Luận văn nhằm tìm hiểu cách thức mà các hộ gia đình kết hợp với các loại tài sản của họ cho các sinh kế khác nhau, những hoạt động của các tổ chức chính thức đang hiện diện tại làng Pốt,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU MỐI LIÊN KẾT GIỮA SINH KẾ VÀ THỂ CHẾ
ĐỊA PHƯƠNG TẠI LÀNG PỐT, XÃ SONG AN,
THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI
Họ và tên sinh viên: Võ Thị Hồng Yến Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005 - 2009
Tháng 6/2009
Trang 2TÌM HIỂU MỐI LIÊN KẾT GIỮA SINH KẾ VÀ THỂ CHẾ
ĐỊA PHƯƠNG TẠI LÀNG PỐT, XÃ SONG AN,
THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI
Tác giả
VÕ THỊ HỒNG YẾN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Thị Kim Tài
Tháng 6 năm 2009
Trang 4TÓM TẮT
Luận văn tốt nghiệp “Tìm hiểu mối liên kết giữa sinh kế và thể chế địa phương tại làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” được tiến hành tại làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai từ ngày 17/1/2009 đến ngày 17/6/2009
Luận văn nhằm tìm hiểu cách thức mà các hộ gia đình kết hợp với các loại tài sản của họ cho các sinh kế khác nhau, những hoạt động của các tổ chức chính thức đang hiện diện tại làng Pốt, từ đó phân tích mối liên hệ giữa các hoạt động sinh sống của người dân với các thể chế địa phương, cụ thể là đời sống của người dân có được thúc đẩy hay bị kiềm hãm bởi các tổ chức có liên quan đang hiện diện trong cộng đồng
Kết quả ngiên cứu cho thấy hoạt động sinh kế chủ yếu của cộng đồng dân tộc Bana tại làng Pốt là hoạt động nông nghiệp chủ yếu, hoạt động này tạo ra thu nhập chính cho người dân từ việc bán các nông sản như lúa và mì; hoạt động lâm nghiệp cũng diễn ra mạnh mẽ, đời sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào các loại lâm sản ngoài gỗ Các hoạt động sinh kế này đều sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các loại tài sản sẵn có trong mỗi hộ gia đình nhằm đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của họ Nhưng tình trạng thiếu ăn vẫn còn tồn tại trong cộng đồng vì các yếu tố thời tiết gây ra nên năng suất lao động không đạt hiệu quả Nhờ các chương trình hỗ trợ và sự quan tâm của các cơ quan địa phương nên đời sống của người dân cũng ổn định và nâng cao hơn trước Các thể chế địa phương, cụ thể là các tổ chức đang hiện diện tại cộng đồng có ảnh hưởng và vai trò tích cực trong việc giúp đỡ người dân vươn lên trong cuộc sống Tuy nhiên cũng có một số mặt hạn chế,
đó là hoạt động của tổ chức khuyến nông khuyến lâm vẫn chưa thật hiệu quả, bởi vì không có hoạt động thực tiễn, những buổi huấn luyện kĩ năng trồng trọt và chăm sóc cây trồng, vật nuôi chỉ trên lí thuyết, người dân không thể hiểu và áp dụng những kiến thức đó vào trong hoạt động canh tác của mình
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vi
Danh sách các hình vii
Danh sách các bảng viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sinh kế là gì? 3
2.2 Bối cảnh dễ bị tổn thương 4
2.3 Quan hệ giữa thể chế và sinh kế địa phương 5
2.4 Một số nghiên cứu và dự án liên quan đến sinh kế ở Việt Nam .6
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1.Địa điểm nghiên cứu 8
3.2 Nội dung nghiên cứu 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
4.1 Hồ sơ sinh kế và chiến lược sinh kế của người dân tại làng Pốt 15
4.1.1 Các loại tài sản tạo ra sinh kế 15
4.1.2 Chiến lược sinh kế của người dân tại làng Pốt 26
4.2 Hồ sơ các thể chế chính thức tại địa phương 33
4.2.1 Các tổ chức chính thức có ảnh hưởng đến người dân làng Pốt 33
4.2.2 Các chương trình phát triển nông thôn tại làng Pốt 36
Trang 64.3 Những ảnh hưởng của các thể chế đến sinh kế của người dân Làng Pốt 36
4.3.1 Mối liên kết giữa tài sản sinh kế và thể chế địa phương 36
4.3.2 Ảnh hưởng của thể chế địa phương đến hoạt động sinh kế người dân 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 45
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KN-KL : Khuyến nông - Khuyến lâm
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
MTTQVN : Mặt trận tổ quốc Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Lược đồ khung sinh kế bền vững 4
Hình 4.1 Sơ đồ phát thảo hiện trạng hệ thống canh tác tại làng Pốt 15
Hình 4.2 Sơ đồ phác thảo xã hội làng Pốt 22
Hình 4.3 Bản đồ tài sản sinh kế của cộng đồng dân cư làng Pốt 29
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện thời gian thiếu ăn của hộ gia đình 32
Hình 4.5 Sơ đồ Venn các tổ chức chính thức có ảnh hưởng đến người dân làng Pốt 35
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Trình độ học vấn của người dân được phỏng vấn 15
Bảng 4.2 Nghề nghiệp của người dân được phỏng vấn 16
Bảng 4.3 Nguồn nước canh tác của người dân tại làng Pốt 18
Bảng 4.4 Cách lấy nước tưới cho cây trồng của người dân tại làng Pốt 19
Bảng 4.5 Những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của việc QLBVR đến đời sống người dân tại làng Pốt 20
Bảng 4.6 Nguồn vốn vay và mục đích vay vốn của người dân tại làng Pốt 21
Bảng 4.7 Nơi bán hàng hoá nông sản và lí do chọn nơi bán của người dân làng Pốt 23
Bảng 4.8 Hỗ trợ người dân làng Pốt nhận được từ tổ chức KNKL và các tổ chức khác .24
Bảng 4.9 Mong muốn của người dân làng Pốt từ tổ chức KNKL 24
Bảng 4.10 Kiểu nhà ở của người dân làng Pốt 25
Bảng 4.11 Lịch thời vụ trong một năm tại làng Pốt 26
Bảng 4.12 Hồ sơ sinh kế tại làng Pốt 28
Bảng 4.13 Dòng lịch sử làng Pốt 30
Bảng 4.14 Đáp ứng của cộng đồng với bối cảnh dễ bị tổn thương 31
Bảng 4.15 Số hộ thiếu ăn trong một năm qua 32
Bảng 4.16 Cách giải quyết của hộ gia đình khi thiếu ăn 33
Bảng 4.17 Mối liên kết giữa tài sản sinh kế và thể chế địa phương 37
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của các thể chế địa phương đối với sinh kế người dân 38
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của thể chế địa phương đến hoạt động nông nghiệp của các hộ gia đình làng Pốt 39
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của thể chế địa phương đến hoạt động lâm nghiệp của người dân làng Pốt 40
Trang 10Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Con người sinh sống được trước hết phải thông qua lao động (trồng cây, săn bắn và hái lượm, buôn bán và trao đổi hàng hoá, những hoạt động tạo ra thu nhập…) Tuy nhiên, cũng có những cách thức điển hình khác được sử dụng bởi những người nghèo như họ vay mượn nợ, tiền gửi về từ con cái và người thân Tất cả những hoạt động này được coi như là cách thức sinh sống của con người hay còn gọi là sinh kế
Sinh kế có thể được mô tả như là sự tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình (DFID 2001, trích từ Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu 2005)
