn áp dụng tại thành phố Huế Từ đó có thể đưa ra một số đề xuất, kiến nghị giúp hoạt động đình chỉ điều tra đạt chất lượng tốt hơn.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là làm rõ một số vấn đề lý luận và quy định

của pháp luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra vụ án hình sự; làm rõ thực tiễn đình chỉ điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Huế Từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đình chỉ điều tra vụ án hình sự.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Về mặt lý luận: Phân tích khái niệm, căn cứ, thủ tục đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá thực tiễn áp dụng đình chỉ điều tra tại địa bàn thành phố Huế.

- Về mặt thực tiễn: Chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế của việc đình chỉ điều tra vụ án hình sự trên thực tế, nhất là những điểm bất cập Từ đó kiến nghị các giải pháp để việc đình chỉ điều tra đạt hiệu quả cao.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài niên luận là một số vấn đề lý luận, quy

định pháp luật và thực tiễn hoạt động đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra; bên cạnh đó còn đề cập đến các hoạt động khác liên quan như việc kiểm sát đình chỉ điều tra của Viện kiểm sát,…

Phạm vi nghiên cứu: Bài niên luận chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn

đình chỉ điều tra trên địa bàn thành phố Huế trong giai đoạn gần đây (2011-2015); không đề cập đến hoạt động đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát, Tòa án.

Trang 8

4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của bài là quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý khác.

Bài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử,…

5.Kết cấu của Niên luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của niên luận gồm hai chương:

Chương 1: Lý luận chung về đình chỉ điều tra vụ án hình sự.

Chương 2: Quy định pháp luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra vụ án hình sự Thực tiễn tại thành phố Huế và một số kiến nghị.

Trang 9

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNHSỰ

1.1 Khái niệm của đình chỉ điều tra vụ án hình sự trong tố tụnghình sự

Để hiểu rõ khái niệm “đình chỉ điều tra vụ án hình sự” trong tố tụng hình sự, trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm “đình chỉ” Theo từ điển Tiếng Việt, “đình chỉ” nghĩa là ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hay vĩnh viễn Tuy nhiên đình chỉ điều tra trong tố tụng hình sự không có nghĩa là ngừng lại trong một thời gian mà chỉ có nghĩa là dừng lại vĩnh viễn Nghĩa ngừng lại một thời gian trong tố tụng hình sự thường để chỉ tạm đình chỉ hơn Và định nghĩa của từ điển Tiếng Việt chỉ mang tính chất chung chung và không thể làm rõ khái niệm mà ta cần nghiên cứu.

Theo từ điển luật học, đình chỉ điều tra: “Theo Điều 139- Bộ luật Tố

tụng hình sự thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong nhữngtrường hợp sau:

1 Có một trong những căn cứ sau: Không có sự việc phạm tội; hành vikhông cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộichưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họđã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hếtthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đốivới người khác.

2 Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thựchiện tội phạm Nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉđiều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điều tra đốivới từng bị can.

Trong trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hìnhsự nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình màhành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa,

Trang 10

thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và có thể chuyểngiao hồ sơ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội quản lý”.

Khái niệm mà từ điển luật học đưa ra đã cụ thể từng quy định của BLTTHS (cũ) Tuy nhiên khái niệm đó quá dài dòng và không thể hiện được những nội dung khái quát cơ bản của đình chỉ điều tra Đúng hơn nó chỉ là sự trích dẫn quy định của BLTTHS và không có ý nghĩa trong việc nghiên cứu

Ngoài ra, cũng có rất nhiều quan điểm về khái niệm đình chỉ điều tra vụ

án hình sự khác Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kiện: “Đình chỉ điều tra là kết

thúc một quá trình điều tra (đóng lại vụ án) khi xuất hiện các lý do kháchquan hoặc chủ quan, theo quy định của pháp luật bắt buộc phải kết thúc hoạtđộng điều tra” [4, tr 150]

Khái niệm trên của tác giả Nguyễn Ngọc Kiện tuy là chính xác, nhưng lại không làm rõ được việc đình chỉ điều tra không chỉ kết thúc quá trình điều tra mà còn kết thúc cả vụ án, bởi vì nó chỉ được đưa ra trong dấu ngoặc đơn do đó sẽ có nhiều người vô tình bỏ qua điều này, dẫn đến cách hiểu sai về khái niệm này Cần phải biết rằng việc kết thúc hoạt động điều tra không chỉ là đình chỉ điều tra mà còn cả trong trường hợp cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố:

Khoản 2 Điều 162 BLTTHS 2003: “Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan

điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều travà quyết định đình chỉ điều tra”.