Ở cấp độ hộ gia đình, sinh kế sẽ có các phương thức tác động khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài nơi hộ gia đình đó đang tồn tại Yếu tố bên trong là các tài sản được sử dụng cho việc “kiếm sống” của người dân, yếu tố bên ngoài là các bối cảnh dễ bị tổn thương như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh Các yếu tố có thể dẫn đến kết quả là các hoạt động tác động vào kinh tế, xã hội đó có mang lại kết quả thỏa đáng hay không thỏa đáng cho hộ gia đình đó Và khi các hoạt động đó là không thỏa đáng thì
sẽ dẫn đến tình trạng nghèo nàn (Bài Giảng LNXH, 2008)
Trên quan điểm phân tích sinh kế, có thể nghĩ rằng, tình trạng nghèo nàn là kết quả của sinh kế không thỏa đáng Nó có thể là kết quả của tình trạng hộ gia đình không tiếp cận thỏa đáng các tài sản như đất đai, nước, tín dụng Nó có thể gây ra do người dân phải sống trong một khu vực chịu tính dễ bị tổn thương cao, chiến tranh, hạn hán Nó cũng có
Trang 11thể gây ra do các chính sách, định chế và các tiến trình không hỗ trợ cho việc đạt được một sinh kế thỏa đáng (Bài Giảng LNXH, 2008)
Song An là một xã nằm về phía Đông của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự cố gắng của nhân dân địa phương, tình hình kinh tế- xã hội của địa phương đã có những bước phát triển rõ rệt Tuy nhiên đời sống của đồng bào Bana tại làng Pốt vẫn còn nhiều khó khăn như địa bàn dân
cư xa trung tâm xã, tỷ lệ mù chữ cao, … đã gây cản trở cho việc tiếp cận các nguồn lực và
cơ hội tìm kiếm kế sinh nhai
Để tìm hiểu những yếu tố tác động đến các hoạt động sinh sống của một cộng đồng
cụ thể, được sự chấp thuận của Khoa Lâm Nghiệp, bộ môn Lâm Nghiệp Xã Hội và ban lãnh đạo xã Song An, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh kế và thể chế địa phương tại làng Pốt xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” nhằm phát hiện ra những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nơi đây đồng thời hiểu biết các liên kết giữa sinh kế và môi trường thể chế địa phương
Trong nghiên cứu này, thuật ngữ “thể chế địa phương” hay còn gọi là “định chế địa phương” được hiểu như là các tổ chức, chương trình và dự án được tìm thấy tại khu vực nghiên cứu và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hộ gia đình sinh sống trong khu vực này Ở đây chỉ giới hạn đến những thể chế chính thức đang hiện diện tại địa phương
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả và thiết lập hồ sơ sinh kế và phân tích cách thức mà hộ gia đình kết hợp với các tài sản của họ cho các sinh kế khác nhau
- Mô tả và thiết lập hồ sơ các thể chế chính thức tại địa phương
- Phân tích những ảnh hưởng của các thể chế địa phương đối với chiến lược sinh kế của cộng đồng
Trang 12Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sinh kế là gì?
Một sinh kế (hay còn gọi là kế sinh nhai, kế kiếm sống) về cơ bản là “ cách” hay
“phương tiện” mà hộ gia đình sử dụng để đạt được “ một đời sống tốt” và duy trì nó Sinh
kế của hộ gia đình và các chiến lược mà con người sử dụng để tạo ra sinh kế ấy là kết quả của sự phát triển
Theo DFID (1999), sinh kế không chỉ có nghĩa là các hoạt động mà con người thực hiện để kiếm sống Nó còn có nghĩa là tất cả các yếu tố khác nhau góp phần vào và ảnh hưởng đến khả năng của con người đảm bảo đời sống cho họ, bao gồm:
- Tài sản mà hộ gia đình có được hay có thể tiếp cận được gồm có tài sản con người,
tự nhiên, xã hội, tài chính và hữu hình
- Các hoạt động cho phép hộ gia đình sử dụng các tài sản này để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
- Các yếu tố khác nhau mà bản thân hộ có thể không kiểm soát trực tiếp như mùa vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế, ảnh hưởng lên tình trạng dễ bị tổn thương của họ
- Các chính sách, thể chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn cho họ trong việc thực hiện một sinh kế “thỏa đáng”
Cũng theo DFID (1999), tài sản sinh kế của người dân được chia thành năm loại Thứ nhất là tài sản tự nhiên gồm đất đai, rừng, nguồn nước và đồng cỏ Thứ hai là tài sản vật chất gồm: (i) tài sản tư nhân được sử dụng để gia tăng sức sản xuất của lao động và đất đai như gia súc, công cụ, máy móc; (ii) tài sản công cộng như cơ sở hạ tầng phục vụ
Trang 13phát triển kinh tế (đường sá, nguồn điện) và xã hội (trường học, trạm y tế) Thứ ba là tài sản bằng tiền gồm nguồn tài chính mà con người cĩ được như tiền tiết kiệm, nguồn tín dụng và vốn cĩ thể chuyển thành tiền Thứ tư là nguồn nhân lực gồm tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và kỹ năng làm việc Thứ năm là tài sản xã hội gồm tập hợp các mối quan hệ xã hội mà người dân cĩ thể dựa vào đĩ để mở rộng các phương thức sinh sống như: quan hệ dịng tộc, thân hữu; quan hệ chủ và người làm cơng; quan hệ tương hỗ, thành viên của các tổ chức quần chúng cĩ thể hỗ trợ nhau cho việc vay mượn và các đảm bảo khác (xem hình 2.1)
Hình 2.1: Lược đồ khung sinh kế bền vững của DFID (1999)
(trích từ Nguyễn Thị Kim Tài, 2006) Như vậy, khung sinh kế là một cơng cụ để nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về sinh kế, đặc biệt là sinh kế của người nghèo Khung sinh kế thể hiện những yếu tố chính
N h ằ m đ ạ
t đ ư ợ
c
H = tài sản nhân lực S = tài sản/vốn xã hội
N = tài sản tự nhiên P = tài sản vật chất
F = tài sản/vốn tài chính
Ảnh hưởng
và tiếp cận
Sự chuyển đổi cấu trúc
và tiến trình
Các chiến lược sinh
tăng thu nhập;
tăng phúc lợi;
giảm tổn thương;
cải thiện
an ninh lương thực; sử dụng bền vững tài nguyên Tài sản tạo sinh kế
Trang 14ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, và những quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố đó Sự tương tác giữa những thuộc tính này giúp chúng ta xác định chiến lược sinh kế của một hộ gia đình đang theo đuổi là gì
2.2 Bối cảnh dễ bị tổn thương
Sự tiếp cận thỏa đáng các tài sản cho sinh kế của một hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó bản thân các thành viên của hộ gia đình có thể ít có khả năng kiểm soát được Các yếu tố này được gọi là bối cảnh dễ bị tổn thương và có thể bao gồm:
- Các thay đổi theo mùa, giảm hay tăng khả năng cung cấp các tài nguyên khác nhau
ở các thời gian khác nhau trong năm
- Các thay đổi dài hạn, hay các xu hướng, có thể ảnh hưởng lên các khía cạnh khác nhau của các sinh kế của con người Chúng có thể bao gồm những thay đổi về dân số, điều kiện môi trường, dạng thức quản trị, điều kiện kinh tế và công nghệ
- Các xung động như là thiên tai, chiến tranh, bất ổn định về xã hội hay dịch bệnh có thể đột ngột giảm cơ sở tài nguyên của các hộ gia đình hay sự tiếp cận của họ đối với các tài sản chính cho sinh kế
Trên đây là tất cả các yếu tố có thể gây ra cho các hộ gia đình làm cho họ trở thành