Điều này cũng được thể hiện rõ trong quan điểm của tác giả Võ Khánh

Vinh: “Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều

tra mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứtmọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra đánh giá những thông tindùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự Đình chỉ điều tra được ápdụng khi quá trình điều tra vụ án mặc dù chưa đi đến chứng minh một cáchchắc chắn rằng vụ việc xảy ra nhưng có căn cứ pháp lý thấy rằng không thểtruy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện những hành vi liên quanđến vụ việc đó” [6, tr 5]

Trang 11

Mặc dù đã nêu rõ đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra, nhưng tác giả Võ Khánh Vinh vẫn chưa làm nổi bật được

sự khác biệt của hai hình thức này Cụm từ “chấm dứt mọi hoạt động nhằm

phát hiện, thu thập, kiểm tra đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ đểgiải quyết vụ án hình sự” cũng chỉ làm rõ cho kết thúc hoạt động điều tra Vế

sau của khái niệm này cũng chỉ thể hiện được một trong số những căn cứ của đình chỉ điều tra.

Quan điểm của tôi là đưa ra khái niệm đình chỉ điều tra xuất phát từ sự giống và khác nhau cơ bản giữa đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án Đình chỉ vụ án là hình thức kết thúc vụ án như đình chỉ điều tra, nhưng việc kết thúc ở đây không ở giai đoạn điều tra nữa Do vậy đình chỉ vụ án được thực hiện ở giai đoạn truy tố, xét xử do VKS, Tòa án áp dụng Từ đó ta có thể đưa ra khái

niệm như sau: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự là việc chấm dứt các hoạt động

tố tụng đối với vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra, dựa trên những căn cứ luậtđịnh.

1.2 Mục đích, ý nghĩa của đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Việc đình chỉ điều tra không nằm ngoài mục đích của các hoạt động tố tụng hình sự là giải quyết vụ án khách quan toàn diện và đúng quy định của pháp luật Mục đích, ý nghĩa cụ thể của đình chỉ điều tra:

- Thiết lập sự công bằng giữa lợi ích công và lợi ích riêng của cá nhân: người bị hại, bị can Lợi ích công đó là việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích Nhà nước Đối với người bị hại là sự khẳng định chắc chắn có hay không hành vi phạm tội đã diễn ra với họ, hành vi đó có bị xử lý hay không Đối với bị can thì đó là sự chứng minh bản thân họ có phạm tội hay không, có hành vi phạm tội nhưng có đến mức độ nào đó có thể tha miễn trách nhiệm hình sự cho họ.

- Đình chỉ điều tra là cơ sở để hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, khôi phục lại quyền công dân của bị can [1, Đ94] Nếu không có đình chỉ điều tra thì các CQĐT thường sẽ chần chừ trong việc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn

Trang 12

đang áp dụng mặc dù pháp luật đã quy định CQĐT hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết Điều này cực kỳ ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, nhất là việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam khi không cần thiết sẽ gây mất thời gian, xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân.

Nhưng khi đã đình chỉ điều tra thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được hủy bỏ, CQĐT không thể viện cớ để giữ bị can lại, các quyền chính đáng của công dân được khôi phục, bị can được trả tự do Đồng thời, các giá trị danh dự của công dân được khôi phục, nhất là khi họ được xác định không thực hiện tội phạm.

- Giúp vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, tránh được sự phiến diện của các CQĐT trong việc xác định sự thật của vụ án, chỉ tìm các chứng cứ buộc tội mà bỏ qua các chứng cứ gỡ tội Việc các Điều tra viên chỉ cố tìm các chứng cứ buộc tội mà không tìm kiếm các chứng cứ gỡ tội trên thực tế không phải là ít Điển hình là Điều tra viên Trần Nhân Luật (trong vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn) đã ép cung, dùng nhục hình đối với ông Chấn để có các chứng cứ buộc tội.