dễ bị tổn thương nhiều hay ít đối với tình trạng nghèo nàn và có thể xem là bối cảnh dễ bị tổn thương trong đó các hộ gia đình tồn tại và hoạt động Bối cảnh này sẽ ảnh hưởng lên các cách thức theo đó các hộ gia đình chọn lựa để sử dụng các tài sản khác nhau trong khả năng tiếp cận của họ Ví dụ, khi có các rủi ro về hạn hán hay lũ lụt cao, nông dân có thể chọn cây trồng có năng suất thấp hơn hay hoa màu ít có giá trị hơn, những hoa màu có sức đề kháng lớn hơn đối với các loại rủi ro này
2.3 Quan hệ giữa thể chế và sinh kế địa phương
Liên kết giữa sinh kế và thể chế có nghĩa là cách thức mà một thể chế ảnh hưởng lên các tài sản sinh kế hoặc vốn khác nhau mà con người sử dụng cho sinh kế của mình bằng cách kiểm soát sự tiếp cận các loại tài sản này, hay ảnh hưởng lên cách thức, nơi chốn, hoặc thời gian và chủ thể sử dụng chúng
Ngay cả khi không có ảnh hưởng trực tiếp lên các tài sản mà con người sử dụng Một thể chế địa phương cũng có thể làm thay đổi bối cảnh mà trong đó con người sinh sống
Trang 15theo một cách thức có ảnh hưởng lên tính dễ bị tổn thương của họ Một thể chế địa phương cũng có thể tương tác với các thể chế khác theo những cách thức ảnh hưởng lên sinh kế của con người
Mối liên kết giữa các thể chế địa phương và các sinh kế có thể có nhiều hình thức và chính tính phức tạp tiềm tàng các tương tác này làm cho chúng trở thành quan trọng Các mối quan hệ giữa một thể chế hình thù và một chiến lược sinh kế đặc thù thường sẽ vận hành trên nhiều cấp khác nhau, tất cả đều có ý nghĩa
2.4 Một số nghiên cứu và dự án liên quan đến sinh kế ở Việt Nam
Trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của khả năng tiếp cận đến sự lựa chọn sinh kế đối với các nông hộ ở miền núi phía Bắc Việt Nam” thì Alther và các cộng sự (2002) kết luận rằng, hệ thống giao thông thuận tiện cùng với việc tiếp cận thị trường dễ dàng có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế nông hộ Nông dân ở những nơi tiếp cận tốt sẽ có nhiều khả năng tăng thu nhập hơn là ở những vùng hẻo lánh, và theo đó có chiều hướng giàu hơn Tuy nhiên, đường giao thông đem lại nhiều lợi ích cho người dân nhưng cũng có cái giá của nó Người dân có cảm giác là khi ở gần đường, sự tự chủ của họ bị đe dọa vì chính quyền có thể giám sát họ chặt chẽ hơn Họ có thể không thấy việc ở gần đường có lợi ích
gì nếu như họ cảm thấy lối sống và hệ thống sản xuất truyền thống của mình đang bị đe dọa Như vậy, việc tiếp cận tốt đến chợ, thông tin và các cơ quan nhà nước có thể là những lợi ích rất lớn cho nông dân, nhưng cần phải làm cho họ tin tưởng vào điều này sau những gì đã trải qua (trích từ Nguyễn Thị Kim Tài, 2006)
Theo Nguyễn Hoàng Phương và cộng sự (2009), sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm Vườn quốc gia Chư Yang Sin khá đa dạng về loại hình hoạt động Trong đó canh tác nương rẫy mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho cộng đồng (chiếm 55% tổng thu nhập), tiếp theo sau là từ trồng lúa nước, khoán bảo vệ rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ, bắt động vật rừng, chăn nuôi trâu bò, làm thuê, đánh bắt thuỷ sản, lương, vườn hộ và chăn nuôi khác Ngoài ra tác giả kết luận rằng, hầu hết các loại hình sinh kế của người dân nơi đây đều dựa trên cơ sở khai thác thô các nguồn tài nguyên, phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy các hoạt động sinh kế đã gây áp lực lớn đến đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia này Cuối cùng tác giả đã đề xuất một số giải pháp để làm giảm tác động
Trang 16đến đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Chư Yang Sin như quy hoạch sử dụng đất theo hướng áp dụng nông lâm kết hợp, thay đổi tập quán chăn nuôi, xây dựng và thực hiện quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
Khi nghiên cứu về “Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân”, Trần Đức Viên (2005) đã chỉ ra rằng, việc phân chia đất rừng cho các cộng đồng người Thái tại Nghệ An đã giúp cộng đồng này ổn định thu nhập và do đó việc bảo vệ rừng có tăng lên Tuy nhiên vẫn cần có những thay đổi để đạt mục đích quản lý và bảo tồn tốt hơn tài nguyên rừng, và đem lại những sinh kế thay thế bền vững hơn cho người dân sống gần rừng Đó là phải phân quyền nhiều hơn, tập trung nhiều hơn vào cải thiện sinh kế của người dân sống gần rừng và nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng (trích từ Nguyễn Thị Kim Tài, 2006)
Trang 17Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lí
Song An là xã nằm về phía Đông của thị xã An Khê- Tỉnh Gia Lai, với vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp với huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định
- Phía Tây giáp với xã Thành An và phường Tây Sơn thị xã An Khê
- Phía Nam giáp xã Ya Hội, xã Phú An Huyện ĐăkPơ
- Phía Bắc giáp xã Cửu An thị xã An Khê
Với tổng chiều dài điạ giới hành chính là 31.000m, tổng diện tích tự nhiên là 5456,43ha Xã Song An được chia làm 4 đơn vị hành chính: 3 thôn và 1 làng Xã nằm trên trục quốc lộ 19 là đầu mối đầu mối giao thông quan trọng nối giữa cao nguyên và khu vực đồng bằng, với vị trí địa lý thuận lợi này Song An có lợi thế phát triển về mọi lĩnh vực đặc biệt là trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
a Địa hình địa mạo
Xã Song An nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên và vùng Duyên Hải trung bộ, địa hình chủ yếu được phân thành 2 dạng chủ yếu: (i) Địa hình núi thấp và trung bình: Phân bố chủ yếu ở phía Đông và Đông - Nam của xã, địa hình núi thấp và trung bình chủ yếu là ranh giới hành chính của xã Song
An với huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định và xã Ya Hội của huyện Đăk Pơ Độ cao của tiểu
Trang 18vùng này trung bình từ 450m đến 700m, cao nhất là hòn Gạch 826m, đặc điểm của địa hình có dạng núi thấp và trung bình, khởi điểm trên nền nguyên sinh bị chia cắt mạnh, sườn dốc cao 30-350 có ngọn rất dốc 45-800 (hòn Dựng) Trên đỉnh và sườn núi thảm thực vật rừng tương đối tốt, độ che phủ từ 80-90% (ii) Địa hình bằng phẳng: Ngoài phần diện tích đất đồi núi thấp và trung bình thì xã Song An còn lại phần lớn là địa hình bằng phẳng Đất đai chủ yếu là đất xám trên đá Granít tầng dày trên 60cm Đây là phần diện tích sản xuất nông nghiệp chủ yếu của xã với các loại cây trồng chính là mía, mì, hoa màu và lương thực
b Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
- Đặc điểm khí hậu: Xã Song An nằm về phía Đông dãy Trường Sơn trên bậc thềm chuyển tiếp giữa Cao nguyên và Miền Duyên Hải trung bộ nên khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên mang sắc thái Đông Trường Sơn
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C; Nhiệt độ cao nhất là 27,80C (tháng 6); Nhiệt độ thấp nhất 16,50C (tháng 12)
- Chế độ mưa và ẩm: Mùa mưa ở đây thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 11 có khi kéo dài đến tháng 12 Lượng mưa tập trung vào các tháng có mưa chiếm từ 60-70% tổng lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5, khô nhất vào tháng 2 và tháng 3 Lượng mưa trung bình năm từ 1202 mm - 1225 mm Cao nhất là1 565 mm, thấp nhất là 861 mm Độ ẩm trung bình từ 80-81,5%
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành ở Song An thay đổi theo mùa rõ rệt, chế độ gió mang sắc thái của gió mùa khu vực Đông Nam Á Hướng gió vào mùa khô là Đông-Bắc,
về mùa mưa là Tây Nam, tốc độ gió trung bình từ 3,5-5,2 m/s, cao nhất là 20 m/s vào các mùa mưa bão vào tháng 10 và 11 của năm
- Chế độ thuỷ văn: Sông Ba theo hướng Bắc Nam chảy qua địa phận thị xã An Khê
là nơi hội tụ của nhiều con suối lớn trong đó có các suối nằm trong lãnh thổ của xã Song
An được bắt nguồn từ các khe núi phía Đông và phía Nam của xã, nhờ có thảm thực vật rừng với độ che phủ cao, lượng mưa lớn phân bố khá đều trong năm nên lượng dòng chảy của các con suối tương đối ổn định, vì vậy việc khai thác nguồn nước tưới cho cây trồng bằng các công trình đập dâng và hồ chứa nhỏ là rất thuận lợi và đạt hiệu quả cao
Trang 19c Các loại tài nguyên
- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra của phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Trung trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000, kết quả điều tra bổ sung phục vụ chương trình đánh giá đất đai vùng Tây Nguyên từ 1997- 1999 và một số điều tra nông nghiệp của tỉnh Gia Lai thì xã Song An có 3 đơn vị đất được phân loại như sau:
(i) Nhóm đất xám, xám bạc màu: Đây là loại đất chủ yếu chiếm phần lớn diện tích đất trên địa bàn xã Song An.Phân bố tập trung trên các vùng bằng và sườn đồi có độ dốc thấp.Trong đơn vị đất này có hai loại đất là: Đất xám trên đá Granít và đất xám bạc màu, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng, độ phì trung bình, 60cm <tầng dày <70cm, thích hợp cho cây nông nghiệp ngắn ngày như mía, mì, các loại đậu đỗ… (ii) Nhóm đất đỏ vàng trên đá Granít: Phân bố chủ yếu trên các đồi dốc, tầng đất mỏng từ 50cm-70cm, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình
(iii) Nhóm đất mòn trơ sỏi đá: Phân bố rãi rác ở các lưng đồi và đất dốc, nguyên nhân là do việc khai thác khoáng sản (đá) để lại, và do kiến tạo địa hình tạo nên Hiện nay loại đất này chưa có các biện pháp để cải tạo và sử dụng
- Tài nguyên nước:
(i) Nguồn nước mặt: Song An có 3 suối chính và nhiều suối nhánh bao gồm suối Vối, suối Đá Bàng, suối Ban Ngày … và nhiều ao, bàu khác có diện tích nhỏ Vào mùa mưa do diện tích lưu vực lớn chảy tập trung vào các con suối nên trữ lượng nước lớn, mùa khô lượng nước ở các con suối cũng giảm dần không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp Hiện nay do quá trình phát triển kinh tế- xã hội nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên trong đó có nhà máy mì An Khê, nhà máy ván ép MDF, và nhiều xí nghiệp khai thác và chế biến gỗ, trong quá trình sản xuất việc xử lý các chất thải chưa được tốt nên đã gây ô nhiễm một phần không nhỏ đến chất lượng nước của các con suối làm cho nồng độ các chất bẩn lên cao, nhiều con suối trở nên đen ngòm và bốc mùi Đây
là một tình trạng gây bất lợi cho ngành nông nghiệp nói riêng và vệ sinh môi trường nói chung, vì vậy đòi hỏi các ngành chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời Đối với các
ao, bàu trong xã thì đã có các biện pháp tu bổ và cải tạo trở thành các công trình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Trang 20(ii) Nguồn nước ngầm: Hiện nay trên địa bàn xã chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nói về tài nguyên nước ngầm Song qua quá trình khảo sát và theo dõi tình hình biến động mực nước của các giếng đào ở đây thì Song An là nơi có nguồn nước ngầm phong phú Độ sâu mực nước ngầm dao động từ 5-8 m Chất lượng nước tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân
- Tài nguyên rừng: Song An là nơi có diện tích rừng lớn nhất thị xã An Khê, theo
số liệu thống kê, kiểm kê năm 2005 diện tích rừng của xã là 2372,29 ha chiếm 43,5% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã Trong đó:
(i) Đất rừng sản xuất 2111,08 ha chiếm 89% diện tích đất lâm nghiệp;
(ii) Đất rừng phòng hộ là 261,21 ha chiếm 11% diện tích đất lâm nghiệp
Rừng Song An đa dạng về chủng loại và thành phần loài Ngoài rừng tự nhiên thì trong những năm gần đây (2000-2003) diện tích rừng trồng được tăng cao chủ yếu là Bạch đàn, đây là một trong những loại cây thích hợp với đặc điểm đất đai của xã và được trồng trên phần diện tích đất đồi, với mục đích vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc vừa cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ván ép MDF có công suất lớn nhất trong các tỉnh Tây Nguyên
- Tài nguyên khoáng sản: Gần quốc lộ 19, Núi Đá vừa là địa danh vừa là nơi có nguồn tài nguyên đá phong phú Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đế quốc Mĩ đã sử dụng nguồn tài nguyên này để xây dựng các tuyến đường phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng Năm 1998 Công ty xây dựng cầu đường tiếp tục khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này để nâng cấp tuyến quốc lộ 19 và ngày nay tuy trữ lượng đá đã giảm song người dân trong vùng vẫn tiếp tục khai thác để phục vụ cho các nhu cầu xây dựng trong và ngoài xã
3.1.3 Điều kiện kinh tế -xã hội
a Tài nguyên nhân văn
Từ thời xa xưa vùng đất Gia Lai vốn là con đường giao thông chính nối giữa Tây nguyên với đồng bằng và khu vực các tỉnh Miền Trung, đây cũng là con đường có nhiều đấu ấn trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Ngoài ra trong xã có nhiều đền, miếu, chùa có
Trang 21từ lâu đời, có thể nói tài nguyên nhân văn của xã cũng khá phong phú và ngày nay các di tích này đang được sửa sang và ngày càng được xã hội quan tâm hơn
Về cảnh quan môi trường: Xã Song An với ngành chính là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Ngành tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là làm bột mì và một số cơ sở làm gạch nhỏ Trong quá trình sản xuất thì khâu xử lý nước thải vẫn chưa được xử lý tốt, nước thải vẫn thải trực tiếp ra đất và các suối trong xã gây ô nhiễm trực tiếp nguồn tài nguyên đất, nước và không khí Ngoài ra vấn đề gia tăng dân số cũng như việc hình thành các khu dân
cư mới cũng ảnh hưởng không ít đến môi trường
b Dân số và lao động
Dân số trên toàn xã là 9366 nhân khẩu với 1962 hộ, số khẩu trung bình trên hộ là 4,7khẩu/hộ, mật độ trung bình là 171người/km2 Trong đó nam chiếm 4517 chiếm 48,3%