Nếu đình chỉ điều tra được thực hiện một cách nghiêm minh, CQĐT bắt buộc phải nhìn nhận một cách khách quan vụ án về khả năng phạm tội hoặc không phạm tội của bị can, đưa ra những tình huống có thể xảy ra, xem xét những tình tiết có thể miễn trách nhiệm hình sự cho bị can,…

- Thể hiện sự nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam Đối với những trường hợp không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự vẫn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục cải tạo người phạm tội thì họ sẽ không buộc phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm trong việc tiến hành điều tra một cách nhanh chóng có hiệu quả thông qua thời hạn điều tra Hết thời hạn này mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì phải đình chỉ điều tra.

Trang 13

1.3 Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việcáp dụng thủ tục đình chỉ điều tra vụ án hình sự

CQĐT và Viện kiểm sát đều là những cơ quan của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; mọi hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi chính đáng của công dân, tổ chức đều phải bị điều tra và xử lý theo pháp luật Chính vì vậy, CQĐT và Viện kiểm sát trong việc đình chỉ điều tra nói riêng và trong giai đoạn điều tra VAHS nói chung có trách nhiệm phối hợp với nhau để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo việc đình chỉ điều tra cũng như việc điều tra đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Trong mối quan hệ phối hợp này, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát của mình, nhằm phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật của CQĐT trong quá trình đình chỉ điều tra, áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để loại trừ việc vi phạm này Trách nhiệm phối hợp của CQĐT thể hiện ở việc thực hiện các quyết định, yêu cầu của Viện kiểm sát, tạo điều kiện để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát của mình.

Mục đích của việc phối hợp không chỉ tạo sự thuận lợi cho các cơ quan khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình mà còn nhằm khắc phục các vi phạm, tránh tình trạng ra các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật, hạn chế oan sai trong tố tụng hình sự.

Trong việc áp dụng thủ tục ĐCĐT vụ án hình sự, mối quan hệ này được thể hiện cụ thể như sau:

- Sau khi nhận quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét tính hợp pháp, có căn cứ của quyết định đình chỉ điều tra để quyết định có trả hồ sơ vụ án, hủy quyết định đình chỉ điều tra, truy tố hay không (Khoản 4 Điều 164 BLTTHS).

Trang 14

- Theo mục 19 Thông tư liên tịch 05/2005/ TTLT-VKSTC-BCA-BQP về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS 2003:

+ Trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra, Điều tra viên phải phối hợp với Kiểm sát viên rà soát lại các chứng cứ và các căn cứ đình chỉ điều tra.

+ Trường hợp bị can đang bị tạm giam thì chậm nhất là năm ngày trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp tạm giam để trả tự do ngay cho bị can

+ Viện kiểm sát có quyền ý kiến để Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp làm lại bản kết luận điều tra và ra quyết định đình chỉ điều tra trong trường hợp Cơ quan điều tra đã làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố nhưng hồ sơ chưa chuyển sang Viện kiểm sát và những người có liên quan.

Trong mối quan hệ đó, cũng bởi vì Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát nên giữa Viện kiểm sát và CQĐT không bình đẳng với nhau, CQĐT có sự phụ thuộc rất lớn vào Viện kiểm sát:

- VKS có quyền đưa ra các yêu cầu đối với CQĐT như yêu cầu CQĐT làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can, tiếp tục điều tra, phục hồi điều tra Các yêu cầu này có tính bắt buộc CQĐT phải thực hiện (Điều 114 BLTTHS)

- CQĐT có thẩm quyền ra quyết định ĐCĐT nhưng VKS có quyền hủy bỏ quyết định ĐCĐT đó Khi CQĐT đã làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố nhưng hồ sơ chưa chuyển sang Viện kiểm sát và những người có liên quan thì VKS vẫn có thể có ý kiến để CQĐT làm lại bản kết luận điều tra và ra quyết định ĐCĐT Như vậy vô hình trung quyết định của CQĐT trở nên không có giá trị và rõ ràng là quyết định của VKS có giá trị hơn cả Và để tránh quyết định của mình bị hủy bỏ hoặc không còn giá trị, CQĐT thường phải dựa vào ý kiến của VKS hơn là đưa ra các quyết định một cách độc lập.

- Trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra, Điều tra viên phải phối hợp với Kiểm sát viên rà soát lại các chứng cứ và các căn cứ đình chỉ điều tra.

Trang 15

Việc phối hợp này được xem như là thảo luận bàn bạc giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên Và như trên đã nói, trong cuộc thảo luận này, ý kiến của Kiểm sát viên thường có vai trò quyết định hơn cả.

Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐÌNHCHỈ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ

HUẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.1 Quy định pháp luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra vụ ánhình sự

2.1.1 Căn cứ đình chỉ điều tra

Căn cứ đình chỉ điều tra được quy định tại Khoản 2 Điều 164 BLTTHS:

“2 Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong nhữngtrường hợp sau đây:

a) Có một trong những căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 105 và Điều107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và Khoản 2 Điều 69 của Bộ

Căn cứ này chỉ áp dụng đối với các vụ án chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất Đó là những vụ án về các tội phạm quy định tại Khoản 1 của:

 Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

 Điều 105 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;

Trang 16

 Điều 106 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 Điều 108 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

 Điều 111 Tội hiếp dâm;  Điều 113 Tội cưỡng dâm;

 Điều 121 Tội làm nhục người khác;  Điều 122 Tội vu khống;

 Điều 131 Tội xâm phạm quyền tác giả;

 Điều 171 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Pháp luật đã cho người bị hại được chủ động quyết định vụ án có bị khởi tố hay không để bảo vệ lợi ích của họ Cho nên ở giai đoạn điều tra, nếu họ tự nguyện xin rút yêu cầu thì pháp luật vẫn cho phép họ thực hiện và vụ án phải bị đình chỉ Tuy nhiên nếu việc rút yêu cầu đó trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì CQĐT vẫn có thể tiếp tục điều tra mà không đình chỉ điều tra.

Về hình thức: việc rút yêu cầu phải thể hiện trong đơn Trường hợp không biết chữ hoặc có lý do chính đáng mà họ không thể viết đơn được thì có thể trực tiếp trình bày và nội dung yêu cầu đó phải được lập thành biên bản.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp người bị hại không am hiểu pháp luật nên khi làm đơn rút yêu cầu khởi tố thường viết dưới hình thức “đơn bãi nại” Đơn bãi nại không được xem là đơn rút yêu cầu khởi tố làm căn cứ để đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án Vì vậy cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần giải thích, hướng dẫn cho họ làm đơn chính xác.

Thứ hai, có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (Điều 107

Căn cứ không được khởi tố VAHS bao gồm: không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội

Trang 17

của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Khoản 4 Điều 107 chỉ quy định không khởi tố khi đã có quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật Vậy nếu đã có quyết định đình chỉ điều tra có hiệu lực pháp luật thì có phải căn cứ không được khởi tố cũng như căn cứ đình chỉ điều tra không?

BLTTHS 2015 đã bổ sung một trường hợp không được khởi tố VAHS cũng như là căn cứ để đình chỉ điều tra đó là Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố

Thứ ba, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.

 Điều 19 BLHS: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Trường hợp này chỉ đặt ra trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành Nếu tội phạm dừng ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành hoặc tội phạm hoàn thành thì không đặt ra việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội bởi vì hành vi đã thể hiện rõ tính nguy hiểm cho xã hội Việc người phạm tội tự ý chấm dứt việc phạm tội phải do nguyên nhân chủ quan từ ý thức của người phạm tội, chứ không phải do bị người khác phát hiện, ngăn chặn hay do điều kiện không thuận lợi mà tạm dừng để chờ cơ hội khác…

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này [2, Đ19]

 Khoản 1 Điều 25 BLHS: Do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

 Khoản 2 Điều 25 BLHS: Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có

Trang 18

hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự Quy định này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” Không cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người biết quay đầu thì cũng đã góp phần giáo dục, cải tạo họ.

 Khoản 3 Điều 25 BLHS: Khi có quyết định đại xá.

Đại xá là sự khoan hồng đặc biệt do Quốc hội quyết định (Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp 2013) Thông thường căn cứ vào tình hình chính trị xã hội, nhân dịp có sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước cũng như diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội quyết định đại xá cho những hành vi phạm tội hay những loại tội phạm nào Người được đại xá sẽ là người không có tội và cũng sẽ không có án tích trong lý lịch tư pháp của mình Nhà nước ta chỉ mới tiến hành hai lần đại xá vào năm 1946 và năm 1976 nhân dịp Cách mạng tháng Tám thành công và Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

 Khoản 2 Điều 69 BLHS: Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Ngoài ra, trong BLHS, ta còn tìm thấy những trường hợp khác được quy định miễn trách nhiệm hình sự như:

 Khoản 3 Điều 80: Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Khoản 6 Điều 289: Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

 Khoản 6 Điều 290: Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Ngày đăng: 13/09/2018, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w