nữ là 4849 chiếm tỷ lệ là 51,7% nhìn chung tỷ lệ nam nữ tương đối đồng đều
Số người trong độ tuổi lao động là 5216 phân phối ở các ngành nghề như sau:
- Lao động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 1213 người chiếm 23,5% tổng lao động
- Lao động trong nông nghiệp là 2356 chiếm 45,2% tổng lao động
- Lao động xây dựng và giao thông vận tải là 557 người chiếm 10,6% tổng lao động
- Lao động thương mại và dịch vụ: 215 người chiếm 4,1%
c Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông vận tải: Song An nằm trên tuyến quốc lộ 19 có chiều dài khoảng 10km, nối liền Gia Lai với Bình Định, hiện trạng đường rất tốt, Tỉnh lộ 669 nối Song An với Huyện KBang với chiều dài khoảng 4km Ngoài ra còn có khoảng 3400m đường bê tông liên xã, và nhiều đường giao thông nông thôn phân bố khắp nơi phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân
- Thủy lợi: Song An có nhiều suối với lượng nước tương đối lớn, song hiện tại chưa có công trình thuỷ lợi nào để tận dụng lượng nước này, người dân chỉ sử dụng nguồn nước đó phụ thuộc vào điều kiện địa hình và sử dụng máy bơm Tuy nhiên trong địa bàn xã lại có nhiều ao, bàu và các ao bàu này đã được sử dụng để xây dựng các công
Trang 22trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đã mang lại hiệu quả cao Hiện tại trên địa bàn xã có tổng số là 35 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ chủ yếu là được xây dựng từ
các ao, bàu nhỏ, một số công trình đã bị hư hỏng và hiện đang có các biện pháp tu sửa
- Mạng lưới điện: Toàn xã có 3 thôn: Thôn Tân Lập, Thôn An Thượng và thôn Thượng An, một làng đó là làng Pốt Mạng lưới điện quốc gia đã phủ toàn xã Riêng thôn Tân Lập đã có điện đường Nhu cầu về điện luôn được đáp ứng đầy đủ
- Hệ thống giáo dục: Trên địa bàn xã hiện nay có 2 trường cấp II, 3 trường cấp I,
và 3 trường mẫu giáo Cuối năm 2004 tổng số học sinh toàn xã là 2009, trong đó hệ mẫu giáo có 206 học sinh và hệ tiểu học có 1300 học sinh
- Y tế: Trên địa bàn xã đã có trạm y tế với đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh Tuy nhiên do Song An ở gần Thị xã An Khê nên người dân chủ yếu đi khám ở trung tâm
y tế của thị xã, còn trạm y tế của xã chỉ khám và cấp thuốc cho các hộ nghèo, tiêm chủng
và phòng bệnh cho các bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh cho các hộ đồng bào Làng Pốt đồng thời thực hiện các công tác phòng chống sốt rét, phun thuốc diệt muỗi Hiện nay trạm y tế của xã đang xây mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Đội ngũ y sỹ tận tụy và nhiệt huyết
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra, một số nội dung mà đề tài đã đạt được gồm có:
(1) Hồ sơ sinh kế và chiến lược sinh kế của người dân tại làng Pốt
- Các loại tài sản tạo ra sinh kế
- Chiến lược sinh kế của người dân tại làng Pốt
(2) Hồ sơ các thể chế chính thức tại địa phương
- Các tổ chức chính thức có ảnh hưởng đến người dân làng Pốt
- Các chương trình, dự án phát triển nông thôn tại làng Pốt
(3) Những ảnh hưởng của các thể chế địa phương đối với chiến lược sinh kế của người dân
- Mối liên kết giữa sinh kế và thể chế địa phương
- Ảnh hưởng của thể chế địa phương đối với chiến lược sinh kế người dân
Trang 233.3 Phương pháp nghiên cứu
(1) Thu thập thông tin thứ cấp: thông qua UBND xã Song An, thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, đồng thời thu thập các văn bản, chính sách đang được triển khai tại địa phương
(2) Thu thập thông tin sơ cấp:
- Phỏng vấn những người cung cấp thông tin then chốt, đối tượng phỏng vấn là một
số cán bộ ở UBND xã, trưởng thôn và những người dân có hiểu biết hay kinh nghiệm trong các thể chế địa phương
- Cùng một số người dân vẽ sơ đồ tài nguyên và sơ đồ xã hội nhằm biết được những nguồn lực sẵn có tại địa phương và ai sử dụng chúng và chúng được sử dụng như thế nào?
- Thu thập thông tin về lịch thời vụ nhằm xác định các cách thức tạo ra sinh kế theo mùa của người dân
- Thực hiện công cụ dòng lịch sử nhằm phân tích các biến cố chính trong quá khứ như mâu thuẫn và xung đột, hạn hán hay thiên tai hay nói cách khác là những thay đổi trong môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương
- Thiết lập sơ đồ Venn để xác định các thể chế chủ yếu trong cộng đồng và các mối quan hệ giữa các thể chế đó
- Phỏng vấn hộ gia đình bằng bảng câu hỏi soạn sẵn về các nội dung liên quan đến tài sản sinh kế, các chiến lược sinh kế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động sống của họ Tại làng Pốt chỉ có 41 hộ gia đình, nên chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn tất
cả những hộ gia đình này để phục vụ cho đề tài nghiên cứu
- Quan sát trực tiếp tại thực địa, nơi đang diễn ra các hoạt động thường ngày của người dân để bổ sung, kiểm chứng một số thông tin đã thu thập được
(3) Tổng hợp và phân tích số liệu: các số liệu từ bảng hỏi phỏng vấn hộ gia đình được mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0 theo các chỉ số và tần số xuất hiện
Trang 24Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hồ sơ sinh kế và các chiến lược sinh kế của người dân tại làng Pốt
4.1.1 Các loại tài sản tạo ra sinh kế
4.1.1.1 Tài sản con người
Trong bối cảnh của khu vực nghiên cứu, chỉ báo về trình độ học vấn và nghề nghiệp của người dân được coi như là tài sản con người mà họ có được
- Về trình độ học vấn:
Theo thông tin thu thập được thì hiện tại trong làng Pốt chỉ có 48 người đang đi học trên tổng số 229 người, trong đó có 2 học sinh THPT, 5 học sinh THCS, còn lại tiểu học
và mẫu giáo
Và theo kết quả điều tra phỏng vấn từ 41 hộ gia đình thì có 40 người tham gia trả lời
và lần lượt có trình độ học vấn được thể hiện ở bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1 Trình độ học vấn của người được phỏng vấn
Trang 25Từ các số liệu trên trên cho thấy, trình độ học vấn của người tham gia trả lời rất thấp Trong đó có tới 22 người bị mù chữ (chiếm 55.7%), còn lại chỉ có 18 người có trình
độ tiểu học (chiếm 43.9%) Điều này cho thấy, người dân nơi đây ít được đi học, dẫn đến
họ sẽ thiếu đi sự thông thạo tiếng Kinh và sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng và tiếp nhận các kỹ thuật mới
- Về nghề nghiệp;
Kết quả điều tra về nghề nghiệp của người được phỏng vấn cho thấy, tất cả họ chỉ thuần túy là làm nông nghiệp (chiếm 90.2% người trả lời) Đôi khi họ có đi làm thuê cho người Kinh nhưng cũng là các hoạt động sản xuất nông nghiệp Còn lại 4 người (chiếm 9.8% người trả lời) là mất khả năng lao động (xem bảng 4.2)
Bảng 4.2 Nghề nghiệp của người được phỏng vấn
Nghề nghiệp Số hộ trả lời Phần trăm
Trang 26Hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân là hoạt động nông nghiệp vì vậy các diện tích đất của các hộ gia đình đều được dùng để trồng các loài cây cho lương thực thực phẩm như lúa, mì, bắp, đậu, cà, bí, trong đó mì là loài cây được trồng nhiều nhất và mì cũng là nguồn thu nhập chủ yếu tạo ra nguồn vốn cho các hộ gia đình đó Sơ đồ phát thảo hiện trạng hệ thống canh tác ở hình 4.1 dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự phân bố của các loại cây trồng này
Chú thích
1 :Rừng bạch đàn :Mì
:Bắp +Đậu xanh :Bí
:Cà :Lúa rẫy :Lúa nước
Hình 4.1 Sơ đồ phác thảo hiện trạng hệ thống canh tác tại làng Pốt
Trang 27Khi được hỏi đến đất có thuận lợi cho canh tác hay không thì chỉ có 15 hộ trả lời có
và 25 hộ trả lời là không Và lý do được bà con cho rằng đất không thuận lợi là vì đất bị bạc màu, có lẫn nhiều đá sỏi và bị cỏ dại lấn chiếm Đồng thời với cách thức canh tác bằng tay (100% số hộ trả lời), sử dụng các công cụ lao động thô sơ (dao, cuốc, rựa) và phương thức canh tác lạc hậu (chặt-đốt-cốt-tỉa) lại canh tác độc canh một loại cây trồng nên đất nhanh bạc màu và bị cằn cỗi là hệ quả tất yếu tại địa phương
• Tài nguyên nước:
Trước kia nước canh tác của cả làng đều dựa vào đập nước nhưng nay đập đã hư hỏng nên nước canh tác của người dân hoàn toàn dựa vào nước suối và nước trời (xem bảng 4.3) Nhưng vì điều kiện thời tiết thất thường, có những tháng trời nắng kéo dài và hạn hán (năm vừa rồi) nên nguồn nước cung cấp cho canh tác luôn bị thiếu hụt từ đó gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Bảng 4.3 Nguồn nước canh tác của người dân tại làng Pốt
Nguồn nước Số hộ trả lời Phần trăm
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra
Vì ruộng rẫy của từng hộ gia đình phụ thuộc cao độ của dốc và khoảng cách đến suối nên phần lớn các hộ có rẫy xa suối đều thiếu nước và phụ thuộc vào nước trời Theo kết quả phỏng vấn thì những hộ dân không có đủ nước canh tác (30 hộ) là do diện tích đất rẫy của họ ở xa hoặc quá xa nguồn nước suối Tuy nhiên những hộ này cũng biết cách khắc phục bằng cách tự làm những mương dẫn nước vào ruộng nhằm đảm bảo nước cho canh tác (xem bảng 4.4) Ngược lại có khoảng 10 hộ có đất canh tác gần suối nên việc lấy nước tưới tiêu thuận lợi hơn
Trang 28Bảng 4.4 Cách lấy nước tưới cho cây trồng của người dân tại làng Pốt
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra
Về nguồn nước sử dụng thì năm 2005 nhà nước đã hỗ trợ đầu tư làm hệ thống nước sạch dẫn từ núi xuống làng, và đã xây dựng 5 hệ thống nước tự chảy cho cả làng Đây là nguồn nước sinh hoạt chung cho cả làng, mỗi người dân trong làng đều có quyền sử dụng chúng nhưng đồng thời phải tự ý thức giữ gìn nguồn nước chung Đối tượng đi lấy nước cho sinh hoạt trong gia đình là phụ nữ và trẻ em (100% số hộ tham gia phỏng vấn ), ở đây
có sự phân biệt giới bởi vì khi hỏi đến vấn đề này thì người dân đều nói đó là việc của phụ
nữ, họ có nhiệm vụ đi lấy nước về để uống và nấu ăn, đàn ông không bao giờ phải đi lấy
Về công tác nhận khoán quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), chỉ có 29/41 hộ tham gia Tổng diện tích rừng trồng bạch đàn giao cho cả 29 hộ nhận khoán là 18 ha, và diện tích này chia đều cho các hộ nhận khoán với số tiền công nhận khoán là 50.000/ha/năm, tiền công nhận khoán này chủ yếu để chi phí cho gia đình như mua thức ăn, mua các dụng cụ sinh hoạt cần thiết khác Các hộ còn lại không nhận vì có nhiều lí do như không có người trông coi; không thấy có lợi ích từ rừng bảo vệ (không thu hoạch được gì từ khu rừng này
Trang 29ngoài số tiền công nhận khoán) và họ muốn giành nhiều thời gian cho hoạt động nương rẫy hơn
Khi phỏng vấn hộ gia đình về ảnh hưởng của việc QLBVR giao khoán đến đời sống của họ, người ta đề cập đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như sau:
Bảng 4.5 Những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của việc QLBVR đến
đời sống người dân tại làng Pốt
Giảm sản lượng các sản phẩm khai thác từ rừng 20 48.8
Như vậy qua câu trả lời của 29 hộ có nhận khoán QLBVR chúng ta thấy rằng việc nhận khoán này thực sự mang lại thêm một nguồn thu nhập nữa cho người dân, điều đó đã giúp ích cho họ trong việc giải quyết một số khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày Nhưng đồng thời sẽ làm giảm đi một lượng khai thác từ rừng tự nhiên, điều này cũng dễ hiểu vì rừng bạch đàn đã thay thế rừng tự nhiên trong 3 năm nay và không thể khai thác được gì trong khu rừng trồng này
4.1.1.3 Tài sản tài chính
Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong cộng đồng là mí, lúa, bắp, đậu, heo, gà vịt, dê, trâu bò Trong đó chỉ có bắp và mì được dùng để bán tạo ra nguồn vốn chính, còn các loại khác thì dùng để ăn
Vay tín dụng của ngân hàng và tư nhân là nguồn vốn thứ hai của các hộ Số hộ nghèo trong cả làng là 34 hộ, chiếm 82.9%, trong 30 hộ có vay tín dụng thì có 16 hộ được vay vốn từ Ngân hàng chính sách và có 14 hộ vay tư nhân (người quen, bà con/ họ hàng hay chủ của các quán trong làng) Có 13 hộ dân nơi đây vay vốn từ ngân hàng chính sách với mục đích là để đầu tư sản xuất, trong khi đó thì có tới 13 hộ dân khác vay vốn từ
Trang 30nguồn tư nhân cho mục đích sinh hoạt trong gia đình (xem bảng 4.6) Theo người dân, việc vay tiền của họ tại ngân hàng chính sách được ưu đãi nên không gặp phải khó khăn
gì, nhưng khó khăn lớn nhất là từ họ vì không có phương tiện đi lại Còn vay tư nhân thì
sẽ chịu sự ép giá khi bán các nông sản để trừ nợ thiếu
Bảng 4.6 Nguồn vốn vay và mục đích vay vốn của người dân tại làng Pốt
Nguồn vay
Trong 41 hộ phỏng vấn thì có 11 hộ không vay vì họ sợ sẽ không trả được nợ khi
họ không có nhiều nguồn thu nào và đó cũng là tâm lí chung của các hộ không vay vốn
Ngoài ra khi được hỏi số tiền tích lũy được, có đến 40 hộ trả lời rằng họ không để dành tiền vì quan niệm của họ là “có tiền dùng hết rồi lại làm ra”
4.1.1.4 Tài sản xã hội
Trong nghiên cứu này, tài sản xã hội được đề cập đến gồm có: cơ sở hạ tầng, thị trường mua bán hàng hóa và nông sản, tiếp cận các dịch vụ khuyến nông và các hỗ trợ khác từ nhà nước
Dựa vào sơ đồ phát thảo xã hội chúng ta sẽ thấy một cách tổng quát về làng Pốt với các cơ sở hạ tầng như: một trường học tiểu học được xây dựng vào năm 1992-1993 và một nhà rông làm nơi sinh hoạt chung cho cả làng; 5 hệ thống nước tự chảy (giọt nước) được xây dựng vào năm 2005; đường bê tông được xây dựng vào năm 2006 và mạng lưới điện được đưa vào làng năm 2007 Như vậy về cơ bản làng đã được trang bị khá đầy đủ các điều kiện cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, học hành, đi lại cho người dân
Trang 31SƠ ĐỒ PHÁT THẢO XÃ HỘI
Chú thích Nhà Trường học Nhà rông Suối Giọt nước Đường bêtông
Hình 4.2 Sơ đồ phát thảo xã hội làng Pốt
Về nơi buôn bán hàng hóa, kết quả ở bảng 4.7 chỉ ra rằng, trong tổng số 41 hộ trong làng, thì có tới 36 hộ thực hiện giao dịch nông sản hay các loại hàng hóa khác tại tiệm tạp hóa trong thôn với lý do chủ yếu là để trừ nợ thiếu (16 hộ) Đây là các khoản họ
Trang 32vay mượn bằng tiền mặt hoặc cũng có thể là mua thiếu các hàng hóa, đồ dùng khác cho sinh hoạt gia đình Hầu hết các hộ dân (40 hộ) cho rằng, khó khăn lớn nhất của họ phải chịu khi bán các nông sản là bị ép giá từ phía người mua Và người dân không biết làm như thế nào để cải thiện việc bán các sản phẩm của mình
Bảng 4.7 Nơi bán hàng hóa nông sản và lý do chọn nơi bán của người dân làng Pốt
Nơi mua bán hàng hóa
Lý do tạp hóa Tiệm
trong làng
Đại lý thu mua trong làng
Người thu mua vào tận nhà
Đại lý thu mua
ở huyện chợ bánĐem ra
Nhìn chung, thị trường buôn bán hàng hóa của người dân tại làng Pốt chỉ tập trung tại nơi họ sinh sống Việc tiếp cận đến các kênh thị trường khác hầu như là không có, điều này dẫn đến tình trạng người dân bị ép giá vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của họ
Về việc tiếp cận các dịch vụ khuyến nông thì tại địa phương, phòng khuyến nông khuyến lâm (KNKL) của xã cũng có những hoạt động hỗ trợ cho người dân như các buổi tập huấn cách trồng trọt và chăn nuôi Theo kết quả phỏng vấn 41 hộ gia đình trong làng thì có 21 hộ được tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, còn 10 hộ khác được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và 4 hộ còn lại thì được hỗ trợ các dịch vụ khác (xem bảng 4.8) Ngoài hỗ trợ của tổ chức KNKL, làng Pốt còn nhận thêm nhiều hỗ trợ từ các cơ quan khác như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam thị xã An Khê, Hạt kiểm lâm thị xã An Khê, UBND xã Song
An về lương thực, tiền, gạo, quần áo cho người dân vào các dịp lễ tết
Trang 33Bảng 4.8 Hỗ trợ người dân làng Pốt nhận được từ tổ chức KNKL và
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra
Vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cụ thể là đất đai bị bạc màu cùng với những thay đổi thất thường của thời tiết, nên năng suất cây trồng mang lại không cao Đồng thời, người dân địa phương không có đủ điều kiện cho việc chăn nuôi và họ cũng không biết cách nào cải tạo được những điều kiện bất lợi đó nên phần lớn các hộ tham gia phỏng vấn (20 hộ, chiếm 48.8%) đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện của địa phương, đặc biệt là việc hướng dẫn bà con thực hành trên thực tế các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi vì các buổi tập huấn chỉ mang tính lí thuyết không có thực hành Trong khi đó, có 17 hộ (chiếm 41.5%) mong muốn là được đi tham quan khảo sát thực tế để học hỏi những kinh nghiệm sản xuất của các địa phương khác (xem bảng 4.9)
Bảng 4.9 Mong muốn của người dân làng Pốt từ tổ chức KNKL
Mong muốn Số hộ trả lời Phần trăm
Trang 34vời với họ vì họ chưa nhận thức được vai trò của các tổ chức và ý nghĩa của các lĩnh vực
đó
Trong làng có các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội thanh niên Số người tham gia vào các tổ chức này còn nhiều hạn chế, hoạt động mạnh nhất là hội phụ nữ và hội thanh niên
- Các loại tài sản khác: theo kết quả phỏng vấn từ 41 hộ gia đình trong làng Pốt, một số tài sản hữu hình khác mà người dân nơi đây có được gồm tổng cộng là 15 chiếc
xe máy, 8 chiếc xe đạp, 12 cái ti vi, 2 cái máy đài Và trung bình mỗi hộ có: 2 heo, 1 con trâu/bò, 5 con dê và 6 con gà/vịt Nhìn chung, số lượng vật nuôi trung bình của từng hộ gia đình là quá ít, đa số các loại vật nuôi này được thả rong, con vật tự kiếm ăn trên đất thổ cư của gia đình, điều này cho thấy hoạt động chăn nuôi của cả làng chưa phát triển
Bảng 4.10 Kiểu nhà ở của người dân làng Pốt
2007 Điện chủ yếu được dùng trong sinh hoạt hàng ngày, không có sử dụng điện cho hoạt động sản xuất khác Con cái đi học được nhà nước hỗ trợ sách vở nhưng vẫn phải nộp tiền trừ học sinh nội trú thì được học miễn phí
Trang 35Nhìn chung cuộc sống của người dân trong làng Pốt đã được nâng cao hơn trước,
đã có những ngôi nhà được xây kiên cố, các phương tiện phục vụ cho nhu cầu đời sống đã được phổ biến rộng, người dân đã tiếp cận được các dịch vụ công cộng, điều đó cho thấy đời sống vật chất và tinh thần của người dân dần được cải thiện
4.1.2 Hồ sơ sinh kế của cộng đồng dân cư tại làng Pốt
4.1.2.1 Các hoạt động tạo ra sinh kế của người dân địa phương
Nhằm làm rõ hơn các hoạt động tạo ra sinh kế hiện có của người dân làng Pốt, chúng tôi tiến hành thực hiện lịch thời vụ trong một năm vừa qua được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.11 Lịch thời vụ trong một năm tại Làng Pốt
Trồng Thu
hoạch
Trồng
Thu hoạch
Bí Trồng Thu hoạch Trồng hoạchThu
Tre nứa Thỉnh thoảng thu hái
Mật ong Lấy mật ong
Làm thuê Thực hiện vào thời gian rảnh rỗi
Trang 36Từ kết quả thể hiện ở bảng 4.11 ta thấy, các hoạt động sinh kế của người dân tại làng Pốt hầu hết tập trung vào ba hoạt động sinh kế chính, đó là nông nghiệp, lâm nghiệp
và làm thuê
Hoạt động nông nghiệp hầu như được diễn ra quanh năm và sản phẩm chính là mì, lúa bắp, và các cây hoa màu ngắn ngày Các sản phẩm này làm ra chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu hàng ngày trong gia đình, chỉ có mì là dùng để bán tạo ra nguồn thu chính cho gia đình
Tiếp theo là hoạt động về lâm nghiệp, hoạt động này chủ yếu là thu hái các loại lâm sản phụ trong rừng và hoạt động quản lí bảo vệ rừng trồng Các loại lâm sản phụ mà người dân thường vào rừng để lấy là măng, tre nứa, mật ong, rắn… Đối với mật ong, người dân thường đi lấy vào khoảng tháng 4-5, họ thường đi theo nhóm vì đây là một công việc nguy hiểm và khó khăn, mỗi nhóm thường khoảng 2-3 người Còn hoạt động lấy măng thường diễn ra vào những tháng đầu mùa mưa, măng được hái không nhằm mục đích để bán mà để ăn, măng có thể ăn tươi hay phơi khô để dành Còn tre nứa chỉ được lấy về để làm nhà, làm gùi hay giỏ dựng vật dụng
Hoạt động làm thuê thì được thực hiện vào những thời gian rãnh rỗi khi mùa vụ đã hoàn thành và những lúc người dân cần tiền để phục vụ cho nhu cầu nào đó Ngoài ra còn
có hoạt động chăn nuôi, tuy nhiên hoạt động này không diễn ra mạnh mẽ lắm, số lượng gia súc, gia cầm, vật nuôi khác trong mỗi hộ gia đình rất ít Và các sản phẩm thu được từ hoạt động này chủ yếu là để dùng làm thức ăn trong gia đình
Trong các hoạt động sinh kế này thì vai trò của nam giới và phụ nữ như nhau, ở đây không có sự phân biệt giới mà chỉ có sự phân công lao động nhằm tận dụng nguồn lao động sẵn có, đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi và hợp lí hơn
4.1.2.2 Hồ sơ sinh kế của các nhóm sinh kế chính
Để phục vụ nhu cầu cuộc sống, tạo ra các nguồn thu nhập từ các hoạt động khác nhau thì người dân phải sử dụng các loại tài sản sinh kế có được của mình để tác động vào các đối tượng tự nhiên như đất, nước, cây trồng Từ kết quả đã được đề cập ở phần trên, ta thấy có ba hoạt động sinh kế chính được người dân thực hiện nhằm tạo ra các sản
Trang 37phẩm phục vụ cuộc sống, đó là: hoạt động nông nghiệp, hoạt động lâm nghiệp và làm thuê
Qua quá trình phỏng vấn và tìm hiểu các hoạt động tạo ra sinh kế của người dân làng Pốt, chúng tôi đã rút ra bảng kết quả hồ sơ sinh kế sau:
Bảng 4.12 Hồ sơ sinh kế tại làng Pốt
Hoạt động sinh kế chính Tài sản cho sinh kế được sử dụng
Lao động nông nghiệp - nam
giới/phụ nữ - Vốn con người: kĩ năng thu hoạch, trồng trọt, chăn nuôi
- Vốn tự nhiên: đất do người dân làm chủ
- Vốn xã hội: các mối quan hệ giữa các hộ gia đình
- Vốn tài chính: thu nhập từ bán nông sản và vay ngân hàng chính sách
- Vốn hữu hình: các công cụ nông nghiệp như dao, rựa, cuốc
Làm thuê - nam giới/phụ nữ - Vốn con người: sức khoẻ, kĩ năng lao động
- Vốn tự nhiên: đất của chủ thuê lao động
- Vốn hữu hình:các công cụ lao động
- Vốn xã hội: mối quan hệ giữa người chủ và người làm công
Hoạt động lâm nghiệp - nam
giới/phụ nữ
- Vốn con người: kĩ năng nhận biết và thu hái các loại lâm sản phụ
- Vốn tự nhiên: tài nguyên rừng
- Vốn hữu hình: các công cụ lao động
- Vốn xã hội: mối quan hệ giữa các hộ gia đình
Từ kết quả hồ sơ sinh kế ở trên cho chúng ta thấy, trong hoạt động làm thuê và hoạt động lâm nghiệp hầu như người dân làng Pốt không sử dụng vốn tài chính, người ta hầu hết chỉ dựa vào 4 loại tài sản tự có Trong khi đó, chỉ có hoạt động nông nghiệp người dân nơi đây mới sử dụng cả 5 loại tài sản Như vậy chúng ta có thể hình dung bản đồ tài sản sinh kế của người dân tại làng Pốt có hình dạng như sau:
Trang 38Hình 4.3 Bản đồ tài sản sinh kế của cộng đồng dân cư làng Pốt
Kết quả từ hình 4.3 ở trên cho thấy, trong 5 loại tài sản sinh kế, người dân làng Pốt hầu như dựa vào tài sản tự nhiên để tạo ra các sinh kế khác nhau Loại tài sản tự nhiên ở cộng đồng này chủ yếu là thu hái các sản phẩm từ rừng cho nhu cầu sinh sống hàng ngày Điều này thường xảy ra đối với các cộng đồng dân cư sống gần rừng Kết quả là họ có thể gặp nhiều khó khăn khi phải thích ứng với với những sự thay đổi như rừng bị phá hủy hay
sẽ mất đi các nguồn sinh kế từ rừng khi rừng được khoanh nuôi bảo vệ Tương tự, vì không quen thuộc với vốn tài chính, họ có thể gặp bất lợi khi phải tham gia vào những sự trao đổi trong nền kinh tế thị trường, ngay cả khi họ có những sản phẩm có tiềm năng mang lại giá trị cao trong hệ thống thị trường
4.1.3 Chiến lược sinh kế của người dân tại làng
4.1.3.1 Dòng lịch sử làng Pốt
Theo sự cung cấp thông tin của già làng và một số người dân sinh sống lâu năm thì người dân làng Pốt đã sống ở đây từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lúc đó làng có tên là làng Khói Lúc đó toàn làng có 38 hộ với 185 nhân khẩu Người dân sống độc lập với thế giới bên ngoài theo kiểu tự cấp tự túc, cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào rừng
Đến năm 1976 làng chuyển lên Ya Hội (huyện Đăkpơ hiện nay) sống một thời gian rồi đến năm 1988 quay trở lại và định cư tới bây giờ Lúc làng từ Ya Hội trở về định cư thì có 47 hộ với 263 nhân khẩu, đến nay vì một số hộ chuyển nơi ở nên hiện tại làng còn lại 41 hộ với 229 nhân khẩu, thành phần dân tộc là người Bana
Trang 39Sau đây là dòng lịch sử của làng Pốt qua sự cung cấp thông tin của người dân:
Bảng 4.13 Dòng lịch sử của làng Pốt Năm Sự kiện
1988 - Hình thành làng Pốt 1992-1993 - Cháy 1 nhà
- Nhà nước xây dựng trường tiểu học cho cả làng 1993-1994 - Nhà nước hỗ trợ giống cây lúa
1995 - Cán bộ Khuyến lâm hướng dẫn cách chăm sóc và bảo
vệ rừng 2004- 2005 - Nhà nước hỗ trợ giống cây bắp
2005 - Nhà nước xây dựng hệ thống nước tự chảy và đưa
nước sạch về làng
2006 - Nhà nước đầu tư làm đường bêtông
- Xây nhà cho các hộ theo chương trình 134
- Nhà nước hỗ trợ bò giống cho 3 hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo
- Theo chương trình 135 mỗi hộ được cấp gần 0,5ha đất để đảm bảo đủ đất canh tác
2008 - Nhà nước hỗ trợ 10 bao phân cho 10 hộ gia đình
- Cán bộ Khuyến nông hướng dẫn bà con cách trồng
mì, bắp và các loại cây ăn trái
- Trời hạn hán làm mất mùa
Từ khi làng định cư đến nay làng đã nhận được sự quan tâm của nhà nước và các
cơ quan tổ chức khác nên đời sống của người dân dần dần được cải thiện Đặc biệt từ năm
2000 đến nay nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, chính sách nhằm hỗ trợ và nâng cao đời sống của người dân về kinh tế, văn hóa Các chương trình, chính sách này được thực hiện đều đặn hàng năm nhằm hỗ trợ kịp thời những khó khăn còn tồn đọng của người dân trong cộng đồng làng Pốt Tuy nhiên chính những sự quan tâm này của nhà nước đã làm cho người dân có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm và mong chờ các chính sách hỗ trợ của nhà nước từ đó họ không có ý thức vươn lên để thoát nghèo
Trang 404.1.2.2 Đáp ứng của hộ gia đình với các bối cảnh dễ bị tổn thương
Sự tiếp cận thỏa đáng các tài sản cho sinh kế của một hộ gia đình có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó bản thân các thành viên của hộ gia đình ít có khả năng kiểm soát được Cũng như vậy các hoạt động sinh kế của người dân sẽ bị chi phối của các tác động bên ngoài như thiên tai, hạn hán hay các xu hướng và thay đổi dài hạn trong tương lai
Qua quá trình tìm hiểu các yếu tố tác động đã và đang xảy ra gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người dân (qua sự cung cấp thông tin của các hộ gia đình), chúng tôi đã rút ra được kết quả như sau:
Bảng 4.14 Đáp ứng của cộng đồng với bối cảnh dễ bị tổn thương
Bối cảnh dễ bị tổn thương Đáp ứng sinh kế Loại vốn sinh kế được sử dụng
Lũ lụt hàng năm - Nhận lương thực từ
các cơ quan hỗ trợ
- Để giành tiền và lương thực
- Sửa chữa những hư hỏng do lũ lụt gây ra
- Vốn con người: kinh nghiệm về lũ lụt trong quá khứ, kĩ năng dự báo lũ
- Vốn xã hội: quan hệ giữa cộng đồng với cơ quan, tổ chức cứu trợ
- Vốn tài chính: tiền để dành
Hạn hán (năm trước) - Vay tiền mua lương
thực
- Làm thuê
- Vốn con người: kĩ năng lao động
- Vốn xã hội: quan hệ với chủ cho vay
- Vốn tài chính: tiền vay
Từ bảng kết quả trên cho thấy, trước bối cảnh dễ bị tổn thương người dân nơi đây chủ yếu sử dụng 3 loại tài sản sinh kế trong khả năng tiếp cận của họ là tài sản con người, tài sản xã hội và tài sản tài chính các loại tài sản khác nhau để có thể khắc phục cũng như vượt qua hậu quả mà bối cảnh gây ra
Ngoài hai bối cảnh dễ bị tổn thương như đã đề cập ở trên, người dân nơi đây còn phải đối mặt với tình trạng thiếu ăn Số hộ thiếu ăn chiếm tới 61% trong tổng số 41 hộ